[Funland] Tổ chức lại giao thông đô thị

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,382
Động cơ
420,480 Mã lực
Trong một thớt về xe máy, em có đề cập đến việc phân làn ở đường Nguyễn Trãi sẽ khó thành công, bởi vì:
- tư tưởng của HN là làm thí điểm để đánh giá, nhưng kiểu thí điểm này mang tính chất tạm bợ (về thời gian họ xác định để kéo dài có 1 tháng nên việc nghiên cứu, chuẩn bị chắc chắn sẽ không được đầy đủ);
- HN để quá nhiều giao cắt, hàng rào phân làn quá ngắn trên 1 đoạn đường ngắn (2,1km) nên kiểu gì cũng có xung đột; nhất là các xe từ đường nhỏ rẽ ra thì kiểu gì cũng chậm và khiến luồng giao thông đông bị nghẽn
- Phân làn không hợp lý khi không tính toán lưu lượng xe: ô tô và xe máy; kiểu để làn cho nó có chứ ko tính diện tích lưu thông; cụ thể là gọi là 2 làn xe máy nhưng quá rộng khiến các xe máy vẫn lạng lách chứ ko đi thẳng hàng; độ rộng của 1 chiều đến 19-20m mà chia có 5 làn là ít so với ý định phân làn

Nếu làm thí điểm mà không làm triệt để thì sẽ không bao h thành công được
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,382
Động cơ
420,480 Mã lực
Còn nữa, trên thực tế, có nhiều tuyến đường ở Hà Nội, nếu có 2 - 3 làn thì nhiều khi làn ngoài cùng bên trái, khi đến ngã tư có đèn xanh đỏ, thì vẫn kẻ vạch có dấu hiệu đi thẳng và rẽ trái (cả hai đồng thời), nhất là khi đèn xanh đỏ rẽ trái không đồng cấp với đèn xanh đỏ đi thẳng; thậm chí làn giữa cũng kẻ vạch đi thẳng và rẽ trái song song. Như vậy, các xe nếu đi thẳng đều có thể dừng ở làn trái trong khi đèn đỏ đi thẳng, đèn xanh cho phép rẽ trái, và vô tình cản trở các xe muốn rẽ trái nhưng dừng phía sau không tiến lên được.

Do vậy, cần kẻ lại vạch để thống nhất: nếu đèn xanh đỏ đi thẳng và rẽ trái không đồng nhất (tức không cùng xanh, cùng đỏ) thì tốt nhất chỉ kẻ vạch rẽ trái ở làn ngoài cùng bên trái; các xe nào đi thẳng ko được dừng ở làn ngoài cùng bên trái để cản lối xe rẽ trái; và làn giữa không cho phép xe rẽ trái dừng bằng cách chỉ kẻ vạch đi thẳng
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,382
Động cơ
420,480 Mã lực
Trở lại chuyện tổ chức giao thông. Có một chuyện em thấy khá bất hợp lý và cũng không thống nhất. Đó là: nhiều nơi căm biển phân làn rất khác nhau

- Chỗ thì cắm biển phân làn quy định: làn trong (gần giải phân cách giữa) dành cho tất cả các loại xe; còn làn ngoài cùng (gần vỉa hè) thì lại dành cho xe con

Ngoai Bac.jpg


- Chỗ thì cắm biển phân làn quy định: làn trong (gần giải phân cách giữa) chỉ dành cho xe con và xe dưới 30 chỗ; còn lại là dành cho tất cả các loại xe

Trong Nam.jpg


Cá biệt có nơi phân làn trong cùng (gần giải phân cách giữa) chỉ dành cho xe khách và xe tải (xe con không được đi vào); còn các làn khác là hỗn hợp. Có thể lý lẽ khi cắm biển phân làn này là để đảm bảo an toàn cho xe máy, xe thô sơ đi ngoài cùng không bị va chạm với xe khách, xe tải.

