[Funland] Tư liệu: Tư duy kinh tế 1975-1989

Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TỶ GIÁ-VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH KINH TẾ

Ví dụ:

Tháng 12/1974, giá chỉ đạo của Nhà nước cho 1 tấn than cám Vàng Danh là 17,2đ; 1 mét khối gỗ tròn nhóm 8 là 60đ.

Lúc này, 1 đối guốc bán ở Hàng Điếu là 15-20đ.

Giá thu mua mía ở Phú Xuyên (vùng nguyên liệu nhà máy đường Vạn Điểm) năm 1962 là 17đ. Trung bình 350 cây mía = 1 tấn. vậy, mỗi cây mía khoảng 5 xu.

Lúc này, 1 gói kim khâu Trung Quốc gồm 10 chiếc là 1đ, tương đương 1 hào/chiếc. 1 chiếc kim khâu ngang với 2 cây mía.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TỶ GIÁ-VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH KINH TẾ

Tại sao lại tồn tại một sự định giá tùy tiện như vậy mà nền kinh tế vẫn hoạt động?

Bởi sự méo mó của tỷ giá. Mọi đầu vào trong nền kinh tế VN là nhập khẩu. Phần quan trọng nhất của nhập khẩu là viện trợ từ các nước anh em. Toàn bộ số hàng này, khi vào VN, đã được "thẩm thấu" qua màng lọc của tỷ giá trước khi đi vào đời sống kinh tế.

Tỷ giá này chẳng liên quan gì đến tỷ giá thị trường và sức mua thực tế của đồng tiền nội địa.

Tỷ giá được Nhà nước quy định một cách "chủ động" thùy theo loại hàng và tùy theo đối tượng mua bán, cấp phát. Đây chính là bức "VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH" ngăn cách thị trường trong nước với thị trường quốc tế, hệ thống giá trong nước với giá quốc tế.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TỶ GIÁ-VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH KINH TẾ

Không riêng VN, nhiều nước XHCN có 3 loại tỷ giá cơ bản: Tỷ giá chính thức, tỷ giá kiều hối và tỷ giá kết toán nội bộ.

Tỷ giá chính thức chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thanh toán quốc tế, chủ yếu dành cho du học sinh, cán bộ đi công tác nước ngoài và sứ quán.

Tỷ giá kiều hối dành cho người nước ngoài, Việt kiều về VN.

Tỷ giá kết toán nội bộ là quan trọng nhất, chiếm 97-98% các cuộc giao dịch kinh tế đối ngoại. Tỷ giá này được Nhà nước chủ động quy định, trước hết là với đồng Rúp chuyển nhượng (RCN), sau đó được tính chéo ra tỷ giá VNĐ và Đô-la với các đồng ngoại tệ khác.

Tùy theo từng mặt hàng, Nhà nước quy định tỷ giá khác nhau, tùy theo nhu cầu nền kinh tế và thứ tự ưu tiên (khuyến khích mặt hàng gì, hạn chế mặt hàng gì). Với máy móc, phân bón, thuốc sâu...tỷ giá là 1 rúp = 1,270đ. Nhưng với đồng hồ, quạt điện....thì tỷ giá cao hơn hàng chục lần.

Những tỷ giá này do Ủy ban Vật giá Nhà nước quy định.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TỶ GIÁ-VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH KINH TẾ

Ví dụ:

Xe Bela của Liên Xô là xe đặc chủng cỡ lớn, trọng tải 20 tấn chuyên dùng chở than, quặng mỏ. Xe được định giá là 500 VNĐ (năm 1981). Lúc này, xe máy Nhật bãi do thủy thủ mang về bán ở Quảng Ninh cũng có giá 500 VNĐ/chiếc. Trong khi trên thực tế, chiếc Bela có giá 100.000 USD.

Năm 1976, mỗi năm Liên Xô cấp cho VN khoảng 2 triệu tấn xăng dầu với giá hữu nghị, khoảng 40 rúp/tấn, trong khi giá thị trường quốc tế là 300 USD/tấn. Khi về VN, Nhà nước cung cấp cho các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan, HTX với giá 45đ/tấn.

