[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38



 
Chỉnh sửa cuối:

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38
Các nhà sản xuất vũ khí Ukraine tìm nơi “trú ẩn an toàn” giữa làn đạn
Thứ Ba, 11:58, 22/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Để tránh các cuộc không kích của Nga, nhiều công ty quốc phòng Ukraine đang tìm cách chuyển sang sản xuất tại châu Âu, vừa đảm bảo an toàn, vừa mở đường tích hợp công nghiệp quốc phòng với NATO.

Đưa công nghệ vũ khí hướng Tây

Lần đầu tiên, công nghệ vũ khí thời chiến của Ukraine đang trên đường đến phương Tây.
“Tôi tin rằng các dự án hợp tác này là cơ hội thực sự đầu tiên để ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine mở rộng ra nước ngoài”, Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu khi công bố một thỏa thuận mới với Đan Mạch hôm 4/7. “Thỏa thuận này liên quan đến UAV và nhiều loại vũ khí thiết yếu khác”.
Cùng ngày, Bộ trưởng Các ngành chiến lược Herman Smetanin cho hay thỏa thuận “mở ra con đường xây dựng cơ sở sản xuất quốc phòng Ukraine trên lãnh thổ Đan Mạch”.

cac nha san xuat vu khi ukraine tim noi tru an an toan giua lan dan hinh anh 1



Bộ trưởng Các ngành chiến lược Ukraine Herman Smetanin (trái) và Bộ trưởng Công nghiệp Đan Mạch Morten Bodskov ký thỏa thuận cho phép các công ty quốc phòng Ukraine mở cơ sở sản xuất tại Đan Mạch, ngày 4/7/2025. Ảnh: FB Herman Smetanin
Hình thức đồng sản xuất này nằm trong loạt thỏa thuận hợp tác giữa Ukraine và các quốc gia châu Âu – vừa nhằm giúp các công ty Ukraine sản xuất ngoài lãnh thổ đang bị không kích hàng ngày, vừa tạo cơ hội để các công ty quốc phòng và công nghệ châu Âu tiếp cận các công nghệ chiến trường mới nhất do Ukraine phát triển.
Ông Ihor Fedirko, cựu quan chức Bộ Các ngành chiến lược, hiện là người đứng đầu Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Ukraine cho biết, phần lớn vũ khí sản xuất theo chương trình hợp tác sẽ được chuyển trở lại Ukraine và quyền sở hữu trí tuệ cũng sẽ được giữ lại trong nước.
Một số nhà sản xuất UAV của Ukraine đã có cơ sở lắp ráp ở nước ngoài từ trước khi chính phủ áp đặt kiểm soát xuất khẩu sau khi ban bố thiết quân luật. Các công ty thế hệ đầu như DeViRo và Skyeton, được thành lập hơn 10 năm trước, đã mở nhà máy ở EU trước năm 2022.
Các quy định kiểm soát xuất khẩu phi chính thức trong 3 năm qua đã khiến phần lớn công nghệ quân sự mới – trong đó có nhiều sản phẩm tiên tiến và hiệu quả – không thể ra khỏi Ukraine. Điều này gây nhiều khó khăn cho các nhà sản xuất nội địa, trong khi các công ty nước ngoài thu lợi từ công nghệ được thiết kế và thử nghiệm tại Ukraine, còn họ chỉ có thể bán cho quân đội trong nước vốn thiếu ngân sách.
“Cần phải nói thẳng rằng xuất khẩu công nghệ quân sự luôn bị kiểm soát – chưa có quốc gia nào trên thế giới tự do xuất khẩu vũ khí như người ta phân phát bánh mì cả. Chúng tôi cũng không ngoại lệ. Nhưng điều đáng nói là đã đến lúc cho phép các công ty trong nước được xuất khẩu một phần, dù là đơn hàng nhỏ và chỉ với các quốc gia đã ký thỏa thuận an ninh với Ukraine”, ông Fedirko nói.
Trong trường hợp của Đan Mạch, khoảng 5% sản phẩm cuối cùng sẽ được giữ lại cho các công ty chủ nhà. Đây được xem là cách giúp họ tích lũy kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và thử nghiệm các sản phẩm vũ khí.
Từ viện trợ đến đồng sản xuất
Đan Mạch là quốc gia đầu tiên tài trợ trực tiếp cho các công ty khởi nghiệp quốc phòng Ukraine từ năm 2024 và cũng là nước đầu tiên chính thức khởi động chương trình cho phép các doanh nghiệp Ukraine xây dựng nhà máy tại lãnh thổ của mình. Phía Đan Mạch hy vọng chương trình này sẽ giúp phát triển ngành công nghiệp quốc phòng lâu dài trong nước, đồng thời tăng tốc hỗ trợ Ukraine.
“Kể từ khi ông Trump tái đắc cử, mọi thứ đã thay đổi. Trước đó, các nước Bắc Âu giúp Ukraine đơn giản vì muốn giúp. Còn bây giờ, là vì chính họ bắt đầu cảm thấy lo ngại”, ông Esben Gadsboll, nhà sáng lập một công ty khởi nghiệp Đan Mạch, người dẫn dắt chương trình Defense Innovation Highway đóng vai trò kết nối giữa Đan Mạch và Ukraine cho biết. Mối lo này xuất phát từ xung đột kéo dài giữa Nga và Ukraine, trong bối cảnh Mỹ đang dần thu hẹp các cam kết với NATO.
cac nha san xuat vu khi ukraine tim noi tru an an toan giua lan dan hinh anh 2

