[Funland] Vụ xử bắn Tạ Vinh dưới thời Cố Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ

AKMM

Xe máy
Biển số
OF-819565
Ngày cấp bằng
22/9/22
Số km
66
Động cơ
1,112 Mã lực
Tuổi
24
Ông Đảo là tướng lục quân cụ ạ
Oh cụ nói không rõ em tưởng cụ nói ông Kỳ.

Ông Đảo thì cũng tương tự thôi, làm việc với cố vấn, hệ thống khí tài, thông tin của Mỹ bao năm thì biết tiếng Anh là hiển nhiên.
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
412
Động cơ
14,802 Mã lực
Tuổi
49
Oh cụ nói không rõ em tưởng cụ nói ông Kỳ.

Ông Đảo thì cũng tương tự thôi, làm việc với cố vấn, hệ thống khí tài, thông tin của Mỹ bao năm thì biết tiếng Anh là hiển nhiên.
Bản thân khi đăng lính thì cũng thường văn hoá Tú tài cmnr. Cũng phải lõm bõm tí tiếng Anh tiếng Pháp.
Trước khi đi tu nghiệp Hoa Kỳ cũng phải bổ túc thêm sinh ngữ nữa.
Về làm việc với cố vấn Hoa Kỳ chả nhẽ lại nói tiếng … Miên :))
 

AKMM

Xe máy
Biển số
OF-819565
Ngày cấp bằng
22/9/22
Số km
66
Động cơ
1,112 Mã lực
Tuổi
24
Xin lỗi đã làm cụ phiền lòng.
Em không có khái niệm PHE.
Rất nhiều các nhà khoa học, đồng bào các tôn giáo, chí sỹ đóng góp cho tiến trình thống nhất đất nước, nhiều chuyên gia kinh tế giỏi đã từng dốc sức cho chính thể SG, nay lại đóng góp rất lớn vào quá trình đổi mới đất nước sau ĐH 6, thì không biết họ ở PHE nào?
Em chỉ biết tôn trọng những việc họ làm tốt cho đất nước, dản dị thế thôi ah.
OK em ghi nhận tinh thần tinh thần hòa giải, đoàn kết của cụ. Nếu cụ không phải chủ động muốn đánh lận cào bằng các bên thì coi như đây là góc nhìn của cụ, tất cả đều là người Việt Nam cùng muốn tốt cho đất nước cả, em tôn trọng quan điểm của cụ. Khi đó, coi như comment lúc nãy là em nói quan điểm của em, tuy cùng là người Việt, có thể cùng yêu nước cả nhưng không thể đánh đồng cùng nhau được, vì cống hiến và tài năng của hai bên, phía kia không có cửa gì để so sánh với bên này cả.
 

