[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 84: THUỐC ĐÍCH EGFR THẾ HỆ 4 VÀ NHỮNG THÔNG TIN MỚI NHẤT. CÓ TỚI 9 LOẠI THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 4 ĐANG ĐƯỢC PHÁT TRIỂN.





Chúng ta đã từng nói về thuốc đích EGFR thế hệ 4 cùng những mục tiêu mà viên thuốc này cần giải quyết. Những triển vọng và những khó khăn mà việc phát triển thuốc đích EGFR thế hệ 4 gặp phải. Vào ngày 4/12/2022, Chuyên gia Ross Soo đã công bố một báo cáo mang tính TÓM LƯỢC TOÀN BỘ BỨC TRANH VỀ CUỘC ĐUA PHÁT TRIỂN THUỐC ĐÍCH EGFR THẾ HỆ 4 ĐANG DIỄN RA. Bài báo cáo cho thấy, hiện trên toàn thế giới, có tới 9 cái tên đang tham gia trong cuộc đua tìm ra thuốc đích thế hệ 4.





Đó là các cái tên sau:



1.Thuốc BLU-945 do Tập đoàn Blueprint Medicines đang nghiên cứu và phát triển.

2.Thuốc BLU-701 cũng do Tập đoàn Blueprint Medicines nghiên cứu và phát triển.

3.Thuốc BBT-176 do Tập đoàn Bridge Biotherapeutics nghiên cứu và phát triển.

4.Thuốc JIN-AO2 do Tập đoàn J Ints Bio nghiên cứu và phát triển.

5.Thuốc BDTX-1535 do Tập đoàn Black Diamond Therapeutics nghiên cứu và phát triển.

6.Thuốc TQB3804 do Tập đoàn Chia Tai Tianqing nghiên cứu và phát triển.

7.Thuốc OBX02-011 do Tập đoàn Oncobix nghiên cứu và phát triển.

8.Thuốc EAI045 do Tập đoàn Novartis nghiên cứu và phát triển.

9. Thuốc JBJ-04-125-02 do Tập đoàn JNJ nghiên cứu và phát triển.



Một cuộc đua VĨ ĐẠI ! Kẻ chiến thắng sẽ là kẻ làm ĐÚNG và phải làm đúng…NHANH NHẤT!






usain-bolt-of-jamaica-running-wins-gold-medal-200m-sprint-race-rio-2016-summer-olympic-games-...jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 85: ĐẦU RA SỐNG CÒN THAY ĐỔI TUỲ THEO PHÁC ĐỒ VÀ TÔN VINH NHỮNG CÔNG TY LÀM THUỐC CÙNG HOẠT CHẤT.




Vào ngày 6/12/2022 Chuyên gia AKhil Kapoor cùng các đồng nghiệp đã công bố 1 nghiên cứu về đầu ra sống còn trong thế giới thực của những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển, có đột biến gen ALK.




Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh Viện Tata Memorial, Ấn Độ trong thời gian 5 năm từ tháng 1/2013 cho đến tháng 3/2018. Tổng số 441 bệnh nhân đủ điều kiện đã được đưa vào nghiên cứu. 62,5% trong số đó là nam. Trung vị tuổi của các bn trong nghiên cứu là 50( 19-75 ) . 78,3% bệnh nhân có chỉ số toàn trạng ECOG 0-1.





Xem xét toàn bộ phác đồ mà bệnh nhân đã sử dụng ở các bước cho thấy thuốc đích ALK được sử dụng ở trên 379 bệnh nhân( chiếm 85.9% ) , có 292 bệnh nhân ( chiếm 66.2% ) sử dụng thuốc đích ALK làm điều trị bước đầu trong bất kỳ chiến lược nào, và có 69% bệnh nhân KO chọn thuốc đích ALK làm điều trị bước đầu do tài chính hạn chế. Thuốc đích ALK thế hệ 1 Crizotinib là thuốc được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu.




Trung vị thời gian sống ko bệnh tiến triển và thời gian sống còn toàn bộ ở phác đồ điều trị bước đầu cho toàn bộ các nhánh trong nghiên cứu lần lượt là 14.1 tháng ( 95% CI: 12.2-15.9 ) , và 30.7 tháng ( 95%CI: 27.3-34.2 ). Sự khác biệt RÕ RỆT được nhìn thấy ở những bệnh nhân chọn thuốc đích ALK làm điều trị bước đầu so vs các bệnh nhân KO chọn thuốc đích ALK làm điều trị bước đầu, khi trung vị thời gian sống ko bệnh tiến triển lần lượt là 17.2 tháng ( 95%CI: 14.5-19.9 ) và 5.9 tháng ( 95% CI: 4.2-7.6 , p< 0.001 ), Còn trung vị thời gian sống còn toàn bộ lần lượt là 37.6 tháng ( 95%CI: 28.1-47.1 ) và 20.5 tháng ( 95% CI: 15.8-25.1 , p< 0.001 ) .




BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ?



Những con số về thời gian sống ko biết nói dối! Chỉ vì tài chính hạn chế mà nhiều bệnh nhân đành chấp nhận từ bỏ lựa chọn tốt nhất trong cuộc chiến vs ung thư. Đây chính là lý do tại sao chúng ta CẦN ỦNG HỘ các công ty làm n.h.á.i. Họ tuy ko thể phát minh tìm ra thuốc, nhưng họ lại giúp cho hàng triệu sinh mạng có thể tiếp cận vs những liệu pháp điều trị tân tiến nhất trong tầm giá chấp nhận được. Biết ơn và cầu mong Chúa phù hộ cho họ!






D3BF9216-6810-4DD3-A386-4E06C7DC0C97.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 86: LIỆU CÓ NÊN DÙNG BỔ TRỢ SAU MỔ THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 1 TARCEVA-ERLOTINIB CHO NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN 3A CÓ ĐỘT BIẾN GEN EGFR ???




Cách đây 5 tháng, mình đã từng nhắc đến việc thuốc đích thế hệ 3 Osimertinib được FDA thông qua dùng bổ trợ trong thời gian lên đến 3 năm sau mổ đối vs những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn từ 1B đến 3A. Xuất phát từ thành công đi trước trong việc dùng bổ trợ này, nhóm nghiên cứu của chuyên gia Dongsheng Yue đã thiết kế nghiên cứu EVAN, nhằm so sánh đối đầu giữa thuốc đích thế hệ 1 Tarceva ( erlotinib) và hoá trị ( Vinorelbine/ cisplatin ) khi dùng làm bổ trợ sau mổ ( cắt bỏ hoàn toàn R0 ) cho những bn ung thư phổi ko tế bào nhỏ giai đoạn 3A có đột biến gen EGFR. Tiêu chí của nghiên cứu là thời gian sống ko bệnh, thời gian sống còn toàn bộ và tính an toàn của thuốc Tarceva.




Vào đầu tháng 12/2022, Dongsheng Yue cùng các đồng nghiệp đã công bố cập nhật kết quả phase2 của nghiên cứu EVAN. Tại phase2, bệnh nhân được chia làm 2 nhánh. Nhánh dùng Tarceva làm thuốc bổ trợ có 51 bệnh nhân và nhánh dùng hoá trị làm bổ trợ cũng có 51 bệnh nhân. Trung vị thời gian sống còn toàn bộ ở nhánh dùng Tarceva và hoá trị lần lượt là 84.2 tháng và 61.1 tháng ( HR 0.318; 95% CI, 0.151-0.670 ) . Tỷ lệ sống còn 5 năm ở nhánh Tarceva cũng vượt trội so vs nhánh hoá trị khi lần lượt là 84.8% và 51.1% .




Đại diện cho nhóm nghiên cứu, Dongsheng Yue cho rằng đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được khả năng cải thiện sống còn của Tarceva so vs hoá trị khi dùng làm bổ trợ sau mổ đối vs những bn ung thư phổi ko tế bào nhỏ giai đoạn 3A!




NHƯNG CÁC CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU THÌ CHƯA NGHĨ VẬY!!!




1. Đây chỉ là nghiên cứu ở phase2, vs 51 bệnh nhân trong mỗi nhánh- dữ liệu chưa đủ lớn để thay đổi quan điểm điều trị trong lâm sàng.



2. Những bệnh nhân trong nghiên cứu chưa được lọc kĩ bằng chụp PET/CT và MRI, dẫn đến khả năng có những bn tuy được xếp vào giai đoạn 3A nhưng thực chất họ lại là giai đoạn 4. Mà đối vs những bn giai đoạn 4 thì việc dùng tarceva hiển nhiên là tốt hơn so vs việc dùng hoá trị. Và nghiên cứu khi ấy rơi vào tình trạng rượu cũ bình mới. Đi làm việc cũ nhưng lại liều lĩnh tuyên bố kết luận mới???




3. Nghiên cứu còn rất nhiều lỗ hổng chưa được giải quyết. Một trong số đó là việc dùng bổ trợ được kê tại thời điểm các bn bị tái phát sau mổ hay là dùng sau mổ luôn??? Dữ liệu công bố chưa loại nhiễu được câu hỏi này!!!




