[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Cha
Cháu cám ơn cụ nhiều. Có vẻ thông số cho thấy là phác đồ nào thì cũng không được lâu lắm cụ nhỉ
Định nghĩa từ lâu trong k phổi cũng là một từ chuyên môn Cụ ạ! Phác đồ nào mà cải thiện tgian sống thêm được cỡ 5 tháng trở lên so vs phác đồ cũ đã được xem là ĐỘT PHÁ! miễn dịch và thuốc đích đang là đỉnh cao y học trong điều trị ung thư phổi, nó thay đổi hoàn toàn mọi quan niệm gốc rễ truyền thống trước đó về k phổi, trước kia khi chưa có mặt của thuốc đích và miễn dịch, bệnh nhân nào mà bị k phổi giai đoạn 4 thì thường bs sẽ khuyên về, ko chữa nữa...hiệu quả của hoá trị và những thuốc cổ điển thời đó vẽ lên một bức tranh vô cùng điêu tàn về k phổi...Nhưng giờ mọi thứ đã khác, bệnh nhân k phổi giai đoạn cuối mà đi đúng hướng, việc sống thêm ngoài 5 năm là điều rất bình thường!
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,674
Động cơ
428,499 Mã lực
Định nghĩa từ lâu trong k phổi cũng là một từ chuyên môn Cụ ạ! Phác đồ nào mà cải thiện tgian sống thêm được cỡ 5 tháng trở lên so vs phác đồ cũ đã được xem là ĐỘT PHÁ! miễn dịch và thuốc đích đang là đỉnh cao y học trong điều trị ung thư phổi, nó thay đổi hoàn toàn mọi quan niệm gốc rễ truyền thống trước đó về k phổi, trước kia khi chưa có mặt của thuốc đích và miễn dịch, bệnh nhân nào mà bị k phổi giai đoạn 4 thì thường bs sẽ khuyên về, ko chữa nữa...hiệu quả của hoá trị và những thuốc cổ điển thời đó vẽ lên một bức tranh vô cùng điêu tàn về k phổi...Nhưng giờ mọi thứ đã khác, bệnh nhân k phổi giai đoạn cuối mà đi đúng hướng, việc sống thêm ngoài 5 năm là điều rất bình thường!
Dạ em cám ơn cụ. Cụ có ở Việt Nam không ạ?
 

newdriver_2021

Xe hơi
Biển số
OF-801132
Ngày cấp bằng
22/12/21
Số km
128
Động cơ
14,559 Mã lực
Tuổi
32
Định nghĩa từ lâu trong k phổi cũng là một từ chuyên môn Cụ ạ! Phác đồ nào mà cải thiện tgian sống thêm được cỡ 5 tháng trở lên so vs phác đồ cũ đã được xem là ĐỘT PHÁ! miễn dịch và thuốc đích đang là đỉnh cao y học trong điều trị ung thư phổi, nó thay đổi hoàn toàn mọi quan niệm gốc rễ truyền thống trước đó về k phổi, trước kia khi chưa có mặt của thuốc đích và miễn dịch, bệnh nhân nào mà bị k phổi giai đoạn 4 thì thường bs sẽ khuyên về, ko chữa nữa...hiệu quả của hoá trị và những thuốc cổ điển thời đó vẽ lên một bức tranh vô cùng điêu tàn về k phổi...Nhưng giờ mọi thứ đã khác, bệnh nhân k phổi giai đoạn cuối mà đi đúng hướng, việc sống thêm ngoài 5 năm là điều rất bình thường!
Cụ nói quá chuẩn. Cụ cũng là bsy trong ngành ạ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 10: UNG THƯ PHỔI VÀ THUỐC TRỊ COVID
Cuộc sống đã trở về bình thường, dịch covid coi như đã kết thúc ở việt nam, mọi người lại sống và làm việc như thể con covid chưa hề xuất hiện. Trong đợt dịch căng thẳng đó, rất rất rất nhiều người đã nhắn tin cho em để trao đổi về cách xử lý làm sao khi bản thân mắc ung thư phổi rồi h lại mắc thêm covid? Liệu có nên uống thuốc molnupiravir ko? em đã trao đổi rất kĩ vs từng người để rồi mỗi người dựa vào hoàn cảnh của bản thân mà có quyết định sao cho đúng!

Tây Y vĩ đại nhưng nó ko hoàn hảo, và vs điều kiện phát triển y tế hiện h chưa thể cá thể hoá cho từng cá nhân khi điều trị, mỗi loại thuốc mỗi phác đồ được thông qua đều được FDA xem xét rồi bỏ phiếu, người ngoại đạo thường chỉ biết được kết quả có được thông qua hay ko mà ko thể nắm được có bao nhiêu% trong số uỷ ban đó bỏ phiếu chống và bao nhiêu % thì bỏ phiếu thuận, nếu tất cả cùng bỏ phiếu thuận thì ko sao-mọi việc thật tốt đẹp, nhưng giả dụ có tới gần nửa trong số đó bỏ phiếu chống thì sự ngập ngừng đó có được công chúng biết đến rộng rãi hay ko? Công chúng có được đứng ở góc nhìn phản biện của những chuyên gia bỏ phiếu chống đó để tự có quyết định điều trị cho riêng mình hay ko? Em sẽ đưa ra đây góc nhìn phân tích của 1 chuyên gia người Việt có tiếng, còn câu trả lời là của riêng mỗi cá nhân!


Sẽ có người thắc mắc tại sao ko đưa những thông tin này lên ngay từ đợt đầu để cho mọi người cùng đọc và trao đổi??? Ko thể làm thế vì có rất nhiều lý do tế nhị sau chuyện này...bài học rút ra:" tin vào bác sĩ là tốt, nhưng tin vào bác sĩ giỏi thì còn tốt hơn."

( Bài viết này là bài phân tích của chuyên gia người việt Hiep Tran… để đảm bảo sự riêng tư của tác giả, chúng ta ko quan tâm nhiều tới cá nhân người viết, mà đi sâu vào những lý lẽ và bằng chứng mà chuyên gia đưa ra)


Số lượng ca covid ở Hà nội đang lên cao. Túi thuốc C có molnupiravir bắt đầu phát cho F0.
Nếu bạn đã tiêm vaccine covid, vì sức khoẻ cho bản thân bạn, an toàn cho người thân trong gia đình bạn và cộng đồng không nên uống molnupiravir.

Vì sao bạn không nên uống vì bản thân bạn?
Ngoài chuyện thuốc này gây đột biến dẫn đến ung thư và di truyền con cái về sau, nguyên nhân khác bạn không nên uống nếu đã tiêm vx khi bạn
bị nhiễm. Khi bạn đã tiêm vx, cơ thể đã tạo ra Tế bào T và tế bào B để chống lại vi rút khi bị nhiễm. Tế bào B và T là vũ khí để chống lại vi rút. Tế bào này được tạo ra ở tuỷ bone marrow. Thí nghiệm trên chó cho thấy thuốc molnupiravir làm tổn thưởng tuỷ nơi tạo ra tế bào B và T.
Bạn đã tiêm vx mà lại uống molnupiravir khác gì uống thuốc độc và giết lính mình. Nguồn dẫn chứng phía dưới của chính phủ Anh quốc.

Nếu bạn đã tiêm vx, bạn không nên uống vì an toàn của gia đình bạn và cộng đồng?
Cơ chế diệt vi rút của molnupiravir là gây đột biến trên vi rút. Trong cơ thể bạn khi bị nhiễm có một số lượng vi rút cao. Các đột biến rất đa dạng: có đột biến là vi rút chế yểu, có đột biến làm vi rút mạnh hơn, trốn được hệ thống miễn dịch của bạn và tăng khả năng truyền nhiễm. Thuốc molnupiravir làm tiến hoá của vi rút tăng tốc và hệ thống miễn dịch cơ thể bạn là môi trường chọn lọc. Phân tích bộ gen của vi rút ở những người uống thuốc molnupiravir cho thấy xuất hiện đột biến có khả năng trốn hệ thống miến dịch immune escape mutations (E484K) và đột biến tăng truyền nhiễm (P681H) (nguồn FDA, Mỹ trong tóm tắt thuốc Molnupiravir, link phía dưới)
Nếu bạn đã tiêm vx, bị nhiễm mà uống molnupiravir, vi rút đột biến mới từ bạn mạnh như chủng omicron có thể tạo ra truyền cho người nhà và cộng đồng.
Nguồn từ FDA issue 6


Hại là như vậy, còn lợi thì thế nào?
Molnupiravir hiệu quả kém tôi xếp hạng như đi thầy cúng và lang băm
Thí nghiệm lâm sàng từ tháng 5- tháng 8 thấy kết quả là người uống thuốc giảm nhập viện 50% so với người uống giả dược.
Công ty tiếp tục tuyển thêm tình nguyện viên thêm gần 700 người từ tháng 8 đến tháng 10. Và kết quả là 20/324 người uống thuốc Molnupiravir nhập viện, nhiều hơn người không uống thuốc(15/322). Hình 1
Gộp lại hai lần thí nghiệm thì thấy là thuốc giúp giảm nhập viện 30%. Nhưng điều đáng chú ý là con số 30% là nhờ số liệu hiệu quả cao trong thí nghiệm đợt 1, khi chủng delta chưa áp đảo. Trong thời gian gần đây, thí nghiệm 2 (tháng 8- tháng 10), khi chủng delta chủ yếu thì không hiệu nghiệm nữa.
Thí nghiệm lâm sàng được tiến hành ở nhiều nước.
Ở Mỹ, không thấy tác dụng của thuốc về giảm nhập viện và chểt so với nhóm người uống giả dược (4/41 vs 5/42)
Ở Guatemala, 5/55 người uống thuốc nhập viện hay chết, không người nào nhập viện (0/58) và chết trong nhóm uống giả dược (5/55 vs 0/58).
Ở Brazil thì người uống giả dược nhập viện nhiều hơn (1/34 vs 9/40).
Đúng là molnupiravir như lang băm mỗi nước mỗi khác.

