[Funland] [Tổng hợp] Xây dựng, phát triển giao thông TPHCM và Đông Nam Bộ (liên tục cập nhật)

namphong12

Xe container
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
8,431
Động cơ
227,108 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Đúng là con đường cao tốc đau khổ nhất VN. 1 con đường cao tốc dài có 57km mà mất hơn 10 năm (2014 - 2024 (có thể còn chậm hơn)).

Không nói ra chắc không ai tin. 57km cao tốc mất hơn 10 năm chưa xong.
Vướng mấy cây cầu phải không cụ.
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
10,355
Động cơ
70,841 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Cập nhật các công trình giao thông ở TP.HCM

Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên)
Do Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM làm chủ đầu tư. Tính đến nay, dự án đạt 88% tổng khối lượng. Tư vấn chung NJPT đánh giá tiến độ dự án khó hoàn thành trong năm nay mà chậm nhất vào cuối năm 2023, đầu năm 2024. Việc vận hành chạy thử có thể tiến hành đầu năm 2024 và sau đó là công tác vận hành thương mại.

Cầu Thủ Thiêm 2
Cầu bắc qua sông Sài Gòn, nối trung tâm Quận 1 và bán đảo Thủ Thiêm (TP Thủ Đức). Dự án khởi công năm 2015 với tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng. Công trình dự kiến hoàn thành năm 2018 nhưng nhiều lần trễ hẹn.
Cầu đã hợp long hôm 2/9 và lùi kế hoạch hoàn thành vào tháng 12 năm nay, dự kiến đưa vào sử dụng vào 30/4/2022.
Khi đưa vào sử dụng, công trình được kỳ vọng sẽ kết nối giao thông Khu đô thị mới Thủ Thiêm với Trung tâm thành phố, giảm áp lực giao thông cho cầu Sài Gòn, đường hầm vượt sông Sài Gòn.

View attachment 6628215


Hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7)
Tổng vốn 830 tỷ đồng. Giai đoạn 1, dự án đạt hơn 27% tổng khối lượng; dự kiến hoàn thành nhánh hầm HC2 (đã đạt 52%) cuối năm nay và tiếp tục hoàn thành nhánh HC1 vào năm 2023. Công trình làm hai hầm chui mỗi chiều dài 480 m trên đường Nguyễn Văn Linh, cùng các nhánh rẽ, đảo tròn trung tâm phía trên.
Dự án trong giai đoạn thi công các hạng mục đốt hầm kín, đốt hầm hở, trạm bơm của hầm chui và di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
Dự án khi đưa vào sử dụng giúp giảm giao cắt giữa các hướng đi qua nút giao, giảm áp lực giao thông cửa ngõ phía Nam và tạo thuận lợi cho xe từ đường Nguyễn Hữu Thọ ra đến cầu Kênh Tẻ và vào trung tâm thành phố.
View attachment 6628241


Một số công trình khác
Các dự án hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2022 gồm :
- Dự án xây dựng mới cầu Bưng (quận Bình Tân);
- Sửa chữa và nâng cấp đường Tỉnh Lộ 9 (Đặng Thúc Vịnh).

Các dự án đang đẩy nhanh tiến độ để khởi công trước 31/12 gồm:
- Dự án Nâng cấp, cải tạo đường và kênh Nước Đen (quận Bình Tân);
- Xây dựng cầu vượt trước Bến xe miền Đông mới (TP Thủ Đức);
- Xây mới cầu Hang Ngoài (quận Gò Vấp);
- Xây dựng kè chống sạt lở Sông Sài Gòn, bờ trái, hạ lưu cách cầu Sài Gòn 500 m...


(Tổng hợp từ zingnews.vn)
Cầu Hang Gò Vấp coi như xong rồi cụ.chỉ là chưa cho chạy hết cầu còn đang dọn dẹp thôi
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Dứt khoát hoàn thành sân bay Long Thành đúng hạn
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, quyết tâm hoàn thành sân bay Long Thành vào đầu năm 2025.
Sáng 1/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án trọng điểm quốc gia với quy mô vốn khoảng 5 tỷ USD (hơn 109.000 tỷ đồng).

Khởi công gói thầu san nền trong tháng 1/2022
Báo cáo về công tác giải phóng mặt bằng, một trong những công tác quan trọng nhất, quyết định tiến độ dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho biết, đến nay, tỉnh đã thu hồi tổng diện tích 3.801 ha trong phạm vi 5.000 ha, đạt khoảng 77%. Phần diện tích còn lại là khoảng 1.145 ha, tỉnh sẽ hoàn thành thu hồi trong năm 2021.
Tổng diện tích giai đoạn 1 cần bàn giao cho Cảng vụ Hàng không miền Nam là 1.810 ha để đầu tư xây dựng hạ tầng cảng hàng không và 722 ha dự trữ đất dôi dư. Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã giao đất đợt 1 với diện tích 1.284,57 ha (chiếm khoảng 71%). Trước ngày 10/11, tỉnh sẽ giao đất đợt 2 với diện tích 400 ha thuộc khu vực 1.810 ha và 200 ha thuộc khu vực 722 ha. Dự kiến tỉnh sẽ hoàn thành công tác bồi thường, giao đất đủ diện tích trên trong quý I/2022.

Bộ GTVT cho biết, trong gói thầu thiết kế kỹ thuật hạ tầng như đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, hệ thống giao thông nội cảng, hạ tầng kỹ thuật điện nước... đang bám sát kế hoạch khởi công trong năm 2022. Trong công tác giải phóng mặt bằng, hiện Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) mới chỉ tiếp nhận hơn 1.200 ha trong tổng số hơn 1.800 ha, ảnh hưởng đến tiến độ gói thầu san nền và tổng thể ảnh hưởng kế hoạch thực hiện và hoàn thành dự án.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, gói thầu thiết kế kỹ thuật nhà ga hành khách đã được triển khai từ tháng 6/2021. Công tác thiết kế kỹ thuật đã ưu tiên hoàn thiện và phê duyệt trước phần móng công trình để bảo đảm khởi công công trình nhà ga hành khách trong tháng 3/2022, hoàn thành trước tháng 12/2025.

Đối với gói thầu thiết kế cơ sở các công trình phụ trợ (các hạng mục: Nhà để xe, nhà ga hàng hoá số 1, các khu bảo trì...), ACV đã tổ chức đấu thầu quốc tế để lập thiết kế cơ sở từ tháng 9/2021, dự kiến hoàn thành thiết kế trong tháng 12/2022.

Đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, về công tác thu xếp vốn, Ủy ban có văn bản đề nghị các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, GTVT cho ý kiến, hỗ trợ trong quá trình cho phép ACV tăng vốn điều lệ, bổ sung vốn để bảo đảm năng lực tài chính thực hiện dự án; các tổ chức tín dụng cũng ủng hộ việc hỗ trợ tín dụng cho dự án này.

Vốn cho dự án được cấp đủ, không để xảy ra tình trạng thiếu vốn, nhưng giải ngân là vấn đề "lo lắng và sốt ruột", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói. Hết năm phải giải ngân hơn 10.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng thì mới đảm bảo yêu cầu.
1635769279760.png

Khu đất thuộc dự án sân bay Long Thành. (Ảnh: TTXVN).

Kết luận của Phó Thủ Tướng
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 trước 31/12 năm nay, toàn bộ 5.200 ha của dự án trong quý I/2022.

Chỉ rõ các mốc tiến độ cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV và Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ thiết kế, thẩm định thiết kế, đấu thầu, phấn đấu tháng 12/2021 khởi công gói thầu san lấp mặt bằng.