=>> Ko đầu bếp nào muốn món ăn của mình bị chê dở. Ko nhà nghiên cứu nào muốn nghiên cứu của mình ko thành công. Bởi vậy, để đãi cát tìm vàng- cần một trọng tài thật công tâm và một tập khán giả đủ tỉnh táo!



4B802D1D-0867-4C98-8377-EE6D6990F89E.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 87: ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN TRUYỀN MIỄN DỊCH PEMBROLIZUMAB-KEYTRUDA. CHUYỂN BỆNH NHÂN TỪ TRUYỀN 200MG MỖI 3 TUẦN MỘT SANG 400MG MỖI 6 TUẦN MỘT SẼ GÂY RA NHIỀU TÁC DỤNG PHỤ HƠN. ĐẶC BIỆT LÀ VIÊM PHỔI.




Vào đầu tháng 12/2022, Chuyên gia Tatsuya Yoshida cùng các đồng nghiệp đã công bố 1 nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh Viện Trung Tâm Ung Thư quốc gia, Tokyo, Nhật Bản từ tháng 8/2020 cho đến tháng 11/2021. Mục tiêu của nghiên cứu là xem xét tác dụng phụ khi truyền miễn dịch Keytruda có thay đổi hay ko khi chuyển bệnh nhân từ lịch truyền 200mg mỗi 3 tuần một sang 400mg mỗi 6 tuần một. Có tổng số 45 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Trung vị tuổi của bệnh nhân là 71( 32-84 ), có 32 bệnh nhân ( chiếm 71.1% ) là nam, có 3 bệnh nhân ( chiếm 6.7 % ) sở hữu đột biến gen EGFR, có 1 bệnh nhân ( chiếm 2.2 % ) sở hữu đột biến gen MET exon14, một vài bệnh nhân khác sở hữu gen RET, KRAS...






Trung vị của số chu kỳ truyền Keytruda 200mg mỗi 3 tuần một trước khi chuyển là 6 (1-31 ) . Sau khi chuyển, chỉ trong 3 chu kỳ, các tác dụng phụ mới hoặc nặng hơn đã xuất hiện trên 17 bệnh nhân ( chiếm 37.8 % ) . Các tác dụng phụ đều được xác định là do liên quan đến phác đồ điều trị. Cụ thể, có 11 bệnh nhân ( chiếm 24.4% ) bị viêm phổi, có 3 bệnh nhân ( chiếm 6.7% ) bị tiêu chảy, có 2 bệnh nhân ( chiếm 4.4% ) bị rối loạn chức năng thận, có 1 bệnh nhân ( chiếm 2.2 % ) bị phát ban da, có 1 bn ( chiếm 2.2% ) bị tiểu đường tuýp 1...





Đại diện cho nhóm nghiên cứu, Chuyên gia Tatsuya Yoshida phát biểu :" Trong thời gian đại dịch covid 19, để tăng thời gian giãn cách và hạn chế tiếp xúc, rất nhiều bs đã quyết định chuyển bệnh nhân đang từ điều trị Keytruda 200mg mỗi 3 tuần một sang 400mg mỗi 6 tuần một. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, việc chuyển như vậy sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn trên bệnh nhân- đặc biệt là viêm phổi. Trong bối cảnh đại dịch covid đã kết thúc, chúng ta nên nghiêm túc xem xét lại sự cần thiết của việc chuyển kế hoạch điều trị-đối vs từng bệnh nhân ".




2AB4BC0B-2D72-426E-A477-EA47E73097ED.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 88: ĐIỀU TRỊ VI Di CĂN MÀNG NÃO MỀM BẰNG THUỐC PEMETREXED THÔNG QUA THỦ THUẬT HỒ CHỨA OMMAYA.





Nếu ai đã đọc cẩn thận những bài viết trước của mình, hẳn đã từng thấy mình nhắc đôi lần tới khái niệm Vi di căn màng não mềm- Leptomeningeal. Đây thực sự là cơn ác mộng tồi tệ nhất trong ung thư phổi nói riêng và trong ung thư nói chung.





Vào đầu tháng 12/2022, Chuyên gia Huiying và các đồng nghiệp đã công bố kết quả phase1 của nghiên cứu ChiCTR8936. Nghiên cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ biểu mô tuyến mắc vi di căn màng não mềm. Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả và độc tố của hoá trị nội sọ bằng thuốc pemetrexed thông qua thủ thuật hồ chứa Ommaya. Bệnh nhân được tuyển vô nghiên cứu phải thoả mãn điều kiện bệnh đang ở tình trạng tiến triển sau khi đã trải qua ít nhất 2 phác đồ điều trị trước đó.





Bệnh nhân trong nghiên cứu được cấy ghép hồ chứa Ommaya với mục đích bơm 30mg cho đến 50mg thuốc pemetrexed vô não theo lịch vào ngày 1 và ngày 8 trong chu kỳ mỗi 21 ngày một. Có 23 bệnh nhân đủ điều kiện dữ liệu để phân tích. Kết quả cho thấy tỷ lệ đáp ứng là 43.5% ( 95% CI, 23.2%-63.8% ) , tỷ lệ kiểm soát bệnh là 82.6% ( 95% CI, 61.2%- 95.0% ) . Trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển và thời gian sống còn toàn bộ lần lượt là 6.3 tháng và 9.5 tháng.





Độc tố giới hạn liều chỉ được quan sát thấy ở 2 bệnh nhân ( chiếm 8.7% ) và 30mg thuốc pemetrexed là liều được khuyến cáo sử dụng đi kèm vs thủ thuật hồ chứa Ommaya khi hoá trị nội sọ. Phân tích dược động học cho thấy, thuốc pemetrexed ở trong dịch não tuỷ có nồng độ cao hơn và thời gian bán thải lâu hơn khi sử dụng thủ thuật hồ chứa Ommaya so với khi chọc dò tuỷ sống.






Tuy mới chỉ diễn ra ở phase1, nhưng nghiên cứu đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng chuyên gia. Thứ nhất, nghiên cứu bàn tới chủ đề vi di căn màng não mềm Leptomeningeal- đây là chủ đề gần như khó nhất trong ung thư phổi nói riêng và trong ung thư nói chung. Thứ hai, kqua công bố vô cùng hứa hẹn về cả tỷ lệ đáp ứng, tỷ lệ kiểm soát bệnh cũng như thời gian sống còn. Với dữ liệu vô cùng ít ỏi hiện nay về đề tài siêu khó này, nghiên cứu của Huiying cùng các đồng nghiệp sẽ là một gợi ý vô cùng quan trọng cho các bs khi điều trị vi di căn màng não mềm, trong trường hợp bệnh nhân không thể dung nạp phương pháp chọc dò tuỷ sống.







027BF005-95B4-4272-8FF4-24C9859C4A6B.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 89: ĐỘT BIẾN GEN KRAS-G12C. THÊM MỘT THUỐC ĐÍCH NỮA ĐƯỢC PHÊ DUYỆT. THUỐC ADAGRASIB.





Ở các bài trước, mình đã từng bàn đến lịch sử, hiện tại và xu hướng trong tương lai của việc điều trị đột biến gen Kras-g12c trong ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ngoài việc thuốc đích Sotorasib đã được thông qua chính thức như 1 phác đồ điều trị bước 2 thì Adagrasib-một loại thuốc đích được phát triển để điều trị đột biến gen Kras-g12c cũng đã từng được mình nhắc đến nếu ko có gì thay đổi sẽ được FDA thông qua vào cuối 2022.





Cách đây ít giờ đồng hồ, cộng đồng y khoa trên toàn thế giới đón nhận tin ko thể vui hơn khi FDA chính thức thông qua Adagrasib cho điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen Kras-g12c, trước đó đã trải qua ít nhất một phác đồ điều trị toàn thân.






Việc thông qua này dựa trên kết quả của nghiên cứu KRYSTAL-1 được tiến hành trên 112 bệnh nhân. Adagrasib cho tỷ lệ đáp ứng là 43% ( 95% CI, 34%-53% ) và trung vị của thời gian duy trì đáp ứng là 8.5 tháng ( 95% CI, 6.2-13.8 ) .





Tập đoàn Mirati-nơi phát minh ra Adagrasib, cho biết thuốc sẽ có tên thương mại là Krazati. Krazati được đóng gói dạng viên hàm lượng 200mg, liều dùng khuyến cáo là 600mg uống 2 lần hằng ngày. Nếu dùng theo liều khuyến cáo, bệnh nhân sẽ phải uống 6viên mỗi ngày, tương đương với 180viên/ tháng. Chi phí hàng tháng sẽ rơi vào khoảng 19.750 usd, tức 467 triệu việt nam đồng cho 1 tháng sử dụng!!!!




4EED1DD2-CEB1-4935-A1C2-ACDBA7D39BD9.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 90: NGOÀI TAGRISSO-OSIMERTINIB. TRÊN THẾ GIỚI HIỆN CÓ 6 LOẠI THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 3 ĐANG ĐƯỢC PHÁT TRIỂN.




Vào đầu tháng 12/2022, Chuyên gia Ben Solomon đã trình bày một bản báo cáo tóm lược về toàn bộ các loại thuốc đích thế hệ 3 hiện đang được phát triển.




