[Funland] Xã hội hãy quan tâm hơn đến trẻ tự kỷ!

Sad Man.

Xe hơi
Biển số
OF-758592
Ngày cấp bằng
27/1/21
Số km
132
Động cơ
47,758 Mã lực
Tuổi
24
Con trai đã 14 tuổi rồi, học giỏi đẹp trai. Bố tự hào về nỗ lực của con.
 

nala000

Xe hơi
Biển số
OF-298693
Ngày cấp bằng
15/11/13
Số km
191
Động cơ
311,363 Mã lực
Cũng có 1 số trường có 1 lớp riêng về trẻ tự kỷ. Xưa bố em làm hiệu trưởng trường cấp 1, có 1 lớp tự kỷ, nói chung tự kỷ có nhiều dạng lắm, dạy lớp ntn phải khá tâm huyết đó.
 

comiki

Xe lăn
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
14,568
Động cơ
1,925,559 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Con trai đã 14 tuổi rồi, học giỏi đẹp trai. Bố tự hào về nỗ lực của con.
Chúc mừng những cố gắng, nỗ lực và thành quả đạt được của gia đình Cụ, tin tưởng con đã, đang và sẽ tiếp tục hòa nhập thành công vào xã hội!
 

Sad Man.

Xe hơi
Biển số
OF-758592
Ngày cấp bằng
27/1/21
Số km
132
Động cơ
47,758 Mã lực
Tuổi
24
Cũng có 1 số trường có 1 lớp riêng về trẻ tự kỷ. Xưa bố em làm hiệu trưởng trường cấp 1, có 1 lớp tự kỷ, nói chung tự kỷ có nhiều dạng lắm, dạy lớp ntn phải khá tâm huyết đó.
Môi trường giáo dục đặc biệt còn ít quá. Các con thiệt thòi lắm!
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,732
Động cơ
573,953 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Môi trường giáo dục đặc biệt còn ít quá. Các con thiệt thòi lắm!
Những cô giáo làm lĩnh vực này cũng phải có một tình yêu đặc biệt lắm mới làm đc, trên of mình có mợ hình như quản lý trung tâm, khách hàng của nhà e
 

Coprophilous

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-765809
Ngày cấp bằng
15/3/21
Số km
230
Động cơ
44,070 Mã lực
Em 76. Chả thấy thằng nào trong phố tự kỷ.
 

Coprophilous

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-765809
Ngày cấp bằng
15/3/21
Số km
230
Động cơ
44,070 Mã lực
Những cô giáo làm lĩnh vực này cũng phải có một tình yêu đặc biệt lắm mới làm đc, trên of mình có mợ hình như quản lý trung tâm, khách hàng của nhà e
Em vẫn nhớ thằng cu vào lớp 1. 2 Cô giáo trông 57 mạng mà loại đấy là từ mẫu giáo lên. 2 cô mướt mồ hôi mà vẫn tươi như hoa. Giờ thằng cu đã sv năm 3.
 

Sad Man.

Xe hơi
Biển số
OF-758592
Ngày cấp bằng
27/1/21
Số km
132
Động cơ
47,758 Mã lực
Tuổi
24
Chúc mừng những cố gắng, nỗ lực và thành quả đạt được của gia đình Cụ, tin tưởng con đã, đang và sẽ tiếp tục hòa nhập thành công vào xã hội!
Cảm ơn cụ, mình biết những bạn hoà nhập tốt như con mình ít lắm
 

Imex

Xe tải
Biển số
OF-724141
Ngày cấp bằng
6/4/20
Số km
380
Động cơ
78,930 Mã lực
Con trai đã 14 tuổi rồi, học giỏi đẹp trai. Bố tự hào về nỗ lực của con.
May mắn cho con trai có bố mẹ quan tâm và kịp thời can thiệp cho con như vợ chồng cụ!
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,732
Động cơ
573,953 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,444
Động cơ
212,479 Mã lực
Tự kỷ

“Ở đây có một thằng thần kinh”, người đàn bà to béo đấm cửa nhà tôi bùm bụp, “ở đây có một thằng thần kinh”.

