[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38
“Bóng ma bầu trời” B-2 Spirit thách thức sức mạnh oanh tạc cơ Tupolev của Nga
Thứ Ba, 06:45, 24/06/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Máy bay ném bom B-2 Spirit do Mỹ sản xuất được coi là đối thủ nặng ký của dàn oanh tạc cơ Tupolev của Nga.

Sau nhiều ngày đồn đoán, Mỹ đã chính thức can dự vào cuộc xung đột Iran-Israel bằng việc điều máy bay ném bom chiến lược B-2 Spirit thả bom phá boongke GBU-57A/B tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Đây là động thái chưa từng có tiền lệ, xét về loại vũ khí được sử dụng và số lượng máy bay tham gia.
 bong ma bau troi b-2 spirit thach thuc suc manh oanh tac co tupolev cua nga hinh anh 1


Máy bay ném bom B-2 Spirit. Ảnh: Wikipedia
Cách đây 3 tuần, sự chú ý của cộng đồng quốc tế cũng đổ dồn vào lực lượng không quân chiến lược của Nga, một phần của bộ ba hạt nhân mà Moscow sở hữu. Vào ngày 1/6, Ukraine tuyên bố đã tiến hành chiến dịch “Mạng nhện”, phá hủy gần 1/3 số máy bay ném bom của Nga. Thiệt hại ước tính lên tới 7 tỷ USD. Mặc dù vậy, những tuyên bố từ phía Ukraine về thiệt hại của Nga vẫn chưa thể kiểm chứng.
Sức mạnh của máy bay ném bom B-2 Spirit
B-2 Spirit là máy bay ném bom tiên tiến nhất thế giới. Quá trình phát triển bắt đầu vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 và chuyến bay đầu tiên diễn ra vào năm 1989. Ngay từ đầu, chính phủ Mỹ - với tư cách là khách hàng - đã nhấn mạnh một yêu cầu quan trọng: máy bay ném bom phải có công nghệ tàng hình, nghĩa là nó phải gần như vô hình trước radar của đối phương. Cuối cùng, dự án có chi phí 44 tỷ USD đã hoàn thành, nhưng nhiều công nghệ của B-2 Spirit vẫn được giữ bí mật.

B-2 Spirit, do tập đoàn Northrop Grumman phát triển, đi vào hoạt động vào năm 1997. Mỗi máy bay có giá hơn 2,1 tỷ USD vào thời điểm và chỉ có 21 máy bay được sản xuất.
Nhờ công nghệ tàng hình, B-2 gần như vô hình. Nó có thể bay ở độ cao lên tới 15 km, tốc độ tối đa là khoảng 1.000 km/h, tầm bay là 11.000 km. Khi được tiếp nhiên liệu trên không, nó có thể bay hơn 18.000 km. Bán kính chiến đấu vào khoảng 6.500 km.
Một tính năng ấn tượng khác của máy bay ném bom B-2 là khả năng mang tải trọng lớn. Theo các thông tin chính thức, máy bay có thể mang tới 18 tấn vũ khí. Sau khi nâng cấp, con số này đã tăng lên 27 tấn. B-2 có thể mang hai quả bom GBU-57A/B, mỗi quả nặng hơn 13 tấn. Nó cũng có thể mang 80 quả bom thông thường, mỗi quả nặng 250 kg, hoặc ít nhất là 16 quả bom, mỗi quả nặng 1 tấn. Ngoài ra, B-2 có khả năng mang vũ khí hạt nhân.
Mỹ chỉ mất một chiếc B-2 trong quá trình huấn luyện. Ngoài ra không có chiếc nào bị bắn rơi hoặc bị phá hủy trong chiến đấu.
B-2 có công nghệ tiên tiến, nổi tiếng với khả năng quan sát thấp, khả năng hoạt động ở mọi độ cao và khả năng xuyên thủng các hệ thống phòng không tinh vi nhất. Do có kỹ thuật quan sát thấp, máy bay chiến đấu này khó bị radar thông thường phát hiện. Hơn nữa thiết kế cánh bay, vật liệu hấp thụ radar và tín hiệu hồng ngoại giúp giảm tiết diện radar, ước tính chỉ còn khoảng 0,001 m2—tương đương với một con chim nhỏ.
Sức mạnh oanh tạc cơ Tupolev của Nga
Máy bay ném bom Tu-95 được phát triển vào những năm 1950 và đưa vào sử dụng năm 1956. Nó có thể mang tải trọng chiến đấu là 8 tấn (tối đa 20 tấn) và có tầm bay gần 10.000 km, phi hành đoàn gồm 7 người (trong khi B-2 chỉ có 2 người). Máy bay này tạo ra nhiều tiếng ồn khi di chuyển và hiện không còn được sản xuất nữa.
Tu-160 là máy bay ném bom siêu thanh của Liên Xô, được phát triển vào những năm 1970 và ra mắt vào cuối những năm 1980. Tầm bay không tiếp nhiên liệu của nó là khoảng 12.000 km, tốc độ tối đa là 2.000 km/h và tốc độ bay hành trình khoảng 1.000 km/h. Nó có thể mang tải trọng nặng 45 tấn.
Tu-160 là một trong những máy bay ném bom lớn nhất thế giới có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Hiện, Nga đang cố gắng hiện đại hóa Tu-160 thông qua việc phát triển phiên bản Tu-160M. Nhiều ý kiến cho rằng, máy bay này đã vượt qua máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 của Mỹ và sánh ngang với B-21. Ưu điểm lớn nhất của Tu-160M là hỏa lực mạnh. So với B-2, nếu Tu-160M được coi là "súng máy Gatling" thì B-2 chỉ có thể được coi là "súng máy hạng nặng thông thường". So về tốc độ và tải trọng bom, Tu-160M trội hơn so với B-2, Tu-160M có tốc độ lên đến 2.200 km/h, đây là kỷ lục tuyệt đối cho các máy bay lớp này.
Tu-22M là máy bay ném bom có từ thời Liên Xô, phát triển từ năm 1967 và được đưa vào sử dụng năm 1983. Nó có tốc độ tối đa khoảng 2.000 km/h, có khả năng mang tải trọng nặng khoảng 24 tấn, bay ở độ cao lên tới 13.000m, và có bán kính chiến đấu trung bình là 1.500 đến 2.000 km. Nga thường xuyên sử dụng Tu-22M để tấn công các thành phố của Ukraine.
Vấn đề với tất cả các máy bay ném bom chiến lược của Nga là chúng có từ thời Liên Xô và về cơ bản là không thể thay thế. Nga hầu như không chế tạo bất kỳ máy bay ném bom mới nào. Hơn nữa, không giống như B-2 Spirit, Tu-95, Tu-22 và Tu-160 không có tính năng tàng hình, khiến chúng dễ bị radar phát hiện hơn.
Nga đang cố gắng phát triển một máy bay ném bom tàng hình hiện đại có cánh bay, có mật danh là PAK DA, được coi là phiên bản giống B-2 Spirit. Tuy nhiên, mặc dù đã thực hiện chương trình này gần 20 năm nhưng Moscow chỉ sản xuất một nguyên mẫu và thậm chí chưa đưa vào thử nghiệm. Vẫn chưa rõ khi nào chương trình được hoàn thành
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38
Tiết lộ vũ khí của Iran có thể đặt các căn cứ Mỹ trong vòng nguy hiểm
Thứ Ba, 07:02, 24/06/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Giới phân tích cho rằng Iran có thể sử dụng các tên lửa tầm ngắn còn lại trong kho vũ khí để đe dọa các căn cứ Mỹ trong khu vực.

Mối đe dọa từ kho tên lửa tầm ngắn của Iran

Dù đã cạn kiệt kho tên lửa tầm trung nhưng Iran vẫn sở hữu lượng lớn vũ khí khác như rocket và UAV tấn công - một mối đe dọa tiềm tàng với các căn cứ quân sự Mỹ tại Trung Đông, các quan chức Mỹ cho hay.
Iran đã tuyên bố sẽ trả đũa các căn cứ của Mỹ trong khu vực ngay cả trước khi Washington tiến hành không kích các cơ sở hạt nhân của Tehran hôm 21/6. Các cơ quan tình báo Mỹ từ lâu đã cảnh báo quân đội cần chuẩn bị cho một kịch bản phản ứng như vậy.
tiet lo vu khi cua iran co the dat cac can cu my trong vong nguy hiem hinh anh 1


Một tên lửa được phóng trong cuộc tập trận chung Great Prophet 17 ở Tây Nam Iran vào tháng 12/2021. Ảnh: IRGC
Dù được dự báo Iran sẽ đáp trả quyết liệt nhưng theo các quan chức Mỹ và Israel, các đợt không kích trước đó nhằm vào các bệ phóng tên lửa và căn cứ quân sự đã làm suy yếu đáng kể khả năng tấn công của Tehran.