1. Thuốc Lazertinib do Tập đoàn Janssen cùng Tập đoàn Yuhan nghiên cứu và phát triển.



2. Thuốc Furmonertinib do Tập đoàn Shanghai Allist nghiên cứu và phát triển.



3. Thuốc Aumolertinib do Tập đoàn Hansoh nghiên cứu và phát triển.



4. Thuốc Befotertinib do Tập đoàn Betta nghiên cứu và phát triển.



5. Thuốc Limertinib do Tập đoàn Jiangsu Aosaikang nghiên cứu và phát triển.



6. Thuốc Rezivertinib do Tập đoàn Beta nghiên cứu và phát triển.




Nếu để ý kĩ, chúng ta sẽ thấy HẦU HẾT những thuốc đích thế hệ 3 đang được phát triển này đều đến từ các tập đoàn dược phẩm Trung Quốc! Những năm gần đây, được sự ưu đãi lớn từ ch.ính p.hủ cộng vs tiềm lực tài chính khổng lồ-ko tiếc tiền cho đầu tư nghiên cứu. Các công ty dược phẩm Trung Quốc đã dần dần tiến vào sân chơi chung, tham gia thị trường dư.ợc phẩm quốc tế. Tuy vậy, họ vẫn là kẻ đi sau, họ đang cố làm lại một vấn đề đã tìm ra lời giải-chỉ là theo cách khác.




Một chuyên gia có tiếng cho quan điểm như sau về bài tóm tắt của Ben Solomon: " Giá như cuộc đua này xảy ra vào những năm 2014 thì thật tốt. Khi ấy, chưa có thuốc nào giải quyết được bài toán T790M ngoài Osimertinib- Tagrisso. Tám năm trôi qua, vấn đề T790M đã được giải, cái chúng ta cần hiện giờ là cuộc đua trị kháng thuốc, chứ ko phải cuộc đua tìm ra " THUỐC TƯƠNG TỰ NHƯ VẬY "






.
92EF5417-3607-495F-A2FC-19194055AA88.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 91: PHẢN ỨNG CỦA CỘNG ĐỒNG CHUYÊN GIA VỀ VIỆC THUỐC ADAGRASIB ĐƯỢC THÔNG QUA VÀ MỘT LẦN NỮA NGHĨ VỀ CHIẾN LƯỢC MIỄN DỊCH GỘP ĐÍCH.





1
. Thật vui mừng khi bệnh nhân ung thư phổi ko tế bào nhỏ sở hữu đột biến gen Kras-G12C đã có thêm 1 lựa chọn điều trị. Lật lại lịch sử một chút, cách đây 3 tháng, tôi đã từng rất thất vọng khi Sotorasib đã ko thể đánh bại được docetaxel về mục tiêu sống còn toàn bộ. Bây giờ, Adagrasib xuất hiện vs dữ liệu CÓ VẺ tốt hơn sotorasib nhưng hiện kqua nghiên cứu đối đầu giữa Adagrasib và docetaxel vẫn chưa được công bố. Vậy chúng ta có nên ủng hộ Adagrasib ko??? Tôi nghĩ từ h cho tới khi có kqua đối đầu giữa Adagrasib và docetaxel ở phase3 của nghiên cứu KRYSTAL-12, lựa chọn sẽ thuộc về bs điều trị đối vs từng bệnh nhân của mình!





2. Dữ liệu hiện đang cho thấy Adagrasib có tỷ lệ đáp ứng CAO HƠN Sotorasib khi tỷ lệ đáp ứng của 2 thuốc lần lượt là 43% và 36%. Tuy các con số này được lấy ra từ những nghiên cứu riêng chứ ko phải từ nghiên cứu đối đầu. Dù vậy, 43% là một con số rất ấn tượng vs đột biến gen kras-g12c- một đột biến đã từng là kẻ thù bất khả chiến bại trong cuộc chiến điều trị ung thư. Cho tới giờ, ngoài hoá trị truyền thống đã tồn tại hơn 20 năm, Bệnh nhân sẽ có thêm 2 phương pháp điều trị đích dành cho đột biến gen kras-g12c.






3. Năm ngày trước khi Adagrasib nhận được tin thông qua chính thức từ FDA, Chuyên gia Pasi A.Janne đã công bố kết quả phase2 của nghiên cứu KRYSTAL-7. Nghiên cứu KRYSTAL-7 được thiết kế để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của phác đồ gộp đích Adagrasib vs thuốc miễn dịch Pembrolizumab-keytruda trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen Kras-g12c, trước đó CHƯA trải qua bất kỳ phác đồ điều trị nào. Kết quả cho thấy có 53 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích dữ liệu. Tỷ lệ đáp ứng khách quan là 49% ( 95%CI, 35-63 ), tỷ lệ kiểm soát bệnh là 89%( 95% CI, 77-96 ) . NHƯNG các tác dụng phụ- ĐẶC BIỆT là độc tố trên gan là mối lo ngại thực sự của phác đồ này.





Phác đồ gộp này liệu có trở thành phác đồ tiêu chuẩn trong điều trị bước 1??? Chúng ta hãy chờ xem!!!



3D42F6CB-ACAE-4895-8554-220EAB52078C.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 92: TRỊ KHÁNG ĐÍCH THẾ HỆ 3. THÊM MỘT LẦN XÁT MUỐI.





1
. Tối qua mình và một em trai có Mẹ đang điều trị ung thư phổi bằng đích 3 có nói chuyện. Em ấy có thắc mắc là tại sao mình ít viết bài về trị kháng đích thế? Mình có trả lời rằng đó là tri thức riêng, của riêng mỗi người, ko thể public. Bài toán trị kháng cực kỳ khó, bức tranh trị kháng vô cùng lớn. Nó sẽ thay đổi tuỳ theo con đường đi từ đầu của mỗi bệnh nhân, nó mang nặng tính cá thể hoá. Vì vậy, nó yêu cầu cuộc nói chuyện trao đổi 1-1 chứ ko thể rập khuôn cho tất cả được.



Chiến lược trị bệnh mới là tri thức. Còn hầu như những bài mình viết trên page hay group đều chỉ là 1 dạng tin tức thuần tuý, kiểu điểm tin 24h, chứ đó ko phải tri thức. Từ tin tức cho đến tri thức thì còn cả một quãng đường xa vô cùng tận!!!





2. Nhân tiện nói về tin tức và tri thức trong bối cảnh trị kháng đích. Mình sẽ lấy 1 ví dụ rất dễ hiểu, để minh hoạ con đường từ tin tức cho đến tri thức nó sẽ như thế nào???



Vào đầu tháng 12/2022, Chuyên gia S.B Goldberg cùng các đồng nghiệp đã công bố cập nhật kết quả phase2 của nghiên cứu ORCHARD. Nghiên cứu ORCHARD là 1 nghiên cứu về phác đồ gộp giữa thuốc đích Osimertinib-tagrisso + thuốc kháng thể đơn dòng Necitumumab nhằm trị kháng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, trước đó đã kháng Osimertinib-tagrisso ở điều trị bước 1.



Các bệnh nhân trong nghiên cứu được kê mỗi ngày dùng 1viên Osimertinib 80mg và truyền tĩnh mạch 800mg Necitumumab vào ngày 1 và ngày 8 trong chu kỳ mỗi 3 tuần một. Nghiên cứu được thực hiện trên 16 bệnh nhân ( có 63% là nam, 63% là chủng tộc da trắng, 61% chưa bao giờ hút thuốc và 56% có độ tuổi từ 65 trở lên ). Kết quả cho thấy, tỷ lệ đáp ứng khách quan chỉ là 15% ( 80% CI, 4.2-36.0 ). Có tới 44% bệnh nhân trong nghiên cứu gặp phải tác dụng phụ từ cấp độ 3 trở lên, 31% bn gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng. Đặc biệt, có 1 bn t.ử v.o.n.g được xác định là có khả năng liên quan đến tác dụng phụ gây ra bởi phác đồ điều trị.



Dựa theo kết quả được công bố, Chuyên gia S.B Goldberg cùng các đồng nghiệp kết luận nghiên cứu ORCHARD là 1 nghiên cứu THẤT BẠI, nó vô dụng trong việc trị kháng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, trước đó bệnh đã tiến triển trên đích th3 Osimertinib ở điều trị bước 1. Nghiên cứu ORCHARD chính thức đóng lại và ngưng việc tuyển bệnh nhân.





3. Không phải đến khi S.B Goldberg cùng các đồng nghiệp nghiên cứu thì giới y khoa mới nghĩ đến phác đồ gộp đích và kháng thể đơn dòng. Nghiên cứu CHỈ gộp đích + kháng thể đơn dòng hoặc gộp đích + kháng thể đơn dòng + các thuốc khác đã được nghiên cứu RẤT NHIỀU từ cách đây hơn cả chục năm.