Binh sĩ Ukraine phóng UAV Vampire tại hướng Zaporizhzhia, Ukraine, ngày 28/4/2025. Ảnh: Ukrinform
Ông Eric Wanscher, sĩ quan dự bị của Không quân Đan Mạch và hiện điều hành trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp Erhvervshus Fyn cho biết chính phủ Đan Mạch đã cấp 50 triệu euro cho chương trình đưa các công ty Ukraine vào hoạt động tại các nhà máy nước này. Ông Wanscher là người phụ trách kết nối các doanh nghiệp Ukraine và các đơn vị chủ nhà của Đan Mạch.
“Theo quan điểm cá nhân tôi, việc sản xuất diễn ra ở Đan Mạch là điều rất quan trọng. Chúng tôi sẽ học được cách sản xuất, còn phía Ukraine có thêm năng lực, vì họ được sản xuất trong môi trường an toàn hơn”, ông Wanscher chia sẻ.
Tại Ukraine, các nhà máy liên tục là mục tiêu không kích, khiến việc sản xuất vũ khí – đặc biệt là các hệ thống phức tạp hoặc nguyên liệu cơ bản nhưng đòi hỏi quy trình hóa học quy mô lớn – gặp nhiều trở ngại. Trong khi đó, các nước EU như Đan Mạch lại chậm phát triển năng lực sản xuất quốc phòng trong nước.
Các thỏa thuận tương tự với Na Uy và Anh, công bố cuối tháng 6, cũng đang mở đường để các công ty Ukraine thiết lập sản xuất tại đó.
Lối thoát giữa xung đột và bước đệm vào NATO
Việc mở rộng đồng sản xuất ở phương Tây được kỳ vọng sẽ giúp Ukraine ổn định chuỗi cung ứng vũ khí, đồng thời tạo nguồn thu và môi trường an toàn cho các doanh nghiệp quốc phòng. Các công ty châu Âu đóng vai trò chủ nhà cũng được tiếp cận công nghệ hiện đại – điều mà các tập đoàn quốc phòng lớn đã theo đuổi suốt hơn 2 năm qua.
“Đây là một cuộc cạnh tranh công nghiệp. Không chỉ Đan Mạch, mà Đức, Hà Lan và Pháp cũng muốn có các công ty Ukraine”, ông Wanscher cho biết, nói thêm rằng nhiều doanh nghiệp Ukraine đang phải cân nhắc giữa nhiều lời mời gọi từ các quốc gia châu Âu.
cac nha san xuat vu khi ukraine tim noi tru an an toan giua lan dan hinh anh 3