Đối với công trình nhà ga hàng khách với số vốn tới 50.000 tỷ đồng, Phó Thủ tướng yêu cầu tiến hành kỹ càng các bước, quyết tâm khởi công công trình này trước tháng 3/2022.

1635769339225.png

Phối cảnh nhà ga hành khách sân bay Long Thành. (Ảnh: Vietnam+).

Đối với công trình sân đỗ và đường cất/hạ cánh, cần giữ đúng tiến độ đã cam kết là đến tháng 8/2022 sẽ khởi công.

Phó Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm tiến độ từng hạng mục cụ thể; ngay từ khi lập hồ sơ mời thầu phải nêu rõ mốc tiến độ hoàn thành các hạng mục chính như đường băng, nhà ga trước tháng 1/2025; hoàn thành, đưa toàn bộ công trình vào sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2025.

Hằng tháng, Phó Thủ tướng sẽ làm việc với Bộ GTVT về tiến độ sân bay Long Thành và một số công trình giao thông trọng điểm.

(Theo baochinhphu.vn)
 

namphong12

Xe container
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
8,431
Động cơ
227,108 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Dứt khoát hoàn thành sân bay Long Thành đúng hạn
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, quyết tâm hoàn thành sân bay Long Thành vào đầu năm 2025.
Sáng 1/11, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã chủ trì hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, dự án trọng điểm quốc gia với quy mô vốn khoảng 5 tỷ USD (hơn 109.000 tỷ đồng).

Khởi công gói thầu san nền trong tháng 1/2022
Báo cáo về công tác giải phóng mặt bằng, một trong những công tác quan trọng nhất, quyết định tiến độ dự án, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng cho biết, đến nay, tỉnh đã thu hồi tổng diện tích 3.801 ha trong phạm vi 5.000 ha, đạt khoảng 77%. Phần diện tích còn lại là khoảng 1.145 ha, tỉnh sẽ hoàn thành thu hồi trong năm 2021.
Tổng diện tích giai đoạn 1 cần bàn giao cho Cảng vụ Hàng không miền Nam là 1.810 ha để đầu tư xây dựng hạ tầng cảng hàng không và 722 ha dự trữ đất dôi dư. Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã giao đất đợt 1 với diện tích 1.284,57 ha (chiếm khoảng 71%). Trước ngày 10/11, tỉnh sẽ giao đất đợt 2 với diện tích 400 ha thuộc khu vực 1.810 ha và 200 ha thuộc khu vực 722 ha. Dự kiến tỉnh sẽ hoàn thành công tác bồi thường, giao đất đủ diện tích trên trong quý I/2022.

Bộ GTVT cho biết, trong gói thầu thiết kế kỹ thuật hạ tầng như đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, hệ thống giao thông nội cảng, hạ tầng kỹ thuật điện nước... đang bám sát kế hoạch khởi công trong năm 2022. Trong công tác giải phóng mặt bằng, hiện Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) mới chỉ tiếp nhận hơn 1.200 ha trong tổng số hơn 1.800 ha, ảnh hưởng đến tiến độ gói thầu san nền và tổng thể ảnh hưởng kế hoạch thực hiện và hoàn thành dự án.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, gói thầu thiết kế kỹ thuật nhà ga hành khách đã được triển khai từ tháng 6/2021. Công tác thiết kế kỹ thuật đã ưu tiên hoàn thiện và phê duyệt trước phần móng công trình để bảo đảm khởi công công trình nhà ga hành khách trong tháng 3/2022, hoàn thành trước tháng 12/2025.

Đối với gói thầu thiết kế cơ sở các công trình phụ trợ (các hạng mục: Nhà để xe, nhà ga hàng hoá số 1, các khu bảo trì...), ACV đã tổ chức đấu thầu quốc tế để lập thiết kế cơ sở từ tháng 9/2021, dự kiến hoàn thành thiết kế trong tháng 12/2022.

Đại diện Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, về công tác thu xếp vốn, Ủy ban có văn bản đề nghị các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, GTVT cho ý kiến, hỗ trợ trong quá trình cho phép ACV tăng vốn điều lệ, bổ sung vốn để bảo đảm năng lực tài chính thực hiện dự án; các tổ chức tín dụng cũng ủng hộ việc hỗ trợ tín dụng cho dự án này.

Vốn cho dự án được cấp đủ, không để xảy ra tình trạng thiếu vốn, nhưng giải ngân là vấn đề "lo lắng và sốt ruột", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nói. Hết năm phải giải ngân hơn 10.000 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng thì mới đảm bảo yêu cầu.
View attachment 6631663
Khu đất thuộc dự án sân bay Long Thành. (Ảnh: TTXVN).

Kết luận của Phó Thủ Tướng
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 trước 31/12 năm nay, toàn bộ 5.200 ha của dự án trong quý I/2022.

Chỉ rõ các mốc tiến độ cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu chủ đầu tư là Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV và Bộ GTVT đẩy nhanh tiến độ thiết kế, thẩm định thiết kế, đấu thầu, phấn đấu tháng 12/2021 khởi công gói thầu san lấp mặt bằng.

Đối với công trình nhà ga hàng khách với số vốn tới 50.000 tỷ đồng, Phó Thủ tướng yêu cầu tiến hành kỹ càng các bước, quyết tâm khởi công công trình này trước tháng 3/2022.

View attachment 6631666
Phối cảnh nhà ga hành khách sân bay Long Thành. (Ảnh: Vietnam+).

Đối với công trình sân đỗ và đường cất/hạ cánh, cần giữ đúng tiến độ đã cam kết là đến tháng 8/2022 sẽ khởi công.

Phó Thủ tướng yêu cầu phải bảo đảm tiến độ từng hạng mục cụ thể; ngay từ khi lập hồ sơ mời thầu phải nêu rõ mốc tiến độ hoàn thành các hạng mục chính như đường băng, nhà ga trước tháng 1/2025; hoàn thành, đưa toàn bộ công trình vào sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2025.

Hằng tháng, Phó Thủ tướng sẽ làm việc với Bộ GTVT về tiến độ sân bay Long Thành và một số công trình giao thông trọng điểm.

(Theo baochinhphu.vn)
Đường về quê gần hơn đựơc khúc. Nhưng thời gian ngắn hơn được kha khá.
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Đề xuất sử dụng vốn ngân sách để đầu tư đường Vành đai 3 hơn 165.000 tỉ đồng
UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất với ý kiến của UBND tỉnh Long An về việc nên thực hiện triển khai đầu tư xây dựng đường Vành đai 3- TP.HCM theo hình thức đầu tư công sử dụng nguồn vốn ngân sách. Sau khi hoàn thành xây dựng, nhà nước sẽ thực hiện thu phí để hoàn vốn đầu tư.

1635773598486.png

Sơ đồ hướng tuyến đường Vành đai 3, 4 TP.HCM

Đó là đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai trong cuộc họp trực tuyến mới đây giữa lãnh đạo Bộ KH – ĐT và UBND 4 địa phương TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An về phương án triển khai xây dựng dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, tỉnh này chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19 nên ngân sách địa phương chi cho công tác phòng chống dịch cũng rất lớn nên rất khó để bố trí nguồn vốn thực hiện dự án trong giai đoạn 2021-2025. Do đó, Đồng Nai cũng kiến nghị các cơ quan chức năng tính toán đưa hợp phần 1.2 của dự án gồm: giải phóng mặt bằng, xây dựng đường song hành, tuyến nối vào KCN Ông Kèo, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật đoạn qua địa bàn tỉnh vào tổng chi phí đầu tư của dự án nếu triển khai theo hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP).

Tuyến đường Vành đai 3 là dự án giao thông quan trọng giúp kết nối các đầu mối giao thông huyết mạch trong khu vực như cao tốc TP.HCM – Trung Lương, TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, quốc lộ 1 và 22.

