[Funland] Tin tức kỹ thuật quân sự quốc tế

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38
Thấy gì từ cuộc đối đầu giữa phòng không Israel và tên lửa đạn đạo Iran?
Thứ Năm, 06:19, 03/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Dù đạt tỷ lệ đánh chặn cao, hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi của Israel vẫn phải đối mặt với áp lực tiêu hao lớn trước làn sóng tấn công dồn dập từ Iran trong cuộc chiến kéo dài 12 ngày vừa qua.

Cuộc chiến kéo dài 12 ngày giữa Israel và Iran trong tháng 6 vừa qua đã chứng kiến các trận không chiến song song chưa từng có. Một bên là cuộc đấu giữa các tiêm kích Israel cùng tên lửa tầm xa với hệ thống phòng không quy mô lớn nhưng lạc hậu của Iran. Bên còn lại là cuộc đọ sức giữa kho tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại và dày dặn kinh nghiệm chiến đấu của Israel.
thay gi tu cuoc doi dau giua phong khong israel va ten lua dan dao iran hinh anh 1



Tên lửa phóng từ Iran vào Israel, nhìn từ Tubas ở khu Bờ Tây, ngày 14/6/2025. Ảnh: ReutersIran phát triển tên lửa, Israel xây dựng hệ thống đánh chặn
Tên lửa đạn đạo từ lâu đã là lựa chọn hấp dẫn đối với các lực lượng quân sự không sở hữu ưu thế trên không hoặc thiếu khả năng tấn công tầm xa bằng máy bay có người lái. Khác với tên lửa hành trình hoặc UAV tự sát vốn bay chậm và ở độ cao thấp, tên lửa đạn đạo gần như không thể bị tiêm kích đánh chặn và chỉ có thể bắn hạ bằng những hệ thống phòng thủ tinh vi nhất.
Từ những năm 1990, Iran đã đầu tư phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) đủ sức vươn tới lãnh thổ Israel, với thời gian chuẩn bị phóng rút ngắn và độ chính xác cải thiện đáng kể. Từ một kho vũ khí khiêm tốn, đến những năm 2020, Iran được cho là sở hữu ước tính từ 2.000 đến 2.500 tên lửa loại MRBM. Các dòng tên lửa nổi bật bao gồm Emad, Ghadr, Dezful, Khorramshahr-4 (hay còn gọi là Kheiber Shekan), cùng với các biến thể cũ hơn như Shahab-3 (dựa trên tên lửa Scud) và các phiên bản mới như Fattah-1 và Fattah-2 có khả năng cơ động trong giai đoạn bay cuối. Một số tên lửa còn được cho là có thể mang đầu đạn chùm.

Bên cạnh đó, Iran còn sở hữu một số lượng hạn chế tên lửa hành trình như Soumar và Paveh, cùng với hàng loạt UAV cảm tử tầm xa và UAV vũ trang mang tên lửa.
Trong khi đó, từ sau khi bị Iraq tấn công bằng tên lửa Scud vào năm 1991, Israel đã đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống phòng thủ nhiều lớp nhằm bảo vệ lãnh thổ khỏi các mối đe dọa tên lửa, phần lớn được phát triển chung với Mỹ. Nhờ diện tích nhỏ, Israel có thể triển khai hệ thống phòng không chồng lớp bao phủ khắp lãnh thổ tương đối dễ dàng.
Tầng thấp nhất và nổi tiếng nhất là Vòm Sắt (Iron Dome), được tối ưu hóa để đánh chặn rocket tầm ngắn, đạn pháo và UAV do Hamas hoặc Hezbollah phóng. Hệ thống này được hỗ trợ thêm bởi vũ khí laser Tia Sắt (Iron Beam) và các cảm biến khác.
thay gi tu cuoc doi dau giua phong khong israel va ten lua dan dao iran hinh anh 2

