[Funland] Văn Cao: Mùa Xuân đầu tiên - Ca khúc cuối cùng

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
Em biết con gái và con rể cụ Văn Cao
Em biết nhiều câu chuyện về Văn Cao, vì cụ Văn Cao thuở hàn vi đánh bạn với mấy cậu công tử thôn Ro Nha, quê em (nay là thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Hải Hải Phòng, cổng làng là km 85 Quốc lộ 5 , đối diện với Khu công nghiệp Nomura). Vì chơi với cụ, mà một cụ công tử làng em bị Nhật tra trấn đến chết
Ông em họ em (mới mất cách đây 6 năm, nếu còn thì nay cũng 100 tuổi), biết cụ Văn Cao, vì giao du với cu, phục Văn Cao sát đất vì Văn Cao vẽ rất giỏi.
Em gặp vợ cụ Văn Cao cách đây 10 năm trong một đám hỷ người quen của em và gửi cho bà ấy bài viết của ông chú em là nhà văn Mai Ngữ viết về cụ Văn Cao. (em sẽ post sau). trong truyện có viết về cụ Văn Cao cầm súng bắn chết một người thông ngôn cho quân đội Nhật Bản ở Hải Phòng. Chính vì vụ đó mà người nhà đằng bố em bị Nhật bắt và tra trấn đến chết (ông Mai Ngữ không kể)
1) Về vụ Nhân văn Giai phẩm: nó có nguyên do của nó. Số là mấy cụ to nhất nhì dính phải sai lầm trong vụ Cải cách ruộng đất, dẫn tới cụ Long March bay mất chức T.ổng Bí thư (theo lời nhà văn Vũ Bão). Văn nghệ sĩ ta vốn máu "tây", không thích đ.ảng lãnh đạo văn nghệ, nên ra báo xoáy nhiều đến Cải cách ruộng đất, chỗ đau của cụ Long March và Cụ nhà ta. Cụ Long March được bật đèn thẳng tay giáng đám văn nghệ sĩ. Theo những người trong cuộc kể lại thì cụ Lành (Tố Hữu), tuy là đầu sai, nhưng không sát ván với các cụ kia đâu, vì dù sao cũng là dân văn nghệ sĩ với nhau. Cụ Văn Cao được cho là "Tiên chỉ" (lão làng) của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" (theo cách nghĩ của cụ Long March). Cụ Nguyễn Tuân cũng được xếp hạng, nhưng 2 cái may cho cụ Nguyễn Tuân: một là cụ Tuân khéo hơn, biết ngậm miệng đúng lúc, hai là cụ Nguyễn Tuân được ông Lành (Tố Hữu) kết nạp vào Đ.ảng. Đám văn nghệ sĩ còn lại thì đi "thực tế", mỗi người một nơi, kẻ ở Tây Bắc, kẻ Thái Bình, kẻ ra mỏ…. và một số được "tu tại gia"
Cụ Long March không tìm được kẽ hở để trị cụ Văn Cao, và nỗi hận ấy dai dẳng cho đến khi cụ Long March ra đòn cuối cùng cuối thập niên 1970 là "sửa quốc ca".
Ảnh cả em năm nay 84 tuổi, kể với em. hồi 1958, anh cả em học khoá đầu Trường Trung cấp Nông Lâm ở Chèm, một hôm "Ban đấu tố" tổ chức một cuộc họp ở đây. Anh cả em trong lực lượng tự vệ được lệnh canh gác trường, được bồi dưỡng một bánh mì kẹp thịt khá to. "Ban đấu tố" có mặt cụ Long March ngồi hàng ghế C.hủ tịch đoàn . Phía dưới là những hàng ghế của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" và văn nghệ sĩ "chân gỗ". Cụ Văn Cao ngồi hàng ghế đầu, đối mặt với Chủ tịch đoàn. Đến lượt phải "tự kiểm điểm", Văn Cao đứng lên, quay mặt về phía sau, cất tiếng hỏi: các anh chị phê bình tôi đi. Đám "chân gỗ" ngày thường thì lăng xăng điếu đóm, khi nghe cụ cất tiếng hỏi không dám mở lời, quên cả bài đã được chuẩn bị sẵn. Họ sợ cụ Văn Cao cũng phải, vì Cụ Văn Cao là người cầm súng bắn thông ngôn Nhật Bản năm 1944-45. Năm 1949 cụ được cài trong hàng ngũ những người công an mật (tạm gọi như thế) hoạt động ở Lào Cai.
 