Qua thực tế chúng ta đều thấy số lượng xe con (bao gồm cả xe cá nhân và taxi, vận tải) dưới 9 chỗ bao giờ cũng nhiều hơn xe khách và xe tải; tốc độ cũng như độ an toàn khi lái, xử lý trên đường của loại xe này cao hơn dòng xe khách và xe tải (bao gồm cả xe công)

Như vậy, cần áp dụng thống nhất việc phân làn như sau (chỉ đưa ví dụ về làn của xe ô tô, không tính làn xe máy, xe đạp, xe thô sơ cần có làn riêng mà ô tô không được phép đi vào):
- Với đường có 1 làn thì không nói, vì tất cả các loại xe đều được lưu thông
- Với đường có 2 làn thì làn trong (gần giải phân cách giữa) chỉ dành cho xe con và xe khách dưới 30 chỗ (xe tải và xe khách trên 30 chỗ chỉ được đi khi vượt, sau đó phải trở lại làn ngoài); còn làn ngoài là hỗn hợp
- Với đường có từ 3 làn trở lên thì làn trong (gần giải phân cách giữa) chỉ dành cho xe con (các xe khách chỉ được đi vào làn này khi vượt); làn giữa dành cho xe con và xe khách dưới 30 chỗ); còn làn ngoài dành cho xe khách và xe tải (xe con không được đi vào)

Với tốc độ quy định hiện tại thì chúng ta hoàn toàn có thể linh hoạt là trên đường quốc lộ bình thường: làn xe con, xe khách dưới 30 chỗ (nếu riêng biệt) thì có thể tăng lên tốc độ 100 và 70 (nếu đi qua đô thị); còn làn xe khác thì giữ nguyên như hiện tại

Như vậy, việc các xe không thể tùy tiện đi làn nào cũng được, gây chậm chễ và ách tắc giao thông, cũng như cần ưu tiên cho các xe có tốc độ cao, độ an toàn cao là xe con, xe khách dưới 30 chỗ, chứ ko phải cho xe tải, xe khách trên 30 chỗ có tốc độ chậm. Ngoài ra, khi xe tải, xe khách đi làn ngoài (sát với làn xe máy, xe thô sơ) cũng là biện pháp "răn đe" xe máy, xe thô sơ không được lấn làn ra ngoài vì nguy hiểm, hạn chế được tình trạng xe máy đi lộn xộn
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
11,319
Động cơ
299,774 Mã lực
Trở lại chuyện tổ chức giao thông. Có một chuyện em thấy khá bất hợp lý và cũng không thống nhất. Đó là: nhiều nơi căm biển phân làn rất khác nhau

- Chỗ thì cắm biển phân làn quy định: làn trong (gần giải phân cách giữa) dành cho tất cả các loại xe; còn làn ngoài cùng (gần vỉa hè) thì lại dành cho xe con

Ngoai Bac.jpg


- Chỗ thì cắm biển phân làn quy định: làn trong (gần giải phân cách giữa) chỉ dành cho xe con và xe dưới 30 chỗ; còn lại là dành cho tất cả các loại xe

Trong Nam.jpg


Cá biệt có nơi phân làn trong cùng (gần giải phân cách giữa) chỉ dành cho xe khách và xe tải (xe con không được đi vào); còn các làn khác là hỗn hợp. Có thể lý lẽ khi cắm biển phân làn này là để đảm bảo an toàn cho xe máy, xe thô sơ đi ngoài cùng không bị va chạm với xe khách, xe tải.

Qua thực tế chúng ta đều thấy số lượng xe con (bao gồm cả xe cá nhân và taxi, vận tải) dưới 9 chỗ bao giờ cũng nhiều hơn xe khách và xe tải; tốc độ cũng như độ an toàn khi lái, xử lý trên đường của loại xe này cao hơn dòng xe khách và xe tải (bao gồm cả xe công)

