[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38
Huyền thoại về bom xuyên GBU-57 của Mỹ có bị hủy hoại?
6 hố bom GBU-57 của Mỹ đã được chứng minh không thể xuyên qua được 90 mét đá granit, để phá hủy cơ sở hạt nhân của Iran; huyền thoại công nghệ GBU-57 bị phá vỡ.


Tiến Minh13/07/2025 09:22
2.jpg
Bom xuyên GBU-57 hiếm và cực đắt được thả từ máy bay ném bom chiến lược B-2. Ảnh Wikipedia
Bom phá boongke GBU-57 của Mỹ có khoan sâu được 90 mét?


Vào rạng sáng ngày 22/6, khi xung đột Iran-Israel đang ở đỉnh điểm của sự căng thẳng, quân đội Mỹ đã phát động chiến dịch với mật danh “Búa đêm (Midnight Hammer)”, huy động 7 chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, thả 14 quả bom xuyên GBU-57, xuống cơ sở hạt nhân Fordow và Natanz của Iran.
Dưới góc độ kỹ thuật, nhiều câu hỏi được đặt ra đó là liệu bom xuyên GBU-57 có phá hủy được nhà máy ngầm của Iran, nằm sâu dưới ngọn núi đá granite tới 90 mét?
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đại tướng Dan Caine, đã tuyên bố một cách công khai rằng, chiến dịch Midnight Hammer, đã đạt được “chiến thắng áp đảo”.
Trong chiến dịch, bảy máy bay ném bom tàng hình B-2 đã cất cánh từ căn cứ trên lãnh thổ Mỹ, băng qua Đại Tây Dương và bay hàng nghìn km. 125 máy bay chiến đấu, đã phối hợp để thực hiện các động tác nghi binh, để những chiếc B-2 hoàn thành nhiệm vụ.

Kế hoạch đã được tính toán kỹ lưỡng, nhóm máy bay ném bom B-2 đã thả tổng cộng 14 quả bom phá boongke (bom xuyên) khổng lồ GBU-57 xuống các cơ sở hạt nhân Fordow và Natanz, mỗi quả nặng 13,6 tấn, với lượng thuốc nổ tương đương 2,54 tấn TNT. Thông tin này nghe có vẻ khá sốc.
1.jpg
Địa hình khu vực nhà máy làm giàu nhiên liệu hạt nhân Fordow đều là đá granit. Ảnh Military Review
Nhưng thực tế đã sớm cho quân đội Mỹ “tỉnh giấc mơ”, khi một quan chức cấp cao của Mỹ đã tiết lộ rằng, cấu trúc chính của cơ sở hạt nhân Fordow vẫn còn nguyên vẹn, chỉ có một số khu vực bị hư hại.
Còn đại biểu quốc hội Iran Menan Raisi thậm chí còn thẳng thừng nói rằng, phía Mỹ đang "phóng đại", khi chỉ có phần trên mặt đất của cơ sở hạt nhân bị hư hại nhẹ và có thể được sửa chữa hoàn toàn. Điều này rất khác với hiệu ứng tấn công "phẫu thuật chính xác", mà quân đội Mỹ đã quảng bá trước đây.

Nhà máy hạt nhân Fordow: Pháo đài vững chắc
Nhà máy hạt nhân Fordow không phải là mục tiêu bình thường, khi được các kỹ sư Iran xây dựng sâu trong núi đá và được bảo vệ cực kỳ tốt. Nhà máy được phủ một lớp bê tông dày 8 mét và lớp thép dày 2 mét, và có bốn lớp công sự bê tông cốt thép ở ngoại vi để gia cố và bảo vệ.
Kelsey Davenport, một chuyên gia từ Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí Mỹ, từ lâu đã cảnh báo rằng bom phá boongke thông thường không thể gây ra thiệt hại đáng kể cho một công trình như vậy.
Ngoài ra, quân đội Iran đã triển khai một tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300, 1 tiểu đoàn tên lửa Buk-M2 và 1 trung đoàn pháo phòng không, cùng với thiết bị gây nhiễu điện tử bảo vệ Fordow; tạo thành một mạng lưới bảo vệ ba chiều với căn cứ, khiến các máy bay chiến đấu, khó có thể bay vào để thả bom.
3.jpg
Bom xuyên GBU-57 nặng 13,6 tấn và được cho là có khả năng xuyên thủng tới 61 mét đất và bê tông. Ảnh Wikipedia

Nhà bình luận quân sự Mỹ Williamson cũng chỉ ra rằng, "B-2 không thể thả bom một cách bình tĩnh, mà không bị can thiệp". Trước đó, cuộc không kích của Israel vào ngày 13/6 đã chứng minh rằng, các cuộc tấn công thông thường có ít tác động đến Fordow và khó có thể làm lung lay hàng phòng thủ vững chắc của nó.

Bom GBU-57 Bunker Buster: Huyền thoại đã bị hủy hoại
GBU-57 đã được quân đội Mỹ chào hàng là "bom phá boongke" và được cho là loại bom có thể xuyên thủng lớp đất dày 60 mét. Nhưng trước cơ sở hạt nhân Fordow, khả năng thực sự của nó đã bị phơi bày.
Quả núi mà căn cứ Fordow trú ẩn, được cấu tạo từ đá granit cứng, hoàn toàn khác với các lớp đất thông thường. Sau khi thử nghiệm thực tế, độ sâu xuyên thủng của bom GBU-57 trong lớp đá này đã giảm mạnh xuống còn dưới 30 mét. Khu vực lõi của cơ sở hạt nhân Fordow nằm ở độ sâu 90 mét, điều đó có nghĩa là cần ít nhất ba quả bom rơi vào cùng một vị trí liên tiếp, để tiếp cận khu vực lõi.