Nếu ai đọc kĩ các bài trên page này và trên otofun từ nhiều năm trước, hẳn đã thấy mình nhắc đến việc phác đồ gộp đích vs kháng thể đơn dòng được nghiên cứu ở Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới. Kết qủa cho ra rất lẫn lộn, có nghiên cứu thì thất bại thảm hại, có nghiên cứu thì mới đầu chỉ ra kéo dài được tgian sống ko bệnh tiến triển nhưng ko thay đổi tgian sống còn toàn bộ và rồi bị chỉ ra điểm yếu thiếu sót trong dữ liệu đa dạng chủng tộc...Vân vân và vân vân...



4. Tại sao từ cả chục năm nay, kqua nghiên cứu be bét như vậy mà giới chuyên gia vẫn ko thôi hy vọng vào đích gộp vs kháng thể đơn dòng??? Đó là dựa vào nguyên lý phân tử, các chuyên gia vẫn tin vào việc phải có 1 khe hẹp nào đó mà phác đồ gộp này có tác dụng- chỉ là tgian chưa đủ để con người tìm ra câu trả lời. Trong các khe hẹp như vậy, thì có Một khe hẹp như sau :" Đó là KO dùng phác đồ này cho những bn trải qua ÍT phác đồ điều trị nữa, mà dùng cho những bn đã trải qua NHIỀU phác đồ điều trị ".




Ung thư càng trải qua nhiều phác đồ điều trị, nó càng biến đổi. Lúc này, ung thư giống như cây cổ thụ vs bộ rễ cây chi chít. Các cơ quan bình thường thì chỉ cần vài chục mạch máu nối đến làm đường dẫn thức ăn, còn khối u ung thư thì số mạch máu nối đến là cả trăm cả ngàn...Khối u vô cùng đói và khao khát năng lượng. Trong khi đó, kháng thể đơn dòng lại có khả năng chống tăng sinh mạch máu. Điều này kiểu như khối u là cái cây cổ thụ thì kháng thể đơn dòng là cái máy cưa, nó đến cưa đứt các rễ cây của cây cổ thụ!!!




5. Một trong các khe hẹp là vậy, một trong các nguyên lý là vậy. Nhưng dùng ra sao? Dùng vào thời điểm nào? Có được dùng cho tất cả bệnh nhân ko? Con đường đi từ đầu cho đến lúc đó của bệnh nhân phải thoả mãn những điều kiện gì?...Còn hàng vạn câu hỏi cần trả lời.



Và người ta gọi, ĐÓ LÀ TRI THỨC!







9EEE9DA4-831F-4946-8DB1-402FA63C7E9E.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 93: CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI. THÊM MỘT V.Ũ K.H.Í MỚI.




1
. Đã nhiều lần mình từng nói các phương pháp chụp chiếu hình ảnh hiện đại nhất hiện nay như CT NHIỀU DÃY, PET/CT, MRI...đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các thiết bị này chỉ có thể cho ra 1 bức tranh gần đúng về tình trạng ung thư phổi của bệnh nhân- chứ nó ko tuyệt đối hoá. Ví dụ, thiết bị chụp chỉ có thể lên được hình ảnh của u nốt khi u nốt phải có kích thước đủ lớn, còn nếu u nốt quá bé hoặc các tế bào ung thư rải rác, tản mát, ko tụ tập lại thành đống, thành u thì ko thể lên ảnh được.




2. Để khắc phục tình trạng u quá bé và tế bào ung thư rải rác ko lên ảnh được. Các nhà khoa học đã đi theo 2 hướng, hướng 1 là tăng số dãy CT lên, tức là để tìm hiểu về 1 miếng thịt thì cắt miếng thịt đó ra làm nhiều lát, càng cắt nhiều lát-các thớ thịt càng mỏng và việc nhìn rõ chân tơ kẽ tóc của miếng thịt đó càng dễ. Hướng 2 là vừa cắt lát vừa bơm " thức ăn " cho ung thư, các tế bào ung thư khi ăn sẽ bừng sáng lên trên phim chụp, quá trình " ăn " này sẽ được quay lại, tức là việc chụp sẽ được theo dõi thành quá trình động chứ ko còn chụp tĩnh đơn thuần như CT, các tế bào ung thư- khi ấy kể cả rải rác- cũng sẽ vẫn bị nhìn ra. Hướng 1 người ta gọi là CT ĐA DÃY, còn hướng 2 người ta gọi là PET/CT, và thức ăn cho ung thư có tên gọi là dược chất phóng xạ.




3. Nhưng kể cả vậy, vẫn có những cơ địa bệnh nhân đặc biệt. Ung thư của họ ko ăn dược chất phóng xạ. Điều này dẫn đến tình trạng có những bệnh nhân khi chụp chiếu thì được chẩn đoán là giai đoạn 1, nhưng khi mổ ra thì ung thư đã be bét ở cả 2 phổi- bệnh đã ở giai đoạn cuối của cuối. Khi ấy, bệnh nhân sẽ được đóng ngực lại- ko mổ xẻ j nữa cả!!! Trong trường hợp này, người bs KO CÓ LỖI, chỉ là thiết bị hỗ trợ chẩn đoán hiện chưa đủ tốt để hỗ trợ bs trong việc giúp bệnh nhân tránh 1 cuộc MỔ OAN.



Bạn thấy đấy, mọi thiết bị chụp chiếu ra đời đều cố gắng tiếp cận tới sự hoàn hảo, còn để thực sự hoàn hảo thì ko thể thiếu bàn tay con người. Thứ máy móc và viên thuốc vô tri KO BAO H có thể thay thế được các chuyên gia!






4. Vào ngày 16/12/2022, Cộng đồng y khoa đã nhẹ bớt đi 1 gánh nặng trong việc chẩn đoán ung thư phổi khi được sắm thêm v.ũ k.h.í mới. Thuốc Cytalux ( pafolacianine ) chính thức được FDA thông qua trong việc hỗ trợ các bs phẫu thuật tìm các tổn thương ung thư phổi mà bình thường KHÓ PHÁT HIỆN ra trong quá trình phẫu thuật cho các bệnh nhân trưởng thành được chẩn đoán hoặc đang nghi ngờ mắc ung thư phổi.

Cytalux sẽ được dùng dưới dạng tiêm tĩnh mạch trước khi phẫu thuật.





C01A5013-2F88-4819-941A-D52C57975A3A.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 94: ĐỘT BIẾN GEN EGFR- EXON20 VÀ THUỐC MIỄN DỊCH.




1. Ở nhiều bài trước mình đã nói về đột biến gen exon20-những cách tiếp cận và các kỳ vọng trong tương lai khi điều trị đột biến này. Ở bài này, mình sẽ 1 lần nữa nói về mối quan hệ ÍT KHI êm đẹp giữa miễn dịch và đột biến gen EGFR, mà cụ thể là Egfr-exon20.





2. Cách đây chừng 1 năm, chuyên gia Sara Baglivo cùng các đồng nghiệp đã công bố 1 nghiên cứu cho đầu ra sống còn RẤT KÉM khi sử dụng thuốc miễn dịch điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR-EXON20. Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 12 năm từ tháng 8/2008 cho đến tháng 10/2020. Có 30 bệnh nhân ung thư phổi ko tế bào nhỏ sở hữu đột biến gen EGFR-EXON20 được tuyển chọn từ 5 bệnh viện và trung tâm điều trị ung thư trên toàn nước Ý đủ điều kiện bước vô nghiên cứu. Trung vị tuổi của bệnh nhân là 59, trên 50% bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc, xấp xỉ 34% bệnh nhân có bộc lộ PD-L1 >= 1%. Có 15 trong tổng số 30 bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc miễn dịch-trong đó, 12 bệnh nhân ( chiếm 80% ) điều trị bằng thuốc miễn dịch trị PD-1 hoặc PD-L1, 2 bệnh nhân có bộc lộ PD-L1 25% và PD-L1 < 1% được điều trị bằng phác đồ gộp thuốc miễn dịch Pembrolizumab vs hoá trị platinum, 1 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc miễn dịch trị CTLA-4. Có 6 bệnh nhân ( chiếm 40% ) nhận điều trị bằng thuốc miễn dịch là điều trị bước đầu.




Kết quả cho thấy, tỷ lệ đáp ứng chỉ được quan sát thấy ở 1 bệnh nhân ( 6.7% ) . Trung vị của thời gian sống ko bệnh tiến triển là 2 tháng và trung vị của thời gian sống còn toàn bộ là 5.3 tháng. Trung vị của thời gian sống ko bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ ở những bệnh nhân nhận thuốc miễn dịch làm điều trị bước đầu tỏ ra KÉM HƠN so vs những bệnh nhân nhận thuốc miễn dịch ở điều trị bước 2 khi các con số lần lượt là 1,6 tháng so vs 2.7 tháng ( p= 0.16 ) và 2.0 tháng so vs 8.1 tháng ( p= 0.09 ) . Tính từ thời điểm chẩn đoán, thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân điều trị bằng thuốc miễn dịch KÉM HƠN so vs bệnh nhân KO điều trị bằng thuốc miễn dịch khi các con số lần lượt là 12.9 tháng so vs 25.2 tháng ( p= 0.08 ) .