Đó là năm con tôi 5 tuổi, chúng tôi sống tại khu đô thị Văn Quán, Hà Nội. Bà hàng xóm lao vào nhà để tìm "thằng thần kinh" vì "nó cướp đồ chơi của cháu tôi, nó còn mở tủ lạnh bốc bánh gấu ăn".

Hôm đó, con trai tôi mất một mẩu thịt ở ngón chân giữa vì cánh cửa sắt, khi bà hàng xóm xô nó ra còn thằng nhỏ thì cố xông vào. Bà về, tôi lần theo mấy giọt máu để tìm ra con mình trốn trong góc buồng ngủ. Thằng bé không khóc, mở to mắt như chưa từng bị đuổi đánh hàng chục lần. Rồi nó lại nằm im, xoay mãi cái bánh xe ôtô màu xanh để mẹ băng vết thương.

Lần gần đây nhất bạn có một ngày an ngơi là khi nào? Với tôi, đó là một ngày hè bức bối của Hà Nội hơn 13 năm trước. Cuộc đời tôi vẫn đang cảm thấy yên ổn cho tới khi vị bác sỹ đeo đầy vàng hỏi: "Anh chị làm nghề gì?" - "Tôi, thực ra là làm phóng viên ạ", tôi luống cuống.

Bà ngắt lời: "Tự kỷ nặng. Những đứa này lớn lên toàn làm tội phạm; hoặc đem vào can thiệp theo giờ tại viện Nhi, hoặc đến trung tâm này, địa chỉ đây". Đó là trung tâm của bà ta.

Tôi không thể ngẩng mặt lên, nhìn chằm chằm vào sàn nhà, nhớ ra rằng mình đã đọc đến hai lần cuốn sách "Em phải đến Harvard học kinh tế" hồi có bầu, tự hỏi mình đã làm gì sai. Trong một tuần gần như không ăn uống sau đó, tôi thấy cuộc đời hoàn toàn đen tối. Mọi an ủi chỉ khơi thêm sự trống rỗng mênh mông. Tiếp sau khoảng thời gian gục ngã và oán trách bản thân, lại là sự lạc quan phi thực tế gồng lên để tạo ra. Tôi thuê hai giáo viên, mỗi người dạy con tiếng rưỡi mỗi ngày, đưa con đến hết trung tâm này đến trung tâm khác, đi khám các loại bác sỹ, từ châm cứu, massage, đi cầu khẩn các thầy bói và mất cả chục triệu cho lễ giải hạn với những người sau đó tôi không thể nhớ tên và địa chỉ.

Rồi tôi mau chóng nhận ra, buổi chiều viện Nhi ấy chỉ là một cuộc khủng hoảng nhỏ trong đời.

Năm 3 tuổi, con tôi tè vào bát canh trong mâm cơm cả nhà đang ăn, bóp hết số trứng trong tủ lạnh, không ngủ trên giường, chúng tôi cứ bước vào rồi lại bước ra qua hàng chục cổng trường mẫu giáo.

Năm tuổi, cậu nhổ nước bọt vào cốc café người ta đang uống bên lề đường. Tôi không nhớ bao nhiêu lần mua đền cho họ, hay xin lỗi vì "con em nó dại", hay bị mắng "trông thế kia mà không biết dạy con"; hoặc bạn bè, người quen nhìn tôi bằng ánh mắt sửng sốt khi tôi ngăn họ đưa cho cháu một thanh kẹo ngọt, một cây kem, thậm chí tiền với lý lẽ "mấy khi, trẻ con mà", rồi họ cũng thưa đến nhà tôi hơn.

Sáu tuổi, con tôi trộn 2kg xà phòng bột vào thùng gạo. Bảy tuổi, trường tiểu học thứ nhất chỉ nhận con tôi làm học viên dự thính. Trường thứ hai, ở Nam Trung Yên, cô hiệu trưởng gọi tôi lên phòng: "Mỗi tháng gia đình phải đưa cho cô chủ nhiệm thêm 500 nghìn bồi dưỡng vì cháu hay vặn vẹo trong lớp". Tôi cũng quen với việc nghe một bà mẹ khác gay gắt trong cuộc họp phụ huynh yêu cầu đuổi học bạn N, hay cấm N ngồi cạnh con họ.