Để đạt được mục tiêu thâm nhập, quân đội Mỹ đã áp dụng chiến lược ném bom bão hòa, sử dụng ba máy bay ném bom B-2 để tấn công lần lượt, hy vọng bù đắp cho sự thiếu chính xác thông qua số lượng.
4.jpg
Ba chiếc máy bay B-2 đã bay thẳng đến trung tâm chương trình hạt nhân của Iran trong chiến dịch Midnight Hammer ngày 22/6, để ném bom GBU-57. Ảnh Military Review
Từ hình ảnh vệ tinh, có hai khu vực va chạm xung quanh Fordow, với ba hố bom ở mỗi khu vực. Điều này cho thấy Không quân Mỹ đã cố gắng thâm nhập vào “trái tim nhà máy”, thông qua ném bom liên tục, nhưng kết quả cuối cùng chỉ là thiệt hại một phần cho mặt đất, và các cơ sở ngầm vẫn còn nguyên vẹn.

Chiến thuật "thâm nhập liên tiếp" mà quân đội Mỹ sử dụng, có thể đã không thành công, đặc biệt là khi những quả bom xuyên phát nổ sớm trong các khối đá. Và công nghệ vũ khí tiên tiến của Mỹ, ngay lập tức biến thành một màn “trình diễn pháo hoa” tốn kém.
Nguyên nhân thất bại của bom xuyên GBU-57:
Sự khác biệt về điều kiện địa chất: Quân đội Mỹ rõ ràng đã đánh giá thấp sự phức tạp về địa chất của ngọn núi ở Fordow, nơi có cơ sở hạt nhân của Iran. Độ cứng của đá granit cao hơn nhiều so với đất đá thông thường, điều này khiến khả năng đâm xuyên của bom phá boongke GBU-57 giảm rất nhiều.
Khi đối mặt với các khối đá cứng như vậy, năng lượng của đâm xuyên của bom bị triệt tiêu nhanh chóng trong quá trình va chạm tốc độ cao với lớp đá granit, nên không thể đạt được độ sâu thâm nhập như tính toán.
Sức mạnh của các cấu trúc bảo vệ: Các cấu trúc bảo vệ gia cố nhiều lớp của cơ sở hạt nhân Fordow, đóng vai trò quan trọng. Các lớp bê tông cốt thép và thép tấm được xếp chồng lên nhau, tạo thành vật cản khó vượt qua.
Ngay cả khi bom GBU-57 có thể xuyên qua các khối đá đến một độ sâu nhất định, các cấu trúc bảo vệ này vẫn làm suy yếu thêm tác động và hiệu ứng nổ của nó, giúp bảo vệ phần thân chính của cơ sở hạt nhân.

5.jpg
Vài ngày trước cuộc tấn công của Không quân Mỹ, Iran có thể đã sơ tán các vật tư quan trọng khỏi Fordow. Ảnh Maxar
Vấn đề độ chính xác của ném bom: Xét theo sự phân bố của các hố bom, độ chính xác ném bom của Không quân Mỹ rõ ràng là không đủ. Kế hoạch ban đầu là sử dụng phương pháp "xuyên thủng tiếp sức", tức là những quả bom GBU-57 tiếp theo, tiếp tục xuyên qua các lỗ của quả bom trước đó. Nhưng trên thực tế là nhiều hố bom xuất hiện tại mỗi điểm ném bom, cho thấy các quả bom tiếp theo không rơi chính xác vào các lỗ của quả bom đầu tiên.
Điều này có thể là do điều kiện chiến trường, định vị mục tiêu không chính xác và các hệ thống phòng không ảnh hưởng đến độ chính xác khi ném bom của máy bay.
Những tác động sau khi Mỹ sử dụng bom GBU-57
Điều chỉnh chiến lược quân sự: Sự thất bại của bom phá boongke GBU-57, chắc chắn sẽ khiến quân đội Mỹ phải đánh giá lại khả năng tấn công các mục tiêu ngầm. Trong tương lai, quân đội Mỹ có thể sẽ tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển vũ khí phá boongke mới, để tìm ra công nghệ xuyên phá hiệu quả hơn.
Đồng thời, khi xây dựng các kế hoạch tác chiến, họ cũng sẽ cân nhắc kỹ lưỡng hơn về tình hình thực tế của mục tiêu, thay vì chỉ dựa vào tính toán lý thuyết của vũ khí.
6.jpg
Hình ảnh vệ tinh ngày 22/6, cho thấy một cặp hố sụt trên sườn núi tại Fordow, nơi nhà máy làm giàu uranium của Iran. Ảnh Maxar
Những thay đổi trong tình hình quốc tế: Đối với Iran, cơ sở hạt nhân Fordow đã chịu được vụ đánh bom xuyên hạng nặng của quân đội Mỹ, điều này đã làm tăng đáng kể sự tự tin của họ vào các cuộc đàm phán quốc tế; cũng như cho thấy khả năng bảo vệ cơ sở hạt nhân của Iran đã được thử thách và họ sẽ tự tin hơn trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hạt nhân của mình, trong các cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ và các nước phương Tây khác.

