[Funland] Tìm hiểu về "Giáo dục khai phóng"

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,492
Động cơ
560,254 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em thực sự không hiểu cụ đang lảm nhảm cái gì, hình như nói về điều gì cụ cũng lái sang chuyện chính trị được nhỉ? Ơ kìa, thớt này có bàn về chính trị đâu, đây là thớt xóa dốt về GDKP, ai có sẵn hiểu biết thì nói cho người không hiểu biết, hoặc không cần vào thớt cho đỡ mất thời gian. Ai có trải nghiệm dạy học, học trong môi trường áp dụng GDKP thì chia sẻ, nhận định hay - dở...

Hỏi cụ bài báo nào nói GDKP là góp phần tạo ra các tệ nạn GD như hiện tại thì cụ lại còm linh tinh sang chính trị. Lý luận với suy diễn của cụ ở trên đối với em không đáng một xu. Đây là còm cuối của em, phí thời gian còm với cụ

Chỉ là thứ chính trị quan điểm lập trường chủ trương đường lối, là thứ đã được thiết kế để bỏ được vào bất cứ cái gì từ cái vại muối cà cho đến cái bộ phận để đựng trí nhớ. :D :D :D
 

xitrum145

Xe tải
Biển số
OF-399262
Ngày cấp bằng
1/1/16
Số km
292
Động cơ
230,262 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Hà Nội
Chỉ là thứ chính trị quan điểm lập trường chủ trương đường lối, là thứ đã được thiết kế để bỏ được vào bất cứ cái gì từ cái vại muối cà cho đến cái bộ phận để đựng trí nhớ. :D :D :D
Bác dùng từ đắt thế "đựng trí nhớ" :D
Y chang như bộ nhớ được nạp, chỉ cần có pin là phát ra loa nhể
 

firstfriend

Xe tải
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
423
Động cơ
502,675 Mã lực
góp ý phê bình thì có nhiều cấp độ.
-ví dụ: bắt được lỗi của đối thủ nắm chặt lấy, đay nghiến chì chiết hả hê, làm cho đối thủ bị bẽ mặt không còn thể diện. Còn người mắc lỗi thì cãi bằng được. Cái này chúng ta hay gặp trong forum này. Đó giống như kiểu giao tiếp hàng tôm hàng cá ngoài chợ

-hoặc đơn giản là dùng việc góp ý như một công cụ. Trong đó tâm và thế của người phê bình và tự phê bình là lấy sự việc làm chính, chứ không phải con người, nhưng luôn luôn phải chỉ rõ nó là gì, giống như bác sỹ kê đơn, phải rất cụ thể. Đó là mức độ bình thường của con người. Trong giao tiếp xã hội hàng ngày đây là công cụ phổ biến

-cấp độ cao hơn phê bình một cách tế nhị, ví dụ nó xa xôi, so sánh tương đương, lúc đó nó đòi hòi người góp ý phê bình và người tiếp nhận phải có cùng cách tiếp cận và trình độ, ví dụ như trường hợp trên, em sẽ nói là sao câu chữ Hán bác trích nó lạ thế, em đọc không thấy xuôi, hoặc nó được nói trong trường hợp pha trò chẳng hạn. Nếu người tiếp nhận cũng dễ tiếp nhận vì coi đó là một sự việc đem lại lợi ích cho cả 2 phía thì sẽ rất dễ. Trong giao tiếp ngoại giao họ hay sử dụng, nói chung tiếp xúc người với người ở cấp độ này thấy rất dễ chịu là vì cả người nói và người tiếp nhận có thể chỉ họ hoặc một vài người khác hiểu được, nên sự việc không căng thăng, mất thể diện gì cả.

Vậy cấp độ cao nhất là gì?
Công cụ đó gọi là " Phản tỉnh" nghĩa là hễ cứ nhìn thấy lỗi người thì lập tức cho đó là lỗi của mình, tự phản tỉnh lại xem mình có mắc lỗi đó không, tự thấy đó là bài học để tu dưỡng bản thân. Nảy sinh tâm lý cảm ơn người mắc lỗi, giống như họ đang diễn một vai diễn làm gương cho ta học hỏi. Không đem cái lỗi sai đó của người để vào tâm, mà xem đó như những bài học trực quan sinh động để tu dưỡng bản thân.

Có bác sẽ hỏi là trình độ nào đạt được yêu cầu này. Xin thưa các bác, đó 1 trong vài tiêu chuẩn của một cấp độ của đệ tử Phật khi được truyền giới đó là: không nói lỗi người khác. Khó đúng không. Vì khi đó người thực hành nó phải có kiến thức nền tảng, có công phu tu học hàm dưỡng tốt. Điềm tĩnh, rộng lượng, và phóng khoáng.

Câu chữ Hán đó trích trong chương 24 Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo bác ak. Nó bị người đời nói lái đi trong một lúc đùa cợt nào đó và dẫn đến sự hiểu lầm rộng rãi như ngày nay.

Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ thiên tru địa diệt (人生為己天經地義, 人不為己天誅地滅)
“Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”, nguyên chữ “Vi” ( 為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau, một nghĩa là “học”, còn một nghĩa khác là “do, vì”. Hàm nghĩa chân chính của câu này phải được hiểu là: “Người phải sửa mình, đó là đạo lí trời đất, người không sửa mình thì trời tru đất diệt. ”.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

Xe điện
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,920
Động cơ
22,188 Mã lực
góp ý phê bình thì có nhiều cấp độ.
-ví dụ: bắt được lỗi của đối thủ nắm chặt lấy, đay nghiến chì chiết hả hê, làm cho đối thủ bị bẽ mặt không còn thể diện. Còn người mắc lỗi thì cãi bằng được. Cái này chúng ta hay gặp trong forum này. Đó giống như kiểu giao tiếp hàng tôm hàng cá ngoài chợ

-hoặc đơn giản là dùng việc góp ý như một công cụ. Trong đó tâm và thế của người phê bình và tự phê bình là lấy sự việc làm chính, chứ không phải con người, nhưng luôn luôn phải chỉ rõ nó là gì, giống như bác sỹ kê đơn, phải rất cụ thể. Đó là mức độ bình thường của con người. Trong giao tiếp xã hội hàng ngày đây là công cụ phổ biến

-cấp độ cao hơn phê bình một cách tế nhị, ví dụ nó xa xôi, so sánh tương đương, lúc đó nó đòi hòi người góp ý phê bình và người tiếp nhận phải có cùng cách tiếp cận và trình độ, ví dụ như trường hợp trên, em sẽ nói là sao câu chữ Hán bác trích nó lạ thế, em đọc không thấy xuôi, hoặc nó được nói trong trường hợp pha trò chẳng hạn. Nếu người tiếp nhận cũng dễ tiếp nhận vì coi đó là một sự việc đem lại lợi ích cho cả 2 phía thì sẽ rất dễ. Trong giao tiếp ngoại giao họ hay sử dụng, nói chung tiếp xúc người với người ở cấp độ này thấy rất dễ chịu là vì cả người nói và người tiếp nhận có thể chỉ họ hoặc một vài người khác hiểu được, nên sự việc không căng thăng, mất thể diện gì cả.

Vậy cấp độ cao nhất là gì?
Công cụ đó gọi là " Phản tỉnh" nghĩa là hễ cứ nhìn thấy lỗi người thì lập tức cho đó là lỗi của mình, tự phản tỉnh lại xem mình có mắc lỗi đó không, tự thấy đó là bài học để tu dưỡng bản thân. Nảy sinh tâm lý cảm ơn người mắc lỗi, giống như họ đang diễn một vai diễn làm gương cho ta học hỏi. Không đem cái lỗi sai đó của người để vào tâm, mà xem đó như những bài học trực quan sinh động để tu dưỡng bản thân.

Có bác sẽ hỏi là trình độ nào đạt được yêu cầu này. Xin thưa các bác, đó 1 trong vài tiêu chuẩn của một cấp độ của đệ tử Phật khi được truyền giới đó là: không nói lỗi người khác. Khó đúng không. Vì khi đó người thực hành nó phải có kiến thức nền tảng, có công phu tu học hàm dưỡng tốt. Điềm tĩnh, rộng lượng, và phóng khoáng.

Câu chữ Hán đó trích trong chương 24 Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo bác ak. Nó bị người đời nói lái đi trong một lúc đùa cợt nào đó và dẫn đến sự hiểu lầm rộng rãi như ngày nay.

Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ thiên tru địa diệt (人生為己天經地義, 人不為己天誅地滅)
“Nhân bất vi kỷ, thiên tru địa diệt”, nguyên chữ “Vi” ( 為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau, một nghĩa là “học”, còn một nghĩa khác là “do, vì”. Hàm nghĩa chân chính của câu này phải được hiểu là: “Người phải sửa mình, đó là đạo lí trười đất, người không sửa mình thì trời tru đất diệt. ”.
Cụ cứ rõ như vậy có phải hay không, nói thẳng nói đúng cũng là "chánh ngữ", "chánh niệm" mà :) mình nói rõ hơn một chút cụ nghe thử xem hợp tai không.

Trước hết, tạm chưa nói đến chữ "vị (hay vi) kỷ" hiểu theo nghĩa tích cực (ý cụ) hay nghĩa ích kỷ (mà cụ phê bình). Nhưng nó là đạo nghĩa ứng xử với mình của thiên địa không có gì phải ngại cả, không "vị (hay vi) kỷ" thì đất trời không dung.

Bây giờ nói về chữ 為己 "vị (hay vi) kỷ"; không thấy chỗ nào nói chữ 為 có nghĩa "học"? hay cũng không có nghĩa ích kỷ tiêu cực, mà nó như chữ "Thì, Là" [trung tính] thì đúng hơn? Con người không biến mình thành người khác, theo đuôi người khác mơ màng thiên địa cao xa. Mình là mình.

Tại sao nên "là mình"? đó là do "nhân chi sơ tính bản thiện" (theo Khổng Tử, Mạnh tử); khác với Tuân Tử hay Hàn Phi Tử là "nhân chi sơ tính bản ác".

"Là mình" thì nên như thế nào: như Khổng tử viết: “Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ (bình thiên hạ), trước phải lãnh đạo tốt nước mình, bang mình (trị quốc). Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình (tề gia). Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình, trước hết phải làm cho tâm tư của mình ngay thẳng (chính tâm), đoan chính”.