Dự án có tổng chiều dài là 89,3km (trong đó đoạn qua TP HCM là 47,62km, Bình Dương 25,93km, Đồng Nai 11,3km, Long An là 6,81km). Các tuyến nối có tổng chiều dài 8,3km (nhánh nối vào nút giao Thủ Đức, TP HCM dài 5,88km và nhánh nối vào KCN Ông Kèo, tỉnh Đồng Nai dài 2,42km).

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 93.000 tỉ đồng (chưa gồm lãi vay), đến giai đoạn hoàn thiện (bao gồm tuyến kết nối với nút giao Thủ Đức bà tuyến nối vào KCN Ông Kèo) là 165.256 tỉ đồng.

Dù được quy hoạch xây dựng từ hơn 10 năm trước nhưng đến nay dự án chỉ mới hoàn thành được một phần nhỏ. Cụ thể, chỉ có đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn dài 16km là hoàn thành đưa vào sử dụng, các đoạn còn lại chưa thể khởi công do nhiều vướng mắc, trong đó có giải phóng mặt bằng.

(Theo cafeland.vn)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
TP.HCM PHẢI CHI GẦN 2400 TỶ ĐỒNG CHO MỖI KM ĐƯỜNG ĐỂ KHÉP KÍN ĐOẠN VÀNH ĐAI 2

Sở GTVT TPHCM vừa báo cáo UBND TPHCM về tình hình thực hiện các dự án Vành đai, cao tốc trên địa bàn Thành phố.

Theo đó, đường Vành đai 2 tại TPHCM dài hơn 64,1 km, đến nay đầu tư hoàn thành 50,2 km, còn 14 km chia làm 4 đoạn chưa hoàn thành. Trong đó, đoạn 3 từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (Thành phố Thủ Đức) dài 2,75 km đang triển khai xây dựng với tổng đầu tư 2.765 tỉ đồng, trong đó bồi thường mặt bằng là 1.821 tỉ đồng.
Ba đoạn dài 11 km thuộc dự án Vành đai 2 TPHCM có tổng vốn dự kiến hơn 26.000 tỉ đồng. Tính ra, để khép kín đường Vành đai 2, TPHCM phải chi gần 2.400 tỉ đồng cho mỗi km (bao gồm chi phí xây dựng, giải phóng mặt bằng,...).
Ba đoạn còn lại với tổng chiều dài 11 km đến nay chưa được đầu tư xây dựng để khép kín đường Vành đai 2.
Đoạn 1 từ cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội tại nút giao Bình Thái (Thành phố Thủ Đức), dài 3,5 km, rộng 67 m, tổng vốn dự kiến gần 8.600 tỉ đồng. Trong đó, chí phí xây dựng 1.660 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng hơn 6.400 tỉ đồng, còn lại là chi phí quản lý, tư vấn, dự phòng.
Giai đoạn một, dự án làm đường song hành hai bên, mỗi bên rộng 10,5 m cho 3 làn xe. Đoạn qua ngã tư Bình Thái sẽ xây nút giao gồm: cầu vượt băng ngang Xa lộ Hà Nội; đường song hành Xa lộ Hà Nội và hầm chui; nhánh rẽ kết nối đường Đỗ Xuân Hợp.
Đoạn 2 từ Xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng dài 2,8 km, rộng 67 m, tổng mức đầu tư 8.458 tỉ đồng. Chi phí xây dựng 2.281 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5.515 tỉ đồng,... Giai đoạn một, dự án làm hai nhánh đường song hành, mỗi nhánh rộng 10,5 m cho 3 làn xe. Dự án cũng xây dựng nhánh rẽ kết nối đường Đặng Văn Bi, các nhánh rẽ kết nối Xa lộ Hà Nội. Tại nút giao Phạm Văn Đồng sẽ được xây dựng nút giao.
Hai đoạn này trước đây TPHCM đã có chủ trương kêu gọi đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) - hình thức hợp đồng BT và đã triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án. Tuy nhiên, hình thức hợp đồng BT không còn phù hợp và không được quy định trong Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 nên TPHCM chuyển sang đầu tư dự án từ nguồn vốn ngân sách thành phố.
Hiện TPHCM đang cân đối kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 để bố trí nguồn vốn thực hiện hai đoạn này.
Đoạn 4 từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh dài 5,3 km, rộng 60 m, tổng mức đầu tư 9.240 tỉ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng 2.060 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 6.580 tỉ đồng, còn lại là chi phí quản lý, tư vấn, dự phòng. Dự án làm hai nhánh đường song hành, mỗi nhánh rộng 13,5 m cho 3 làn xe. Xây dựng nút giao với quốc lộ 1 bằng cầu vượt và hầm chui. Đồng thời xây các nút giao với đường Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương, Nguyễn Văn Linh bằng dạng ngã 4.
Ngoài ra, dự án cũng xây dựng cầu Phú Định dài 447 m, rộng hơn 17 m cho 4 làn xe; xây cầu Ba Tơ dài 11 m, rộng 35,5 m cho 8 làn xe. Với đoạn này, trước đây TPHCM cũng có chủ trương kêu gọi đầu tư dự án theo phương thức PPP, đã có nhà đầu tư quan tâm, đề xuất đầu tư nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, tính khả thi chưa cao nên chưa thể triển khai các thủ tục tiếp theo. Hiện TPHCM cũng đang cân đối kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 để bố trí nguồn vốn thực hiện đầu tư dự án.
Theo Sở GTVT TPHCM, đường Vành đai 2 khép kín giúp cải thiện hạ tầng giao thông tại TPHCM, góp phần giảm ùn tắc, phát triển kinh tế và liên kết vùng.
(Theo báo Lao Động)

1636112592776.png

Ảnh: PLO
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) lắp đoạn ray ngầm cuối cùng
Hai đoạn ray ngầm cuối cùng của Metro Số 1, tổng chiều dài hơn 1,3 km từ ga Nhà hát thành phố qua Bến Thành bắt đầu được lắp đặt, dự kiến xong sau 2 tháng.

Chiều 9/11, Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR - chủ đầu tư) cho biết, đoạn ray ngầm này vừa được đơn vị phối hợp nhà thầu gói CP3 (thiết bị cơ điện, toa xe, đường ray...) của Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) thi công. Hai đoạn ray chạy song song giữa ga Nhà hát thành phố và Bến Thành, mỗi bên dài 660 m, khổ rộng 1.435 mm.


1636543044892.png

Công nhân thi công lắp đặt đoạn ray cuối cùng của Metro Số 1, ngày 9/11. Ảnh: MAUR

Nhà thầu hiện huy động 56 kỹ sư, công nhân thi công hạng mục này. Họ đã được tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19; quá trình thi công phải tuân thủ 5K... Việc lắp đặt đoạn ray được MAUR dự kiến hoàn thành đầu năm 2022, giúp kết nối toàn hệ thống đường ray của tuyến metro từ Bến Thành đến depot Long Bình (TP Thủ Đức), tổng chiều dài gần 20 km.

Đoạn ngầm Metro Số 1 dài khoảng 2,6 km, với 3 nhà ga nằm ở trung tâm TP HCM gồm ga Ba Son, Nhà hát thành phố và Bến Thành. Hiện, hai ga Nhà hát thành phố và Ba Son đã thi công hoàn thiện các hạng mục như sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động...

Riêng ga Bến Thành dự kiến hoàn thành cuối năm nay. Đây là nhà ga trung tâm của Metro Số 1, tương lai kết nối các tuyến Số 2 (Bến Thành - Tham Lương), 3A (Bến Thành - Tân Kiên), Số 4 (Thạnh Xuân - Khu đô thị Hiệp Phước). Mỗi ga ngầm của dự án được thiết kế kiến trúc riêng, tương đồng cảnh quan, văn hoá... ở khu vực.