Đối với Mỹ, sự thất bại của hoạt động này có thể khiến họ phải đối mặt với nhiều nghi ngờ và áp lực hơn trong cộng đồng quốc tế, và khả năng răn đe quân sự của họ cũng sẽ bị suy yếu ở một mức độ nhất định.
Hướng phát triển công nghệ: Việc bom GBU-57 của Mỹ không thể xuyên được qua lớp đá dày, đã chỉ ra một hướng phát triển mới cho công nghệ quốc phòng toàn cầu.
Một mặt, các quốc gia sẽ chú trọng hơn vào nghiên cứu công nghệ bảo vệ cơ sở ngầm, và cách xây dựng hệ thống bảo vệ vững chắc hơn trong điều kiện địa chất phức tạp sẽ trở thành chìa khóa;
Mặt khác, nghiên cứu và phát triển vũ khí xuyên đất sẽ phát triển theo hướng cải thiện khả năng xuyên sâu, thích ứng với các môi trường địa chất khác nhau và cải thiện độ chính xác của đòn tấn công.
Tóm lại, sự thất bại của bom phá boongke GBU-57 của Mỹ, trong vụ tấn công cơ sở hạt nhân Fordow của Iran, không chỉ là thất bại của một hoạt động quân sự, mà còn là sự kiện mang tính bước ngoặt, có tác động sâu sắc đến sự phát triển của công nghệ quân sự toàn cầu và bối cảnh chiến lược quốc tế. Nó cho chúng ta thấy rằng, ngay cả công nghệ quân sự tiên tiến, có vẻ như cũng có thể gặp phải những trở ngại khi đối mặt với môi trường thực tế phức tạp.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38

 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38
Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển Vòm thép "bắt gọn" F-35 từ 500km
Dưới áp lực của Mỹ và NATO, tổ hợp phòng không S-400 mua từ Nga khó có chỗ đứng, Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển hệ thống "Vòm thép" hiệu quả hơn cho mình.


Tuệ Minh13/07/2025 07:20
Sau khi Iran và Israel leo thang quân sự, các hệ thống phòng không một lần nữa thu hút sự chú ý của quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh Tehran chưa đủ khả năng bảo vệ không phận của mình khỏi các cuộc tấn công của Israel.

Kênh truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ Haber 7 đã dành một phóng sự nói về hệ thống phòng không do nước này phát triển, có tên là Celik Kubbe (Steel Dome - Vòm thép), họ đã mời chuyên gia an ninh - Tiến sĩ Iray Gozler đến phân tích khả năng của hệ thống vũ khí này.


Steel Dome là một mạng lưới phòng không hợp nhất rất tinh vi của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Turkiye Gazetesi

Thổ Nhĩ Kỳ không phải là Iran
Ông Gozler tuyên bố rằng một kịch bản như từng xảy ra tại Iran là không thể đối với Thổ Nhĩ Kỳ do công nghệ cảnh báo sớm và radar tiên tiến do Ankara phát triển.
Nhà phân tích lưu ý rằng Iran gặp thiệt hại là do các hệ thống phòng không bị "phân mảnh", một số trong đó đã bị phá hủy, và sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài lỗi thời, khiến nước này dễ bị máy bay tàng hình như F-35 tấn công.
Ngược lại, các hệ thống radar của Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng phát hiện F-35 từ khoảng cách 500 km và xác định rõ chủng loại từ cự ly 400 km, mang lại lợi thế chiến lược.
Tiến sĩ Gozler đã trích dẫn một ví dụ về việc hệ thống radar của Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi máy bay Israel bay qua Syria đến Iraq ngay từ khi chúng cất cánh và các tiêm kích của nước này đã được điều động để chứng minh sự sẵn sàng.


Thổ Nhĩ Kỳ không ngồi yên trước những đòn không kích của Israel trong trường hợp xảy ra xung đột. Ảnh: Adir Sama

Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có lực lượng trên bộ lớn thứ 2 trong NATO. Họ cũng là một trong 5 nước đóng góp kinh phí lớn nhất trong khối.
Tuy nhiên, trong khối NATO, Thổ Nhĩ Kỳ luôn bị xem là "con ngựa chứng" do luôn thể hiện tính độc lập mạnh mẽ. Ankara thường xuyên có những quyết định khác biệt, thậm đi ngược lại quan điểm của người dẫn đầu liên minh là Hoa Kỳ.
Một trong những quyết định khiến NATO nóng mặt và kéo theo nhiều hệ lụy đó là việc mua hệ thống S-400 của Nga. Điều này dẫn đến việc Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 khiến nước này bị chậm đáng kể quá trình hiện đại hóa năng lực không quân.

Vòm thép "tóm gọn" F-35 ở cự ly 500km
Một mặt, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel luôn trong tình trạng căng thẳng, lẽ dĩ nhiên Ankara không như Iran và cũng không thể để Iran có thể gây tổn hại với lực lượng không quân hùng hậu, nòng cốt là F-35.
Chính vì vậy, việc phát triển hệ thống tổ hợp phòng không đa tầng của Thổ Nhĩ Kỳ là bước đi cần thiết. Họ phải tự thực hiện điều đó bằng chính tiềm lực của mình khi khối NATO liên tục gây áp lực khiến việc hợp tác với Nga đi vào bế tắc.

Hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm radar Eralp, có thể bám bắt mục tiêu cách xa tới 400 km, trong khi tên lửa phóng từ trên không của Israel có tầm bắn khoảng 230 km, khiến phương tiện mang chúng trở nên dễ bị tấn công.

Hệ thống này sử dụng radar chủ động nhiều lớp, bao phủ tới 1.500 km và tích hợp cả công nghệ laser, phạm vi của vũ khí laser đã tăng từ 1,5 lên 50 km.

