Thực ra về năng lực tài chính và năng lực quản trị của Việt Nam chưa đủ để thành chebol được, V đang loay hoay với đống tiền từ bán đất bán nhà chưa biết làm gì nên đang vươn các vòi bạch tuộc ra khi còn đủ sức, cái nào vươn được thì cho phát triển cái nào ko được thì dẹp luôn coi như rủi ro đầu tư vì chiếc vòi chính là BĐS sẽ teo nhỏ dần lại trong tương lai. Cái xu thế 4.0 này sẽ làm nhiều người giàu lên nhưng cũng kha khá người nghèo đi nhanh chóng, cốt lõi là phải tạo ra giá trị thặng dư dù là tư bản hay CNXH, nếu không có giá trị thặng dư thì sớm muộn cũng đổ.
Cụ thể làm viễn thông thì xác định 2 loại:
- loại tự làm tự ăn: phải xây dựng hạ tầng cơ sở từ đầu hoặc mua lại --> tiền ngốn tính bằng hàng tỷ đô la Trump chưa kể ko thể 1 sớm 1 chiều vì có rất nhiều rào cản pháp lý, chi phí vận hành cho các mạng lưới đấy cũng hàng tỷ đô 1 năm --> phương án này được ăn cả ngã về không, cơ bản là nhiều thằng ngã rồi (sfone, evntelecom, HTmobile, Bêeline)
- loại ăn bám: không đầu tư hạ tầng (hoặc đầu tư ít) mà dùng hạ tầng chia sẻ là chính, chủ yếu tổ chức về chính sách kinh doanh, bán hàng và chăm sóc khách hàng --> thụ động, phụ thuộc và theo thực tiễn các nước phương tây thì tổng thị phần của tất cả các mạng thuộc kiểu này chưa bao giờ vượt quá 10-15% thị phần, biên lợi nhuận thì thấp do chi phí hạ tầng thuê cao mà giá thì ko thể đắt hơn người cũ được
--> Túm lại khách hàng luôn là người hưởng lợi khi có cạnh tranh nên em ưng hehe