3.Thay mặt cho nhóm nghiên cứu, chuyên gia Sara Baglivo phát biểu :" Bệnh nhân sở hữu đột biến gen EGFR-EXON20 khi điều trị bằng thuốc miễn dịch cho kết quả đầu ra sống còn RẤT KÉM, đặc biệt là đối vs các bệnh nhân nhận thuốc miễn dịch làm điều trị bước đầu. Thuốc miễn dịch nên là lựa chọn ÍT ĐƯỢC XEM XÉT NHẤT ở bệnh nhân ung thư phổi ko tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR-EXON20. Nếu được chọn, thuốc miễn dịch chỉ nên là lựa chọn sau khi bệnh nhân đã trải qua phác đồ điều trị tiêu chuẩn hoá trị platinum ".




63BF4B7F-0D54-42E8-8DA3-AA2F1A1DC25D.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 95: KỶ NGUYÊN KHÔNG HOÁ TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI.




1
.Hoá trị vẫn luôn là cơn ác mộng đối vs bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng. Nhiều bệnh nhân đủ điều kiện để hoá trị nhưng từ bỏ, vì họ ko muốn trải qua nỗi kinh hoàng mà hoá trị đem lại. Đối với họ, chất lượng sống quan trọng hơn thời gian sống. Ko phải tất cả bệnh nhân đều bị hoá trị đánh gục, có một số ít bệnh nhân cơ địa khoẻ vẫn vượt qua được và hoàn thành tốt lộ trình điều trị. Nhưng nhìn chung, khi nói đến hoá trị- ko ai muốn phải trải qua nó cả!




Kinh hoàng là thế, tởm lợm là thế, nhưng hoá trị vẫn là con quái vật Godzilla trong điều trị ung thư. Từ quái vật được dùng để miêu tả sự kinh khủng của hoá trị, nhưng đồng thời cũng để nói lên sức mạnh của nó. Hoá trị vẫn là 1 v.ũ k.h.í cực mạnh trong cuộc chiến vs ung thư mà hiện các nhà khoa học chưa thể tìm ra v.ũ k.h.í nào tốt tương đương, tác dụng phụ nhẹ hơn mà lại có thể thay thế hoàn toàn hoá trị trong mọi bước điều trị.



Trong ung thư phổi nói riêng, phác đồ gộp thuốc miễn dịch + thuốc chống tăng sinh mạch là một trong những hướng đi như thế-hướng đi thay thế hoàn toàn hoá trị! ( Tuỳ theo góc nhìn mà một số thuốc miễn dịch vs thuốc chống tăng sinh mạch ĐỀU LÀ thuốc kháng thể đơn dòng, nên khi có sự xuất hiện đồng thời của 2 loại thuốc này thì để phân biệt, chúng ta sẽ ko gọi chúng là kháng thể đơn dòng nữa, mà gọi theo tên riêng. Cũng như 1 đ.i.ệ.p v.i.ê.n hoạt động vs nhiều bí danh, thì tuỳ vào nhiệm vụ thực hiện mà đ.i.ệ.p v.i.ê.n đó sẽ dùng bí danh riêng ).




2..Vào ngày 15/12/2022, Chuyên gia Mariano Provencio cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả phase2 của nghiên cứu TELMA. Nghiên cứu TELMA được thiết kế để đánh giá độ an toàn và hiệu quả của phác đồ gộp thuốc miễn dịch Atezolizumab + thuốc chống tăng sinh mạch bevacizumab trong ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, không tế bào vảy, bệnh ở giai đoạn 3B-4, có gánh nặng đột biến khối u cao ( TMB>=10 đột biến/megabase ) và ÂM TÍNH với các đột biến gen EGFR, ALK, STK11, MDM2, ROS1.




Nghiên cứu tuyển bệnh nhân từ 13 bệnh viện và các trung tâm điều trị ung thư ở Tây Ban Nha trong thời gian từ tháng 5/2019 cho đến tháng 1/2021. Bệnh nhân sau đó được theo dõi đến 28/2/2022. Có 307 bệnh nhân nộp đơn, nhưng chỉ có 38 bệnh nhận đủ điều kiện để bước vô nghiên cứu. Bệnh nhân trong nghiên cứu sẽ được truyền tĩnh mạch 1200mg Atezolizumab +Bevacizumab 15mg/ kg vào ngày 1 của mỗi chu kỳ 21 ngày.




Kết quả cho thấy, tỷ lệ đạt thời gian sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 51.3% ( 95% CI, 34.2%-66.0% ), tỷ lệ đạt thời gian sống còn toàn bộ 12 tháng là 72% ( 95% CI, 54.1%-83.9% ), tỷ lệ đáp ứng khách quan là 42.1%. Trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 13 tháng ( 95%CI, 7.9-18.0 ), trung vị của thời gian sống còn toàn bộ chưa đạt được tại thời điểm công bố. Trong 38 bệnh nhân, có 30 bệnh nhân ( chiếm 78.9% ) bệnh được kiểm soát. Tác dụng phụ là an toàn và chủ yếu ở cấp độ 1,2 vs các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, ngứa, tăng huyết áp…





3.Nghiên cứu TELMA có 2 điều đặc biệt, điều 1 nó là nghiên cứu ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU và điều 2 là bệnh nhân dù dương tính hay âm tính vs bộc lộ PD-L1 thì đều cho trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển như nhau là 13 tháng !!! Cộng đồng chuyên gia đều chúc mừng thành công này của nhóm nghiên cứu Mariano Provencio và các đồng nghiệp. Họ đều đồng ý vs nhau rằng, hướng đi này hứa hẹn sẽ là một liều thuốc công phá lớn trong nỗ lực thay thế hoàn toàn hoá trị.






cancer.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 96: XÉT NGHIỆM GEN VÀ ĐÔI LỜI NHẮN NHỦ.





Vào hôm 21/12/2022, hội đồng chuyên gia tại Ý đã có một cuộc thảo luận bàn tròn ngay trước Giáng Sinh. Nội dung của cuộc thảo luận là bàn về chủ đề xét nghiệm gen trong ung thư phổi. Có rất nhiều điều để nói về buổi thảo luận đó, nhưng chúng ta sẽ ko lan man đi sâu vào từng ngóc ngách của buổi thảo luận. Chúng ta chỉ chọn lọc ra những gì có ích ngay lúc này vs hoàn cảnh của bệnh nhân Việt Nam.




CA LÂM SÀNG:




Một bệnh nhân nữ ngoài 40 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối, ung thư đã di căn lan rộng ra rất nhiều bộ phận trên cơ thể. Bệnh nhân đã được thực hiện xét nghiệm đột biến gen.



+Xét nghiệm gen bằng kỹ thuật NGS-DNA trên cả mẫu mô lẫn mẫu máu của bệnh nhân. Kết quả cho ra ÂM TÍNH, ko bật lên được 1 gen nào.


+Xét nghiệm gen bằng kỹ thuật NGS-RNA trên mẫu mô của bệnh nhân. Kết quả cho ra bệnh nhân DƯƠNG TÍNH với đột biến gen ALK !!!


BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ?



1
.Như mình đã từng viết, trong trường hợp các đột biến hiếm, việc xét nghiệm gen bằng kỹ thuật PCR sẽ làm mất đi 30% số ca dương tính thành âm tính so với kỹ thuật NGS. Đặc biệt, nếu sử dụng kỹ thuật PCR khi xét nghiệm đột biến gen EGFR-EXON20 thì con số dương tính bị thành âm tính giả sẽ đội lên tới 50% so với kỹ thuật NGS. Bởi vậy, nếu bạn là một bệnh nhân ung thư phổi và đang được bs lên kế hoạch xét nghiệm gen thì câu đầu tiên bạn cần hỏi bs là kỹ thuật xét nghiệm gen mà bs đang định sử dụng cho tôi là kỹ thuật PCR hay kỹ thuật NGS. Nếu câu trả lời là PCR thì bạn yêu cầu PHẢI được xét nghiệm bằng kỹ thuật NGS. Hiện nay, một số viện ở Việt Nam vẫn còn sử dụng kỹ thuật PCR khi xét nghiệm gen-dẫn tới đánh mất đi cơ hội của ko ít bệnh nhân. Đáng lẽ bệnh nhân được sử dụng phác đồ điều trị tiên tiến là liệu pháp đích thì con đường điều trị lại bị rẽ sang một hướng khác- tồi tệ hơn.





2.Nếu kỹ thuật xét nghiệm gen mà bạn sử dụng là NGS rồi, nhưng lại là NGS-DNA ( Viện di truyền và một số viện lớn ở Việt Nam mà mình biết thì hiện nay đều đang sử dụng kỹ thuật này ) và cho ra kết quả dương tính thì QUÁ VUI RỒI, ko cần bàn j nữa. NHƯNG, nếu kết quả trả về âm tính- ko bật lên được bất cứ gen nào. Khi ấy, bạn có thể trao đổi vs bs về mong muốn được xét nghiệm gen bằng kỹ thuật NGS-RNA. Điều này sẽ như mảnh ghép cuối cùng trong bức tranh xét nghiệm gen của bạn, giúp bạn KO BỊ BỎ LỌT BẤT CỨ MỘT CƠ HỘI SỐNG NÀO!