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa phóng từ Dải Gaza, ngày 8/10/2023. Ảnh: Reuters
Tầng trung bao gồm hệ thống David’s Sling – thay thế cho Patriot do Mỹ cung cấp – sử dụng tên lửa Stunner để đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Israel còn triển khai hệ thống phòng không Barak trên mặt đất và tàu chiến – một lựa chọn nội địa, chi phí thấp hơn và tầm bắn ngắn hơn David’s Sling. Trong tháng 6, hệ thống Barak đã được sử dụng để đánh chặn UAV Iran.
Tầng cao nhất là Arrow-2 và Arrow-3 – có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, thậm chí tầm xa hoặc xuyên lục địa. Hai hệ thống này được hỗ trợ bởi radar cảnh giới cực mạnh thuộc dòng Green Pine, đảm nhiệm cảnh báo sớm và dẫn bắn.
Ngoài ra, Mỹ cũng triển khai một khẩu đội Patriot và một khẩu đội THAAD tại Israel – trong đó THAAD được thiết kế riêng để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung.
Iran phóng hàng trăm tên lửa, Israel đẩy lùi phần lớn
Năng lực đánh chặn của Israel được thử nghiệm lần đầu vào tháng 4 và tháng 10/2024 khi Iran tiến hành 2 đợt tập kích quy mô lớn bằng tên lửa và UAV. Với sự hỗ trợ của Mỹ và đồng minh, Israel đã đánh chặn khoảng 80% số tên lửa, thiệt hại thực tế ở mức tối thiểu – chủ yếu là một số đường băng bị đánh trúng.
Sau khi Israel bất ngờ tấn công Iran vào ngày 13/6, không quân nước này đã tìm cách làm tê liệt lực lượng tên lửa Iran bằng cách phá hủy các bệ phóng di động cũng như kho tên lửa ngầm – bao gồm cả việc đánh sập các lối ra vào đường hầm. Chi phí để phá hủy tên lửa khi còn nằm trong kho rẻ hơn rất nhiều so với khi chúng đã được phóng.
Quân đội Israel sau cuộc chiến tuyên bố đã phá hủy “hàng trăm” quả tên lửa và 50% số bệ phóng của Iran, tương đương khoảng 180 bệ phóng theo ước tính trước đó.
Tuy không thể tổ chức các đợt tập kích phối hợp quy mô lớn như trước, Vệ binh Cách mạng Iran vẫn phóng được khoảng 530–550 tên lửa đạn đạo về phía Israel. Trong số này, ít nhất 31 tên lửa rơi gần mục tiêu quân sự hoặc khu dân cư, một số khác rơi xuống vùng không có người ở. Không rõ Iran có sử dụng tên lửa hành trình trong đợt tấn công tháng 6 hay không.
thay gi tu cuoc doi dau giua phong khong israel va ten lua dan dao iran hinh anh 3

Tên lửa siêu thanh Fattah (bên phải) và tên lửa đạn đạo Kheibar Shekan của Iran trong một cuộc diễu binh tháng 9/2024. Ảnh: NurPhoto/Getty
Một số tên lửa được cho là đã trục trặc khi phóng hoặc bay sai hành trình, nhưng tỷ lệ thất bại có thể thấp hơn nhiều so với các cuộc tập kích trước đó. Điều này cho thấy Iran đã rút kinh nghiệm từ các sai sót trong năm 2024.
Theo blog Arms Control Wonk, các đoạn video thu được cho thấy Israel đã sử dụng ít nhất 34 tên lửa Arrow-3, 9 tên lửa Arrow-2, và 39 tên lửa THAAD của Mỹ. Trong đó, Arrow-3 được khai hỏa chủ yếu vào đêm đầu tiên, còn THAAD được sử dụng từ ngày 15 đến 19/6.
Đáng chú ý, cả David’s Sling và thậm chí Vòm Sắt, vốn không thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, cũng được ghi nhận đã tiêu diệt một số mục tiêu. Một đoạn video cho thấy tên lửa Tamir của Vòm Sắt với tốc độ thấp hơn vẫn có thể chuyển hướng kịp để đánh chặn tên lửa đạn đạo đang lao xuống mục tiêu.
Ngoài ra, một số mảnh vỡ cho thấy tên lửa SM-3 của Mỹ cũng được phóng từ tàu chiến để bảo vệ Israel.
Tương tự đợt tập kích tháng 4/2024, cuộc tấn công bằng UAV lần này (ước tính tới 1.100 chiếc) cũng không hiệu quả – chỉ một UAV lọt vào khu vực dân cư. Phần còn lại bị tiêm kích, tên lửa mặt đất và tác chiến điện tử tiêu diệt hoặc rơi trước khi đến mục tiêu. Tuy nhiên, những đợt UAV này có thể vẫn đóng vai trò đánh lạc hướng, buộc Israel phải tiêu tốn tên lửa đắt tiền.
Không quân Israel tuyên bố đã bắn hạ 90% số tên lửa. Chuyên gia Fabian Hoffman ước tính khoảng 420 - 470 quả tên lửa Iran bị đánh chặn, cho thấy Israel đã cải thiện tỷ lệ đánh chặn so với năm 2024. Ông cho rằng Israel đã áp dụng chiến thuật “bắn - quan sát - bắn lại”, trong đó việc đánh chặn thất bại ban đầu có thể cung cấp dữ liệu cho lần đánh chặn thứ hai ở tầng thấp hơn.
Cuộc chiến tiêu hao tên lửa
Mặc dù Israel phòng thủ hiệu quả, cuộc chiến tên lửa vẫn đặt ra bài toán tiêu hao nghiêm trọng. Kho tên lửa MRBM của Iran nhiều khả năng vượt xa số lượng tên lửa đánh chặn như Arrow-2, Arrow-3 mà Israel sở hữu, vốn có chi phí rất đắt đỏ và sản lượng hạn chế.
THAAD có giá tới 12 triệu USD/quả, trong khi cả năm Mỹ chỉ sản xuất 32 quả, thấp hơn số lượng 39 quả đã tiêu hao trong 12 ngày chiến sự. Các tên lửa Arrow cũng có giá vài triệu USD/quả.
Nếu cuộc chiến kéo dài, Israel có thể cạn kiệt tên lửa đánh chặn tầng cao. Để tiết kiệm đạn, Israel chủ động bỏ qua một số tên lửa không đe dọa khu dân cư. Đồng thời, việc phá hủy bệ phóng của đối phương ngay từ đầu giúp kéo dài thời gian phòng thủ cho Israel.
Phía Iran cũng áp dụng chiến thuật tương tự khi tấn công vào các căn cứ không quân Israel và kho hậu cần. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy máy bay Israel bị phá hủy trong chiến dịch này.
Dù cuộc chiến kết thúc trước khi kho đạn Israel cạn kiệt, nó một lần nữa cho thấy: phòng thủ tên lửa đạn đạo là nhu cầu ngày càng cấp thiết – nhưng cũng là cuộc đua cực kỳ tốn kém và thiếu hụt về năng lực sản xuất toàn cầu.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38
Ukraine biến súng máy trăm tuổi của Mỹ thành “lưỡi dao thép” cho robot AI
Thứ Tư, 11:20, 02/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Một khẩu súng máy mang tính biểu tượng của Mỹ có tuổi đời hàng thế kỷ đã xuất hiện trên chiến trường Ukraine cùng với các robot được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) mà Ukraine phát triển để chống lại Nga.