Trong hơn 1 tuần giao tranh trước khi cuộc không kích của Mỹ diễn ra, Không quân Israel đã tấn công vào các đơn vị phóng tên lửa của Iran, khiến nước này phải sử dụng gần hết số tên lửa tầm trung, các quan chức Mỹ và Israel cho hay.
Phát biểu từ Nhà Trắng ngày 21/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Iran không nên tiếp tục tiến xa hơn và kêu gọi Tehran "lựa chọn hòa bình".
“Hoặc sẽ có hòa bình, hoặc sẽ là thảm họa lớn hơn nhiều đối với Iran so với những gì đã xảy ra trong 8 ngày qua", ông Trump tuyên bố, đồng thời cho biết: “Nếu hòa bình không đến nhanh chóng, chúng tôi sẽ nhắm vào các mục tiêu khác bằng độ chính xác, tốc độ và kỹ năng".
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Iran có thể phớt lờ lời cảnh báo này và sử dụng các tên lửa tầm ngắn còn lại hoặc các tên lửa hành trình có thể đe dọa các căn cứ Mỹ trong khu vực.
Nicholas Carl – chuyên gia tại Viện Doanh nghiệp Mỹ nhận định các loại vũ khí này không đủ tầm hoạt động để tấn công trực tiếp vào Israel nhưng lại dễ dàng tiếp cận nhiều căn cứ Mỹ ở khu vực Trung Đông.
Ngoài tên lửa hành trình và rocket, Iran còn sở hữu kho UAV tấn công với số lượng đáng kể. Theo các quan chức Mỹ, nếu các thiết bị này được chuyển cho các nhóm dân quân dòng Shiite thân Iran tại Iraq, chúng có thể được sử dụng để tấn công vào các căn cứ Mỹ. Lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn tại Yemen, dù đã đạt thỏa thuận ngừng bắn với Mỹ hồi tháng trước cũng có thể nối lại các cuộc tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ.
“Iran có nhiều cách để gây sức ép lên phương Tây và cộng đồng quốc tế nói chung", ông Carl nhận định trước khi các đợt không kích nhằm vào 3 cơ sở hạt nhân Iran diễn ra. Giới chức Mỹ cho biết, Tehran có thể sử dụng các căn cứ quân sự ở miền Nam Iran để phóng tên lửa vào các căn cứ Mỹ trong vùng Vịnh.
02-after-airstrikes-overview-of-fordow-underground-complex-iran-22jun2025-ge1.jpg

Tướng Iran cảnh báo đanh thép, dọa tấn công lợi ích và quân đội Mỹ

VOV.VN - Chỉ huy cấp cao của Lực lượng vũ trang Iran ngày 23/6 cảnh báo rằng Mỹ đã “mở cửa cho sự trả đũa”, đồng thời tuyên bố Iran “sẽ không bao giờ lùi bước".
Chiến thuật của Israel và điểm yếu của Iran
Cuộc xung đột cũng gây sức ép lớn lên hệ thống đánh chặn tên lửa của Israel và khả năng duy trì tấn công của Iran. Theo các quan chức Israel, khi xung đột nổ ra, Iran sở hữu khoảng 2.000 tên lửa tầm xa và tầm trung - một trong những kho vũ khí lớn nhất khu vực. Hiện vẫn chưa rõ kho tên lửa Iran còn lại bao nhiêu. Tehran đã phóng hàng trăm tên lửa và Israel đã phá hủy một số kho chứa vũ khí này.
Các đợt tấn công của Israel vào bệ phóng tên lửa được đánh giá là yếu tố then chốt, hạn chế đáng kể khả năng của Iran trong việc tổ chức các cuộc tấn công quy mô lớn. Ngoài ra, chiến dịch cũng làm gián đoạn năng lực phối hợp tấn công của Tehran.
Các căn cứ Mỹ tại Trung Đông hiện được bảo vệ bởi các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nên Iran cần thực hiện các đợt bắn tên lửa đồng loạt và quy mô lớn mới có thể xuyên thủng chúng.
“Khi số lượng bệ phóng bị thu hẹp, khả năng khai hỏa đồng loạt của Iran bị giảm sút đáng kể và đó là một tổn thất lớn", chuyên gia Nicholas Carl nói.
Các cuộc tấn công của Israel đã buộc Tehran phải thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến. Ông Nicholas Carl cho biết, nhằm đối phó với các đợt không kích nhắm vào các kíp phóng tên lửa, Iran dường như đang cố gắng rút ngắn thời gian chuẩn bị và khai hỏa.
“Có vẻ như Iran đang tăng tốc quy trình phóng tên lửa. Điều đó khiến họ khó tổ chức các cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn quốc", ông Carl nhận định.
Những điểm yếu then chốt trong kho vũ khí của Iran đã lộ rõ trong các cuộc tấn công vào Israel năm ngoái. Khả năng định vị mục tiêu của Iran vẫn còn hạn chế, khiến nhiều tên lửa không trúng đích. Các vấn đề về kiểm soát chất lượng cũng dẫn đến tỷ lệ lỗi kỹ thuật khá cao.
Để khắc phục những hạn chế này, Iran cần đủ khả năng phóng đồng loạt số lượng lớn tên lửa. Tuy nhiên, khi Israel tiếp tục gây áp lực lên các bãi phóng, các chuyên gia cho rằng Tehran sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện những đợt tấn công ồ ạt, từ đó làm suy yếu khả năng trả đũa các căn cứ quân sự của Mỹ.
Phía Iran tuyên bố, các căn cứ Mỹ ở Iraq nhiều khả năng sẽ là mục tiêu đầu tiên, thông qua đòn tấn công tên lửa trực tiếp hoặc thông qua rocket và UAV do các nhóm dân quân thân Iran phóng đi. Iran dường như vẫn tránh tấn công các căn cứ Mỹ tại các nước Arab khác, nhưng theo giới chức Washington, lập trường đó có thể thay đổi sau các cuộc không kích của Mỹ vào cơ sở hạt nhân ngầm Fordow, cũng như các địa điểm khác tại Natanz và Isfahan.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38
Mỹ phát triển công nghệ do thám sonar tự động mới
Thứ Hai, 07:02, 23/06/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Mỹ vừa chi một gói ngân sách khoảng 25 triệu USD cho chương trình nghiên cứu và phát triển mới về cảm biến tự động dưới nước nhằm giúp Hải quân nước này nâng cao khả năng nhận thức và ứng phó với các mối đe dọa mới.

Công ty quốc phòng Northrop Grumman đã được Bộ Quốc phòng Mỹ trao hợp đồng trị giá 24,9 triệu USD cho chương trình nghiên cứu và phát triển mới về cảm biến tự động dưới nước nhằm đẩy mạnh trình độ công nghệ trong nhận thức và khai thác dựa trên sonar (phản xạ sóng âm) thông qua việc phát triển các thuật toán và hệ thống cảm biến chuyên dụng.
Sáng kiến này có tên gọi là “Nguyên mẫu Hải quân Sáng tạo Chiến tranh Dưới biển Toàn diện - Khai thác Dưới biển Tự động” tập trung vào việc nâng cao khả năng cảm biến và ứng phó với các mối đe dọa dưới biển của Hải quân Mỹ nhằm duy trì an ninh hàng hải trong bối cảnh địa chính trị ngày càng phức tạp.
Với sự tích hợp của các công nghệ tiên tiến, chương trình này nhằm mục đích cách mạng hóa cách Hải quân tiến hành các hoạt động giám sát và chiến thuật dưới nước.


Ads (0:00)


















my phat trien cong nghe do tham sonar tu dong moi hinh anh 1

Tàu ngầm không người lái Manta Ray của Northrop Grumman. Ảnh: Yahoo
“Nguyên mẫu Hải quân Sáng tạo Chiến tranh Dưới biển Toàn diện - Khai thác Dưới biển Tự động” (FSUSW INP) được thiết kế để tích hợp các công nghệ mới nổi với các hệ thống cũ nhằm nâng cao các cảm biến tự động dưới nước. FSUSW INP ưu tiên các khả năng phù hợp với các lệnh tác chiến (COCOM) và yêu cầu của hạm đội, đảm bảo tính liên quan về mặt hoạt động trong giám sát, phát hiện và ra quyết định chiến thuật trên nhiều nền tảng khác nhau. Sáng kiến tập trung vào các thuật toán và hệ thống cảm biến chuyên biệt, bao gồm phát triển thuật toán chuyên biệt, thiết kế sonar tiên tiến, xử lý dữ liệu thời gian thực và tăng cường khả năng tự chủ của hệ thống.
Lộ trình thực hiện dự án
Với ngân sách ban đầu 50.000 USD được phân bổ cho năm tài chính 2025, dự án đặt mục tiêu hoàn thành vào tháng 3/2030. Công việc nghiên cứu và phát triển sẽ được tiến hành tại trụ sở của Northrop Grumman ở Annapolis, Maryland, trong khoảng thời gian 60 tháng.
Theo Northrop Grumman, hợp đồng mới này đánh dấu bước tiến trong việc cung cấp một hệ sinh thái tích hợp mạng lưới và truyền thông tiên tiến, an ninh mạng và khả năng cấu hình lại để tạo ra một không gian chiến đấu được kết nối.
Không chỉ dừng lại ở dự án này, Northrop Grumman còn khẳng định vị thế qua việc được trao thêm hợp đồng cung cấp NG InSight cho Không quân Mỹ - một hệ thống xử lý tiên tiến có khả năng lập trình phần mềm, tuân thủ hệ thống mở, nhằm nâng cao khả năng truyền thông an toàn và nhanh chóng cho các nền tảng trên không.
Với vai trò là đối tác lâu dài của Hải quân Mỹ trong nhiều thập kỷ, Northrop Grumman đang là nhà thầu chính cho nhiều chương trình quan trọng như E-2D Advanced Hawkeye và MQ-4C Triton, đồng thời cung cấp các thiết bị hỗ trợ quan trọng cho đội bay E-6B Mercury TACAMO.
Mới đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trao cho Northrop Grumman hợp đồng trị giá 267,2 triệu USD để mua thêm hai máy bay không người lái (UAV) MQ-4C Triton dự kiến sẽ được chuyển giao cho Không quân Mỹ vào tháng 10/2028.
Việc phát triển công nghệ sonar tự động nằm trong chiến lược tổng thể của Hải quân Mỹ nhằm xây dựng mạng lưới giám sát biển toàn diện. Với việc lên kế hoạch mua 68 máy bay không người lái MQ-4C Triton kết hợp với đội máy bay Boeing P-8A Poseidon có người lái, hệ thống này sẽ tạo thành một mạng lưới an ninh chặt chẽ để bảo vệ các vùng biển quan trọng.
Dự án phát triển công nghệ sonar tự động nhấn mạnh những bước tiến quan trọng của Northrop Grumman và Hải quân Mỹ trong việc đảm bảo an ninh hàng hải và duy trì lợi thế chiến lược trên biển. Sự kết hợp giữa khả năng cảm biến dưới nước và giám sát trên không này không chỉ nâng cao đáng kể năng lực phòng thủ mà còn mở ra kỷ nguyên mới trong việc nghiên cứu và khám phá đại dương.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38
IAF tiếp tục phá hủy các máy bay vũ khí Mỹ của KQ Iran, tiếp tục phá hủy máy bay AH-1 F-14 F-5