Mình nói "nhân bất vị (vi) kỷ thiên tru địa diệt" khi nói về lý tưởng cũng vậy thôi; lý tưởng gì rồi cũng quay về "mình" đừng đổ cho vì ông A ông B nào; mình mà chưa "vị mình", chưa tề gia thì đừng nói trị quốc bình thiên hạ gì. Đừng nói lý tưởng cao siêu gì. Mình mà đi trái làn thì đừng chê giao thông Việt Nam "vô lễ" :)

Cũng như "là mình" bát chánh đạo trong đạo Phật thôi: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định
 
Chỉnh sửa cuối:

firstfriend

Xe tải
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
423
Động cơ
502,675 Mã lực
@BinhWalker
Cho nên phải dùng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để bàn thì các bác mới dễ chấp nhân.
Em cho bác tìm thoải mái xem quan điểm "người không vì mình thì trời tru đất diệt" có xuất hiện bất cứ ở đâu trong nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hay không? hay chỉ là sự biến tướng trong trào lưu chung khi xã hội đi xuống về nền tảng đạo đức. Khi thanh niên không được dạy bất cứ thứ gì là nền tảng đạo đức, quy luật vận động chung của xã hội.

Rộng hơn nữa bác cứ thử tìm xem trong bất cứ hệ thống Nho, Đạo, Phật giáo xem có câu nào nói lên điều đó hay không?

Vì sao ông Cụ đề xuất giáo dục khai phóng, và mục tiêu của nó là gì em đã nêu rồi, đó là để phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc. Đó là sự phát huy sau khi kế thừa lại hệ thống cũ. Vì sao lại dạy thiếu niên nhi đồng: yêu tổ quốc yêu đồng bào trước tiên, sau này dạy cán bộ đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi riêng, quyền lợi riêng phải nằm trong quyền lợi chung và tuyệt đối phục tùng quyền lợi chung.... rồi dạy CA, quân đội, đoàn viên phải hiếu với dân?

Đó là sự khai phóng hơn hẳn so với đạo Nho đấy.
Khi đã có nền tảng tư tưởng đó rồi thì chỉ cần nghe câu: người không vì mình thì trời tru đất diệt biết ngay là nó sai.

Vì quy luật của trời đất là: lợi người là lợi mình, hại người là hại mình.
Sự linh hoạt của hệ thống tư tưởng HCM đó là nó không nói thẳng như vậy, nhưng dần dần từng bước đưa con người tiếp cận với giới hạn đó. Nó có phân tầng bậc cao thấp nhưng ở cấp thấp nhất là thiếu niên nhi đồng đã dạy điều đó, tức là gieo mầm cho các cháu nghĩ về quyền lợi chung trước khi nghĩ đến quyền lợi riêng.

ông Cụ cũng đã từng phát biểu như vậy: Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Đó là nền tảng để phát sinh lý tưởng.
Cao nhất là trong Phật giáo. Khi khát ngưỡng một điều tốt đẹp mang lại lợi ích cho đại bộ phận thì nó sẽ dễ dàng nảy sinh lý tưởng, tức là phần thắng khí, tâm giữ cấm giới (ở đây là lối sống khắc kỷ) đó là điều kiện tiên quyết để khai mở về mặt trí tuệ, sẽ khó bị bó buộc bởi tham sân si. Cái này trong Kinh Lăng Nghiêm lý giải rất rõ trong phần phần biệt Tình và Tưởng.

Khi người có phần Tưởng ( phát sinh từ lý tưởng tốt đẹp) nhiều hơn thì có cơ hội khai mở về mặt trí tuệ nhiều hơn. Và tiêu chuẩn để đạt được điều đó là nghĩ đến quyền lợi chung nhiều hơn quyền lợi riêng, và mức cao nhất là tuyệt nhiên không nghĩ đến quyền lợi riêng

Tất nhiên nó là cả một chặng đường dài để đi đến cấp độ đó.
em đã cố gắng trả lời câu hỏi: Vì sao giáo dục khai phóng cần giáo dục lý tưởng cho thanh thiếu niên, và lý tưởng phát sinh từ đâu và các cấp độ của lý tưởng rồi nhé.

Nếu không khai mở được trí tuệ thì có lên làm lãnh đạo cấp cao rồi thì cũng vào lò mà thôi, vì một điều hết sức đơn giản, nghĩ đến quyền lợi riêng nhiều hơn quyền lợi chung.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

Xe điện
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,920
Động cơ
22,188 Mã lực
@BinhWalker
Cho nên phải dùng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh để bàn thì các bác mới dễ chấp nhân.
Em cho bác tìm thoải mái xem quan điểm "người không vì mình thì trời tru đất diệt" có xuất hiện bất cứ ở đâu trong nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh hay không? hay chỉ là sự biến tướng trong trào lưu chung khi xã hội đi xuống về nền tảng đạo đức. Khi thanh niên không được dạy bất cứ thứ gì là nền tảng đạo đức, quy luật vận động chung của xã hội.

Rộng hơn nữa bác cứ thử tìm xem trong bất cứ hệ thống Nho, Đạo, Phật giáo xem có câu nào nói lên điều đó hay không?

Vì sao ông Cụ đề xuất giáo dục khai phóng, và mục tiêu của nó là gì em đã nêu rồi, đó là để phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc. Đó là sự phát huy sau khi kế thừa lại hệ thống cũ. Vì sao lại dạy thiếu niên nhi đồng: yêu tổ quốc yêu đồng bào trước tiên, sau này dạy cán bộ đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi riêng, quyền lợi riêng phải nằm trong quyền lợi chung và tuyệt đối phục tùng quyền lợi chung.... rồi dạy CA, quân đội, đoàn viên phải hiếu với dân?