1. Nguồn dẫn chứng của chính phủ Anh Quốc https://www.gov.uk/government/publications/regulatory-approval-of-lagevrio-molnupiravir/summary-of-product-characteristics-for-lagevrio?fbclid=IwAR3nQbNwECik1lKuxU7-OAiQ1vgDsDvNJJ7BuSC-BoLqVMT0UOCWfLGhDlg

2. Nguồn từ FDA issue 6 https://www.fda.gov/media/154418/download?fbclid=IwAR2J-nMpLFjDExCvmBsue__uceAp137oFEWNYcmOWyubvewD6Iib-KHoAVE

3. Mỹ thông qua thuốc molnu NHƯNG vs điều kiện cực kỳ nghiêm ngặt là cho người chưa tiêm vaccine, có bệnh nền, nguy cơ cao bị tiến triển nặng, không có thuốc điều trị khác và phải theo đơn của bác sĩ...diễn nôm cho một loạt điều kiện này cho dễ hiểu là chỉ dùng Monlu khi vào đường cùng và PHẢI có sự cho phép của bác sĩ.

4. Hội đồng chuyên gia FDA thông qua thuốc molnu với 13 phiếu thuận và tới 10 phiếu chống.

5. Quan điểm của 2 giáo sư trường Harvard và Stanford về việc thuốc molnu GÂY ĐỘT BIẾN UNG THƯ bên cạnh nguy cơ khi dùng thuốc sẽ tạo ra một chủng virut còn nguy hiểm hơn cả Delta và Omicron.
- quan điểm của giáo sư Harvard https://www.forbes.com/sites/williamhaseltine/2021/11/01/supercharging-new-viral-variants-the-dangers-of-molnupiravir-part-1/?fbclid=IwAR0GiiRdWqoCWkkyU_YKjQPJq_z24N0y9je1RQUyVs-9ZY6o1UvYVo7vY8U&sh=20aa1fc26b15


- quan điểm của giáo sư Stanford https://www.washingtonpost.com/outlook/2021/12/24/merck-molnupiravir-antiviral-covid-fda/?fbclid=IwAR3gyrSd7vXQfjUfydmJiPnw0Bp9daHusx3tr8FHRtjeliCesH0aGyPXV9s

6. Ấn độ có hơn chục công ty sản xuất thuốc molnu nhưng ICMR- hội đồng nghiên cứu y tế của nước này quyết định ko đưa molnu vào phác đồ trị covid, điều này tương đương kiểu tao sản xuất và bán cho mày dùng đấy, nhưng tao thì ko dùng!!!

7. Pháp huỷ đơn đặt hàng thuốc molnu https://tuoitre.vn/phap-huy-dat-hang-thuoc-tri-covid-19-molnupiravir-sau-thu-nghiem-that-vong-20211222213337221.htm?fbclid=IwAR2yTecGgdw6HHYthyMmnb4itwpSG2xotnBG6phWOE4Mew-LnfO89UllQWA






hieptran.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 11: CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA MOBOCERTINIB ĐỐI VỚI ĐỘT BIẾN EXON20 TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ

Danny Nguyen, bác sĩ, phó giáo sư tại Viện ung thư City of Hope thảo luận về các bước nghiên cứu tiếp theo dành cho thuốc mobocertinib ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR.

Mobocertinib đã được nghiên cứu ở phase ½ ( NCT02716116)- kết quả cho thấy hiệu quả và dung nạp tốt ở những bệnh nhân có đột biến exon20, điều này đã dẫn đến việc FDA thông qua thuốc mobocertinib cho những bệnh nhân có bệnh tiến triển sau khi đã trải qua điều trị bằng hoá trị platinum. Hiện tại, nghiên cứu NCT04129502 đang diễn ra ở phase3 với mục đích là để so sánh giữa mobocertinib với carboplatin+pemetrexed trong điều trị bước đầu.

Một lĩnh vực nghiên cứu khác là xem xét trình tự trong điều trị giữa mobocertinib và amivantamab- một thuốc cũng được FDA thông qua cho điều trị exon20 ở những bệnh nhân đã tiến triển bệnh sau khi hoá trị platinum. Nguyen cho rằng khả năng bệnh nhân sẽ được nhận cả 2 thuốc trong quá trình điều trị, nhưng nghiên cứu trình tự trên là để nhằm trả lời câu hỏi nên điều trị cho bệnh nhân bằng 2 thuốc theo thứ tự trước sau thế nào để đạt được hiệu quả và dung nạp tốt nhất. Ngoài ra, Nguyen ủng hộ các nghiên cứu cần được thực hiện nhiều hơn nữa trong tương lai về việc kết hợp mobocertinib với hoá trị hoặc các loại thuốc đích khác để cải thiện thời gian sống còn của bệnh nhân.




maxresdefault.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 12: THUỐC MIỄN DỊCH LIỆU CÓ VAI TRÒ GÌ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CÓ ĐỘT BIẾN GEN EGFR, ALK.

Việt nam là vùng trũng của y tế thế giới, nên thỉnh thoảng có những quyết định điều trị được đưa ra rất cẩu thả và thực sự nguy hiểm đối với người bệnh -chưa kể chi phí cực kỳ tốn kém và bỏ lỡ đi cơ hội sống thêm…sai lầm trong y khoa ko giống vs sai lầm trong bất cứ ngành nghề nào khác, bởi cái giá phải trả là tuổi thọ, đôi khi là chính tính mạng bệnh nhân. Hôm nay chúng ta sẽ cùng chuyên gia Meghan J. Mooradian đi làm rõ câu hỏi được nêu ra ở chủ đề bài viết này.


Giống như việc thuốc đích đã thực sự thay đổi cuộc chơi ngoạn mục thế nào trong việc điều trị ung thư phổi ko tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển, thuốc miễn dịch cũng là một chủ đề vô cùng sôi nổi trong thời gian từ 5 đến 10 năm qua. Tuy vậy, chúng ta đều biết rằng thuốc miễn dịch ko có tác dụng đối với tất cả các phân nhóm phân tử trong ung thư. Tôi nghĩ có một câu hỏi rất quan trọng ở đây là:” vậy thuốc miễn dịch có vai trò gì trong việc điều trị bệnh nhân ung thư phổi ko tế bào nhỏ có đột biến gen mà cụ thể là gen EGFR, ALK hay ko?” Tại thời điểm này (22/4/2022) chúng ta có nhiều nghiên cứu cả bước 1 lẫn bước 2- thực sự đã chứng tỏ được rằng đầu ra tệ hại khi dùng thuốc miễn dịch cho những bệnh nhân có đột biến gen EGFR, ALK. Hiện nay, NCCN Mạng lưới ung thư quốc gia Hoa Kỳ đã có khuyến cáo CHỐNG CHỈ ĐỊNH dùng thuốc miễn dịch ( cụ thể là thuốc miễn dịch ức chế điểm kiểm soát PD1, PD-L1 mà keytruda là một ví dụ tiêu biểu…có nhiều loại thuốc miễn dịch cho nhiều loại điểm kiểm soát khác như CTLA-4…nhưng trong bài viết này khi nhắc tới thuốc miễn dịch ta ngầm hiểu rằng đó là thuốc ức chế điểm kiểm soát PD1, PDL1) cho những bệnh nhân ung thư phổi ko tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR,ALK.


Đã có nhiều nghiên cứu xem xét vai trò của thuốc miễn dịch khi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ mang đột biến gen EGFR,ALK. Ban đầu rất nhiều báo cáo hồi cứu đã được công bố. Một trong những báo cáo như vậy được thực hiện bởi chuyên gia Justin Gainor và các đồng nghiệp tại bệnh viện đa khoa Massachusetts- Họ so sánh kết quả điều trị của các nhóm bệnh nhân có đột biến gen EGFR,ALK vs nhóm bệnh nhân có gen EGFR hoang dã và ALK âm tính. Kết quả cho thấy có rất ít đáp ứng ở nhóm bệnh nhân có đột biến gen EGFR, ALK-Cụ thể chỉ có 1 bệnh nhân đáp ứng so với tỉ lệ đáp ứng đạt 23.3% ở nhóm bệnh nhân gen EGFR hoang dã, ALK âm tính. Một phân tích ở cấp độ phân tử trên mẫu mô được lưu trữ ở những bệnh nhân có đột biến EGFR,ALK trong nghiên cứu đã tiết lộ rằng những bệnh nhân này có tế bào miễn dịch thâm nhập khối u CD8 ở mức thấp- đây có thể là một lý do tiềm năng giải thích tại sao những bệnh nhân có đột biến gen EGFR,ALK cho đáp ứng kém vs thuốc miễn dịch.



Một nghiên cứu hồi cứu ở quy mô lớn khác cũng đã được tiến hành, nhằm đánh giá hiệu quả của thuốc miễn dịch trên các phân nhóm phân tử khác nhau, những phân nhóm phân tử này bao gồm các gen KRAS, BRAF, ROS1, MET, EGFR, HER2, RET, và ALK. Kết quả cho thấy rằng, nếu loại bỏ, ko tính đến gen KRAS- có tỉ lệ đáp ứng gần 25% thì hầu hết những gen còn lại chỉ có tỉ lệ đáp ứng ở 20% hoặc ít hơn.Có một phân tích tổng hợp đã được công bố trên tạp chí ung thư lồng ngực JTO- xem xét 3 nghiên cứu ngẫu nhiên, kết quả cho thấy không có bất cứ lợi ích sống còn toàn bộ nào ở thuốc miễn dịch khi so sánh với hoá trị ở điều trị bước 2 cho những bệnh nhân có đột biến gen EGFR,ALK. Ở nhóm bệnh nhân có đột biến gen EGFR và có biểu lộ PD-L1 lớn hơn hoặc bằng 1%, có một nghiên cứu phase2 đã được thực hiện nhằm xem xét hiệu quả của keytruda khi bệnh nhân chưa điều trị thuốc đích- nghiên cứu đã phải dừng lại sớm sau khi ko quan sát thấy đáp ứng điều trị ở 11 bệnh nhân đầu tiên. Điều này đã được thấy tương tự ở những bệnh nhân có đột biến gen ALK. Bởi vậy, tại thời điểm này, chúng tôi có một NÚI DỮ LIỆU để khẳng định rằng ko nên điều trị bằng thuốc miễn dịch, mà nên điều trị bằng thuốc đích ở bước 1, 2 cho những bệnh nhân có đột biến gen EGFR,ALK.