Những thành phần cấu thành mạng lưới "Vòm thép" của Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Turkiye Gazetesi
Tiến sĩ Gozler nhấn mạnh rằng Vòm thép không chỉ bảo vệ không phận mà còn cả đất liền và vùng biển lãnh hải, tạo ra một mạng lưới không thể xuyên thủng, cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ "chủ quyền trên không" mà Iran đã mất và biến nước này trở thành một trong những quốc gia an toàn nhất khu vực.


Theo Breaking Defense, Steel Dome là một hệ thống tập trung vào mạng lưới với trí tuệ nhân tạo, tích hợp các radar tinh vi như hệ thống điều khiển RADNET và HAKIM, cũng như tên lửa Hisar, Siper và Gurz.
Chuyên gia Can Kasapoglu lưu ý rằng Vòm thép được thiết kế để phòng thủ chống lại máy bay không người lái, tên lửa và chiến đấu cơ ở mọi độ cao và tầm bắn, điều này phân biệt nó với Iron Dome của Israel, tập trung vào việc đánh chặn tên lửa tầm ngắn.
Các tập đoàn Aselsan, Roketsan và TUBITAK SAGE đang phát triển các thành phần, bao gồm cơ sở hạ tầng đám mây và hệ thống định vị vệ tinh KASIF, sẽ được ra mắt vào tháng 12 năm 2024. Việc hệ thống được tích hợp các nền tảng trên biển và trên bộ, tạo ra một bức tranh thống nhất về tình hình trên không theo thời gian thực.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38

 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38
UAV - Cơn ác mộng của các binh lính ở Ukraine
Thứ Sáu, 06:04, 18/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Cuộc xung đột ở Ukraine đang dần trở thành cuộc giao tranh sử dụng UAV nhiều nhất từ trước đến nay. Bất kỳ phương tiện nào hoạt động gần tiền tuyến hiện đều trở thành mục tiêu dễ dàng.

Tử địa UAV ở Ukraine

"Máy bay không người lái. Chỉ toàn là máy bay không người lái. Rất nhiều máy bay không người lái". Một chỉ huy trung đội của Ukraine mệt mỏi nói trong lúc được sơ tán khỏi tiến tuyến vì lý do y tế, phản ánh bản chất thay đổi của tác chiến hiện đại.
UAV cảm tử. UAV trinh sát. UAV ném bom. UAV tiêu diệt các UAV khác. Những phương tiện này dày đặc trên bầu trời. Giá thành rẻ và khả năng sát thương cao là những lý do khiến Ukraine tin rằng họ có thể sử dụng chúng để ngăn cản đà tiến công của quân đội Nga trong năm nay và lâu hơn nữa, các chỉ huy, quan chức và nhà sản xuất vũ khí của Ukraine nhận định.
uav - con ac mong cua cac binh linh o ukraine hinh anh 1


UAV lai tên lửa Peklo do Ukraine sản xuất. Ảnh: Reuters
Binh lính Ukraine gọi dải đất rộng dày đặc UAV rộng khoảng 10km trên chiến tuyến là "tử địa" bởi các UAV được điều khiển từ xa do hai bên triển khai có thể nhanh chóng phát hiện và vô hiệu hóa mục tiêu,

Cuộc xung đột ở Ukraine đang dần trở thành cuộc giao tranh sử dụng UAV nhiều nhất từ trước đến nay, làm suy giảm nhất định khả năng của Nga trong việc tận dụng các lợi thế truyền thống về quân số, pháo và xe tăng, 2 chỉ huy chiến trường của Ukraine cho hay.
Bất kỳ phương tiện lớn nào hoạt động gần tiền tuyến hiện đều trở thành mục tiêu dễ dàng, đồng nghĩa với việc Nga không thể tiến công nhanh chóng bằng các đoàn xe bọc thép như họ từng thực hiện vào năm 2022, các chỉ huy và người sáng lập hệ thống OCHI - nơi tổng hợp tín hiệu video từ hơn 15.000 người điều khiển UAV của quân đội Ukraine ngoài mặt trận, cho hay.
"Đối phương nhìn thấy bạn một cách rõ ràng. Dù bạn ở đâu, lái gì, họ đều trông thấy", người sáng lập OCHI - Oleksandr Dmitriev nói.
Theo các chỉ huy Ukraine, trước tình hình đó, Nga đã điều chỉnh chiến thuật, chuyển sang tấn công theo từng nhóm nhỏ 5 - 6 người, đi bộ hoặc di chuyển bằng xe máy hay xe địa hình nhằm dụ Ukraine để lộ vị trí khai hỏa, sau đó tiến hành tấn công bằng UAV.
Dù chiến thuật thay đổi, các lực lượng của Nga vẫn chiếm ưu thế và từng bước tiến công chậm mà chắc tại các mặt trận phía Đông và phía Bắc Ukraine. Nga cũng bắt kịp công nghệ UAV sau thời gian đầu bị tụt lại và hiện vẫn đang sản xuất hàng triệu UAV mỗi năm, các nhà phân tích quân sự cho hay.
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo châu Âu đang cố gắng diễn giải thông báo của Tổng thống Donald Trump tuần này rằng Washington sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine qua NATO còn châu Âu sẽ thanh toán cho các vũ khí đó. Hiện nhiều chi tiết vẫn chưa rõ, bao gồm loại, số lượng vũ khí, tốc độ chuyển giao và phương thức thanh toán.
Nhiều ý kiến đã nhấn mạnh vai trò quyết định của UAV trong việc cân bằng tương quan lực lượng và giúp Ukraine tự chủ hơn. Họ cũng nhắc đến sự hỗ trợ quân sự ngày càng tăng từ các đồng minh châu Âu.
“Chúng tôi có thể cầm cự được nhiều tháng. Nếu chuyện đó xảy ra vào năm 2023 hay 2024, tình hình sẽ tồi tệ hơn nhiều. Chúng tôi chỉ có thể nói về số ngày và số tuần”, ông Oleksandr Kamyshin - cố vấn chiến lược và chuyên gia vũ khí của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói khi được hỏi về viễn cảnh Mỹ ngừng viện trợ.
Chuyên gia quân sự Ba Lan Konrad Muzyka, người đã nhiều lần đến tiền tuyến, cho biết Ukraine hiện đang tập trung làm suy yếu sức tấn công của Nga do chưa đủ khả năng phát động phản công quy mô lớn. Ông cho rằng trong một cuộc xung đột kéo dài, Ukraine sẽ gặp khó khăn do thiếu hụt nhân lực, trong khi Nga vẫn sở hữu nguồn lực vượt trội. Dù UAV đang làm thay đổi cục diện chiến trường song chuyên gia này cảnh báo không nên quá đề cao khả năng thay thế của chúng so với pháo binh truyền thống.
“Để gây ra thiệt hại tương đương một quả đạn pháo, chúng ta cần phóng hàng chục UAV. Chúng có thể lấp đầy một phần khoảng trống, giúp giảm sức ép nhưng không thể thay thế các hệ thống pháo", ông Konrad Muzyka đánh giá.
UAV Ukraine sap bi UAV Nga dam va tu tren cao -bo quoc fong Nga.jpg