tuannghiagtvt

Xe buýt
Biển số
OF-147326
Ngày cấp bằng
27/6/12
Số km
986
Động cơ
372,482 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Long Thành, Đồng Nai
Thời bao cấp trước năm 1986 ở Miền Bắc, giáo viên mỗi tháng được tiêu chuẩn 13 cân gạo. Bởi vậy thời đó giáo viên được định nghĩa là: "người làm ruộng có nghề phụ là dạy học". Có ruộng để làm chỉ sau khi khoán 10, địa phương tạo điều kiện cho giáo viên mượn, thuê ruộng để làm thêm tăng gia cải thiện cuộc sống.
Nhưng nếu con cái của những giáo viên đó học lên cấp 3 thì mỗi tháng được tiêu chuẩn tới 15kg gạo.
Lương thì tính bằng đồng, tôi nhớ bố tôi lương khoảng hơn 60đồng.
Đng nói trong nam mà cụ ơi.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
6,087
Động cơ
446,303 Mã lực
Cụ có nhầm trường Albert Saurraut o ạ,2 trường khác nhau mà cụ?
Trường Bưởi ở Thụy Khuê, Albert Sarraut ở chỗ Hoàng Văn Thụ, giờ là VPTUĐ cụ ạ, hai trường khác nhau.
Ông Thiệu chỉ học phổ thông ở quê Phản rằng chứ chưa hề bước chân ra Hà nội học nha.
Ông Thiệu ở Phan Rang mà cụ ? Sao ra Hà Nội học được ??
Và ông Thiệu hơn ông Kỳ tới 8-9 tuổi thì gần như là 2 thế hệ khác biệt rồi .
Thiệu mà học trường Bưởi thì đã ..... yêu thu Hà Nội tới nao lòng :D làm sao mà ghét Bv nổi tới thế. Nhất là ông sinh ra ở nơi nắng như Rang.
Xin khẳng định với các cụ là ông Nguyễn Cao Kỳ được bố mẹ cho học Trường Bưởi (Trung học bảo hộ), là một trường danh giá cho người dân bản địa.
Trường Trung học Albert Sarraut (tiếng Pháp: Lycée Albert Sarraut) là một trong những trường trung học nổi tiếng nhất ở Đông Dương, được thành lập từ năm 1919 tại Hà Nội, giải thể năm 1965. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Đông Dương từng học ở trường này.
Trường Albert Sarraut, đào tạo chuẩn Pháp, chỉ nhận con cái người Pháp và con cái các nhân vật máu mặt Việt Nam, Lào, Campuchia và Trung Quốc, không có cửa cho thường dân
Cùng với việc thực hiện Hiệp định Geneve, 1954, chính phủ Pháp cũng ký với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một Thỏa ước văn hóa vào ngày 7 tháng 4 năm 1955, được thông qua bằng Nghị định thư ngày 23 tháng 7 năm 1955. Trên cơ sở đó, trường trung học Albert Sarraut được tiếp tục hoạt động trong 10 năm, kèm một số điều khoản như trường sẽ dời địa điểm và trở thành một trường tư thục của Tổ chức Lương Hội Pháp (Mission laique francaise), một tổ chức nhằm truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp bằng việc mở các trường học ở nước ngoài. Các học sinh theo học được miễn học phí. Chương trình giảng dạy phải bằng tiếng Việt, trừ môn Toán.
Chương trình học thực hiện trong 10 năm học, chia thành 3 cấp: cấp 1 từ lớp 1 đến lớp 4 (tiểu học), cấp 2 từ lớp 5 đến lớp 7 (trung học cơ sở) và cấp 3 từ lớp 8 đến lớp 10 (trung học phổ thông). Tiếng Pháp được xem môn ngoại ngữ chính, giáo viên người Pháp dạy và được học ngay từ cấp 1
Địa điểm cuối cùng của Trường Albert Sarraut khi giải thể là Trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm ngày nay

Em xin phép được đính chính sau khi facetime với họ hàng bên Pháp và gia đình tối qua về những nội dung lịch sử này như sau ạ :)

Đúng là em có sự nhầm lẫn vì những câu chuyện các cụ kể từ nhỏ có thể em không nhớ rõ đúng sự kiện, nhưng vẫn may là còn các ông bà trẻ, các bác các chú vẫn nhớ nên có chia sẻ lại cho chính xác.

Ông Nội em khi sinh thời theo học trường Trung học Bảo hộ (Lycée du Protectorat) từ năm 1930, trước đó trường có tên là Trường Cao đẳng Bảo hộ (Collège du Protectorat), tuy nhiên do trường được xây dựng trên đất làng Thụy Khuê ở vùng Kẻ Bưởi (ven hồ Tây) nên người dân và các học sinh có tinh thần phản kháng lại người Pháp không gọi tên chính thức do người Pháp đặt mà gọi là Trường Bưởi.

Lý do cụ học trường này là vì Cụ thân sinh ra cụ trước đó có nhiều đất đai ở khu vực Ô Chợ Dừa ngày nay (được biết đến là cụ Cai Duyệt). Có điều kiện để cho con theo học trường này vì lúc đó các công việc làm ăn đều phụ thuộc vào chính quyền bảo hộ.

Còn các ông bà trẻ (em của ông Nội em) sau này thì theo học trường Trung học Pháp Albert Sarraut (Anbe Xarô) trường này giải thể năm 65 theo các bác em kể, các ông bà và các bác sau này cũng định cư ở Pháp và Canada hết sau những biến cố lịch sử của Hanoi.

Em nhầm lẫn 2 trường này vì được nghe hồi bé nhiều nhưng không tìm hiểu là 2 trường khác nhau cho đến khi các cụ chỉ ra 1 là trường Chu Văn An sau này, 2 là trường Trần Phú.