autus

Xe tăng
Biển số
OF-610909
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
1,018
Động cơ
130,307 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em biết con gái và con rể cụ Văn Cao
Em biết nhiều câu chuyện về Văn Cao, vì cụ Văn Cao thuở hàn vi đánh bạn với mấy cậu công tử thôn Ro Nha, quê em (nay là thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Hải Hải Phòng, cổng làng là km 85 Quốc lộ 5 , đối diện với Khu công nghiệp Nomura). Vì chơi với cụ, mà một cụ công tử làng em bị Nhật tra trấn đến chết
Ông em họ em (mới mất cách đây 6 năm, nếu còn thì nay cũng 100 tuổi), biết cụ Văn Cao, vì giao du với cu, phục Văn Cao sát đất vì Văn Cao vẽ rất giỏi.
Em gặp vợ cụ Văn Cao cách đây 10 năm trong một đám hỷ người quen của em và gửi cho bà ấy bài viết của ông chú em là nhà văn Mai Ngữ viết về cụ Văn Cao. (em sẽ post sau). trong truyện có viết về cụ Văn Cao cầm súng bắn chết một người thông ngôn cho quân đội Nhật Bản ở Hải Phòng. Chính vì vụ đó mà người nhà đằng bố em bị Nhật bắt và tra trấn đến chết (ông Mai Ngữ không kể)
1) Về vụ Nhân văn Giai phẩm: nó có nguyên do của nó. Số là mấy cụ to nhất nhì dính phải sai lầm trong vụ Cải cách ruộng đất, dẫn tới cụ Long March bay mất chức T.ổng Bí thư (theo lời nhà văn Vũ Bão). Văn nghệ sĩ ta vốn máu "tây", không thích đ.ảng lãnh đạo văn nghệ, nên ra báo xoáy nhiều đến Cải cách ruộng đất, chỗ đau của cụ Long March và Cụ nhà ta. Cụ Long March được bật đèn thẳng tay giáng đám văn nghệ sĩ. Theo những người trong cuộc kể lại thì cụ Lành (Tố Hữu), tuy là đầu sai, nhưng không sát ván với các cụ kia đâu, vì dù sao cũng là dân văn nghệ sĩ với nhau. Cụ Văn Cao được cho là "Tiên chỉ" (lão làng) của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" (theo cách nghĩ của cụ Long March). Cụ Nguyễn Tuân cũng được xếp hạng, nhưng 2 cái may cho cụ Nguyễn Tuân: một là cụ Tuân khéo hơn, biết ngậm miệng đúng lúc, hai là cụ Nguyễn Tuân được ông Lành (Tố Hữu) kết nạp vào Đ.ảng. Đám văn nghệ sĩ còn lại thì đi "thực tế", mỗi người một nơi, kẻ ở Tây Bắc, kẻ Thái Bình, kẻ ra mỏ…. và một số được "tu tại gia"
Cụ Long March không tìm được kẽ hở để trị cụ Văn Cao, và nỗi hận ấy dai dẳng cho đến khi cụ Long March ra đòn cuối cùng cuối thập niên 1970 là "sửa quốc ca".
Ảnh cả em năm nay 84 tuổi, kể với em. hồi 1958, anh cả em học khoá đầu Trường Trung cấp Nông Lâm ở Chèm, một hôm "Ban đấu tố" tổ chức một cuộc họp ở đây. Anh cả em trong lực lượng tự vệ được lệnh canh gác trường, được bồi dưỡng một bánh mì kẹp thịt khá to. "Ban đấu tố" có mặt cụ Long March ngồi hàng ghế C.hủ tịch đoàn . Phía dưới là những hàng ghế của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" và văn nghệ sĩ "chân gỗ". Cụ Văn Cao ngồi hàng ghế đầu, đối mặt với Chủ tịch đoàn. Đến lượt phải "tự kiểm điểm", Văn Cao đứng lên, quay mặt về phía sau, cất tiếng hỏi: các anh chị phê bình tôi đi. Đám "chân gỗ" ngày thường thì lăng xăng điếu đóm, khi nghe cụ cất tiếng hỏi không dám mở lời, quên cả bài đã được chuẩn bị sẵn. Họ sợ cụ Văn Cao cũng phải, vì Cụ Văn Cao là người cầm súng bắn thông ngôn Nhật Bản năm 1944-45. Năm 1949 cụ được cài trong hàng ngũ những người công an mật (tạm gọi như thế) hoạt động ở Lào Cai.
Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy - Tố Hữu lãnh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn - Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm hết. Longue Marche (tiếng Pháp, có nghĩa là cuộc quân hành dài, ý nói ) mới là kẻ sáng tác ra vụ Nhân văn - Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Longue Marche còn cho mời mình và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế - bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Mình nói với Longue Marche: "Nếu trong vườn hồng có sâu thì ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy thì chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!" Lúy nghe, mặt câng câng. Cái cách của Longue Marche là thế. Lúy gọi mình đến còn có ý này nữa: Lúy muốn mình phải hiểu - tôi đã chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ còn cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?

- Trích wiki
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
2) Đoạn cuối của bài hát
“ Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…”
Năm 1958 chỉ vì chữ "Người" mà cụ Trần Dần lên bờ xuống ruộng
Thời đó "Người" (VIẾT HOA) là chỉ Cụ H.
Truyện, sách báo viết chữ "Người" phải tôn kính, thảnh ra chữ "Người" ít được sử dụng để chỉ một nhân vật khác ngoài Cụ. Tạm gọi là chữ huý
Năm 1976, cụ Văn Cao láy lại 5 chữ người thì quá đỗi, nên bị cấm vì đoạn này, còn lý do khác chỉ là che đậy.
“ Từ đây người biết quê người → Cụ biết quê mình?
Từ đây người biết thương người → cụ biết thương người
Từ đây người biết yêu người…” → Cụ biết yêu người
Ngay từ khi bài hát bị "cấm", người ta đã kể cho em lý do trên, thế mà cũng 43 năm rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