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38
Nếu Hormuz bị đóng cửa: Cú sốc dầu mỏ và bài toán năng lượng toàn cầu
Lê Thọ Bình

Lê Thọ Bình
5 giờ trước

0:00/0:00
0:00

Khả năng Iran phong tỏa eo biển Hormuz lại được đưa ra như “con bài chiến lược”, đe dọa đẩy giá dầu tăng vọt và kích hoạt khủng hoảng toàn diện về năng lượng, vận tải và an ninh, nguy cơ đối đầu quân sự không thể loại trừ.
Eo biển Hormuz: Yết hầu của năng lượng toàn cầu
Trong những ngày gần đây, căng thẳng giữa Iran và các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Israel, một lần nữa làm dấy lên lo ngại về một kịch bản quen thuộc nhưng đầy rủi ro: Iran đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến hàng hải huyết mạch nối vịnh Ba Tư với thế giới. Mỗi khi khủng hoảng chính trị leo thang tại Trung Đông, khả năng phong tỏa eo biển Hormuz lại được Iran đưa ra như một “con bài chiến lược”, khiến cả thị trường dầu mỏ toàn cầu và giới hoạch định chính sách phải lo lắng.
01.jpgEo biển Hormuz chỉ rộng khoảng 40 km tại điểm hẹp nhất, nhưng lại có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu thế giới. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), mỗi ngày có khoảng 17–20 triệu thùng dầu thô, tương đương 20–30% tổng sản lượng dầu giao dịch trên thế giới, đi qua tuyến này.
Nhưng nếu điều đó thực sự xảy ra, dù chỉ trong vài ngày, thì hệ quả sẽ không chỉ là giá dầu tăng vọt, mà có thể kích hoạt một cuộc khủng hoảng toàn diện về năng lượng, vận tải, lạm phát và an ninh toàn cầu. Mỹ gần như chắc chắn sẽ không đứng ngoài cuộc. Và như lịch sử đã chứng minh, bất kỳ mưu toan nào nhằm kiểm soát tuyến vận tải huyết mạch này đều có thể dẫn đến đối đầu quân sự quy mô lớn.
Eo biển Hormuz chỉ rộng khoảng 40 km tại điểm hẹp nhất, nhưng lại có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu thế giới. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), mỗi ngày có khoảng 17–20 triệu thùng dầu thô, tương đương 20–30% tổng sản lượng dầu giao dịch trên thế giới, đi qua tuyến này. Ngoài dầu, đây còn là con đường xuất khẩu chủ yếu của khí đốt hóa lỏng (LNG) từ Qatar, quốc gia xuất khẩu LNG lớn nhất toàn cầu.
Các nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, vốn phụ thuộc phần lớn vào dầu mỏ vùng Vịnh, sẽ chịu tác động tức thì nếu tuyến đường này bị tê liệt. Với một thế giới chưa thể rũ bỏ hoàn toàn sự lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, việc Hormuz bị phong tỏa có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy giá dầu lên mức không tưởng và châm ngòi cho khủng hoảng tài chính lan rộng.
Trong gần hai thập kỷ qua, Iran nhiều lần tuyên bố có thể “đóng cửa Hormuz” như một biện pháp trả đũa lệnh cấm vận hoặc hành động quân sự từ phương Tây. Tuy nhiên, đến nay điều đó vẫn chưa xảy ra, không phải vì Iran thiếu khả năng, mà bởi vì đó là một ván cược cực kỳ nguy hiểm, ngay cả với chính Tehran.
Iran có thể triển khai thủy lôi, tên lửa chống hạm, tàu tấn công nhanh hoặc máy bay không người lái để uy hiếp eo biển. Nhưng nên nhớ, chính dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng hàng đầu của Iran, và tuyến xuất khẩu dầu của họ cũng đi qua chính eo biển này. Đóng cửa Hormuz chẳng khác nào tự cắt đứt huyết mạch kinh tế của mình, trong khi phải đối đầu với cường quốc quân sự hàng đầu thế giới là Mỹ.
Vì thế, trong các tính toán của giới lãnh đạo Iran, Hormuz là một công cụ răn đe, hơn là vũ khí thực thi. Nhưng nếu căng thẳng với Israel và Mỹ tiếp tục leo thang, hoặc nếu có hành động quân sự bất ngờ làm tổn thất lớn đến thể diện và sức mạnh quân sự Iran, thì khả năng Tehran tạm thời phong tỏa eo biển Hormuz không thể bị loại trừ.
Với Mỹ, việc giữ cho eo biển Hormuz luôn mở là một nguyên tắc chiến lược không thể nhân nhượng. Đây không chỉ là chuyện dầu mỏ hay lợi ích kinh tế, mà còn là biểu tượng cho quyền lực hàng hải và vị thế siêu cường toàn cầu. Từ thời Tổng thống Ronald Reagan đến nay, Mỹ luôn tuyên bố rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm cản trở tự do hàng hải tại Hormuz đều sẽ đối mặt với hành động quân sự trực tiếp.
Hiện nay, Hạm đội 5 của Hải quân Mỹ đang đóng tại Bahrain, với hàng không mẫu hạm, tàu khu trục tên lửa dẫn đường và tàu ngầm hạt nhân thường xuyên tuần tra khu vực vịnh Ba Tư. Một chiến dịch “bảo vệ tuyến hàng hải tự do” (freedom of navigation operation- FONOP) hoàn toàn có thể được triển khai trong vòng vài giờ nếu Iran manh động.
Ngoài ra, Mỹ có thể hành động thông qua các liên minh như NATO, hoặc thiết lập liên quân hải quân với các đối tác châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia), những nước có quyền lợi trực tiếp trong việc duy trì an toàn hàng hải.

Không dừng lại ở đó, Mỹ còn có thể phát động tấn công mạng nhằm tê liệt hệ thống chỉ huy quân sự của Iran, mở rộng cấm vận kinh tế hoặc tiến hành các chiến dịch đặc nhiệm chống lại cơ sở hạ tầng quân sự ven biển.
Biến động giá dầu và hệ quả kinh tế toàn cầu
Theo một số chuyên gia trong lĩnh vực dầu khí, nếu eo biển Hormuz, tuyến vận chuyển dầu mỏ quan trọng bậc nhất thế giới, bị đóng cửa thật, dù chỉ trong thời gian ngắn, thị trường năng lượng toàn cầu sẽ lập tức rơi vào trạng thái khủng hoảng. Đây là nút cổ chai chiến lược, nơi trung bình mỗi ngày có khoảng 20% lượng dầu thô thế giới, tương đương 17–18 triệu thùng, được vận chuyển qua. Một sự gián đoạn tại khu vực này sẽ không chỉ làm gián đoạn nguồn cung, mà còn thổi bùng tâm lý hoảng loạn trên thị trường tài chính quốc tế.
04.jpgQuỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng đưa ra ước tính: Nếu giá dầu tăng gấp đôi, tức tăng 100%, GDP toàn cầu có thể giảm 1,5 đến 2%, còn lạm phát sẽ tăng thêm từ 3 đến 4 điểm phần trăm.
Trong lịch sử, các sự kiện địa chính trị tại vùng Vịnh luôn tạo ra những cú sốc lớn về giá dầu. Đơn cử như vào tháng 6/2019, chỉ một vụ tấn công nhằm vào hai tàu dầu ở vịnh Oman đã khiến giá dầu Brent bật tăng 14% chỉ trong vài giờ đồng hồ. Nếu lần này xảy ra một phong tỏa toàn diện tại Hormuz, mức độ phản ứng sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều. Các chuyên gia năng lượng cảnh báo, trong kịch bản xấu, giá dầu có thể vượt mốc 150 USD/thùng, thậm chí chạm ngưỡng 200 USD nếu xung đột kéo dài và không có kênh vận chuyển thay thế hiệu quả.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng đưa ra ước tính: Nếu giá dầu tăng gấp đôi, tức tăng 100%, GDP toàn cầu có thể giảm 1,5 đến 2%, còn lạm phát sẽ tăng thêm từ 3 đến 4 điểm phần trăm. Những con số này phản ánh mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế thế giới trước các cú sốc năng lượng. Không chỉ những nước phụ thuộc vào nhập khẩu dầu như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc bị ảnh hưởng, mà cả các nền kinh tế lớn như Mỹ, dù đã trở thành nước xuất khẩu ròng dầu, cũng sẽ chịu tác động mạnh do giá xăng, chi phí logistic và lạm phát gia tăng.
Tác động đầu tiên và rõ rệt nhất sẽ là áp lực lạm phát. Giá năng lượng tăng sẽ kéo theo chi phí vận chuyển, sản xuất và giá cả hàng hóa tiêu dùng leo thang. Đặc biệt, các nền kinh tế đang phát triển, vốn có dư địa chính sách tiền tệ hạn chế và mức dự trữ ngoại tệ mỏng, sẽ bị tổn thương nặng nề. Hàng triệu hộ gia đình tại châu Á, châu Phi, Mỹ Latin có thể rơi vào cảnh chi tiêu thắt lưng buộc bụng khi giá xăng, điện và thực phẩm tăng chóng mặt.
Để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng trung ương các nước nhiều khả năng sẽ buộc phải tăng lãi suất, dù điều này đồng nghĩa với việc làm chậm đà phục hồi kinh tế sau đại dịch và khủng hoảng chuỗi cung ứng. Lãi suất tăng kéo theo chi phí vay mượn cao hơn, làm giảm đầu tư tư nhân, tiêu dùng cá nhân và khiến rủi ro suy thoái kinh tế quay trở lại, đặc biệt tại các nước có nợ công cao.
Ngoài ra, sự gián đoạn tại Hormuz còn gây tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu. Các mặt hàng sử dụng nguyên liệu hóa dầu: từ phân bón, nhựa đến linh kiện điện tử, sẽ gặp khó khăn trong sản xuất và vận chuyển. Ngành vận tải hàng hải và hàng không, vốn phụ thuộc vào nhiên liệu, cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Các doanh nghiệp sản xuất lớn tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức... có thể phải điều chỉnh kế hoạch hoặc cắt giảm công suất nếu giá dầu neo cao trong thời gian dài.
Ngoài tác động thực, sự bất ổn tại Hormuz sẽ khuếch đại tâm lý bi quan trên thị trường tài chính. Các nhà đầu tư có xu hướng rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, đổ tiền vào các tài sản trú ẩn như vàng, USD, trái phiếu Mỹ - làm gia tăng áp lực tỷ giá, lãi suất và rủi ro khủng hoảng tài chính tại các nước thu nhập thấp.
Cú sốc dầu mỏ còn đặt ra thách thức lớn với tiến trình chuyển đổi năng lượng. Trong khi giá dầu cao có thể thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, thì trong ngắn hạn, nhiều nước sẽ quay lại sử dụng than hoặc nhiên liệu hóa thạch rẻ hơn để đối phó khủng hoảng năng lượng, làm chậm các mục tiêu giảm phát thải toàn cầu.
5.jpgNhân viên làm việc tại cơ sở khai thác dầu ở Wasit, Iraq. (Ảnh: THX/TTXVN).Nếu không đi qua Hormuz, dầu sẽ vận chuyển bằng cách nào?
Như đã nói, Eo biển Hormuz là tuyến hàng hải chiến lược bậc nhất thế giới, nơi trung bình mỗi ngày có khoảng 17–18 triệu thùng dầu thô được vận chuyển, chiếm gần 20% tổng tiêu thụ toàn cầu. Nếu tuyến đường huyết mạch này bị phong tỏa, dù chỉ tạm thời, ngành năng lượng thế giới sẽ buộc phải tìm kiếm các phương án thay thế. Tuy nhiên, những lựa chọn này đều tồn tại những giới hạn nghiêm trọng về công suất và chi phí.
Phương án khả thi nhất hiện nay là sử dụng hệ thống đường ống sẵn có để né Hormuz. Trong đó, đường ống East-West Pipeline (còn gọi là Petroline) của Saudi Arabia được xem là lựa chọn lớn nhất. Tuyến này dẫn dầu từ các mỏ phía Đông tới cảng Yanbu bên bờ Biển Đỏ, với công suất tối đa khoảng 5 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, công suất vận hành thường thấp hơn do bảo trì hoặc nhu cầu nội địa.

