[Funland] Trường Chuyên có tạo lên người tài

Cao_Xanh

Xe tăng
Biển số
OF-622886
Ngày cấp bằng
12/3/19
Số km
1,763
Động cơ
236,707 Mã lực
Nơi ở
Heaven
Mọi người đang gây chia rẽ nhau vì người học chuyên bảo vệ lớp chuyên, người không học chuyên thì muốn gỡ bở sự phân loại đó ra.

Mỗi nhóm nên tôn trọng nhau, và hiểu mục đích sự tồn tại của mỗi bên.

Còn nếu có động lực muốn xây dựng một xã hội chất lượng hơn, đua tranh được các nước trong khu vực, cách tốt nhất là có các nhân tài sẵn sàng cho việc đó. Không có nhiều người giỏi thực sự đâu các cụ ạ, lớp chuyên chỉ nhú mầm một chút thôi.

Nên vấn đề nếu lớp chuyên hay nhóm nào đó đang sai về tư duy hoặc cách làm, hãy điều chỉnh nó. Chứ việc tạo ra các nhóm nhỏ, không chỉ khoa học hay xã hội, mà nên khuyến khích cả nghệ thuật, thể thao, chính trị,.... là một việc làm tốt.
Theo TS P.T. Sơn Nam=Gs trẻ nhất VN (xuất thân là h/s không chuyên) thì: Nên bỏ kiểu luyện gà nòi theo mô hình trường chuyên lớp chọn (kiểu cũ) mà cần giảm tải khối lượng học kiến thức và tăng thời lượng cho giáo dục ngoại ngữ+các kỹ năng mềm hữu ích/thiết thực hơn… 🤔
 

cdcn

Xe điện
Biển số
OF-202474
Ngày cấp bằng
17/7/13
Số km
2,548
Động cơ
13,526 Mã lực
Trường Chuyên mà vẫn ngọng “n” và “l” thì cỏn lâu mới thành tài được ạ!
 
Biển số
OF-498274
Ngày cấp bằng
16/3/17
Số km
293
Động cơ
190,389 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có mấy thứ đặc biệt là trạng thái của dân chuyên, cái tôi nó lớn và nó kiêu ngạo từ trong máu, nên làm chính trị VN rất khó. Chịu nhục không được thì kiếm củi 3 năm thiêu 1,5 phút, rất khó mà trụ được ở môi trường không rành mạch rõ ràng, nhiều điểm mờ mờ ảo ảo, thậm chí có thể gọi là bất công, bỉ ổi, không có giá trị cơ bản (!?) như vậy. Mặt khác, vì có lợi thế xuất phát chuyên, đang nói chủ yếu dân ban A sẽ mạnh về tư duy logic, phải A không thì là B không thể nào là A - B, tư duy rạch ròi quá cũng khó làm chính trị ở tình hình hiện tại. Bên cạnh đó, việc xuất phát chuyên dẫn tới hầu hết có năng lực học thuật ngành kỹ thuật mạnh (hầu hết, chứ thực ra học Luật với An ninh, kinh tế cũng ban A), mà đã mạnh chuyên môn thì hay duy ý chí, duy lý lối mòn, làm lãnh đạo cũng không được, thực sự là cố cũng không được. Ông lúc nào cũng nghĩ mình đi đường chính, từ bé tới lớn, tấm gương sáng người ta soi vào, là trung tâm của thế giới (có thể là thật và có thể là ngộ nhận, nhưng trạng thái là có thật) trong khi đối thủ nó chả có nhân dạng gì, học thường, đại học cũng vậy vậy, nên nó phải mạnh về quan hệ, sự hi sinh max để đạt mục tiêu, nên thua kém kết quả cuối cũng không lạ lắm. Nói chung 1 số yếu tố như vậy dẫn tới dân chuyên làm chính trị tầm cao rất khó, từ cấp thứ trượng (vẫn mang tính chuyên môn) đổ xuống chắc ok còn UV trở lên - bộ trượng, bí thợ thì khó lắm rồi.
Đấy là nói đại đa số, còn con bố con mẹ với ngẫu nhiên quen bộ ít người, thì nó là hãn hữu, không bàn làm gì.
Thề cụ nói quá chính xác luôn
 

Napolong

Xe tăng
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
1,815
Động cơ
392,567 Mã lực
Theo TS P.T. Sơn Nam=Gs trẻ nhất VN (xuất thân là h/s không chuyên) thì: Nên bỏ kiểu luyện gà nòi theo mô hình trường chuyên lớp chọn (kiểu cũ) mà cần giảm tải khối lượng học kiến thức và tăng thời lượng cho giáo dục ngoại ngữ+các kỹ năng mềm hữu ích/thiết thực hơn… 🤔
Không có nghĩa lý gì cụ ạ, bạn GS kia không ở trong cái môi trường đó để mà nói về nó.