3.Bạn thấy đấy, con đường đi tìm sự sống nó muôn hình vạn trạng, nó rẽ đủ các nhánh. Nếu ko tỉnh và ko có kiến thức đủ, con đường sống sẽ bị CẮT NGẮN đi rất nhiều. Trong khi nếu ĐI ĐÚNG, bạn vẫn có thể sống thêm hàng chục hàng chục năm!!!





72852845_Pswt2GT-SP8jjX2vL4vUzjNURUgQD6uptgJoMDMv2Ws.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

trungdova

Xe hơi
Biển số
OF-819470
Ngày cấp bằng
20/9/22
Số km
135
Động cơ
2,138 Mã lực
Tuổi
38
Website
www.cayxanhhoalac.com.vn
em chỉ tin vào thực tế là do hệ bạch huyêt quá tải khiến chung ta ung thư. để giải phòng hệ bạch huyết. hãy nhịn ăn, hoặc ăn mỗi trái cây. tăm năng thật nhiều
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 97: KẾT QUẢ TRONG THẾ GIỚI THỰC PHÙ HỢP VS DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU KHI DÙNG PHÁC ĐỒ MIỄN DỊCH + HOÁ TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU CHO NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ BIỂU MÔ TẾ BÀO VẢY.





1
.Giống như khi mua 1 chiếc xe mới. Thông số của chiếc xe bao gồm hiệu suất, nhiên liệu đốt, và độ bền do nhà sản xuất công bố KHÔNG PHẢI lúc nào cũng giống vs trải nghiệm thực tế. Sự sai khác này do nhiều lý do. Có thể kể đến như điều kiện test chiếc xe chỉ là mô phỏng chứ ko phải thực tế, dẫn tới nhiều dữ liệu nhiễu đã ko được loại bỏ, thêm nữa do bản thân nhà sản xuất bao giờ cũng muốn đẹp muốn tốt cho sản phẩm của mình-đẹp thì phô ra- mà xấu thì cất đi. Điều này cũng hay bắt gặp trong ung thư. Công bố của công ty phát minh là một chuyện, còn sau đó dữ liệu được các nhà khoa học nhìn nhận và đánh giá thế nào lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá nghiên cứu đó là kết quả trong thế giới thực- việc điều trị được thực hiện trên bệnh nhân trong thực tế.





2.Vào tháng 12/2022, Chuyên gia Dong Wang cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về phác đồ thuốc miễn dịch Pembrolizumab + hoá trị khi dùng làm điều trị bước đầu TRONG THẾ GIỚI THỰC cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ loại biểu mô tế bào vảy.
Nghiên cứu được thực hiện từ ngày 1/11/2018 cho đến ngày 31/5/2020. Bệnh nhân trong nghiên cứu phải có chỉ số toàn trạng tốt ( ECOG 0-1 ) và thoả mãn điều kiện bệnh mới được chẩn đoán hoặc vừa tái phát, đang tiến triển, ko thể cắt bỏ ở giai đoạn 3B/ 3C/ 4. Thời điểm ngắt dữ liệu nghiên cứu là 31/10/2021.



Có tổng số 364 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó, có 243 bệnh nhân ( chiếm 67% ) là nam, trung vị tuổi của bệnh nhân là 70 (43-84). Số bệnh nhân có bộc lộ miễn dịch PD-L1 >= 1%,<1% và chưa biết lần lượt là 172 ( chiếm 47%), 94 ( chiếm 26%), và 98 ( chiếm 27%). Trung vị của thời gian sống còn toàn bộ là 15.3 tháng ( 95%CI, 11.7-18.6) và tỷ lệ bệnh nhân đạt được mốc sống còn 2 năm là 16%. Kết quả này là PHÙ HỢP vs dữ liệu được công bố từ nghiên cứu KEYNOTE-407 của công ty phát minh.





3.Qua nghiên cứu này, Chuyên gia Dong Wang cùng các đồng nghiệp kết luận dữ liệu trong thế giới phù hợp vs dữ liệu của công ty phát minh. Qua đó, nhóm nghiên cứu ỦNG HỘ những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ loại biểu mô tế bào vảy và có thể trạng tốt nhận phác đồ thuốc miễn dịch Pembrolizumab + hoá trị làm điều trị bước đầu BẤT KỂ tình trạng bộc lộ miễn dịch PD-L1.






19-NEU-3900-immunotherapy-650x450.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 98: THUỐC MIỄN DỊCH DURVALUMAB KHÔNG CẢI THIỆN SỐNG CÒN SO VỚI HOÁ TRỊ PLATINUM KHI DÙNG LÀM ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ .



Hiện nay, Durvalumab là thuốc miễn dịch được thông qua duy nhất làm điều trị tiêu chuẩn cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3, không thể cắt bỏ, bệnh chưa tiến triển sau hoá trị. Việc thônq qua này dựa theo kết quả phase3 của nghiên cứu PACIFIC.


Ngoài vai trò như là 1 thuốc điều trị bước sau. Các nhà khoa học còn đặt câu hỏi về tính hiệu quả của Durvalumab khi được chọn làm điều trị bước đầu??? Từ đây, nghiên cứu PEARL được ra đời nhằm trả lời cho câu hỏi liệu Durvalumab có thể dùng làm điều trị bước đầu khồng?


Nghiên cứu PEARL hiện đang diễn ra trên toàn cầu ở phase3- tại 93 nước và khu vực. Có tổng số 671 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu. Vào những ngày cuối tháng 12/2022, Công ty Astrazeneca-cha đẻ của thuốc Durvalumab đã công bố cập nhật kết quả phase3 của nghiên cứu PEARL.


Kết quả cho thấy, thuốc miễn dịch Durvalumab KO CẢI THIỆN SỐNG CÒN so với hoá trị khi dùng làm điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, ÂM TÍNH vs đột biến gen EGFR, ALK, và có chỉ số toàn trạng ECOG 0-1, bộc lộ miễn dịch PD-L1 >=25%.








Durvalumab_0.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 99: KÉO DÀI THỜI GIAN HỢP THUỐC ĐÍCH. MONG MUỐN LỚN NHẤT CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ.


1
.Khi bắt đầu dùng và cảm nhận được sự vĩ đại của thuốc đích-viên thuốc bé nhỏ-kẻ thay đổi cuộc chơi trong ung thư phổi, đa số bệnh nhân đều cầu nguyện sao cho thời gian hợp thuốc được thật dài lâu. Mỗi cơn ho chợt xuất hiện hay mỗi cơn đau thoáng qua đều có thể khiến bệnh nhân liên tưởng tới cơn ác mộng kháng thuốc. Không! Không ai muốn kháng thuốc cả, ko ai muốn t.ử t.h.ầ.n gần mình thêm một lần nữa.




2.Các nhà khoa học cũng rất vật lộn vs câu hỏi kéo dài thời gian hợp thuốc cho bệnh nhân. Nếu ai chịu khó đọc lại diễn đàn otofun cách đây 7 năm có thể thấy mình và các thành viên trên đó đã bàn thảo rất nhiều về chủ đề này. Từ tinh nghệ vàng vs nguyên lý chống viêm sẽ giảm ung thư, hay melatonin- viên thuốc điều hoà nhịp sinh học vs những bằng chứng về việc kéo dài tgian hợp đích, hay dùng cây trinh nữ hoàng cung vs nhiều bài báo phỏng vấn bệnh nhân từ cõi c.h.ế.t trở về nhờ dùng nó…vân vân và vân vân. KO THIẾU 1 THỨ GÌ đều được đưa lên bàn cân. Cho tới giờ, tất cả đã thành câu chuyện kể- những thứ ấy có tác dụng gì thì chưa ai dám chắc, nhưng có 1 điều chắc chắn rằng tất cả những thành viên năm đó đều đã cố hết sức mình. Bằng tất cả những j có thể, họ đều đã đốt cháy cho tình thân!





3.Hôm nay, chúng ta sẽ thêm 1 lần nữa trở lại bài toán kéo dài thời gian hợp đích, nhưng lần này là ở phạm vi Tây Y. Các nhà khoa học từ lâu đã nổi tiếng về sự rạch ròi và rõ ràng. “ Chúa ko chơi trò xúc xắc “ -là kim chỉ nam cho công việc của họ. Họ ít tin vào sự ngẫu nhiên. Họ tin rằng mọi thứ đều phải có nguyên lý hoạt động và logic. Cơ thể người cũng được soi chiếu dưới con mắt này, mọi việc xảy ra đều phải có tính Nguyên Nhân- Hệ Quả.




Tế bào ung thư ngoài khả năng sinh sôi kinh khủng theo cấp số nhân thì bản thân nó có cấu tạo rất đơn giản. Nếu ví mỗi tế bào như 1 ngôi nhà, thì 1 tế bào bình thường sẽ như 1 ngôi nhà bình thường- phải có tường, có phòng, có cửa…còn tế bào ung thư thì thậm chí còn chả có phòng, có cửa, đến tường nó cũng chỉ có 2, có 3 chứ chưa đủ 4!!! Chính vì cấu tạo siêu đơn giản như thế nên nó CỰC KỲ DỄ TĂNG SINH. Kiểu như bạn sản xuất 1 cái oto vs hàng trăm nghìn linh kiện thì sẽ tiêu tốn thời gian tính bằng tháng bằng năm, còn để sản xuất 1 que tăm thì mỗi giây bạn có thể vuốt ra được 3 cái!!!