Tiếp đến là việc ông Thiệu ra Hanoi, chính xác là ông này không học trường Bưởi mà học cùng khóa chỉ huy chiến thuật tại Trung tâm Huấn luyện Chiến thuật Hà Nội với ông Nội em và các ông bạn cùng thời năm 50-51 gì đó thuộc các đơn vị Quân đội quốc gia nằm trong Liên hiệp Pháp.

Thời đó rất nhiều sĩ quan người Việt được sang Pháp học 1-2 năm rồi về học tiếp các trường Võ bị ở Việt Nam theo lời kể của các ông bà em là thế. Ông Thiệu này còn về Hưng Yên làm việc và thường xuyên lên Hanoi trong giai đoạn 50-52. Những năm sau đó thì rất loạn, mọi thứ thay đổi rất nhiều với các sĩ quan người Việt phục vụ trong quân đội Pháp. Gia đình các cụ nhà em, nhà thì theo tàu biển sang Pháp, nhà thì đi học bên Pháp, trừ ông bà Nội em thì gặp nhau ngoài Quảng Yên (bán cơm tám giò chả) thì quyết định ở lại và về Hanoi.

Ông Kỳ cũng chỉ thua ông Thiệu 7-8 tuổi, không thể nói là khác thế hệ được, và 2 ông này còn gắn liền với chuỗi lịch sử của VNCH sau đó, nên những gì em nghe kể lại là những tên tuổi này cũng đều được xác nhận là có mặt ở Hanoi những năm đó. Còn về việc học tại trường Bưởi, em đính chính như trên là chỉ có ông Kỳ học trường này sau khi được gia đình chia sẻ lại. Cảm ơn các cụ đã chỉ ra sai sót đó ạ :)
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,403
Động cơ
202,432 Mã lực
Bản thân khi đăng lính thì cũng thường văn hoá Tú tài cmnr. Cũng phải lõm bõm tí tiếng Anh tiếng Pháp.
Trước khi đi tu nghiệp Hoa Kỳ cũng phải bổ túc thêm sinh ngữ nữa.
Về làm việc với cố vấn Hoa Kỳ chả nhẽ lại nói tiếng … Miên :))
Bậy nè, thời đó tú tài hiếm, nên mới có câu rớt tú tài anh đi trung sĩ. Còn tướng Đảo thì đi lính cho Pháp, được Pháp gửi đi học tại Mỹ, có khi còn biết tiếng Latin để đọc kinh.
 

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
878
Động cơ
6,702 Mã lực
Tuổi
39
34 tuổi mà đã lên làm trùm , có sức ảnh hưởng cả trong và ngoài nc thì quả thật là quá giỏi
Hic, cụ Cao Kỳ (SN 1930) lúc đó cũng mới 35 tuổi thôi đó cụ ạ.
Nghĩ mà chán, mình 40 tuổi mà ở cơ quan vẫn rón rén, pha trà rót nước... :D
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,651
Động cơ
472,767 Mã lực
Hic, cụ Cao Kỳ (SN 1930) lúc đó cũng mới 35 tuổi thôi đó cụ ạ.
Nghĩ mà chán, mình 40 tuổi mà ở cơ quan vẫn rón rén, pha trà rót nước... :D
Có cụ tổng bí mới 26 tuổi :D
 

dasaev

Xe buýt
Biển số
OF-12712
Ngày cấp bằng
16/1/08
Số km
820
Động cơ
519,163 Mã lực
Thấy các cụ bàn về cụ Kỳ thì nhà em cung cấp thông tin thế này:

Cụ nhà em học cùng lớp với cụ Kỳ, cụ Phạm Đình Chương (NS), cụ Vũ Đức Nghiêm (NS) và hình như 1 cụ tướng công binh nhà ta là cụ Tô Đa Mạn.

Các cụ học chung nhau ở trường Bưởi, thế nên khi thằng cu nhà em học Chu, cụ em bảo nhà mình 3 thế hệ cùng Bưởi.

Năm 1946, không rõ vì lý do gì mà trường lại học ở khu nhà bộ Tư Pháp bây giờ. Tại đây trong giờ học Hán Văn của ông giáo Giáp (cụ Trần Văn Giáp), Cụ Hồ có ghé thăm lớp....

Sau đó kháng chiến, trường chuyển về Thanh Hóa, lớp tan từ đây.
 

