[Funland] Tổng hợp các nội dung thảo luận về VinUni

Bạn nghĩ sao về đội ngũ lãnh đạo và giảng dạy của trường kinh doanh VinUni?


  • Tổng bình chọn
    59

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,482
Động cơ
281,432 Mã lực
Tuổi
41
Các cụ xem định hướng của Bộ GD nhé

Với mục tiêu năm 2020 Việt Nam có đại học đẳng cấp quốc tế, thậm chí có ít nhất 1 đại học lọt vào tốp 200 trong các bảng xếp hạng ĐH uy tín của thế giới, Chính phủ đã triển khai việc xây dựng mới các đại học xuất sắc theo phương thức hợp tác với các đối tác chiến lược. Đại học đầu tiên đi vào hoạt động là Việt Đức, với bộ chủ quản là Bộ GD-ĐT.

Mở rộng tuyển sinh viên quốc tế

Thông tin tại hội thảo, tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, đã chia sẻ mục tiêu trong 5 năm tới của trường này. Theo đó, trường sẽ phát triển chương trình đào tạo mới để đạt 23 chương trình (8 chương trình ĐH và 15 chương trình thạc sĩ) thuộc 6 khối ngành kỹ thuật vào năm 2022 và 28 chương trình đào tạo vào 2030.

Bên cạnh đó, trường sẽ thúc đẩy và mở rộng tuyển sinh sinh viên quốc tế. Theo thống kê của trường này, sinh viên và học viên quốc tế theo học tại trường thời gian qua đến từ 20 quốc gia, chiếm tỷ lệ 4.6% trên tổng số người học.

Cũng theo ông Viên, trường sẽ mở rộng lĩnh vực đào tạo tiến sĩ, xây dựng 7 nhóm nghiên cứu tập trung và tăng cường các hoạt động nghiên cứu, xuất bản quốc tế.

Đáng chú ý là kế hoạch xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, cùng cơ chế tài chính đặc thù mới phù hợp với hiệp định vừa được ký kết liên quan đến mở rộng trường.

Ngay trong hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cũng có phát biểu liên quan nội dung này. Theo ông Phúc, trong cả luật Giáo dục ĐH mới và Nghị định hướng dẫn thực hiện đã có sự chuẩn hóa mô hình trường ĐH trên cơ sở ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và nước ngoài. Theo đó mô hình này sẽ thực hiện các nội dung theo hiệp định đã ký kết với nước ngoài.

Sau 2020, trường đại học xuất sắc sẽ phát triển theo hướng nào? - ảnh 1

Kỳ thi tuyển sinh đầu vào của Trường ĐH Việt Đức năm 2020
HÀ ÁNH


Mô hình đại học liên quốc gia

Trường hiện đang triển khai 15 chương trình đào tạo (8 chương trình thạc sĩ và 7 chương trình cử nhân). Số sinh viên và học viên đã và đang theo học tại trường này có gần 3.200. Trong số này, có khoảng 40% sinh viên và học viên năm cuối của trường theo học học kỳ cuối tại các trường ĐH của Đức thông qua các hình thức tài trợ khác nhau.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Ulrich Teicheler, Cựu giám đốc Viện nghiên cứu giáo dục đại học thuộc ĐH Kassel (CHLB Đức), nhìn nhận sự phát triển về số lượng chương trình đào tạo và sinh viên theo học, tuyển dụng giảng viên giai đoạn 2015-2020 đang chậm lại. Nhưng ông cho biết: “Sau 15 năm theo đuổi mô hình mới, trong đó có 12 năm kể từ ngày thành lập trường, chúng tôi vẫn có sự lạc quan về mô hình ĐH liên quốc gia này”.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng cho rằng: “Trường ĐH Việt Đức hiện đã có hội đồng trường, bên cạnh đó có thêm hội đồng quản trị giám sát chặt chẽ các hoạt động của ban giám hiệu. Nếu mô hình này thành công sẽ là cơ sở cho việc sửa đổi luật Giáo dục ĐH lần tiếp theo”.

Với kết quả trên 95% sinh viên tốt nghiệp có việc làm hoặc học lên bậc cao hơn, ông Phúc cho biết: “Trường đã cung cấp các chương trình đào tạo theo chuẩn mực giáo dục quốc tế ngay tại Việt Nam với chất lượng xuất sắc và bằng cấp được công nhận quốc tế. Mô hình này giúp giữ người học lại Việt Nam, tiết kiệm được nguồn lực trong nước thay vì chuyển ra nước ngoài’.

