Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

Ba Chip

Xe hơi
Biển số
OF-451846
Ngày cấp bằng
9/9/16
Số km
101
Động cơ
207,510 Mã lực
Tuổi
40
Đây là vài kinh nghiệm của bản thân, hy vọng có ích cho ai đó.
Có gì BUỒN CƯỜI xin các bác tài già đừng cười em nhé.

1) Các vị trí quan trọng của xe cần lưu ý:
6 vị trí cơ bản:
4 điểm ở 4 góc xe
2 điểm ở giữa hai bên sườn xe.
4 vị trí cho các kỹ thuật khó: 4 vị trí của 4 bánh xe.

Q&A:

Vị trí điểm giữa mũi xe và đuôi xe tại sao lại không đề cập đến?

Xin thưa với các bác là nếu đã xác định được 4 điểm 4 góc xe thì hai điểm này coi như đã được xác định.

Thế 2 điểm ở hai bên sườn xe thì cũng thế thôi?
Xin thưa với các bác là hơi khác. Em sẽ giải thích ở phần sau. Và thực tế là hai bên sườn xe là những điểm dể bị va quệt khi các bác đi vào những địa hình phức tạp như vào gara đông hoặc vào ngõ hẹp.

2) Xác định 6 vị trí cơ bản như thế nào:
Nói chung là các bác mới tập lái đều bị hiện tượng là căn bị thừa nhiều bên phải. Ra đường trường khi tránh người đi cùng chiều thường lấn đường sang trái rất nhiếu. Khi đỗ vĩa hè thì lại bị cách xa nhiều quá. Đặc biệt là khi ra vào các bãi đỗ xe đông và các gara hẹp thì rất khó khăn.

Theo kinh nghiệm của cá nhân em thì để xác định được 6 vị trí cơ bản thì phải thực hành thôi:
Các bác ra bãi, nếu kiếm được mấy cái cọc nhựa thì tốt nhất (không biết gọi thế có đúng không - Cái mà hay để trên bãi tập để làm mốc ấy). Nếu không thì các bác kiếm một hòn gạch loại có lỗ, hoạc một cái gì đó để làm đế cắm cọc cũng được + một cây cọc nhỏ, rồi lấy vải bọc lại (may một túi vải hình ống để bọc cái cọc lại - Mục đích là để không bị xước xe nếu như bị chà xát vào cọc).
Thực hành thì đơn giản: xác định một vị trí cần thực hành (ví dụ đầu mũi xe bên phải hoặc sườn xe bên phải,.....) rồi tiến, lùi, đánh lái sang trái, sang phải .v.v. để căn vào điểm đó. Ngồi trên xe xác định khoảng cách từ điểm đó đến điểm làm mốc (cọc). Ví dụ xác định khoảng cách là 20cm. Sau đó xuống xe để kiểm tra thực tế. Và cứ làm lại nhiều lần thì các bác sẽ có cảm giác cực kỳ chính xác.
Khi có cảm giác chính xác 6 vị trí cơ bản sẽ làm cho các bác hoàn toàn tự tin khi đi vào những địa hình phức tạp. Hoặc phải quay xe trong bãi xe mà bị vây quanh bởi một số các em xe xịn.

Em xin bổ xung một chút:
Một số bác mới lái không quen cảm giác căn đường bằng gương chiếu hậu. Lý do cũng tương tự thôi, đó là do xác định khoảng cách trong gương hơi khó khi mới tập. Các bác áp dụng phương pháp như trên sẽ có kết quá nhanh chóng.

Còn 4 vị trí của 4 bánh xe thì thực hành cũng gần tương tự. Các bác có thể đặt một viên đá nhỏ, hoặc đơn giản là vạch một vạch trên bãi rồi tập tiến qua, lùi qua. Kỹ thuật này áp dụng khi đi vào những điạ hình đòi hỏi phải đặt vị trí bánh xe chính xác. Đặc biệt là những địa hình Offroad.

Những khoảng cách khác cũng cần chú ý là khoảng sáng gầm xe, khoảng sáng của cản trước và cản sau.
Cảm ơn cụ, những kính nghiệm rẩt bổ ích!
 

