Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
9 năm trường kỳ kháng chiến thắng lợi với chiến thắng Điện Biên Phủ, Thực dân Pháp buộc phải ký vào Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Việt Nam dân chủ cộng hòa, trong đó ghi rõ:

-Điều 1 quy định đường ranh giới tạm thời về quân sự được ấn định bởi sông Bến Hải (ở vĩ tuyến 17). Đường ranh giới tạm thời này cũng được kéo dài ra trong hải phận bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi theo điều 4 của Hiệp định.

-Điều 14 của bản Hiệp định, trong khi chờ đợi cuộc tổng tuyển cử đưa lại sự thống nhất cho Việt Nam, bên đương sự và quân đội do thoả hiệp tập kết ở khu nào sẽ đảm nhiệm việc hành chính trong khu tập kết đó.

-Quần đảo Hoàng Sa và Trường sa ở Biển Đông ở dưới vĩ tuyến 17 sẽ đặt dưới sự quản lý hành chính của Chính quyền Việt Nam Cộng hoà.

-Tháng 4/1956, khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, sau gọi là Việt Nam Cộng hoà (VNCH) đã đóng ở các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa, bao gồm đảo Hoàng Sa, với số quân 40 người

-Tuy nhiên cũng trong thời gian này, Trung Quốc lén lút đưa quân ra chiếm đóng nhóm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm và Linh Côn.

-Ngày 1/6/1956, Ngoại trưởng VNCH Vũ Văn Mẫu đã ra tuyên bố tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Túm lại: Năm 1965, thừa cơ quân Pháp rút khỏi Hoàng Sa, quân Sài Gòn chưa ra đóng hết ngoài đảo, TQ đã chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa của VN.

Cũng xin nói thêm, chính TQ là một trong những bên muốn VN chia cắt khi bàn thảo về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa thân Mỹ được hỗ trợ để quản lý phần lãnh thổ phía Nam vĩ tuyến 17.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Vâng.

Vào thời điểm đó, mục tiêu cao nhất của TQ là trở thành một "thế lực" mới của thế giới và càng xa Mỹ càng tốt.

Ở Bán đảo Triều Tiên, việc chia cắt 2 miền Nam-Bắc là rõ ràng. Ít nhất. TQ có một "vùng đệm" với Mỹ, là Bắc Hàn

Ở Đông Dương, TQ ko quan tâm đến lợi ích, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước, mà chỉ muốn "Ba nước Đông Dương sẽ không tham gia vào bất cứ khối liên minh quân sự nào và không một nước ngoài nào được phép thành lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ". Chính vì thế, tại Hội nghị Giơ-ne-vơ, lập trường của TQ là thoả hiệp với các nước phương Tây trong giải pháp phân chia lãnh thổ bất lợi đối với lực lượng bản xứ chống Pháp tại các nước này.

Những người con Miền Nam tập kết, khi chia tay người thân, gia đình, đã giơ hai ngón tay, vừa tượng trưng cho chiến thắng, vừa tượng trưng cho lời hẹn: 2 năm nữa, Bắc Nam sẽ xum họp.

Ngày 22-7-1954. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước: "Đấu tranh để củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ”., và khẳng định: “Trung, Nam, Bắc đều là bờ cõi của nước ta, nước ta nhất định thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng”.

Những nỗ lực của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để "thống nhất đất nước bằng biện pháp hòa bình" không đạt kết quả, do sự can thiệp ngày càng sâu của Mỹ và sự thay đổi của Việt Nam Cộng Hòa.


Một cuộc chiến tiếp diễn suốt 20 năm. Sự kiện ngày 30/4/1975 không phải là điều người láng giềng phương Bắc mong muốn. TRước ngày này, QĐNDVN đã bí mật, bất ngờ đánh chiếm một số đảo nổi ở Quần đảo TRường Sa, phá vỡ kế hoạch của "ai đó" định lặp lại những gì đã làm ở Quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp vụ Hoàng Sa năm 1974

-Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam Cộng hòa thừa hưởng chủ quyền toàn bộ quần đảo này từ Quốc gia Việt Nam nhưng một phần quần đảo đã bị Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cho quân ra chiếm giữ khi người Pháp rút đi.