UAV Nga hạ gục hàng chục mục tiêu Ukraine trên bộ và trên không

VOV.VN - Clip tổng hợp sau của Bộ Quốc phòng Nga ghi cảnh UAV Nga diệt một loạt mục tiêu trên bộ của Ukraine (gồm công sự, xe quân sự) cũng như chủ động đâm va vào UAV cỡ lớn của Ukraine.
Cơn ác mộng của các binh lính
Máy bay không người lái là cơn ác mộng đối với những ai đang ở trong "tử địa" dọc 1.000km tiền tuyến Ukraine. Các UAV trinh sát từ cả hai bên trông giống như những chiếc máy bay thu nhỏ, được làm từ nhựa hoặc xốp, gắn những loại camera tối tân, có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách hàng km. Chúng bay lơ lửng trên tiền tuyến, truyền hình ảnh về sở chỉ huy theo thời gian thực.
Các UAV này cũng tìm mục tiêu cho các đội UAV ném bom và UAV cảm tử với một số phương tiện được gắn đầu đạn RPG xuyên giáp có thể lao thẳng vào các binh lính, xe tăng hoặc các hệ thống vũ khí khác.
Một chỉ huy trung đội có biệt danh là Atom, 35 tuổi - người đang được sơ tán khỏi chiến trường, cho biết binh lính hai bên giờ đây đều xem UAV là mối đe dọa lớn nhất, chứ không phải pháo, mìn và những cuộc giao tranh trực tiếp như hồi đầu xung đột.
Theo ước tính của Ukraine, UAV chiếm 69% các đợt tấn công nhằm vào binh lính Nga và 75% số cuộc tấn công nhắm vào các phương tiện, khí tài. Trong khi đó, pháo chỉ chiếm khoảng 18% số vụ tấn công vào bộ binh Nga và 15% vào các thiết bị, còn súng cối chiếm tỉ lệ thấp hơn nữa.
Cuộc chạy đua UAV đã thúc đẩy nhiều đổi mới khi cả hai bên triển khai UAV cự ly ngắn dùng cáp quang không thể bị gây nhiễu điện tử, cũng như UAV đánh chặn, chuyên săn và phá hủy UAV trinh sát và UAV tấn công của đối phương.
Theo cựu chỉ huy lực lượng UAV của Ukraine Vadym Sukharevskyi, Kiev đặt mục tiêu sản xuất 30.000 UAV tầm xa trong năm nay, được thiết kế để tấn công sâu trong lãnh thổ Nga, nhằm vào kho vũ khí và cơ sở hạ tầng năng lượng. Ông cho biết chi phí trung bình của một UAV tấn công tầm xa dao động từ 50.000 đến 300.000 USD, rẻ hơn khoảng 10 lần so với tên lửa cùng tầm bắn, dù đầu đạn của UAV nhỏ hơn. Theo ông, Ukraine phát triển loại UAV này “chính là vì không đủ tên lửa”.
Cố vấn Kamyshin của Tổng thống Zelensky cho rằng: “Không thể thắng một cuộc xung đột lớn nếu chỉ phòng thủ”. Theo ông, các đòn tấn công bằng UAV tầm xa là “một trong những quân bài chính mà Ukraine có thể dùng đối phó với Nga hiện nay”.
Sự phụ thuộc vào Patriot và tình báo Mỹ
Tổng thống Zelensky cho biết, công nghiệp quốc phòng Ukraine đang phát triển nhanh chóng, hiện chiếm khoảng 40% lượng vũ khí và trang thiết bị được sử dụng, bao gồm cả UAV. Ông đặt mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 50% trong 6 tháng tới.
Kiev cũng chủ động đa dạng hóa nguồn cung và nhận được ngày càng nhiều đạn dược từ các đồng minh châu Âu. Theo Viện Kinh tế Kiel (Đức), tính đến tháng trước, lần đầu tiên kể từ tháng 6/2022, tổng viện trợ quân sự của châu Âu cho Ukraine đã vượt Mỹ, đạt 72 tỷ euro, so với 65 tỷ euro từ Washington.
Viện này cho biết dòng viện trợ thay đổi đáng kể vào tháng 3 và 4 khi Mỹ chưa phê duyệt thêm gói hỗ trợ mới, trong khi châu Âu tăng cường viện trợ. Dù Washington vẫn là nhà cung cấp đạn pháo lớn nhất cho Kiev nhưng châu Âu đang mở rộng năng lực sản xuất và mua hàng trăm nghìn quả đạn pháo từ cả trong và ngoài châu lục.
Trong khoảng 420.000 quả đạn pháo mà Ukraine nhận được từ đầu năm đến giữa tháng 5, chỉ có 160.000 quả đến từ Mỹ, một nguồn tin an ninh châu Âu giấu tên tiết lộ. Ông Kamyshin cho biết Ukraine tự sản xuất khoảng 2,4 triệu quả đạn pháo trong năm 2024, chủ yếu là đạn cối cỡ nhỏ. Tuy vậy, theo các nhà phân tích quân sự, Ukraine vẫn phụ thuộc lớn vào Mỹ trong lĩnh vực phòng không và chia sẻ tình báo.
Kiev đặc biệt cần hệ thống phòng thủ Patriot của Mỹ để có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo, vốn được Nga sử dụng ngày càng thường xuyên hơn. Tính đến tháng 4 năm nay, Ukraine chỉ có 7 tổ hợp Patriot hoạt động, trong khi Tổng thống Zelensky từng đề nghị cung cấp 25 hệ thống để nâng cao năng lực phòng không.
Ngoài ra, theo Viện Nghiên cứu An ninh Liên minh châu Âu (EUISS), các đòn tấn công bằng UAV tầm xa và tên lửa thường phụ thuộc vào dữ liệu vệ tinh tình báo của Mỹ. Nếu Washington ngừng chia sẻ, các nước châu Âu chỉ có thể thay thế một phần nhỏ.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38
Tên lửa siêu vượt âm Blackbeard biến HIMARS thành vũ khí tầm xa tối thượng
Thứ Sáu, 05:20, 18/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 HIMARS từng chứng minh sức mạnh trên chiến trường Ukraine sắp được nâng cấp với tên lửa siêu vượt âm Blackbeard, hứa hẹn thay đổi cục diện tác chiến trong thời đại mới.