Đó là sự khai phóng hơn hẳn so với đạo Nho đấy.
Khi đã có nền tảng tư tưởng đó rồi thì chỉ cần nghe câu: người không vì mình thì trời tru đất diệt biết ngay là nó sai.

Vì quy luật của trời đất là: lợi người là lợi mình, hại người là hại mình.
Sự linh hoạt của hệ thống tư tưởng HCM đó là nó không nói thẳng như vậy, nhưng dần dần từng bước đưa con người tiếp cận với giới hạn đó.
Cụ cứ diễn giải sâu xa ý cụ Hồ, nên nói đơn giản thôi. Cụ Hồ nói (viết trong tiêu ngữ): Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,578
Động cơ
351,588 Mã lực
Tuổi
124
......Câu chữ Hán đó trích trong chương 24 Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo bác ak. Nó bị người đời nói lái đi trong một lúc đùa cợt nào đó và dẫn đến sự hiểu lầm rộng rãi như ngày nay......
Cụ cho nguồn dẫn câu này từ Thập thiện nghiệp đạo kinh. Tôi tìm tại trang này http://bookgb.bfnn.org/books2/1803.htm (佛说十善业道经, Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh - bản Trung văn do Thật Xoa Nan Đà / 實叉難陀 / Siksananda (652-710) dịch) không hề có câu nào tương tự như câu cụ trích dẫn. Còn nếu là "Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh giảng giải" (https://ph.tinhtong.vn/Home/KinhThapThienNghiep) của hòa thượng Thích Tịnh Không / 釋淨空 (1927-2022) tại https://ph.tinhtong.vn/Home/KinhThapThienNghiep?d=KinhThapThienNghiep_24.html tập 24 cũng không thấy nốt.
 

firstfriend

Xe tải
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
423
Động cơ
502,675 Mã lực
Cụ cho nguồn dẫn câu này từ Thập thiện nghiệp đạo kinh. Tôi tìm tại trang này http://bookgb.bfnn.org/books2/1803.htm (佛说十善业道经, Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh - bản Trung văn do Thật Xoa Nan Đà / 實叉難陀 / Siksananda (652-710) dịch) không hề có câu nào tương tự như câu cụ trích dẫn. Còn nếu là "Phật thuyết thập thiện nghiệp đạo kinh giảng giải" (https://ph.tinhtong.vn/Home/KinhThapThienNghiep) của hòa thượng Thích Tịnh Không / 釋淨空 (1927-2022) tại https://ph.tinhtong.vn/Home/KinhThapThienNghiep?d=KinhThapThienNghiep_24.html tập 24 cũng không thấy nốt.
ở đây có 2 vế: em xin đính chính lại

1.Câu nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt là tục ngữ Trung quốc. Trong phần giảng của Pháp sư Tịnh Không phân tích câu: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt vì nó trái với đạo lý của nhà Phật:
link này thì sẽ dễ hiểu hơn vì nó phân tích tiêu chuẩn thiện ác:

"Vì sao nói tự tư tự lợi là ác? Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt” (người không vì chính mình, trời tru, đất diệt), có ai chẳng vì chính mình? Vì sao Phật pháp nói “vì chính mình là ác”? Quý vị phải hiểu: Vì hết thảy chúng sanh thật sự là vì chính mình. Đạo lý này rất sâu, quý vị phải tham cứu tỉ mỉ."


link này khó hơn vì nó phân tích về lục hòa

Về cơ bản thì nếu lúc nào cũng vì chính mình thì là tự tư tự lợi, đó là nội dung chính chúng ta đang trao đổi.

2. Câu này là không có trong kinh Thập Thiện nghiệp đạo. Kể cả câu Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ thiên tru địa diệt cũng không phải là trích từ Kinh Phật. Để làm rõ nguyên lý về việc khuyến tấn tu dưỡng chúng ta sẽ xem xét nó sau, vì nó liên quan tới liễu nghĩa và bất liễu nghĩa các tầng bậc tiếp thu.

Sở dĩ em dùng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vì về cơ bản nó dễ tiếp thu, dễ chấp nhân, có kế thừa, có chọn lọc và có kiểm chứng, và cũng không đi ngoài nguyên lý chung của các pháp thế gian và xuất thế gian. Và cũng chính là từ đó mà ông Cụ đề xuất Giáo dục Khai Phóng, đó là phần phát huy, phát triển.

Rất cám ơn bác vì việc trao đổi càng ngày càng làm rõ mọi việc.
 
Chỉnh sửa cuối:

BinhWalker

Xe điện
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,920
Động cơ
22,188 Mã lực
ở đây có 2 vế: em xin đính chính lại

1.Câu nhân bất vị kỷ thiên tru địa diệt là tục ngữ Trung quốc. Trong phần giảng của Pháp sư Tịnh Không phân tích câu: Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt vì nó trái với đạo lý của nhà Phật:
link này thì sẽ dễ hiểu hơn vì nó phân tích tiêu chuẩn thiện ác:

"Vì sao nói tự tư tự lợi là ác? Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt” (người không vì chính mình, trời tru, đất diệt), có ai chẳng vì chính mình? Vì sao Phật pháp nói “vì chính mình là ác”? Quý vị phải hiểu: Vì hết thảy chúng sanh thật sự là vì chính mình. Đạo lý này rất sâu, quý vị phải tham cứu tỉ mỉ."


link này khó hơn vì nó phân tích về lục hòa

Về cơ bản thì nếu lúc nào cũng vì chính mình thì là tự tư tự lợi, đó là nội dung chính chúng ta đang trao đổi.