Với dữ liệu phong phú cho thấy sự kém cỏi của thuốc miễn dịch trên những bệnh nhân có đột biến gen EGFR, ALK. Chúng tôi ủng hộ việc sử dụng cho tới khi cạn kiệt các liệu pháp đích rồi theo sau đó là hoá trị đối với những bệnh nhân có đột biến gen EGFR,ALK. Mặc dù trước khi phải bước vào hoá trị thì bác sĩ lâm sàng nào cũng hi vọng bệnh nhân của mình sẽ đủ điều kiện để tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng- nhằm né hoá trị liệu nếu có thể.


d41586-018-06751-0_16164056.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 13: ĐÔNG Y CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG VIỆC KÉO DÀI THỜI GIAN HỢP THUỐC ĐÍCH HAY KO?


“ Tránh xa thuốc nam thuốc bắc, tập trung vào Tây Y, tới lịch đến khám đúng hẹn “ là câu trả lời thường xuyên nhất mà bệnh nhân nhận được khi muốn trao đổi thêm vs bs về căn bệnh của mình. Trong đa số các trường hợp thì đó là câu nói đúng. Nhưng cũng có những bệnh nhân nhà có điều kiện và cực điều kiện thì thắc mắc là tôi biết Bác A này, Bác B này sang nước X, nước Y điều trị, ngoài dùng thuốc Tây thì họ có dùng thuốc Đông Y mà, có người còn bày tỏ quen cả phái đoàn chuyên có nhiệm vụ dẫn Vip sang bển chữa bệnh, và theo thông tin mà họ nắm được thì trong quá trình điều trị của các Vip, thuốc Đông Y là ko thể thiếu…Họ là người có kiến thức, có kinh tế, có quyền lực, chả lẽ họ ngu hay sao mà đi dùng thêm thuốc Đông Y??? Để trả lời rốt ráo câu hỏi này, trước hết chúng ta đi nhìn Đông y dưới con mắt Tây Y đã-tức là cái gì muốn được công nhận thì phải có nghiên cứu hẳn hoi, ko thể trả lời bằng cảm tính hoặc nói xuông được.



Một nghiên cứu bệnh chứng đã được tiến hành .Dữ liệu được lấy từ các bệnh nhân ở Bệnh Viện y học cổ truyền trung quốc tỉnh quảng đông và Bệnh Viện nhân dân tỉnh quảng đông.
Chúng ta phân tích hồi cứu 159 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ theo phương thức nghiên cứu bệnh chứng- phù hợp với các yếu tố bao gồm giới tính, tuổi (30-39, 40-49, 50-59. 60-69, 70-79), giai đoạn bệnh lý( 3B hoặc 4), tiền sử hút thuốc ( cả đời hút ít hơn 100 điếu được xếp vào nhóm chưa bao giờ hút, ngược lại, hút 100 điếu hoặc hơn 100 điếu thì được xếp vào nhóm đã từng hút), bệnh lý đi kèm, tình trạng thể chất. Trong số 159 bệnh nhân, có 100 bệnh nhân được điều trị bằng gefitinib 250mg/ngày+ thuốc sắc Fuzheng Kang’ai 250ml/lần-ngày uống 2 lần, 59 bệnh nhân còn lại được điều trị đơn độc bằng gefinib 250mg/ngày. Thời gian sống ko bệnh tiến triển và trung vị của thời gian sống thêm là mục tiêu của phân tích.


Kết quả cho thấy thời gian sống ko bệnh tiến triển của nhóm dùng bổ sung thuốc sắc dài hơn đáng kể so với nhóm chỉ dùng đơn độc thuốc đích. Cụ thể, trung vị của thời gian sống ko bệnh tiến triển ở nhóm dùng bổ sung thuốc sắc là 13.1 tháng( 95% CI 6.50-19.70 ), còn nhóm dùng đơn độc thuốc đích là 11.43 tháng ( 95% CI 7.95-14.91 ) ( P=0.013 ). Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của nhóm dùng bổ sung thuốc sắc cũng dài hơn đáng kể so với nhóm chỉ dùng đơn độc thuốc đích. Cụ thể là 22.83 tháng ( 95% CI 17.51- 28.16) so với 18.7 tháng ( 95% CI 16.83-20.57 )( P=0.049) . Tác dụng phụ phổ biến nhất thường gặp là phát ban, với tỷ lệ mắc ở nhóm dùng bổ sung thuốc sắc là 41.38%, trong khi ở nhóm dùng đơn độc thuốc đích là 24.14% ( P=0.048)


Thuốc Bắc đã được sử dụng cả ngàn năm, một vài nghiên cứu đã báo cáo thuốc bắc có thể giảm các tác dụng phụ của hoá trị như thiếu máu, giảm bạch cầu…thuốc bắc cũng có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ tái phát và kéo dài thời gian sống ko bệnh tiến triển.

Thảo dược được dùng trong nghiên cứu trên được kê bởi giáo sư Wu Wanyin tại Bệnh Viện y học cổ truyền trung quốc tỉnh quảng đông, bao gồm các vị thuốc Thái tử sâm 30g, Bạch truật 15g, Hoàng Kỳ 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, lu lu đực 30g, thạch kiến xuyên 30g, đỗ quyên lan 30g, cườm thảo 30g, mộc thông 30g, ngấy tía 30g, nga truật quảng tây 15g, cam thảo 10g.

Tất cả vị thuốc trên được cung cấp bởi công ty dược phẩm Kangmei Quảng Đông. Cách chế biến như sau: “ cho toàn bộ các vị thuốc vào nồi-ko được dùng nồi kim loại, đổ khoảng 1000ml vào nồi sao cho mực nước cao hơn thuốc khoảng 2cm, ngâm thảo dược trong nồi khoảng 30 phút rồi bắt đầu đun lửa to cho đến khi sôi thì bật lửa nhỏ lại cho nước trong nồi sôi li ti, tới khi nước trong nồi cạn còn 250ml thì đổ lượng nước này ra bát, tiếp tục đổ thêm 750ml nước vào trong nồi, đun lặp lại lần 2 như trên cho tới khi nước trong nồi còn lại 250ml thì đổ ra bát. Trộn lẫn 2 bát 250ml kia lại để sử dụng hết trong ngày ( nên chia nhỏ uống 2 tới 3 lần trong ngày). “

BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ?
1. Thuốc Đông Y đã được dùng cả ngàn năm, nó có tác dụng nhất định trong việc kéo dài thời gian hợp thuốc đích-tức là khi bệnh nhân đang uống đích ổn định, thì việc dùng thêm thuốc sắc MỘT CÁCH CÓ KIẾN THỨC sẽ đem lại lợi ích kéo dài thời gian hợp thuốc đích hơn là việc chỉ dùng thuốc đích một mình…Tuy nhiên, cần chú ý là thuốc đông y chỉ có vai trò kéo dài thời gian hợp thuốc, chứ nó KO CÓ vai trò trong việc chữa bệnh ung thư hay trị kháng thuốc đích, cần phải rất rõ ràng trong chuyện này-nói nôm na thì thuốc đông y như một dạng gia vị, còn thuốc đích là món ăn chính trong việc diệt ung thư, gia vị chỉ giúp món ăn chính tốt hơn chứ KO THỂ THAY THẾ được món ăn chính.


2. Một lần nữa, việc cá thể hoá trong điều trị lại được nhắc đến ở đây…Nếu bạn là một công dân bình thường, đi tới viện và điều trị thì việc dùng song song cả tây y lẫn đông y là KO NÊN. Bác sĩ điều trị cho bạn là một bác sĩ được đào tạo hoàn toàn bằng tây y, họ ko có kiến thức đủ về đông y, trong khi đó họ đã phải xử lý RẤT NHIỀU trường hợp tiền mất tật mang, hỏng hết nội tạng chỉ vì lên trên mạng bị dụ dỗ đi mua thuốc lá về tự uống. Bởi vậy, ác cảm vs đông y là điều ko thể tránh khỏi, hơn nữa việc bs khuyên bn tránh xa lá lẩu cũng là một cách giúp bs kiểm soát bệnh nhân của mình tốt hơn-đảm bảo rằng bệnh nhân chỉ đang điều trị những gì mình kê, từ đó kết quả ở những lần tái khám định kỳ sẽ ko bị pha tạp, và là khách quan nhất để đánh giá xem phác đồ hiện đang dùng có hiệu quả hay ko, từ đó nên tiếp tục hay đổi phác đồ…Còn nếu bạn là Vip, là những Bác A, Bác B như trong câu chuyện trên thì khác, bạn được hưởng những ưu việt, tân tiến nhất của tất cả những gì y học có thể mang lại, bạn được nhìn nhận dưới con mắt tây y, bạn được soi chiếu dưới con mắt đông y, bạn có riêng hẳn một hội đồng nhằm lên phương án tối ưu điều trị cho bạn…Việc kết hợp song song thành tựu của cả đông lẫn tây y khi đó là hoàn hảo.



3. Xã hội đa dạng với đủ loại người, chúng ta yêu đời yêu người nhưng ko thể phủ nhận rằng có những kẻ sinh ra đã là ác quỷ. Cần đặt niềm tin đúng chỗ, tránh xa những lời dụ dỗ mua lá lẩu từ kẻ lạ. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về đông y thì nên tới những viện lớn của nhà nước để tư vấn, tìm hiểu. Cần nhắc lại một lần nữa, nghiên cứu về bài thuốc sắc ở trong nghiên cứu trên là nghiên cứu bệnh chứng, được thực hiện theo phương pháp hồi cứu, nên có sai số và độ thuyết phục ko cao…Dĩ nhiên, những bs đông y có thể phản biện lại rằng, để thực hiện được một nghiên cứu đa trung tâm như các thuốc bom tấn của tây y là vô cùng tốn kém, và đông y ko đủ nguồn lực để làm thế được, sẽ thật là bất công vs đông y vì mục tiêu của đông y trong cuộc chiến ung thư chỉ là gia vị mà? Có phải món ăn chính đâu?...Câu trả lời cuối cùng cho vấn đề này có lẽ như tôi đã nhắc ở trên- nó phụ thuộc vào bạn là ai? Nếu bạn là Vip-thôi khỏi bàn, nếu bạn là người bình thường như bao người khác-tốt nhất chỉ nên điều trị hoàn toàn bằng tây y, bởi nguồn lực bạn có và những gì xã hội dành ra phục vụ bạn sẽ KO ĐỦ khi bạn muốn đòi hỏi một sự phục vụ còn hơn cả tây y.