Em có thể kể luôn, nếu cụ muốn, 10 người cùng lứa với bạn này, xuất phát từ chuyên ra, là dân nghiên cứu có công trình tốt hẳn hoi.

Vấn đề ở đây nó phức tạp hơn là mô tả cái hành vi ra dạng bài, học gà chọi hay kỹ năng này khác.

Trường chuyên cho một cơ hội có thầy giỏi, bạn bè giỏi, môi trường thi đua, khám phá, đào sâu, hình thành tư duy và nền tảng năng lực rất tốt.

Hẳn nhiên là nó có một số vấn đề. Ví dụ như chưa phân bổ đủ cho thể chất, hoạt động xã hội, về sau em được biết là có chạy chọt, xin suất,...

Người không hợp vào bị ép và chạy theo rất khổ. Còn học sinh phù hợp thì họ vẫn say mê, rèn luyện bình thường.

Nói về giáo dục đào tạo, nó có nhiều điểm tích cực và đáng để đầu tư phát triển.

Em nghĩ chỉ là vấn đề mỗi nhóm tự đặt vào địa vị của nhau, sẽ thấy việc thảo luận này dễ chịu để không mang tính phủ nhận nhau là được.
 

Napolong

Xe tăng
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
1,815
Động cơ
392,567 Mã lực
Em cho có một điểm khá dở của giáo dục Việt Nam là sự đứt gẫy ở bậc đại học. Làm không cụ thể hoá được nguồn lực từ nhóm bạn học chuyên lên,

đâm ra có thể có nghi ngờ về thành quả như vậy.

Song, các cụ xem tiếp môi trường công - tư hay trường quốc tế,... ở Hà nội chẳng hạn, các trường được đánh giá tốt về chất lượng như Nguyễn Siêu, DTD, Ngôi sao, Olympia... có gần triết lý học nặng hơn là thiên hướng kỹ năng. Đó cũng là một đặc điểm của trường chuyên.
 

Napolong

Xe tăng
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
1,815
Động cơ
392,567 Mã lực
Ở bên kia lấy ví dụ lĩnh vực Y khoa em không rành lắm, nhưng nói về IT,

học cơ bản ở phổ thông và đại học, đi làm ai cũng code web, giao diện, app, lương cao, dễ có việc, làm cả tháng không hết,

còn làm các hệ thống lớn, yêu cầu sản phẩm cao, là liên quan đến kiến trúc và thuật toán, bắt đầu cần Dev code đẹp, gọn gàng và hay, số này không có nhiều, và truy ra bạn nào có tư duy đủ sâu từ sớm, mới có khả năng giải quyết được. Đấy chính là sự khác biệt giữa bình thường và xuất sắc.
 
  • Vodka
Reactions: edc

JCory

Xe hơi
Biển số
OF-601560
Ngày cấp bằng
1/12/18
Số km
140
Động cơ
126,554 Mã lực
Học giỏi thường IQ cao nhưng EQ lại cực kỳ thấp. Lãnh đạo thường dung hòa cả 2: IQ ở mức cao, và EQ ở mức cực cao. Em có nhiều bạn bè học rất giỏi, rất thông minh, nhưng ra xã hội lại không thể thành công được vì lý do như vậy.
 

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Theo số liệu của cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD-ĐT) hiện có hơn 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài (thống kê 2/2020). Trong đó có hơn 6.000 người theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của chính phủ, còn lại là du học tự túc, chiếm đến ~97%===>> xu thế giới trẻ đi du học= "tỵ nạn...giáo dục" khiến VN không chỉ chảy máu chất xám (ngừơi giỏi xin ở lại làm việc+ định cư ) mà còn chảy mất khá nhiều ngoại tệ...?! :-?
P/S: Bài học gặt trái chua+ngọt từ phong trào du học ồ ạt của TQ, HQ.. cũng chỉ có thể tham khảo và với cơ/thể chế + thực trạng XH VN có lẽ cũng khó kỳ vọng nhiều...?!:-w
Thế thì phải khuyến khích đầu tư cho bọn giỏi đi lấy HB tiền tư bản để học. Có 50triệu 3 năm mà các cháu ấy toàn kiếm Hb mấy tỏi, tính ra có lời nhiều đấy. Còn du học tự túc hay QT trong nước, cái nào chả chảy máu ngoại tệ.
 

Canphaidinh01

Xe tăng
Biển số
OF-591772
Ngày cấp bằng
24/9/18
Số km
1,413
Động cơ
148,920 Mã lực
Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.

Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.

Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.

Rất đơn giản thôi cụ. Học giỏi để làm gì khi cơ chế nó không khuyến khích. :))

Môn kinh tế chính trị ở mình nó bị ngược.