2. Câu này là không có trong kinh Thập Thiện nghiệp đạo. Kể cả câu Nhân sinh vi kỷ, thiên kinh địa nghĩa, nhân bất vi kỷ thiên tru địa diệt cũng không phải là trích từ Kinh Phật. Để làm rõ nguyên lý về việc khuyến tấn tu dưỡng chúng ta sẽ xem xét nó sau, vì nó liên quan tới liễu nghĩa và bất liễu nghĩa các tầng bậc tiếp thu.

Sở dĩ em dùng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vì về cơ bản nó dễ tiếp thu, dễ chấp nhân, có kế thừa, có chọn lọc và có kiểm chứng, và cũng không đi ngoài nguyên lý chung của các pháp thế gian và xuất thế gian. Và cũng chính là từ đó mà ông Cụ đề xuất Giáo dục Khai Phóng, đó là phần phát huy, phát triển.

Rất cám ơn bác vì việc trao đổi càng ngày càng làm rõ mọi việc.
Cụ vẫn kiên định diễn giải câu đó theo hướng vì lợi, ích kỷ, tiêu cực, tất cả vì mình nhỉ? :) Rồi phủ định hoàn toàn bản thân, dễ sa vào duy ý chí trái quy luật (không tưởng), phi thực tế, vỡ mộng và hại mình.

Cụ thử nghe 1 đoạn cụ Thích Nhất Hạnh viết về thương thân và quán chiếu tự thân (Thương yêu theo phương pháp Bụt dạy):

IMG_1289.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,115
Động cơ
94,739 Mã lực
Website
songiang.vn
Khai phóng tự do cực đoan thì sẽ sinh ra trăm hoa đua nở vô chính phủ ai cũng cho là đúng. Không phép tắc luật lệ thì có mà loạn. Cái giả dối, các ác, cái xấu, cái thực dụng ..lên ngôi thay cho chân thiện mĩ và vì con người?
Ở đây cần sự tinh tế cụ nhé. Khai phóng là tốt rồi, sao cụ lại phản đối. Ai bảo cụ cứ khai phóng là vô chính phủ, cụ thấy khi trump và bà clinton cãi nhau chưa ai cũng cho là mình đúng tưởng như sắp diệt nhau đến nơi. Nhưng rồi họ vãn có thể dàn sếp ổn thoả. Nhiểu người bảo họ đóng kịch chỉ trích nhau nhưng hok chỉ trích nhau thật nhưng hok cũng biết điểm dừng và có sự thoả thuận hoà đàm. Sự tinh tế nó ở chỗ đó đó cụ. Khi trình độ nhận thức cao thì đề cao cái tôi cho mình là đúng nhưng cũng phải biết hoà hoãn giữ đại cục. Chứ ko phải là nhất nhất cho mình là đúng như thế là ương gàn hâm dở chứ ko phải là khai phóng nữa
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,115
Động cơ
94,739 Mã lực
Website
songiang.vn
Khai phóng tự do cực đoan thì sẽ sinh ra trăm hoa đua nở vô chính phủ ai cũng cho là đúng. Không phép tắc luật lệ thì có mà loạn. Cái giả dối, các ác, cái xấu, cái thực dụng ..lên ngôi thay cho chân thiện mĩ và vì con người?
E tiếp tục phản biện cụ. Càng khai phóng thì càng nhièu luật lệ chứ sao lại ko có luật lệ. Sao cụ lại kết luận bừa thế được. Làm sai là bị phạt, làm sai là ăn kiện ngay chứ ở đó mà ko luật lệ. Đã khai phóng thì làm sao lại tăng cái giả đôi cái ác được. Cơ sở nào cụ kết luận thế. Cái thực dụng chả tốt thì sao. Người nga thông minh nhưng ít tính thực dụng nên cuôis cùng phát triển kém phương tây đó kém cả nhật hàn. Thực dụng là tốt vì con nguoeif có thuẹc dụng mới ham thích sản xuất ham thích tiêu dùng lúc đó kinh tế mới phồn thịnh
 

LiKaShing

Xe điện
Biển số
OF-794429
Ngày cấp bằng
22/10/21
Số km
2,115
Động cơ
94,739 Mã lực
Website
songiang.vn
Khai phóng tự do cực đoan thì sẽ sinh ra trăm hoa đua nở vô chính phủ ai cũng cho là đúng. Không phép tắc luật lệ thì có mà loạn. Cái giả dối, các ác, cái xấu, cái thực dụng ..lên ngôi thay cho chân thiện mĩ và vì con người?
Không khai phóng thì đến một ngày chỉ sợ cái ngày câu chuyện cái bóng đèn lộn ngược của vua nhà nguyễn lại lăp lại đó cụ. Khai phóng để con người có tính phản biện chứ không phải cấp trên bảo thế nào nghe vậy, bố mẹ bảo sao biết nấy. Như thế xã hội chỉ có cấp trên là suy nghĩ thôi còn cấp dưới nó chỉ làm theo nó có cần suy nghĩ đâu. Bảo sao nó làm vậy. Vậy xã hội mất đi một lực lượng lớn biết suy mghix rồi. Nếu ông cấp trên ông ấy suy nghĩ sai thì cấp dưới chết chùm theo ông ấy à. Cụ thấy tai haik chưa.
 