1636543143031.png

Đoạn đường ray kết nối hai ngầm Nhà hát thành phố và Ba Son đã hoàn thiện. Ảnh: Hữu Khoa

Trước đó từ tháng 2 năm ngoái, Metro Số 1 thông toàn tuyến từ Bến Thành đến TP Thủ Đức. Sự kiện này đánh dấu công trình chuyển từ giai đoạn thi công phần kết cấu sang lắp đặt hệ thống đường ray, cơ điện, thông tin tín hiệu; hoàn thiện và kết nối các nhà ga với các loại hình giao thông công cộng khác... Tháng 10/2020, đoàn tàu đầu tiên của dự án được nhập về TP HCM, đến nay có thêm 6 đoàn tàu được đưa về, đang chuẩn bị cho công tác chạy thử nghiệm.

Là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM, Metro Số 1 tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng. Ngoài 3 ga ngầm nói trên, dự án còn 14 ga trên cao. Hiện, toàn tuyến metro đạt khoảng 88% khối lượng, nhưng khó đạt mục tiêu hoàn thành cuối năm nay như kế hoạch do ảnh hưởng Covid-19.

1636543273989.png

Vị trí đoạn ray ngầm cuối cùng được lắp trên tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên. Đồ họa: Lê Huyền

(Theo vnexpress.net)




 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Cập nhật tiến độ Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận (ở miền Tây nhưng cũng phục vụ cho nhu cầu TPHCM và Đông nam Bộ)


Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thông xe dịp Tết Nguyên đán
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đã đạt 85% khối lượng, đang thi công nước rút để kịp thông xe dịp Tết Nguyên đán 2022.

1636630860477.png

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đoạn giao nhau với cao tốc TP HCM - Trung Lương tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, Tiền Giang) nhìn từ trên cao. Hệ thống đường dẫn, cầu vượt tại vị trí này đã hoàn thành, chỉ còn chờ kết nối với cao tốc TP HCM - Trung Lương.

1636630912142.png

Đoạn cao tốc qua xã Long Định (huyện Châu Thành) đã hoàn thiện trải nhựa, sơn vạch kẻ đường, dải phân cách, lan can, lưới chống chói và đường dân sinh.



1636631006698.png

Một đoạn cao tốc qua khu vực ruộng lúa và vườn cây ăn trái tại xã Long Định (Châu Thành). Do dự án đi qua vùng địa chất đặc biệt khó khăn, dễ lún nên đơn vị đầu tư phải mời các chuyên gia nghiên cứu và tiến hành xử lý kỹ thuật, cũng như cùng lúc giải quyết bài toán nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, giá cả leo thang.


1636631070937.png

Xe thảm nhựa mặt đường trên cao tốc. Hiện 39 trên 45 km đường đã được thảm nhựa, dự kiến hoàn thiện trong tháng 11.

1636631167225.png

39 cầu bắc qua sông trên toàn tuyến hiện đã hoàn thành, ôtô có thể lưu thông, chỉ còn các công đoạn cuối như vệ sinh, xịt bụi mặt cầu.


1636631212317.png

Dự kiến trong tháng 11, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thông xe kỹ thuật toàn tuyến và tháng tới sẽ hoàn thiện hạng mục còn lại, để phục vụ người dân lưu thông dịp Tết Nhâm Dần 2022.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận thông tuyến hồi đầu tháng một năm nay sau 12 năm thi công, kết nối với cao tốc TP HCM - Trung Lương tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành, Tiền Giang). Dài 51 km, đi qua 5 huyện của Tiền Giang, cao tốc giúp giảm tải cho quốc lộ 1A. Đây là một trong những tuyến đường huyết mạch, kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP HCM.

Dự án có tổng vốn hơn 14.000 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2013. Tuy nhiên, do nhà đầu tư thiếu năng lực nên công trình bị đình trệ. Sau nhiều lần thay đổi chủ đầu tư và thay đổi cơ quan quản lý dự án từ Bộ Giao thông Vận tải về UBND Tiền Giang, vốn dự án được điều chỉnh còn hơn 12.000 tỷ đồng.


1636631275570.png

Sơ đồ toàn tuyến cao tốc TP HCM - Cần Thơ, trong đó đoạn từ Trung Lương - Mỹ Thuận đã thông tuyến với đoạn TP HCM - Trung Lương. Ảnh: Tổng công ty Đầu tư Phát triển và Quản lý Hạ tầng Giao thông Cửu Long


(Theo vnexpress.net)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Quý 3/2022 Khởi công xây cầu gần 5000 tỷ nối Thị Xã Phú Mỹ và Huyện Nhơn Trạch
Dự án xây dựng cầu Phước An nối Thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu) với huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) có tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỉ đồng dự kiến sẽ chính thức khởi công xây dựng vào quý 3/2022.


Thời gian dự kiến xây dựng là 5 năm.
Quy mô đầu tư theo thiết kế, cầu có chiều dài khoảng 4,3km, điểm đầu tuyến giao với đường liên cảng Cái Mép-Thị Vải, điểm cuối tuyến giao với đường vào cảng Phước An.
Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 4.879 tỉ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh khoảng 2.879 tỉ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 2.000 tỉ đồng.

Cầu Phước An sau khi hoàn thành sẽ kết nối khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải với cao tốc Bến Lức – Long Thành và cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây tạo ra một hệ thống giao thông đồng bộ, giúp vận chuyển hàng hóa trong khu vực nhanh và thuận lợi hơn.

Hơn 10 năm qua, hệ thống cảng biển container nước sâu Cái Mép - Thị Vải đã đi vào hoạt động nhưng mới chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế. Một trong những nguyên nhân là cảng này thiếu kết nối giao thông với các tỉnh thành miền Đông và miền Tây.

Việc đầu tư xây dựng cầu Phước An là rất quan trọng để kết nối đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với hệ thống đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Qua đó, kết nối toàn bộ nhóm cảng biển số 5 với khu vực miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai, TP.HCM nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Công trình hoàn thành cũng sẽ góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông, giảm tải cho tuyến quốc lộ 51 và các tuyến đường khác.




1636642007049.png

Một góc phối cảnh cầu Phước An - Ảnh: Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải

(Theo tuoitre.vn, cafeland.vn)


 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Hoàn thành tuyến đường gần 1.000 tỷ đồng nối cụm cảng Cái Mép – Thị Vải
Tuyến đường Phước Hòa – Cái Mép (thị xã Phú Mỹ) hoàn thành, kết nối quốc lộ 51 với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và khu công nghiệp

1636764763695.png

Dự án đường Phước Hòa - Cái Mép được khởi công năm 2016, do Ban quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải làm chủ đầu tư. Tổng kinh phí dự án 954 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 788 tỷ đồng bằng ngân sách địa phương.


1636764859371.png

Điểm đầu của tuyến đường giao với quốc lộ 51 ở phường Phước Hòa (thị xã Phú Mỹ). Quốc lộ 51 là tuyến giao huyết mạch nối TP HCM, Đồng Nai với Bà Rịa - Vũng Tàu.



1636764924172.png

Dài hơn 4,4 km, với 4 làn xe, đường Phước Hòa - Cái Mép đến nay đã hoàn thành và thông xe.


1636764986186.png

Dự án có cầu Mỏ Nhát bắc qua con sông cùng tên dài 696 m, mặt cắt ngang cầu 20 m, gồm bốn làn xe.


1636765103772.png

Một điểm giao nối các đường dẫn vào các nhà máy. Hiện dọc tuyến Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, nhiều nhà máy đã được xây dựng.