UAV và tàu không người lái Magura được trưng bày trong triển lãm thiết bị quân sự tại Kiev, Ukraine, ngày 11/6/2024. Ảnh: Bloomberg
Thông tin chi tiết về các hợp đồng hiện vẫn còn hạn chế. Một đại diện Bộ Các ngành chiến lược Ukraine từ chối bình luận, chỉ nói rằng các thỏa thuận đang ở giai đoạn đầu và các bên “đang thăm dò lẫn nhau”.
Một đại diện của Terma, công ty quốc phòng lớn nhất Đan Mạch, cũng nói rằng “còn quá sớm để bình luận về mô hình đồng sản xuất vì nó vẫn đang trong quá trình xây dựng”.
Ông Wanscher xác nhận chương trình chưa chính thức hoàn thiện nhưng cho biết: “Chúng tôi vẫn đang vận hành theo cách riêng. Tôi biết đã có danh sách sơ tuyển một số công ty tham gia chương trình – điều này như một ‘bí mật công khai’ vậy”.
Các lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất là UAV tấn công tầm xa (bao gồm cả UAV dạng tên lửa), UAV đánh chặn và các hệ thống tác chiến điện tử – những loại vũ khí mà Ukraine rất cần, nhưng Đan Mạch hiện chưa có khả năng sản xuất quy mô lớn. Nước này hy vọng sẽ nhập khẩu năng lực sản xuất mà mình còn thiếu.
Ông Gadsboll nhận định các cụm công nghệ về UAV và robot tại Odense và Aalborg là địa điểm tiềm năng cho đồng sản xuất, vì các doanh nghiệp tại đây đã quen với mô hình sản phẩm mà Ukraine muốn đưa sang, chẳng hạn như UAV đánh chặn tự động hoặc UAV tấn công tầm xa.
Sáng kiến hợp tác cũng mở ra cơ hội thử nghiệm và trình diễn các sản phẩm tiên tiến nhất của Ukraine cho các quan chức và nhà đầu tư phương Tây – những người không thể hoặc không muốn đến Ukraine trong bối cảnh chiến sự. Các nhà sản xuất vũ khí Ukraine hy vọng có thể quảng bá sản phẩm của mình cho người mua vào thời điểm xuất khẩu được mở cửa hoàn toàn.
Với Ukraine, đây là bước đi chiến lược để duy trì sản xuất vũ khí quan trọng như UAV tên lửa, pháo Bohdan hay tên lửa truyền thống – những loại vũ khí đang trực tiếp đối đầu với Nga trên chiến trường.
Như ông Fedirko nói: “Họ muốn đặt cơ sở sản xuất cách xa tiền tuyến, ở những lãnh thổ mà Nga không thể không không kích”.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38
“Mãnh Long” J-20 có cửa thắng “Chim ăn thịt” F-22?
Thứ Ba, 05:21, 22/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 "Mãnh Long” thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là một trong những chiến đấu cơ hiện đại nhất thế giới, được cho là đối thủ nặng ký của tiêm kích “Chim ăn thịt” F-22 của Mỹ. Nhưng nhiều nhà quan sát cho rằng J-20 khó có thể thắng nếu đối đầu với F-22 trong một cuộc không chiến một chọi một.

Trong cuộc không chiến mô phỏng một chọi một, ngay cả các lập trình viên Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng, J-20 có chưa đến 10% cơ hội chiến thắng trước tiêm kích F-22 vốn cơ động và có khả năng tàng hình tốt hơn.
 manh long j-20 co cua thang chim an thit f-22 hinh anh 1



Tiêm kích tàng hình J-20. Ảnh: Wikipedia
F-22 Raptor của Mỹ được cho là hình mẫu tiêu chuẩn để đánh giá tất cả các máy bay chiến đấu trong hơn 20 năm qua. Tiêm kích này vẫn được coi là máy bay tốt nhất thế giới về khả năng không chiến, tàng hình, khả năng bay siêu hành trình, khả năng cơ động và hệ thống điện tử hàng không tích hợp.
Liệu J-20 có khả năng thay thế Raptor để trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hàng đầu thế giới? Các chuyên gia quân sự đã đưa ra nhiều đánh giá khác nhau về hai dòng máy bay này.

Sức mạnh của tiêm kích J-20
Tiêm kích tàng hình J-20 do Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thành Đô của Trung Quốc chế tạo, có tên gọi Fagin theo định danh của NATO. J-20 là một máy bay lớn, với sải cánh 13,2 mét, chiều dài 20,2 mét và trọng lượng cất cánh tối đa 37,4 tấn.
Nguyên mẫu J-20 đầu tiên được trang bị hai động cơ AL-31FM2 vốn dùng cho chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 của Nga. Nhưng các phiên bản sau này chuyển sang sử dụng động cơ WS-10B do Trung Quốc phát triển. Sự thay đổi này là một phần trong chiến lược của Trung Quốc chuyển đổi các phi đội chiến đấu sang sử dụng động cơ sản xuất trong nước. Khi sử dụng động cơ WS-10, J-20 đạt tốc độ tối đa Mach 2. Chiến đấu cơ này cũng được cho là đang thử nghiệm động cơ WS-15 mới, mạnh mẽ hơn.
Máy bay chiến đấu J-20 có khả năng mang theo nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, trong đó có tên lửa tầm cực xa PL-15, tên lửa tầm xa PL-21 và bom dẫn đường chính xác LS-6.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phát triển phiên bản J-20S hai chỗ ngồi. Đây là máy bay chiến đấu tàng hình đa năng, tầm xa, có thể phối hợp với máy bay không người lái, qua đó hiện thực hóa khái niệm "người bạn đồng hành trung thành" mà Mỹ cũng đang thử nghiệm. Hiện tại, Trung Quốc có từ 270 đến 300 máy bay J-20.
Uy lực của tiêm kích “Chim ăn thịt” F-22
F-22 vẫn một trong những dòng máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, nhưng thời hạn phục vụ của nó đang dần khép lại. Không quân Mỹ có kế hoạch thay thế tiêm kích này bằng tiêm kích F-35 và máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo F-47 vào năm 2030.
Ông Will Roper, Giám đốc Văn phòng Năng lực Chiến lược của Lầu Năm Góc cho biết: “Chúng tôi đã chế tạo và bay thử nghiệm một máy bay thế hệ thứ sáu hoàn chỉnh, đồng thời đã phá vỡ các kỷ lục trong quá trình chế tạo. Chúng tôi đã sẵn sàng phát triển máy bay thế hệ tiếp theo theo cách mà trước đây chưa từng có”.
 manh long j-20 co cua thang chim an thit f-22 hinh anh 2