Khi mua bán với nước ngoài, Vn vẫn phải tuân thủ thông lệ quốc tế, theo tỷ giá thực. Nhưng khi về VN, bất kể mua với giá bao nhiêu, tỷ giá thực tế bao nhiêu, Nhà nước chủ động tính theo tỷ giá 1 USD = 4,21 VNĐ.

Hệ quả là các xí nghiệp quốc doanh chẳng phải lo cố gắng, bởi làm ăn kiểu gì cũng có lãi.

Theo quan niệm của người xây dựng chính sách thì đây chính là "sự chủ động của Nhà nước". Nhưng sau này, khi đổi mới, đây là nơi mà rắc rối cũng đến nhiều nhất.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
GIAI ĐOẠN 1979-1986

Đây là giai đoạn đặc biệt với nhiều khúc quanh co, có tiến, có lùi.

Tư duy cũ với quán tính lớn khiến con tàu kinh tế cứ tiến lên, nhưng lại bị giằng xé bởi tư duy mới xuất phát từ thực tiễn và những bài toán đặt ra từ cuộc sống mà không có lời giải.

Tư duy cũ mắc kẹt, tư duy mới chưa ra đời, dân tình bức xúc. Họ tìm lối thoát bằng thơ ca hò vè và cùng với đó là những hoạt động bất hợp pháp cả trong sản xuất và lưu thông...một số không ít tìm cách vượt biên.

Cấp cơ sở là nơi trực tiếp va chạm với những bức xúc của người dân, nhưng lại chưa đủ tầm đặt lại vấn đề về đường lối, chính sách nên chỉ tìm cách để lách cơ chế, phá rào, vượt rào...như những biện pháp tình thế để giải quyết khó khăn của thực tế.

Giới cơ quan nghiên cứu kinh tế dần nhận thấy: Mô hình này đưa vào VN có hợp lý không? Nếu đúng thì tại sao kết quả tệ thế? Do con người hay do mô hình?

Cơ quan lãnh đạo cấp cao, nơi làm ra chính sách thì trăn trở. Một mặt chịu trách nhiệm về sự tồn vong của cả nền kinh tế, mặt khác, phải đối diện với những câu hỏi khó xoáy đến từ thực tế.

Thủ tướng Phạm văn Đồng, người trực tiếp chỉ đạo công tác nghiên cứu cải tiến cơ chế đã nhận xét:

"Lấn quyền dân một cách nghiễm nhiên, làm thay dân một cách kém cỏi, nuôi bao dân một cách khốn khổ. Thực hiện lối quản lý ấy thì bản thân bị tê liệt và gây ra sự tê liệt, bản thân ăn bám và khiến cho người khác cũng ăn bám"

Tổng Bí thư Lê Duẩn trăn trở. Ông nói: "Chúng ta cầm quyền mà không lo nổi rau muống cho dân thì nên từ chức đi".

Khủng hoảng vẫn như một cuộn chỉ rối mà việc tìm đầu dây để tháo gỡ gần như là không thể.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Khi chúng ta bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1976-1980) đã xuất hiện nhiều khó khăn mà lúc đó chưa lường hết.

Ngay từ năm 1977 rồi nhất là từ 1978 hàng loạt các sự kiện quốc tế, rồi thiên tai địch họa...đã làm đảo lộn rất nhiều những dự kiến ban đầu của kế hoạch.

Từ năm 1978, toàn bộ tuyến biên giới Tây Nam bị Pol Pot đánh phá. hàng ngàn đồng bào bị tàn sát. Mùa màng bị thiệt hại nặng nề.

Cuối năm 1978 và cả năm 1979, hai trận lũ lớn ở đồng bằng nam Bộ đã nhấn chìm, cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản, mùa màng của nhân dân. hầu hết các con đường ngập trắng. hầu hết các diện tích canh tác bị ngập úng 5 tới 6 tháng

Từ những năm 1977-1978, nền kinh tế của các nước XHCN anh em bắt đầu sa sút đột ngột.