Silip1980

Xe hơi
Biển số
OF-414655
Ngày cấp bằng
5/4/16
Số km
171
Động cơ
223,962 Mã lực
Tuổi
44
Đây là vài kinh nghiệm của bản thân, hy vọng có ích cho ai đó.
Có gì BUỒN CƯỜI xin các bác tài già đừng cười em nhé.

1) Các vị trí quan trọng của xe cần lưu ý:
6 vị trí cơ bản:
4 điểm ở 4 góc xe
2 điểm ở giữa hai bên sườn xe.
4 vị trí cho các kỹ thuật khó: 4 vị trí của 4 bánh xe.

Q&A:

Vị trí điểm giữa mũi xe và đuôi xe tại sao lại không đề cập đến?

Xin thưa với các bác là nếu đã xác định được 4 điểm 4 góc xe thì hai điểm này coi như đã được xác định.

Thế 2 điểm ở hai bên sườn xe thì cũng thế thôi?
Xin thưa với các bác là hơi khác. Em sẽ giải thích ở phần sau. Và thực tế là hai bên sườn xe là những điểm dể bị va quệt khi các bác đi vào những địa hình phức tạp như vào gara đông hoặc vào ngõ hẹp.

2) Xác định 6 vị trí cơ bản như thế nào:
Nói chung là các bác mới tập lái đều bị hiện tượng là căn bị thừa nhiều bên phải. Ra đường trường khi tránh người đi cùng chiều thường lấn đường sang trái rất nhiếu. Khi đỗ vĩa hè thì lại bị cách xa nhiều quá. Đặc biệt là khi ra vào các bãi đỗ xe đông và các gara hẹp thì rất khó khăn.

Theo kinh nghiệm của cá nhân em thì để xác định được 6 vị trí cơ bản thì phải thực hành thôi:
Các bác ra bãi, nếu kiếm được mấy cái cọc nhựa thì tốt nhất (không biết gọi thế có đúng không - Cái mà hay để trên bãi tập để làm mốc ấy). Nếu không thì các bác kiếm một hòn gạch loại có lỗ, hoạc một cái gì đó để làm đế cắm cọc cũng được + một cây cọc nhỏ, rồi lấy vải bọc lại (may một túi vải hình ống để bọc cái cọc lại - Mục đích là để không bị xước xe nếu như bị chà xát vào cọc).
Thực hành thì đơn giản: xác định một vị trí cần thực hành (ví dụ đầu mũi xe bên phải hoặc sườn xe bên phải,.....) rồi tiến, lùi, đánh lái sang trái, sang phải .v.v. để căn vào điểm đó. Ngồi trên xe xác định khoảng cách từ điểm đó đến điểm làm mốc (cọc). Ví dụ xác định khoảng cách là 20cm. Sau đó xuống xe để kiểm tra thực tế. Và cứ làm lại nhiều lần thì các bác sẽ có cảm giác cực kỳ chính xác.
Khi có cảm giác chính xác 6 vị trí cơ bản sẽ làm cho các bác hoàn toàn tự tin khi đi vào những địa hình phức tạp. Hoặc phải quay xe trong bãi xe mà bị vây quanh bởi một số các em xe xịn.

Em xin bổ xung một chút:
Một số bác mới lái không quen cảm giác căn đường bằng gương chiếu hậu. Lý do cũng tương tự thôi, đó là do xác định khoảng cách trong gương hơi khó khi mới tập. Các bác áp dụng phương pháp như trên sẽ có kết quá nhanh chóng.

Còn 4 vị trí của 4 bánh xe thì thực hành cũng gần tương tự. Các bác có thể đặt một viên đá nhỏ, hoặc đơn giản là vạch một vạch trên bãi rồi tập tiến qua, lùi qua. Kỹ thuật này áp dụng khi đi vào những điạ hình đòi hỏi phải đặt vị trí bánh xe chính xác. Đặc biệt là những địa hình Offroad.