( ảnh minh hoạ là đoàn bác sĩ Mỹ tiến ra thông báo vs báo chí về sức khoẻ của 1 Vip đang điều trị covid- Tổng Thống Mỹ )





DOnaltrump.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

mecc

Xe máy
Biển số
OF-561277
Ngày cấp bằng
28/3/18
Số km
61
Động cơ
150,403 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có cụ nào có người nhà mắc ung thư phổi tập thiền có hiệu quả ko ạ?
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 14: THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 4- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẦU TIÊN NGHIÊN CỨU TRÊN NGƯỜI SẼ ĐƯỢC BÁO CÁO TẠI HỘI NGHỊ IASLC 2022

Tại thông cáo báo chí hôm 10/5/2022 của tập đoàn Bridge Biotherapeutics, BBT-176 thuốc đích thế hệ 4- viên thuốc bom tấn của tập đoàn với những dữ liệu đầu tiên khi dùng trên người sẽ được báo cáo tại hội nghị toàn cầu của Hiệp Hội quốc tế về Nghiên cứu ung thư phổi IASLC tổ chức tại thủ đô Vienna Áo từ ngày 6/8/2022 đến ngày 9/8/2022.

Thử nghiệm NCT04820023 được thiết kế để nghiên cứu hiệu quả, khả năng dung nạp, và độ an toàn của thuốc BBT-176 khi dùng trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đã tiến triển hoặc di căn ở giai đoạn 3B, 4 -Những người đã bị kháng thuốc sau khi điều trị với một loại thuốc đích EGFR. Kết quả từ nghiên cứu tạm thời cho thấy BBT-176 đạt được dung nạp tốt trên cơ thể bệnh nhân.

Chuyên gia Sang-Yoon Lee cho biết :” Chúng tôi thấy rất phấn khích về những kết quả tạm thời từ thử nghiệm phase1 của BBT-176, một loại thuốc đích EGFR thế hệ 4” .

BBT-176 được thiết kế để trị bộ ba đột biến C797S sau khi bệnh nhân kháng thuốc thế hệ 3 EGFR như Osimertinib ( Tagrisso ). Đột biến C797S là một trong những đột biến thường gặp nhất trên những bệnh nhân kháng thuốc thế hệ 3, ước tính có khoảng 7% đến 24% bệnh nhân kháng thuốc thế hệ 3 do đột biến này.

Nghiên cứu trên chuột với bộ ba đột biến C797S cho thấy BBT-176 có hiệu quả đối với các khối u di căn ở não- vị trí mà tới 20% bệnh nhân sẽ mắc phải khi bị chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 4. Dữ liệu tiền lâm sàng gợi ý ở liều 200mg đến 800mg BBT-176 sẽ có hiệu quả ức chế khối u trên người. Mục tiêu của nghiên cứu đầu tiên trên người này là xác định xem liều tối đa mà bệnh nhân có thể dung nạp, từ đó khuyến cáo cho liều dùng ở phase2, cũng như độc tố giới hạn liều trên bệnh nhân. Liều bậc thang ở phase1 này là một phần của thử nghiệm, có khoảng 30 bệnh nhân được theo dõi để đánh giá, liều khởi đầu là 20mg hằng ngày rồi tăng liều sau 21 ngày điều trị.


E_cqQRuVIAIJpBN.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 15: Ipilimumab/Nivolumab CẢI THIỆN SỐNG CÒN Ở NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ BẤT KỂ BIỂU LỘ PD-L1


Chuyên gia Martin Dietrich sẽ thảo luận về thiết kế nghiên cứu cũng như kết quả của nghiên cứu CheckMate 9LA dành cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.


Nghiên cứu CheckMate 227( NCT02477826) phase3 trước đây đã so sánh phác đồ gộp ipilimumab+ nivolumab+ 4 chu kỳ hoá trị với phác đồ nivolumab+hoá trị và phác đồ hoá trị đơn độc. Trong khi nghiên cứu CheckMate 9LA so sánh phác đồ gộp ipilimumab+nivolumab+2 chu kỳ hoá trị với phác đồ hoá trị đơn độc.

Theo Dietrich, việc gộp hoá trị với 2 thuốc miễn dịch bao gồm thuốc ức chế điểm kiểm soát PD-L1 và thuốc ức chế điểm kiểm soát CTLA-4 nhằm gây ra đáp ứng mạnh mẽ ngay từ đầu của bệnh nhân vs phác đồ. Từ đó, tối đa hoá lợi ích sống còn lâu dài hơn cho nhiều bệnh nhân hơn.

Nghiên cứu CheckMate 9LA đã chứng minh được việc sống còn toàn bộ được cải thiện đáng kể không chỉ với bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 lớn hơn hoặc bằng 50%, mà còn cả với những bệnh nhân có PD-L1 từ 1% đến 50%, thậm chí đối với cả những bệnh nhân có PD-L1 thấp hơn 1%-Điều này đã được nhận thấy ở trong nghiên cứu CheckMate227. Những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 thấp hơn 1% ở trong nhánh phác đồ gộp có trung vị thời gian sống còn toàn bộ là 16.8 tháng, so với nhánh hoá trị đơn độc thì trung vị thời gian sống còn toàn bộ chỉ là 9.8 tháng. Dietrich cho rằng điều này đã chứng minh được lợi ích của phác đồ gộp khi sử dụng ở điều trị bước đầu.

Nghiên cứu CheckMate 9LA được thiết kế dựa trên nghiên cứu CheckMate227. Mặc dù rõ ràng là chúng ta đã đạt được tiến bộ ở đầu ra trong thời gian dài, nhưng vẫn còn nhiều điều cần cải thiện, khi mà chỉ có một số ít bệnh nhân thực sự được hưởng lợi. Một câu hỏi đặt ra là, Vậy phải chăng càng kích thích hệ miễn dịch thì sẽ tạo ra đáp ứng càng lâu dài hơn đối với bệnh nhân?

Trong nghiên cứu CheckMate227 chúng ta đã nhận thức được rõ ràng về ảnh hưởng của thuốc miễn dịch đơn độc lên nhóm bệnh nhân PD-L1 dương tính cũng như nhóm bệnh nhân PD-L1 âm tính. Còn trong nghiên cứu CheckMate 9LA chúng ta thấy rằng cả bệnh nhân PD-L1 dương tính lẫn bệnh nhân PD-L1 âm tính đều có đầu ra sống còn tương tự nhau- ĐÂY LÀ ĐIỀU MÀ CHÚNG TA CHƯA TỪNG ĐƯỢC THẤY TRƯỚC ĐÂY.



b12fcdeb-7a48-450b-b6e5-dee894613e0b_1920x1080.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 16: CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ CÓ ĐỘT BIẾN GEN ALK ( THÁNG 5/2022)

BEN LEVY
: Xin chào mọi người! Chúng ta sẽ cùng bàn về ALK. Kể từ những ngày đầu xuất hiện crizotinib cho tới nay, chúng ta đã đi được một đoạn đường rất dài. FERNANDO, bạn có muốn nói gì về dữ liệu từ 2 nghiên cứu ALEX và ALTA-1L? Sau đó, chúng ta sẽ nghe MISAKO nói về nghiên cứu CROWN, tiếp theo chúng ta sẽ cùng thảo luận những điều rút ra được từ các dữ liệu này. FERNANDO, bạn muốn bắt đầu với nghiên cứu ALEX hay ALTA-1L trước?

FERNANDO: Vâng. Tôi sẽ cố gắng tóm tắt những ý chính vì đây là một chủ đề rất rộng. ALEX và ALTA-1L là 2 nghiên cứu phase3 ngẫu nhiên toàn cầu để so sánh đối đầu lần lượt giữa alectinib và brigatinib với thuốc đích ALK thế hệ 1 là crizotinib. Chúng ta đều đã biết cả 2 thuốc đều đạt được sự vượt trội về thời gian sống không bệnh tiến triển khi so sánh với crizotinib. Gần đây, chúng tôi đã xem xét dữ liệu cuối cùng về thời gian sống không bệnh tiến triển cũng như thời gian sống còn toàn bộ từ cả 2 nghiên cứu- kết quả cho thấy lợi ích vẫn tiếp tục khá giống nhau ở cả hai. Đây là một vài con số minh hoạ lợi ích sống còn vẫn được duy trì tiếp tục thế nào từ nghiên cứu ALEX. Tỉ lệ sống còn toàn bộ 5 năm cho những bệnh nhân trong nghiên cứu ước chừng đạt được gần 62%-đây là một con số rất đáng chú ý, 43% trong số những bệnh nhân này thậm chí còn đạt được thời gian 4 năm sống không bệnh tiến triển. Thuốc brigatinib cũng đã có dữ liệu cuối cùng về hiệu quả và an toàn của thời gian sống không bệnh tiến triển cũng như thời gian sống còn toàn bộ. Sau 4 năm, tỉ lệ nguy cơ vẫn ở mức 0.48. Thời gian sống không bệnh tiến triển 4 năm ở nhánh brigatinib là gần 36%. Dữ liệu cũng cho thấy sự thuyết phục về khả năng kiểm soát nội sọ của brigatinib sau 3 năm ở tất cả các nhóm bệnh nhân.
Điều này cho thấy rằng đây là 2 thuốc đích ALK thế hệ 2 rất mạnh với khả năng xâm nhập vào não rất tốt. Tác dụng phụ của 2 thuốc có một chút khác biệt, nhưng tựu chung lại chúng đều an toàn. Tỷ lệ bệnh nhân ngưng sử dụng thuốc là rất thấp- điều đó cho thấy thuốc thực sự mạnh và có tác dụng trong một thời gian dài.


