- Biển số
- OF-883252
- Ngày cấp bằng
- 15/6/25
- Số km
- 91
- Động cơ
- 2,192 Mã lực
Cụ thật tinh tường ạ. Em thật ngưỡng mộ.Có phải ảnh chụp trong 1 ngôi chùa (HK) ở Huế ko cụ?
Cụ thật tinh tường ạ. Em thật ngưỡng mộ.Có phải ảnh chụp trong 1 ngôi chùa (HK) ở Huế ko cụ?
Sư thầy trong đó cũng rất yêu cỏ này, thư pháp cũng tuyệt!Cụ thật tinh tường ạ. Em thật ngưỡng mộ.
Ở Huyền Không Sơn Thượng à cụ?Máy ko cho em rót mời cụ nữa. Cho em góp vui với cụ nàng cỏ thơm này nha![]()
Loại cỏ này ngâm rượu uống có tác dụng gì đấy Kụ chuột? Em nghe thấy ở thớt nào nói dùng Thạch xương bồ có chất làm biến đổi gen, gây ung thư? Chắc chưa có bằng chứng cụ thể thì cứ ngâm thôi nhỉ“Nước cuộn xoáy nơi sông tìm gặp biển
Hãy còn nghe hương cỏ Thạch xương bồ
Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoải
Sông hiền hòa nên được gọi sông Hương...”
Thơ của tác giả nào ko rõ, nhưng Huế - sông Hương và cỏ Thạch xương bồ có 1 mối liên hệ; nói đến Huế là nói đến sông Hương, mà sông Hương có tên từ chính hương thơm của giống cỏ ở đầu nguồn này. Cỏ này từ xa xưa các cụ đã dùng làm vị thuốc và ngâm riệu; trong sử còn chép truyện vua Trần Anh Tông say riệu ngâm cỏ xương bồ, bị Thái thượng hoàng nổi giận, may có Đoàn Nhữ Hài nói hộ. Sau cũng chính vua Anh Tông gả em gái là Huyền Trân công chúa cho Chế Mân, mà hồi môn nhà trai là đất 2 châu Ô châu Lý, chính là đất Huế bây giờ, đúng là duyên với nhà Trần từ giống cỏ thơm này!
“Nước non ngàn dặm ra đi
Mối tình chi
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly...”.
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Hehe, thớt đó em có đọc qua nhưng ko chém; thực ra cái gì dù tốt thì nhiều quá cũng ko tốt.Loại cỏ này ngâm rượu uống có tác dụng gì đấy Kụ chuột? Em nghe thấy ở thớt nào nói dùng Thạch xương bồ có chất làm biến đổi gen, gây ung thư? Chắc chưa có bằng chứng cụ thể thì cứ ngâm thôi nhỉ![]()
Thày em đó ạ. Hi vọng có duyên gặp cụ tại cốc của Thày.Sư thầy trong đó cũng rất yêu cỏ này, thư pháp cũng tuyệt!
Thực e chưa đến đây; lần sau vào Huế em sẽ tới.
Dạ ko phải ạ. Châu Lâm cụ ơi.Ở Huyền Không Sơn Thượng à cụ?
Ngắm ảnh thôi cũng cảm nhận được hương thơm thanh tao của những bông hoa trắng mỏng manh...đẹp cụ ơi!Mấy cây Mai chiếu Thuỷ nhà cháu ra hoa. Mấy cây này để trong góc nên ko có góc chụp, chụp tạm vậy:
![]()
![]()
![]()
![]()
Em có 1 người bạn, cũng là nữ ofer hay tới chùa Châu Lâm, xem ảnh bạn chụp nhiều góc có khóm TXB ký đá này và các bản thư pháp nên e nhận ra; tuy nhiên e viết nhầm HKDạ ko phải ạ. Châu Lâm cụ ơi.