-Việt Nam Cộng hòa chỉ chiếm giữ và thực hiện chủ quyền được một phần quần đảo cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra từ ngày 17-19/1/1974.

-Sau trận chiến, Trung Quốc đã chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Binh tình là dư lày

-Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức"-tên Trung Quốc của nhóm An Vĩnh).

-Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.

-Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm An Vĩnh

-Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lí, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores).

-Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa.

-Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong. Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.

-Năm 1970, năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Hạm đội 7 Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa.

-Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa. Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm.

-Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem việc bảo vệ quần đảo này là việc riêng của Việt Nam Cộng hòa.

-Năm 1974 Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một sân bay trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập sân bay nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.

-Hải chiến diễn ra giữa 4 chiến hạm của Hải quân Việt Nam Cộng hòa và 4 chiếm hạm của TQ. Do phối hợp ko tốt và chiến thuật sai lầm, các chiếm hạm của VNCH, chiếc bị bắn chìm, chiếc bị bắn hỏng, phải rút lui.





-Ngày 20 tháng 1 năm 1974, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 của Trung Quốc oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa. Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo bị mất liên lạc

-Có tất cả 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hoà hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa trên Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10, Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4, Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ 5, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 trong đó bao gồm 4 thành viên lực lượng người nhái.

-Phía TQ có 18 binh sỹ thiệt mạng, 67 lính bị thương. TQ chiếm trọn Hoàng Sa từ đó.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

cuongduyS5568

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-80455
Ngày cấp bằng
17/12/10
Số km
5,001
Động cơ
470,707 Mã lực
Nơi ở
Kính Mắt Hoàng Cương 0915653898
-Có tất cả 74 binh sỹ Việt Nam Cộng hoà hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa trên Hộ tống hạm Nhựt Tảo HQ 10, Khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ 4, Tuần dương hạm Trần Bình Trọng HQ 5, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ 16 trong đó bao gồm 4 thành viên lực lượng người nhái.
Cụ Lầm cho em hỏi chút! Những Binh sĩ này có được Ghi công???
 

DODuySon

Xe tăng
Biển số
OF-146281
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
1,856
Động cơ
379,433 Mã lực
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Cụ Lầm cho em hỏi chút! Những Binh sĩ này có được Ghi công???
Tin chính thức là chúng ta đang tìm một "hình thức phù hợp" để ghi công những binh sỹ này. Còn ở những buổi cầu siêu tổ chức mới đây, đều là cho "những người Việt Nam đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo"
 

SonrackTài khoản đã xác minh

OF vì cộng đồng
Biển số
OF-6764
Ngày cấp bằng
5/7/07
Số km
12,180
Động cơ
659,637 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu và...
Hơi bị thất bức xúc về vấn để Biển đông đấy. Gét thật!
Các bác khỏi cần bức xúc làm gì, hãy tự ngẫm nghĩ sâu một chút vì sao có thớt này nhé. Mọi...bức xúc khác sẽ bị xóa!:P
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
- Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo; Philippines tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết quần đảo còn Brunei và Malaysia chỉ đòi hỏi một phần quần đảo.

-Những nước tham gia tranh chấp này, trừ Brunei, đều có quân đội đóng trên từng phần của quần đảo Trường Sa và kiểm soát nhiều căn cứ trên các đảo nhỏ và đá ngầm khác nhau.

-Việt Nam chia quần đảo Trường Sa thành tám cụm là: cụm Song Tử, cụm Thị Tứ, cụm Loại Ta, cụm Nam Yết, cụm Sinh Tồn, cụm Trường Sa, cụm An Bang (tức cụm Thám Hiểm) và cụm Bình Nguyên.

-Các bản đồ địa lý Việt Nam cổ ghi nhận Bãi cát Vàng (được dùng để chỉ chung cả Hoàng Sa và Trường Sa) là lãnh thổ Việt Nam từ đầu thế kỷ 17. Theo sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được xác định rõ thuộc về tỉnh Quảng Ngãi (dân binh hai đội Bắc Hải và đội Hoàng Sa đều do đội Hoàng Sa ở xã An Vĩnh huyện Bình Sơn kiêm quản).