Trước đó, ngày 23.9, Hiệp định 3 bên về Phát triển và mở rộng Trường ĐH Việt Đức đã được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam, Chính phủ CHLB Đức và Chính quyền bang Hessen (CHLB Đức).

Từng đặt mục tiêu tốp 200 trường ĐH hàng đầu thế giới

Năm 2008, Trường ĐH Việt Đức được thành lập trên sự hợp tác về giáo dục đại học giữa Chính phủ Việt Nam, Chính phủ CHLB Đức và Bang Hessen. Mục tiêu thời điểm này là xây dựng để trở thành một trường đại học, một trung tâm đào tạo, nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam, đạt trình độ khu vực và quốc tế… Sứ mệnh của trường này được đưa ra trong năm 2009 là vào danh sách tốp 200 trường ĐH hàng đầu thế giới. Kế hoạch cụ thể được đưa ra năm 2010, trường hướng tới trên 25 chương trình đào tạo với khoảng 5.000 người học vào năm 2020; hơn 50 chương trình đào tạo với khoảng 12.000 người học vào năm 2030.

https://thanhnien.vn/giao-duc/sau-2020-truong-dai-hoc-xuat-sac-se-phat-trien-theo-huong-nao-1298603.html
Mình thấy mô hình Viêt - nọ kia này không phát triển được, vì nó thiếu động lực. Mô hình dựa vào nước ngoài kiểu này chỉ thích hợp khi còn là nước quá nghèo, các nước phải viện trợ như thời xưa hay có các bệnh viện Việt Đức, Việt Tiệp .... tức là nó chỉ cung cấp được dịch vụ cỡ trung bình khi ta còn thiếu. Trường Việt Đức này chính phủ ta ký kết với bên Đức, thì cũng lại giống ở các trường đại học của mình hay có đào tạo liên kết mà thôi. Không mong nó trở thành trường chất lượng cao được.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,908
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Mình thấy mô hình Viêt - nọ kia này không phát triển được, vì nó thiếu động lực. Mô hình dựa vào nước ngoài kiểu này chỉ thích hợp khi còn là nước quá nghèo, các nước phải viện trợ như thời xưa hay có các bệnh viện Việt Đức, Việt Tiệp .... tức là nó chỉ cung cấp được dịch vụ cỡ trung bình khi ta còn thiếu. Trường Việt Đức này chính phủ ta ký kết với bên Đức, thì cũng lại giống ở các trường đại học của mình hay có đào tạo liên kết mà thôi. Không mong nó trở thành trường chất lượng cao được.
Hì hì, có tí tấm tí món là lại như ĐH TĐT thôi ợ
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,908
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
đẳng cấp của học sinh thế này liệu các cháu có chọn Vin để học??? Ielts trung bình 7,15 xin học bổng nước ngoài ngon hơn
Fb của VinUni đang giới thiệu một số bạn có thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa loại "khủng", em trích vài bạn cho cụ đỡ tâm tư với câu hỏi của mình ;;)






 

phihanhgia

Xe điện
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
4,959
Động cơ
379,526 Mã lực
Những bạn được Full Scholarship, 100% Scholarship như này là tốt, ngang ngửa sinh viên các trường top 200 thế giới có trên 75% Scholarship.

Fb của VinUni đang giới thiệu một số bạn có thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa loại "khủng", em trích vài bạn cho cụ đỡ tâm tư với câu hỏi của mình ;;)






 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,908
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chàng trai 10 năm 'đi tìm giọng nói'

Chỉ nói được "chào" ở tuổi lên 4, không thể phát âm trọn vẹn một câu trong bậc tiểu học, 10 năm sau Trường Huy là chủ nhiệm CLB tranh biện.

Buổi sáng đầu tháng 3, Đỗ Trường Huy, 18 tuổi, học sinh lớp 12D trường THPT Chí Linh, tham dự tiết học Toán online. Em theo dõi slide bài giảng, thi thoảng cúi xuống ghi nhanh lý thuyết cần nhớ. Được cô gọi phát biểu về cách giải một bài hình không gian, Huy tự tin trình bày.