Một trong những bước ngoặt đáng chú ý gần đây là quyết định của quân đội Mỹ tích hợp tên lửa siêu vượt âm Blackbeard vào hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 HIMARS. Trong bối cảnh chiến tranh hiện đại không ngừng biến đổi, việc nâng cấp các hệ thống vũ khí tầm xa trở thành yêu cầu cấp thiết đối với mọi cường quốc quân sự.
Quyết định này của quân đội Mỹ được xem là cú hích chiến lược, giúp HIMARS chuyển mình từ một hệ thống hiệu quả trên chiến trường Ukraine trở thành vũ khí tấn công tầm xa mang tính cách mạng.
ten lua sieu vuot am blackbeard bien himars thanh vu khi tam xa toi thuong hinh anh 1


Hệ thống Pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) của trong một cuộc tập trận bắn đạn thật tại Estonia. Ảnh: National Security JournalUkraine – bệ phóng danh tiếng cho HIMARS
M142 HIMARS là hệ thống pháo phản lực cơ động cao do Mỹ phát triển, có khả năng phóng nhiều loại tên lửa dẫn đường với độ chính xác cao. HIMARS nổi bật bởi tính linh hoạt, khả năng triển khai nhanh, cùng với chiến thuật “bắn và rút” giúp hệ thống này tránh bị phản công ngay sau khi khai hỏa.

Tại Ukraine, HIMARS đã thể hiện vai trò quyết định trong nhiều chiến dịch, từ phá hủy cầu Antonivka tại Kherson đến tiêu diệt các kho đạn, sở chỉ huy và căn cứ tiếp viện của Nga. Chính nhờ hiệu quả này, HIMARS đã trở thành vũ khí được săn đón bởi nhiều quốc gia NATO, đặc biệt là các nước Baltic và Ba Lan – những quốc gia đang đối mặt với sức ép địa chính trị từ Nga.
Tên lửa Blackbeard: Bước tiến vượt bậc về công nghệ
Được công ty Castelion phát triển, tên lửa Blackbeard là loại tên lửa siêu vượt âm có tốc độ trên Mach 5 (hơn 6.000 km/h). Không giống với các tên lửa hành trình thông thường, Blackbeard có khả năng cơ động linh hoạt trong khí quyển, giúp né tránh các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại. Điều này khiến nó trở thành vũ khí lý tưởng để tiêu diệt các mục tiêu kiên cố, di động hoặc được bảo vệ nghiêm ngặt.
Tên lửa Blackbeard GL dự kiến sẽ được tích hợp trực tiếp lên hệ thống phóng hiện có của HIMARS mà không cần thay đổi thiết kế nền tảng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng cường sức mạnh tấn công tầm xa cho lực lượng mặt đất mà không cần đầu tư vào các hệ thống mới phức tạp.
Theo thông báo từ Lầu Năm Góc, quá trình phát triển tên lửa Blackbeard sẽ được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là phát triển nguyên mẫu để thử nghiệm chứng minh khái niệm vào đầu năm 2026. Nếu thành công, Castelion sẽ phải bàn giao ít nhất 10 mẫu tên lửa Blackbeard GL sẵn sàng cho thử nghiệm phóng thực tế từ HIMARS vào cuối năm tài khóa 2026.
Dự kiến năm 2027 sẽ diễn ra buổi bắn thử đạn thật, trước khi tên lửa này được đưa vào triển khai trên chiến trường trong khoảng năm 2028. So với các vũ khí siêu vượt âm khác như LRHW – vốn có tầm bắn trên 2.700 km, Blackbeard có tầm bắn ngắn hơn nhưng lại linh hoạt hơn và chi phí thấp hơn rất nhiều.
phao_himars_o_donetsk.jpg