1636765166976.png

Điểm cuối của dự án giao với đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải.

Dự án hoàn thành giúp hàng hóa từ các tỉnh Đông Nam Bộ đến cảng và ngược lại được thuận lợi.


1636765236770.png

Đường Phước Hòa - Cái Mép là một trong 6 dự án giao thông nhằm hoàn thiện hạ tầng, tạo sự kết nối thông suốt, thuận lợi giữa đường liên cảng với quốc lộ 51, phục vụ khai thác hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải và các khu công nghiệp.

(Theo vnexpress.net)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Gần 3 km đường vành đai 2 dở dang sau bốn năm khởi công
Gần hai năm ngưng thi công, gần 3 km đường Vành đai 2 (TP Thủ Đức) ngổn ngang vật liệu xây dựng, cỏ mọc um tùm.

1636861105066.png


Đường vành đai 2 là tuyến đô thị cấp một khép kín theo vòng tròn ở TP HCM. Toàn tuyến còn gần 14 km chưa hoàn thành, được chia thành bốn đoạn nhỏ tương ứng với 4 dự án có mức đầu tư gần 16.000 tỷ đồng. Trong đó, đoạn 3 từ nút giao thông Gò Dưa đến đường Phạm Văn Đồng dài 2,75 km với hình thức đầu tư BT, có tổng đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng, riêng chi phí giải phóng mặt bằng 1.410 tỷ đồng.

Dự án khởi công cuối năm 2017 do Công ty cổ phần Văn Phú Bắc Ái đầu tư, dự kiến hoàn thành sau 3 năm. Tuy nhiên, dự án đã tạm ngưng từ đầu năm 2020 khi đạt gần 44% khối lượng.

So với cuối năm 2019, đoạn gần nút giao Gò Dưa hiện gần như nguyên hiện trạng, cây cỏ mọc rậm rạp hơn sau thời gian dài ngừng thi công.

Theo nhà đầu tư, nguyên nhân dự án chậm tiến độ do vướng công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chưa điều chỉnh dự án đầu tư, các thủ tục thanh toán quỹ đất đối ứng cho nhà đầu tư. Đơn vị đang chờ TP HCM ký kết phụ lục hợp đồng BT. Nếu được giải quyết và dự án được thi công trở lại, dự kiến khoảng 18 tháng đoạn 3 này sẽ được hoàn thành.


1636861316726.png


Bốn đoạn với tổng chiều dài hơn 14 km của Vành đai 2 chưa khép kín. Đồ họa: Thanh Huyền.

Toàn tuyến vành đai dài 70 km, chạy qua các quận 7, 8, 12, TP Thủ Đức, Bình Tân và các huyện Hóc Môn, Bình Chánh. Theo kế hoạch, tuyến đường sẽ hoàn tất năm 2022-2023. Công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo trục giao thông ở các cửa ngõ phía Tây và Đông thành phố, hạn chế xe vào trung tâm, góp phần giảm ùn tắc.

(Theo vnexpress.net)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Bình Phước xin giao lại ‘siêu dự án’ đường cao tốc cho Bình Dương làm chủ lực

1636878049594.png


TPO - Dự án cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng chiều dài gần 70km, dự kiến mức đầu tư lên đến hơn 24.000 tỷ đồng được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận để tỉnh Bình Phước có thẩm quyền thực hiện. Tuy nhiên, đến nay Bình Phước gửi công văn xin giao lại cho tỉnh Bình Dương làm chủ lực dự án.

Ngày 14/11, UBND tỉnh Bình Phước thông tin đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT đề nghị giao UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đầu tư dự án đường bộ cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành.

Trước đó, vào đầu tháng 6, Chính phủ đồng ý, giao UBND tỉnh Bình Phước là cơ quan có thẩm quyền để triển khai đầu tư xây dựng dự án đường bộ cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư.

Vào thời điểm đó, Chính phủ cũng yêu cầu cần xác định rõ trách nhiệm chi trả chi phí giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn ngân sách của từng địa phương. Việc hỗ trợ ngân sách Trung ương cho dự án cao tốc chỉ hỗ trợ một phần.

Đồng thời, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GTVT bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 để triển khai dự án này.

Theo UBND tỉnh Bình Phước, qua xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án của tư vấn, các đơn vị chuyên môn Bộ GTVT, TP.HCM và Bình Phước thống nhất chia dự án trên thành hai đoạn để đầu tư.


1636878185810.png

Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành ra đời sẽ kết nối khu vực thuận tiện giao thông, phát triển kinh tế

Cụ thể, ở đoạn 1 có điểm đầu tại nút giao Gò Dưa (vành đai 2 TP.HCM), điểm cuối Km8+600 nút giao An Phú (vành đai 3). Đoạn 2, có điểm đầu Km8+600 tại nút giao An Phú (vành đai 3 tỉnh Bình Dương ), điểm cuối giao quốc lộ 14 tại Chơn Thành (Bình Phước).

Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành có tổng chiều dài 68,7km, trong đó đoạn đi qua TP.HCM dài khoảng 1,7km, qua tỉnh Bình Dương khoảng 60km và qua tỉnh Bình Phước là 7km. Quy mô dự án 6 làn xe, với vận tốc thiết kế 80-100km/h.

Hướng tuyến cao tốc trên dự kiến đi từ nút giao Gò Dưa (Km0+00) dọc theo tỉnh lộ 43 (thuộc TP Thủ Đức) khoảng 800m, rồi rẽ phải theo ĐT.743B, ĐT.743A, ĐT.747B tới trước cầu Khánh Vân. Tuyến chuyển hướng rẽ trái tách khỏi đường hiện tại và men theo Suối Cái, song song với ĐH.409.



Sau đó, tuyến cao tốc cắt ĐT.747A tại Cổng Xanh, đi song song với ĐT.741 lên xã An Long huyện Phú Giáo rồi đi thẳng lên phía Bắc giáp phía Đông Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, kết nối với quốc lộ 14.

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24.275 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước khoảng 12.137 tỷ đồng để thực hiện giải phóng mặt bằng và tái định cư. Vốn tư nhân khoảng 13.211 (đã bao gồm lãi vay). Thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 32 năm. Do dự án này có tổng mức đầu tư lớn, theo trình tự thủ tục đầu tư Chính phủ phải báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư.

Giới chuyên gia kinh tế đánh giá, cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành hình thành là một điều tất yếu và phù hợp với định hướng phát triển của khu vực chiếm 43% tổng sản phẩm nội địa (GDP) cả nước.

Hiện nay, để di chuyển từ TP Hồ Chí Minh đến Bình Phước qua huyện Chơn Thành hay TP Đồng Xoài với khoảng cách từ 95-100 km với các tuyến đường mật độ xe rất cao như ĐT 741, ĐT 743, Quốc lộ 13, Quốc lộ 14. Thời gian di chuyển khoảng từ 3-4 tiếng. Tuy nhiên, nếu có đường cao tốc việc di chuyển của phương tiện với khoảng cách đó chỉ từ 1-2 tiếng.

Bên cạnh đó, sau khi cao tốc này hình thành sẽ cùng với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt, Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Cao tốc TP Hồ Chí Minh – Trung Lương kết hợp cùng với các đường Vành Đai xung quanh thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, sẽ giúp cho việc giao thông và kinh tế vùng phát triển mạnh.


(Theo tienphong.vn)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
TP đóng góp ngân sách lớn nhất giờ phải đi xin. Nghe cứ sai sai :D

TP HCM xin hỗ trợ 21.700 tỷ đồng làm 6 dự án trọng điểm
Thành phố kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí đầu tư trang thiết bị cho 3 bệnh viện cửa ngõ và 3 công trình phát triển cơ sở hạ tầng với tổng số vốn hơn 21.700 tỷ đồng.