Năm 1977, Trung Quốc chấm dứt toàn bộ nguồn viện trợ cho Việt nam (vốn khoảng 300-400 triệu USD/năm), gồm nhiều mặt hàng thiết yếu như gạo, sợi, đường,s ữa, thuốc men, vải vóc.....

Chúng ta đã ko cân bằng được mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc, điều mà Bác Hồ, khi còn sống, luôn chú trọng giữ gìn.

Chúng ta buộc phải tiến quân vào Campuchia, nhưng ở lại đó quá lâu, khiến thế giới nghi ngại....
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
6,164
Động cơ
3,318 Mã lực
tranh thủ cụ Lầm đi gặp WylianCuong em ké tý :D
nhớ năm 78 - 80 mẹ em báng hàng nước với bánh rán, bánh dày bị thương nghiệp họ lùa ra tận ... sau chuồng lợn. vậy mà mấy chú CNQP Z157 (x4), Z191 (x100) ngồi ngay trên ... bể phưn lợn chén ngon lành, :(( đúng là thủa cơ hàn cùng cực.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Nguồn viện trợ từ các nước XHCn, chủ yếu là từ Liên Xô, giảm mạnh về hiện vật, dù tiền tăng lên. Viện trợ này khoảng 300-400 triệu Rúp/năm, chủ yếu là cho vay, nhưng kể từ năm 1978 cũng ko vay được nữa. Liên Xô yêu cầu nhập 3 phần thì ít nhất cũng phải xuất cho họ 1 phần.

Nguồn nhập khẩu vật tư từ Khu vực 1 giảm liên tục, trước đây đều đặn 600 triệu Rúp/năm (trước 1975), đến năm 1978 là 268 triệu Rúp.

Trước những sức ép này, VN buộc phải tham gia khối SEV từ năm 1978. Khi tham gia đương nhiên phải tuân thủ luật chơi, theo đó, phải áp dụng chính sách 'giá trượt".

Giá trượt là kiểu tính dựa trên mức bình quân thị trường thế giới 5 năm trước đó để hình thành giá cho năm sau. Mức giá này cao hơn khảng 2,5 đến 3 lần so với giá viện trợ hữu nghị mà Liên Xô dành cho Việt nam và Cuba...

từ khi tham gia khối SEV, mức viện trợ tăng từ 1,1 tỷ lên 1,5 tỷ, nhưng chỉ có thể mua một lượng hoàng hóa trị giá 600-700 triệu Rúp.

Chúng ta khan hiếm hàng hóa.

Với một nền kinh tế vốn dựa quá nhiều vào nhập khẩu, nay bị cắt giảm, nền kinh tế Việt Nam thật chẳng khác nào đang được nuôi ăn, giờ bị bỏ đói

GS Trần Phương nói: Giờ là lúc người Việt nam phải học cách sống với những thứ tự mình làm ra.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Cả nước đối mặt với tình hình thiếu hụt hàng hóa trầm trọng.

Với miền Nam, mọi sự nghiêm trọng hơn. dân miền nam quen sống với cơ chế thị trường và nếp tiêu dùng, nay phải ăn độn. Trước đây xuồng ghe chạy bằng máy, nay không có xăng, phải chèo bằng tay, thậm chí dùng xe đạp thồ. Dân miền bắc dù sao cũng quen hơn sau bao nhiêu năm thắt lưng buộc bụng vì chiến tranh.

Nhà nước ko đủ vật tư cung cấp cho các xí nghiệp. Sản phẩm công nghiệp quốc doanh không đạt định mức. Không có đủ hàng để trao đổi với nông dân để lấy thóc.

Khi nông dân đói mặt với thị trường, phải mua vật tư tử thị trường, họ yêu cầu được bán thóc theo giá thị trường.

Thị trường tự do phát triển. Hàng theo kế hoạch vốn đã khan hiếm, nay lại thất thoát theo nhiều cách.