Những khoảng cách khác cũng cần chú ý là khoảng sáng gầm xe, khoảng sáng của cản trước và cản sau.
Ko có gì buồn cười được cụ ạ..các bác tài già có thể đi tốt ,biết hết những gì cụ chia sẻ nhưng chưa chắc đã biết cách viết len được những dòng này
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em có một bài học kinh nghiệm về lực depa khi đánh lái. Cách đây khoảng 5 năm, em về nhà bác em ở mạn Cầu Tó đi vào. Con đường qua các xã nhỏ hẹp, đôi khi 2 xe tránh nhau khó. Tới nhà bác chơi. Lúc về thì định chạy tiếp vào tìm chỗ rộng để quay xe ra, bác em bảo, cứ quay đây cũng được. Nhìn thấy tạm ổn, em quay. Nhưng ko ngờ cái bực bờ tường bên kia đường hơi cao (tầm 5-7 cm), và ngay sau đó là hố rác sâu mà rơm lấp đầy em ko để ý. Cuối cùng xe em vào thế tiến thoái lưỡng nan: Mít cách tường tầm <10cm, bánh trước sát bậc gạch. Rồ ga mạnh thì sợ quá lao và hố rác, mà ga nhẹ thì ko thể qua dược bờ tường vì ko lùi được để lấy đà. Đang loay hoay thì một bác hàng xóm bảo: anh cứ đánh thẳng lái, lên được chân tường rồi đánh lái (chân tường rộng 20cm). Hóa ra em sợ lao vào hố nên cứ đánh lái gần hết, do lực yếu nên ko leo được. Đánh thẳng lái, ga cái lên giữa chân tường và đánh lái. Thêm vài đỏ nữa là ổn.
Sau hỏi ông bác thì anh đó là lái xe chuyên nghiệp.
Bài học rút ra:
1. Càng đánh lái, lực depa càng yếu. Ở vị trí thẳng lái thì lực sẽ mạnh nhất.
2. Trước khi quay, nên khảo sát kỹ địa hình
 
Chỉnh sửa cuối:

Xe Zin1979

Xe buýt
Biển số
OF-423897
Ngày cấp bằng
21/5/16
Số km
666
Động cơ
202,610 Mã lực
Em có một bài học kinh nghiệm về lực depa khi đánh lái. Cách đây khoảng 5 năm, em về nhà bác em ở mạn Cầu Tó đi vào. Con đường qua các xã nhỏ hẹp, đôi khi 2 xe tránh nhau khó. Tới nhà bác chơi. Lúc về thì định chạy tiếp vào tìm chỗ rộng để quay xe ra, bác em bảo, cứ quay đây cũng được. Nhìn thấy tạm ổn, em quay. Nhưng ko ngờ cái bực bờ tường bên kia đường hơi cao (tầm 5-7 cm), và ngay sau đó là hố rác sâu mà rơm lấp đầy em ko để ý. Cuối cùng xe em vào thế tiến thoái lưỡng nan: Mít cách tường tầm <10cm, bánh trước sát bậc gạch. Rồ ga mạnh thì sợ quá lao và hố rác, mà ga nhẹ thì ko thể qua dược bờ tường vì ko lùi được để lấy đà. Đang loay hoay thì một bác hàng xóm bảo: anh cứ đánh thẳng lái, lên được chân tường rồi đánh lái (chân tường rộng 20cm). Hóa ra em sợ lao vào hố nên cứ đánh lái gần hết, do lực yếu nên ko leo được. Đánh thẳng lái, ga cái lên giữa chân tường và đánh lái. Thêm vài đỏ nữa là ổn.
Sau hỏi ông bác thì anh đó là lái xe chuyên nghiệp.
Bài học rút ra:
1. Càng đánh lái, lực depa càng yếu. Ở vị trí thẳng lái thì lực sẽ mạnh nhất.
2. Trước khi quay, nên khảo sát kỹ địa hình
tiếp 1 câu chuyện thực tế và bổ ích cho AE. E mời Cụ 1 ly
 