Nội dung nêu trong Đề xuất danh mục dự án trọng điểm cần hỗ trợ vốn ngân sách trung ương từ nguồn vốn bố trí cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội vừa được UBND TP HCM gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo đó, thành phố đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, kiến nghị Thủ tướng chấp thuận hỗ trợ thành phố tổng số vốn từ ngân sách Trung ương hơn 21.700 tỷ đồng để thực hiện 6 dự án trọng điểm trong 5 năm tới. Trong đó, có 3 dự án nâng cao năng lực y tế, mua sắm trang thiết bị chuyên môn của các bệnh viện đa khoa Hóc Môn, Củ Chi, Thủ Đức với số vốn 4.500 tỷ đồng (mỗi bệnh viện 1.500 tỷ đồng).

1637296843112.png

Rạch Xuyên Tâm đoạn qua quận Bình Thạnh nhìn từ trên cao cuối năm 2017. Ảnh: Quỳnh Trần

Ba dự án phát triển cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí hơn 17.200 tỷ đồng gồm: xây dựng đường cao tốc TP HCM - Mộc Bài (5.901 tỷ đồng); nạo vét rạch Xuyên Tâm (9.353 tỷ đồng) và cải tạo kênh Hy Vọng (1.980 tỷ đồng).

Các công trình trên đều có mục tiêu giải quyết các điểm nghẽn về ùn tắc giao thông, giảm ngập nước, chỉnh trang độ thị, tạo động lực đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đô thị của thành phố. Đồng thời, các dự án này cũng góp phần hoàn thiện trục giao thông kết nối liên vùng và khu vực.

Chính quyền thành phố cam kết đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục để sớm hoàn thành các dự án, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần cho sự phát triển ổn định của thành phố.


(Theo vnexpress.net)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Dùng nguồn thu 4 cao tốc trả nợ cho dự án Bến Lức - Long Thành =))
Tiền nhàn rỗi từ nguồn thu 4 cao tốc đang khai thác sẽ tạm dùng thanh toán cho nhà thầu dự án Bến Lức - Long Thành, để giải quyết vướng mắc về vốn cho công trình.

Phương án này vừa được Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đồng ý sau đề xuất của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - chủ đầu tư). Đây là tiền chưa đến hạn trả nợ, lấy từ nguồn thu phí 4 cao tốc do VEC làm chủ đầu tư, gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Nguồn kinh phí này được dùng thanh toán cho nhà thầu Nhật Bản với các phần việc đã hoàn thành tại dự án.

Công trình cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu năm 2018. Ảnh:Quỳnh Trần.

Công trình cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu thuộc dự án cao tốc, năm 2018. Ảnh: Quỳnh Trần.

Theo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phương án trên phù hợp thực trạng triển khai dự án; tránh phát sinh khiếu kiện, tăng chi phí đầu tư công trình... Hiện, cơ quan trên yêu cầu VEC nghiên cứu và ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty mẹ, tự cân đối khả năng tài chính...

Chủ đầu tư cũng chịu trách nhiệm trong quyết định tạm sử dụng tiền nhàn rỗi của mình để thanh toán cho nhà thầu Nhật Bản tại dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành và hoàn trả đủ những phần đã tạm ứng.

Ngoài ra, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị các bên liên quan giám sát VEC, rà soát, đánh giá phương án tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ, trong đó có các khoản nợ vay lại vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.

Cao tốc Bến Lức - Long Thành dài 57 km, đi qua Long An, TP HCM, Đồng Nai. Khởi công năm 2014, dự án có tổng đầu tư 31.300 tỷ đồng, sử dụng vốn vay Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng trong nước. Ban đầu, cao tốc dự kiến hoàn thành năm 2019, nhưng vướng mắc về vốn nên chậm tiến độ.

Toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đồ họa: Lê Huyền

Toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Đồ họa: Lê Huyền

Dự án có 11 gói thầu xây lắp, gồm 8 gói dùng vốn ADB và 3 gói của JICA. Nhiều gói thầu triển khai cầm chừng từ năm 2019 do thiếu vốn, trong đó các gói của JICA phải dừng thi công. Hiện, các nhà thầu Nhật Bản khiếu nại chủ đầu tư do chưa được thanh toán khối lượng công việc đã hoàn thành.

Từ giữa năm 2020 đến nay, những nhà thầu này yêu cầu VEC thanh toán khối lượng hoàn thành và chi phí phát sinh đến tháng 4/2021 khoảng 33 triệu USD. Trong đó, vướng mắc lớn nhất nằm ở gói J3 (hạng mục chính cầu Phước Khánh bắc qua sông Lòng Tàu), do nhà thầu đã có thư yêu cầu chấm dứt hợp đồng, khởi kiện chủ đầu tư ra Trung tâm trọng tài Quốc tế.

Trước đó, phương án VEC sử dụng nguồn thu phí và các khoản tiền nhàn rỗi để tháo gỡ vướng mắc cho cao tốc Bến Lức - Long Thành được Bộ Giao thông Vận tải đánh giá cần thiết. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư, giảm thiệt hại do việc chậm triển khai dự án cũng như uy tín của Chính phủ với nhà tài trợ...

Cao tốc Bến Lức - Long Thành có điểm đầu giao với cao tốc TP HCM - Trung Lương và Vành đai 3 của TP HCM; điểm cuối giao quốc lộ 51 (Đồng Nai). Dự án thiết kế theo tiêu chuẩn cao tốc loại A với 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc 120 km/h. Đây là dự án cao tốc dài và lớn nhất miền Nam. Hiện, kế hoạch hoàn thành công trình được điều chỉnh đến năm 2023.

(Theo vnexpress.net)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Thêm bốn tàu Metro Số 1 sắp về TP HCM
Bốn đoàn tàu Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dự kiến đưa từ Nhật Bản về thành phố cuối tháng 11 và đầu tháng 12, nâng tổng số tàu thuộc dự án được nhập về lên 11.

Chiều 23/11, Ban quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR - chủ đầu tư) cho biết, trong 4 tàu sắp về, hai đoàn đầu tiên đến cảng Khánh Hội (quận 4) hôm 28/11. Đến ngày 5/12, hai đoàn tàu tiếp theo sẽ về đến thành phố. Những tàu này sau đó được hạ tải xuống cảng và vận chuyển bằng xe siêu trường về depot Long Bình (TP Thủ Đức).

Việc đưa thêm 4 đoàn tàu nói trên về TP HCM, tuyến Metro Số 1 có tổng cộng 11 trong tổng 17 tàu được đưa về. Trước đó từ tháng 10 năm ngoái, dự án nhập về đoàn tàu đầu tiên, đến tháng 7 năm nay thêm 6 tàu.

Đoàn tàu Metro Số 1 được đưa về depot Long Bình, TP Thủ Đức hồi tháng 5. Ảnh: Gia Minh

Đoàn tàu Metro Số 1 được đưa về depot Long Bình, TP Thủ Đức, hồi tháng 5. Ảnh: Gia Minh

17 đoàn tàu của Metro Số 1 đều sản xuất tại Nhật Bản, trong đó giai đoạn đầu khai thác loại 3 toa, dài 61,5 m, chở 930 khách (đứng, ngồi). Tàu thiết kế tốc độ 110 km/h (đoạn trên cao) và 80 km/h (đoạn ngầm). Với khoảng cách trung bình giữa các ga chỉ hơn một km, khi khai thác các tàu dự kiến chạy vận tốc 40 km/h.