Như vậy, cần áp dụng thống nhất việc phân làn như sau (chỉ đưa ví dụ về làn của xe ô tô, không tính làn xe máy, xe đạp, xe thô sơ cần có làn riêng mà ô tô không được phép đi vào):
- Với đường có 1 làn thì không nói, vì tất cả các loại xe đều được lưu thông
- Với đường có 2 làn thì làn trong (gần giải phân cách giữa) chỉ dành cho xe con và xe khách dưới 30 chỗ (xe tải và xe khách trên 30 chỗ chỉ được đi khi vượt, sau đó phải trở lại làn ngoài); còn làn ngoài là hỗn hợp
- Với đường có từ 3 làn trở lên thì làn trong (gần giải phân cách giữa) chỉ dành cho xe con (các xe khách chỉ được đi vào làn này khi vượt); làn giữa dành cho xe con và xe khách dưới 30 chỗ); còn làn ngoài dành cho xe khách và xe tải (xe con không được đi vào)

Với tốc độ quy định hiện tại thì chúng ta hoàn toàn có thể linh hoạt là trên đường quốc lộ bình thường: làn xe con, xe khách dưới 30 chỗ (nếu riêng biệt) thì có thể tăng lên tốc độ 100 và 70 (nếu đi qua đô thị); còn làn xe khác thì giữ nguyên như hiện tại

Như vậy, việc các xe không thể tùy tiện đi làn nào cũng được, gây chậm chễ và ách tắc giao thông, cũng như cần ưu tiên cho các xe có tốc độ cao, độ an toàn cao là xe con, xe khách dưới 30 chỗ, chứ ko phải cho xe tải, xe khách trên 30 chỗ có tốc độ chậm. Ngoài ra, khi xe tải, xe khách đi làn ngoài (sát với làn xe máy, xe thô sơ) cũng là biện pháp "răn đe" xe máy, xe thô sơ không được lấn làn ra ngoài vì nguy hiểm, hạn chế được tình trạng xe máy đi lộn xộn
Đường 5a đã phân làn như cụ đề xuất và xe con bị gò riêng làn ngoài cùng thành ra bất cập. Giờ chỉnh lại là đi làn nào cũng đc, và giao thông đã tốt lên.
 

Hollyone

Xe tăng
Biển số
OF-87448
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
1,382
Động cơ
420,480 Mã lực
Đường 5a đã phân làn như cụ đề xuất và xe con bị gò riêng làn ngoài cùng thành ra bất cập. Giờ chỉnh lại là đi làn nào cũng đc, và giao thông đã tốt lên.
Đoạn cụ nói đúng là cái bẫy; cách đây 2 tuần em đi qua thấy vẫn bị như vậy, nếu không để ý rất dễ dính phạt

Em thấy việc cắm biển phân làn, kẻ vạch phân làn mà làm một cách khoa học, hợp lý thì sẽ cải thiện được giao thông rất nhiều, nhất là đối với người tham gia giao thông; còn việc không tuân thủ thì đương nhiên sẽ có chế tài xử phạt nhưng trách nhiệm chỉ thuộc về cơ quan/cá nhân quản lý. Cũng ko chỉ nói kẻ vạch, phân làn là xong, nhưng nó góp phần lớn vào giao thông an toàn, thuận tiện, nhanh chóng
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
11,319
Động cơ
299,774 Mã lực
Đoạn cụ nói đúng là cái bẫy; cách đây 2 tuần em đi qua thấy vẫn bị như vậy, nếu không để ý rất dễ dính phạt
Vâng, nhẽ có chiều hoặc đoạn vẫn giữ biển cũ, nên càng loằng ngoằng. Cái này thì đội gtcc thật đáng trách.
 

haipvg

Xe tăng
Biển số
OF-518637
Ngày cấp bằng
28/6/17
Số km
1,251
Động cơ
188,541 Mã lực
Việc chia làn ô tô và xe máy như đường Nguyễn Trãi cần được nhân rộng. Hiệu quả lớn nhất của nó là tách được ô tô ra khỏi khu vực đông xe máy, giúp thoát nhanh hơn.
 

tvad

Xe hơi
Biển số
OF-1140
Ngày cấp bằng
5/8/06
Số km
124
Động cơ
575,819 Mã lực
Cách duy nhất là phát triển giao thông công cộng, còn làm tnao thì ai cũng hiểu :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top