[Funland] Tìm hiểu về Chỉ - Sắc - Dụ

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,278
Động cơ
588,387 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Chiếu là văn bản vua ban hành đứng đầu bảng về cước sắc. Sau chiếu thì đến luật. Sau luật thì đến lệ. Sau lệ thì đến lệnh.

Còn Chỉ là văn bản về cước sắc dưới 4 ông trên. Chỉ do thẩm quyền vua ban hành, có tính bắt buộc thực hiện ngay về một vụ việc gì đại sự cuốc gia cần kíp trước mắt. Có tính hướng dẫn kèm theo kiểu như TT 9h phủ ban hành chỉ thị về phòng chống dịch lợn tai xanh chả hạn.

Sắc là văn bản cấp dưới của chỉ cũng do vua ban hành, chủ yếu là phong ông này thành hoàng phong ông kia liệt thánh.....cũng có đạo sắc hướng dẫn về thể lệ nghi thức. Đại loại là một loại thông tư về nghi lễ, giống kiểu TT bảo năm nay thôi thì lễ hội tổ chức nghiêm trang nhưng mà phải tích kiệm đại loại....

Dụ là loại dưới nữa của sắc cũng do vua ban hành. Đại thể thì răn dạy hướng dẫn khuyên bảo giáo dục thuyết phục nhân dân về việc này việc kia, đại loại như đã uống rượu bia không lái xe.

Về hiệu lực đồ sát thì tất cả các loại văn bản mà vua ban hành, dù Chiếu hay Dụ, dù giọng hùng hồn mệnh lệnh nghiêm khắc đanh thép hay thủ thỉ thù thì dịu dàng thân ái, tất cả đều có hiệu lực cưỡng chế thực hiện. Chống đối lại hay không tuân theo, nặng thì chém nhẹ thì roi.

Trưa nay em vừa nghe ông gì cựu bên Đoảng bình luận về cái đạo dụ gần đây liên quan đến kiểm soát quyền lực và chống chạy chức chạy quyền.
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,642
Động cơ
484,098 Mã lực
Một cách thực tiễn là cụ nên tìm hiểu và phân biệt hệ thống văn bản của VN hiện hành: Quy định, Thông tư...
 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,712
Động cơ
440,355 Mã lực
Sắc = Cước sắc => theo anh-vốt nhiếm tịn cho anh, khi anh lên chú có cước này nha.

Dụ = Dụ dỗ => vụ này mua công ty thằng A, cứ thế mà làm coi dư anh đã chấp thuận, quên nó gửi chú ba căn di vờ sai mí dăm trẹo cét-sờ nha, nhớ để con nhóc nhà anh nó phát giá nha.

Chỉ = Chỉ định => gì thế thằng ấy nó không dám bút phê à, thay người khác đê, gọi truyền thông vào.


:D
 

Jackies

Xe điện
Biển số
OF-358381
Ngày cấp bằng
16/3/15
Số km
4,236
Động cơ
293,164 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Theo em là thế này:
- Chỉ: giống như quyết định bây giờ, bắt buộc tuân theo
- Sắc: là loại văn bản dùng khi ban tặng, thưởng cho người có công
- Dụ: đại loại như một loại thông báo

Ơ, mà cụ có code kiếc gì kg thế? :)
Chắc a Xon, a Tứng Tung chiếu chỉ vua ban=))=))=))
Phi cơ có một đường ...bay
 

ngocmai227

Xe cút kít
Biển số
OF-354323
Ngày cấp bằng
11/2/15
Số km
16,785
Động cơ
2,156 Mã lực
Nơi ở
Ở nhà vợ nuôi.
E chỉ biết hoàng hậu thường có sắc còn thái giám mà thiến sót rất hay dụ cung tần mỹ nữ chịch trộm
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
569,771 Mã lực
Cơ sở để Hoàng đế triều Nguyễn ban CHIẾU - CHỈ - DỤ - CHẾ - SẮC:

1. TẤU: là hình thức văn bản mà Thái tử, quan lại cấp cao, sử dụng để tâu bày lên Hoàng đế các vấn đề, sự việc có liên quan, nêu kiến nghị để Hoàng đế xem xét, phê duyệt.