Cách Ukraine vận hành hệ thống HIMARS sau khi mất nguồn tin tình báo Mỹ

VOV.VN - Việc Mỹ ngừng cung cấp dữ liệu tình báo quan trọng để xác định tọa độ mục tiêu đã buộc Ukraine phải chuyển sang các nguồn thay thế để chỉ điểm cho các cuộc tấn công chính xác, bao gồm cả các cuộc tấn công bằng hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao HIMARS do Washington cung cấp.
HIMARS và Blackbeard: Cặp đôi hoàn hảo
Việc kết hợp HIMARS với tên lửa Blackbeard mang lại lợi thế chiến thuật đáng kể cho quân đội Mỹ và các đồng minh. Nếu như trước đây HIMARS có thể bắn các loại đạn tiêu chuẩn với tầm bắn 80km hoặc tên lửa chiến thuật ATACMS với tầm 300 km, thì với Blackbeard, khả năng tấn công sẽ được mở rộng hơn nữa cả về khoảng cách và mục tiêu.
Blackbeard GL được thiết kế để tấn công mục tiêu kiên cố và di động, bao gồm cả hệ thống radar, trung tâm chỉ huy, kho đạn hoặc thậm chí là xe bọc thép đang cơ động. Tốc độ Mach 5 giúp rút ngắn thời gian phản ứng và khiến đối phương gần như không kịp đối phó. Đồng thời, HIMARS vẫn giữ được ưu điểm "bắn rồi rút", đảm bảo tính sống còn trên chiến trường.
Sự xuất hiện của HIMARS nâng cấp sẽ tạo ra sức ép lớn lên đối thủ tiềm tàng như Nga, đồng thời củng cố thế phòng thủ của NATO. Các nước như Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan đã đặt hàng thêm HIMARS và coi đây là thông điệp răn đe đối với Moscow.
Bộ trưởng Quốc phòng Estonia, ông Hanno Pevkur, nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn thể hiện rằng Estonia đã sẵn sàng cho mọi kịch bản xấu nhất”. Với Blackbeard, những hệ thống HIMARS tại Đông Âu sẽ không còn chỉ là vũ khí phản ứng, mà sẽ trở thành công cụ tấn công phủ đầu đầy sức nặng trong chiến lược quân sự của NATO.
Chiến tranh hiện đại: Cuộc đua của vũ khí siêu thanh
Trong cuộc cạnh tranh công nghệ quân sự toàn cầu, vũ khí siêu thanh được xem là biểu tượng mới của ưu thế chiến lược. Nga đã có tên lửa Kinzhal, Zircon và mới đây nhất là tên lửa siêu thanh Oreshnik có tốc độc Mach 10; Trung Quốc có DF-17, còn Mỹ đang từng bước theo đuổi thế cân bằng với nhiều dự án song song như LRHW và Blackbeard GL.
Điểm khác biệt nằm ở chỗ Blackbeard nhắm tới chiến trường chiến thuật, không phải chỉ phục vụ răn đe hạt nhân. Đây là bước đi thông minh giúp Mỹ vừa duy trì ưu thế công nghệ, vừa tạo ra mạng lưới hỏa lực có thể triển khai linh hoạt trên toàn cầu.
Việc tích hợp tên lửa Blackbeard siêu vượt âm vào HIMARS không chỉ là một nâng cấp kỹ thuật, mà còn là tuyên ngôn chiến lược của Mỹ và đồng minh. Từ một hệ thống pháo phản lực cơ động vốn đã chứng minh hiệu quả tại Ukraine, HIMARS nay được tiếp sức bằng công nghệ đột phá để vươn tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Blackbeard không thay thế các vũ khí chiến lược tầm xa như LRHW, nhưng nó tạo nên một lớp phòng thủ - tấn công mới ở tầm trung, đủ sức làm thay đổi cán cân lực lượng tại bất kỳ điểm nóng nào trên thế giới. Vũ khí từng khiến Nga phải loay hoay với cầu phao giờ đây có thể trở thành đòn đánh phủ đầu trên mọi chiến trường. Trong thế giới chiến tranh hiện đại, nơi thời gian và tốc độ quyết định sự sống còn, HIMARS với Blackbeard chính là câu trả lời – nhanh, mạnh và không thể ngăn chặn.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
661
Động cơ
87,917 Mã lực
Tuổi
38
Dự án phát triển X-plane dùng công nghệ “stop/fold” bước vào giai đoạn 2
Thứ Năm, 06:48, 17/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Máy bay cánh quạt nghiêng V-22 Osprey vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong quân đội Mỹ, nhưng dự án X-plane đặt ra mục tiêu đầy tham vọng để mang đến những đổi thay lớn.

Cơ quan Các dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) đã chọn Bell Textron cho giai đoạn hai của chương trình Speed and Runway Independent Technologies (SPRINT). Mục tiêu của chương trình này là hoàn thiện thiết kế, chế tạo, thử nghiệm trên mặt đất và chứng nhận cho nguyên mẫu của máy bay X-plane.




















du an phat trien x-plane dung cong nghe stop fold buoc vao giai doan 2 hinh anh 1

Hình ảnh phác họa máy bay X-Plane. Ảnh: Bell Textron.


















https://ad.doubleclick.net/ddm/trackclk/N993452.4029011ADBRO5/B33737032.425733846;dc_trk_aid=618237744;dc_trk_cid=238824228;dc_lat=;dc_rdid=;tag_for_child_directed_treatment=;tfua=;gdpr=$%7BGDPR%7D;gdpr_consent=$%7BGDPR_CONSENT_755%7D;ltd=;dc_tdv=1
Mục tiêu đặt ra là chế tạo nguyên mẫu X-plane phải có khả năng bay với tốc độ từ 400 - 450 hải lý/giờ (740km/giờ đến 832km/giờ) ở độ cao mong muốn, cùng với khả năng bay lơ lửng trong môi trường khắc nghiệt.
Trong hai giai đoạn của giai đoạn đầu tiên, 1A và 1B, Bell đã hoàn thành các nỗ lực thiết kế ý tưởng và sơ bộ cho máy bay SPRINT X-plane.