Tiếp đến là đường ống Fujairah của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), cho phép vận chuyển dầu từ mỏ Habshan ở nội địa ra cảng Fujairah, nằm ngoài eo biển Hormuz, với công suất vào khoảng 1,5 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, tuyến đường ống Kirkuk- Ceyhan, nối từ miền Bắc Iraq đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ, có công suất lý thuyết khoảng 1 triệu thùng/ngày, nhưng thường xuyên gián đoạn vì lý do kỹ thuật và an ninh.
Tổng cộng, ba tuyến đường ống lớn này chỉ có khả năng vận chuyển được khoảng 7,5 triệu thùng/ngày, tương đương 35–40% lượng dầu đi qua Hormuz, trong điều kiện hoạt động tối đa. Như vậy, phần lớn lượng dầu còn lại sẽ không có tuyến thay thế hiệu quả nếu eo biển Hormuz bị đóng cửa.
Một lựa chọn khác, dù phi thực tế trong dài hạn, là vận chuyển dầu vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi) để tránh khu vực Trung Đông hoàn toàn. Tuy nhiên, phương án này làm tăng gấp 2–3 lần chi phí vận chuyển do quãng đường xa hơn và thời gian giao hàng kéo dài thêm 2–3 tuần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng. Ngoài ra, chi phí bảo hiểm cho tàu chở dầu, đặc biệt là phí rủi ro chiến tranh (war risk premium), sẽ tăng vọt trong bối cảnh căng thẳng leo thang, khiến giá dầu tăng cao hơn nữa.
Tóm lại, nếu Hormuz bị phong tỏa, thế giới không có lựa chọn dễ dàng nào để thay thế. Các đường ống hiện có chỉ bù đắp được một phần nhỏ, trong khi các tuyến vận chuyển đường biển thay thế lại tốn kém và chậm trễ. Điều này giải thích vì sao Hormuz được coi là “yết hầu” của thị trường dầu mỏ toàn cầu, nơi mọi biến động đều có thể gây chấn động tới giá cả và an ninh năng lượng toàn cầu.
03.jpgTàu tuần tra Iran trên eo biển Hormuz.Việt Nam cần làm gì nếu eo biển Hormuz bị phong tỏa?
Dù cách xa Trung Đông, Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc nếu eo biển Hormuz, nơi trung chuyển gần 20% dầu thô toàn cầu, bị phong tỏa. Nguyên nhân là phần lớn dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, nguồn cung hơn 30% nhu cầu nội địa, đến từ Kuwait, và hơn 30% xăng dầu thành phẩm Việt Nam cũng được nhập từ Hàn Quốc, Singapore, Trung Đông, qua tuyến hàng hải này.
Khi nguồn cung dầu thô bị gián đoạn, chi phí nhập khẩu sẽ tăng mạnh, đẩy giá xăng dầu trong nước lên cao, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận tải, sản xuất. Vì xăng dầu là đầu vào quan trọng của hầu hết các ngành kinh tế, cú sốc giá này sẽ lan sang giá hàng hóa, thực phẩm, vật liệu xây dựng, dẫn đến lạm phát chi phí đẩy. Người tiêu dùng bị ảnh hưởng, doanh nghiệp bị co hẹp biên lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế bị kéo lùi.
Ngoài ra, nhập siêu năng lượng tăng sẽ gây sức ép lên cán cân thương mại và tỷ giá. Ngân hàng Nhà nước sẽ đứng trước bài toán khó: nếu giữ ổn định tỷ giá để kiểm soát lạm phát, khả năng hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và xuất khẩu sẽ suy giảm.
Nhiều nguyên liệu đầu vào quan trọng như hóa chất, phân bón, nhựa, phụ gia sản xuất… được nhập khẩu từ châu Á - Trung Đông hoặc quá cảnh qua tuyến vận tải liên quan Hormuz. Nếu vận chuyển bị trì hoãn và chi phí logistics tăng, các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, điện tử, thủy sản, vốn có biên lợi nhuận thấp, sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Như vậy, nếu những vấn đề như trên xảy ra thì giải pháp ứng phó và giảm thiểu rủi ro của Việt Nam sẽ là gì?
-Trước hết, Việt Nam đa dạng hóa nguồn cung năng lượng: Việt Nam cần tìm kiếm đối tác cung cấp dầu thô, xăng dầu và LNG từ các khu vực không phụ thuộc eo Hormuz như châu Phi, Nga, Mỹ Latinh, Australia, Indonesia, Malaysia. Đồng thời, phát triển thêm tuyến vận tải thay thế và tăng đầu tư hạ tầng nhập khẩu.
-Hai là, tăng dự trữ chiến lược: Mức dự trữ hiện chỉ đủ cho 20–30 ngày tiêu dùng, thấp hơn mặt bằng ASEAN. Cần nâng lên 60–90 ngày, thúc đẩy xây dựng hệ thống kho dầu chiến lược, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp dự trữ thương mại cao hơn mức tối thiểu. Ban hành luật an ninh năng lượng sẽ giúp điều phối hiệu quả hơn trong khủng hoảng.

-Ba là, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và tiết kiệm nhiên liệu: Việt Nam cần đẩy mạnh năng lượng tái tạo, điện khí hóa giao thông, phát triển xe điện, điện mặt trời áp mái. Song song, chính sách thuế và trợ giá cần định hướng tiêu dùng tiết kiệm, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
-Bốn là, tăng cường điều hành vĩ mô linh hoạt: Nhà nước cần sử dụng linh hoạt Quỹ bình ổn giá xăng dầu, công cụ thuế và chính sách tiền tệ – tỷ giá – tín dụng để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, không để cú sốc giá dầu lan rộng thành khủng hoảng.
-Năm là, đẩy mạnh hợp tác khu vực: Việt Nam nên chủ động đề xuất cơ chế chia sẻ dự trữ và hỗ trợ khẩn cấp trong ASEAN, đồng thời hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ để thiết lập hành lang năng lượng an toàn tại châu Á - Thái Bình Dương.
Như vậy, có thể nói Hormuz, eo biển nhỏ hẹp giữa biển Ả Rập, lại giữ trong tay sinh mệnh của nền kinh tế thế giới hiện đại. Nếu nó bị phong tỏa, thế giới không chỉ đối mặt với một cuộc khủng hoảng dầu mỏ, mà còn là một phép thử với trật tự hàng hải quốc tế, năng lực ứng phó chính sách và sự đoàn kết của các quốc gia.
Hormuz là lời nhắc nhở rằng an ninh năng lượng không phải câu chuyện của riêng ai, và mọi quốc gia, dù nhỏ hay lớn, đều cần tầm nhìn chiến lược, chuẩn bị dài hạn và hành động kịp thời.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38
Những tên lửa bí mật của Iran: Sức mạnh ngầm và tính toán chiến lược
Thứ Ba, 24/06/2025 05:52 | Quân sự