BinhWalker

Xe điện
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,920
Động cơ
22,188 Mã lực
Ở đây cần sự tinh tế cụ nhé. Khai phóng là tốt rồi, sao cụ lại phản đối. Ai bảo cụ cứ khai phóng là vô chính phủ, cụ thấy khi trump và bà clinton cãi nhau chưa ai cũng cho là mình đúng tưởng như sắp diệt nhau đến nơi. Nhưng rồi họ vãn có thể dàn sếp ổn thoả. Nhiểu người bảo họ đóng kịch chỉ trích nhau nhưng hok chỉ trích nhau thật nhưng hok cũng biết điểm dừng và có sự thoả thuận hoà đàm. Sự tinh tế nó ở chỗ đó đó cụ. Khi trình độ nhận thức cao thì đề cao cái tôi cho mình là đúng nhưng cũng phải biết hoà hoãn giữ đại cục. Chứ ko phải là nhất nhất cho mình là đúng như thế là ương gàn hâm dở chứ ko phải là khai phóng nữa
Tư duy biện chứng, phản biện đặt trong quy tắc phương pháp tranh luận Socrates, chứ không hận thù cá nhân
 

firstfriend

Xe tải
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
423
Động cơ
502,675 Mã lực
Cụ vẫn kiên định diễn giải câu đó theo hướng vì lợi, ích kỷ, tiêu cực, tất cả vì mình nhỉ? :) Rồi phủ định hoàn toàn bản thân, dễ sa vào duy ý chí trái quy luật (không tưởng), phi thực tế, vỡ mộng và hại mình.

Cụ thử nghe 1 đoạn cụ Thích Nhất Hạnh viết về thương thân và quán chiếu tự thân (Thương yêu theo phương pháp Bụt dạy):

IMG_1289.jpeg
không dùng Kinh Phật trao đổi phổ thông được đâu bác.
Vì các tầng bậc trong khi trao đổi thì nó có khác nhau, ví dụ: cầu làm người thì khác, cầu quả cõi thiên thì khác (mà trong quả cõi thiên nó có tới mấy chục tầng bậc khác nhau), cầu quả thanh văn khác, cầu quả duyên giác khác, cầu quả Bồ tát khác, cầu quả Phật khác.

Chỉ vì chúng ta không đươc hiểu về việc có các tầng bậc khác nhau nên cứ lấy tầng bậc này ra tranh luận với tàng bậc khác nên cứ mãi không hiểu nhau. Bản thân các tông phái trong Phật giáo cũng còn khó hiểu nhau nữa là.

Ví dụ, em với bác trao đổi, về giáo dục khai phóng, cho đại bộ phận thanh thiếu niên, thì trong đề cương giáo dục khai phóng họ cũng lấy Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm xương sống, trong đó đề ra mục tiêu dạy cho thanh thiếu niên mấy nội dung chính là lý tưởng và đạo đức.. Khi chúng ta trao đổi trên một nền chung thi sẽ dễ hiểu nhau.

Ở đây em chỉ góp phần làm rõ lý tưởng là gì, từ đâu sinh ra và lý tưởng đặt trên cơ sở nền tảng nào. Hệ thống lý luận dựa trên cơ sở Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, và lấy tấm gương ông Cụ ra làm minh họa là dễ hiểu và dễ chấp nhận nhất. Chỗ nào khó thì giải thích bằng Phật pháp, nhưng nói chung là sẽ rất khó hiểu, khó chấp nhận. Vì bản năng chúng ta vì vô minh che lấp nên nặng về phần tình tức là ích kỷ và tham....

Về cơ bản thì trong phần Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không yêu cầu hạn chế tối đa việc quan tâm đến quyền lợi cá nhân mà chỉ yêu cầu : quyền lợi cá nhân phải đặt dưới quyền lợi tập thể, nằm trong quyền lợi tập thể và phải tuyệt đối phục tùng quyền lợi tập thể. Và mục tiêu chính là loại bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Các bác sẽ dễ dàng chấp nhận hơn là việc nói về lý tưởng theo Kinh sách vì nó dành cho tầng bậc hoàn toàn khác chúng ta.
 
Chỉnh sửa cuối:

firstfriend

Xe tải
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
423
Động cơ
502,675 Mã lực
Tư duy biện chứng, phản biện đặt trong quy tắc phương pháp tranh luận Socrates, chứ không hận thù cá nhân
phương pháp đó ra đời trước khi có ông Socrates bác ak. Được sử dụng rộng rãi trong các khai thị thời đức Phật còn tại thế.
Hehe, chắc cụ ấy nghĩ là xã hội không cần GDKP, chỉ cần Hồng Vệ Binh là đủ
Không nên phân biệt bác ak. Bất cứ ai cũng cần đến GDKP vì ai cũng ở trong màn vô minh bị che mất trí huệ. Chỉ là các mức độ khác nhau
Có lẽ nếu đọc về phần "Tình và tưởng phân chia" trong Kinh Lăng Nghiêm thì bác dễ chấp nhận việc phần giáo dục lý tưởng là quan trọng nhât trong GDKP.