2. PHIẾN: là tờ trình ngắn, tóm tắt nội dung tập tâu trình mà các nha môn sử dụng đính kèm với tập tâu trình, để Hoàng đế tiện nắm bắt vấn đề.

3. PHÚC: là hình thức văn bản mà các nha môn sử dụng để đáp lại những vấn đề mà Hoàng đế hỏi hoặc yêu cầu phải trả lời.

4. KHẢI: là hình thức văn bản của các nha môn trình lên Thái tử để báo cáo tình hình hoặc kiến nghị, đề nghị những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thái tử. KHẢI có chức năng như TẤU, sau đó Thái tử TẤU lên Hoàng đế.

5. BIỂU: là hình thức văn bản của các quan lại, thần dân dùng để tạ ơn, tạ lỗi với Hoàng đế.

6. BẨM: là hình thức văn bản mà các nha môn sử dụng để tâu bày lên cấp trên, rồi cấp trên TẤU lên Hoàng đế.
Thi thoảng vẫn có từ ghép như: Khải bẩm; bẩm tấu.....
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,358
Động cơ
519,726 Mã lực
CHIẾU là to nhất.
CHỈ và DỤ ngang nhau, nhưng CHỈ là văn bản, còn DỤ có thể là lệnh miệng. Đối tượng thi hành của CHỈ và DỤ là quan lại.
SẮC giống như CHỈ, nhưng đối tượng thi hành gồm cả quan lại và dân chúng.

CHỈ - DỤ - CHẾ - SẮC là ngang nhau, chỉ có đối tượng áp dụng là khác nhau.
Ví dụ Hoàng đế ra lệnh cho quan thượng thư, là ban CHỈ.
Nhưng Hoàng đế ra lệnh cho bô lão của một làng nào đó, gọi là ban SẮC.
Lão cứ hiểu nôm na là Chỉ là văn bản công khai chỉ đạo, Sắc là văn bản công khai phong tặng, Dụ là văn bản riêng cho đối tượng nào đó - không công khai, đôi khi Dụ được truyền đạt qua người thân cận, không muốn quá nhiều người biết, truyền đạt lại đại ý - khẩu dụ, mật dụ thì thêm cái bí mật vào thôi.
Cơ sở để Hoàng đế triều Nguyễn ban CHIẾU - CHỈ - DỤ - CHẾ - SẮC:

1. TẤU: là hình thức văn bản mà Thái tử, quan lại cấp cao, sử dụng để tâu bày lên Hoàng đế các vấn đề, sự việc có liên quan, nêu kiến nghị để Hoàng đế xem xét, phê duyệt.

2. PHIẾN: là tờ trình ngắn, tóm tắt nội dung tập tâu trình mà các nha môn sử dụng đính kèm với tập tâu trình, để Hoàng đế tiện nắm bắt vấn đề.

3. PHÚC: là hình thức văn bản mà các nha môn sử dụng để đáp lại những vấn đề mà Hoàng đế hỏi hoặc yêu cầu phải trả lời.

4. KHẢI: là hình thức văn bản của các nha môn trình lên Thái tử để báo cáo tình hình hoặc kiến nghị, đề nghị những vấn đề thuộc thẩm quyền của Thái tử. KHẢI có chức năng như TẤU, sau đó Thái tử TẤU lên Hoàng đế.

5. BIỂU: là hình thức văn bản của các quan lại, thần dân dùng để tạ ơn, tạ lỗi với Hoàng đế.

6. BẨM: là hình thức văn bản mà các nha môn sử dụng để tâu bày lên cấp trên, rồi cấp trên TẤU lên Hoàng đế.
Chiếu là văn bản vua ban hành đứng đầu bảng về cước sắc. Sau chiếu thì đến luật. Sau luật thì đến lệ. Sau lệ thì đến lệnh.