Mười tuổi, nửa con gà làm sẵn trong ngăn đá tủ lạnh của nhà ông bà bị giấu vào bồn cầu. 13 tuổi, con lấy 4 triệu đồng trong túi của dì treo trên mắc áo, rồi mang về một gói bim bim ăn dở.

15 tuổi, nó vứt cái váy mẹ mới mua vào họng rác của chung cư chỉ vì không thích mẹ mặc; hay đổ cả nồi cá vừa kho đi chỉ vì không thích món ăn.

Mồng Một tết năm ngoái, khi mọi người say sưa với lời chúc may mắn, con tôi nhìn thẳng vào mắt mẹ một cách mãnh liệt: "Mẹ ơi mẹ đừng chết nhé. Mẹ có hiểu tiếng người không?".

Hãy tin rằng đó là một hành động yêu thương. Hay giống như nhiều người vẫn hỏi tôi: "Tự kỷ là thế nào, nó có đi học không?"

Tôi đã trả lời câu hỏi này hàng ngàn lần: "Dạ, cháu có vấn đề về hành vi, tư duy cháu khá đặc biệt, cháu đang đi học".

Một vài người nhoài lên phía trước, mắt mở to: "Thế nó có khả năng đặc biệt đấy nhở, nó giỏi nhạc không, tự kỷ thường là thiên tài mà".

Tôi thầm trách các đồng nghiệp trong làng báo đã tuyên truyền thế nào mà 1% người tự kỷ thiên tài giờ đây được hiểu là số đông. Thật khó để giải thích tiếp rằng, tự kỷ tuy khó khăn nhưng không đồng nghĩa với bất hạnh. 16 năm sống cùng một đứa trẻ đặc biệt, tôi thầm cảm ơn những nhọc nhằn khiến tôi nhận ra vẻ đẹp trong trái tim màu xanh mãi thơ ngây của con mình, cũng như dễ dàng gần gũi những ai có vẻ khác thường. Rằng có những điều sẽ chẳng bao giờ trở lại như lúc ban đầu, nhưng nếu không còn vấn đề phải đối mặt, ta sẽ lạc lối trong cuộc đời này; hay đã quen với việc kêu gọi mọi người hãy ngừng viết những status như "tự kỷ với mùa mưa, có ai café với tôi không?"

Chứng tự kỷ là một khiếm khuyết vô hình. Người tự kỷ khó có thể đi học, tự lập, không biết giao tiếp như người thường, kém tập trung, hành vi lập dị, dễ bùng nổ, chỉ thích ăn một số món, luôn để đồ vật một chỗ và sinh hoạt theo công thức của họ. Số lượng người tự kỷ trong 10 năm qua đã tăng hơn gấp đôi trên toàn cầu. Tại Mỹ, hiện 1/68 đứa trẻ sinh ra mắc chứng này.

Việt Nam được ước đoán có khoảng 500.000 người tự kỷ và hàng triệu người thân của họ đang chật vật đối mặt với hội chứng, song "tự kỷ" không được định nghĩa và không có trong Luật Người khuyết tật, chưa có thống kê nào của bộ Y tế về số người tự kỷ và thực trạng. Đó là lý do rất nhiều trường học từ chối, không có bất cứ hỗ trợ nào về chính sách, bảo hiểm y tế, trợ cấp, đào tạo nghề cho cộng đồng này.

Ngày hôm nay, 2/4, là ngày Liên hiệp quốc thông qua "Nghị quyết Ngày nhận thức về tự kỷ thế giới", trở thành ngày thắp đèn xanh trên toàn cầu vì người tự kỷ.