Lanesra Nguyen

Đi bộ
Biển số
OF-442212
Ngày cấp bằng
2/8/16
Số km
5
Động cơ
210,250 Mã lực
Tuổi
39
Phần tiếp theo:
Qui tắc COMPA và kỹ thuật tiến, lùi.
Compa có một điểm làm tâm và một điểm kia quay xung quanh. Khi tiến, lùi xe mà phải đánh lái để tránh những vật cản trong một khoảng cách hẹp thì điều này là rất quan trọng. Các bác tài ngày xưa thường dạy là tiến bám lưng, lùi bám bụng (trong hình chữ chi) chính là áp dụng qui tắc này.
Các bác hãy tưởng tượng hai bánh sau là tâm còn hai bánh trước là điểm quay xung quanh. Khi ta đánh hết lái, tiến hay lùi thì phần thân sau xe chuyển động rất ít, còn phần mũi xe sẽ chuyển động rất nhiều, có thể coi là chuyển động tròn quanh một tâm là bánh sau. Điều này thể hiện rất rõ khi các bác lùi vào điểm đỗ bên đường chỉ đủ chỗ cho 1 xe. Nhiều người mới tập thường cố tiến vào chỗ đỗ, hoặc khi đi ra lại cố lùi ra. Khi có một cảm nhận chính xác về chuyển động compa của xe thì các thao tác sẽ rất chính xác.
Một lưu ý là do chuyển động compa nên hai bên sườn xe dễ bị va vào các vật cản (hai bên mũi xe thì dễ nhìn, nhưng nhiều người ít chú ý đến hai bên sườn xe)

Một vài kinh nghiệm nhỏ, hy vọng không làm mất thời gian của các bác !
Khi mà các cụ bẻ hết lái và lùi, thì sẽ vẽ ra 2 đường tròn đồng tâm, bánh trước vẽ ra đg tròn to, còn bánh sau vẽ ra đường tròn nhỏ, tâm của 2 đường tròn này chính là giao của 2 trục xuyên tâm của bánh trước với bánh sau. Vì thế coi bánh sau là điểm tâm để quay compa là chưa chuẩn đâu các cụ ạ. tương đối thôi!
 

otootooto

Xe tăng
Biển số
OF-443721
Ngày cấp bằng
9/8/16
Số km
1,572
Động cơ
224,362 Mã lực
Em có một bài học kinh nghiệm về lực depa khi đánh lái. Cách đây khoảng 5 năm, em về nhà bác em ở mạn Cầu Tó đi vào. Con đường qua các xã nhỏ hẹp, đôi khi 2 xe tránh nhau khó. Tới nhà bác chơi. Lúc về thì định chạy tiếp vào tìm chỗ rộng để quay xe ra, bác em bảo, cứ quay đây cũng được. Nhìn thấy tạm ổn, em quay. Nhưng ko ngờ cái bực bờ tường bên kia đường hơi cao (tầm 5-7 cm), và ngay sau đó là hố rác sâu mà rơm lấp đầy em ko để ý. Cuối cùng xe em vào thế tiến thoái lưỡng nan: Mít cách tường tầm <10cm, bánh trước sát bậc gạch. Rồ ga mạnh thì sợ quá lao và hố rác, mà ga nhẹ thì ko thể qua dược bờ tường vì ko lùi được để lấy đà. Đang loay hoay thì một bác hàng xóm bảo: anh cứ đánh thẳng lái, lên được chân tường rồi đánh lái (chân tường rộng 20cm). Hóa ra em sợ lao vào hố nên cứ đánh lái gần hết, do lực yếu nên ko leo được. Đánh thẳng lái, ga cái lên giữa chân tường và đánh lái. Thêm vài đỏ nữa là ổn.
Sau hỏi ông bác thì anh đó là lái xe chuyên nghiệp.
Bài học rút ra:
1. Càng đánh lái, lực depa càng yếu. Ở vị trí thẳng lái thì lực sẽ mạnh nhất.
2. Trước khi quay, nên khảo sát kỹ địa hình
Cám ơn kinh nghiệm quý báu của cụ. Em cũng dính 1 lần như thế. Cơ mà ko ai chỉ nên nhờ người đấy ợ :((
 