Nhìn cách chàng trai dõng dạc phát biểu, nhiều người khó có thể tin Huy từng không thể phát âm chuẩn tiếng Việt hay nói một câu trọn vẹn mà không bị lắp, ngọng. "Cách đây 10 năm, ước mơ của em chỉ là có thể nói tiếng Việt một cách bình thường như bao người, dù bố mẹ, người thân và em đều sinh ra, lớn lên ở Việt Nam", Huy kể.

Đỗ Trường Huy, học sinh lớp 12D, trường THPT Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Nhân vật cung cấp


Đỗ Trường Huy, học sinh lớp 12D, trường THPT Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Khi Huy lên 3-4 tuổi, gia đình bắt đầu nhận thấy bất thường. Trong khi những đứa trẻ khác đã hoạt bát nô đùa, nói chuyện ríu rít, Huy chỉ nói được từ "chào". Sau thời gian ngắn thấy Huy đi lớp nhưng không cải thiện, bố mẹ đưa em đi Hà Nội khám. "Huy bị chứng rối loạn ngôn ngữ", kết luận của bác sĩ như sét đánh ngang tai với cả gia đình. Mẹ ôm em khóc mãi, còn bố thẫn thờ lặng im.

Suốt bậc tiểu học, Huy chật vật với môn Tiếng Việt vì nói lắp, ngọng và khó khăn khi nghe - đọc - hiểu. Em thường xuyên nhận điểm kém năm lớp 1 vì không thể đánh vần tròn vành rõ chữ như các bạn. "Lúc đó, em còn không thể phân biệt được ănanh, lẫn lộn mọi tiếng có vẻ giống nhau và phải mất rất lâu mới nói xong một câu", Huy nhớ lại. Lúc ấy, dù điểm viết không quá tệ, Huy vẫn nhận kết quả học lực trung bình vì bị điểm 4 môn Tiếng Việt.

Tật nói lắp, ngọng khiến Huy thường xuyên bị nhóm bạn trêu chọc. Mỗi lần như thế, Huy chỉ im lặng vì hiểu "khẩu chiến" với những người đó là bất khả thi. Với nhiều người tiểu học là bức tranh tươi đẹp khi thoải mái chơi đùa, vô lo vô nghĩ. Nhưng trong ký ức của Huy, khoảng thời gian đó như những cơn ác mộng kéo dài, đến giờ vẫn để lại trong em ít nhiều ám ảnh. Lúc đó, gia đình là nơi bình yên nhất, khiến Huy cảm thấy an toàn khi giao tiếp.

"Nếu không thay đổi, mình sẽ mãi như này", Huy luôn tự nhủ. Ở nhà, em luyện nói cùng bà và bố mẹ, rèn cách phát âm. Lên cấp hai, Huy đã ít lắp hơn nhưng còn ngọng nhiều cặp âm tiết. Em tự mày mò trên mạng, tìm những bài tập luyện nói để học theo, mong một ngày có thể tự tin nói to, dõng dạc và mượt mà hơn. Mỗi ngày, em đều dành thời gian luyện nói và duy trì trong nhiều năm.

Vì gặp vấn đề ngôn ngữ, Huy thường quan tâm đến các hoạt động giao tiếp, tranh biện. Trong mắt chàng trai sinh năm 2003, việc ai đó có thể đứng trước đám đông thuyết trình hoặc trình bày quan điểm cá nhân thật sự rất "ngầu" và em luôn muốn một ngày làm được điều đó. Khi trở thành học sinh trường THPT Chí Linh, Huy quan tâm đến chương trình Trường Teen, sân chơi tranh biện dành cho học sinh cấp ba. Rủ bạn bè cùng tham gia vòng tuyển chọn, tuy không lọt vào vòng ghi hình, Huy có cơ hội gặp gỡ và làm quen với các bạn trong Câu lạc bộ tranh biện của trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương.

Một suy nghĩ táo bạo xuất hiện trong đầu: "Tại sao mình không lập ra một CLB tranh biện tại trường nhỉ?". Được ban giám hiệu đồng ý thành lập câu lạc bộ, Huy cùng với ba người bạn đồng hành bắt đầu kế hoạch truyền thông bằng cách đến từng lớp trong giờ sinh hoạt, giới thiệu về tranh biện và lợi ích mà hoạt động này mang lại. Trong mùa hè năm lớp 10, em thành lập fanpage trên Facebook để thu hút sự quan tâm rồi bắt đầu đăng bài tuyển thành viên.