Đây là súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7mm do nhà sáng chế John Browning phát triển cuối Thế chiến thứ nhất và từng được quân đội Mỹ sử dụng trong Thế chiến thứ hai. Với tên gọi "Ma Deuce", khẩu súng này là một trong những vũ khí bền bỉ nhất, được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới. M2 Browning có một số phiên bản nâng cấp, hiện đang được quân đội Mỹ và quân đội nhiều nước khác tin dùng.
ukraine bien sung may tram tuoi cua my thanh luoi dao thep cho robot ai hinh anh 1


Robot gắn súng máy M2 Browning của Ukraine. Ảnh: United24
Giờ đây, M2 Browning đã trở thành một phần của kỷ nguyên robot. Ukraine đã gắn súng máy này cho các robot tự động sử dụng AI để tiến gần và tấn công các vị trí của Nga.
Robot chiến đấu trang bị M2
Lực lượng Ukraine đang sử dụng robot được trang bị súng máy, súng phóng lựu và thuốc nổ để tấn công Nga. Nhiều công ty quốc phòng Ukraine hoạt động trong lĩnh vực này đã chọn súng máy M2 làm vũ khí chính cho những robot tự động

Chẳng hạn, công ty FRDM của Ukraine chuyên sản xuất máy bay không người lái và robot mặt đất, đã chế tạo phương tiện chiến đấu trên mặt đất được điều khiển từ xa D-21-12 có gắn súng cỡ nòng 12,7mm.
Robot này được thiết kế để đấu súng và giám sát, nặng khoảng 584 kg, mang theo súng máy và đạn dược, có thể di chuyển gần 10km/h. Robot này đã được quân đội Ukraine chấp thuận sử dụng vào tháng 4/2025.
Ihor Kulakevych, Giám đốc của FRDM cho biết, sở dĩ họ lựa chọn M2 vì súng máy hạng nặng này có sẵn trong nhiều kho vũ khí ở phương Tây. Loại đạn mà nó sử dụng rất sẵn có. Hơn nữa, đây là vũ khí đặc biệt đáng tin cậy. Trong khi đó, các loại súng máy của Liên Xô mà Ukraine sử dụng và đạn dược dành riêng cho chúng rất khan hiếm. Kho dự trữ đang cạn kiệt và Ukraine gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn cung.
Còn Tổng giám đốc điều hành của FRDM Group, ông Vadym Yunyk nói rằng công ty đã phát triển robot riêng "để đáp ứng nhu cầu cấp thiết là giảm thiểu rủi ro cho nhân sự khi thực hiện các nhiệm vụ hậu cần ở tuyến đầu". Những robot có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, chẳng hạn như sơ tán binh lính bị thương và đóng vai trò là "nền tảng để tích hợp vũ khí". Theo ông Vadym Yunyk, robot do FRDM phát triển đã "chứng minh được hiệu quả của mình trên chiến trường".
Các nhà sản xuất robot khác cũng ưu tiên lựa chọn M2 cho hệ thống của họ. Công ty DevDroid của Ukraine đã phát triển một mô-đun chiến đấu mới cho tổ hợp robot mặt đất Droid TW 12.7 có thể mang theo súng hạng nặng M2 Browning.
DevDroid cho biết ban đầu, Droid được phát triển cho nhiệm vụ hậu cần, nhưng việc bổ sung thêm súng máy đã khiến nó trở thành một robot chiến đấu. Droid đã được đưa vào sử dụng trên chiến trường Ukraine. Nhờ việc tích hợp AI, tổ hợp robot này có "khả năng nhận dạng mục tiêu với độ chính xác cao bằng trí tuệ nhân tạo".
M2 cũng đang được sử dụng cho tháp pháo được vận hành bằng AI có tên gọi Sky Sentinel. Ukraine cho biết hệ thống có thể bắn hạ một số máy bay không người lái Shahed lớn của Nga và ngăn chặn tên lửa hành trình.
Hệ thống Sky Sentinel được thiết kế hầu như hoàn toàn tự động, không cần sự can thiệp của con người. Điều này rất cần thiết vì Ukraine đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng hơn nhiều so với Nga. Sky Sentinel sử dụng AI để tìm kiếm và theo dõi mục tiêu, đồng thời xác định các giải pháp bắn. Hệ thống rất hữu ích đối với các binh sỹ Ukraine khi họ phải đối mặt với những cuộc không kích liên tục của Nga và thiếu hụt vũ khí phòng không.
Sự kết hợp giữa giải pháp công nghệ cao và thấp
M2 đã được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột, từ Thế chiến II đến cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan. Binh sỹ Ukraine cũng dùng súng M2 gắn trên xe tải để bắn hạ máy bay không người lái của Nga.
Cuộc chiến ở Ukraine là cuộc chiến có sự ứng dụng của cả giải pháp công nghệ cao và giải pháp công nghệ thấp. Có những cuộc giao tranh diễn ra trên chiến hào giống Thế chiến thứ nhất cùng với tuyến phòng thủ răng rồng và bãi mìn. Các bên cũng sử dụng nhiều hệ thống vũ khí hiện đại kết hợp với những giải pháp đơn giản thô sơ như gắn lồng bảo vệ xe tăng hay lưới chắn máy bay không người lái. Đáng chú ý, cuộc xung đột này sử dụng máy bay không người lái với số lượng nhiều nhất trong lịch sử, từ UAV trinh sát, do thám đến UAV cảm tử mang bom, thuốc nổ, UAV sợi quang và UAV góc nhìn thứ nhất…Cùng với UAV, robot hay các phương tiện tự hành trên mặt đất cũng được triển khai rộng rãi.
Robot mặt đất là công nghệ đã được quân đội phương Tây sử dụng trước đây, nhưng Ukraine đang phát triển chúng ở tốc độ và quy mô mới. Các nhà sản xuất cũng liên tục thu nhận phản hồi về cách chúng hoạt động trên chiến trường khốc liệt để điều chỉnh và nâng cấp phương tiện chiến đấu này.
 