Hôm nay, nếu bạn thấy ánh đèn xanh lơ trên các tòa nhà, xin đừng quên, hàng triệu người tại Việt Nam đang cần chúng ta thấu hiểu và tôn trọng. Biết đâu nhờ sự cảm thông của bạn, một người giỏi nghệ thuật và nhạy cảm với màu xanh sẽ có cơ hội trưởng thành.
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,444
Động cơ
212,479 Mã lực
Bài này thì nó hơi thiên về tôn giáo, nội dung chính cũng hơi khác một chút cho cụ mợ đọc

Mod thấy có gì không phải thì cảnh báo nhà cháu nhá


Bệnh ma nhập, bệnh mắc đằng trên, bệnh mắc đằng dưới, rối loạn đa nhân cách là gì và có thật không? Phương pháp điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách

VƯỢT QUA RỐI LOẠN ĐA NHÂN CÁCH

1) HÌNH TƯỚNG

Trong nhân gian có khái niệm bệnh ma nhập, bệnh mắc đằng trên, bệnh mắc đằng dưới là 3 khái niệm mà theo khái niệm y khoa hiện đại được định nghĩa là “Rối loạn đa nhân cách”, tiếng Anh gọi là “Multiple personality disorder” ( MPD). Người vướng kẹt vào rối loạn đa nhân cách, dù chưa đủ dữ liệu để xem đó là một bệnh nhân tâm thần nhưng về bản chất là những rối loạn tâm thần mà người vướng phải xử sự như nhiều nhân cách khác nhau trong cùng một con người của chính mình.Từ cảm xúc, ý thức, thái độ, lối sống; người rối loạn đa nhân cách tối thiểu đóng vai 2 người khác nhau. Vai chính là chính họ trong trạng thái tâm lý chưa rối loạn đa nhân cách. Vai 1 người khác mà đương sự ko biết đến đó là ai. Nhập rất chuẩn xác hoặc na ná bao gồm thói quen, lối sống của người khác. Vì rối loạn đa nhân cách xuất hiện trong không gian, thời gian nhất định, bệnh nhân thường không thừa nhận mình bị tâm thần, khước từ y khoa, không chịu uống thuốc. Nếu ai nói mình bị tâm thần và cần điều trị tâm thần sẽ nổi giận đùng đùng, đạp đổ nhằm mục đích chứng minh rằng mình bình thường.

Có 2 dạng đa nhân cách:

1. Tính lực: tích cực

Đóng vai một người khác, một nhân cách khác theo chiều hướng có năng lực hơn bình thường chẳng hạn người tài xế xe hơi hoàn toàn ko có kiến thức về các lĩnh vực khác khi rối loạn đa nhân cách xuất hiện, anh tài xế có thể đóng vai họa sĩ họa vẽ như một họa sĩ chuyên nghiệp. Hoặc đóng vai một nhà thơ, người rối loạn đa nhân cách sẽ xuất khẩu thành thơ, đúng vần, đúng điệu mà bình thường sẽ không nói ra những danh ngôn đó. Từ đó nhiều người nghĩ rằng ông trên nào đó, bà trên nào đó chi phối vào để truyền đạt một thông tin, thông điệp hoặc muốn gửi thông tin đến cho con người. Tạm mượn vào năng lực đặc biệt đang lúc rối loạn đa nhân cách sẽ dẫn đến tình trạng người rối loạn đa nhân cách rơi vào tình trạng tâm thần về sau vì liên tưởng, đóng vai, khai thác năng lực hoạt động không có. Đó là tình trạng về bệnh lý. Nhận thức, thái độ ứng xử của người đó trở nên khác thường lý giải cho hoạt động của con người dưới hình thức của con người đó qua nhiều kiếp sống; mỗi kiếp sống tập trung biết bao nhiêu là nghiệp chung, nghiệp riêng. Sau khi con người chết và tái sinh vẫn không mất đi và tồn tại dưới hình thức năng lượng. Bộ não của con người có khoảng 7 triệu tế bào trong đó có nhiều chức năng, mỗi chức năng như một cửa sở chứa nhiều kiến thức và dữ liệu khác nhau. Các bác học, khoa học gia hàng đầu trên toàn thế giới chỉ sử dụng nhiều nhất là 1% chức năng của bộ não mà thôi, người thường sử dụng chất xám còn ít hơn nữa 0,0...% hoặc 0,00…% mà thôi. cho nên hạt giống nhân cách không hề bị mất đi, cho nên người rối loạn đa nhân cách sử dụng dữ liệu của kiếp trước nào đó mà họ đã từng làm. Làm cho người ta ngộ nhận rằng có ai đó nhập vào mà trên thực tế là không