Đầu năm lớp 11, khi fanpage gần đạt mốc 1.000 likes, Huy xin ban giám hiệu cho giới thiệu về câu lạc bộ trong buổi chào cờ đầu tuần. Khoảnh khắc đứng trước hàng trăm bạn bè và thầy cô, nam sinh hồi hộp, tay ướt nhẹp mồ hôi. Khi cất lời, em lại nói lắp vì quá run. Cả trường cười ồ. Ký ức về những ngày bị trêu chọc, cô lập lại hiện hữu trước mắt em. Huy nhắm mắt, hít một hơi thật sâu và không cho phép mình sợ hãi nữa.

"Chào mọi người, em là Trường Huy, học sinh lớp 11D", Huy dõng dạc bắt đầu lại. Cứ như thế, em hoàn thành bài phát biểu trong những tràng pháo tay của bạn bè. Đến giờ, với Huy, cơ hội đứng nói trước toàn trường vẫn là một trong những khoảnh khắc hạnh phúc nhất. "Nếu hỏi thành quả sau nhiều năm luyện nói là gì, em sẽ không ngần ngại nói về trải nghiệm phát biểu trong buổi chào cờ hôm đó", Huy nói.

Hiện, câu lạc bộ tranh biện do Huy thành lập có gần 40 thành viên, là nhóm duy nhất hoạt động về lĩnh vực này tại thành phố Chí Linh. Nam sinh thường tổ chức các buổi tranh biện nhóm, mô hình giống Trường Teen, cho các thành viên luyện tập. Trong thời gian tạm dừng đến trường vì Covid-19, câu lạc bộ vẫn duy trì sinh hoạt trực tuyến, mỗi tuần 5 buổi. Ngoài hoạt động câu lạc bộ, Huy còn duy trì điểm trung bình học tập 9,2, riêng Toán 9,9, đạt giải ba trong hai kỳ thi Olympic tiếng Anh, học sinh giỏi môn Ngữ Văn và học sinh "3 tốt" cấp tỉnh.

Khi đã tự tin hơn, Huy đăng ký dự thi Đường lên đỉnh Olympia, vốn là ước mơ từ thuở nhỏ. Dù không được vào vòng thi tháng, Huy đã có nhiều trải nghiệm đáng nhớ khi trở thành học sinh thứ ba của trường THPT Chí Linh tham dự sân chơi này. Quá trình ôn luyện và đến với Olympia cũng giúp Huy thêm kiên trì và tự tin vào khả năng của mình.

Cô Hoàng Thị Thu Phương, giáo viên chủ nhiệm và dạy Văn bậc THPT của Huy, nhận xét học trò kiên trì và quyết tâm. Huy có khả năng học tập ấn tượng, thường đứng đầu khối, là lớp trưởng gương mẫu, luôn có những ý tưởng mới lạ và sở hữu tài lẻ vẽ đẹp. "Bây giờ, mỗi khi phát biểu trước lớp, phần đầu Huy vẫn thường bị rối và nói chưa trôi chảy. Sau đó em sẽ bắt nhịp được và nói tự tin hơn. Chứng kiến em từng bước vượt qua giới hạn bản thân, tôi rất tự hào", cô giáo kể.

Hành trình "đi tìm giọng nói" được Huy kể lại trong bài luận gửi Đại học VinUni, đặt tên là "Dáng hình âm thanh" theo nhan đề một bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản. Với em, thành công không chỉ phải là những danh hiệu, giải thưởng mà chính là vượt qua chính mình, đạt được ước mơ "nói một cách bình thường". Hiểu được điều đó, Huy nhận ra: "Giọng nói hay nhất không nhất thiết phải mượt mà, hay như ca sĩ mà chỉ cần được cất lên từ trái tim tự tin, nhiệt huyết của chính mình.