link:

trích: Tình và tưởng phân chia

Tình niệm chủ quan là phần trong của con người. Do sự ái nhiễm của vọng tâm mà sanh ra vọng tình. Tình chứa mãi không thôi bèn sanh ra một thứ nước, gọi đó là nước, "ái". Vì vậy mà tâm chúng sanh khi nhớ đến thức ăn thì miệng nước bọt chảy ra, tâm nhớ người thương, con mắt lệ tràn, tâm nhớ giận đứa con hư cũng sụt sùi trào tuôn nước mắt, nước mũi, tâm nghĩ tưởng sự ân ái, hai căn nam nữ tân dịch tiết ra… A Nan ! Ái có nhiều thứ khác nhau nhưng cái tánh ứa nước, chảy nước giống nhau. Tánh ướt thì nặng, tánh nước thì chảy xuống không thể cất lên, đó là tánh tự nhiên của nó

Tưởng niệm khách quan là phần ngoài của con người. Do thèm muốn khát vọng mà phát sanh ra lý tưởng. Tưởng chứa mãi không thôi bèn sanh ra một thứ khí thù thắng. Do vậy, tâm chúng sanh có giữ giới hạnh thanh tịnh thì người nhẹ nhàng sảng khoái, tâm chuyên trì chú ấn thì đôi mắt ngó có thần.....
....
A Nan ! Tưởng có nhiều thứ khác nhau, nhưng cái tánh nhẹ nhàng cất lên thì đồng. Tưởng nhẹ có tánh cất lên là tánh tự nhiên của nó
.......
Tình và tưởng bằng nhau, thì sanh làm người ở nhân gian. Do có phần tưởng sáng suốt nên có chất thông minh, vì có phần tình mê ám nên có lẫn lộn phần ngu độn

Vì vậy giáo dục lý tưởng nó sẽ khai mở phần trí tuệ, giảm bớt sự trói buộc của tình chấp. Như các cụ vẫn cho rằng, phụ nữ tình chấp nặng là một ví dụ.

Còn một số người thì cốt cách khí chất thanh cao, nhẹ nhàng là do có học tập rèn luyện nên phần tưởng nhiều
 

BinhWalker

Xe điện
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,920
Động cơ
22,188 Mã lực
phương pháp đó ra đời trước khi có ông Socrates bác ak. Được sử dụng rộng rãi trong các khai thị thời đức Phật còn tại thế.

Không nên phân biệt bác ak. Bất cứ ai cũng cần đến GDKP vì ai cũng ở trong màn vô minh bị che mất trí huệ. Chỉ là các mức độ khác nhau
Có lẽ nếu đọc về phần "Tình và tưởng phân chia" trong Kinh Lăng Nghiêm thì bác dễ chấp nhận việc phần giáo dục lý tưởng là quan trọng nhât trong GDKP.

link:

trích: Tình và tưởng phân chia

Tình niệm chủ quan là phần trong của con người. Do sự ái nhiễm của vọng tâm mà sanh ra vọng tình. Tình chứa mãi không thôi bèn sanh ra một thứ nước, gọi đó là nước, "ái". Vì vậy mà tâm chúng sanh khi nhớ đến thức ăn thì miệng nước bọt chảy ra, tâm nhớ người thương, con mắt lệ tràn, tâm nhớ giận đứa con hư cũng sụt sùi trào tuôn nước mắt, nước mũi, tâm nghĩ tưởng sự ân ái, hai căn nam nữ tân dịch tiết ra… A Nan ! Ái có nhiều thứ khác nhau nhưng cái tánh ứa nước, chảy nước giống nhau. Tánh ướt thì nặng, tánh nước thì chảy xuống không thể cất lên, đó là tánh tự nhiên của nó

Tưởng niệm khách quan là phần ngoài của con người. Do thèm muốn khát vọng mà phát sanh ra lý tưởng. Tưởng chứa mãi không thôi bèn sanh ra một thứ khí thù thắng. Do vậy, tâm chúng sanh có giữ giới hạnh thanh tịnh thì người nhẹ nhàng sảng khoái, tâm chuyên trì chú ấn thì đôi mắt ngó có thần.....
....
A Nan ! Tưởng có nhiều thứ khác nhau, nhưng cái tánh nhẹ nhàng cất lên thì đồng. Tưởng nhẹ có tánh cất lên là tánh tự nhiên của nó
.......
Tình và tưởng bằng nhau, thì sanh làm người ở nhân gian. Do có phần tưởng sáng suốt nên có chất thông minh, vì có phần tình mê ám nên có lẫn lộn phần ngu độn

Vì vậy giáo dục lý tưởng nó sẽ khai mở phần trí tuệ, giảm bớt sự trói buộc của tình chấp. Như các cụ vẫn cho rằng, phụ nữ tình chấp nặng là một ví dụ.

Còn một số người thì cốt cách khí chất thanh cao, nhẹ nhàng là do có học tập rèn luyện nên phần tưởng nhiều
không dùng Kinh Phật trao đổi phổ thông được đâu bác.
Vì các tầng bậc trong khi trao đổi thì nó có khác nhau, ví dụ: cầu làm người thì khác, cầu quả cõi thiên thì khác (mà trong quả cõi thiên nó có tới mấy chục tầng bậc khác nhau), cầu quả thanh văn khác, cầu quả duyên giác khác, cầu quả Bồ tát khác, cầu quả Phật khác.