WED88l1210

Xe tăng
Biển số
OF-883911
Ngày cấp bằng
22/6/25
Số km
1,689
Động cơ
9,809 Mã lực
Thấy gì từ cuộc đối đầu giữa phòng không Israel và tên lửa đạn đạo Iran?
Thứ Năm, 06:19, 03/07/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Dù đạt tỷ lệ đánh chặn cao, hệ thống phòng thủ tên lửa tinh vi của Israel vẫn phải đối mặt với áp lực tiêu hao lớn trước làn sóng tấn công dồn dập từ Iran trong cuộc chiến kéo dài 12 ngày vừa qua.

Cuộc chiến kéo dài 12 ngày giữa Israel và Iran trong tháng 6 vừa qua đã chứng kiến các trận không chiến song song chưa từng có. Một bên là cuộc đấu giữa các tiêm kích Israel cùng tên lửa tầm xa với hệ thống phòng không quy mô lớn nhưng lạc hậu của Iran. Bên còn lại là cuộc đọ sức giữa kho tên lửa đạn đạo tầm trung của Iran với hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại và dày dặn kinh nghiệm chiến đấu của Israel.
thay gi tu cuoc doi dau giua phong khong israel va ten lua dan dao iran hinh anh 1



Tên lửa phóng từ Iran vào Israel, nhìn từ Tubas ở khu Bờ Tây, ngày 14/6/2025. Ảnh: ReutersIran phát triển tên lửa, Israel xây dựng hệ thống đánh chặn
Tên lửa đạn đạo từ lâu đã là lựa chọn hấp dẫn đối với các lực lượng quân sự không sở hữu ưu thế trên không hoặc thiếu khả năng tấn công tầm xa bằng máy bay có người lái. Khác với tên lửa hành trình hoặc UAV tự sát vốn bay chậm và ở độ cao thấp, tên lửa đạn đạo gần như không thể bị tiêm kích đánh chặn và chỉ có thể bắn hạ bằng những hệ thống phòng thủ tinh vi nhất.
Từ những năm 1990, Iran đã đầu tư phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) đủ sức vươn tới lãnh thổ Israel, với thời gian chuẩn bị phóng rút ngắn và độ chính xác cải thiện đáng kể. Từ một kho vũ khí khiêm tốn, đến những năm 2020, Iran được cho là sở hữu ước tính từ 2.000 đến 2.500 tên lửa loại MRBM. Các dòng tên lửa nổi bật bao gồm Emad, Ghadr, Dezful, Khorramshahr-4 (hay còn gọi là Kheiber Shekan), cùng với các biến thể cũ hơn như Shahab-3 (dựa trên tên lửa Scud) và các phiên bản mới như Fattah-1 và Fattah-2 có khả năng cơ động trong giai đoạn bay cuối. Một số tên lửa còn được cho là có thể mang đầu đạn chùm.