Còn Chỉ là văn bản về cước sắc dưới 4 ông trên. Chỉ do thẩm quyền vua ban hành, có tính bắt buộc thực hiện ngay về một vụ việc gì đại sự cuốc gia cần kíp trước mắt. Có tính hướng dẫn kèm theo kiểu như TT 9h phủ ban hành chỉ thị về phòng chống dịch lợn tai xanh chả hạn.

Sắc là văn bản cấp dưới của chỉ cũng do vua ban hành, chủ yếu là phong ông này thành hoàng phong ông kia liệt thánh.....cũng có đạo sắc hướng dẫn về thể lệ nghi thức. Đại loại là một loại thông tư về nghi lễ, giống kiểu TT bảo năm nay thôi thì lễ hội tổ chức nghiêm trang nhưng mà phải tích kiệm đại loại....

Dụ là loại dưới nữa của sắc cũng do vua ban hành. Đại thể thì răn dạy hướng dẫn khuyên bảo giáo dục thuyết phục nhân dân về việc này việc kia, đại loại như đã uống rượu bia không lái xe.

Về hiệu lực đồ sát thì tất cả các loại văn bản mà vua ban hành, dù Chiếu hay Dụ, dù giọng hùng hồn mệnh lệnh nghiêm khắc đanh thép hay thủ thỉ thù thì dịu dàng thân ái, tất cả đều có hiệu lực cưỡng chế thực hiện. Chống đối lại hay không tuân theo, nặng thì chém nhẹ thì roi.

Trưa nay em vừa nghe ông gì cựu bên Đoảng bình luận về cái đạo dụ gần đây liên quan đến kiểm soát quyền lực và chống chạy chức chạy quyền.
Em cào lại để thẩm từ từ. Vậy còn chiếu lệ, chiếu lệnh là gì hở các bác?.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,358
Động cơ
519,726 Mã lực
Tạm thời em hiểu to nhất là Chiếu. Ví dụ 'Chiếu Dời Đô' thì tất cả phải chuyển đi kinh đô mới hết. Hay là ca dao thời Nguyễn "tháng tám có chiếu vua ra, cấm quần không đáy người ta hãi hùng" thì các bà các cô không còn được mặc váy nữa.
 

oquera

Xe buýt
Biển số
OF-191606
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
989
Động cơ
739,554 Mã lực
Nơi ở
Kẻ Chợ
Em đi ra, đọc nhanh tưởng sắc kia, dụ viết thiếu dấu.;));));))
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,358
Động cơ
519,726 Mã lực
CHIẾU là to nhất.
CHỈ và DỤ ngang nhau, nhưng CHỈ là văn bản, còn DỤ có thể là lệnh miệng. Đối tượng thi hành của CHỈ và DỤ là quan lại.
Cái này có gì đó em chưa thông. Chẳng hạn 'Chỉ Dụ Tối Thượng' của Vua Tự Đức về việc chống Pháp xâm lược năm 1860 thì có đoạn:
...
Hơn nữa, đại dương rộng lớn ngăn cách bọn man rợ đó với lãnh thổ ta, từ ban đầu ta chẳng có hiềm khích gì với chúng, nhưng vì tham lam, đồi bại, khinh người đã thúc đẩy chúng chống lại ta một cách vô lý, lại gây ra loạn lạc ở vùng ven biển xứ ta cũng chẳng có lý do gì, chúng ra tay cướp bóc ghe thuyền và trâng tráo gây ra cảnh hỗn loạn trong dân chúng. Người trí thức kẻ thường dân, ai mà không nghiến răng phẫn nộ, nghỉ đến việc ăn thịt chúng và tìm cách lột da chúng. Vì thế không phải một người, một sớm một chiều, có thể làm được! Có ai chỉ biết ăn hoa quả của đất đai mà không biết đến trung thành và bổn phận? Trẫm ra lệnh cho tất cả quan chức các tỉnh huy động người có học cũng như toàn thể dân chúng địa phương liên hệ phải biết đứng lên và nổi dậy. Đây là lúc không được nói lên những lời do dự. Lúc không có gì e ngại, thì ta vui hưởng, cày cấy, trồng trọt, gom góp của cải và giúp đỡ lẫn nhau, nhưng khi hiểm nguy trước mặt, thì phải hợp nhau tiếp sức mà hành động, tất cả phải chiến đấu tìm giải pháp thoát khỏi hiểm nguy. Hơn nữa, từ ngày hôm nay, trong từng vùng có ai lanh lợi hiểu biết thì phải tận dụng sự lanh lợi và hiểu biết của mình cho có hiệu quả. Làng nào có được mười nhà lại chẳng có một người đáng cho ta tin cẩn. Tại sao trong những nhà tranh vách lá lại chẳng có ai xứng đáng và ưu tú đủ sức vươn lên cho người khác biết hay sao, dù họ có bị chèn ép đi nữa? Làm sao Trẫm tìm ra họ?
...
Theo Chỉ Dụ này thì đối tượng thi hành là toàn quan, toàn dân luôn.
 