Hưng đàm

Xe đạp
Biển số
OF-460180
Ngày cấp bằng
10/10/16
Số km
28
Động cơ
203,680 Mã lực
Tuổi
41
  1. Ở đây có nhiều ý kiến Fun thật: ló đầu, chỉ căn gương bên lái, lại còn căn 20cm, như vậy theo em hiểu là bên phải rộng mênh mông, không cần quan tâm :)). Có những ngõ mỗi bên còn 5cm thôi ạ. Em đã từng vào 1 ngõ hai bên là tường cao, mỗi bên cách bậc lên xuống của xe em 2cm, phải cụp gương, không thò được đầu ra:21:. Kết quả là khi qua được đoạn đó, 2 bên sườn bậc của em, mỗi bên mòn đi 3mm
Em thấy lùi dễ căn đường hơn tiến, vì lùi mình có 3 gương để nhìn. Nhưng em rất sợ lùi, nó luôn chứa đựng nhiều hiểm họa.
Tốt nhất có người ở ngoài xi nhan (thực ra là trông *** xe xem có trẻ con ở đâu chạy vào không ).
Nếu không có người xi nhan thì phải xuống xe, quan sát đằng sau xem có chướng ngại vật thấp mà khi ngồi trên xe ta sẽ không nhìn thấy.
Trước khi lùi: mở kính, tắt nhạc
Trong khi lùi mắt phải đảo như rang lạc 3 gương, mũi xe. Đề phòng chướng ngại vật đột ngột xuất hiện từ các phía
Cụ sang Nhật thi chương trình lùi xe gì đó trên Youtube có clip đó đi
 

giobienhanoi

Xe đạp
Biển số
OF-456973
Ngày cấp bằng
28/9/16
Số km
27
Động cơ
204,870 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
thanks chủ thớt đã chia sẻ.

cả nhà cho hỏi: Ở TRÊN CHỖ TÊN NICK CÓ GHI: Động cơ of: 100 mã lực nghĩa là thế nào?
sao nick cuả mình chưa có động cơ of nhỉ???
 

Ahungbeo

Xe hơi
Biển số
OF-437606
Ngày cấp bằng
15/7/16
Số km
162
Động cơ
214,035 Mã lực
Tuổi
38
bài viết của cụ rất có ích. Thanks
 

toan0512

Xe đạp
Biển số
OF-294239
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
14
Động cơ
314,140 Mã lực
Phần tiếp theo:
Qui tắc COMPA và kỹ thuật tiến, lùi.
Compa có một điểm làm tâm và một điểm kia quay xung quanh. Khi tiến, lùi xe mà phải đánh lái để tránh những vật cản trong một khoảng cách hẹp thì điều này là rất quan trọng. Các bác tài ngày xưa thường dạy là tiến bám lưng, lùi bám bụng (trong hình chữ chi) chính là áp dụng qui tắc này.
Các bác hãy tưởng tượng hai bánh sau là tâm còn hai bánh trước là điểm quay xung quanh. Khi ta đánh hết lái, tiến hay lùi thì phần thân sau xe chuyển động rất ít, còn phần mũi xe sẽ chuyển động rất nhiều, có thể coi là chuyển động tròn quanh một tâm là bánh sau. Điều này thể hiện rất rõ khi các bác lùi vào điểm đỗ bên đường chỉ đủ chỗ cho 1 xe. Nhiều người mới tập thường cố tiến vào chỗ đỗ, hoặc khi đi ra lại cố lùi ra. Khi có một cảm nhận chính xác về chuyển động compa của xe thì các thao tác sẽ rất chính xác.
Một lưu ý là do chuyển động compa nên hai bên sườn xe dễ bị va vào các vật cản (hai bên mũi xe thì dễ nhìn, nhưng nhiều người ít chú ý đến hai bên sườn xe)

Một vài kinh nghiệm nhỏ, hy vọng không làm mất thời gian của các bác !
Cái này hay quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top