Khủng hoảng bao trùm nền kinh tế.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Trước đó, do nhận viện trợ ào ạt, Nhà nước đầu tư dàn trải. Nay, nhiều công trình xây dựng xong chỉ huy động được 50% công suất.

Nhiều công trình lớn thiếu xi măng, phải ngừng xây lắp. Nơi có xi măng thì không có gạch vì chẳng có than để nung.

Xí nghiệp dệt không có sợi. Xí nghiệp may không có vải. Nơi có máy thì không có điện, ko có xăng dầu để chạy máy.

Nơi có xăng có điện thì ko có phụ tùng thay thế. Nơi có phụ tùng thì ko có nguyên liệu. Nơi có nguyên liệu thì ko có bao bì. Nơi có bao bì thì ko có xe vận chuyển hàng hóa.

Khoảng 30% tổng số xí nghiệp phải đình chỉ sản xuất. Số còn lại chỉ sử dụng khoảng 40-50% công suất.

Nhiều cơ quan xí nghiệp phải cho công nhân nghỉ việc, hưởng 70% lương...
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Trong nông nghiệp, tình trạng cũng bi đát

Năm 1976, sản lượng lúa cả năm là 11,8 triệu tấn.

Năm 1980, đạt 11,6 triệu tấn (trong khi kế hoạch là 21 triệu tấn)

Sản lượng bình quân đầu người giảm ngoài sức tưởng tượng: 211kg cho năm 1976 xuống còn 157kg cho năm 1980.

Miền Nam, vựa lúa cả nước: Giảm một nửa sản lượng từ năm 1976-1979.

Nhiều nơi xảy ra thiếu đói. Năm 1980 phải nhập khẩu lương thực nhiều nhất trong lịch sử, hơn 1,5 triệu tấn.

Về Thủy sản: 5 năm xuất khẩu chỉ chưa bằng 1/3 giá trị so với năm 1976.

Về giao thông vận tải: Nhà nước chỉ có thể cung cấp được 50-60% nhu cầu xăng dầu; Săm lốp và phụ tùng chỉ đảm bảo 10-12% nhu cầu. vậy là chỉ có khoảng 50-60% xe hoạt động được.

Hàng đoàn người chờ đợi ngày đêm ở các bến xe để mua vé và đợi đến chuyến của mình.

Nông dân nhiều vùng đói.

Gạo và thực phẩm ko thể bán đủ tiêu chuẩn cho người được hưởng, dù tiêu chuẩn đã rất thấp.

Công nhân được trả lương bằng kem đánh răng, quần áo trẻ con...Họ mang bán "lương" này lấy tiền....

Thứ "lương" này tạo ra thị trường tự do.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Thầy cô giáo, bác sĩ, kỹ sư cắt một phần thời gian làm việc cơ quan để làm "dịch vụ" bán bún, bán nước, đạp xích lô, bơm xe, quét vôi, may vá...để kiếm thêm.

Gia đình công chức nuôi gà, lợn.

Tình trạng thiếu điện diễn ra trầm trọng.

Công chức tranh thủ đi công tác, bởi có đi công tác, họ mới được xuống địa phương xin mua các thứ hàng cung cấp về bán lại, như chè, thuốc lá, cà phê, hàng bách hóa....và nhận quà tặng từ địa phương, là mấy cân gạo, lít nước mắm, cá khô, lạc nhân....
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Đồng chí Trường Chinh nói:

"Chúng ta đã phạm một số khuyết điểm sai lầm nghiêm trọng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý kinh tế.

Nguyên nhân chủ quan của chúng ta bao giờ cũng là chính. Rõ ràng là chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội quý báu, Liên Xô viện trợ trong 10 năm qua hàng chục tỷ Rúp, nhưng với cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, ăn không nên, làm không ra, chúng ta cứ rút dần mòn mỗi năm vài trăm triệu Rúp để chi cho tiêu dùng xã hội, cho bao cấp và bù lỗ..