-Sang thập niên 1930, Pháp tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Chính phủ Bảo hộ đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thay cho Việt Nam, lúc đó đang là nước thuộc địa của Pháp. Họ chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, xây các trạm khí tượng trên đảo Ba Bình và sau đó quản lý chúng như một phần lãnh thổ của Liên bang Đông Dương.

-Sau đó, Nhật Bản chiếm một số đảo trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sử dụng các đảo này làm căn cứ tàu ngầm cho các chiến dịch ở Đông Nam Á. Dưới thời đó, những đảo này được gọi là Shinnan Shoto (新南諸島 - âm Hán Việt: Tân Nam chư đảo, nghĩa là "nhóm đảo mới phía Nam"), cùng với quần đảo Hoàng Sa được đặt dưới sự cai trị của Chính quyền Nhật tại Đài Loan.

-Sau khi Nhật Bản bị đánh bại, Quốc dân **** Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa và chấp nhận sự đầu hàng của người Nhật.

-Năm 1951, Nhật Bản rút bỏ tất cả các tuyên bố chủ quyền đối với các đảo theo Hiệp ước San Francisco (đã nói đến trong phần HOàng Sa).

-Sau khi bị các lực lượng của **** Cộng sản Trung Quốc đối lập đánh bại vào năm 1949, Quốc dân **** đã rút khỏi Trường Sa và Hoàng Sa và chỉ quay trở lại đảo Ba Bình vào năm 1956.

-Tháng 7 năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản Quốc gia Việt Nam tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tuyên bố này không bị bác bỏ hay bảo lưu ý kiến nào của năm mươi mốt nước có mặt tại hội nghị.

-Tháng 4 năm 1950, Pháp trao lại quyền quản lý quần đảo Trường Sa (và Hoàng Sa) cho chính phủ Quốc gia Việt Nam thời quốc trưởng Bảo Đại nhưng việc đồn trú vẫn do quân đội Pháp đảm nhiệm.

-Khi người Pháp rời khỏi Việt Nam sau Hiệp định Genève (1954), quyền kiểm soát các đảo thuộc về quân đội Quốc gia Việt Nam và kế tiếp là quân đội Việt Nam Cộng hòa.

-Sau khi Việt Nam thống nhất năm 1975, các lực lượng hải quân của Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp quản đảo từ quân đội Việt Nam Cộng hòa và kiểm soát chúng cho đến nay.

-Ngày 21 tháng 6 năm 2012, Quốc hội Việt Nam khóa XIII (kỳ họp thứ 3) đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển, gồm 7 chương, 55 điều. Điều 1 của luật tái khẳng định tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
Những dấu mốc

-Trong cuốn Phủ Biên Tạp Lục của học giả Lê Quý Đôn, Hoàng Sa và Trường Sa được định nghĩa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

-Trong bộ quốc sử Đại Nam thực lục của triều Nguyễn có ghi chép từ năm 1711 chúa Nguyễn Phúc Chu cho người ra đo độ dài ngắn rộng hẹp bãi cát Trường Sa.

-Trong Đại Nam nhất thống toàn đồ, một cuốn bản đồ của Việt Nam được hoàn thành năm 1838, Trường Sa được vẽ thuộc lãnh thổ Việt Nam.

-Việt Nam đã từng tiến hành nhiều cuộc khảo sát địa lý và tài nguyên trên quần đảo, và kết quả của các chuyến khảo sát đó đã được ghi chép trong văn học và lịch sử Việt Nam và được xuất bản kể từ thế kỷ 17.

-Sau một hiệp ước ký kết với triều đại nhà Nguyễn, Pháp đại diện cho các quyền lợi của Việt Nam đối với các công việc quốc tế và đã thi hành chủ quyền trên quần đảo thay cho Việt Nam.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Năm 1927: Tàu SS De Lanessan của Pháp tiến hành một cuộc khảo sát khoa học trên quần đảo Trường Sa.

-Năm 1930: Pháp tiến hành cuộc khảo sát thứ hai bằng chiếc La Malicieuse, treo cờ Pháp trên một đảo tên là île de la Tempête (đảo Bão Tố).

-Năm 1933: Ba tàu Pháp chiếm quyền kiểm soát chín đảo lớn nhất và tuyên bố chủ quyền của Pháp đối với quần đảo. Pháp quản lý vùng Cochinchine. Đế quốc Nhật tranh giành chủ quyền với Pháp về quần đảo, đưa ra bằng chứng về việc khai mỏ phân chim của các công dân Nhật.