Tiêm kích F-22. Ảnh: Wikipedia
Nhưng nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, quyết định dừng sản xuất tiêm kích F-22 Raptor trước thời hạn của Không quân Mỹ có thể là một sai lầm chiến lược, tạo ra khoảng trống nguy hiểm về tiêm kích ưu thế trên không.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của F-22 trong không chiến chính là khả năng điều hướng lực đẩy máy bay. Hai động cơ của nó có các vòi phun được thiết kế đặc biệt ở hai đầu, có thể di chuyển trên thẳng đứng để dẫn hướng lực đẩy của máy báy, do đó cho phép tiêm kích thực hiện những động tác nhào lộn ấn tượng, cũng như có góc tấn công cao trong cuộc giao tranh trong tầm nhìn của đối phương. Không quân Mỹ hiện có khoảng 150 chiếc F-22 sẵn sàng chiến đấu trong biên chế.
So sánh giữa J-20 và F-22
Mặc dù J-20 có thể mang tải trọng lớn, nhưng phần lớn tải trọng này được mang trên các giá treo bên ngoài, làm giảm khả năng tàng hình của máy bay. Do khoang máy bay có kích thước hạn chế nên nó chỉ có thể mang theo 4 tên lửa tầm xa bên trong.
Trái lại, F-22 có thể mang 6 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9X Sidewinder trong khoang vũ khí bên trong. Tiết diện phản xạ radar của J-20 lớn hơn F-22 Raptor khoảng 100 lần, chưa kể đến các loại vũ khí bổ sung trên giá treo. Điều này khiến khả năng tàng hình của J-20 bị hạn chế.
J-20 cũng không có pháo, nhiều khả năng do các nhà thiết kế không có ý định biến đây thành loại máy bay không chiến. J-20 phù hợp với vai trò của máy bay đánh chặn nhiều hơn, sử dụng tên lửa tầm xa để xuyên thủng hệ thống phòng không của đối phương bằng cách tấn công và bắn hạ các máy bay tuần tra, máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp nhiên liệu của đối phương.
F-22 có tốc độ tối đa khoảng 2.410 km/h (Mach 2.25) và J-20 cũng có tốc độ gần như tương đương nếu sử dụng động cơ WS-15 mới. F-22 có tầm hoạt động tương đối ngắn hơn với bán kính chiến đấu là 800 km, trong khi J-20 có thể duy trì bán kính chiến đấu khoảng 1.100 km. Bán kính chiến đấu của máy bay này có thể vượt ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc và nó có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, mở rộng phạm vi hoạt động.
Để tăng tầm bay của máy bay thế hệ thứ năm, Không quân đang Mỹ nghiên cứu bình nhiên liệu phụ trợ ngoài phù hợp cho F-22 và F-35 mà không ảnh hưởng đến khả năng tàng hình của máy bay, tương tự như những gì Israel đã làm với máy bay chiến đấu F-35I Adir của họ.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38
Trung Quốc thử nghiệm vũ khí nhiệt năng tiên tiến
Thứ Hai, 17:12, 21/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Trung Quốc vừa gây bất ngờ với một bước đột phá mới trong công nghệ vũ khí khi thử nghiệm thành công một loại bom hydro mới, sử dụng hợp chất magnesium hydride để tạo ra quả cầu lửa nhiệt lượng cao mà không cần đến vật liệu hạt nhân.