Bên cạnh đó, Iran còn sở hữu một số lượng hạn chế tên lửa hành trình như Soumar và Paveh, cùng với hàng loạt UAV cảm tử tầm xa và UAV vũ trang mang tên lửa.
Trong khi đó, từ sau khi bị Iraq tấn công bằng tên lửa Scud vào năm 1991, Israel đã đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống phòng thủ nhiều lớp nhằm bảo vệ lãnh thổ khỏi các mối đe dọa tên lửa, phần lớn được phát triển chung với Mỹ. Nhờ diện tích nhỏ, Israel có thể triển khai hệ thống phòng không chồng lớp bao phủ khắp lãnh thổ tương đối dễ dàng.
Tầng thấp nhất và nổi tiếng nhất là Vòm Sắt (Iron Dome), được tối ưu hóa để đánh chặn rocket tầm ngắn, đạn pháo và UAV do Hamas hoặc Hezbollah phóng. Hệ thống này được hỗ trợ thêm bởi vũ khí laser Tia Sắt (Iron Beam) và các cảm biến khác.
thay gi tu cuoc doi dau giua phong khong israel va ten lua dan dao iran hinh anh 2

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa phóng từ Dải Gaza, ngày 8/10/2023. Ảnh: Reuters
Tầng trung bao gồm hệ thống David’s Sling – thay thế cho Patriot do Mỹ cung cấp – sử dụng tên lửa Stunner để đánh chặn máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Israel còn triển khai hệ thống phòng không Barak trên mặt đất và tàu chiến – một lựa chọn nội địa, chi phí thấp hơn và tầm bắn ngắn hơn David’s Sling. Trong tháng 6, hệ thống Barak đã được sử dụng để đánh chặn UAV Iran.
Tầng cao nhất là Arrow-2 và Arrow-3 – có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, thậm chí tầm xa hoặc xuyên lục địa. Hai hệ thống này được hỗ trợ bởi radar cảnh giới cực mạnh thuộc dòng Green Pine, đảm nhiệm cảnh báo sớm và dẫn bắn.
Ngoài ra, Mỹ cũng triển khai một khẩu đội Patriot và một khẩu đội THAAD tại Israel – trong đó THAAD được thiết kế riêng để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung.
Iran phóng hàng trăm tên lửa, Israel đẩy lùi phần lớn
Năng lực đánh chặn của Israel được thử nghiệm lần đầu vào tháng 4 và tháng 10/2024 khi Iran tiến hành 2 đợt tập kích quy mô lớn bằng tên lửa và UAV. Với sự hỗ trợ của Mỹ và đồng minh, Israel đã đánh chặn khoảng 80% số tên lửa, thiệt hại thực tế ở mức tối thiểu – chủ yếu là một số đường băng bị đánh trúng.
Sau khi Israel bất ngờ tấn công Iran vào ngày 13/6, không quân nước này đã tìm cách làm tê liệt lực lượng tên lửa Iran bằng cách phá hủy các bệ phóng di động cũng như kho tên lửa ngầm – bao gồm cả việc đánh sập các lối ra vào đường hầm. Chi phí để phá hủy tên lửa khi còn nằm trong kho rẻ hơn rất nhiều so với khi chúng đã được phóng.
Quân đội Israel sau cuộc chiến tuyên bố đã phá hủy “hàng trăm” quả tên lửa và 50% số bệ phóng của Iran, tương đương khoảng 180 bệ phóng theo ước tính trước đó.
Tuy không thể tổ chức các đợt tập kích phối hợp quy mô lớn như trước, Vệ binh Cách mạng Iran vẫn phóng được khoảng 530–550 tên lửa đạn đạo về phía Israel. Trong số này, ít nhất 31 tên lửa rơi gần mục tiêu quân sự hoặc khu dân cư, một số khác rơi xuống vùng không có người ở. Không rõ Iran có sử dụng tên lửa hành trình trong đợt tấn công tháng 6 hay không.
thay gi tu cuoc doi dau giua phong khong israel va ten lua dan dao iran hinh anh 3