-Năm 1939: Nhật tuyên bố ý định đặt quần đảo dưới quyền tài phán của họ. Pháp và Anh phản đối và tái xác nhận sự tuyên bố chủ quyền của Pháp.

-Năm 1941: Nhật dùng vũ lực chiếm quần đảo và tiếp tục kiểm soát nó tới cuối Thế chiến thứ II, cai quản vùng này như một phần của Đài Loan. Một căn cứ tàu ngầm được thiết lập ở đảo Ba Bình.

-Năm 1945: Sau khi Nhật Bản đầu hàng cuối Thế chiến thứ II, Pháp và Cộng hoà Trung Quốc tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Hoa Dân Quốc gửi quân tới đảo và đổ bộ xuống phá bỏ các mốc chủ quyền.

-Năm 1946: Pháp gửi tàu chiến tới quần đảo nhiều lần nhưng không tìm cách tấn công các lực lượng Trung Quốc.

-Năm 1947: Pháp yêu cầu Trung Quốc rút khỏi quần đảo.

-Năm 1948: Pháp ngừng các chuyến tuần tra trên biển gần quần đảo và Trung Quốc rút đa số lính của họ.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Năm 1951: Sau Hội nghị San Francisco năm 1951 về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, các phái đoàn từ Việt Nam-ở thời điểm đó vẫn thuộc sự kiểm soát của Pháp–tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

-Năm 1954: Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời (bao gồm cả trên đất liền và trên biển). Quần đảo Trường Sa nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, được giao cho Chính quyền miền Nam Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu) quản lý. Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại quản lý quần đảo này.

-Năm 1956: Tomás Cloma, một luật sư và doanh nhân người Philippines tuyên bố chủ quyền trên đa phần quần đảo Trường Sa và gọi lãnh thổ của ông là "Kalaya'an" ("Vùng đất tự do"). Trung Hoa Dân Quốc, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Việt Nam Cộng Hòa, Pháp, Anh và Hà Lan tất cả đều đưa ra phản đối. Trung Hoa Dân Quốc và Việt Nam Cộng Hòa đưa các đơn vị hải quân tới quần đảo mặc dù Việt Nam không lập các đơn vị đồn trú thường xuyên ở đó.

-Năm 1958: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đưa ra tuyên bố xác định lãnh thổ biển của họ gồm cả quần đảo Trường Sa.

-Năm 1961-1963: Việt Nam Cộng hòa xây dựng các cột mốc chủ quyền trên nhiều đảo thuộc quần đảo.

-Năm 1968: Philippines gửi quân tới ba đảo để bảo vệ các công dân Kalayaan và tuyên bố sáp nhập nhóm đảo Kalayaan.

-Năm 1972: Philippines sáp nhập các đảo Kalayaan vào tỉnh Palawan của họ.

-Năm 1974: Việt Nam Cộng Hòa ra tuyên cáo về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

-Năm 1975: Việt Nam Cộng Hòa công bố sách trắng về chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời tố cáo Trung Quốc tấn công quân lực Việt Nam Cộng Hòa để chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 20 tháng 1 năm 1974.

-Năm 1975: Nước Việt Nam, mới thống nhất, đưa ra tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa.

-Năm 1978: Tổng thống Philippines ra sắc lệnh 1596 định nghĩa khái niệm "Nhóm đảo Kalayaan".

-Năm 1979: Malaysia xuất bản một bản đồ về lãnh hải và thềm lục địa của mình, trong đó gồm cả mười hai thực thể thuộc biển Đông (phần lớn là thuộc Trường Sa). Việt Nam xuất bản sách trắng phác thảo các yêu cầu chủ quyền của mình trên quần đảo và tranh cãi về yêu cầu chủ quyền của các nước khác.

-Năm 1982:Việt Nam xuất bản một cuốn sách trắng khác, chiếm thêm nhiều thực thể địa lí và xây đựng các cơ sở quân sự tại đó. Philippines cũng chiếm thêm nhiều thực thể và xây dựng một đường băng.

-Năm 1983: Malaysia chiếm đá Hoa Lau.