Ngày mùng 1 đầu tháng, vào thớt được ngắm ảnh đẹp, đọc bài viết của các cụ mợ nhà mình thật thú vị. Còm của cụ Chuột quả là chứa đựng đầy những thông tin hữu ích về địa lý, lịch sử, văn hoá dân tộc ta. Lời thơ thi vị giàu cảm xúc gợi nên hình ảnh sông Hương hiền hoà, lý giải cái tên gắn liền với hương thơm của cỏ Thạch xương bồ, lại mang trong mình câu chuyện lịch sử tựa như huyền thoại về Huyền Trân công chúa, các vị vua anh minh xuất sắc của nhà Trần xưa mà đã từ lâu em vô cùng ngưỡng mộ. Thật là mối duyên nợ sâu sắc giữa con người, vùng đất và thiên nhiên. Dù đã từng đọc qua song mỗi lần được nghe lại, em vẫn cảm nhận thấy 1 nỗi buồn man mác, 1 chút xót xa, 1 chút day dứt khi nghĩ về số phận, sự hy sinh của nàng công chúa lá ngọc cành vàng ấy.“Nước cuộn xoáy nơi sông tìm gặp biển
Hãy còn nghe hương cỏ Thạch xương bồ
Nơi cuối sông nhớ về nguồn khắc khoải
Sông hiền hòa nên được gọi sông Hương...”
Thơ của tác giả nào ko rõ, nhưng Huế - sông Hương và cỏ Thạch xương bồ có 1 mối liên hệ; nói đến Huế là nói đến sông Hương, mà sông Hương có tên từ chính hương thơm của giống cỏ ở đầu nguồn này. Cỏ này từ xa xưa các cụ đã dùng làm vị thuốc và ngâm riệu; trong sử còn chép truyện vua Trần Anh Tông say riệu ngâm cỏ xương bồ, bị Thái thượng hoàng nổi giận, may có Đoàn Nhữ Hài nói hộ. Sau cũng chính vua Anh Tông gả em gái là Huyền Trân công chúa cho Chế Mân, mà hồi môn nhà trai là đất 2 châu Ô châu Lý, chính là đất Huế bây giờ, đúng là duyên với nhà Trần từ giống cỏ thơm này!
“Nước non ngàn dặm ra đi
Mối tình chi
Mượn màu son phấn
Đền nợ Ô, Ly...”.
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Ngắm nhìn những bông hoa trắng tinh khôi, mong manh xen giữa nền lá xanh non mơn mởn cùng sắc nâu trầm của từng thân cành uốn lượn, gợi cho em nhiều cảm xúc quá. Muốn yêu chiều che chở, vừa cảm nhận cả sức sống mãnh liệt ẩn tàng trong đó vậy. Rất đẹp cụ àMấy cây Mai chiếu Thuỷ nhà cháu ra hoa. Mấy cây này để trong góc nên ko có góc chụp, chụp tạm vậy:
![]()
![]()
![]()
![]()
Mùa sen năm trước em cũng chăm chỉ cắm hoa, nhưng sen nhanh tàn, sơ suất cánh rụng nhị rơi, héo úa đổi màu tro mà chưa kịp dọn là em bị lườm rồi. Mùa sen năm nay, em ra ngồi luôn ao sen, hít hà hương thơm mát, ngắm trời xanh mây mỏng, tinh thần sảng khoái tự do, thấy dễ chịu hơn ạSen tàn nó có vẻ đẹp riêng mợ ơi, mợ có thấy dù hoa tàn lá úa mà vẫn thấy hương thoang thoảng ko? Quán cf em hay ngồi anh chủ chuyên sưu tầm gốm cổ nên mùa sen nào cũng ko thể thiếu, và anh í hay để bình sen tàn trưng trên bàn.
![]()
Lu sen này nhà em dạo ni toàn nở 1 bông 1 thôi, hôm gió lung lay ghê quá em phải giữ yên để chộp 1 tấm mí vui cơ![]()
![]()
Em có cây quyên tím to, ước giá nếu đi mua cũng khoảng 5tr, nở rộ tháng 3 xong, giờ cũng héo trơ cành.Đẹp quá ạ. Tết em mua về trưng xong cũng bỏ ra trồng mà cây chết rụi luôn.
Cụ anh chơi món gì cũng rất tâm huyết, chỉn chu và rất nghệ thuật ạChắc nhiều cụ đã xem phim “Đường Bá Hổ” của Châu Tinh Trì, trong phim thì ông này tài năng nhưng hơi nhố nhăng. Thực sự thì cụ Hổ rất tài năng và uyên bác, thi hoạ nổi tiếng.