Hiện, các đoàn tàu đưa về depot Long Bình vẫn chờ triển khai công tác chạy thử. Theo kế hoạch của chủ đầu tư, việc thử nghiệm tàu thực hiện theo từng giai đoạn, đầu tiên tàu chạy trong phạm vi depot, sau đó trên tuyến chính. Song song thử nghiệm tàu, các hệ thống hỗ trợ như điện, thông tin tín hiệu (điều khiển tàu), đường ray... cũng được kiểm tra.

Metro Số 1 tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng - là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở TP HCM. Toàn tuyến dài gần 20 km, từ ga Bến Thành (quận 1) đến depot Long Bình, gồm 3 ga ngầm và 11 ga trên cao. Việc lắp ráp các đoàn tàu, đường ray, thiết bị cơ điện... thuộc gói thầu CP3 của dự án, hiện khối lượng đạt 75%.

Tuyến Metro Số 1 trước đó dự kiến hoàn thành cuối năm nay và bắt đầu khai thác thương mại từ năm sau, nhưng thay đổi kế hoạch do ảnh hưởng Covid-19. Đồng thời, dự án còn một số vướng mắc liên quan các thủ tục ký phụ lục hợp đồng với tư vấn chung, giải ngân vốn ODA... Hiện, toàn dự án đạt khoảng 88% khối lượng, dự kiến cuối năm nay nâng lên 91%.

(Theo vnexpress.net)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Gọi là trọng điểm mà tới 59 dự án ^:)^

TPHCM đề xuất đầu tư 59 dự án giao thông trọng điểm
59 dự án giao thông tổng vốn hơn 225.000 tỷ đồng cùng 3 chương trình đầu tư công được đề xuất chuẩn bị các bước lập kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025.

Đây là các chương trình, dự án trọng điểm vừa được Sở Giao thông Vận tải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để đăng ký giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. Tổng kinh phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất chủ trương đầu tư những dự án này hơn 19,5 tỷ đồng.

Các tuyến vành đai ở thành phố là một trong nhóm dự án được đề xuất ưu tiên. Trong đó Vành đai 2 còn ba đoạn dài hơn 11 km chưa được đầu tư, gồm: đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội), đoạn 2 (từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng), đoạn 4 (từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh). Ba đoạn này dự kiến tổng vốn hơn 26.000 tỷ đồng.

Vành đai 3 dài hơn 90 km đi qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, cũng trong danh mục dự án đề xuất. Giai đoạn một, công trình ước tính tổng vốn gần 93.000 tỷ đồng, kết hợp đầu tư giữa phương thức đối tác công tư (PPP) và đầu tư công. Riêng Vành đai 4 dài 198 km, đi qua TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu, đang được nghiên cứu và dự kiến triển khai trước năm 2030.

Vành đai 3 hiện chỉ có đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (Bình Dương) hoàn thành. Ảnh: Gia Minh

Vành đai 3 hiện chỉ có đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (Bình Dương) hoàn thành. Ảnh: Gia Minh

Nhóm dự án hỗ trợ các tuyến metro ở TP HCM gồm 4 công trình: tăng khả năng tiếp cận và kết nối xe buýt với Metro Số 1; công trình kết nối Metro Số 1 và 2 tại ga Bến Thành; lắp đặt thang máy ở các cầu bộ hành nhà ga Metro Số 1; hệ thống quan trắc phục vụ khai thác, vận hành Metro số 1. Bốn dự án này dự tính đầu tư công, tổng vốn gần 2.300 tỷ đồng.

Sở Giao thông Vận tải cũng kiến nghị làm các bước chuẩn bị đầu tư nhiều dự án thuộc đề án thu phí hạ tầng cảng biển như hoàn thiện đoạn vành đai phía Đông từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Mỹ Thuỷ (vốn hơn 1.200 tỷ đồng); từ Mỹ Thủy đến nút giao Nguyễn Duy Trinh - Vành đai 2 (hơn 1.000 tỷ đồng); hoàn thiện đường trục Bắc - Nam, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm (vốn hơn 7.000 tỷ đồng)...

Nhóm dự án đường cao tốc gồm hai tuyến TP HCM - Mộc Bài và TP HCM - Chơn Thành. Hai dự án này triển khai theo hình thức PPP, lần lượt có tổng đầu tư 15.900 tỷ đồng và hơn 21.200 tỷ đồng.

Sơ đồ hướng tuyến cao tốc TP HCM - Mộc Bài. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Sơ đồ hướng tuyến cao tốc TP HCM - Mộc Bài. Đồ hoạ: Khánh Hoàng

Nhóm dự án liên kết vùng được đề xuất đầu tư 3 công trình: mở rộng đường Nguyễn Văn Bứa và xây cầu Ông Lớn (kinh phí hơn 2.400 tỷ đồng); xây dựng đường mới phía Tây Bắc; nâng cấp, mở rộng đường Long Hậu (vốn đầu tư 500 tỷ đồng).

Nhóm dự án xây cầu, đường ở khu nội đô, bến bãi và chống sạt lở đầu tư bằng ngân sách gồm 24 công trình. Trong đó có nhiều dự án lớn như nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (TP Thủ Đức), đầu tư gần 10.000 tỷ đồng: xây cầu đường Bình Tiên (quận 6, 8), vốn hơn 2.900 tỷ đồng; mở rộng đường Ung Văn Khiêm và xây nút giao Đài Liệt sỹ (quận Bình Thạnh), vốn gần 3.200 tỷ đồng; hoàn thành cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân)...

Cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân) chuyển hình thức đầu tư từ BOT sang dùng vốn ngân sách sau 2 năm ngưng thi công. Ảnh: Gia Minh.

Cầu Tân Kỳ - Tân Quý (quận Bình Tân) chuyển hình thức đầu tư từ BOT sang dùng vốn ngân sách sau 2 năm ngưng thi công. Ảnh: Gia Minh

Các dự án xây cầu lớn bắc qua sông triển khai theo hình thức PPP cũng được đề xuất ưu tiên đầu tư như cầu Cần Giờ (nối huyện Nhà Bè qua Cần Giờ, tổng vốn gần 10.000 tỷ đồng); Thủ Thiêm 4 (nối TP Thủ Đức qua quận 7), đầu tư 5.300 tỷ đồng...

Cùng với các dự án trên, 3 chương trình đầu tư công được Sở Giao thông Vận đăng ký, giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư gồm: đầu tư, sửa chữa các công trình giao thông trên địa bàn; chống sạt lở bờ sông, kênh rạch... Ngoài ra, một số dự án trọng điểm khác cũng được các đơn vị gửi đến Sở Giao thông Vận tải và hiện cơ quan này đã đăng ký để làm các thủ tục.

Theo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2020-2030, việc đầu tư các dự án được xác định theo mức độ ưu tiên, không làm dàn trải. Việc lập kế hoạch đầu tư các dự án nhằm đảm bảo tiến độ triển khai theo lộ trình những năm tới. Trong hơn 225.000 tỷ đồng khái toán tổng mức đầu tư các dự án nêu trên, vốn ngân sách chiếm khoảng 115.600 tỷ đồng.

(Theo vnexpress.net)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
Kiến nghị Trung ương hỗ trợ 83.000 tỷ đồng làm Vành đai 3
TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An - 4 địa phương có Vành đai 3 đi qua, thống nhất kiến nghị Trung ương hỗ trợ 83.300 tỷ đồng đầu tư khép kín tuyến đường.

Báo cáo UBND TP HCM hôm 23/11 liên quan dự án Vành đai 3, Sở Giao thông Vận tải cho biết đã hoàn thiện dự thảo để thành phố xem xét, trình Thủ tướng kết quả nghiên cứu và phương án đầu tư tuyến đường này. Dự thảo được Sở Giao thông Vận tải hoàn thiện theo các nội dung cả 4 tỉnh thành đã thống nhất sau buổi làm việc hồi cuối tuần trước.