Wakeup

Xe điện
Biển số
OF-33666
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
2,293
Động cơ
509,037 Mã lực
Nơi ở
Where Rain & Tears are the same
Cuối những năm 198x, em có may mắn được ngồi ké hầu rượu cho nhạc sĩ Văn Cao vài lần.
Nhạc sĩ hay ra quán cafe ở 57 Quang Trung uống rượu cùng với một số văn nghệ sĩ như Phú Quang, họa sĩ Nguyễn Quân,....
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
Sau khi đấu tố, tất nhiên là đến ngày thu hoạch, nghĩa là có bản kiểm điểm, hay lời kiểm điểm, hay lời thú tội, lời hối hận của đám văn nghệ sĩ "lầm đường lạc lối"
Dưới đây là bản kiểm điểm của Văn Cao trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm, do nhà văn Xuân Vũ, người trong cuộc, kể: (trích trong "Văn nghệ sĩ miền Bắc như tôi biết")
Phỏng vấn Văn Cao
Văn Cao ở số 110 đường Yết Kiêu gối đầu trên đường Nguyễn Du và Trần Hưng Đạo, gần trường Cao đẳng mỹ thuật nơi đây có hoạ sĩ Sĩ Ngọc làm giáo sư. Đi quá một chút là đụng quán phở chưa vô quốc doanh Tư Lùn, ngay ngã ba Trần Hưng Đạo và Yết Kiêu. Từ đó, băng qua mặt đường Trần Hưng Đạo là đầu ngõ hẻm cụt, trong đó sống vất vưởng nhà viết tuỳ bút số 1: Nguyễn Tuân.
Tôi có đến nhà Văn Cao một lần. Hồi đó, vỡ mộng làm Solokhov (tác giả Đất vỡ hoang) bỏ một nông trường ở Nghệ An, tôi về Hà nội làm biên tập viên văn học kiêm phóng viên chạy cho đài phát thanh Tiếng nói Việt nam ở 54 phố Quán Sứ. Tôi đã có lần “phỏng vấn” Văn Cao. Nói là phỏng vấn cho nói đúng cái chức nghiệp của nhà họ phóng chứ kỳ thực thì xin Văn Cao một cái “cảm tưởng” sau Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai với mục đích là khuếch trương chiến quả đè bẹp Nhân văn Giai phẩm.
Ý định của “ở trên” là mong Văn Cao nói lên một cái sự “phấn khởi” về kết quả vượt mức kế hoạch nhà nước trong lĩnh vực văn nghệ quốc doanh. Tôi không nhớ ai đã mách cho tôi cái số nhà Văn Cao. Và nếu không có lệnh trên thì tôi - vốn là kẻ kính phục Văn Cao vô cùng - cũng không bao giờ dám bén mảng tới đó vì anh là lãnh tụ của nhóm Nhân văn.
Nhà có hai tầng. Tầng dưới chật chội và ngổn ngang. Tuy nhà không có đề bảng hiệu (hay có mà tôi không thấy - tôi không nhớ) nhưng bên trong và ở sân sau thì thấy quần, áo chăn màn, lớp phơi, lớp xếp, lớp đang nằm vung trên bàn, và mấy cái bàn ủi lặng thinh nằm trên than hồng, thì tôi chắc đây là tiệm giặt là.
Không nhớ một người đàn ông hay đàn bà đã bảo tôi, khi tôi nói tôi muốn gặp Văn Cao:
- Ông ấy ở trên gác!
Câu nói ngắn vừa đủ chữ để trả lời cho người hỏi, không biểu lộ một lập trường thương yêu hay thù ghét Văn Cao. Do đó tôi không thể hiểu được đó là người nhà của Văn Cao hay người dưng cho nên tôi cũng không biết cái tiệm giặt ủi này có phải là sinh kế của nhà nhạc sĩ tác giả của Quốc ca nước Việt nam dân chủ cộng hoà mà ông là công dân đáng lý phải được biệt đãi hay không?
Tôi đi lên hết những nấc thang trong ánh sáng mờ mờ mà không vấp ngã. Văn Cao ngồi ở ghế, hai chân co lên cho đôi đầu gối ép vào bụng. Có lẽ anh đã nghe tiếng hỏi của tôi lúc nãy nên tôi vừa ló đầu lên thì chạm phải cặp mắt không hài lòng của anh. Ý như nói: “Các anh tìm tôi làm gì? Tôi đang muốn được yên thân. Tôi xin van, đừng có ai đến quấy rầy tôi!”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
(tiếp)
Mặc dù đọc được sự bất mãn đó nhưng tôi vẫn liều mình cho đ.ảng, đòi bằng được cái cảm tưởng phấn khởi của anh đem về phát thanh cho toàn thiên hạ nghe! Tôi tự giới thiệu và nói luôn yêu cầu. Nghe xong anh bảo:
- Những cái đó báo Nhân dân làm rồi. Anh lấy đó đem về mà phát còn tốt hơn.
- Dạ, ở trên muốn có cái cảm tưởng của anh.
Anh nhăn nhó một lúc rồi hỏi:
- Cảm tưởng của tôi thì dễ nói nhưng sợ nó không giống của ở trên!
- Dạ, anh cứ viết, tôi mang về trình Ban giám đốc - Tôi nhìn anh, chờ đợi.
Mồ hôi mồ kê đổ ròng ròng xuống trán và hai bên thái dương của anh. Tôi đoán chắc là vì căn nhà quá nóng do cái lò giặt ủi dưới kia thổi lên. Nhưng không trời đang còn lạnh. Anh mặc áo bông xanh. Cái tay áo xùi lòi bông trắng. (Về sau tôi mới được một người bạn của anh cho biết là anh đau bao tử mà không có nếp ăn. Nếp rất hiếm mua ở đâu cũng khộng có. Vì tình quốc tế cao cả vượt mức cho nên người ta quên cả dân mình để nhường nếp cho đồng chí pha-thét Lào ăn hằng ngày).
Thấy tôi kiên trì trước lời từ chối khéo của mình, anh bèn miễn cưỡng gật đầu nhưng còn nói:
- Viết như thế nào, anh gợi ý cho tôi nghe xem đã!
Đây là sự quan trọng nhất của nhà “phóng” cho nên nghe thế, tôi bèn nói ngay:
- Thứ nhất là anh nói lên cho được sự phấn khởi của anh sau đại hội. Thứ hai là bày tỏ tin tưởng nơi sự lãnh đạo của… ở trên.
- Dài chừng bao dai? - Anh cau mặt như gắt.
- Dạ chừng trên dưới hai ngàn chữ.
- Gì mà dài dữ vậy. Tôi không viết nổi!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
(tiếp)
Anh lại nhăn nhó trông rất khổ sở. Hai cái đầu gối bị hai cánh tay bó riết nên càng thúc sát vào bụng. Suốt cuộc nói chuyện, tôi thấy anh cứ ngồi một bộ ấy đến lúc tôi đứng dậy chào từ giã. Có lẽ cái bộ ngồi đó giúp anh kiềm chế cơn đau.
Tôi móc cái bao thơ trong đó có sẵn số tiền thù lao, 5 đồng là lệ thường. Nhưng tôi nói láo với phòng tài vụ là Văn Cao sẽ phát biểu cảm tưởng hai lần nên ông già lưu dụng (gốc công chức cũ của Pháp ở lại) không muốn lôi thôi làm mất cảm tình với cán bộ thứ thiệt (là tôi) nên xuất quỹ 10 đồng và bắt tôi ký. Tôi móc tiền trong bao thơ đưa cho anh rồi chìa biên lai:
- Xin anh ký dùm chút.
Anh chỉ ký chữ “Văn” thôi. Gặp mặt thì nhiều lần nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy chữ ký tên của Văn Cao. Với 10 đồng thù lao này, anh sẽ mua được đến 20 tô phở. Phở hồi đó còn nhiều gánh và hiệu cá thể nên ngon và rẻ, sau này bị dẹp hết để vô hợp tác xã nên nhà nước qui định 1 đồng một tô. Bán sao ăn vậy không được kỳ kèo thịt thái thế này, cắt chỗ kia, nhất là không xin được thêm một thìa nước béo như đối với gánh, hiệu lẻ.
Đúng ngày hẹn lấy bài, tôi lại đến. Không biết tại sao tôi vào nhà vừa đến chân thang gác là một cậu bé rất xinh chạy xuống đưa cho tôi tờ giấy.
- Bố cháu đau!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
(tiếp)
Tôi giật mình. Không phải vì “bố cháu đau” mà vì nhác trông thấy cái bài nó ngắn quá đi mất. Chỉ độ một phần ba trang giấy học trò hay non nửa gì đó thôi. Như thế thì không thể phát thanh được. Tôi đứng ở ngay chân thang mà đọc thì thấy không đạt yêu cầu như đã nêu trên kia.
Mặc dù vậy tôi cũng cứ cầm bài về. Trước nhất là đưa cho ông Trưởng phòng Văn nghệ. Ông này là nhà văn kháng chiến lại có tác phẩm in trong thời kỳ cải cách ruộng đất. Ông rất quý mến Văn Cao, Hoàng Cầm, Tử Phác. Nên khi tôi đưa cái biên lai 10 đồng, ông ta “duyệt” ngay. Nhưng bây giờ đụng bài cảm tưởng bất ngờ này, ông cắn cắn môi rồi thở dài. Chữ của Văn Cao không đẹp như nhạc của anh. Nó nhỏ nhắn, cùn mằn không có những nét đá tài hoa chi cả. Nếu các nhà bói chữ dùng chữ của anh để đoán số tử vi thì có lẽ khó tìm ra một Văn Cao kỳ diệu trong đó.
Ông Trưởng phòng Văn nghệ cầm tờ cảm tưởng hộc tốc chạy lên Ban Giám đốc đài để trình.
Trong buổi phát thanh khuếch trương chiến quả đè bẹp Nhân văn Giai phẩm của Đại hội văn nghệ Toàn quốc 2 này sẽ có một số bài phát biểu của toàn những tay chống Nhân văn Giai phẩm ác liệt do “ở trên” chỉ định. Tôi không còn nhớ là những ai. Nhưng trong đó lại có Văn Cao là lãnh tụ Nhân văn Giai phẩm. Ở trên muốn đi nước cờ cao, tấn một nước làm rối loạn địch quân và ổn định tình thế xáo trộn quân mình.
Chẳng ngờ ông Văn lại không theo đường lối đó. Tôi không hiểu rồi mình sẽ phải đi yêu cầu Văn Cao viết lại hay đi đặt bài của người nào khác hơn Văn Cao.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
(tiếp)
Cũng nên nhắc lại từ đầu cuộc bùng nổ của Nhân văn Giai phẩm một chút. Khi Văn Cao bị phát hiện là lãnh tụ Nhân văn Giai phẩm, cụ thể là các báo Nhân văn xuất bản liên tục, rồi các Giai phẩm Mùa Xuân, Mùa Đông in ra liền liền, thì các bản nhạc của Văn Cao biến hẳn trên đài phát thanh. Kể cả các bản nhạc được lấy làm nền rất thường xuyên cũng cắt luôn. Chỉ còn Quốc ca là không bỏ được thôi.
Có lẽ vắng Văn Cao trên đài, các buổi phát thanh âm nhạc trở nên nghèo nàn ngó thấy nên “ở trên” tìm cách phục hồi trở lại, nhưng phục hội bằng lý do gì? Chắc là bài cảm tưởng này! Tôi đoán thế. Ông Trưởng phòng Văn nghệ trở lại với vẻ mặt rầu rầu. Ông ta bảo tôi:
- Cậu trở lại nói với anh ấy đây là yêu cầu của “trên”. Cậu liệu cách mà xoay xở chứ buổi phát thanh đã được ấn định cả nội dung lẫn giờ giấc rồi. Thính giả đang chờ nghe. Người ta chờ Văn Cao, xem ông ấy nói cái gì. Buổi phát thanh đã được giới thiệu rồi mà bỗng nhiên không có ông ấy thì người ta sẽ thắc mắc và đồn đại nhặng cả lên, “ở trên” sẽ la chúng mình!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