Dân Tổ

Xe container
Biển số
OF-91867
Ngày cấp bằng
17/4/11
Số km
6,087
Động cơ
446,303 Mã lực
Thấy các cụ bàn về cụ Kỳ thì nhà em cung cấp thông tin thế này:

Cụ nhà em học cùng lớp với cụ Kỳ, cụ Phạm Đình Chương (NS), cụ Vũ Đức Nghiêm (NS) và hình như 1 cụ tướng công binh nhà ta là cụ Tô Đa Mạn.

Các cụ học chung nhau ở trường Bưởi, thế nên khi thằng cu nhà em học Chu, cụ em bảo nhà mình 3 thế hệ cùng Bưởi.

Năm 1946, không rõ vì lý do gì mà trường lại học ở khu nhà bộ Tư Pháp bây giờ. Tại đây trong giờ học Hán Văn của ông giáo Giáp (cụ Trần Văn Giáp), Cụ Hồ có ghé thăm lớp....

Sau đó kháng chiến, trường chuyển về Thanh Hóa, lớp tan từ đây.
Từ niên khóa 1942-1943, ngoài Ban Cao đẳng tiểu học, Trường Trung học Bảo hộ còn mở thêm hai Ban là Ban Trung học cận đại (Cycle secondaire moderne) và Ban Trung học cổ điển Viễn Đông (Cycle secondaire Extrême - Oriental), theo Nghị định của Toàn Quyền Đông Dương ngày 5-5-1942.

Từ niên khóa 1943-1944, để tránh oanh tạc của phi cơ đồng minh, trường phải dời Hà Nội, chia ra làm ba nơi:

- Ban Cao đẳng tiểu học chuyển vào Phúc Nhạc (Ninh Bình), tại Tiểu Chủng Viện Phúc Nhạc.

- Ban Trung học cổ điển Viễn Đông (đệ nhất và đệ nhị cấp), và Ban Trung học cận đại (Cycle secondaire moderne) đệ nhị cấp chuyển vào Sầm Sơn, Thanh Hóa.

- Ban Trung học cận đại đệ nhất cấp được dạy tại Hà Đông, cùng với Ban Trung học đệ nhất cấp của trường Albert Sarraut.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp ngày 9-3-1945, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hoàng Xuân Hãn trong chính phủ Trần Trọng Kim đã đổi tên thành Trường Quốc lập Trung học hiệu Chu Văn An, Hiệu trưởng người Việt Nam đầu tiên là giáo sư Hoàng Cơ Nghị (tốt nghiệp Cử nhân Lý Hóa tại Paris)

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, học sinh của trường phải học tạm ở thị xã Hà Đông vì trường lúc này bị dùng làm nơi đóng quân của quân đội Tưởng Giới Thạch.

Năm 1946, theo Nghị định ngày 3-8 của Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Đặng Thai Mai, ông Dương Quảng Hàm được bổ nhiệm Quyền Hiệu trưởng.

Đầu năm 1946, Trường chuyển về Việt Nam Học xá (nay là khu Đại học Bách Khoa – Hà Nội). Sau kỳ nghỉ hè 1946, trường lại chuyển về một trường Trung học nữ sinh Pháp (bây giờ là Trụ sở của Bộ Tư Pháp).

Kháng chiến Toàn quốc bùng nổ, Trường Chu Văn An trong vùng tạm chiếm bị binh đoàn xe tăng Pháp chiếm đóng nên học trò phải học tại Trường Félix Faure là một Trường Nữ cao đẳng tiểu học Pháp ở phố Hàng Cót.

Niên khóa 1949-1950, trường dời đến Trường Nữ sinh Đồng Khánh (nay là Trường Trưng Vương) ở phố Hàng Bài. Từ niên khóa 1950-1951 cho đến năm 1954, trường đặt trụ sở tại Trường Cao đẳng tiểu học Đỗ Hữu Vị cũ (nay là Trường Phan Đình Phùng), Hiệu trưởng cuối cùng của trường ở Hà Nội là Vũ Ngô Xán. Năm 1954, sau Hiệp định Genève, một bộ phận của trường chuyển vào Sài Gòn, vẫn mang tên Trường Chu Văn An, và tồn tại đến 1975.