Loại vũ khí mang tính cách mạng

Thiết bị bom hydro mới của Trung Quốc chỉ nặng 2 kg và hoạt động theo cơ chế hoàn toàn khác so với bom hạt nhân. Thay vì dựa vào phản ứng hạt nhân, nó sử dụng magie hydride – một hợp chất có khả năng lưu trữ hydro ở mật độ cao hơn nhiều so với các bình chứa áp suất thông thường.
Khi bị kích nổ bằng một chất nổ tiêu chuẩn, magie hydride phân hủy nhiệt nhanh chóng, giải phóng khí hydro. Khí này khi tiếp xúc với không khí sẽ bốc cháy tạo thành quả cầu lửa với nhiệt độ vượt quá 1.000°C, cao hơn đáng kể so với các vụ nổ TNT thông thường.
Ông Vương Tuyết Phong, trưởng nhóm nghiên cứu tại CSSC cho biết: “Khí hydro có thể bốc cháy với năng lượng mồi rất thấp, phạm vi nổ rộng và ngọn lửa lan ra cực nhanh”. Loại thiết bị nổ này có thể đốt xuyên qua các vật liệu như hợp kim nhôm và có tiềm năng rất lớn trong việc tấn công chính xác các mục tiêu quân sự.

trung quoc thu nghiem vu khi nhiet nang tien tien hinh anh 1


Trung Quốc thử nghiệm vũ khí nhiệt năng tiên tiến. Ảnh minh họa: GettyHiệu quả thử nghiệm và tiềm năng ứng dụng quân sự
Trong một cuộc thử nghiệm thực địa, thiết bị đã đạt áp suất đỉnh lên tới 428,43 kilopascal ở khoảng cách hai mét – tương đương khoảng 40% lực nổ của TNT. Tuy nhiên, điểm mạnh đáng kể nhất là khả năng sinh nhiệt kéo dài. Khác với các chất nổ thông thường chỉ tạo ra sóng xung kích ngắn ngủi, thiết bị này nhờ vòng lặp đốt cháy liên tục có thể duy trì nhiệt độ cực cao trong hơn hai giây cho phép gây thiệt hại lớn hơn trên diện rộng.
Ứng dụng quân sự của loại chất nổ này rất đa dạng. Nó có thể được sử dụng để phá hủy cơ sở hạ tầng trọng yếu như trạm phát điện, trung tâm liên lạc hoặc chặn đường tiếp vận của đối phương bằng cách đốt cháy mạng lưới giao thông chiến lược.
Magie Hydride và vai trò trong công nghệ quốc phòng
Magie hydride trước đây chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế do tính phản ứng cao, nhưng hiện nay đã được Trung Quốc sản xuất quy mô lớn. Bắc Kinh đã đầu tư mạnh vào một cơ sở tại tỉnh Thiểm Tây, có công suất lên tới 150 tấn mỗi năm. Thành công này có được nhờ phương pháp tổng hợp “một nồi” do Viện Vật lý Hóa học Đại Liên phát triển, giúp quá trình sản xuất an toàn và tiết kiệm hơn nhiều.
Ngoài ứng dụng làm thuốc nổ, magie hydride còn được nghiên cứu như nguồn nhiên liệu cho các hệ thống quân sự như pin nhiên liệu tàu ngầm hay máy bay không người lái tầm xa.
Khác biệt với bom hạt nhân truyền thống
Một điểm khác biệt then chốt giữa thiết bị mới và bom hạt nhân truyền thống nằm ở cơ chế nổ. Bom nguyên tử hoặc bom hydro thông thường dựa trên phản ứng phân hạch hoặc nhiệt hạch, quá trình phân tách hoặc hợp nhất các hạt nhân nguyên tử để giải phóng năng lượng khổng lồ, kèm theo sóng xung kích và bức xạ mạnh.
Ngược lại, thiết bị mới của Trung Quốc không hề chứa vật liệu hạt nhân và không sinh ra bức xạ. Phản ứng hóa học với magie hydride chỉ đơn giản là tạo ra khí hydro, sau đó cháy trong không khí tạo thành quả cầu lửa không gây ảnh hưởng phóng xạ và phạm vi tàn phá hẹp hơn so với bom nhiệt hạch. Dù có sức công phá đáng kể, thiết bị này về bản chất không phải là bom hạt nhân.
Việc thử nghiệm thành công loại vũ khí nổ dựa trên hydro cho thấy Trung Quốc đang tăng cường đầu tư vào công nghệ năng lượng trong lĩnh vực quân sự. Bằng cách tận dụng các giải pháp năng lượng sạch như magie hydride, Bắc Kinh không chỉ thể hiện năng lực tự chủ công nghệ mà còn cho thấy tầm nhìn dài hạn trong việc phát triển vũ khí chính xác, thân thiện hơn với môi trường.
Sự kiện này không chỉ mở ra một chương mới trong lĩnh vực quân sự, mà còn cho thấy tham vọng lớn của Bắc Kinh trong việc hiện đại hoá lực lượng quốc phòng bằng các nguồn năng lượng tái tạo như hydro và methane.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38
Nga điều Tu-95Ms tấn công tầm xa khiến Ukraine không kịp trở tay
Thứ Hai, 11:18, 21/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Nga điều máy bay ném bom Tu-95MS từ căn cứ cách Ukraine hơn 3.800km, sau đó phóng tên lửa Kh-101 vào mục tiêu từ khu vực gần Engels. Điều này cho thấy bước chuyển chiến lược trong chiến thuật tấn công tầm xa của Moscow.