Tên lửa siêu thanh Fattah (bên phải) và tên lửa đạn đạo Kheibar Shekan của Iran trong một cuộc diễu binh tháng 9/2024. Ảnh: NurPhoto/Getty
Một số tên lửa được cho là đã trục trặc khi phóng hoặc bay sai hành trình, nhưng tỷ lệ thất bại có thể thấp hơn nhiều so với các cuộc tập kích trước đó. Điều này cho thấy Iran đã rút kinh nghiệm từ các sai sót trong năm 2024.
Theo blog Arms Control Wonk, các đoạn video thu được cho thấy Israel đã sử dụng ít nhất 34 tên lửa Arrow-3, 9 tên lửa Arrow-2, và 39 tên lửa THAAD của Mỹ. Trong đó, Arrow-3 được khai hỏa chủ yếu vào đêm đầu tiên, còn THAAD được sử dụng từ ngày 15 đến 19/6.
Đáng chú ý, cả David’s Sling và thậm chí Vòm Sắt, vốn không thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung, cũng được ghi nhận đã tiêu diệt một số mục tiêu. Một đoạn video cho thấy tên lửa Tamir của Vòm Sắt với tốc độ thấp hơn vẫn có thể chuyển hướng kịp để đánh chặn tên lửa đạn đạo đang lao xuống mục tiêu.
Ngoài ra, một số mảnh vỡ cho thấy tên lửa SM-3 của Mỹ cũng được phóng từ tàu chiến để bảo vệ Israel.
Tương tự đợt tập kích tháng 4/2024, cuộc tấn công bằng UAV lần này (ước tính tới 1.100 chiếc) cũng không hiệu quả – chỉ một UAV lọt vào khu vực dân cư. Phần còn lại bị tiêm kích, tên lửa mặt đất và tác chiến điện tử tiêu diệt hoặc rơi trước khi đến mục tiêu. Tuy nhiên, những đợt UAV này có thể vẫn đóng vai trò đánh lạc hướng, buộc Israel phải tiêu tốn tên lửa đắt tiền.
Không quân Israel tuyên bố đã bắn hạ 90% số tên lửa. Chuyên gia Fabian Hoffman ước tính khoảng 420 - 470 quả tên lửa Iran bị đánh chặn, cho thấy Israel đã cải thiện tỷ lệ đánh chặn so với năm 2024. Ông cho rằng Israel đã áp dụng chiến thuật “bắn - quan sát - bắn lại”, trong đó việc đánh chặn thất bại ban đầu có thể cung cấp dữ liệu cho lần đánh chặn thứ hai ở tầng thấp hơn.
Cuộc chiến tiêu hao tên lửa
Mặc dù Israel phòng thủ hiệu quả, cuộc chiến tên lửa vẫn đặt ra bài toán tiêu hao nghiêm trọng. Kho tên lửa MRBM của Iran nhiều khả năng vượt xa số lượng tên lửa đánh chặn như Arrow-2, Arrow-3 mà Israel sở hữu, vốn có chi phí rất đắt đỏ và sản lượng hạn chế.
THAAD có giá tới 12 triệu USD/quả, trong khi cả năm Mỹ chỉ sản xuất 32 quả, thấp hơn số lượng 39 quả đã tiêu hao trong 12 ngày chiến sự. Các tên lửa Arrow cũng có giá vài triệu USD/quả.
Nếu cuộc chiến kéo dài, Israel có thể cạn kiệt tên lửa đánh chặn tầng cao. Để tiết kiệm đạn, Israel chủ động bỏ qua một số tên lửa không đe dọa khu dân cư. Đồng thời, việc phá hủy bệ phóng của đối phương ngay từ đầu giúp kéo dài thời gian phòng thủ cho Israel.
Phía Iran cũng áp dụng chiến thuật tương tự khi tấn công vào các căn cứ không quân Israel và kho hậu cần. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy máy bay Israel bị phá hủy trong chiến dịch này.
Dù cuộc chiến kết thúc trước khi kho đạn Israel cạn kiệt, nó một lần nữa cho thấy: phòng thủ tên lửa đạn đạo là nhu cầu ngày càng cấp thiết – nhưng cũng là cuộc đua cực kỳ tốn kém và thiếu hụt về năng lực sản xuất toàn cầu.
ảnh trên bầu trời đẹp thật
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38

https://vnexpress.net/ong-trump-lan-dau-len-tieng-ve-dinh-chi-vien-tro-vu-khi-cho-ukraine-4909946.html

 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38

 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38
Nga triển khai "pháo đài bánh sắt" tăng cường hỗ trợ hậu cần tại Donbass

Thứ Tư, 21:34, 02/07/2025

VOV.VN trên Google News






VOV.VN - Quân đội Nga đã triển khai đoàn tàu bọc thép Yenisey để tăng cường hậu cần và hỗ trợ các hoạt động tại khu vực Donbass của Ukraine, nơi giao tranh dữ dội đang diễn ra.




Hôm 29/6, truyền thông Nga công bố hình ảnh đoàn tàu bọc thép Yenisey trong một cuộc tập trận dưới sự chỉ huy của Trung tâm Chiến đấu. Đoàn tàu được trang bị súng phòng không, súng máy hạng nặng, thậm chí là xe chiến đấu bộ binh, có nhiệm vụ tiếp tế cho các đơn vị tiền tuyến, trinh sát và sửa chữa cơ sở hạ tầng đường sắt trong khu vực xung đột - nơi mạng lưới đường sắt vẫn là tuyến đường sống còn cho các hoạt động của Nga. Điều này cho thấy Moscow vẫn tận dụng cơ sở hạ tầng và chiến thuật thời Liên Xô để duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt.
nga trien khai phao dai banh sat tang cuong ho tro hau can tai donbass hinh anh 1