Tên lửa siêu thanh, hành trình tầm xa và vũ khí chống tàu – tất cả vẫn nằm trong kho Iran. Vì sao?
Chú thích ảnh
Tên lửa được phóng trong giai đoạn hai của loạt cuộc tập trận Eqtedar ở Tây Nam Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN
Bất chấp những căng thẳng gia tăng và các cuộc không kích qua lại với Israel, một câu hỏi lớn đang được đặt ra đối với các nhà quan sát quân sự: Tại sao Iran vẫn chưa tung ra toàn bộ sức mạnh từ kho vũ khí tên lửa tiên tiến của mình? Theo trang tin châu Âu euronews.com ngày 22/6, có vẻ như Tehran đang nắm giữ con át chủ bài chiến lược, sẵn sàng sử dụng vào thời điểm then chốt.
Sức mạnh tiềm ẩn của kho vũ khí tên lửa Iran
Iran được cho là sở hữu một trong những kho vũ khí tên lửa đa dạng và tinh vi nhất trong khu vực, bao gồm các hệ thống tầm ngắn, tầm trung và tầm xa. Với khả năng tấn công đáng gờm, những tên lửa này đóng vai trò là tài sản chiến lược quan trọng nhất của Iran.
Về tên lửa hành trình: Iran sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình tốc độ cao, bay thấp và cơ động, khiến chúng khó bị phát hiện và đánh chặn. Những loại vũ khí này có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các địa điểm quân sự then chốt sâu bên trong Israel.
Ví dụ Khorramshahr-Khyber: Là thế hệ mới nhất của dòng Khorramshahr, tên lửa Khyber có tầm bắn lên tới 2.000 km. Nó được thiết kế để tấn công các mục tiêu chiến lược ở tầm sâu mà không cần bệ phóng phức tạp, biến nó thành một yếu tố quan trọng trong bất kỳ cuộc tấn công phủ đầu hoặc phản ứng trả đũa nào.
Hay Fattah 2: Iran tuyên bố sở hữu một tên lửa siêu vượt âm tiên tiến tên là Fattah 2, với tầm bắn lên tới 1.400 km. Mặc dù phương Tây vẫn hoài nghi về khả năng thực tế của nó, tên lửa này được cho là có khả năng vượt qua các hệ thống phòng không hiện đại và xuyên qua bầu khí quyển với tốc độ cực cao, tạo ra mối lo ngại thường trực trong các tính toán răn đe.
Cùng với đó là Qasem: Nổi bật với độ chính xác cao, Qasem là tên lửa nhiên liệu rắn được thiết kế để phóng nhanh, giúp các đơn vị Iran có thể thực hiện các cuộc tấn công ngay lập tức mà không cần chuẩn bị lâu dài.
Ngoài ra, Iran có tên lửa Zolfaqar hải quân: Trong hoạt động trên biển, tên lửa Zolfaqar với tầm bắn 700-1.000 km và khả năng nhắm mục tiêu vào các tàu quân sự và thương mại, đóng vai trò quan trọng trong mọi nỗ lực phong tỏa hoặc tấn công các tuyến tiếp tế trên biển.
Về Soumar: Với tầm bắn lên tới 2.500 km, tên lửa Soumar có thể bay ở độ cao khó có thể phát hiện, giúp tăng khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không và tấn công chính xác các mục tiêu ở xa.
close

Pause
00:00
00:11
00:30
Mute





Với Ra'ad: Nhẹ và dễ trang bị, tên lửa Ra'ad là vũ khí thích hợp cho các cuộc tấn công chớp nhoáng và bất ngờ, đặc biệt nếu cuộc chiến mang tính chất chiến thuật trên bộ.
Thông điệp chiến lược đằng sau sự kiềm chế
Các chuyên gia quân sự chỉ ra rằng việc Iran chưa sử dụng tối đa kho vũ khí tên lửa này có thể không phải là điểm yếu, mà là một phần của chiến lược răn đe. Tehran nhận thức rõ rằng việc đưa những vũ khí này vào cuộc đối đầu có thể đồng nghĩa với việc mở ra cánh cửa cho một cuộc chiến toàn diện, hoặc gây ra phản ứng quốc tế rộng lớn hơn do Mỹ dẫn đầu.
Mặt khác, kho vũ khí này có thể đại diện cho một quân bài gây sức ép chính trị và quân sự mà Tehran có thể sử dụng vào thời điểm quan trọng. Có thể đó là để tấn công các mục tiêu nhạy cảm, hoặc để áp đặt các điều kiện của mình tại bàn đàm phán vào cuối cuộc xung đột. Việc duy trì một kho vũ khí tiên tiến nhưng chưa khai thác tối đa có thể là một cách để Iran gửi đi thông điệp mạnh mẽ về khả năng quân sự của mình, đồng thời giữ lại một lựa chọn chiến lược cho những tình huống bất ngờ.
Tóm lại, việc Iran kiềm chế không phóng hết kho tên lửa của mình cho thấy sự thận trọng và tính toán kỹ lưỡng trong chiến lược đối đầu. Đây có thể là một phần trong kế hoạch dài hạn của Tehran để bảo toàn sức mạnh, chờ đợi thời điểm thích hợp nhất để sử dụng những vũ khí tối tân này.

Iran chưa tung hết mà Israel đã ko chịu nổi r
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,655
Động cơ
108,817 Mã lực
=))) tranh luận thì phải có logic còn thích cảm tính thì thôi đừng làm mất công cãi nhau. F-16 vs F15 Israel nó mua nâng cấp update chứ là con hàng từ thập niên 70-80 không ?
Máy bay Su27/30/34/35 chắc không bị tiêu diệt nhỉ ;))
Tổ lái sang cái gì ? Máy bay của Mĩ nó bị cấm vận thiếu đồ thay thì phải sang mua xác mà lấy phụ tùng =))). Thế bị cấm vận máy bay thiếu phụ tùng , kém tin cậy, lạc hậu không đúng hả ? Cảm thấy đọc hiểu được thì quote không thì thôi.
F16/15 I mua dùng từ thập niên 7x rồi còn gì nữa mà cãi
Thế F14/15/16/FA18 chắc ko bị tiêu diệt nhỉ ?
F-15/16 Is nâng cấp là nâng cấp gì nói nghe ? đến thứ quan trọng nhất là FCR thì F15/16 Is ko hề vượt trội F14 Ir
F-14 Ir có AIM54 Phoenix tầm bắn hơn 200km công nghệ Mỹ cơ mà, bạn nói vậy hóa ra tech Mỹ quá kém, mà thôi lan man quá, thích thì thì sang topic chuyên KTQS mà bàn luận, mình có tag bạn r nhé

Mời bạn superPDP tranh luận đúng topic KTQS

So sánh bằng link dẫn chứng, về FCR điện tử thì F15/16 còn thua xa F14 nhé, rồ Mỹ nhưng đếch biết gì về KTQS Mỹ, nếu đúng như quảng cáo thì F14 bật radar lên rồi lock F15I rồi bắn hạ bằng Phoenix thôi, nhưng do tech Mỹ quá kém, ko như quảng cáo, nên KQ Ir mới ko dám dùng

Về cấu hình kỹ thuật, F-14 Tomcat sở hữu radar AN/AWG-9 cực lớn, mạnh nhất trong các dòng máy bay phương Tây thời Chiến tranh Lạnh, có thể phối hợp với tên lửa tầm xa Fakour 90 hoặc bản gốc AIM-54 để tung đòn tấn công ngoài tầm nhìn lên tới gần 300 km.

Đây là lợi thế rõ ràng so với F-15 Israel, vốn chủ yếu dùng AIM-7 cũ kỹ cho không chiến tầm xa, trong khi tên lửa tầm gần vẫn là bản AIM-9M lỗi thời. Hơn nữa, Tomcat mang được nhiều vũ khí hơn và bay lâu hơn, phù hợp với các trận chiến phòng không đường dài.

 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38
=))) tranh luận thì phải có logic còn thích cảm tính thì thôi đừng làm mất công cãi nhau. F-16 vs F15 Israel nó mua nâng cấp update chứ là con hàng từ thập niên 70-80 không ?
Máy bay Su27/30/34/35 chắc không bị tiêu diệt nhỉ ;))
Tổ lái sang cái gì ? Máy bay của Mĩ nó bị cấm vận thiếu đồ thay thì phải sang mua xác mà lấy phụ tùng =))). Thế bị cấm vận máy bay thiếu phụ tùng , kém tin cậy, lạc hậu không đúng hả ? Cảm thấy đọc hiểu được thì quote không thì thôi.

F16/15 I mua dùng từ thập niên 7x rồi còn gì nữa mà cãi
Thế F14/15/16/FA18 chắc ko bị tiêu diệt nhỉ ?
F-15/16 Is nâng cấp là nâng cấp gì nói nghe ? đến thứ quan trọng nhất là FCR thì F15/16 Is ko hề vượt trội F14 Ir
F-14 Ir có AIM54 Phoenix tầm bắn hơn 200km công nghệ Mỹ cơ mà, bạn nói vậy hóa ra tech Mỹ quá kém, mà thôi lan man quá, thích thì thì sang topic chuyên KTQS mà bàn luận, mình có tag bạn r nhé

Mời bạn superPDP tranh luận đúng topic KTQS

So sánh bằng link dẫn chứng, về FCR điện tử thì F15/16 còn thua xa F14 nhé, rồ Mỹ nhưng đếch biết gì về KTQS Mỹ, nếu đúng như quảng cáo thì F14 bật radar lên rồi lock F15I rồi bắn hạ bằng Phoenix thôi, nhưng do tech Mỹ quá kém, ko như quảng cáo, nên KQ Ir mới ko dám dùng

Về cấu hình kỹ thuật, F-14 Tomcat sở hữu radar AN/AWG-9 cực lớn, mạnh nhất trong các dòng máy bay phương Tây thời Chiến tranh Lạnh, có thể phối hợp với tên lửa tầm xa Fakour 90 hoặc bản gốc AIM-54 để tung đòn tấn công ngoài tầm nhìn lên tới gần 300 km.