Cấu tạo siêu đơn giản là ĐIỂM MẠNH của tế bào ung thư- giúp nó tăng lên cấp số nhân. Nhưng đó cũng chính là ĐIỂM YẾU của nó. Nó quá đơn giản-nó ko phải là một ngôi nhà vs đầy đủ công năng, nên nó RẤT DỄ TỔN THƯƠNG và RẤT DỄ SẬP KHI CÓ GIÓ BÃO- Tức là nó sẽ rất dễ c.h.ế.t khi có biến.



Cơ thể con người hoạt động như một đất nước vậy. Có cơ quan trung ương đầu não, có các tỉnh, các xã, các huyện. Và để kết nối các nơi này vs nhau, người ta làm các con đường giao thông, có con đường liên thôn liên xã, liên tỉnh…và cũng có cả các con đường quốc lộ! Cơ thể người cũng vậy, các mạch máu ra đời nhằm liên kết các bộ phận lại vs nhau. Bất kỳ một sự trao đổi nào trong hệ thống tuần hoàn cũng đều phải đi qua các mạch máu này.




Nhiều người lầm tưởng rằng TĂNG SINH là sự đáng sợ nhất của ung thư.Nhưng ko phải vậy, DI CĂN mới là cái đáng sợ nhất của ung thư. Chính di căn mới là vũ khí ung thư dùng để g.i.ế.t c.h.ế.t người bệnh. Nếu ví khối u ung thư như 1 quả na, thì các tế bào ung thư sẽ như các mắt na. Để phục vụ cho mục đích di căn, các mắt na này sẽ rời khỏi quả na và đi vào mạch máu nhằm rải rác và xâm chiếm sang các bộ phận khác. Tuy vậy, mạch máu như con đường quốc lộ-nơi ko có biển hạn chế tốc độ- mọi phương tiện ở đó đều chạy vs tốc độ hơn trăm. Tế bào ung thư vừa thò mặt gia nhập vô con đường quốc lộ, đã bị tốc độ chảy của máu làm tan x.á.c. Tuy vậy, ung thư nó CỰC KỲ THÔNG MINH VÀ KIÊN TRÌ. Tế bào đi trước thất bại thì có tế bào đi sau, vs khả năng tăng sinh vô hạn đã giúp cho ung thư có một nguồn lực vô tận trong việc cung cấp tế bào nhằm hiện thực hoá ý đồ di căn!!! Sau hàng triệu lần thất bại, sẽ có 1 lần thành công. Và khi thành công di chuyển đến bộ phận khác rồi, lúc này tế bào ung thư sẽ nằm yên ở đó. Công việc lúc này của nó là thực hiện tăng sinh thành u. Khi mọi thứ ổn thoả, đã trở thành quả na mới rồi, nó lại đẩy các mắt na đi nhằm tiếp tục thực hiện công cuộc di căn…




Dựa vào nguyên lý của hành trình di căn này. Các nhà khoa học hi vọng vào viên thuốc Aspirin!!! Aspirin có cấu trúc phân tử rất đơn giản, aspirin đã được con người dùng từ cả trăm năm nay trong việc chống viêm, giảm đau, hạ sốt…Tuy vậy, Aspirin có 1 tác dụng rất đặc biệt, đó là nó làm loãng máu-tức là làm TỐC ĐỘ CHẢY CỦA MÁU NHANH HƠN. Và điều này, vô hình chung lại cần cho cuộc chiến ung thư. Thật vậy, khi tốc độ chảy của máu nhanh hơn, sẽ khiến việc di căn của ung thư gặp khó khăn, các tế bào ung thư khi thò đầu ra đường quốc lộ sẽ dễ bị g.i.ế.t hơn…


Bắt đầu từ suy nghĩ đó, RẤT NHIỀU nghiên cứu kết hợp aspirin vs thuốc đích đã được ra đời. Kết quả thu về khá lẫn lộn, có xấu có tốt và dữ liệu như một lồi lẩu thập cẩm. Cho tới lúc này, các nghiên cứu vẫn đang diễn ra, NHƯNG ở tầng cao nhất- các bậc thầy trong cộng đồng y khoa đều tỏ ra KO TIN vào thành công của aspirin. Có lẽ, kiến thức và sự trải đời đã dạy họ bài học về thành công lớn sẽ ko bao h có được từ những nỗ lực nhỏ…Bài toán ung thư khó có thể giải được chỉ bằng viên thuốc có tuổi đời trăm năm!!!






4.Ngoài Aspirin thì còn 1 thuốc khác. Một dạo cũng gây được đình đám trong cộng đồng ung thư về khả năng kéo dài thời gian hợp đích. Đó là thuốc TIỂU ĐƯỜNG Metformin!!!




Tế bào ung thư cũng như tế bào thường, đó là chúng đều cần dinh dưỡng để sống. Và để phục vụ cho việc tăng sinh khổng lồ thì ung thư lúc nào cũng khát, cũng đói, nó cần năng lượng gấp hàng chục hàng trăm lần tế bào bình thường. Một ngôi nhà bình thường vs cấu trúc đầy đủ, việc trải qua 1,2 lần bão tố sẽ đều ko sao. Nhưng một ngôi nhà bất thường thì chỉ qua 1 cơn gió nhẹ là đủ làm sập cả hệ thống. Khi thiếu năng lượng, tế bào bình thường vẫn có thể xoay sở được trong 1 thời gian, còn tế bào ung thư thì vs cấu trúc siêu đơn giản nó sẽ ko thể đợi được, nó sẽ c.h.ế.t…Chính vì nguyên lý này mà nhiều người nghĩ đơn giản rằng việc nhịn ăn sẽ khiến tế bào ung thư c.h.ế.t, từ đó khỏi được bệnh ung thư??? NHƯNG KHÔNG PHẢI VẬY, khi cơ thể bị đói thì toàn bộ hệ thống sẽ xập xệ, và vs quân số áp đảo, tế bào ung thư sẽ LUÔN C.H.Ế.T SAU tế bào thường- Cơ thể sẽ gặp nguy hiểm trước khi diệt sạch được ung thư !!!





Trong những yếu tố năng lượng cung cấp cho tế bào thì ĐƯỜNG là 1 yếu tố vô cùng quan trọng, nó đóng vai trò chủ chốt. Và việc hạ lượng đường xuống ở cấp độ phân tử bằng thuốc là Ý TƯỞNG hạn chế sự tăng sinh của tế bào ung thư. Trong thực tế, khi quan sát một số nhóm bệnh nhân ung thư phổi dùng đích có bệnh nền tiểu đường, ngoài việc dùng thuốc đích thì bn phải dùng thuốc tiểu đường hằng ngày. Các nhà khoa học nhận thấy những bệnh nhân này có thời gian hợp thuốc đích DÀI LÂU hơn so vs những bệnh nhân khác. Liệu sự LÂU DÀI này là chân lý hay chỉ là 1 sự tình cờ ngẫu nhiên??? Các nhà khoa học đã thiết kế nghiên cứu để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này.


Việc bổ sung thuốc tiểu đường Metformin vô chữa trị ung thư đã không chỉ dừng lại ở mỗi ung thư phổi và thuốc đích, các nhà khoa học còn bổ sung nó trong cả nhiều loại ung thư khác như ung thư tuyến tiền liệt và XẠ TRỊ… Họ xem xem liệu việc bổ sung dùng metformin trong quá trình điều trị ung thư liệu có cải thiện được sống còn hay ko? Câu trả lời là KO! Việc bổ sung metformin ko đạt được lợi ích sống còn nào cả, Metformin VÔ DỤNG trong việc kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.



Cho đến lúc bài này được viết, Việc đi tìm câu trả lời cho thuốc Metfomin vẫn được 1 nhóm chuyên gia ở Mexico theo đuổi. Họ đã công bố kqua nghiên cứu ở phase2 và kết luận việc bổ sung Metformin CÓ LÀM TĂNG THỜI GIAN thời gian sống không bệnh tiến triển khi dùng đích. Nghiên cứu đang được tiếp tục để bắt đầu vào phase3…NHƯNG, các Chuyên gia hàng đầu thì ko nghĩ vậy, rất nhiều lỗ hổng trong nghiên cứu đã bị chỉ ra. Một trong các lỗ hổng đó là bệnh nhân trong nghiên cứu đa số đều sử dụng thuốc đích thế hệ 2, và thuốc đích thế hệ 2 đã có nghiên cứu đối đầu nhỉnh hơn thuốc đích thế hệ 1 nên việc tốt hơn kia KHẢ NĂNG ko phải đến từ Metformin mà đến từ việc dùng đích !!! Nghiên cứu đã được thiết kế ko đủ tốt để loại nhiễu!!


Bạn thấy đấy, dữ liệu ko phải chân lý, dữ liệu chỉ là các con số thô cứng. Và các con số thô cứng đó NÓI LÊN ĐIỀU GÌ còn do sự khách quan của người đọc!