Đoàn tàu bọc thép của Nga. Ảnh: Vladimir Tyukayev
Theo giới phân tích, quyết định của Nga triển khai đoàn tàu bọc thép trong chiến đấu phản ánh cả sự cần thiết và tính hữu dụng. Thời gian qua, Moscow phải đối mặt với những thách thức lớn về hậu cần do các lệnh trừng phạt của phương Tây và cuộc tấn công của Ukraine vào tuyến tiếp tế. Không giống như quân đội phương Tây hiện đại, vốn phụ thuộc nhiều vào vận tải hàng không và đường bộ, sự phụ thuộc của Nga vào tuyến đường sắt nêu bật sự khác biệt về mặt chiến lược.
Sức mạnh “Pháo đài bánh sắt” của Nga
Yenisey, một trong những đoàn tàu bọc thép hiện đại của Nga, là phương tiện đáng gờm, được thiết kế để thực hiện nhiều vai trò khác nhau trong môi trường có rủi ro cơ cao. Theo truyền thông Nga, đoàn tàu được trang bị pháo phòng không ZU-23-2 nòng đôi 23mm, có khả năng bắn tới 2.000 viên đạn mỗi phút vào các mục tiêu trên không như máy bay không người lái hoặc máy bay bay thấp. Hệ thống pháo ZU-23-2 có từ thời Liên Xô là loại pháo hạng nhẹ và đa năng, thường được gắn trên xe cộ hoặc đặt vị trí cố định. Việc tích hợp vào toa tàu giúp tăng cường khả năng cơ động của hệ thống pháo.

Tàu cũng chở nhiều súng máy hạng nặng Utyos 12,7mm, có chức năng phòng thủ chống lại các mối đe dọa trên bộ, như bộ binh hoặc xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương. Đặc biệt, Yenisey mang theo xe chiến đấu bộ binh BMP-2 được trang bị pháo tự động 30mm và bệ phóng tên lửa chống tăng, tăng đáng kể hỏa lực trong trường hợp giao tranh trực tiếp.
Cấu trúc của tàu bao gồm lớp thép gia cố để bảo vệ phương tiện chống lại hỏa lực của vũ khí nhỏ và mảnh đạn. Toa xe có sàn phẳng được thiết kế để chở vật tư, chẳng hạn như đạn dược, nhiên liệu và vật liệu sửa chữa, trong khi những toa khác chứa hệ thống chỉ huy và liên lạc. Yenisey có khả năng trinh sát nhờ vào các cảm biến trên tàu, chẳng hạn như camera hình ảnh nhiệt hoặc radar.
Khác với các đoàn tàu bọc thép lịch sử, Yenisey là một sự kết hợp đa dạng, giữa chức năng hậu cần với chức năng chiến đấu và trinh sát hạn chế. Quân đội phương Tây phần lớn đã từ bỏ các phương tiện như vậy, chuyển sang phương tiện vận chuyển hàng không như máy bay C-17 Globemaster III có thể cung cấp vật tư cho các khu vực xa xôi mà không cần dựa vào cơ sở hạ tầng cố định.
Theo các chuyên gia quân sự, Yenisey có một số hạn chế. Do sử dụng các tuyến đường ray cố định nên đối phương có thể dự đoán được điểm đến của đoàn tàu. Bên cạnh đó, lớp giáp của tàu không đủ khả năng bảo vệ trước các cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa dẫn đường hoặc máy bay không người lái, vốn đã trở thành đặc điểm nổi bật của cuộc xung đột Ukraine.
Các lực lượng Ukraine đã nhiều lần nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng đường sắt của Nga, làm gián đoạn hoạt động hậu cần. Việc Yenisey dựa vào công nghệ thời Liên Xô làm nổi bật khoảng cách trong khả năng triển khai các nền tảng tiên tiến hơn của Nga trong điều kiện kinh tế hạn chế.
Vai trò của Yenisey tại Donbass
Tại Donbass, nơi giao tranh vẫn diễn ra ác liệt, Yenisey đóng vai trò là trung tâm di động để duy trì các hoạt động của Nga. Thông qua vận tải đường sắt Nga có thể vận chuyển khối lượng lớn hàng tiếp tế cho các đơn vị chiến đấu thông qua địa hình bằng phẳng, rộng mở của khu vực, trong khi các tuyến đường bộ thường bị máy bay không người lái và pháo binh của Ukraine nhắm tới.
Đoàn tàu cung cấp đạn dược, nhiên liệu và phụ tùng cho các đơn vị tiền tuyến, giúp lực lượng Nga duy trì áp lực lên các vị trí của Ukraine. Ngoài hậu cần, Yenisey còn thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, sử dụng các cảm biến trên tàu để theo dõi tuyến đường sắt và các khu vực lân cận nhằm phát hiện hoạt động của đối phương Phương tiện truyền thông nhà nước Nga đưa tin, Yenisey đóng vai trò quan trọng trong việc sửa chữa các đường ray bị hư hỏng, một nhiệm vụ quan trọng khi Ukraine tập trung vào phá vỡ các mạng lưới đường sắt của Nga. Trước đó, Ukraine máy bay không người lái tình báo của Ukraine đã tấn công một đoàn tàu chở nhiên liệu của Nga đang di chuyển giữa Levadne và Molochansk, khiến 11 toa xe bồn bốc cháy và khiến giao thông đường sắt bị đình trệ trong nhiều tuần.
Vai trò kép của Yenisey trong đảm bảo hậu cần và phòng thủ cơ sở hạ tầng khiến đoàn tàu trở thành một tài sản không thể thay thế, mặc dù hiệu quả phụ thuộc vào khả năng của Nga trong việc bảo vệ không phận xung quanh và chống lại hành động tấn công, phá hoại của Ukraine.
Việc sử dụng các đoàn tàu bọc thép như Yenisey phản ánh các ưu tiên chiến lược của Nga ở Donbass, nơi nỗ lực chiến đấu giành lãnh thổ phụ thuộc vào việc duy trì các tuyến tiếp tế. Khu vực này có mạng lưới đường sắt rộng khắp – vốn là di sản từ thời kế hoạch Liên Xô, cho phép Nga vận chuyển hiệu quả số lượng lớn vật tư – điều mà Ukraine khó có thể thực hiện do cơ sở hạ tầng bị hư hại và phụ thuộc vào viện trợ của phương Tây.
 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38