juve99

Xe ba gác
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
21,584
Động cơ
292,565 Mã lực
Một cách thực tiễn là cụ nên tìm hiểu và phân biệt hệ thống văn bản của VN hiện hành: Quy định, Thông tư...
Cụ ấy đang đón đầu xu thế, bắt sóng để nhỡ đâu quay về thời vua chúa, Bao Công - Thuỷ Hử, Lâm Sung - Lệnh hồ Sung...Lúc đó có kiến thức mà vận dụng, thế mà cụ lại xúi như trên thì hỏng rồi, đúng là teen thì lúc nào cũng là 1 chục
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,671
Động cơ
434,848 Mã lực
CHIẾU là to nhất.
CHỈ và DỤ ngang nhau, nhưng CHỈ là văn bản, còn DỤ có thể là lệnh miệng. Đối tượng thi hành của CHỈ và DỤ là quan lại.
SẮC giống như CHỈ, nhưng đối tượng thi hành gồm cả quan lại và dân chúng.

CHỈ - DỤ - CHẾ - SẮC là ngang nhau, chỉ có đối tượng áp dụng là khác nhau.
Ví dụ Hoàng đế ra lệnh cho quan thượng thư, là ban CHỈ.
Nhưng Hoàng đế ra lệnh cho bô lão của một làng nào đó, gọi là ban SẮC.
Hay nghe sắc phong thần rồi bằng sắc, tức là dùng cho mỗi việc phong cấp.
Chỉ thì như nghị định, về các việc cấp bộ cần tuân thủ khi hành sự.
Chế chính là quy chế bây giờ, gồm các bước để thực hiện Chỉ/nghị định đã nêu.
Dụ như thông tư, là lệnh riêng cho một việc hay lĩnh vực cụ thể.
Chiếu là những việc bố cáo toàn dân những việc cực to như chiếu dời đô, chiếu cần vương.
 

Teen

Xe điện
Biển số
OF-43892
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
2,642
Động cơ
484,098 Mã lực
Cụ ấy đang đón đầu xu thế, bắt sóng để nhỡ đâu quay về thời vua chúa, Bao Công - Thuỷ Hử, Lâm Sung - Lệnh hồ Sung...Lúc đó có kiến thức mà vận dụng, thế mà cụ lại xúi như trên thì hỏng rồi, đúng là teen thì lúc nào cũng là 1 chục
Có máy thời gian đưa cụ í về quá khứ mà đọc các loại văn bản í, chắc vẫn...ngơ vậy thôi cụ ah :)). Bản thân mình đang lồng lộn với mớ văn bản và format hiện tại chả xong :))
Btw, sao cụ bóng bánh quá đà ah :))
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,671
Động cơ
434,848 Mã lực
Em cào lại để thẩm từ từ. Vậy còn chiếu lệ, chiếu lệnh là gì hở các bác?.
Nhẽ ra là chiểu, ví dụ: chiểu theo... ban cho tên mỗ ba xu thưởng vì nhặt được tiền của quan đem trả.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Em cào lại để thẩm từ từ. Vậy còn chiếu lệ, chiếu lệnh là gì hở các bác?.
1. Chiếu lệ (照例): y theo phép cũ mà làm.
Ví dụ:

照例初來諸難友
必須睡在廁坑邊

Chiếu lệ sơ lai chư nạn hữu
Tất tu thụy tại xí khanh biên

Dịch nghĩa:

Theo lệ, các bạn tù mới đến,
Ắt phải ngủ cạnh hố xí

(Bài thơ Lữ quán, Ngục trung nhật ký, Hồ Chí Minh).

2. Chiếu lệnh (詔令): mệnh lệnh của nhà vua.
Ví dụ:

奉詔令參謀
鑾輿駐鳳翔

Phụng chiếu lệnh tham mưu
Loan dư trú Phụng Tường

Dịch nghĩa:

Nhận lệnh vua đi giữ chức tham mưu.
Xe loan dừng nơi Phụng Tường.

(Bài thơ Tống Vi thập lục bình sự sung Đồng Cốc quận phòng ngự phán quan, Đỗ Phủ).
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,358
Động cơ
519,726 Mã lực
Cụ ấy đang đón đầu xu thế, bắt sóng để nhỡ đâu quay về thời vua chúa, Bao Công - Thuỷ Hử, Lâm Sung - Lệnh hồ Sung...Lúc đó có kiến thức mà vận dụng, thế mà cụ lại xúi như trên thì hỏng rồi, đúng là teen thì lúc nào cũng là 1 chục
Hay nghe sắc phong thần rồi bằng sắc, tức là dùng cho mỗi việc phong cấp.
Chỉ thì như nghị định, về các việc cấp bộ cần tuân thủ khi hành sự.
Chế chính là quy chế bây giờ, gồm các bước để thực hiện Chỉ/nghị định đã nêu.
Dụ như thông tư, là lệnh riêng cho một việc hay lĩnh vực cụ thể.
Chiếu là những việc bố cáo toàn dân những việc cực to như chiếu dời đô, chiếu cần vương.
Có máy thời gian đưa cụ í về quá khứ mà đọc các loại văn bản í, chắc vẫn...ngơ vậy thôi cụ ah :)). Bản thân mình đang lồng lộn với mớ văn bản và format hiện tại chả xong :))
Btw, sao cụ bóng bánh quá đà ah :))
Tại em vừa cày xong phim bộ 'Bóng Vua' chiếu trên SCTV. Phim rất hay có cả những ngôi sao điện ảnh vang bóng một thời như Trịnh Thiếu Thu, Đặng Tụy Văn...Phim nói về một cận thần của Càn Long tên là Cao Thăng, tay này chuyên môn đi xử lý những ca khó liên quan đến Chỉ - Sắc - Dụ mà em hỏi đó. Đoạn cuối phim Cao Thăng phải đấu 1 sống 1 chết với Càn Long, Càn Long còn dùng trọng pháo bắn Cao Thăng và hơn nửa tá mỹ nữ chạy rẽ bờm. Số là Càn Long đến Dương Châu mê luôn một quán bar toàn chân dài nên sai thuộc hạ xây luôn cái quán bar đó ở kinh đô và bắt hết đám chân dài về phục vụ. Má mì quán lại chơi thân với Hoàng hậu nên được phím bỏ của chạy lấy người. Quán đã được xây, tiền đã trả khoảng hơn 3 triệu lượng bạc mà giờ Hoàng hậu kêu đập hết hỏi sao Càn Long không ức.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top