Nhờ bài luận ấn tượng, dù không có bất kỳ chứng chỉ quốc tế, Huy vẫn giành học bổng 100% ngành Quản trị Kinh doanh của Đại học VinUni, trị giá 3,3 tỷ đồng. Niềm vui đến với em trong những ngày đầu tháng 2, khi bố làm xa nhà còn mẹ trong khu cách ly tập trung. "Việc giành học bổng cho thấy cố gắng của em một lần nữa được ghi nhận. Nhiều lúc em đã nghĩ mọi việc quá sức mình, nhưng rồi em lại tự hỏi Tại sao mình không thử để biết giới hạn bản thân ở đâu", Huy nói.

Là người trực tiếp phỏng vấn Trường Huy, tiến sĩ Jenny Kyunghwa Chung, giảng viên cao cấp, Viện Kinh doanh và Quản trị, Đại học VinUni, nhìn nhận em có "dáng dấp" của một nhà lãnh đạo tương lai, sở hữu bản lĩnh vượt khó và biết nghĩ lớn. "Khi nói chuyện với Huy, tôi thấy em hoàn toàn làm chủ được giao tiếp, trình bày thuyết phục và thấu đáo", cô Jenny chia sẻ.

Dù đã đỗ đại học, nam sinh vẫn xác định nghiêm túc học để thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao. Huy cho rằng tiếng Anh vẫn là điểm yếu của mình nên sẽ tập trung cải thiện kỹ năng nghe, nói.

Khi được hỏi có tiếc nuối hay muốn thay đổi điều gì trong quá khứ, Huy lắc đầu. Em cho rằng mọi thứ đã trải qua đều góp phần tạo nên em ngày hôm nay. Đó cũng là suy nghĩ được em thể hiện trong bài luận ứng tuyển VinUni: "If you want to fly, you have to give up everything that weighs you down" (Nếu muốn bay lên, hãy buông bỏ những thứ đang kìm hãm bạn).

Với Huy, sự kìm hãm là những lời trêu học, cười nhạo, sự cô lập và định kiến xã hội về giọng nói của mình. "Khi vượt qua được những thứ tiêu cực đó, em cảm nhận được mình thực sự tốt lên, làm được những điều ao ước bấy lâu. Trải qua những thách thức, em hiểu mình sẽ không bao giờ thất bại cho đến lúc bỏ cuộc", Huy nói.

https://vnexpress.net/chang-trai-10-nam-di-tim-giong-noi-4243683.html
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,645
Động cơ
595,589 Mã lực
Fb của VinUni đang giới thiệu một số bạn có thành tích học tập, hoạt động ngoại khóa loại "khủng", em trích vài bạn cho cụ đỡ tâm tư với câu hỏi của mình ;;)






Đến bao giờ mệt mỏi, vin lại bàn giao cái vinuni này cho người khác như đã là với VPF không?
 

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,770
Động cơ
275,441 Mã lực
Cá nhân em nhìn chung các mảng hoạt động của Vin thì thấy thế này:

1. BĐS là mảng thành công nhất của Vin. Vin làm được những khu đẹp, khá đẳng cấp như Vinhomes Riverside, nhưng cái giá để vào đó thì quá chát. Với các thể loại chung cư của Vin, em không đánh giá cao. Chất lượng nhà CC của Vin so với các nơi khác có thể hơn, nhưng giá cũng hơn quá nhiều. Đặc biệt, em không thích kiểu nhồi người ở như nuôi chim bồ câu. Nhà biệt thự em chưa có, còn CC bán thanh lý hết rồi!
Quá tải hạ tầng là điểm trừ nặng nhất.

2. Nghỉ dưỡng: các khu nghỉ dưỡng của Vin, có đặt tiêu chuẩn gì đi chăng nữa, cũng chỉ ngang tầm 4* . Đã ở một cơ số nơi của Vin, nhưng em chưa thấy đâu đạt tầm 5* - chỉ so sánh với các KS, khu nghỉ 5* do hội giãy chết đầu tư và vận hành ở VN thôi! So với các nước nó khập khễnh quá.

3. Siêu thị bán lẻ: trừ một số ST lớn, các ST nhỏ mở ra làm ăn khá vớ vẩn. Chất lượng hàng kém, giá mù mờ... Giờ bán rồi, nhưng em vẫn đánh giá làm không đạt. Em có dính phốt, nhưng nói ra lại bị bịt :D

4. Nông nghiệp: quá tệ, em có đầy ví dụ tệ hại, nhưng họ toàn chơi bài bịt khẩu trang dán băng dính. Cũng bán rồi.

5. Y tế: trung bình. Dịch vụ tốt, nhưng trình độ khám chữa bệnh kém, không tương đương với giá cả. Em có bệnh nhi sơ sinh cũng từng bị dọa về tình trạng rất nguy hại, nhưng sau khi lên Viện Nhi TW khám thì chả làm sao hết. Giờ cháu nó bình thường.