(tiếp)
Tôi đành phải làm thiên lôi vác… xe đạp tới nhà số 110 Yết Kiêu lần nữa. Bây giờ tôi vẫn còn nhớ rõ lắm. Văn Cao không viết lại mà cũng không viết thêm. Bằng ấy chữ lại được tôi đèo bằng xe đạp đến rồi cũng bằng ấy chữ được tôi cõng trên lưng trở về nộp cho vị Trưởng phòng.
Ông Trưởng phòng Văn nghệ lại nhảy hai bậc một lên trình Ban Giám đốc. Sau đó, ông ta trở về mà không nói gì về bài cảm tưởng. Tôi đang lo lắng nhưng thấy ông không nói gì thì tôi không hỏi luôn. Coi như hoàn thành nhiệm vụ.
Mãi đến hôm sau ông mới bảo tôi:
- Ở trên đã có cách rồi. Cậu không phải lo nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
(tiếp)
Tuy vậy, tôi vẫn theo dõi buổi phát thanh quan trọng kia. Theo lệ thường thì tác giả những bài phát biểu loại này đều được xe hơi của đài phát thanh có phóng viên ngồi, đến tận nhà rước lại đài để ghi âm chính tiếng nói của họ. Nhưng lần này thì lại không làm như vậy mà toàn bộ đều do xướng ngôn viên đọc. Đến bài cảm tưởng của Văn Cao tôi hết sức ngạc nhiên. Sao mà nó vừa dài vừa đúng yêu cầu của “ở trên” đến nỗi không chê chỗ nào được thế?
Hay là người ta đã cắt ở báo Nhân dân lời phát biểu này? Nhưng đâu có tờ Nhân dân nào lọt khỏi mắt tôi. Mà nào có thấy bài nào như thế đâu. Chắc là “ở trên” đã chỉ thị trực tiếp cho ảnh viết. Dù ngoan cố, anh cũng không thể cãi lại lệnh trên.
Thường thường phóng viên cũng thông báo cho tác giả biết giờ phát thanh có bài của họ để họ đón nghe. Do đó tôi đến mời anh đi uống cà phê ở Mậu dịch ăn Hàng Cỏ gần nhà anh nhất để cùng nghe, nên không phải đi xe đạp.
Có lẽ anh cũng muốn nghe lại bài mình viết xem nó ra làm sao nên anh nhận lời ngay. Những buổi quan trọng được dùng lại vào buổi phát thanh vào Nam, để “tranh thủ giới trí thức và văn nghệ sĩ miền Nam”…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
(tiếp)
Chúng tôi vừa uống cà phê vừa chờ. Nhạc hiệu dứt đúng vào 10 giờ 5 phút và các bài lần lượt được đọc lại nguyên văn vang ra từ cái loa vuông trong cửa hàng ăn. Nghe đến tên mình, anh Văn Cao hớp khẽ, ngắn và lắng tai. Tôi chờ đợi sự hài lòng lộ lên nét mặt anh. Nhưng càng nghe anh càng tỏ vẻ ngạc nhiên. Cuối cùng anh đặt tách cà phê xuống, nói khẽ, như không có tôi trước mặt…
- Quái, sao lại thế nhỉ!
- Sao à, thưa anh?
- À không!
Nét mặt đang cau lại của anh bỗng dãn ra ngay.
Tôi nghĩ có lẽ là xướng ngôn viên đọc sai chữ nào đó nên anh không hài lòng. Khi bài đọc vừa dứt thì nhạc nền, bài Chiến sĩ Việt nam, nổi lên to dần để châm dứt buổi phát thanh. Anh đứng lên, tôi vội vã hỏi:
- Anh có cảm tưởng gì về các bài phát biểu của các ổng và riêng của anh?
Anh chỉ nhếch môi, ngập ngừng hồi lâu rồi cười:
- Hay lắ… ắm!” - rồi anh cảm ơn nhà phóng viên đại tài trước khi từ giã.
Thế là đủ cho chàng phóng viên nhà mình.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,161
Động cơ
1,073,756 Mã lực
(tiếp)
Hôm sau tôi đến Phòng Văn nghệ sớm nhất để ghi công trong sổ nhận xét công tác: hoàn toàn tốt đẹp!
Vừa ghi xong phấn khởi quay ra thì đụng nhằm ông Phó phòng. Ông này là bạn vong niên của tôi từng công tác với nhau ở Nam Bộ. Tôi hồ hởi khoe ngay:
- Ê già X! Văn Cao khen buổi phát thanh hay lắm!
- Buổi nào?
- Thì buổi cảm tưởng chớ còn buổi nào cha nội!
Hắn đứng chết trân như trời trồng giây lâu rồi kêu lên:
- Thôi bỏ mẹ rồi! Sao ông ấy biết mà nghe?
- Tôi đến mời ổng nghe chớ còn sao nữa. Tôi phải nghe lóm buổi phát thanh vào Nam đấy! Nếu tôi không nhanh, thì hụt mất rồi.
- Chậc… chậc!
- Sao?
- Tay Trưởng phòng nó dặn mình mà mình quên! Chậc! - Hắn vỗ trán, cau có.
- Dặn cái gì?
- Dặn là cậu đừng cho cộng tác viên của cậu nghe bài của họ kỳ này.
- Tại sao kỳ vậy?
Ông Phó ậm ờ một chút rồi lại hỏi gặn:
- Mà cậu đã báo cho ông ấy đón nghe thật à?
- Tôi và ảnh cùng nghe mà, vừa uống cà phê vừa nghe cho khoái!
- Thôi được rồi! - Hắn cúp ngang câu chuyện và bỏ đi. Tôi đâm ra hoang mang. Không hiểu có chuyện gì trong vấn đề bình thường như vậy. Bài đặt sai tiêu chuẩn, lập trường chăng? Nhưng cái bài đó tôi đâu có đặt và có duyệt đâu mà sợ?
Mãi đến buổi ăn trưa hôm đó, hắn mới rỉ tai tôi, nhưng còn dặn kỹ:
- Đừng nói với ai. Chỉ mình mày biết thôi đó…
Thì ra, đó không phải là bài của Văn Cao, mà đâu “ở trên” viết đưa xuống cho Ban Giám đốc. Cho phóng viên đỡ tốn sức đạp xe chạy tới chạy lui chăng…?