Em cho có một điểm khá dở của giáo dục Việt Nam là sự đứt gẫy ở bậc đại học. Làm không cụ thể hoá được nguồn lực từ nhóm bạn học chuyên lên,

đâm ra có thể có nghi ngờ về thành quả như vậy.

Song, các cụ xem tiếp môi trường công - tư hay trường quốc tế,... ở Hà nội chẳng hạn, các trường được đánh giá tốt về chất lượng như Nguyễn Siêu, DTD, Ngôi sao, Olympia... có gần triết lý học nặng hơn là thiên hướng kỹ năng. Đó cũng là một đặc điểm của trường chuyên.
Cụ nói "đứt gãy ở đại học " em thấy rất chuẩn. C3 e cày như trâu chó. Vào đh xong thấy nhàn tênh. Hơi bị ngược.
 

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Trung Quốc họ có chiến lược gửi nhân tài ra nước ngoài, do hai nhà Nobel vật lý lãnh đạo, cực kỳ thành công.
Tàu nó còn mở Yao class mục tiêu ngắm vào tốp 10 của Mẽo chứ VN ăn thua cái gì.
 

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Rất đơn giản thôi cụ. Học giỏi để làm gì khi cơ chế nó không khuyến khích. :))

Môn kinh tế chính trị ở mình nó bị ngược.

Cụ nói "đứt gãy ở đại học " em thấy rất chuẩn. C3 e cày như trâu chó. Vào đh xong thấy nhàn tênh. Hơi bị ngược.
Học ĐH nhàn hay không là do cụ thôi chứ không phải là không có gì để học. Chính ra cái chuyện cày nên được đẩy lên cấp ĐH.
 

Napolong

Xe tăng
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
1,815
Động cơ
392,567 Mã lực
Học giỏi thường IQ cao nhưng EQ lại cực kỳ thấp. Lãnh đạo thường dung hòa cả 2: IQ ở mức cao, và EQ ở mức cực cao. Em có nhiều bạn bè học rất giỏi, rất thông minh, nhưng ra xã hội lại không thể thành công được vì lý do như vậy.
Là do khiếm khuyết giáo dục mà cụ, nên em mới bảo không phải chỉ Toán, Lý, Văn, Sử... mà cả nghệ thuật, thể thao, thậm chí như trường Olympia người ta có triết lý để đào tạo con em sau này thành doanh nhân.
 

Canphaidinh01

Xe tăng
Biển số
OF-591772
Ngày cấp bằng
24/9/18
Số km
1,413
Động cơ
148,920 Mã lực
Học ĐH nhàn hay không là do cụ thôi chứ không phải là không có gì để học. Chính ra cái chuyện cày nên được đẩy lên cấp ĐH.
Vâng, em so với chính em cụ ơi. Cầy or not cầy. :))

Vậy nên, iem mới nói về cái sự "đứt gãy".
 

Napolong

Xe tăng
Biển số
OF-376965
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
1,815
Động cơ
392,567 Mã lực
Giáo dục ngày xưa bị mấy cái sai nặng, phổ thông bị cái khuôn mẫu, học thuộc, đại học thì lý thuyết, học chay, ít ứng dụng, ít hướng đến cái chế tạo, làm ra, học theo là chính,

giờ em thấy thay đổi nhiều lắm rồi, mọi chuyện ngày càng tốt đẹp hơn.

Còn mong đợi của xã hội vào việc học của con em thì kinh rồi, thật lúc nào cũng kỳ vọng cao ở tất cả các bên. :D
 

edc

Xe lăn
Biển số
OF-195781
Ngày cấp bằng
27/5/13
Số km
10,055
Động cơ
418,233 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
GS B. Châu còn không dùng được. Học làm giề :D
 