Giai đoạn thứ hai của chương trình bao gồm thiết kế và chế tạo chi tiết máy bay, trong khi giai đoạn thứ ba sẽ bao gồm thử nghiệm bay.
Máy bay cánh quạt nghiêng
Việc DARPA bật đèn xanh cho việc chế tạo và thử nghiệm máy bay X-Plane là một cú hích lớn cho Bell, và một khi được đưa vào sử dụng, nó có thể giúp ích rất nhiều cho lực lượng vũ trang Mỹ.
Mỹ hiện đang sử dụng máy bay cánh quạt như V-22 Osprey, nhưng chương trình X-Plane đặt mục tiêu đẩy giới hạn lên cao hơn nữa.
Mỹ cũng đang tiến hành việc nâng cấp hộp số V-22 Osprey, và theo các báo cáo được công bố đầu năm nay, máy bay này sẽ không thể hoạt động hoàn toàn trở lại cho đến năm 2026.
Quân đội Nhật Bản gần đây đã bắt đầu triển khai một phi đội Osprey tại căn cứ mới mở để tăng cường khả năng phòng thủ. Tuy nhiên, đã có nhiều tranh luận về hiệu quả của loại máy bay, đặc biệt là sau khi V-22 Osprey gặp phải một số sự cố.
Osprey có thể đạt tốc độ tối đa 565 km/giờ và thiết kế cánh quạt nghiêng độc đáo cho phép nó cất cánh theo phương thẳng đứng. Hơn nữa, khả năng gập lại của cánh quạt cho phép nó được cất giữ trên tàu sân bay và thậm chí có thể được trang bị với số lượng lớn trên tàu sân bay hoặc tàu tấn công. Máy bay cũng có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, cho phép nó thực hiện các nhiệm vụ đường dài.
Mỹ và Nhật Bản đã sử dụng Osprey trong các hoạt động của họ, nhưng X-plane được kỳ vọng sẽ nhanh hơn và tốt hơn.
may bay my cat ha canh trong dem.jpg

“Chim ưng biển” V-22 Osprey diễn tập cất/hạ cánh trong đêm

VOV.VN - Với khả năng chuyên chở lượng hàng hóa lớn và khả năng cất/hạ cánh ở nhiều loại địa hình, V-22 Osprey thường được dùng trong hoạt động cứu hộ-cứu nạn. Vì động cơ có thể xoay 90 độ, V-22 Osprey vừa có thể cất cánh thẳng đứng như trực thăng, vừa có thể hoạt động như máy bay động cơ cánh quạt.
X-plane sử dụng công nghệ “stop/fold”
Một máy bay cánh quạt nghiêng kết hợp hiệu suất thẳng đứng của trực thăng với tốc độ và tầm bay của máy bay cánh cố định.
Dự án SPRINT là nỗ lực chung của DARPA/Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Mỹ nhằm mục đích chế tạo một chiếc X-plane. Chương trình đã bước vào giai đoạn một vào tháng 11/2023, và vào tháng 5/2024, Aurora Flight Sciences và Bell Textron đã được trao hợp đồng cho giai đoạn 1B.
Vào ngày 9/7 vừa qua, DARPA đã trao kinh phí cho Bell cho giai đoạn hai của chương trình SPRINT.
"Bell rất vinh dự khi được lựa chọn cho giai đoạn tiếp theo chương trình SPRINT của DARPA và rất hào hứng được trình diễn một chiếc máy bay hoàn toàn mới với công nghệ dừng/gập đầu tiên", Jason Hurst, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Kỹ thuật của Bell nói.
Trong một thông cáo báo chí, Bell Textron cho biết họ đã hoàn thành các hoạt động giảm thiểu rủi ro đáng kể, bao gồm trình diễn công nghệ cánh quạt gập được, hệ thống động lực tích hợp, và kiểm soát bay tại Căn cứ Không quân Holloman, đồng thời thử nghiệm trong hầm gió tại Viện Nghiên cứu Hàng không Quốc gia thuộc Wichita State University.
Theo The Warzone, công nghệ “stop/fold” của Bell bao gồm một cánh quạt nghiêng dùng để bay lơ lửng và cất/hạ cánh thẳng đứng, sau đó có thể gập lại để giảm lực cản, trong khi động cơ phản lực sẽ đảm nhiệm lực đẩy về phía trước để đạt tốc độ cao hơn.
Bell từng quảng bá mẫu X-plane này như một hệ thống không người lái, có thể hoạt động trên biển, thực hiện các nhiệm vụ trong khu vực khó tiếp cận như Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Ngoài chương trình SPRINT, Bell còn đang tham gia phát triển các mẫu máy bay thế hệ tiếp theo khác, nổi bật là V-280 Valor - mẫu máy bay đã được Lục quân Mỹ chọn cho chương trình Tấn công tầm xa tương lai (FLRAA). Lục quân hiện đang đẩy nhanh tiến độ chương trình này.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top