1988
 

Longp01

Xe tăng
Biển số
OF-479247
Ngày cấp bằng
26/12/16
Số km
1,251
Động cơ
4,080 Mã lực
Tuổi
49
Giá như Cụ thoát ly được
 

Sơn Takira

Xe tải
Biển số
OF-651098
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
400
Động cơ
114,354 Mã lực
Tuổi
34


Văn Cao là một thiên tài về âm nhạc , là một danh nhân văn hoá của VN , nhưng cuộc đời ông lại gian truân cay đắng như nhà thơ , nhà văn Trần Mạnh Hảo đã viết “ Văn Cao một thiên tài bị lưu đày “ và ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ của ông cũng là ca khúc cuối cùng của ông cũng cùng trong số phận ấy .
Ngay từ cuối năm 1949 ( trùng với năm sinh của người viết bài này ) , theo yêu cầu của một số lãnh đạo trong quân đội , ông sáng tác ca khúc hùng tráng “ Tiến về Hà Nội “, khi bài hát ra đời được bộ đội nhân dân vùng kháng chiến chào đón nhiệt liệt thì ông lại bị bên tư tưởng văn hoá phê bình kiểm điểm lên xuống vì bị quy kết là “ tư tưởng lạc quan tếu”, “ tiểu tư sản “, “ không hợp thời “ . Nhưng đến khi giải phóng Thủ đô năm 1954 thì không có bài hát nào so sánh được với sự hùng tráng hào hùng , sự lột tả đầy đủ những hình ảnh tình cảm chân thực nhất ngày giải phóng Thủ đô mà ông đã hình dung và tiên liệu trước đó 5 năm .



Bị của cú shock đó ông đã thề không bao giờ viết ca khúc chính trị nữa , tiếp theo đó 10 năm sau ông lại bị kết án trong vụ án “Nhân văn Giai phẩm “ năm 1958. Riêng vì ông là tác giả bài Quốc ca nên không bị vào tù như các văn nghệ sĩ khác nhưng bị đi cải tạo lao động trên miền núi , bị giam lỏng cô lập suốt thời gian dài khi tài năng đang nở rộ , các tác phẩm của ông bị cấm phổ biến lưu hành và cũng từ đấy ông không còn viết một tác phẩm âm nhạc nào nữa trừ vẽ tranh , tranh minh họa kí tên người khác để kiếm sống và làm thơ cho riêng mình để giải tỏa nỗi lòng . Sau ngày giải phóng , cuối năm 1975 đoàn cán bộ báo “ Sài Gòn giải phóng “ khi ra Hà Nội đã tới thăm ông và đặt hàng ông viết một bài cho báo Xuân Tết Bính Thìn . Ông đã vui vẻ nhận lời , dòng chảy âm nhạc của ông lại tuôn trào sau bao năm kìm nén trong lòng để cho ra đời ca khúc “ Mùa xuân đầu tiên “ . Như tâm sự của ông đã nói : “ Lúc đó không thể không viết bài hát. Vẽ, làm thơ chưa thỏa, phải là bài hát mới sướng “. Nhưng bài hát của ông không như những ca khúc khác trong giai đoạn đó phải là hùng tráng hào hùng ngất ngây , phải khí thế với cờ bay với Đảng với Bác ... bài hát của ông lại có tiết tấu dịu dàng của điệu valse sang trọng pha chút ngậm ngùi , phiêu linh xô dạt day dứt của một tâm hồn nghệ sĩ trải qua cay đắng như ông tâm sự : “ Tôi vẽ và làm thơ như một thôi thúc. Âm nhạc vẫn là lẽ sống của đời mình nhưng ba mươi năm không viết. Chỉ duy nhất có Mùa xuân đầu tiên... Mùa xuân đầu tiên là lời hoan ca về ngày sum họp. Hai mươi mốt năm chia cắt, bà con mình hai ngả Bắc Nam, nỗi đau ấy lớn lắm, không bút nảo tả nổi... Và tôi viết bản nhạc ấy như một lẽ tự nhiên. Âm nhạc và ca từ như chảy từ trái tim.. “ .