Đây là lợi thế rõ ràng so với F-15 Israel, vốn chủ yếu dùng AIM-7 cũ kỹ cho không chiến tầm xa, trong khi tên lửa tầm gần vẫn là bản AIM-9M lỗi thời. Hơn nữa, Tomcat mang được nhiều vũ khí hơn và bay lâu hơn, phù hợp với các trận chiến phòng không đường dài.

mà nhục nhã nhất là đám F14/15/16/18 thậm chí tàng hình F117 các phiên bản bị tiêu diệt bởi công nghệ Liên xô cũ rích rẻ tiền mới đau, trong khi Su-34/35 bị Patriot tỷ đô bắn hạ, tức là phải công nghệ đời mới nato mới hạ được máy bay công nghệ LX cũ,

Còn thậm chí F35 Iran nó cung tuyên bố bắn hạ đó thôi

F15 Saudi, F-16 UAE phiên bản hiện đại nhất hiện tại, bị tên lửa R-27 từ thời LX cũ bắn hạ


1750811534119.png


1750811503118.png


Tất nhiên Su-30 cũng từng bị R-73 bắn hạ, nhưng so giá tiền đi, thì thấy công nghệ Mỹ đắt ko sắt ra miếng
 
Chỉnh sửa cuối:

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38

 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38



 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38
Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga
Thứ Tư, 06:50, 25/06/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.

Trong những năm giao tranh gần đây, Nga đang tăng cường sử dụng các máy bay không người lái UAV giá rẻ Shahed. Nếu như một năm trước, Ukraine chỉ phải đối mặt với vài trăm chiếc mỗi tháng, thì nay số lượng đó đã tăng vọt lên hàng nghìn, phủ kín bầu trời đêm từ Kharkov đến Kiev. Không chỉ có Shahed, các UAV trinh sát như Orlan, Zala hay Supercam cũng nhanh chóng tham gia vào cuộc xung đột, âm thầm thu thập tọa độ, dẫn đường cho những đòn tấn công chính xác bằng tên lửa đạn đạo.
"Quân đội Nga không chỉ tăng số lượng mà còn mở rộng dây chuyền sản xuất," chuyên gia công nghệ vô tuyến Serhii “Flash” Beskrestnov nói. "Nếu không nhanh chóng hành động, năng lực phòng thủ và hạ tầng công nghiệp của Ukraine sẽ sụp đổ".
Giữa lúc các mối đe dọa từ trên không ngày càng gia tăng, Ukraine khó có thể trông chờ vào sự hỗ trợ từ các đồng minh phương Tây. Tháng 6/2025, Mỹ bất ngờ chuyển hướng 20.000 tên lửa phòng không, vốn từng được dành cho Ukraine, sang Trung Đông. Sự thiếu hụt các hệ thống đánh chặn truyền thống như IRIS-T, NASAMS hay Patriot đã buộc Ukraine phải xoay trục: tìm kiếm một giải pháp khác, nhanh hơn, cơ động hơn và quan trọng không kém: rẻ hơn.

cau tra loi cua ukraine cho lan song tan cong bang uav shahed nga hinh anh 1


UAV Shahed trong khu trưng bày. Ảnh: MilitarnyiCâu trả lời của Ukraine cho các cuộc không chiến
Giải pháp không đến từ bên ngoài, mà xuất phát ngay từ trong nền sản xuất công nghiệp nội địa của Ukraine. Từ năm ngoái, quân đội Ukraine đã bắt đầu triển khai UAV góc nhìn thứ nhất (FPV), loại thiết bị vốn được cải tiến từ công nghệ dân dụng. Ban đầu, chúng chỉ được sử dụng để tiêu diệt các UAV trinh sát bay chậm. Nhưng với những bước tiến về chiến thuật và kỹ thuật, FPV nay đã có khả năng hạ gục cả các mục tiêu tốc độ cao như Shahed – thứ từng là nỗi ám ảnh thường trực từ bầu trời.
Sự phối hợp giữa các đơn vị kỹ sư và lực lượng chiến đấu đã cho ra đời một mô hình phòng không mới: tích hợp radar cỡ nhỏ vào các tổ đội UAV, giúp tăng cường khả năng phát hiện và đánh chặn theo nhóm. Hiệu quả đã được chứng minh rõ rệt: trong một chiến dịch gần đây, đơn vị Clear Sky bắn rơi 33 UAV Nga chỉ trong một đêm – một con số ấn tượng trong thế trận phòng không phi đối xứng giữa Moscow và Kiev.
Theo Taras Tymochko, cố vấn chiến lược của Dronefall, chi phí trung bình để tiêu diệt một UAV Nga hiện vào khoảng 245.000 hryvnia (tức khoảng 5.870 USD), đã giảm đáng kể so với mức 300.000 hryvnia vào mùa thu năm ngoái. Tuy nhiên, cái giá thực sự cao hơn nhiều, từ huấn luyện phi công, bảo trì UAV, thiết bị liên lạc, radar cho đến hậu cần. Mọi mắt xích trong quá trình ấy đều đòi hỏi sự đầu tư bài bản và lâu dài.
Song thách thức lớn nhất lúc này không phải là tài chính, mà là nhân lực. Các trung tâm đào tạo trắc thủ UAV đánh chặn vẫn còn quá ít so với nhu cầu tiền tuyến. Nhiều đơn vị dày dạn kinh nghiệm buộc phải rút khỏi chiến trường để huấn luyện tân binh, dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi phòng thủ, tạo nên những lỗ hổng tạm thời mà đối phương có thể khai thác triệt để.
Trận chiến mới chỉ bắt đầu
Không chỉ Ukraine đang học cách tiêu diệt UAV hiệu quả hơn, quân đội Nga cũng đang học cách thích nghi với các công nghệ mới trên chiến trường. Các UAV Nga hiện đã được trang bị camera chiếu hậu và cảm biến vô tuyến, cho phép phát hiện tín hiệu điện tử từ các UAV FPV đang tiếp cận, từ đó cơ động thoát ly hoặc thay đổi đường bay. Tuy nhiên, các đội kỹ thuật và tác chiến của Ukraine cũng không đứng yên: họ chủ động nghiên cứu điểm mù của camera đối phương, thay đổi góc tiếp cận (ví dụ như tấn công từ trên cao với dòng Orlan, hoặc từ dưới thấp với Zala); đồng thời phát triển các chiến thuật đón lõng thông minh hơn, mang tính tương tác và thích ứng theo tình huống.
Khả năng bay của UAV đánh chặn cũng đã được nâng lên đáng kể. Thời gian hoạt động có thể kéo dài tới một giờ trong điều kiện tuần tra, đủ để thực hiện nhiệm vụ trinh sát và tấn công mục tiêu ở khoảng cách xa. Trong khi đó, hệ thống truyền thông điều khiển,vốn là điểm yếu dễ bị tác động bởi chiến tranh điện tử, đang ngày càng bền vững hơn nhờ các cải tiến nội địa, giúp duy trì kết nối ổn định ngay cả trong môi trường bị nhiễu nặng.
Một câu hỏi lớn đang được đặt ra là liệu có thể xây dựng một hệ thống tự động hóa hoàn toàn quy trình đánh chặn UAV, từ phát hiện, định vị cho đến phóng và tiêu diệt mục tiêu?
Câu trả lời, về mặt lý thuyết, là có thể. Nhưng trên thực tế, hệ sinh thái công nghệ hiện vẫn đang bị phân mảnh. Các thành phần then chốt của hệ thống như radar, cơ chế phóng, phần mềm định vị,... đều do những công ty khác nhau phát triển rời rạc, mỗi bên theo đuổi một tiêu chuẩn kỹ thuật riêng. Việc tích hợp tổng thể vẫn đang ở giai đoạn sơ khai, đòi hỏi một nỗ lực liên ngành thực sự và quá trình tiêu chuẩn hóa phức tạp để các mắt xích hoạt động trơn tru như một khối thống nhất.
Hiện tại, Dronefall chưa xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) độc lập, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các công ty công nghệ nội địa. Họ cung cấp dữ liệu thực địa từ chiến trường, phản hồi trực tiếp từ các đơn vị chiến đấu, đồng thời hỗ trợ thử nghiệm các module truyền thông, động cơ và thiết kế thân máy bay. Nhờ đó, nhiều mẫu UAV đánh chặn như STING của nhóm Wild Hornets đã bước đầu chứng minh được hiệu quả chiến đấu và tiềm năng sản xuất hàng loạt.
Mục tiêu quan trọng nhất không chỉ là hạ gục UAV, mà là thiết lập một mạng lưới phòng không rẻ, phân tán và có khả năng chống chịu cao cho các đô thị trọng yếu. Dronefall đặt tham vọng mở rộng hệ thống bảo vệ tới các thành phố như Dnipro hay Zaporizhzhia – những khu vực thường xuyên trở thành mục tiêu của các đợt tấn công ban đêm bằng UAV cảm tử.
Theo chuyên gia quân sự Taras Tymochko của Come Back Alive, nếu được cấp thêm 10 triệu USD, các dự án phát triển UAV như Dronefall nên dồn toàn lực cho ba ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển UAV nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia. Bởi trên mặt trận vô hình này, tốc độ mới là yếu tố quyết định thắng bại.
Máy bay không người lái Shahed đang bộc lộ nhiều điểm yếu mà Ukraine có thể dễ dàng khai thác và trên thực tế, Ukraine đã tìm ra cách bắn hạ loại UAV này. Nhưng để giữ được nhịp độ đó, Ukraine cần nhiều hơn: không chỉ UAV, radar hay tiền bạc, mà là tốc độ thích ứng, khả năng cải tiến liên tục để không bị tụt lại phía sau trong một cuộc chạy đua công nghệ quân sự ngày càng khốc liệt. Trận chiến trên bầu trời được cho là mới chỉ đang ở điểm khởi đầu.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
647
Động cơ
87,872 Mã lực
Tuổi
38
Ván cược của Nga để giành lợi thế trên chiến trường Ukraine
Thứ Tư, 06:03, 25/06/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Moscow đang đẩy mạnh triển khai các loại UAV tấn công được điều khiển qua dây cáp quang siêu mảnh nhằm đạt được những lợi thế lớn hơn trong chiến dịch tấn công mùa hè.