2. Rối loạn đa nhân cách thứ 2: tiêu cực.

Có khi đóng vai thần thánh, ông này bà nọ thậm chí là Thượng Đế, Bồ tát Quan Âm, Đức mẹ Maria, những nhân vật Phật giáo, anh hùng dân tộc, kiệt xuất, nhân vật vĩ đại trong lịch sử tư tưởng của kẻ đó hoặc của nhân loại nói chung. Đương sự rối loạn đa nhân cách trong tình trạng rối loạn đa nhân cách và nhiều tiếp xúc về tình thức này hoàn toàn chứa đựng lại nhiều cảm xúc của nhân cách đó thường rối loạn tâm thần nhẹ nên họ đóng vai một nhân cách nào và ngộ nhận rằng mình chính là người đó. Dạng này nói rất khó nghe, điều trị những người như thế rất lâu chính vì họ nghĩ rằng mình cao hơn, nhận thức đặc biệt hơn, tu hành xuất sắc hơn, năng lực và kiến thức, giai cấp vĩ đại hơn. Các bác sĩ, tu sĩ được yêu cầu điều trị cho họ về điều trị những hướng dẫn cho những cảm xúc, ý thức, hành vi trong điều kiện đó sẽ mất đi tính áp phê do đương sự không còn tin nữa do vậy mà chìm sâu trong bệnh lý rối loạn đa nhân cách.

Ở góc độ khác, rối loạn đa nhân cách đóng vai ma hoặc người thân trong gia tộc mới chết, hoặc chết đã lâu hoặc người dưng không có mối quan hệ gì. Phần lớn rối loạn đa nhân cách nhờ các chùa điều trị thuộc dạng này. Cũng cần nói thêm rằng các chùa, các thầy, các cô phần lớn đều không nghiên cứu qua bệnh rối loạn đa nhân cách cho nên người thân của các Phật tử dẫn đến chùa thường điều trị bằng các cách: trì chú, niệm Phật, tụng kinh.

Thứ 2 là thỉnh chuông, cho người bệnh ngồi kế bên đại hồng chuông để lắng nghe âm thanh trầm bổng du dương nhẹ nhàng thư thái của tiếng chuông mang lại, đương sự có tác dụng tâm lý tích cực trung bình 10 – 30 phút thì hiện tượng rối loạn đa nhân cách đó được tiêu diệt.

Thứ 3, đối thoại trực tiếp với người bệnh nhằm hướng dẫn, tư vấn giúp cho người bệnh nhận thức rằng mình đang bị bệnh và cần phải được điều trị và không được tiếp tục nhập vai, đóng vai một con ma, con quỷ nào đó.

Từ 1984, khi còn Phật sự tại chùa Đại Giác, hằng ngày chúng tôi thấy được rất nhiều người rối loạn đa nhân cách đến nhờ hòa thượng trụ trì điều trị. Năm 1992, chính thức làm trụ trì chùa Giác Ngộ, những người bị bệnh như thế đến, chúng tôi thấy rất rõ họ không bị ma nhập, mà chỉ là bệnh rối loạn đa nhân cách thôi. Chúng tôi điều trị bệnh cho họ bằng đối thoại. Thỉnh thoảng trong khi đối thoại, họ sử dụng một vài kỹ năng tôn giáo. Ví dụ như họ là một tín đồ của Phật giáo nguyên thủy, họ có thể đọc vài câu danh hiệu bằng tiếng Pali. Hoặc họ là tín đồ của Phật giáo Đại thừa, thường danh hiệu niệm Phật A Di Đà thì họ thỉnh thoảng niệm danh hiệu của Phật A Di Đà. Sau đó người trị bệnh có thể tụng Kinh, niệm Phật hoặc gõ mõ cho người bệnh biết rằng con ma đã thoát ra khỏi người bệnh và đương sự cũng nghĩ rằng như thế. Sau khi kết thúc bệnh nhất thời như vậy, đương sự thường té ngã xuống hoặc mặt mày tái mét. Sau khi hỏi đương sự về những gì trước đó xảy ra khoảng 30 hoặc 60 giây trước đó, đương sự hoàn toàn không biết gì hết. Vì thiếu kiến thức về y khoa và kiến thức Phật pháp, rất nhiều người đã nghĩ rằng người thân của mình bị ma nhập. Do vậy, việc điều trị cho bệnh nhân rối loạn đa nhân cách thường bị thất bại. Nhận thức sai lầm về bản chất của bệnh, sử dụng phương pháp sai lầm, nghĩa là trị bệnh không đúng cách và người bệnh không có cơ hội hết bệnh được. Trong 22 năm qua ngoại trừ mấy năm du học tại Ấn Độ, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 – 3 người đưa người thân của mình đến chùa Giác Ngộ để điều trị. Lúc đầu họ và người thân đều không thừa nhận rằng họ và người thân bị rối loạn đa nhân cách, nhưng sau 10 phút đối thoại cùng chúng tôi thì họ cũng thừa nhận rằng họ bị rối loạn đa nhân cách và điều trị mới có thể có kết quả.