Thật vậy , mở đầu bài hát rất lạ bằng ca từ “ Rồi dặt dìu , mùa xuân theo én về “ như một lẽ đương nhiên cái gì phải đến thì sẽ phải đến , cuộc chiến tranh tàn khốc nồi da nấu thịt của dân tộc rồi cũng phải kết thúc . Một mùa xuân bình thường như bao mùa xuân khác hôm nay đã trở thành mùa vui mùa yên lành không tiếng súng : “ Mùa bình thường , mùa vui nay đã về , mùa xuân mơ ước ấy “ đã về có nắng , có chim nhưng lại chưa trong sáng rạng ngời như mong ước và bằng linh cảm của mình ông thấy nó phảng phất nỗi mơ hồ cô đơn trong mùa xuân thanh bình “ với khói bay trên sông , gà đang gáy trưa bên sông “. Tiếng gà gáy lạc lõng giữa trưa bên sông còn mờ sương khói như một khoảng lặng trong niềm vui của dân tộc chưa trọn vẹn , đất nước thống nhất nhưng dân tộc chưa thống nhất . Trong sự hoan ca của những người chiến thắng ông vẫn thấy nghẹn ngào về cái giá dân tộc phải trả để có mùa xuân thanh bình trong “ người mẹ nhìn đàn con nay đã về “ , trong “ giọt nước mắt trên vai anh , giọt sưởi ấm trên vai anh “ . Còn điều ông mong mỏi nhất với một tâm hồn nhân văn thánh thiện nằm ở trong cao trào bài hát như nhắn nhủ day dứt :
“ Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người…”
Nhưng cái từ đây ấy vẫn còn u hoài như trong câu kết : “ một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông “ .
Bài hát được in trên tờ “ Sài Gòn giải phóng “ số Xuân Bính Thìn ngày 01-01-1976 , ngay sau đó đã bị cấm lưu hành vì lý do bài hát “ "nghe mơ hồ rắc rối, kêu gọi tình thương một cách chung chung, thiếu tính giai cấp", "ủy mị, yếu đuối" và bị xem là "lạc điệu" . Nhưng cũng mùa xuân năm đó bài hát lại được Liên Xô ( cũ ) in phát hành và thu thanh phát sóng trong chương trình phát thanh Việt ngữ tại Moskva nên nhiều người Việt biết tới và số phận của nó không bị chìm trong quên lãng , rồi phải mãi 20 năm sau bài hát mới được phổ biến công khai rộng rãi sau ngày ông mất .
Khi nghe bài hát , mỗi người ở hoàn cảnh khác nhau trong thời kỳ đó sẽ có những cảm xúc tâm trạng rung động khác nhau về bài hát , đấy là điều đặc biệt của bài hát mà như nhà thơ nhà văn Trần Mạnh Hảo đã nhận xét : “ Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: Vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít , bơ vơ nhiều ... “
Xin mời các bạn nghe bài hát.
Lê Quang Doãn

Với ca sĩ Ánh Tuyết

Câu chuyện này em có được nghe nói khi cùng má qua nhà GS viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng chúc Tết đúng lúc Gs đang bật bài này.

Bác ấy sau đó kể lại câu chuyện này với nét mặt bi phẫn. Bác VTH bị tiểu đường lâi năm ko uống rượu, nhưng hôm ấy khi nghe xong, kể xong bác bảo cô Nga (vợ bác) rót cho hai bác cháu một ly. Cùng nghệ sĩ với nhau, họ có cách thấu cảm rất riêng. :(
 