Chỉ vì chúng ta không đươc hiểu về việc có các tầng bậc khác nhau nên cứ lấy tầng bậc này ra tranh luận với tàng bậc khác nên cứ mãi không hiểu nhau. Bản thân các tông phái trong Phật giáo cũng còn khó hiểu nhau nữa là.

Ví dụ, em với bác trao đổi, về giáo dục khai phóng, cho đại bộ phận thanh thiếu niên, thì trong đề cương giáo dục khai phóng họ cũng lấy Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm xương sống, trong đó đề ra mục tiêu dạy cho thanh thiếu niên mấy nội dung chính là lý tưởng và đạo đức.. Khi chúng ta trao đổi trên một nền chung thi sẽ dễ hiểu nhau.

Ở đây em chỉ góp phần làm rõ lý tưởng là gì, từ đâu sinh ra và lý tưởng đặt trên cơ sở nền tảng nào. Hệ thống lý luận dựa trên cơ sở Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, và lấy tấm gương ông Cụ ra làm minh họa là dễ hiểu và dễ chấp nhận nhất. Chỗ nào khó thì giải thích bằng Phật pháp, nhưng nói chung là sẽ rất khó hiểu, khó chấp nhận. Vì bản năng chúng ta vì vô minh che lấp nên nặng về phần tình tức là ích kỷ và tham....

Về cơ bản thì trong phần Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không yêu cầu hạn chế tối đa việc quan tâm đến quyền lợi cá nhân mà chỉ yêu cầu : quyền lợi cá nhân phải đặt dưới quyền lợi tập thể, nằm trong quyền lợi tập thể và phải tuyệt đối phục tùng quyền lợi tập thể. Và mục tiêu chính là loại bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Các bác sẽ dễ dàng chấp nhận hơn là việc nói về lý tưởng theo Kinh sách vì nó dành cho tầng bậc hoàn toàn khác chúng ta.
Có lẽ chúng ta quá sa đà vào quan điểm cá nhân rồi, như GDKP nói cái đó mỗi người khác nhau.

Lý tưởng của cụ là triệt tiêu chủ nghĩa cá nhân. Cụ cứ đắm đuối trong cái đó đi, ví dụ ảo tưởng bắt bộ trưởng lương 14 triệu không nhận pb. Xa rời thực tiễn như vậy thì làm sao chống tn được?

Người ta có thể có lý tưởng khác. Ví dụ có thể là Liberté, égalité, fraternité. Hoặc là dân tộc độc lập dân quyền tự do dân sinh hạnh phúc. Hay thương thân & thương người, vạn vật.

Dù lý tưởng thế nào là Phật tử cũng không quên Phật Thích Ca đã từng trải qua các dòng tu khổ hạnh, nhưng sau không khổ hạnh nữa, mà sống như chúng sinh, khất thực ăn cái ăn của chúng sinh hoà mình với chúng sinh.

Khắc kỷ, nghiêm khắc với bản thân là đúng, nhưng đừng khổ hạnh, tự hành hạ bản thân. Kinh nào cũng vậy thôi, lý luận là màu xám, cây đời mãi xanh tươi. Dù lý tưởng của mình thế nào không thể áp đặt vào một thể nhân khác
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,882
Động cơ
558,967 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Có lẽ chúng ta quá sa đà vào quan điểm cá nhân rồi, như GDKP nói cái đó mỗi người khác nhau.

Lý tưởng của cụ là triệt tiêu chủ nghĩa cá nhân. Cụ cứ đắm đuối trong cái đó đi, ví dụ ảo tưởng bắt bộ trưởng lương 14 triệu không nhận pb. Xa rời thực tiễn như vậy thì làm sao chống tn được?

Người ta có thể có lý tưởng khác. Ví dụ có thể là Liberté, égalité, fraternité. Hoặc là dân tộc độc lập dân quyền tự do dân sinh hạnh phúc. Hay thương thân & thương người, vạn vật.

Dù lý tưởng thế nào là Phật tử cũng không quên Phật Thích Ca đã từng trải qua các dòng tu khổ hạnh, nhưng sau không khổ hạnh nữa, mà sống như chúng sinh, khất thực ăn cái ăn của chúng sinh hoà mình với chúng sinh.

Khắc kỷ, nghiêm khắc với bản thân là đúng, nhưng đừng khổ hạnh, tự hành hạ bản thân. Kinh nào cũng vậy thôi, lý luận là màu xám, cây đời mãi xanh tươi. Dù lý tưởng của mình thế nào không thể áp đặt vào một thể nhân khác
Mãi mới có còm dễ hiểu với em, các cụ hạ thấp tầng mây triết lý xuống để mọi người có thể dễ tham gia thảo luận nhé
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,882
Động cơ
558,967 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Một bài viết hay & vô tình PR cho trường School of the Art Institute of Chicago - SAIC, hehe

Vui vì cháu sinh viên phát huy được tiềm năng của mình, giai đình cháu chắc chắn rất tự hào. Hơi buồn vì nước khác, không phải VN, sẽ hưởng lợi từ các giá trị, tinh hoa do những tài năng như cháu tạo ra

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top