6. Xe: chưa biết chất lượng sao, vì em không đi xe điện. Còn như Fadil, Lux => Tỷ lệ lỗi phát sinh cao hơn các hãng xe khác (cũng bịt tốt) và giá cao hơn... nên em chả thừa tiền để chọn và làm chuột bạch. Đi xe giãy lâu chưa chết cho nó lành.

7. Giáo dục mầm non, phổ thông: đúng là môi trường và phong cách giáo dục tạo cho các cháu học sinh Vinschool phong cách khá tốt, mạnh mẽ, hiện đại.... Thêm nữa là mở rộng quá nhanh, quá nhiều (phi lợi nhuận???) nên chất lượng không đồng đều. Tốt có, và rất kém cũng có nhiều. Không biết trong số sinh viên VinUni năm nay, có bao nhiêu % là học sinh của Vinschool, và điểm xét đầu vào ở mức nào? Em cho là không cao. Nếu xét trên số lượng giải thưởng, chất lượng, trình độ học tập và tính đồng đều, học sinh Vinschool kém hơn hẳn học sinh các lớp / trường chuyên. Học phí thì cao hơn!

Em vẫn ưu tiên các trường chuyên hơn. Và trường chuyên bây giờ cũng khác, đổi mới hơn ngày xưa nhiều lắm rồi. Không còn là luyện gà nữa đâu ạ, mà học sinh được phát triển khá đều (trừ cơ sở vật chất còn kém)

8. Điện tử, điện thoại: em không quan tâm. Nghiên cứu AI ... chưa có sản phẩm, bỏ qua!

9. Về môi trường, phong cách làm việc, cách ứng xử... của Vin và các cá nhân trong môi trường Vin: dù đã khác rất nhiều so với 10-20 năm trước đây, nhưng đặc tính chung vẫn vậy, chỉ giảm bớt phần nào, và bị che mờ đi thôi. Em gọi là phong cách con buôn, sát phạt. Điểm này có sự ảnh hưởng cực lớn từ phong cách / tính cách của anh Vượng và đội ngũ cận thần. Em không thích phong cách này! Và em không đánh giá cao môi trường làm việc cũng như cách ứng xử điển hình của Vin.

Qua các suy nghĩ chung, tóm tắt ở trên (nhiều chi tiết không tiện viết ra), em cho rằng: các sản phẩm của Vin chỉ ở mức trung bình - khá, nhưng giá thì luôn ở mức cao đến rất cao. Và nhiều người lại nghĩ: tiền nào của ấy, tiền nhiều thì hàng chắc tốt! :)

Em chỉ phục Vin 1 điểm: luôn bán được sản phẩm ở mức giá cao hơn trong mối tương quan với chất lượng.


Quay lại với VinUni, em cho rằng SP này của Vin cũng sẽ nằm cùng theo xu thế các SP khác của họ: chất lượng Trung bình thì giá cao, chất lượng khá thì giá rất cao, giá luôn cao hơn sản phẩm có chất lượng tương đương :)

Ngó sang bên cạnh, sinh viên tốt nghiệp RMIT cơ sở tại VN còn xa mới so được với sinh viên tốt nghiệp RMIT ở Mel. Nên em chả dại cho F1.1 làm thí nghiệm.

Mười năm nữa, nhìn lại kết quả của sau một chặng đường họ đi, có thể em sẽ thay đổi ý định. Nhưng theo góc nhìn nhận và đánh giá hàng hóa, dịch vụ, phong cách, ứng xử... của Vin sau 25 năm ở VN, em vẫn dự kiến kết quả theo phương án bảo thủ :D
Em không đánh giá cao sản phẩm nào của Vin cả. Em chỉ khâm phục cách bán hàng và cách làm truyền thông của Vin, phải nói bộ phận này quá giỏi, he he bán được sản phẩm chất lượng trung bình với giá cao không phải là chuyện đơn giản với bất cứ ai.
 