Tại vùng kháng chiến, ngày 29-5-1947, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký Nghị định số 143/NĐ mở tại vùng Việt Bắc một trường trung học lấy tên Trường Trung học Việt Bắc. Đây chính là ngôi trường mà nhiều người gọi là “Trường Chu Văn An kháng chiến” do thầy giáo Trần Văn Khang làm Hiệu trưởng. Sau ngày giải phóng Thủ đô, Trường Chu Văn An đã được mở lại ở Hà Nội, nhưng tới đầu năm học 1956, trường mới trở về địa điểm Trường Bưởi cũ với ban giáo sư điều hành mới, dạy theo chương trình giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 

Loriver4u

Xe tải
Biển số
OF-626800
Ngày cấp bằng
25/3/19
Số km
275
Động cơ
117,334 Mã lực
Tướng Kỳ, cũng như hầu hết các tướng chế độ Nam Việt Nam, thể hiện rất rõ tính anh hùng cá nhân, thể hiện cái tôi riêng biệt chứ không phải tính chất một người lính trong một tập thể. Thường được khen ngợi với những mỹ từ kiểu anh hùng, lãng tử..., nghe thì hay nhưng với quân đội chuyên nghiệp thì phế vl. Tướng chỉ huy chứ phải chú binh nhất đâu mà chơi trội. Những hành động đúng trẻ trâu, phải quan đội tử tế thì kỷ luật chứ khen ngợi gì.

Còn về cá nhân ông Kỳ, he he, cũng chả tài ba gì cho lắm đâu. Thời thế thế thời thôi. Khi còn người Pháp thì ông Kỳ bám mẫu quốc, lấy một cô đầm Pháp, trở thành thân tín của chủ Pháp. Người Pháp rút thì ổng cũng bỏ vợ. Bà vợ mang 5 người con về Pháp tự nuôi, cả 5 người con này không bao giờ quay trở lại Việt Nam và không hề nhắc gì tới cha cũng như quê cha. Hồi đấy thiếu gì người bảo ông Kỳ đá mẫu quốc Pháp, bám ngay đít cha nuôi Mỹ.

Ổng còn có 1 cô con gái với 1 vũ nữ. Cũng không nuôi nấng gì và chả bao giờ nhắc đến luôn. Cô này cũng coi như không quan hệ gì với ông Kỳ.
Người con duy nhất thường xuyên nhắc đến ông Kỳ là cô con gái MC nổi tiếng Kỳ Duyên.
Người như thế chả bao giờ em đánh giá là người tốt hay giỏi cả.

Ông Kỳ được cái thức thời. Thua là nhận thua chứ không cãi vã, ong đơ, đổ lỗi. Mà hầu hết tướng cao cấp, nội các chế độ Nam Việt Nam nhân thua tâm phục khẩu phục cả. Họ là người trong cuộc, họ rõ hơn ai hết lẽ phải, chính nghĩa, sức mạnh..., đứng về phía nào. Mấy ông hô hào phục quốc toàn thứ gì đâu không, chống mõm chứ yêu với thương nòi thương nước quái gì.

Vụ giết ông Tạ Vinh này cũng thế. Ông Vinh cũng mới thuộc lớp thương gia Hoa kiều tầm tầm thôi chứ chóp bu của giới này ông Kỳ có dám động đến quái đâu. Chuyên chọn quả hồng mềm mà bóp, sao không bóp quả sầu riêng kìa?
Mà nhất là giết ông Vinh xong có giải quyết được cái gì không? Giết người mà không giải quyết được, còn hàng vạn thương gia gốc Hoa khác khống chế thị trường Nam bộ thì giết để làm cái gì? Chơi trội lấy tiếng à?
So với anh Ba em thì chả bằng cái móng tay, nói cho nó nhanh.
Em định viết phản biện cụ kia mà đọc đến còm này gần như giống ý của em.
Kính cụ ly rượu!
 

huyleck

Xe điện
Biển số
OF-138128
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,101
Động cơ
398,725 Mã lực
Trung nguyên cũng mạnh mà ko thấy 2 cụ nhắc. A ý ng VN thuần chủng chứ ạ?
Vâng e có đề chấm chấm vv mà, quả thực giờ Vn nhiều doanh nghiệp lớn làm ăn bài bản, mong là những mánh mung áp phe sẽ ko còn đất diễn
 

DAEWOORACER

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-102297
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
386
Động cơ
385,083 Mã lực
Nơi ở
Khám Tổng Quát
Ông Đảo thì em đánh giá là người trung kiên, có phải người cố chấp mù quáng hay không thì em không xét. Nói chung các bên đều có sự tôn trọng nhất định với ông này. Em đọc đâu đó nói là giai đoạn tháng 4-1975 ông Đảo có hẹn với ông Nguyên Khoa Nam sẽ xây dựng căn cứ kháng chiến ở miền Tây, nhưng việc không thành ông Nam tự sát nên ông Đảo đành thôi.