.Đáng tiếc là cho đến nay, vẫn còn một số đồng chí chưa thấy đầy đủ tác hại sâu xa nhiều mặt của nó"

(Bài nói của đồng chí Trường Chinh tại Hội nghị cán bộ nghiên cứu dự thảo Báo cáo chính trị sẽ trình Đại hội 6. Báo Hà Nội mới đăng ngày 26/7/1986).
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Đồng chí Trường Chinh nói tiếp (tại Đại hội **** bộ TP.hà Nội lần thứ 10, năm 1986):

"Trong những năm qua, chúng ta đã mắc những sai lầm ấu trĩ tả khuynh duy ý chí, làm trái quy luật khách quan.

Sai lầm đó thể hiện trong việc bố trí cơ cấu kinh tế theo hướng ham phát triển công nghiệp nặng với quy mô lớn, vượt quá khả năng thực tế, duy trì quan liêu bao cấp với kiến trúc thượng tầng đồ sộ, vượt quá sức chịu đựng của cơ sở hạ tầng, muốn sớm hoàn thành cải tạo bằng cách nhanh chóng xóa bỏ các thành phần kinh tế phi XHCN...

Các tiềm năng củaddaastts nước cũng như sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước XHCN anh em chẳng những không được phát huy, mà còn bị lãng phí nghiêm trọng và có nguy cơ mai một dần....

Đất đai, lao động, cơ sở vật chất-kỹ thuật, vốn liếng, năng lực, kinh nghiệm, chất xám, tay nghề của cả nước, của các ngành, của mỗi vùng và khả năng tiềm tàng của người lao động không được khai thác tận dụng. Trong khi đó, tình trạng không có vệc làm đang có xu hướng tăng lên, giá cả đột biến, đời sống bấp bênh, tiêu cực phát triển, các giá trị truyền thống, tinh thần và đạo đức bị xói mòn, hoạt động kinh tế-xã hội lâm vào tình thế rối loạn kéo dài, gây nên tâm trang phổ biến hoài nghi ở tương lai, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của ****.

Tiềm lực của chúng ta không phải là nhỏ. Nhưng nhận thức, quan niệm, tư duy dã lỗi thời đang kìm hãm việc sử dụng, phát huy các tiềm lực. Lực tuy có, nhưng do bố trí chiến lược về cơ cấu kinh tế và về quản lý kinh tế đều mắc sai lầm, nên chúng ta đã tự bó tay mình".
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TÌNH HÌNH KINH TẾ 1979-1980

Năm 2008, đồng chí Nguyễn ********* nói:

"Nhìn cả quá trình 10 năm 1976-1985, nhất là 5 năm 1976-1980, thấy kinh tế có chiều hướng đi xuống...Thực chất đây không phải là phát triển mà là giảm sút.

TP.Hồ Chí Minh sống bên cạnh đồng bằng sông cửu Long mà dân phải ăn độn củ mỳ, bobo...là điều không thể chấp nhận được.

Một nước 50-60 triệu dân mà xuất khẩu chỉ đạt từ 300-500 triệu USD và nhập gấp 4-5 lần xuất...

Kinh tế xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng".
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Đại hội **** lần thứ 9, khi tổng kết 20 năm đổi mới, đã khẳng định:

"tư tưởng chủ quan, say sưa với thắng lợi, nôn nóng, muốn tiến nhanh lên CNXH trong một thời gian ngắn, bố trí sai cơ cấu kinh tế, cộng với những khuyết điểm của mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp bộc lộ ngày càng rõ, làm cho tình hình kinh tế-xã hội rơi vào trì trệ, khủng hoảng".
 

Pilot4W

Xe buýt
Biển số
OF-18318
Ngày cấp bằng
7/7/08
Số km
643
Động cơ
511,097 Mã lực
Tuổi
50
Nơi ở
313 Giảng Võ - Hà Nội
Website
www.facebook.com
Cụ kỳ công quá, nhưng mà em chưa hiểu cụ cho em hỏi ngu phát nhé: ta nghiên cứu cái nền kinh tế mậu dịch này để làm gì ạ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top