5.Trị kháng đích khác hoàn toàn kéo dài thời gian hợp đích. Ngoài con đường trị kháng đích thì con đường kéo dài thời gian hợp đích cũng là 1 con đường rất được các nhà khoa học quan tâm. Nội trong bài viết này, chúng ta chỉ bàn sơ qua một chút, để đi sâu hơn chúng ta sẽ để đợt sau.








Vaisseaux-sanguins-1920X1080.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
828
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 100: XÉT NGHIỆM GEN BẰNG MẪU MÁU LIỆU CÓ ĐÁNG TIN CẬY SO VỚI XÉT NGHIỆM GEN BẰNG MẪU MÔ KHI RA QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU CHO NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ??





1
.Hầu như tất cả những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn đều được bs chỉ định cho đi xét nghiệm gen. Lúc này, sẽ tuỳ vào từng bệnh nhân mà bs sẽ lấy máu hoặc lấy mô của bệnh nhân đem đi xét nghiệm. Việc lấy máu thì rất đơn giản-chỉ cần dùng kim tiêm chích vô tĩnh mạch rồi hút tí máu mang đi là xong. Còn việc lấy mô thì KO HỀ ĐƠN GIẢN. Mô là một mẩu thịt ở cái u ung thư của bệnh nhân. Để lấy được cái mô này bs sẽ phải thực hiện một thủ thuật, tiếp cận vs cái u ung thư đó rồi cắt một mẩu nhỏ đem ra ngoài. Tuỳ vào vị trí mọc của u mà bs sẽ quyết định cắt mô ung thư ở đâu? Nếu vị trí u mọc ở phổi dễ lấy thì bs sẽ lấy luôn tại phổi, nhưng nếu vị trí u mọc ở phổi quá nguy hiểm-bs sẽ xem xét các hạch di căn rồi lấy ở đó…Có những ca khó, vị trí u mọc quá hiểm hóc và cơ địa bệnh nhân yếu, ko đủ điều kiện cho một cuộc thủ thuật sinh thiết. Khi ấy, việc lấy mô ung thư của bệnh nhân là KO THỂ. Lúc này, việc xét nghiệm gen sẽ buộc phải sử dụng mẫu máu mà ko thể dùng mẫu mô.





Xét nghiệm gen bằng mẫu máu có tỷ lệ âm tính giả khá cao so với xét nghiệm gen bằng mẫu mô. Dễ hiểu thôi, bạn cứ tưởng tượng xét nghiệm gen bằng mẫu mô là đem chính một phần thân xác của cái U ấy đi đem đi xét nghiệm, nên kqua xét nghiệm cho ra sẽ GẦN ĐÚNG vs bản chất của cái u ung thư đó. Dùng từ gần đúng là vì còn phải phụ thuộc vào VỊ TRÍ CHỌC CỦA KIM SINH THIẾT, tức là VỊ TRÍ MÀ CÁI MÔ ĐƯỢC CẮT RA KHỎI KHỐI U. Nếu ví khối u tròn như quả địa cầu, thì trên quả địa cầu đó có rất nhiều đất nước khác nhau, khi cắt một phần thân thể của khối u đem đi thì phần thân thể đó chỉ GẦN GIỐNG vs khối u chứ ko giống hoàn toàn được. Nhằm làm tăng độ chính xác lên, tức là làm cho phần thân thể của khối u bị cắt ra gần giống vs khối u hơn thì bs sẽ cắt NHIỀU miếng mô từ NHIỀU chỗ trên thân thể của khối u hơn. Việc làm này sẽ làm cho bức tranh gen của chỗ mô bị cắt ra sẽ GẦN ĐÚNG vs toàn bộ bản chất khối u.




Xét nghiệm gen bằng mẫu máu thì khác. Xét nghiệm gen bằng mẫu máu được ví như 1 cách thông linh-điều khiển từ xa để hiểu về bản chất của khối u. Thay vì trực tiếp tiếp cận khối u như sinh thiết mô thì xét nghiệm gen bằng mẫu máu sẽ DỰA VÀO NHỮNG GÌ KHỐI U RƠI VÃI VÀO MÁU để hiểu về bản chất khối u. Cũng như bạn xịt nước hoa hay bạn 25 ngày ko tắm thì KO CẦN tiếp cận bạn, tôi vẫn có thể đoán ra bạn dù bạn đứng cách xa tôi những 5 mét!!! Chúng ta sẽ ko đi sâu vào việc khối u đã để rơi vãi ra NHỮNG GÌ vô máu. Chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ nguyên lý.





Khác nhau ngay từ cách tiếp cận như vậy, nên xét nghiệm gen bằng mẫu mô luôn cho ra kết quả sát thực hơn là xét nghiệm gen bằng mẫu máu. Trong thời buổi khoa học và công nghệ đang phát triển vs tốc độ chóng mặt, các nhà khoa học hiện đang phát triển những kỹ thuật mới nhằm đẩy cao độ chính xác của mẫu máu lên gần vs mẫu mô. Mong muốn trong tương lai gần, mẫu máu có thể hoàn toàn thay thế mẫu mô.




Hiện tại, mẫu máu CHƯA THỂ thay thế được mẫu mô trong việc hiểu rõ về bức tranh gen của bệnh nhân. Nhưng mẫu máu đã tiếp cận gần đến mẫu mô thế nào? Và khi dùng kết quả xét nghiệm gen từ mẫu máu thì việc lựa chọn phác đồ điều trị bước đầu cho bệnh nhân có chính xác so vs mẫu mô không? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó!







2.Vào những ngày cuối năm 2022, Chuyên gia Katerine Dumais cùng các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu được thực hiện trong 5 năm trên 170 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại 2 trung tâm ung thư hàng đầu nước Mỹ. Các bệnh nhân đều đã được xét nghiệm gen bằng cả mẫu máu lẫn mẫu mô như một tiêu chuẩn chăm sóc điều trị. Do thời gian trả kết quả của xét nghiệm gen bằng mẫu máu nhanh nên PHẦN LỚN các bs đã ra quyết định điều trị cho bệnh nhân dựa trên kqua này. Có tới 73.5% quyết định điều trị đã được đưa ra dựa trên sinh thiết lỏng ( ta dùng cụm từ sinh thiết lỏng thay cho cụm từ xét nghiệm gen bằng mẫu máu ), trong khi quyết định điều trị được đưa ra dựa trên sinh thiết mô là 25.9%. Sinh thiết lỏng bằng kỹ thuật NGS cho ra kết quả NHANH HƠN trung bình 26.8 ngày so với sinh thiết mô. So sánh các gen trong bảng khuyến cáo xét nghiệm của FDA- Kết quả từ sinh thiết lỏng phù hợp vs sinh thiết mô từ 94.8% cho đến 100%. Thời gian điều trị và thời gian sống còn toàn bộ của những bệnh nhân điều trị dựa trên kết quả sinh thiết lỏng KHÔNG KHÁC BIỆT so với những bệnh nhân điều trị dựa trên kết quả sinh thiết mô.




Thay mặt cho nhóm nghiên cứu, Chuyên gia Katerine Dumais phát biểu :” Nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ sinh thiết lỏng bằng kỹ thuật NGS là một công cụ hiệu quả có thể thay thế sinh thiết mô TRONG ĐA SỐ CÁC TRƯỜNG HỢP, mà vẫn đảm bảo được sự chính xác của việc ra quyết định điều trị “







3.Trong đa số các trường hợp, sinh thiết lỏng có thể thay thế được sinh thiết mô. NHƯNG để hoàn hảo thì sinh thiết mô vẫn là LỰA CHỌN TỐT NHẤT. Mình có biết 1 bệnh nhân, con cái xót Mẹ nên khi Mẹ kháng thuốc rồi vẫn KO MUỐN sinh thiết mô, sợ rủi ro. Gia đình chỉ gửi máu sang Mỹ làm xét nghiệm gen phổ rộng. Ung thư của bệnh nhân tiến triển chậm nên gia đình đã gửi máu sang Mỹ xét nghiệm gen tới tận 4 lần. Kết quả trả về cả 4 lần ĐỀU KO BẬT LÊN ĐƯỢC GEN NÀO CÓ Ý NGHĨA. Tới lần 5, khi ung thư đã di căn lên não và bắt đầu có dấu hiệu bùng nổ thì gia đình chấp nhận sinh thiết mô. Kết quả lần này trả về GEN LÊN MỘT ĐỐNG. Bệnh nhân đã được dùng phác đồ phù hợp, bệnh thoái lui nhanh chóng và hiện đang vi vu đi du lịch cùng gia đình.





Sinh thiết lỏng hay sinh thiết mô??? Điều đó sẽ thay đổi tuỳ theo bệnh cảnh của mỗi người. Tuỳ vào giai đoạn bệnh mà việc sinh thiết lỏng hay sinh thiết mô sẽ được tính đến. KO AI GIỐNG AI!






liquidbiopsy.jpeg
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
16,178
Động cơ
647,448 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Quá nhiều kiến thức, để hiểu được cũng là vấn đề lớn. Cụ thớt thật là uyên thâm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top