Trạm sạc và xe điện. Nó là bài toán con gà và quả trứng. Cái nào có trước ấy mà.
Dân thì chờ có trạm sạc mới mua xe.
Nhà phát triển trạm sạc thì chờ dân mua xe điện mới xây dựng.
2 ông này cứ đứng nhìn nhau. Không ông nào dám bước lên.
Khi mà Tesla bán xe điện đầu tiên 2009 thì cũng chẳng có trạm sạc. Giờ muốn bán được xe thì Tesla phải tự làm trạm sạc thôi. Tất nhiên trạm sạc là tài sản của họ và họ chỉ cho xe của mình sạc thôi.
Nhưng nước Mỹ quá lớn 1 mình Tesla không bao hết được và đây là lúc các bên thứ 3 nhảy vào. Sau đó các hãng xe khác cũng bắt đầu bán xe điện. Tất nhiên họ có làm trạm sạc của riêng họ nhưng chỉ ở showroom. Còn ra ngoài vẫn phải dùng bên thứ 3.
Đến năm 2023 sau khi nhận 7,5 tỷ USD từ chính phủ Mỹ. Tesla đã mở cửa 1 phần trạm sạc cho các hãng xe khác.
Trái với Mỹ. Chính phủ Trung Quốc đã xác định xe điện là hướng duy nhất để ô tô Trung Quốc cạnh tranh với các đổi thủ từ phương tây và Nhật ,Hàn. Nên đã chủ động mở trạm sạc và hỗ trợ rất nhiều cho các bên thứ 3 mở trạm sạc. Cũng như hỗ trợ cho các hãng xe điện của mình. Câc hãng cũng chủ động lắp trạm sạc của mình nhưng số lượng không nhiều. Và tất nhiên cũng "của đâu mà đãi gà rừng".
Tại Việt Nam thì chúng ta đã biết. VFe34 là chiếc xe điện đầu tiên của Vinfast . Nhưng nó không phải là chiếc xe điện đầu tiên được bán chính hãng tại Việt Nam. Đầu tiên là chiếc Porsche Taycan. Và như các thị trường khác Porsche lại nhìn vào các trạm sạc bên thứ 3.
Nhưng thị phần Porsche tại Việt Nam thì xe xăng cũng bé nói gì đến xe điện. 2 bên lại nhìn nhau.
Biết phải nắm chắc thị trường Việt Nam nên Vinfast đã xây dựng hệ thống trạm sạc cho mình. Và phần còn lại là đến tháng 10 năm 2024 chỉ sau hơn 2 năm bán xe điện. Doanh số của Vinfast đã dẫn đầu thị trường Việt Nam.
Điều này đưa Việt Nam vào số ít thị trường trên thế giới mà xe điện đã vượt qua xe xăng dầu.đầu.