Đức Phật dạy Bahiya rằng: "Bāhiya, vậy thì ông nên tu tập như thế này: Đối với cái được thấy, chỉ có cái được thấy. Đối với cái được nghe, chỉ có cái được nghe. Đối với cái được cảm thọ, chỉ có cái được cảm thọ. Đối với cái được nhận thức, chỉ có cái được nhận thức. Đó là cách ông nên tu tập. Khi đối với ông, chỉ có cái được thấy đối với cái được thấy, chỉ có cái được nghe đối với cái được nghe, chỉ có cái được cảm thọ đối với cái được cảm thọ, chỉ có cái được nhận thức đối với cái được nhận thức, thì Bāhiya, không có ông liên quan đến điều đó. Khi không có ông liên quan đến điều đó, thì không có ông ở đó. Khi không có ông ở đó, thì ông không ở đây, cũng không ở trong đời sau, cũng không ở giữa hai cảnh giới đó. Thế này, chỉ thế này thôi, là sự chấm dứt của khổ đau."Chuyện gì sau cái chết thì kệ mẹ nó đi, ai đúng ai sai, ai khẳng định được? thằng biết thì không gõ phím được, thằng còn gõ phím ắt không biết rồi, chỉ là cách tiếp cận nào cho yên lòng vì đằng nào cũng phải tiếp cận, em thấy theo mấy câu thơ trên là ok rồi.
Còn chuyện thiền thì em phê bình cụ sâu sắc và toàn diện khi cụ dùng quan điểm này nọ để nói về thiền, khi dùng quan điểm là cụ đã tự đóng khung cụ vào cái cũi nhận thức (em không biết cũi cụ to hay nhỏ nhưng nó là cái cũi), khi thiền là trực nhận thế giới xung quanh, trực nhận nhé, và chỉ trực nhận được khi không bị ảnh hưởng chi phối bởi bất cứ thứ gì, khà khà,![]()
Thế đó, chỉ như thế. Đó là cái biết xa lìa mọi ngôn ngữ, xa lìa mọi khái niệm, xa lìa mọi nhãn hiệu, xa lìa mọi chọn lựa, xa lìa mọi lý luận. Nơi đây là cái biết của một người tu theo lời Phật dạy, không Nam truyền hay Bắc truyền, chỉ thấy tâm mình như gương sáng và tất cả các cảnh hiện nơi gương tâm mà không lời nào để diễn giải. Tất cá hình ảnh hiện lên, sinh rồi diệt, trôi chảy xiết qua gương tâm. Nơi gương tâm, không gì được lưu giữ, không gì được biện biệt, không gì được mơ tưởng, và không còn chữ nào để tranh cãi nữa.
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, nơi Phẩm thứ bảy, Lục Tổ Huệ Năng từng dạy rằng: "Ta có một vật không đầu, không đuôi, không tên gọi, không danh tự, không lưng, không mặt, các ngươi có biết không?"
Đó chính là cái biết xa lìa mọi khái niệm. Nơi đây là giải thoát.