Vành đai 3 TP HCM dài hơn 90 km, có vai trò quan trọng giúp kết nối, phát triển kinh tế, xã hội cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Sau 10 năm được phê duyệt, toàn tuyến hiện chỉ đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (Bình Dương) dài khoảng 16 km đã được đầu tư. Mới đây, dự án thành phần 1A dài gần 9 km, thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch được phê duyệt và đã xác định nguồn vốn đầu tư.

Sơ đồ tuyến Vành đai 3 TP HCM. Đồ họa:Thanh Nhàn

Sơ đồ tuyến Vành đai 3 TP HCM. Đồ họa:Thanh Nhàn

Theo nghiên cứu phương án đầu tư Vành đai 3 của Bộ Giao thông Vận tải, giai đoạn hoàn thiện tuyến đường sẽ có 8 làn cao tốc, vận tốc 100 km/h và đường song hành hai bên. Trong đó, giai đoạn một sẽ triển khai giải phóng mặt bằng với quy mô hoàn chỉnh, làm trước 4 làn cao tốc cùng đường song hành, tổng mức đầu tư gần 83.300 tỷ đồng.

Cũng trong giai đoạn một, việc đầu tư Vành đai 3 dự tính chia thành hai dự án thành phần. Trong đó dự án một sẽ giải phóng mặt bằng, làm đường song hành (gồm các tuyến nối) và hạ tầng kỹ thuật, tổng mức đầu tư hơn 52.400 tỷ đồng. Dự án thành phần 2 làm tuyến chính là cao tốc với 4 làn xe, dài hơn 76 km, tổng đầu tư gần 33.000 tỷ đồng.

Các địa phương đều thống nhất việc đầu tư khép kín Vành đai 3 là cần thiết, giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn và tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, việc xây dựng tuyến vành đai này theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và dùng ngân sách địa phương giải phóng mặt bằng sẽ rất khó khăn, không thể thực hiện giai đoạn 2021-2026.

Trường hợp triển khai theo hình thức BOT, tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư hơn 15.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 18% tổng mức đầu tư của dự án. Thời gian hoàn vốn cũng kéo dài trong 29 năm, khó hấp dẫn được doanh nghiệp, chưa khả thi. Ngoài ra, theo phương án trên, dự án sẽ phải trình Quốc hội xem xét và thông qua cơ chế, chính sách đặc thù để áp dụng; các trình tự, thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian hơn so với đầu tư công...

Tuyến vành đai 3 mới có đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương) hoàn thành. Ảnh:Gia Minh

Tuyến vành đai 3 mới có đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn (Bình Dương) hoàn thành. Ảnh:Gia Minh

Hiện, các địa phương thống nhất kiến nghị Trung ương bố trí ngân sách từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để đầu tư dự án, trong bối cảnh cả 4 tỉnh thành chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt Covid-19 thứ tư. Tổng nguồn vốn gần 83.300 tỷ đồng muốn được hỗ trợ sẽ dùng để đầu tư toàn bộ giai đoạn một của dự án, gồm giải phóng mặt bằng theo quy mô hoàn chỉnh, xây 4 làn cao tốc (gồm các nút giao, đường song hành).

Trường hợp ngân sách Trung ương không đủ, 4 tỉnh thành đề xuất hỗ trợ riêng phần giải phóng mặt bằng, còn xây lắp sẽ do địa phương thực hiện.

Vành đai 3 TP HCM là dự án trọng điểm quốc gia, giúp kết nối các đô thị vệ tinh TP HCM với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhằm phát huy tối đa lợi thế các tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng...
(vnexpress.net)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
190
Động cơ
63,113 Mã lực
Tuổi
41
9 km dự án Vành đai 3 TP HCM sắp khởi công
Dự án 1A đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch thuộc Vành đai 3, tổng vốn 5.300 tỷ đồng, dự kiến khởi công quý 1/2022, giúp tăng kết nối TP HCM, Đồng Nai và Bình Dương.

Chiều 25/11, ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (cơ quan thay Bộ Giao thông Vận tải quản lý dự án), cho biết hiện hồ sơ thiết kế dự án đã được phê duyệt. Cơ quan này đang chờ nhà tài trợ xem xét và phê duyệt hồ sơ mời thầu, dự kiến phát hành tháng 12 năm nay, khởi công đầu năm sau.

Dự án 1A và 1B, thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch tuyến Vành đai 3 TP HCM. Đồ họa:Thanh Huyền

Dự án 1A và 1B, thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch tuyến Vành đai 3 TP HCM. Đồ họa: Thanh Huyền

Dự án 1A kết nối từ tỉnh lộ 25B (Đồng Nai) đến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Vốn thực hiện công trình từ nguồn vay Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) và vốn đối ứng trong nước. Trước đó, công trình tính khởi công năm 2021, nhưng nhiều đầu việc cần được nhà tài trợ chấp thuận.

Giai đoạn một, dự án làm đường rộng 20-26 m cho 6 làn xe, vận tốc 80 km/h. Khi hoàn thành, tuyến đường giúp rút ngắn hành trình từ Nhơn Trạch, Đồng Nai đến TP HCM và Bình Dương; tạo thuận lợi vận chuyển hàng hoá, hành khách...

Vành đai 3 TP HCM dài hơn 90 km chạy qua TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, chia làm 4 đoạn lớn: Tân Vạn - Bình Chuẩn, Tân Vạn - Nhơn Trạch, Bình Chuẩn - quốc lộ 22 và quốc lộ 22 - Bến Lức. Trong đó, đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc tỉnh Bình Dương) dài 16 km đã đầu tư hoàn thành.

Ngoài dự án 1A đầu tư bằng vốn ODA, những phần còn lại chưa khép kín của Vành đai 3 đã được Ban quản lý dự án Mỹ Thuận báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Theo nghiên cứu, khi hoàn thiện tuyến đường sẽ có 8 làn cao tốc, vận tốc 100 km/h và đường song hành hai bên.

Vành đai 3 hiện chỉ có đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (Bình Dương) hoàn thành. Ảnh:Gia Minh

Vành đai 3 hiện chỉ có đoạn Tân Vạn - Bình Chuẩn (Bình Dương) hoàn thành. Ảnh: Gia Minh

Mới đây, cả TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An đánh giá cần thiết sớm xây dựng tuyến đường này. Tuy nhiên, việc đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) và dùng ngân sách địa phương giải phóng mặt bằng sẽ khó khăn, không thể thực hiện giai đoạn 2021-2026. Trường hợp triển khai theo hình thức BOT cũng khó hấp dẫn nhà đầu tư, chưa khả thi...

4 tỉnh thành thống nhất kiến nghị Trung ương bố trí ngân sách từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với tổng vốn hơn 83.000 tỷ đồng đầu tư dự án. Trường hợp ngân sách Trung ương không đủ, có thể hỗ trợ riêng phần giải phóng mặt bằng, còn xây lắp do địa phương thực hiện.

(Theo vnexpress.net)
 

cardreamer

Xe điện
Biển số
OF-147473
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
3,126
Động cơ
393,311 Mã lực
Nơi ở
Quảng Ninh
em hỏi ngu tí, hồi xưa mình làm hần Thủ Thiên tốn kém vô kể nhưng quyết làm vì nghe nói sông này không làm thêm cầu được, sợ vướng tầu bè. Làm xong hầm rồi giờ lại tòi ra cái cầu Thủ Thiêm trông cũng chả lấy gì làm cao lắm thì tầu bè chậy thế nào? làm vậy mà vẫn ổn thì hóa ra hồi xưa mình làm hầm bị hớ hả?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top