Rạng sáng 18/7, Nga tiến hành một cuộc tấn công tên lửa hành trình quy mô lớn bằng máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, xuất phát từ căn cứ không quân Belaya ở tỉnh Irkutsk, miền Đông nước Nga, cách biên giới Ukraine hơn 3.800km. Đòn tấn công được hỗ trợ bởi máy bay tiếp dầu Il-78 và kết thúc bằng việc phóng khoảng 9 tên lửa hành trình Kh-101 từ khu vực gần Engels – nơi thường được sử dụng làm điểm phóng trong các chiến dịch không kích.
nga dieu tu-95ms tan cong tam xa khien ukraine khong kip tro tay hinh anh 1



Máy bay Tu-95MS của Nga. Ảnh: TASSĐòn tấn công chưa từng thấy
Đây là lần đầu tiên kể từ khi xung đột với Ukraine bùng phát, Nga huy động máy bay ném bom chiến lược từ một căn cứ nằm sâu trong lãnh thổ như vậy, cho thấy sự điều chỉnh đáng kể trong cách tiếp cận của không quân Nga.
Theo nguồn tin tình báo nguồn mở AMK Mapping, hai máy bay Tu-95MS đã cất cánh từ căn cứ Belaya – một cơ sở hạ tầng quân sự hầu như chưa từng xuất hiện trong các đợt không kích trước đó. Sau khi bay gần 3.800km qua phần lớn lãnh thổ Nga và được tiếp nhiên liệu giữa không trung bởi hai máy bay Il-78, đội hình này tiến vào khu vực Saratov, nơi các tên lửa Kh-101 được phóng đi.

Tu-95MS là loại máy bay ném bom chiến lược từ thời Chiến tranh Lạnh, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tầm xa. Nhờ tiếp dầu trên không từ Il-78, các máy bay này hoàn tất hành trình mà không cần hạ cánh. Sau khi phóng tên lửa, cả máy bay ném bom và máy bay tiếp dầu đều hạ cánh an toàn xuống căn cứ Engels-2.
Việc xuất phát từ Belaya, một căn cứ nằm sâu trong nội địa và hiếm khi được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công, cho thấy Nga đang áp dụng chiến thuật mới nhằm gây khó khăn cho hệ thống phòng không và radar cảnh báo sớm của Ukraine.
Có thể thấy rõ tính toán chiến lược của Nga trong đòn tấn công ngày 18/7. Việc điều máy bay từ một căn cứ xa như Belaya nhằm tạo ra yếu tố bất ngờ và làm xáo trộn các mô hình dự báo của Ukraine, buộc nước này phải mở rộng mạng lưới cảnh giới và phân tán nguồn lực.
nga dieu tu-95ms tan cong tam xa khien ukraine khong kip tro tay hinh anh 2

Ảnh vệ tinh chụp căn cứ Belaya của Nga. Tính đến ngày 19/7/2025 có 2 chiếc Tu-95MS, 43 chiếc Tu-22M3, 2 chiếc Il-78M, 1 chiếc Il-76/78, 2 chiếc An-12, 3 chiếc An-26, 3 chiếc An-30 và 1 chiếc Tu-134UBL. Nguồn: Planet Labs/ Avivector
Sử dụng tuyến bay kéo dài và vòng vèo, kết hợp với tiếp dầu trên không, giúp máy bay Nga tiếp cận khu vực phóng mà không để lộ ý định từ sớm. Điều này gây khó khăn cho các hệ thống phòng không Ukraine, vốn tập trung giám sát các căn cứ gần tiền tuyến như Engels, Olenya hay Mozdok.
Bên cạnh đó, vị trí xa xôi của Belaya cũng giúp bảo vệ máy bay ném bom khỏi nguy cơ bị UAV hoặc tên lửa tầm xa của Ukraine tập kích, như từng xảy ra với căn cứ Engels và Soltsy trong năm qua. Đây là một phần trong chiến lược duy trì tính bền vững cho lực lượng không quân chiến lược của Nga – vốn được xem là một trong những tài sản quốc phòng có giá trị cao nhất.
Tên lửa hành trình Kh-101 được trang bị cho Tu-95MS và Tu-160, có tầm bắn hơn 2.500km, mang đầu đạn nặng khoảng 400kg. Đây là một trong những loại vũ khí tấn công tầm xa chủ lực trong chiến dịch không kích của Nga. Kh-101 này sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh (GLONASS), kết hợp với đầu dò quang – hồng ngoại, có khả năng bay thấp và tránh radar.
Dù mục tiêu cụ thể của đợt tấn công ngày 18/7 chưa được xác nhận, loại tên lửa này thường được dùng để nhắm vào hạ tầng quân sự, kho hậu cần hoặc cơ sở năng lượng nhằm gây gián đoạn cho hoạt động tác chiến và hỗ trợ hậu phương của Ukraine.
Theo giới quan sát, việc không tiết lộ rõ mục tiêu cũng có thể là chủ đích của Nga nhằm giữ yếu tố bất định và khiến Ukraine khó đánh giá mức độ ưu tiên trong phòng thủ.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38
Vì sao phương Tây không cắt nguồn cung titan - kim loại "tiếp lửa" cho Nga?
Thứ Bảy, 06:27, 19/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, có một loại kim loại đã vượt qua các lệnh trừng phạt, âm thầm “tiếp lửa” cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.