Ông Kỳ thì phong cách cao bồi, cá nhân chém gió bạt mạng thôi chứ cũng không có năng lực quân sự hay thực sự quyết tâm chiến đấu như ông nói hồi 75 đâu. Chém hùng hồn có mấy ngày sau là té luôn :)) Thời làm lãnh đạo VNCH mà bảo ông Kỳ trong sạch chắc chả ai tin :))
Cụ chuẩn , nhìn bề ngoài em thấy ông Kỳ không có nhiều hóc môn nam và có vẻ không đáng tin . Nhưng chính trị gia thành công lại đa số ít hóc môn nam , có vẻ họ khôn khéo hơn những người nam tính mạnh
 

huyleck

Xe điện
Biển số
OF-138128
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,101
Động cơ
398,725 Mã lực
em đã nói ở trên là trong phạm vi hàng tiêu dùng, còn mấy đại gia cụ kể là tài chính, ngân hàng, bds! Ngay cả Hoà Phát cũng làm bds rồi, Trường Hải thì bds công nghiệp! Những lĩnh vực này em k đủ hiểu biết để lí giải lí do tại sao họ k tham gia vào, có lẽ là quá nhiều rào cản cũng như có cả tính chất chính trị chứ em k tin là họ k đủ khả năng làm lớn!
Họ chỉ coi VN là " Đất Khách " mã đã coi như vậy sẽ ko bao giờ làm ăn lớn 1 cách bài bản, đầu tư nhiều, thu hồi vốn lâu, đa phần thấy âm ấm là làm 1 cục, điển hình là Kinh Đô, hoặc kiếm dc thì đút két phòng thân như a Ruồi, Bút bi, Bitis chứ chưa thấy có tham vọng lớn mạnh, lâu bền ở xứ này, lý do thì nhiều, nhưng tựu chung lại cũng tại anh tại ả mà thôi
 

dichvuflycamhn

Xe buýt
Biển số
OF-809811
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
554
Động cơ
26,892 Mã lực
Tuổi
35
Cụ cũng nên đọc lại sử Việt xem vì lý do gì mà tướng lê minh Đảo cùng cái sư đoàn bộ binh số 18 của ông ta phải tháo chạy khỏi Xuân lộc nha.
Tốt nhất là cụ nên tìm sử chính thống của QĐND Việt nam về chiến dịch Hồ Chí Minh 4-1975 mà đọc :D
Nhân thể cụ xem qua cái này :D
Ơ hay lý do vì sao rút bỏ xuân lộc thì em đã nói ở trên rồi cụ cứ hỏi đi hỏi lại làm gì thế nhở 😄
Những ngày đầu khốc liệt nhất của trận xuân lộc thì quân ông ấy 1 chọi ba, có những thời điểm chọi 5-7, nhưng vẫn đứng vững. Quân giải phóng còn phải thay tướng chỉ huy. Nếu muốn chạy thì ông ấy đã chạy luôn từ mấy ngày đầu rồi. Sau này lúc rút quân thì ông ấy cũng tổ chức cho lính rút trật tự trong đêm. Lính ông ấy kể lại là ông còn từ chối lên xe jeep để hành quân bộ cùng lính. Cụ quăng cái link youtube lên nó chả có cái ý nghĩa gì vì toàn bê nguyên nội dung từ wiki lên để câu view kiếm tiền. Ở đâu ra cái vụ ngồi xe lam cùng cùng quân giải phóng xong rồi ca ngợi lính bên kia chiến tuyến thế 😂
Tính khí của ông đảo thì ông ý thù phía cs từ trong xương trong tủy, em trai là lê hằng minh tiểu đoàn trưởng thì bị chết trận. Sau này bị cầm tù lâu nhất trong đám tướng tá cũng chỉ vì thái độ chống đối, nên mấy câu nhét chữ vào mồm người ta thế mà cụ cũng ngây thơ tin dc thì cụ dễ bị nhồi sọ quá 😄
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,582
Động cơ
371,602 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ chuẩn , nhìn bề ngoài em thấy ông Kỳ không có nhiều hóc môn nam và có vẻ không đáng tin . Nhưng chính trị gia thành công lại đa số ít hóc môn nam , có vẻ họ khôn khéo hơn những người nam tính mạnh
Phi công, 3 vợ mười mấy con (trong đó 5 con với vợ Tây) mà cụ bẩu không có hoc môn nam? Có chăng kiểu người thó thó của ông Kỳ khiến mọi ng có ấn tượng vậy thôi.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,213
Động cơ
437,127 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
Hai phe hai hệ tư tưởng nhưng các cụ đừng nghĩ phe này kém phe kia giỏi nhé.