oishivn

Xe điện
Biển số
OF-487377
Ngày cấp bằng
8/2/17
Số km
2,302
Động cơ
475,335 Mã lực
Em biết con gái và con rể cụ Văn Cao
Em biết nhiều câu chuyện về Văn Cao, vì cụ Văn Cao thuở hàn vi đánh bạn với mấy cậu công tử thôn Ro Nha, quê em (nay là thôn Do Nha, xã Tân Tiến, huyện An Hải Hải Phòng, cổng làng là km 85 Quốc lộ 5 , đối diện với Khu công nghiệp Nomura). Vì chơi với cụ, mà một cụ công tử làng em bị Nhật tra trấn đến chết
Ông em họ em (mới mất cách đây 6 năm, nếu còn thì nay cũng 100 tuổi), biết cụ Văn Cao, vì giao du với cu, phục Văn Cao sát đất vì Văn Cao vẽ rất giỏi.
Em gặp vợ cụ Văn Cao cách đây 10 năm trong một đám hỷ người quen của em và gửi cho bà ấy bài viết của ông chú em là nhà văn Mai Ngữ viết về cụ Văn Cao. (em sẽ post sau). trong truyện có viết về cụ Văn Cao cầm súng bắn chết một người thông ngôn cho quân đội Nhật Bản ở Hải Phòng. Chính vì vụ đó mà người nhà đằng bố em bị Nhật bắt và tra trấn đến chết (ông Mai Ngữ không kể)
1) Về vụ Nhân văn Giai phẩm: nó có nguyên do của nó. Số là mấy cụ to nhất nhì dính phải sai lầm trong vụ Cải cách ruộng đất, dẫn tới cụ Long March bay mất chức T.ổng Bí thư (theo lời nhà văn Vũ Bão). Văn nghệ sĩ ta vốn máu "tây", không thích đ.ảng lãnh đạo văn nghệ, nên ra báo xoáy nhiều đến Cải cách ruộng đất, chỗ đau của cụ Long March và Cụ nhà ta. Cụ Long March được bật đèn thẳng tay giáng đám văn nghệ sĩ. Theo những người trong cuộc kể lại thì cụ Lành (Tố Hữu), tuy là đầu sai, nhưng không sát ván với các cụ kia đâu, vì dù sao cũng là dân văn nghệ sĩ với nhau. Cụ Văn Cao được cho là "Tiên chỉ" (lão làng) của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" (theo cách nghĩ của cụ Long March). Cụ Nguyễn Tuân cũng được xếp hạng, nhưng 2 cái may cho cụ Nguyễn Tuân: một là cụ Tuân khéo hơn, biết ngậm miệng đúng lúc, hai là cụ Nguyễn Tuân được ông Lành (Tố Hữu) kết nạp vào Đ.ảng. Đám văn nghệ sĩ còn lại thì đi "thực tế", mỗi người một nơi, kẻ ở Tây Bắc, kẻ Thái Bình, kẻ ra mỏ…. và một số được "tu tại gia"
Cụ Long March không tìm được kẽ hở để trị cụ Văn Cao, và nỗi hận ấy dai dẳng cho đến khi cụ Long March ra đòn cuối cùng cuối thập niên 1970 là "sửa quốc ca".
Ảnh cả em năm nay 84 tuổi, kể với em. hồi 1958, anh cả em học khoá đầu Trường Trung cấp Nông Lâm ở Chèm, một hôm "Ban đấu tố" tổ chức một cuộc họp ở đây. Anh cả em trong lực lượng tự vệ được lệnh canh gác trường, được bồi dưỡng một bánh mì kẹp thịt khá to. "Ban đấu tố" có mặt cụ Long March ngồi hàng ghế C.hủ tịch đoàn . Phía dưới là những hàng ghế của đám văn nghệ sĩ "nổi loạn" và văn nghệ sĩ "chân gỗ". Cụ Văn Cao ngồi hàng ghế đầu, đối mặt với Chủ tịch đoàn. Đến lượt phải "tự kiểm điểm", Văn Cao đứng lên, quay mặt về phía sau, cất tiếng hỏi: các anh chị phê bình tôi đi. Đám "chân gỗ" ngày thường thì lăng xăng điếu đóm, khi nghe cụ cất tiếng hỏi không dám mở lời, quên cả bài đã được chuẩn bị sẵn. Họ sợ cụ Văn Cao cũng phải, vì Cụ Văn Cao là người cầm súng bắn thông ngôn Nhật Bản năm 1944-45. Năm 1949 cụ được cài trong hàng ngũ những người công an mật (tạm gọi như thế) hoạt động ở Lào Cai.
Cháu xin phép được quốt bài cụ ạ, cụ có thể khuyên cháu nên đọc những sách nào để có những thông tin quý báu mà cụ biết ko ạ. Cháu cám ơn cụ :)
 

SanHoBien

Xe container
Biển số
OF-387568
Ngày cấp bằng
17/10/15
Số km
8,110
Động cơ
303,103 Mã lực
Văn Cao là 1 thiên tài âm nhạc, e chắc chắn như vậy!!!
 

kiensurveyor

Xe tăng
Biển số
OF-77362
Ngày cấp bằng
8/11/10
Số km
1,879
Động cơ
431,368 Mã lực
Nơi ở
Hội FE
Em nghĩ về sau ông ít sáng tác có thể còn có nguyên nhân từ thời ông làm ở đội danh dự Việt Minh. Hồi xưa em có xem có 1 bộ phim tài liệu về ông (trước khi ông mất một thời gian), em nhớ mãi hình ảnh của ông dật dờ như người mất hồn trong một buổi chiều tà bên cạnh cây cầu Long Biên già cỗi. Hình ảnh này cứ ảm ảnh em mãi!
Đội trừ gian bác ạ, mình đọc truyện về ông cách đây hơn 30 năm trên Văn nghệ quân đội
Chỉ nhớ có chi tiết liên quan đến dân bẹp tai.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top