Vai trò quan trọng của titan đối với tổ hợp quân sự

Đó là titan. Titan rất quan trọng đối với tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga, đóng vai trò thiết yếu trong các lĩnh vực hàng không, vũ trụ, hóa chất và quốc phòng. Nga nắm giữ 14,5% trữ lượng titan của thế giới, nhưng lại nhập khẩu 96% nguyên liệu thô titan từ các đối tác khác, do việc khai thác các mỏ titan chưa hiệu quả.
vi sao phuong tay khong cat nguon cung titan - kim loai tiep lua cho nga hinh anh 1


Một nhân viên làm việc trong nhà máy titan của Nga. Ảnh: United24media
Trung Quốc sở hữu trữ lượng titan lớn nhất thế giới và được cho là đã cung cấp cho Nga nguồn titan thiết yếu để chế tạo các bộ phận tên lửa. Titan có đặc tính là bền, chống ăn mòn và nhẹ, đây là nguyên liệu thiết yếu để chế tạo máy bay chiến đấu và tên lửa...
Chỉ có 5 đến 10% trữ lượng titan toàn cầu được sử dụng cho ngành hàng không vũ trụ và sản xuất kim loại, phần còn lại được sử dụng cho các ngành công nghiệp khác... Thị trường titan toàn cầu dự kiến sẽ đạt gần 52 tỷ USD vào năm 2030.