babeo

Xe điện
Biển số
OF-109085
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
4,360
Động cơ
434,744 Mã lực
Nơi ở
Nách thủ đô
Học chuyên hay không do con quyết định chứ bố mẹ quyết định sao đc. Bố mẹ chỉ định hướng, hỗ trợ thôi. Đứa nào ý thức học tốt và có tố chất, nó sẽ cố gắng . Còn lười học lại chậm hiểu thì có ép cũng chẳng được , không cẩn thận còn bị thần kinh.
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,811
Động cơ
236,968 Mã lực
Tuổi
37
Chào các cụ/mợ. Nay mát giời rảnh rỗi, em lạm bàn Trường Chuyên chút nhân đọc bài của bạn Ts Thành về trường Ams.
Em thuộc thế hệ 7x đời giữa, lúc nhỏ đi học thì ít đi chơi thì nhiều. Do điều kiện hộ khẩu nên em chưa được học mẫu giáo (mầm non) ngày nào, đã vậy còn đi học lớp 1 chậm hơn tháng. Nói sơ vậy các cụ hiểu là phụ huynh em không quá chú tâm, cũng không ép buộc, định hướng hay gây áp lực gì về học hành.
Lên lớp 3, cả nước có phong trào xây dựng trường điểm, Tp em cũng có 2-3 trường. Nhà em khu đó nên nghiễm nhiên em chuyển vào trường điểm lớp chọn. Cứ vậy em học hết cấp 1 và 2 nhàn tênh. Thích học Lý nên lớp 9 em mới đi học thêm Toán và Lý.
Và rồi em cũng đỗ chuyên Lý. Lúc đó thấy vừa vui vừa có phần căng thẳng do cả Tp chỉ có một trường chuyên, mỗi chuyên chỉ 1 lớp chừng 30 hs tạo thành áp lực và sự cạnh tranh giữa chính các bạn trong lớp.
Khi chưa học chuyên thì thôi, học rồi thì phải chạy đua các cụ ạ. Em thừa nhận học trường chuyên thì đa số giáo viên giỏi, lúc đó là vậy vì các tỉnh sẽ dồn lực trọng điểm đào tạo gà nòi để thi thố lấy tiếng. Giờ thì em nghe nói có một số giáo viên ko giỏi nhưng bằng quan hệ vẫn vào dạy chuyên.
Tất lẽ dĩ ngẫu, học sinh đã qua tuyển chọn gắt gao thì đa số học lực khá, cộng thêm thày giỏi và học như trâu bò thì đương nhiên thành tích sẽ hơn trường thường. Nhưng đó chỉ là thành tích điểm số, giải thưởng. Để đánh đổi cái đó là thời gian, sức lực và học lệch.
Sau này học đại học em cũng học chung với một số bạn xuất phát dân chuyên các tỉnh khác trong đó có Ams.
Phải thừa nhận một điều, cùng học đại học nhưng đa số các hs chuyên cũ thì học khá và chú tâm học hành hơn. Cái này em nghĩ nó nằm trong tiềm thức, bản năng chứ ko phải do trường chuyên tạo lên.
Giờ đây sau hơn 20 năm tốt nghiệp Đh. Nhìn lại thì em thấy vài vấn đề sau:
-Hầu hết các bạn cũ trường chuyên không gắng cho con cái học chuyên nhất là Toán Lý Hoá vì quá mệt
-Không nhiều học sinh chuyên làm tiến sĩ giáo sư. Và rất hài là hầu hết các bạn giờ có bằng Tiến sĩ lúc đi học học lực rất bình thường.
-Có một số người đã có chức vụ kha khá khoá em thì hình như ko có ai chuyên cả.

Từ bản thân và bạn bè em thấy rằng. Trường chuyên ở VN không tạo lên người tài, mà đa số hs chuyên thực lực họ đã có một chút khá. Nếu gặp được điều kiện phát huy tốt thì thành tài, còn không thì cũng bình dân ngày 2 bữa như em.
Có cụ nói thế hệ 7x hiếm có lãnh đạo cấp bộ ngành nào dân chuyên. Cái đó đúng thôi, vì ở VN muốn lên lãnh đạo cần 90% là yếu tố khác chứ không phải học giỏi hay không. Phải cỡ như con 3X, mới ba mấy tuổi đã làm hiệu phó trường Kiến Trúc HCM thì mới là tài năng thực thụ phải không ạ.
Em không có ý so sánh với các trường hàng đầu thế giới, nơi đã sản sinh bao tổng thống, nhà khoa học lỗi lạc, nhà kinh tế tài ba...vì Trường của họ ngoài tuyển người tài thì chắc sự đào tạo của họ nó cũng khác, em chưa vinh dự đặt chân đến nên ko dám lạm bàn.
Em viết đây để các cụ/mợ đang có con ngấp nghé chuyên có thêm tí tham khảo.

Quan điểm của em thì nếu con học tốt và thực sự tự mình ham thích, học ko quá cực nhọc thì để con phấn đấu, học chuyên cũng tốt vì đa số bạn bè ham học không lo chơi bời. Còn nếu con mình vừa vừa thì không nên cả nhà cùng cố, chuyên không quyết định sự thành bại tương lai.
Số liệu quá ít và cảm tính cá nhân nên chả phản ánh được gì.
Đặt cái tít còn sai.
 

Lilak

Xe tải
Biển số
OF-577426
Ngày cấp bằng
4/7/18
Số km
490
Động cơ
145,329 Mã lực
...các cụ phân tích hay!
Em xin Hóng
 

quy la tien

Xe điện
Biển số
OF-126198
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
3,246
Động cơ
544,840 Mã lực
Chủ đề dài, còm cũng dài; em thì thấy lãnh đạo ít người học chuyên, nhưng giờ con các lđ đều cho con học chuyên , có khi bằng mọi giá, kg hiểu như nào,?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top