BEN LEVY: Cám ơn bạn vì một cái nhìn tổng quan rất giá trị. Chúng ta còn 1 thuốc nữa, thuốc đích ALK thế hệ 3 Lorlatinib. MISAKO, hãy cho chúng tôi biết cái nhìn tổng quan về dữ liệu từ nghiên cứu CROWN.

MISAKO: CROWN là một nghiên cứu phase3 ngẫu nhiên toàn cầu để so sánh đối đầu giữa lorlatinib với thuốc đích thế hệ 1 crizotinib. Nghiên cứu được thiết kế rất giống với nghiên cứu ALEX và ALTA-1L ở bước đầu. Vào tháng 11/2020 trên tạp chí y khoa lớn nhất thế giới NEJM, tiến sĩ Alice Shaw và các đồng nghiệp đã công bố kết quả của nghiên cứu CROWN-kết quả cho thấy thời gian sống không bệnh tiến triển 12 tháng ở nhánh lorlatinib là 78% và ở nhánh crizotinib là 39%. Tỷ lệ nguy cơ là 0.28- đây là một con số thấp hơn nhiều những gì chúng ta đã thấy ở brigatinib và alectinib. Thời gian tiến triển bệnh ở hệ thần kinh trung ương của lorlatinib cũng dài hơn đáng kể crizotinib. Tỷ lệ bệnh nhân vẫn sống không có dấu hiệu tiến triển bệnh tại não 12 tháng khi dùng lorlatinib là 96%, còn với crizotinib là 60%- tỷ lệ nguy cơ là 0.07. Tác dụng phụ phổ biến nhất của lorlatinib là máu nhiễm mỡ, phù nề, tăng cân, bệnh lý thần kinh ngoại vi, ảnh hưởng nhận thức…Lorlatinib đi kèm với các tác dụng phụ ở cấp độ 3,4 nhiều hơn crizotinib- và các tác dụng phụ này chủ yếu là thay đổi nồng độ mỡ máu.


BEN LEVY: Một lần nữa, chúng ta lại gặp phải thách thức với những gì chúng ta đang làm ở điều trị bước đầu. Chúng ta có 3 nghiên cứu phase3 để so sánh đối đầu giữa các thuốc thế ALK thế hệ sau với thuốc ALK thế hệ 1 crizotinib-Kết quả đã cho thấy lợi ích vượt trội ở thời gian sống không bệnh tiến triển và sự cải thiện ở tỷ lệ đáp ứng nội sọ. MISAKO, Bạn sẽ chọn thuốc nào trong 3 thuốc? Lorlatinib có lợi thế hơn về tỷ lệ nguy cơ, nhưng nó lại có tác dụng ở một số bệnh nhân đã kháng alectinib. Bạn sẽ chọn thế nào? LIỆU BẠN CÓ Ý ĐỊNH ĐỂ DÀNH LORLATINIB CHO BƯỚC SAU?

MISAKO: Đó là một câu hỏi tuyệt vời. Câu hỏi này vẫn chưa được trả lời một cách thoả đáng ở một số thời điểm bởi vì lorlatinib có hiệu quả rất tốt và nó sẽ khiến chúng ta mất nhiều thời gian hơn để chờ đợi kết quả cuối cùng của thời gian sống không bệnh tiến triển. Dĩ nhiên, khi nói về tỷ lệ nguy cơ thì thật dễ dàng khi đem so sánh tỷ lệ 0.28 của lorlatinib với 0.48 của brigatinib. Nhưng trong thực tế điều trị của riêng cá nhân mình, tôi thường kê lorlatinib là điều trị bước đầu, dĩ nhiên không phải bệnh nhân nào tôi cũng làm vậy, bởi có khó khăn hơn một chút khi xử trí tác dụng phụ trên lorlatinib hơn là trên alectinib. Alectinib có điểm mạnh là không có nhiều tác dụng phụ-nó chỉ có cái bất tiện là buộc bệnh nhân phải uống thuốc nhiều viên.
Với lorlatinib, tôi không lo lắng về tác dụng phụ mỡ máu hay tăng cholesterol, bởi nó có thể xử lý bằng thuốc statins và fenofibrates. Điều mà tôi lo lắng nhất khi kê lorlatinib-đó là tác dụng phụ của thuốc khiến nhận thức của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Ví dụ, tôi sẽ rất dè chừng và nâng lên đặt xuống khi kê lorlatinib cho những bệnh nhân đang phải làm công việc liên quan nhiều đến trí óc, hoặc những bệnh nhân đang sống độc thân một mình, không có người thân bên cạnh sống cùng để chăm sóc cũng như theo dõi họ- Đây đều là những yếu tố xã hội, ngoài các yếu tố này thì việc bệnh nhân có bị di căn não hay không cũng ảnh hưởng nhiều tới quyết định kê thuốc của tôi. Với câu hỏi lớn này, tôi nghĩ trong tương lai chúng ta cần phải tiếp cận nó một cách tích cực và mạnh bạo hơn.



ALK.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 17: NHỮNG TIẾN BỘ GẦN ĐÂY TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT BIẾN GEN ROS1- TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ.

BEN LEVY
: Nào Hatim! Bạn có thể cho chúng tôi biết bức tranh về đột biến gen ROS1 mà chúng ta có được cho tới gần đây không?

HATIM HUSAIN: Bức tranh về đột biến gen ROS1 thực sự đã đạt được rất nhiều tiến bộ với sự xuất hiện của nhiều thuốc mới, cho thấy rõ hiệu quả của việc điều trị. Hồi xưa, chúng ta chỉ có thuốc crizotinib- vị cứu tinh này đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt ở cả thời gian sống không bệnh tiến triển lẫn thời gian sống còn toàn bộ,tuy nhiên nó có điểm yếu là khả năng thâm nhập hàng rào máu não. Một vài cơ chế kháng crizotinib khi điều trị ROS1 đã được báo cáo-nổi bật nhất là G2032R. Rộng hơn, khi nói đến bức tranh kháng của ALK thì nổi bật nhất là G1202R. Những cơ chế kháng này là một lĩnh vực rất cần được nghiên cứu đánh giá thêm.

Khi điều trị đột biến gen ROS1 thì entrectinib là một vũ khí thực sự quan trọng, bởi điểm rất mạnh của nó là khả năng thâm nhập hàng rào máu não tốt- điều này không có được ở crizotinib. Còn khi nghĩ về sau đó-lúc bệnh nhân gặp phải tình trạng kháng thuốc, thì việc thuốc nào giải quyết được nhu cầu này sẽ được coi như một vị cứu tinh. Repotrectinib đã được nghiên cứu và những dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy nó có hiệu quả ở đột biến gen G2032R- cơ chế kháng nổi bật nhất trong bức tranh điều trị ROS1. Nhìn chung, bài toán kháng thuốc và bài toán thâm nhập hàng rào máu não là 2 bài toán chúng ta cần theo đuổi lúc này, và những dữ liệu từ các nghiên cứu lâm sàng sẽ thúc đẩy việc giải quyết vấn đề của chúng ta.

Tiến sĩ Dietrich đã nói về Taletrectinib có hiệu quả ở đột biến NTRK và mới đây là ở trên đột biến ROS1. Brigatinib cũng đã được FDA thông qua để sử dụng rộng rãi trong việc điều trị ALK-và dữ liệu gần đây trên đột biến ROS1-brigatinib cho thấy tỷ lệ đáp ứng khoảng 26%-con số này thấp hơn Entrectinib và Repotrectinib. Về Repotrectinib, dữ liệu cho thấy nó có tỷ lệ đáp ứng toàn bộ khá cao. Thực tế, tỷ lệ ở một nhánh bệnh nhân là khoảng 91%. Ngoài ra, vấn đề rất được quan tâm là tỷ lệ đáp ứng nội sọ cũng như khả năng thâm nhập hàng rào máu não- chúng ta sẽ chờ xem các thuốc này cạnh tranh với nhau như thế nào. Bên cạnh việc điều trị thì một câu hỏi khác cũng quan trọng không kém là định vị chính xác bệnh nhân? Đây là vấn đề của việc xét nghiệm giải trình tự gen thế hệ mới- nhằm đảm bảo cho bệnh nhân sẽ nhận được điều trị thích hợp, ĐẶC BIỆT là trước khi họ được kê thuốc miễn dịch-bởi việc THỨ TỰ ĐIỀU TRỊ KHÔNG CHÍNH XÁC sẽ đánh mất đi cơ hội chữa trị của bệnh nhân, chưa kể nó còn tiềm tàng rất nhiều rủi ro liên quan đến tác dụng phụ nữa.


BEN LEVY: Một quan điểm tuyệt vời. Đầu tiên, phải nói ngay rằng việc định danh được kết nối gen fusion luôn là một thách thức- dù cho đó là xét nghiệm trên mẫu máu hay mẫu mô. Bạn sẽ điều trị cho bệnh nhân của mình như thế nào dựa trên các nghiên cứu lâm sàng? Bạn sẽ kê crizotinib hay entrectinib? Di căn não có phải là yếu tố quyết định khi bạn lên phương án điều trị hay không? Hay bạn chỉ kê 1 thuốc- và quyết định này không liên quan gì tới các nghiên cứu lâm sàng?


HATIM HUSAIN: Hồi xưa, khi chưa có entrectinib, tôi sẽ chỉ kê crizotinib- đây là một thuốc tốt và nó thực sự đã đem lại những lợi ích lâm sàng rất lớn cho bệnh nhân. Gần đây, khi mà FDA đã thông qua entrectinib thì việc điều trị của tôi đã thay đổi để sao cho phù hợp với tình hình mới-nhất là khi tính đến hiệu quả thâm nhập hàng rào máu não của thuốc. Tôi không có một câu trả lời duy nhất cho việc chỉ dùng thuốc nào, bởi vs những gì chúng ta có hiện giờ thì quyết định điều trị vẫn còn phải dựa rất nhiều vào tỷ lệ đáp ứng, thời gian sống không bệnh tiến triển, thời gian sống còn toàn bộ, khả năng thâm nhập hàng rào máu não, khả năng dung nạp và đặc biệt là việc xử trí tình trạng kháng thuốc. Chúng ta hãy chờ xem các thuốc thế hệ sau này sẽ chống lại thuốc thế hệ 1 crizotinib ra sao!





media_9702287_109915_Husain_Hatim.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 18: DI CĂN NÃO VÀ THỜI HẠN DÙNG MIỄN DỊCH TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ.