Góp vui các cụ bài thơ mới tìm được bên web TQ của Đường Bá Hổ (Đường Dần) viết về cỏ Thạch xương bồ. Chứng tỏ cụ này chơi bồ cũng rất kỹ.
Trên trang thivien cũng có khá nhiều thơ của Đường Bá Hổ, nhưng bài này lại không có; search theo phiên âm cũng ko ra; có lẽ bên ta chưa tuyển đăng. Em lọ mọ dịch thử.
画盆石菖蒲
(唐寅)
水养灵苗石养根
根苗都在小池盆
青青不老真仙草
别有阳春雨露恩
早起虚庭赋考盘
稻田新纳十分宽
呼童摘取菖蒲叶
验到秋来白露团
Hoạ bồn thạch xương bồ:
(Đường Dần)
Thuỷ dưỡng linh miêu thạch dưỡng căn
Căn miêu đô tại tiểu trì bồn
Thanh thanh bất lão chân tiên thảo
Biệt hữu dương xuân vũ lộ ân
Tảo khởi hư đình phú khảo bàn
Đạo điền tân nạp thập phương khoan
Hô đồng trích thủ xương bồ diệp
Nghiệm đáo thu lai bạch lộ đoàn
Hoạ bồn thạch xương bồ:
Đá thì nuôi rễ, nước dưỡng cây
Tất cả nằm trong thuỷ bồn này
Thanh xuân xanh mãi loài tiên cỏ
Hẳn nhờ mưa nắng gió xuân đây.
Sớm dậy nhà thưa lựa vần thơ
Vườn rộng dường như ý đang chờ
Gọi trẻ ra xương bồ hái lá
Chợt thấy thu về sương như mơ.
![]()
![]()
![]()
![]()
![]()
Một mầm hoa
![]()
Rượu ngâm TXB, khá thơm.
![]()
![]()
Dạ, Thày Phước Thành đã về với Phật còn hiện tại là Thày Thiện Phước là hòa thượng trụ trì cụ ạ. Thày Thiện Phước cũng là một nghệ nhân tài hoa về thư pháp, học trò đệ tử của cố hòa thượng Phước Thành. Em cũng rất may mắn được Thày gieo duyên với cửa Phật ạ.Em có 1 người bạn, cũng là nữ ofer hay tới chùa Châu Lâm, xem ảnh bạn chụp nhiều góc có khóm TXB ký đá này và các bản thư pháp nên e nhận ra; tuy nhiên e viết nhầm HK
Chùa HKST, trụ trì là thầy Minh Đức, cũng rất uyên thâm cả về đạo, thi hoạ, thư pháp. Cùng với thầy trụ trì chùa Châu Lâm là 2 vị sư nổi danh ở Huế. Hồi HN triển lãm thư pháp có mời 2 thầy, đại diện cho Huế tham gia. Tiếc là thầy ở Châu Lâm đã về cõi Phật lâu rồi.
Em có bộ sách của thầy Minh Đức.
![]()
Quán tên là Chiều mợ ơi. View em hay ngồi đồng đây mỗi khi tới...Mùa sen năm trước em cũng chăm chỉ cắm hoa, nhưng sen nhanh tàn, sơ suất cánh rụng nhị rơi, héo úa đổi màu tro mà chưa kịp dọn là em bị lườm rồi. Mùa sen năm nay, em ra ngồi luôn ao sen, hít hà hương thơm mát, ngắm trời xanh mây mỏng, tinh thần sảng khoái tự do, thấy dễ chịu hơn ạ
![]()
Quán cafe mợ nói hay quá, em cũng thích những nơi có phong cách truyền thống cổ điển thêm hương đồng gió nội như vậy lắm, tên quán địa chỉ nào thế mợ ơi?
Em cũng ko biết đâu cụ. Tết họ bán rất nhiều nên em mua trưng.Em có cây quyên tím to, ước giá nếu đi mua cũng khoảng 5tr, nở rộ tháng 3 xong, giờ cũng héo trơ cành.
À mà, cây của cụ nở tết khả năng không phải đỗ quyên ta rồi ạ. Quyên ta đúng mùa nở tháng 2-3 âm lịch cơ.