-Năm 1984: Brunei thiết lập một vùng đánh cá đặc quyền, gồm cả đá ngầm Louisa nằm về phía nam của quần đảo Trường Sa, nhưng không công khai tuyên bố chủ quyền vùng đó.

-Năm 1987: Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tiến hành các chuyến tuần tra hải quân ở quần đảo Trường Sa và thiết lập một căn cứ thường xuyên.

-Năm 1988: Tàu của TQ và Việt Nam đụng độ tại đá Gạc Ma. Các lực lượng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa chiếm và giành quyền kiểm soát vùng đó.

Sự kiện được nhắc đến với tên gọi Hải chiến Trường Sa
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,572
Động cơ
521,440 Mã lực
nếu có thể cụ phân tích rõ quan điểm của ..."nước lạ" sau thời điểm "ngoại giao bóng bàn" muốn VN vĩnh viễn như bắc củ sâm và nam củ sâm như bây giờ phải k ạ ?Em vưỡn k hiểu vì lý do nào ( lãnh đạo tài tình của ...hay nhờ gấu sibir....) VN lách mình qua khe cửa hẹp để có 30 tháng tư ạ
Đúng là nhiều nước chỉ muốn VN vĩnh viễn như TT
Và cũng đúng là VN đã vượt qua khe cửa hẹp, tranh thủ chớp thời cơ, vựot ngoài mọi dự đoán của nứoc ngoài lẫn bản thân VN mình.
Vào sáng ngày 30/4 TQ đã thông qua tùy viên quân sự của sứ quán Pháp gặp Dương Văn Minh đề nghị tử thủ cầm cự trong thời gian ngắn để TQ có đủ thời gian giúp VNCH đứng vững lại.
Rất may DVM đã ko chấp nhận và vì dân tộc đã đưa ra tuyên bố đầu hàng vô đièu kiện!
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân TQ đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.






-Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988.


-Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải hải quân, 64 chiến sĩ đã hy sinh.

-Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 lính thủy.

-Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao. Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

-Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).

[video=youtube;WIf-T9Z1nl8]http://www.youtube.com/watch?v=WIf-T9Z1nl8[/video]
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Năm 1989, với việc rút quân của Việt Nam khỏi Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa.

-Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt. Tại đây, phía Việt Nam có Tổng Bí thư *** Việt Nam Nguyễn Văn Linh, , Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và cố vấn Ban chấp hành Trung ương *** Việt Nam Phạm Văn Đồng, . Phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng.

-Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước vào thời điểm đó.

-Ngày 5/11/1991, Tổng Bí thư *** Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đến thăm Trung Quốc.

-Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung - Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triển theo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế.

-Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc.

-Các vấn đề còn nổi cộm trong quan hệ giữa hai nước bao gồm:
  • Phân chia biên giới trên biển: Đường lưỡi bò của Trung Quốc trên vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền
  • Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và TRường Sa.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,217
Động cơ
697,036 Mã lực
-Tam Sa là một thành phố được TQ thành lập vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), Quần đảo TRường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa), bãi Macclesfield (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa) và bãi cạn Scaborough cùng vùng biển xung quanh.




-Việt Nam và Philippines cho rằng việc lập thành phố này đã vi phạm chủ quyền của hai nước trên các lãnh thổ đang tranh chấp và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ quyết định này.

-Mỹ lên tiếng quan ngại về các hành động đơn phương của Trung Quốc khi thành lập thành phố Tam Sa, và cho rằng Trung Quốc cố gây ra một "sự đã rồi" trong vấn đề đang tranh chấp cần phải giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao đa phương (giữa tất cả các bên tranh chấp).
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,572
Động cơ
521,440 Mã lực
Em bắt đầu.

TRước hết là bản đồ TRung QUốc ở châu Á


Các cụ xem ảnh này!
TQ là nứoc có nền VH lâu đời, rất coi trọng phong thủy
Với hình trên TQ trông như 1 con gà mái đang nằm ổ đẻ trứng.
VN như mũi tên sắc nhọn cắm thẳng vào bụng. Trong phong thủy thế này gọi là "thưong sát" rất kỵ.
Ko biết có phải vì thế mà hàng nghìn năm nay VN ko yên ổ đc với láng giềng xấu tính ko??? :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top