CA LÂM SÀNG:

+ Một bệnh nhân nam da trắng 72 tuổi cảm thấy khó chịu ở ngực, ho và khó thở. Bệnh nhân có tiền sử bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hút thuốc lá lâu năm với 10 gói mỗi năm mặc dù đã bỏ thuốc lá từ 25 năm trước. Chụp CT ngực và bụng cho kết quả khối u kích thước 9cm ở thuỳ dưới phổi trái, có tràn dịch màng phổi và di căn tuyến thượng thận phải. Chụp PET/CT cho thấy hấp thụ FDG-18 cao tại khối u ở phổi, màng phổi và nốt di căn tuyến thượng thận phải. Chụp MRI não phát hiện nốt 1.5 cm nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng của di căn não. Kiểm tra thể chất cho thấy tình trạng thể chất ECOG của anh ấy đang ở mức 1, ở phổi trái có hiện tượng giảm âm, các chỉ số xét nghiệm máu đều trong giới hạn bình thường.

Tiến hành sinh thiết phổi dưới hướng dẫn của hình ảnh, cho thấy bệnh nhân bị ung thư biểu mô tuyến biệt hoá kém. Xét nghiệm miễn dịch có PD-L1 là 95%. Xét nghiệm gen, bệnh nhân âm tính với EGFR, ROS1, BRAF, ALK, RET, MET, ERBB2, NTRK và dương tính với KRAS G12C. Bệnh có tình trạng vi vệ tinh ổn định.

CÂU HỎI THẢO LUẬN:
+ Bạn có suy nghĩ gì về dữ liệu của nghiên cứu EMPOWER NCT03088540
+ Khi điều trị cho bệnh nhân, bao nhiêu người trong số các bạn sử dụng hướng dẫn của NCCN và bao nhiêu người trong số các bạn sử dụng quy trình chuyên môn?

RUPESH PARIKH: Câu hỏi sẽ vẫn là trong các thuốc cemiplimab, atezolizumab, nivolumab, pembrolizumab- thuốc nào tốt nhất cho điều trị di căn não? Tôi không nghĩ rằng sẽ có so sánh đối đầu giữa các thuốc đó. Cemiplimab đã có nghiên cứu cho di căn não-nhưng điều đó không có nghĩa là các thuốc khác không tốt khi xử lý di căn não, trừ khi có những dữ liệu khác mà tôi chưa rõ.

RAVI SALGIA: Hoàn toàn chính xác. Chúng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp đạt được thoái lui di căn não nhanh chóng khi điều trị bằng pembrolizumab đơn độc hoặc pembrolizumab+hoá trị hoặc khi dùng các thuốc miễn dịch khác. Vậy đã có ai từng so sánh hiệu quả điều trị di căn não giữa các thuốc này chưa? Các thuốc này được sản xuất bởi các công ty khác nhau nên tôi không chắc đã có việc so sánh này, chúng ta có thể tiến hành so sánh giữa các thuốc theo phương pháp hồi cứu-nhưng tôi nghĩ việc này không giúp ích được nhiều. Nếu chúng ta đợi thêm một vài tháng nữa-chúng ta sẽ có thêm phác đồ mới. Có bất cứ ai muốn nói về sự so sánh giữa hướng dẫn điều trị và quy trình chuyên môn không?

PARIKH: Chúng tôi là các bác sĩ ung bướu của Mỹ tại Las Vegas. Chúng tôi dùng các quy trình chuyên môn trong việc điều trị của mình. Dù bạn có gọi đó là hướng dẫn điều trị hay quy trình chuyên môn-chúng tôi cũng vẫn tập trung vào các nguyên tắc điều trị và cố gắng đáp ứng nó.

NAUMAN MOAZZAM: Chúng tôi ở Trung Tâm ung thư Rocky Mountain. Tôi nghĩ hướng dẫn điều trị của NCCN rộng hơn nhiều so với quy trình chuyên môn G2 hay NMI. Tôi sẽ không sử dụng phác đồ ipilimumab+nivolumab nếu không có ngoại lệ.

KATHLEEN KERRIGAN: Tôi làm việc tại một trung tâm y khoa học thuật, vì vậy tôi thường sử dụng các hướng dẫn điều trị của NCCN.

ARIEL SORIANO: Không, chúng tôi không có bất kỳ quy trình chuyên môn nào. Chúng tôi chỉ theo hướng dẫn điều trị của NCCN thôi.

SALGIA: Chúng tôi là một tổ chức NCCN. Nhưng chúng tôi cũng tuân theo quy trình chuyên môn. Một vài khách hàng mong đợi chúng tôi đi theo quy trình chuyên môn nhằm đạt được tối ưu việc điều trị cho riêng họ dựa trên những gì mà chúng tôi hiện đang có. Thật ra việc này bên cạnh tuân thủ các nguyên tắc điều trị thì nó cũng phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng nữa.

CÂU HỎI THẢO LUẬN:
+ Thời gian điều trị liên tục của bạn là bao lâu khi kê thuốc miễn dịch cho bệnh nhân ở điều trị bước đầu?
+ Có thời điểm nào mà bạn sẽ thảo luận với bệnh nhân về việc dừng thuốc miễn dịch cho họ không?

SALGIA: Đây là một câu hỏi quan trọng. Bạn điều trị miễn dịch liên tục trong thời gian bao lâu? Tiêu chí nào bạn dựa vào để dừng thuốc miễn dịch cho bệnh nhân của mình?

VISHAL RANA: Nói chung, miễn là bệnh nhân không gặp phải tác dụng nào nghiêm trọng thì tôi sẽ điều trị liên tục miễn dịch cho bệnh nhân lâu nhất có thể. Nếu bệnh nhân vẫn đang đáp ứng vs điều trị nhưng lại gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng thì tôi sẽ dừng lại ngay. Mục tiêu của tôi là dùng miễn dịch lâu nhất có thể, đó có thể là 2 năm hoặc hơn.

SALGIA: Đã có bệnh nhân nào dùng miễn dịch trên 2 năm chưa?

SAMUEL SHELANKSI: Tôi cũng thường điều trị cho bệnh nhân của mình lâu nhất trên miễn dịch nếu có thể, miễn là bệnh nhân vẫn đáp ứng và không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng.

SALGIA: Tôi thường kê cho bệnh nhân 35 chu kỳ trong 2 năm. Bệnh nhân cũng cần nghỉ ngơi nữa, thậm chí sau 2 năm, chúng ta vẫn nhận thấy cải thiện lớn của sống còn toàn bộ-Tôi ko chắc điều này còn đúng sau thời gian 2 năm và Khi bệnh nhân ở trên phác đồ lâu hơn sẽ khiến tăng độc tố.

MOAZZAM: Bạn đang nói về mọi thuốc miễn dịch mà bạn sử dụng?

SALGIA: Vâng.

HOLAVANAHALLI KESHAVAPRASAD: Có bất kỳ dữ liệu nào về việc nghỉ trong quá trình điều trị không? Ví dụ, sau 1 năm chẳng hạn? Thứ hai, khi nào thì bạn quyết định thay đổi chu kỳ 3 tuần sang chu kỳ 6 tuần?

SALGIA: Tôi sẽ nói về chu kỳ 3 tuần vs 6 tuần của pembrolizumab. Tôi thường kê chu kỳ 3 tuần trong ít nhất 3 tháng đầu, nếu bệnh nhân có dấu hiệu đáp ứng cực tốt thì tôi sẽ đổi sang kê chu kỳ mỗi 6 tuần. Phòng truyền miễn dịch của chúng tôi có rất nhiều bệnh nhân, thêm nữa trong đại dịch COVID, việc giãn cách thời gian tiếp xúc cho bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân là cần thiết. Về việc cho bệnh nhân nghỉ vì độc tố trong quá trình điều trị tôi không gặp nhiều trên miễn dịch, mà thường gặp khi hoá trị cho bệnh nhân bằng pemetrexed hoặc taxane hơn.

CÂU HỎI THẢO LUẬN:
+ Với bệnh nhân có PD-L1 trên 90% và di căn não không có triệu chứng, bạn có cân nhắc việc sử dụng cemiplimab cho bệnh nhân hay không?

SHIVEN PATEL: Tôi cảm thấy mình không đủ thông tin để trả lời câu hỏi này, về nghiên cứu EMPOWER-Lung1, tất cả những bệnh nhân khi đăng ký vào nghiên cứu này nếu có di căn não thì điều kiện bắt buộc là tình trạng di căn não phải được xử lý trước đó và hiện đang trong tình trạng ổn định. Tôi thắc mắc là bệnh nhân này liệu đã được xạ phẫu não chưa vì đó là yêu cầu đối với tất cả bệnh nhân di căn não khi đăng ký vào nghiên cứu.

PARIKH: Đó cũng chính là quan điểm của tôi. Dữ liệu gộp xạ phẫu não+ miễn dịch có đầu ra sống còn rất tốt, nên tôi sẽ không sử dụng cemiplimab trong trường hợp này trừ khi thuốc này tốt hơn và rẻ hơn hoặc chỉ rẻ hơn thôi. Tại thời điểm này, cemiplimab chưa nằm trong danh mục lựa chọn của chúng tôi.

SALGIA: Tôi cũng rất nâng lên đặt xuống bất kỳ loại thuốc nào mà chúng tôi sử dụng. Theo tiêu chí thuốc của ASCO thì ngoài hiệu quả thuốc đem lại thì thuốc còn phải thoả mãn ít độc tính trên người bệnh cũng như giá cả phải hợp lý- nhằm giảm thiểu chi phí tài chính cho người bệnh. Tôi đồng ý vs quan điểm của bạn khi cho giá cả của thuốc vào thành một tiêu chí xem xét.