Chốt lại hai từ Định Mệnh thôi.

Hồng phúc là đã hết chiến tranh. Cứ nhìn sang các điểm nóng khác là thấy nhói lòng ngay.

Em thích ông Kỳ vì sự sòng phẳng. Thời của ông ấy hết nên ra tàu sang Mỹ là đương nhiên thôi. Sau này ông ấy lại về, vì như ông ấy nói nước VN vẫn là của người VN chứ có rơi vào tay Tây Tàu nào đâu.
 

Joker2k

Xe tải
Biển số
OF-787007
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
475
Động cơ
47,196 Mã lực
Việc người Hoa không còn nắm vai trò chủ đạo thao túng kinh tế VN như ở Miền Nam trước 1975 và các nước ĐNA hiện nay, nó có mấy nguyên nhân.

Nguyên nhân thứ nhất nằm ở bản chất của chế độ chính trị VN hiện nay. Bản chất của chế độ này nó không cho phép tư nhân chiếm vai trò chủ đạo trong kinh tế, chưa nói đến tư nhân ngoại tộc.

Nguyên nhân thứ hai là tố chất không đến nỗi kém của người Việt nam. Nhiều cụ có thể tự nhục, có thể chê trách người Việt chỉ biết phân lô bán nền, nhưng nên để ý rằng thực ra thì người Việt chỉ mới bắt đầu học sản xuất kinh doanh chính quy từ khoảng năm 2000. Trước đó, hoặc người Việt chỉ chăm chú vào khoa cử, học làm quan, bỏ mặc sản xuất kinh doanh cho người Hoa. Những trường hợp như cụ Bạch Thái Bưởi trước 1945 hay Nguyễn Tấn Đời thời VNCH là quá hiếm hoi và đơn độc.

Có thể nói, so với người Hoa về sản xuất kinh doanh thì người Việt chậm hơn đến cả ngàn năm. Nên khi bắt đầu, có bỡ ngỡ, sai lệch vv là chuyện thường. Ai theo dõi cũng thấy, bên cạnh phân lô bán nền người Việt, kể cả những soái PLBN, đang có những cố gắng lớn đầu tư vào sản xuất kinh doanh động sản. Đó là những động thái đáng ghi nhận và có thể hy vọng.

Một số cụ nói đến vụ nạn kiều ng Hoa năm 1978 như 1 rào cản khiến người Hoa sợ hãi và không có dũng khí làm lớn. Tôi cho là không phải. Tai nạn 1978 với người Hoa ở VN không thấm vào đâu so với những gì người Hoa phải chịu ở Indo năm 1965 và 1998, thế mà sau đó họ vẫn trở lại thao túng kinh tế Indonesia. Hiện tại, 10 tỉ phú giàu nhất Indo có đến 8 người Hoa. Vậy thì không thể nói sự kiện năm 1978 làm người Hoa ở Việt nam sụp hẳn được. Có chăng, chính là những thay đổi về hoàn cảnh và ý thức xã hội đã làm người Việt mạnh lên về kinh tế, khiến người Hoa, mặc dù vẫn là 1 cộng đồng có sức mạnh kinh tế đáng kể, nhưng không còn quá mạnh đến mức thao túng cả nền kinh tế như ở Miền Nam trước 1975 hay như các nước ĐNA khác.
Cụ phân tích em thấy có ý đúng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top