Ván cược của Nga

Chiến dịch tấn công mùa hè của Nga đang bắt đầu đạt được bước tiến rõ rệt tại Ukraine với sự hỗ trợ từ một loại máy bay không người lái mới không thể bị gây nhiễu. Dữ liệu từ các nhóm giám sát cho thấy, trong tháng 5, Nga đã giành được nhiều lãnh thổ ở Ukraine hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ tháng 11/2024. Đà tiến công của Nga vẫn tiếp tục trong những tuần gần đây, trong bối cảnh các cuộc đàm phán hòa bình do Mỹ làm trung gian rơi vào bế tắc vì Moscow và Kiev đều kiên định với các mục tiêu của mình. Những bước tiến của Nga phần lớn dựa vào việc triển khai một dòng UAV mới được điều khiển qua sợi cáp quang siêu mảnh. Được sử dụng ngày càng nhiều kể từ đầu năm, các UAV này hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các phương tiện gây nhiễu của Ukraine, vốn chỉ hiệu quả với các thiết bị không dây.
van cuoc cua nga de gianh loi the tren chien truong ukraine hinh anh 1


Binh lính Ukraine khai hỏa lựu pháo về phía Nga trên tiền tuyến. Ảnh: Reuters
“Một người thực sự may mắn nếu lái xe cách tiền tuyến 5km mà xe vẫn còn chạy được", một chỉ huy đơn vị UAV của Ukraine tại Donetsk nói với Financial Times. Ông cho biết binh lính của mình đôi khi phải đi bộ tới 15km vào ban đêm để đến vị trí chiến đấu. Dù vậy, ông nhấn mạnh rằng lực lượng Ukraine cũng đang tạo ra sức ép tương tự: “Chúng tôi kiểm soát phía của họ, còn họ kiểm soát phía của chúng tôi".
Rob Lee - chuyên gia quân sự và là thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (Mỹ) cho rằng chiến dịch mùa hè của Nga mang ý nghĩa sống còn với cả hai bên.

“Rất nhiều điều đang phụ thuộc vào những gì sẽ xảy ra trong mùa hè này. Nếu Nga gặp khó khăn trong việc tiến công, khả năng đàm phán vào mùa thu hoặc mùa đông sẽ cao hơn… Nhưng nếu Nga giành thêm nhiều thắng lợi, hoặc nếu Ukraine gặp khó khăn trong việc duy trì chiến đấu khi mùa đông đến gần thì tình hình sẽ diễn biến theo chiều ngược lại", chuyên gia Rob Lee nhận định.
Những thành quả lớn nhất mà Nga đạt được là ở phía Bắc khu vực Sumy, nơi họ chiếm được 200km vuông sau khi đẩy lùi các lực lượng của Ukraine ra khỏi biên giới Kursk. Ở phía Nam cách đó 350km, một nhóm nhỏ binh lính Nga đã lần đầu tiên tiếp cận được ranh giới tỉnh Dnipropetrovsk. Tuy nhiên, các quan chức quân đội Ukraine phủ nhận việc quân đội Nga kiểm soát khu vực này.
Một điểm nóng mới đang hình thành dọc tiền tuyến trải dài 1.000km là quanh thị trấn Kostyantynivka - đô thị quan trọng trên đường tiến về Kramatorsk, thành phố lớn nhất trong khu vực Ukraine kiểm soát ở Donetsk.
Trong những tháng gần đây, lực lượng Nga đã tiếp cận Kostyantynivka từ 3 hướng. Vào tháng 5, họ tiến được 10km về phía Tây và hiện còn cách thành phố khoảng 12km. Những bước tiến này cũng cho phép các lực lượng của Nga cắt đứt huyết mạch hậu cần nối Kostyantynivka với thành trì Pokrovsk, làm tăng nguy cơ các lực lượng Ukraine bị bao vây.
68598687203027139e252e98.jpg

Nga chớp thời cơ tấn công dồn dập, Ukraine đối mặt thách thức kép

VOV.VN - Nga đang tận dụng thời cơ tăng cường tiến hành các cuộc tấn công mới vào Ukraine trong bối cảnh các cuộc đàm phán hòa bình không có dấu hiệu tiến triển và Tổng thống Mỹ Donald Trump hướng sự quan tâm vào cuộc xung đột Israel-Iran.
Lợi thế của Nga và quyết định khó khăn của Ukraine
Quân đội Nga hiện đã thích nghi, chuyển từ các xe tăng di chuyển chậm hơn và dễ bị tiêu diệt hơn sang sử dụng xe máy và bộ binh để vượt qua các cánh đồng đầy hố bom và tiếp cận các tuyến rừng nơi Ukraine đào công sự.
“Đó là cách họ hoạt động hiện nay, mọi hình thức khác chỉ là ngoại lệ”, chỉ huy UAV Ukraine nói.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) hồi tháng 1 đã điều chỉnh lại đánh giá về chiến dịch phản công của Ukraine, cho thấy mức độ đầy đủ của các vùng lãnh thổ mà các lực lượng của Kiev chiếm được kể từ tháng 2/2022. Ukraine vẫn gặp khó khăn trong việc bổ sung lực lượng cho các lữ đoàn trên tiền tuyến, điều mà giới chỉ huy Nga đang tận dụng bằng cách gia tăng sức ép dọc tiền tuyến để kéo căng lực lượng của đối phương.
Emil Kastehelmi, nhà phân tích thuộc nhóm Black Bird Group có trụ sở tại Phần Lan nhận định: “Chúng ta có thể sẽ không thấy các tuyến phòng thủ của Ukraine sụp đổ trong vài tháng tới, nhưng tốc độ tiến công của Nga có thể sẽ tăng lên". Ông cho rằng việc quản lý lực lượng dự bị là yếu tố then chốt với Ukraine trong mùa hè này, đặc biệt là về vị trí triển khai và cách phân bổ nguồn lực để ngăn khủng hoảng leo thang thành thảm họa.
Một trong những quyết định khó khăn nhất có thể sớm xuất hiện với lực lượng phòng thủ của Ukraine ở Kostyantynivka, cách Bakhmut 30km về phía Tây.
Kostyantynivka – nơi từng có 65.000 dân trước xung đột giờ đây đã sắp trở thành một thành phố tuyến đầu. Tình hình an ninh suy giảm nghiêm trọng khiến người dân ồ ạt sơ tán từ tháng trước, trong khi nguy cơ bị UAV tấn công ngày càng thường trực. Các cửa hàng còn hoạt động cũng chuyển xuống hầm trú ẩn. Đến cuối tháng 5, số cư dân còn lại chỉ khoảng 8.000 người, giảm một nửa so với 6 tháng trước.
“Kostyantynivka giờ không còn phù hợp để sinh sống nữa", Roman Buhaiov, cựu kỹ sư 33 tuổi, hiện đang điều phối hoạt động sơ tán dân thường nói.
Gần đây, một số xe tải hậu cần của Ukraine đã bị UAV Nga tấn công trên tuyến đường từ Kramatorsk tới Dobropillia, cách khu vực giao tranh khoảng 30km. Hai bên bắt đầu bảo vệ các tuyến đường bằng lưới chống UAV nhằm ngăn chặn các thiết bị không người lái gắn cáp quang.
Tại khu vực gần thị trấn Siversk, nơi quân Nga đang áp sát từ ba hướng, chỉ huy Ukraine đã yêu cầu binh sĩ ngừng di chuyển ban ngày trên một đoạn đường bị UAV nhắm tới.
“Chỉ được đi vào lúc chạng vạng hoặc ban đêm", một binh sĩ thuộc lực lượng phòng vệ lãnh thổ cho biết. Theo người này: “Hiện tại, Nga chỉ tập trung vào tuyến hậu cần, tấn công sâu từ 30 đến 40km. Tình hình rất tồi tệ. Không ai biết trước điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".
Việc UAV gắn cáp quang của Nga vươn xa hơn khiến các trung tâm đô thị như Sumy hay Kramatorsk – những nơi vừa đông dân, vừa là căn cứ quân sự trọng yếu của Ukraine ngày càng bị đe dọa.
“Ngay cả khi không chiếm được các thành phố, Nga vẫn có thể khiến chúng gần như tê liệt nếu chúng nằm trong tầm bắn của các hệ thống pháo và UAV. Kramatorsk và Slovyansk là trung tâm hậu cần và chỉ huy chính của Ukraine ở vùng Donetsk. Nếu Nga tiến sát, cách Ukraine tổ chức phòng thủ sẽ phải thay đổi", chuyên gia Rob Lee nhận định.
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,075
Động cơ
384,691 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
F16/15 I mua dùng từ thập niên 7x rồi còn gì nữa mà cãi
Thế F14/15/16/FA18 chắc ko bị tiêu diệt nhỉ ?
F-15/16 Is nâng cấp là nâng cấp gì nói nghe ? đến thứ quan trọng nhất là FCR thì F15/16 Is ko hề vượt trội F14 Ir
F-14 Ir có AIM54 Phoenix tầm bắn hơn 200km công nghệ Mỹ cơ mà, bạn nói vậy hóa ra tech Mỹ quá kém, mà thôi lan man quá, thích thì thì sang topic chuyên KTQS mà bàn luận, mình có tag bạn r nhé