CẬP NHẬT TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN:
+Bệnh nhân đã được điều trị đơn độc bằng pembrolizumab, cho thấy đáp ứng ban đầu, nhưng khi truyền tới chu kỳ thứ 8, bệnh nhân gặp phải tình trạng thở ngắn. Chụp CT xác nhận bệnh tiến triển ở cả khối u nguyên phát lẫn khối u di căn tuyến thượng thận.

SALGIA: Bạn sẽ thay đổi phác đồ điều trị của bệnh nhân thế nào? đổi hẳn sang hoá trị hay vẫn giữ nguyên miễn dịch và gộp thêm hoá trị?

SHELANSKI: Tôi sẽ không tiếp tục phác đồ đơn độc miễn dịch cho bệnh nhân nữa, ở chu kỳ thứ 8 việc tiến triển giả đã bị loại bỏ hoàn toàn. Tôi chắc chắn sẽ thay đổi phác đồ điều trị cho bệnh nhân trong trường hợp này.

SALGIA: Tôi hoàn toàn đồng ý. Trong cộng đồng ung thư phổi, chúng ta không gặp nhiều tiến triển giả như trong ung thư hắc tố. Bởi vậy, việc thay đổi phác đồ điều trị là cần thiết. Liệu pháp nhắm trúng đích đột biến KRAS G12C có hiệu quả trong trường hợp này hay không? điều này vẫn cần được xem xét bởi gánh nặng đột biến của khối u là rất cao-nhưng Sotorasib đã được FDA thông qua và tôi nghĩ nó có thể là một lựa chọn, hoặc hoá trị cũng là một lựa chọn không tồi trong trường hợp này.



IASLC_2020_WCLC_Highlights_Thumb-42.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
BÀI SỐ 19: NÊN DÙNG THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 1 TRƯỚC HAY THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 3 TRƯỚC Ở ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU


Kể từ ngày ra đời, thuốc đích đã thực sự là kẻ thay đổi cuộc chơi trong điều trị ung thư phổi, những đáp ứng ngoạn mục, những câu chuyện kể nghe như cổ tích từ các bệnh nhân hôn mê nằm chờ đi, rồi tỉnh dậy đi lại và sống thêm nhiều năm nữa đã không còn xa lạ. Vào tháng 8 tới đây, thuốc đích thế hệ 4 với những dữ liệu đầu tiên dùng trên người sẽ được báo cáo-nếu thành công- đó có thể sẽ lại là một cột mốc lịch sử nữa. Tuy nhiên, trước khi bàn đến những kỳ vọng ở thì tương lai dành cho thuốc đích thế hệ 4, chúng ta hãy ngồi lại với nhau để cùng trả lời một câu hỏi-một câu hỏi KHÔNG DỄ-đó là với những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối chưa điều trị, có chỉ định dùng thuốc đích, thì nên kê cho họ thuốc đích thế hệ 1 trước hay thế hệ 3 trước???
Để trả lời câu hỏi này, một khái niệm rất quan trọng trong y học sẽ được nhắc đến-đó là yếu tố CHỦNG TỘC. Nghiên cứu NCT02296125 đã được thực hiện trên quy mô toàn cầu ở 556 bệnh nhân, mục đích là để so sánh giữa thuốc đích thế hệ 3 ( tagrisso ) và thế hệ 1 ( iressa, tarceva). Kết quả sau đó đã được công bố trên tạp chí y học số 1 thế giới NEJM, dữ liệu chung trên toàn bộ bệnh nhân đều cho thấy thuốc thế hệ 3 tỏ ra tốt hơn hẳn thuốc thế hệ 1. Nhưng khi đi sâu vào từng phân nhóm bệnh nhân vs những tiêu chí cụ thể, thì câu chuyện của một nửa sự thật lại bắt đầu xuất hiện.


+ Phân tích riêng trên 347 bệnh nhân thuộc nhóm CHỦNG TỘC Á ĐÔNG thì thuốc thế hệ 3 cho thấy KHÔNG CÓ SỰ TỐT HƠN NÀO VỀ SỐNG CÒN TOÀN BỘ khi so với thuốc thế hệ 1. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn là NGƯỜI CHÂU Á thì việc dùng thế hệ 1 hay thế hệ 3 ngay từ đầu cũng đều cho đầu ra sống còn toàn bộ như nhau.

+ Một câu hỏi được đặt ra là, vậy với khả năng vượt qua hàng rào máu não của thế hệ 3 tốt hơn thế hệ 1 thì những bệnh nhân di căn não khi dùng thuốc thế hệ 3 sẽ được lợi hơn chứ? Câu trả lời là KHÔNG…Dữ liệu lấy từ phân nhóm 116 bệnh nhân có di căn não thì thuốc thế hệ 3 cũng không làm tốt hơn thuốc thế hệ 1.

+ Phân tích riêng trên 207 bệnh nhân có đột biến gen L858R, cũng cho thấy thuốc thế hệ 3 KHÔNG TỐT HƠN khi so với thuốc thế hệ 1.

BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ?

1. VỀ MẶT KINH TẾ:
Thuốc đích thế hệ 1 hàng chính hãng được bảo hiểm chi trả 50% tại các Bệnh Viện Việt Nam- giá sau bảo hiểm bệnh nhân sẽ phải trả từ 10tr cho đến 12tr- tuỳ thuộc vào mức chi trả trên thẻ bảo hiểm y tế mà bệnh nhân sở hữu. Con số 10tr đến 12tr này là một con số lớn, nhưng nó phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình người Việt. Trong khi đó thuốc thế hệ 3 tagrisso không được bảo hiểm chi trả, và với sự đàm phán nhiều lần giữa Bộ Y Tế với tập đoàn Astrazeneca thì giá thuốc nay đã giảm xuống còn hơn 80tr cho 1 hộp-kèm thêm chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 ( tức là nếu bạn đóng hơn 80tr thì sẽ được phát 1 hộp thuốc tagrisso, đến hẹn khám lại, nếu kết quả khám vẫn ổn định, khi đó bạn sẽ được nhận thêm 1 hộp khuyến mãi, còn nếu kết quả không ổn định, khi đó phác đồ điều trị thay đổi và bạn sẽ không được nhận hộp khuyến mãi nữa…việc này thuộc về quy chế và điều khoản ký kết giữa 3 bên gồm Viện, đại diện tập đoàn và bệnh nhân, nhiều bệnh nhân không hiểu đã nhắn tin và được mình giải thích cặn kẽ vấn đề này). Vì lý do kinh tế là như thế, nên phác đồ điều trị chọn lựa giữa thuốc thế hệ 1 hay thế hệ 3 ngay từ đầu cần phải rất nâng lên đặt xuống.


2. VỀ MẶT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ: Nhiều người viện dẫn rằng thuốc thế hệ 3 tốt hơn hẳn thuốc thế hệ 1 nên cần phải điều trị ngay từ đầu cho bệnh nhân bằng thuốc thế hệ 3. Sự tốt hơn hẳn này như tôi đã phân tích ở trên, nó thuộc về toàn bộ nghiên cứu, còn đi sâu vào từng phân nhóm cụ thể thì tuỳ vào mỗi phân nhóm mà câu trả lời sẽ khác nhau, ko thể đánh đồng thuốc thế hệ 3 tốt hơn thế hệ 1 ở mọi chỗ được. Xét riêng, nếu bạn là người châu Á, và bạn quan tâm tới tổng thời gian sống còn toàn bộ, thì bạn nên chọn thuốc thế hệ 1 là lựa chọn bước đầu. Kể cả nếu bạn bị di căn não hoặc gen đột biến của bạn là gen L858R thì thuốc thế hệ 1 vẫn tỏ ra không hề thua kém so với thuốc thế hệ 3…Kết luận này không thể thay thế cho tất cả các trường hợp. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là bạn PHẢI BIẾT ĐẶT CÂU HỎI để chắc chắn rằng bs điều trị cho bạn đã căn ke mọi góc cạnh trước khi chốt hạ quyết định điều trị.

Ví dụ thế này, nếu bs của bạn và bạn ngoài quan tâm tới tổng thời gian sống còn toàn bộ, thì còn rất quan tâm tới thời gian sống không bệnh tiến triển nữa, và tiền thì lại không phải là vấn đề với bạn- khi ấy thuốc thế hệ 3 sẽ là một lựa chọn CÓ LÝ ( Tôi dùng từ có lý chứ không dùng từ tốt hơn, lý do là vẫn có thể phản biện lại rằng nếu chọn thế hệ 3 ngay từ đầu thì khi kháng thuốc sẽ là cơn ác mộng )…Hoặc nếu bạn bị di căn não, kết quả chụp não cho thấy số u trên não bạn là rất rất nhiều, khoảng 17, 18 nốt cộng thêm vị trí u mọc toàn chỗ nguy hiểm- và với kinh nghiệm lâm sàng của bs cho thấy đây là một yếu tố đe doạ lớn và nhanh, cần xử lý gấp. Khi ấy thuốc thế hệ 3 với khả năng vượt qua hàng rào máu não tốt hơn sẽ là một lựa chọn CÓ LÝ ( Tôi dùng từ có lý chứ không dùng từ tốt hơn, lý do là vẫn có thể phản biện lại rằng để diệt u não NHANH thì thế hệ 1 liều cao vẫn xử lý tốt- ở đây chúng ta bàn đến yếu tố tốc độ, tức là cần xử lý thật nhanh u não của bệnh nhân trước khi xuất hiện vấn đề nằm ngoài kiểm soát, chứ qua kết quả nghiên cứu trên các bệnh nhân di căn não thì thế hệ 3 KHÔNG HỀ tốt hơn thế hệ 1. Dĩ nhiên bs có thể trao đổi lại rằng Tôi đã kiểm tra cơ địa và tình trạng gan thận của bạn thì việc dùng liều cao thế hệ 1 đối với bạn lúc này là ko khả thi- Nếu bs đối thoại với bạn đến đây, hãy ôm hôn lấy bs đó và cúi lậy cảm tạ họ vì đó đích thực là một bs tuyệt vời- người nắm được đầy đủ cả lịch sử lẫn hiện tại của thuốc đích. Trao tính mạng cho vị bs này, bạn sẽ không sợ bị đi sai, cơ hội sống của bạn sẽ luôn được đẩy lên mức cao nhất trên con đường một chiều chữa bệnh nan y ). Còn rất nhiều tình huống nhỏ cần xử lý và bàn thảo, và sẽ không ai thay thế được bs điều trị của bạn cũng như quyết định điều trị của bạn.