nhatlongcamera2

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-84732
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
1,428
Động cơ
444,826 Mã lực
Nơi ở
hanoi
em cũng đánh giá về vin như sau
bđs: chất lượng 7 thì giá 9
ô tô: fadil: chất lượng 8 giá 7, bóp đc i10 với morning
lux, lux sa chất lượng 7 giá 9, em đánh giá căng lắm thì lux chỉ bằng mazda 6, lux sa thua cx5 mà giá cao hơn
tivi: cl 7 giá 6.5 , ngang ngửa asanzo và giá cũng cực rẻ vì nhiều km
dtdd: cl 7 giá 6.5: cũng hợp lý nếu so với các hãng tầu
xe điện: cl 7 giá 10: quá cao, 3 chục triệu mua con xe máy honda tay ga ngon lắm rồi, bóp chết con xe điện về mọi mặt
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,482
Động cơ
281,432 Mã lực
Tuổi
41
em cũng đánh giá về vin như sau
bđs: chất lượng 7 thì giá 9
ô tô: fadil: chất lượng 8 giá 7, bóp đc i10 với morning
lux, lux sa chất lượng 7 giá 9, em đánh giá căng lắm thì lux chỉ bằng mazda 6, lux sa thua cx5 mà giá cao hơn
tivi: cl 7 giá 6.5 , ngang ngửa asanzo và giá cũng cực rẻ vì nhiều km
dtdd: cl 7 giá 6.5: cũng hợp lý nếu so với các hãng tầu
xe điện: cl 7 giá 10: quá cao, 3 chục triệu mua con xe máy honda tay ga ngon lắm rồi, bóp chết con xe điện về mọi mặt
Quan trọng nhất là cái Vinuni thì cụ lại chưa chấm điểm. Không biết chất lượng so với giá thế nào?
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,908
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Do VinUni đã đi vào hoạt động nên các cụ ofer chán không chém nữa (hoặc thấy ngượng mồm ;))

Hôm nay có tin trên tàu nhanh về dân Hungary phản đối cấp đất xây cơ sở của trường ĐH Phục Đán tại nước họ. Em tò mò wiki thử và nghĩ đây là ĐH tinh hoa (mạnh về nghiên cứu), gửi các cụ chém tiếp về mô hình ĐH tinh hoa và mục đích của TQ khi mở cơ sở ở bên ngoài

https://vnexpress.net/nguoi-hungary-xuong-duong-phan-doi-xay-truong-dai-hoc-trung-quoc-4289783.html

https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_học_Phục_Đán
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
10,878
Động cơ
365,683 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
Cụ chủ lập thớt trên này em dự các cụ, mợ tích vào ô cuối là chính. Mọi người trên này không học, không giảng dạy tại VINUNI, giao lưu với VIN cũng không nhiều thì lấy đâu thông tin mà đánh giá.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,908
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi

Habinhzzz

Xe đạp
Biển số
OF-772318
Ngày cấp bằng
29/3/21
Số km
38
Động cơ
40,840 Mã lực
Tuổi
27
Chắc lấy ý tưởng giống trường bên Trung, Hi vọng sau này bằng được Tsinghua University. Nghành khác thì chưa biết chứ ngành phân lô bán nền chắc chắn là top đầu.

 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,645
Động cơ
595,589 Mã lực
Chắc lấy ý tưởng giống trường bên Trung, Hi vọng sau này bằng được Tsinghua University. Nghành khác thì chưa biết chứ ngành phân lô bán nền chắc chắn là top đầu.

Ý cụ hay, mà sao trường vin này ko thấy có mấy ngành bds hay kiến trúc, xây dựng hợp với mảng của xếp nhỉ?
 

Habinhzzz

Xe đạp
Biển số
OF-772318
Ngày cấp bằng
29/3/21
Số km
38
Động cơ
40,840 Mã lực
Tuổi
27
Ý cụ hay, mà sao trường vin này ko thấy có mấy ngành bds hay kiến trúc, xây dựng hợp với mảng của xếp nhỉ?
Khả năng chưa xin được hay sao chứ miếng bánh béo thê này sao bỏ qua được. Novaland cũng khai giảng năm sau ngành này nhưng chỉ xin được hệ cao đẳng.

 
Thông tin thớt
Đang tải
Top