 

wuhan2020

Xe buýt
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
674
Động cơ
87,953 Mã lực
Tuổi
38
Blackrock cắt giảm Quỹ phục hồi Ukraine khi hy vọng của phương Tây về nỗ lực chiến tranh mờ nhạt
Đông Âu và Trung Á, Quan hệ đối ngoại
Ban biên tập tạp chí Military Watch
Ngày 5 tháng 7 năm 2025

Blackrock và Kiev chìm trong biển lửa dưới sự tấn công của Nga

Blackrock và Kiev chìm trong biển lửa dưới sự tấn công của Nga

Công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, quỹ đầu tư đa quốc gia của Mỹ Blackrock đã ngừng tìm kiếm các nhà đầu tư để tài trợ cho quỹ phục hồi Ukraine, điều mà các nhà bình luận lưu ý phản ánh sự bất ổn ngày càng gia tăng ở phương Tây liên quan đến tương lai của quốc gia Đông Âu này. Vào năm 2024, quỹ này đã gần nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức do chính quyền Đức, Ba Lan và Ý giám sát, trước khi BlackRock đình chỉ các cuộc đàm phán với các nhà đầu tư vào tháng 1 do thiếu sự quan tâm. Khả năng nền kinh tế Ukraine sụp đổ hoàn toàn được đánh giá rộng rãi là đã tăng lên, với tờ Washington Post vào ngày 26 tháng 6 nhận xét rằng "tác động tích cực đến nền kinh tế" vào năm 2025 "không còn được xem xét nữa". Việc không đạt được lệnh ngừng bắn dự kiến vào giữa năm đã làm dấy lên khả năng rằng viện trợ kinh tế quy mô lớn liên tục của phương Tây sẽ không đủ để duy trì nền kinh tế.

Xe tăng Leopard 2A6 do Đức cung cấp bị phá hủy tại Kursk vào tháng 9 năm 2024

Xe tăng Leopard 2A6 do Đức cung cấp bị phá hủy tại Kursk vào tháng 9 năm 2024


Khả năng tồn tại của nền kinh tế Ukraine ngay cả với viện trợ to lớn vẫn tiếp tục tăng lên khi các nguồn dự trữ tài nguyên quan trọng tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của Nga, với việc các đơn vị Quân đội Nga chiếm được một trong những mỏ lithium lớn nhất châu Âu gần làng Shevchenko vào tuần cuối cùng của tháng 6 là một ví dụ đáng chú ý. Việc Lầu Năm Góc tạm dừng một số viện trợ quân sự cho Ukraine vào ngày 2 tháng 7 và trả lại nhiều vũ khí có giá trị cao đã đến Ba Lan để giao hàng, càng làm tăng thêm sự bất ổn. Diễn biến của nỗ lực chiến tranh ngày càng có vẻ bất lợi cho các lợi ích của phương Tây, với lĩnh vực quốc phòng của Nga ngày càng vượt qua kỳ vọng của phương Tây trong việc sản xuất nhiều loại tài sản khác nhau, từ máy bay chiến đấu đến tên lửa đạn đạoxe tăng chiến đấu chủ lực , trong khi nhân sự Triều Tiên , công nhân công nghiệp và số lượng lớn thiết bị đã đóng vai trò ngày càng trung tâm trong việc định hình tiến trình của cuộc xung đột theo hướng có lợi cho Moscow.
Việc quân đội Ukraine tháo chạy khỏi Kursk vào tháng 4, tổn thất to lớn mà các đơn vị nghĩa vụ quân sự của Ukraine phải gánh chịu, và sự suy giảm nghiêm trọng của các đơn vị tinh nhuệ cùng nhiều loại thiết bị cao cấp hơn như hệ thống tên lửa Patriot , là một trong những yếu tố góp phần khác, với một hậu quả khác là thúc đẩy các lời kêu gọi ở nước láng giềng Ba Lan chuẩn bị khẩn cấp cho một tương lai mà toàn bộ lãnh thổ Ukraine nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top