3. VỀ MẶT KHÁC BIỆT ĐỊA LÝ: Bên Phương Tây có rất nhiều bs ủng hộ lựa chọn thuốc thế hệ 3 là điều trị bước đầu. Ủng hộ cho điều này ở hoàn cảnh của họ có rất nhiều lý do. Thứ nhất, đa số bệnh nhân của họ là chủng tộc da trắng- nhóm này nhận được lợi ích rõ rệt khi so sánh giữa thuốc thế hệ 1 và thế hệ 3. Thứ hai, các nghiên cứu mũi nhọn của họ được diễn ra rất rầm rộ, việc một bệnh nhân bị kháng thế hệ 3 sẽ dễ dàng tìm được những nghiên cứu thuốc trị kháng đang tuyển bệnh nhân- điều này ở Việt Nam là không thể, đất nước chúng ta ở một thế giới thứ 3, nơi y tế thuộc vùng trũng và việc kháng thế hệ 3 khi ấy sẽ chả đem đến điều gì tốt đẹp ngoài một cơn ác mộng thực sự. Thứ ba, bảo hiểm ở các nước phát triển đại đa số đều chi trả cho bệnh nhân cộng thêm mặt bằng chung thu nhập của người dân là rất cao, nên việc điều trị bằng thuốc thế hệ 3 không phải là một gánh nặng đối với họ- còn ở Việt Nam, những gia đình đủ điều kiện dùng thế hệ 3 là một nhóm nhỏ cực giàu.


4. CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRỊ: Có tới 60% số bệnh nhân khi kháng thuốc thế hệ 1 là do đột biến T790M, khi ấy bệnh nhân sẽ được chuyển qua dùng thuốc thế hệ 3. Tổng thời gian điều trị lúc này của họ sẽ là tổng thời gian dùng trên thuốc thế hệ 1+thế hệ 3. Còn nếu bệnh nhân dùng thế hệ 3 ngay từ đầu thì việc trị kháng thuốc thực sự là nan giải ( nan giải ngay cả với các nước Âu Mỹ, còn với Việt Nam thì là ác mộng ) . Bởi khi ấy, ung thư kháng thuốc không còn đa số đi theo một con đường kiểu T790M như khi kháng thế hệ 1 nữa, mà nó sẽ chia nhỏ ra rất rất nhiều nhánh nhỏ li ti-việc điều trị lúc này trở nên cực kỳ phức tạp, đôi khi các chuyên gia sẽ gặp phải những tình huống bất khả. Vì lý do đó, nên có hẳn quan điểm cho rằng nếu bạn là người Việt Nam, thì điều trị bước đầu của bạn luôn nên là thế hệ 1- Việc này ngoài hiệu quả điều trị thì còn là cách kéo dài thời gian sống trên các thế hệ thuốc đích của bạn hơn.


5. MỘT NỬA SỰ THẬT: vấn đề một nửa sự thật từ nghiên cứu toàn bộ đã được tôi phân tích rất kĩ ở trên sau khi đi cụ thể vào từng phân nhóm. Giờ tôi sẽ nhắc đến một nửa sự thật nữa đó là vấn đề thuốc. TOÀN BỘ thuốc được sử dụng trong các nghiên cứu toàn cầu trên đều là thuốc xịn-thuốc chính hãng của các tập đoàn dược phẩm khổng lồ. Bởi vậy, khi gặp phải lời tư vấn cho bệnh nhân dùng thuốc thế hệ 3 ngay từ đầu nhưng lại là thuốc banglades, thuốc ấn độ thì cần nghiêm túc xem xét lại tư cách đạo đức cũng như kiến thức của người tư vấn. Nhiều bs trên thế giới kê thế hệ 3 ngay từ đầu là bởi bệnh nhân của họ là chủng tộc da trắng và thuốc mà họ kê là thuốc xịn Tagrisso- việc tư vấn bắt chước cách kê của họ nhưng lại bắt chước 1 nửa, nửa còn lại thì dùng thuốc banglades, ấn độ là cách làm vô cùng tàn bạo và nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thời gian sống còn của bệnh nhân. Hai viên thuốc cùng hoạt chất nhưng chất lượng có thể một 10 một 1, chưa kể đến cách loại bỏ tạp chất là công nghệ riêng, thì tá dược của mỗi viên thuốc cũng là một bí mật phát minh riêng của từng công ty. Bạn cứ tưởng tượng viên thuốc uống vô mồm, hoạt chất lúc này muốn đi khắp cơ thể chữa bệnh thì phải cần đến tá dược, tá dược lúc này giống như những con thuyền chuyên chở thuốc- tá dược tốt nó sẽ chở thuốc đến khắp cơ thể, tá dược đểu uống vô mồm nó sẽ tụt một phát từ mồm xuống tận hậu môn!!! Không thể phủ nhận lợi ích về mặt chi phí của các dòng thuốc ấn độ, nhưng đứng trước sinh mạng của người bệnh, cần nói rõ hết 2 mặt của vấn đề. Tuyệt đối tránh lập lờ việc nói một nửa sự thật.


6. LỜI KẾT: Chữa bệnh nan y là con đường một chiều, bạn không thể làm lại, bạn không thể sửa sai. Mọi quyết định điều trị đều sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của bạn. Nếu bạn đi đúng, bạn sẽ có thêm thời gian để đợi các thuốc mới ra đời-từ đó tiếp tục kéo dài mãi con đường đang đi. Nếu bạn chọn sai, con đường của bạn sẽ vĩnh viễn dừng lại- câu chuyện của bạn lúc này sẽ trở thành kinh nghiệm cho người đi sau. Vậy bạn có muốn sai lầm của bạn sẽ thành kinh nghiệm cho người khác? Hay tự bạn sẽ viết lên kinh nghiệm cho chính mình? Hãy học cách đặt câu hỏi, càng hỏi nhiều, bản chất thật của vấn đề sẽ càng bộc lộ rõ- bởi đôi khi kết quả sống chết không nằm trong đáp án của câu hỏi, kết quả sống chết khi ấy sẽ nằm trong cách mà bạn đặt câu hỏi cho con đường bạn đang đi.



nejmoa1913662_f2.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Bài số 20: CẬP NHẬT THÔNG TIN TỪ HỘI NGHỊ ASCO ĐANG DIẼN RA- TIN VUI ĐỐI VỚI NHỮNG BỆNH NHÂN KHÁNG MIỄN DỊCH- PHÁC ĐỒ ĐẦU TIÊN TRỊ KHÁNG MIỄN DỊCH ĐÃ BẮT ĐẦU XUẤT HIỆN.


ASCO là tên viết tắt của Hội ung thư lâm sàng Hoa Kỳ. Đây là một tổ chức uy tín hàng đầu về lĩnh vực ung thư của Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Hằng năm ASCO sẽ tổ chức hội nghị một lần để thu hút tất cả các chuyên gia hàng đầu thế giới tới Mỹ nhằm trao đổi và báo cáo về những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực của mình. Hội nghị ASCO năm nay được tổ chức từ ngày 3/6 cho tới ngày 7/6/2022 tại Chicago, Mỹ.



Tình trạng kháng thuốc là điều không thể tránh khỏi khi điều trị ung thư giai đoạn muộn. Bất kể bạn có dùng phác đồ nào đi chăng nữa, dù là hoá trị, thuốc đích hay miễn dịch thì kháng thuốc là điều chắc chắn sẽ xảy ra, chỉ là sớm hay muộn. Việc tìm ra con đường trị kháng lúc này là công việc của những bộ não tinh hoa nhất, khi mà họ sẽ dành toàn bộ thời gian, công sức và trí tuệ để giúp con người vượt lên trong cuộc đua không hồi kết với ung thư. Thuốc miễn dịch ra đời sau thuốc đích đâu đó khoảng 7 năm. Bởi vậy, trong khi thuốc đích đã sắp sẵn cho mình những chiến lược trị kháng tương đối rõ ràng thì nhu cầu vượt qua tình trạng kháng thuốc ở thuốc miễn dịch vẫn còn chưa được đáp ứng- mọi cố gắng vượt qua tình trạng kháng thuốc miễn dịch cho đến gần đây vẫn là con số 0. Nhưng có vẻ mọi chuyện đã bắt đầu thay đổi cho tới cách đây 2 hôm, khi tại hội nghị ASCO đang diễn ra ở Chicago Mỹ- chuyên gia Karen L Reckamp đã trình bày dữ liệu ở phase 2 của nghiên cứu NCT03971474, và kết quả cho thấy rằng, đây rất có thể sẽ là những tín hiệu đầu tiên của một cuộc cách mạng mới.



Nghiên cứu NCT03971474 được thiết kế để so sánh phác đồ gộp Ramucirumab+pembrolizumab với phác đồ điều trị tiêu chuẩn. Kết quả nghiên cứu ở phase 2 chỉ ra rằng khi so sánh với phác đồ điều trị tiêu chuẩn thì phác đồ gộp Ramucirumab+pembrolizumab có cải thiện sống còn rõ rệt ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trước đây đã điều trị bằng miễn dịch và hoá trị.
Bất chấp thời gian sống không bệnh tiến triển và tỉ lệ đáp ứng là tương tự nhau giữa 2 nhánh, thì trung vị của thời gian sống còn toàn bộ ở nhánh gộp PD-1/VEGFR2 có cải thiện rõ rệt khi so với nhánh điều trị tiêu chuẩn. Cụ thể là 14.5 tháng ( 95% CI, 13.9- 16.1 ) so với 11.6 tháng ( 95% CI, 9.9-13.0 ) ( HR, 0.69; 95% CI, 0.51-0.92; P=0.05 )


Chúng ta hãy cùng chờ xem.



ASCO-2022-4x3-1 (1).png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top