Mời bạn superPDP tranh luận đúng topic KTQS

So sánh bằng link dẫn chứng, về FCR điện tử thì F15/16 còn thua xa F14 nhé, rồ Mỹ nhưng đếch biết gì về KTQS Mỹ, nếu đúng như quảng cáo thì F14 bật radar lên rồi lock F15I rồi bắn hạ bằng Phoenix thôi, nhưng do tech Mỹ quá kém, ko như quảng cáo, nên KQ Ir mới ko dám dùng

Về cấu hình kỹ thuật, F-14 Tomcat sở hữu radar AN/AWG-9 cực lớn, mạnh nhất trong các dòng máy bay phương Tây thời Chiến tranh Lạnh, có thể phối hợp với tên lửa tầm xa Fakour 90 hoặc bản gốc AIM-54 để tung đòn tấn công ngoài tầm nhìn lên tới gần 300 km.

Đây là lợi thế rõ ràng so với F-15 Israel, vốn chủ yếu dùng AIM-7 cũ kỹ cho không chiến tầm xa, trong khi tên lửa tầm gần vẫn là bản AIM-9M lỗi thời. Hơn nữa, Tomcat mang được nhiều vũ khí hơn và bay lâu hơn, phù hợp với các trận chiến phòng không đường dài.

=
F16/15 I mua dùng từ thập niên 7x rồi còn gì nữa mà cãi
Thế F14/15/16/FA18 chắc ko bị tiêu diệt nhỉ ?
F-15/16 Is nâng cấp là nâng cấp gì nói nghe ? đến thứ quan trọng nhất là FCR thì F15/16 Is ko hề vượt trội F14 Ir
F-14 Ir có AIM54 Phoenix tầm bắn hơn 200km công nghệ Mỹ cơ mà, bạn nói vậy hóa ra tech Mỹ quá kém, mà thôi lan man quá, thích thì thì sang topic chuyên KTQS mà bàn luận, mình có tag bạn r nhé

Mời bạn superPDP tranh luận đúng topic KTQS

So sánh bằng link dẫn chứng, về FCR điện tử thì F15/16 còn thua xa F14 nhé, rồ Mỹ nhưng đếch biết gì về KTQS Mỹ, nếu đúng như quảng cáo thì F14 bật radar lên rồi lock F15I rồi bắn hạ bằng Phoenix thôi, nhưng do tech Mỹ quá kém, ko như quảng cáo, nên KQ Ir mới ko dám dùng

Về cấu hình kỹ thuật, F-14 Tomcat sở hữu radar AN/AWG-9 cực lớn, mạnh nhất trong các dòng máy bay phương Tây thời Chiến tranh Lạnh, có thể phối hợp với tên lửa tầm xa Fakour 90 hoặc bản gốc AIM-54 để tung đòn tấn công ngoài tầm nhìn lên tới gần 300 km.

Đây là lợi thế rõ ràng so với F-15 Israel, vốn chủ yếu dùng AIM-7 cũ kỹ cho không chiến tầm xa, trong khi tên lửa tầm gần vẫn là bản AIM-9M lỗi thời. Hơn nữa, Tomcat mang được nhiều vũ khí hơn và bay lâu hơn, phù hợp với các trận chiến phòng không đường dài.

Đâu tag đâu vậy ?
Rồ Nga bị đóng băng ở năm 1979 à ?
F-15 của Israel là F-15I trang bị AN/APG-70I hoặc EL/M-2032 tầm phát hiện mục tiêu tối đa 200km có thể bắn AIM-120B hay Derby tầm bắn từ 100-160km. Khả năng chống nhiễu ECM tốt hơn AWG-9 của Iran. Chưa kể Israel có máy bay cảnh báo sớm Gulfstream G550 trang bị EL/W-2085 phát hiện mục tiêu cách hơn 400km 😊).
AIM-54 khả năng FaF hạn chế hơn AIM-120 hay Derby.
Máy bay Iran trong 50 năm hoạt động trong điều kiện không linh kiện phụ tùng phải chắp vá đến AIM-54 phải chế cháo lại thành Fakour-90 tức là nó cũng hết date và Iran phải tự chế tạo. Rồ Nga cho hỏi một cái máy bay không có linh kiện phụ tùng thì nó có đủ khả năng chiến đấu không ? 😊) Mà rồ Nga cứ lờ tịt đi siêu tiêm kích Mig-29 của Iran còn được trang bị sau F-14 những tận 13 năm.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,655
Động cơ
108,817 Mã lực
=

Đâu tag đâu vậy ?
Rồ Nga bị đóng băng ở năm 1979 à ?
F-15 của Israel là F-15I trang bị AN/APG-70I hoặc EL/M-2032 tầm phát hiện mục tiêu tối đa 200km có thể bắn AIM-120B hay Derby tầm bắn từ 100-160km. Khả năng chống nhiễu ECM tốt hơn AWG-9 của Iran. Chưa kể Israel có máy bay cảnh báo sớm Gulfstream G550 trang bị EL/W-2085 phát hiện mục tiêu cách hơn 400km 😊).
AIM-54 khả năng FaF hạn chế hơn AIM-120 hay Derby.
Máy bay Iran trong 50 năm hoạt động trong điều kiện không linh kiện phụ tùng phải chắp vá đến AIM-54 phải chế cháo lại thành Fakour-90 tức là nó cũng hết date và Iran phải tự chế tạo. Rồ Nga cho hỏi một cái máy bay không có linh kiện phụ tùng thì nó có đủ khả năng chiến đấu không ? 😊) Mà rồ Nga cứ lờ tịt đi siêu tiêm kích Mig-29 của Iran còn được trang bị sau F-14 những tận 13 năm.
Bôi đen Nguồn ? bốc phét cho có cái để chống chế hả ! https://www.iaf.org.il/187-en/IAF.aspx vào trang chủ IAF mà xem, F15I dùng radar gì ! range bao nhiêu ? AIM1210B nào 100km vậy ? Derby nào tầm bắn 160 km vậy ?
F14 radar 200km, tên lửa AIM54 ~ 200km (180-190km)
Nói có sách mách có chứng hết





Mig 29 cùi bắp mà sao so được vs F14/15/16, thừa nhận từ sớm r mà còn hỏi lại vậy ? có nói Mig 29 Iran xịn đâu nhỉ ?, cơ mà mb Mỹ cũng chả khá hơn F14 còn bị tiêu diệt kia kìa =))

Bonus: https://www.sandboxx.us/news/the-f-15i-raam-fighter-jet-is-an-israeli-thunder-enabling-the-countrys-success-against-iran/

Tưởng thế nào hóa ra APG70I thêm chữ I, còn yếu hơn APG70 hàng nhà Mỹ dùng =))

trong vai trò chiếm ưu thế trên không, radar APG-70I có thể phát hiện các mục tiêu lớn có kích thước bằng máy bay chở khách ở khoảng cách khoảng 170 dặm và các mục tiêu có kích thước bằng máy bay chiến đấu ở khoảng cách 64 dặm (102km). =))

Tóm lại cả F14/15/16 đều là thông số mõm trên giấy, nên chả có trận không chiến nào xảy ra ở tầm >100km, cả 2 phe đều ném bom và bắn tên lửa qua lại, thua xa Ấn Độ vs Pak dùng mb Pháp vs Tàu còn bắn xa hơn hoặc mb từ thời LX cũ như Mig 31 còn bắn rụng đc mục tiêu >200km, F14 siêu phẩm top gun nhưng ko dám cất cánh nhục quá =))
 
Chỉnh sửa cuối:

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,655
Động cơ
108,817 Mã lực
Iran mất rất nhiều toàn mục tiêu giá trị lớn như các tổ hợp phòng không đài radar nhà máy lên đến

Tên lửa ống nước không bắn đc xa như vậy
mất bao nhiêu, nguồn nào ? ngoài thiệt hại nhân mạng do pt và is tuyên bố (1 số tướng lĩnh iran đã hồi sinh) thì chả thấy thiệt hại nào đáng kể
nói như bạn thì tôi cũng nói đc Israel bị tổn thất nặng tổ hợp phòng không đài radar căn cứ cơ sở tình báo nhà máy lọc dầu, còn nguồn dẫn chứng thì đầy


chưa kể số lượng SAM Is bắn lên trúng mục tiêu rẻ tiền hoặc drone mồi, tiêu tốn 1-2 quả đạn, mỗi quả cũng 1-4tr đô là ít

David Sling 700k-1tr đô
Patriot 6tr đô
Arrow 2tr đô
THAAD 11tr đô

còn UAV Shahed có giá 20k-50k đô thôi


Is lỗ nặng


Thua đến mức phải cấm quay phim chụp ảnh với cả phóng viên quốc tế, phương tây, giấu thiệt hại nặng nề, rồi phải gọi hội Mỹ vào đánh giúp, chứ nếu 1 mình ăn dc Iran thì đâu phải làm mấy trò mèo vậy



thôi tránh loãng chủ đề cũng hết hot rồi, nếu cần gì thì sang topic chuyên qp bàn luận nhé tôi có tag bạn r

Bạn sucsong12 muốn bàn luận thêm thì vàođây chođỡ loang topic nhé
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top