Nga nắm giữ khoảng 30 mỏ titan và coi kim loại này là yếu tố chiến lược quan trọng. Tuy nhiên, Moscow vẫn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, chủ yếu từ châu Âu. Các lô hàng titan ở châu Âu vẫn tiếp tục được vận chuyển tới Nga bất chấp những nỗ lực trừng phạt của phương Tây.
Nhà máy Cơ khí Chepetsk (ChMZ) là nhà sản xuất zirconium và hợp kim duy nhất của Nga. Kể từ khi xung đột nổ ra năm 2022, ChMZ đã cung cấp ống và hợp kim titan cho các nhà máy quân sự của Nga, trong đó có các công ty tham gia đóng tàu chiến Nga và các công ty sản xuất động cơ tua-bin khí được sử dụng trong hàng không, chẳng hạn như máy bay quân sự.
Theo một cuộc điều tra của Trap Aggressor, ChMZ có một công ty bình phong ở Đức là Hermith GmbH và một công ty bình phong ở Thổ Nhĩ Kỳ là Ti̇tan 2 Ic İçtaş İnşaat Anoni̇m Şi̇rketi̇. Titan 2 chuyên xuất khẩu các nguyên liệu thô quan trọng cho các công ty phương Tây. Cả hai công ty này đều hoạt động theo cơ chế né tránh các lệnh trừng phạt, duy trì quyền tiếp cận thị trường phương Tây và đưa titan vào sản xuất vũ khí.
Nga biến titan thành vũ khí như thế nào?
Các máy bay hiện đại như Su-35 sử dụng khoảng 50% sản phẩm titan. Nhiều bộ phận máy bay chiến đấu cũng được chế tạo hoàn toàn bằng titan, chẳng hạn như các bộ phận cho động cơ máy bay chiến đấu Su-27, Su-35, Tu-95 và Tu-223, cùng với động cơ máy bay MiG-31.
Tất cả tên lửa Nga đều chứa các bộ phận titan và đầu đạn của tên lửa được chế tạo từ các thỏi hợp kim titan. Tên lửa Kalibr và Kinzhal chứa 50-60% titan. Kh-101 chứa khoảng 70% thành phần titan. Titan được sử dụng trong hệ thống tên lửa Avangard hay tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon.
Nhiều thiết bị quân sự khác của Nga cũng cần titan, chẳng hạn như hệ thống pháo, nòng súng, vòi phun, piston bắn và bệ súng, các tấm giáp bảo vệ, quần áo bảo hộ và mũ bảo hiểm. Đặc biệt, Titan clorua đóng vai trò quan trọng trong việc chế tạo các thiết bị tạo khói trên chiến trường.
Nhiều quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số quốc gia châu Âu, vẫn tiếp tục cung cấp titan cho Nga. Tuy vậy, lượng titan mà Nga nhập khẩu đang có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2023, ước tính Nga nhập khẩu hơn các sản phẩm titan với trị giá 436 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2022 với 522 triệu USD, theo Trap Agressor. Họ cho rằng sự sụt giảm này có thể là do Nga tăng cường khai thác trong nước. Cũng không loại trừ khả năng các nhà cung cấp nước ngoài lo ngại rủi ro từ biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Phương Tây vẫn chưa trừng phạt “ông lớn” trong ngành titan của Nga
Titan được cho là chìa khóa giúp Nga duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt. Thế nhưng phương Tây lại không áp đặt biện pháp trừng phạt toàn diện nào nhắm vào titan và các sản phẩm liên quan trong thương mại với Nga, ngoại trừ một số hạn chế nhỏ. Điều này đã cho phép Nga mở rộng tổ hợp quân sự và lĩnh vực hạt nhân.
Công ty VSMPO-Avisma của Nga là nhà sản xuất titan lớn nhất thế giới với sự hiện diện đáng kể trong ngành hàng không. Đây là công ty duy nhất trên thế giới thực hiện trọn vẹn chu trình từ chế biến nguyên liệu thô đến sản xuất. Năm 2022, Liên minh Châu Âu đã chặn đề xuất trừng phạt VSMPO vào phút chót, với lý do Airbus phụ thuộc vào nhà cung cấp Nga. Airbus thuộc sở hữu một phần của Pháp, Đức và Tây Ban Nha.
VSMPO được cho là đã cung cấp tới 1/3 số lượng sản phẩm thiết yếu cho ngành hàng không toàn cầu trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào năm 2022. VSMPO cũng là nhà cung cấp lớn nhất cho tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nga.
Titan rất quan trọng đối với thị trường châu Âu và Mỹ, đặc biệt là trong ngành hàng không và việc hạn chế nguồn cung của nó có thể đẩy giá lên cao trên toàn cầu. Sau khi Anh và Mỹ trừng phạt nhôm, niken và đồng của Nga vào tháng 4/2024, giá cả các loại kim loại này đã tăng vọt, nhưng lại giảm nhẹ không lâu sau đó.
Những kim loại đó dễ dàng được thay thế bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa, thép và sợi carbon. Việc thay thế titan tuy khó khăn, nhưng không phải là không thể. Do quy định kiểm soát chất lượng hàng không vũ trụ nghiêm ngặt, các vật liệu mới phải được kiểm định và thử nghiệm, quá trình có thể mất nhiều năm. Hơn nữa, châu Âu sản xuất được titan xốp trong nước, công suất sản xuất thỏi khá hạn chế và hầu như không có cơ sở hạ tầng tái chế.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38
Cam dùng MLRS BM21 tấn công căn cứ Thái, Thái dùng F16 bỏ bom Cam, có tin 1 F16 bị hạ


xem ra Thái chỉ giỏi mõm, dù trên giấy tờ mạnh hơn cam
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
653
Động cơ
87,873 Mã lực
Tuổi
38
Lính Thái Lan bị hỏa lực Cam áp đảo

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,657
Động cơ
108,847 Mã lực
Lính Thái Lan bị hỏa lực Cam áp đảo

quân Thái bị áp đảo toàn diện, hình ảnh đã nói lên tất cả, ngược lại 1 số hỏa lực bàn phím thì cho thấy thái đang ăn :))

ví dụ 1 bên cho thấy thương vong thiệt hại của Thái, còn 1 bên thì chỉ phản công bằng thông tin gõ phím, ko có lấy 1 hình ảnh, video

Cây xăng PTT và cửa hàng tiện lợi 7Eleneven của Thái trúng pháo của Cam và bị cháy sáng nay:
View attachment 9231677
View attachment 9231678
View attachment 9231679
Tính đến thời điểm này, Thái Lan đã:

1. F16 ném bom 3 đợt. Jas 39 cũng vào chờ chiến;

2. Tăng T84/T60 đã tham gia đột kích qua biên giới.

3. Pháo hạng nặng.

4. Bộ binh vượt biên giới cùng tăng và yểm trợ của F16.

6. Drone thả lựu đạn đã được tung vào trận.

Đánh thế này mà nhiều cụ còn chê Thái đánh yếu ?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top