Ngộ nhận mình bị ma nhập, đương sự sẽ có niềm tin vào năng lực điều trị của một nhà sư ở một ngôi chùa nào đó. Tác động tâm lý không thể kéo dài được nhiều thời gian, trung bình khoảng 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng; có người thì chỉ 3 ngày thì tái phát lại vì nguyên nhân của nó còn nguyên và không điều trị được gốc rễ của bệnh trạng nên đương sự không thể nào hết bệnh được. Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc được cả 3 loại đối tượng rối loạn đa nhân cách và để giúp cho người thân vượt qua rối loạn đa nhân cách, chúng ta cần phải chú ý đến những điều sau đây:

1/ MA NHẬP LÀ KHÔNG CÓ THẬT.

Đây là một nhận thức vô cùng quan trọng và nếu không hiểu được điều này thì không thể điều trị dứt điểm được bệnh rối loạn đa nhân cách được. Theo triết lý của đạo Phật thì con người sau khi tắt hơi thở thì sau vài giây thân thể trả về với Tứ đại và tâm thức thì tiếp tục tái sinh vào một bào thai của một người mẹ hoặc một giống cái tùy theo nghiệp thiện hoặc nghiệp ác. Trong các Kinh, Đức Phật nói đến 4 loại hình tái sinh: sinh ra từ một bào thai phần lớn là con người, sinh ra từ trứng một số loài động vật 4 chân hoặc là một số loài động vật có cánh, hoặc từ một số loài thủy tộc, sinh ra từ ẩm thấp tức là các côn trùng vi tế, và sinh ra từ sự chuyển hóa tức là một số loài động vật bị tuyệt chủng, rồi tác động của hóa thạch ở trong không gian và môi trường sống để tạo ra một chủng loại mới. Là một người sinh ra từ bào thai như chúng ta, tất cả đều phải tái sinh sau cái chết. Thời gian chậm nhất cho việc tái sinh được nói đến trong Kinh Địa Tạng tối đa là 49 ngày. Theo quan điểm truyền thống của Đức Phật, phần lớn sau khi chết sẽ tái sinh theo nghiệp dẫn. Vì theo truyền thống Đại thừa nên chúng ta hiểu thời gian tối đa sẽ là 49 ngày và đương sự thường chấp vào tình yêu, gia tài sự nghiệp, oan ức nhưng không ai có thể tồn tại quá 49 ngày. Cho nên khái niệm tồn tại dưới dạng ma, quỷ tồn tại ở nhà này hoặc khu vực kia để nhát, phá phách hoặc lấy mạng người này người kia sau một năm, 2 năm đều là sự mê tín. Sự hiểu sâu vấn đề này, chúng ta biết rằng không thể có một thần thức của một hương linh nào đó để nhập vào và cùng tồn tại với tâm thức của chúng ta trong cùng 1 cơ thể. Trong 1 cơ thể chỉ có 1 tâm thức duy nhất, không tồn tại tâm thức thứ 2. Do vậy, ta phải hướng dẫn bệnh nhân tự kỷ ám thị rằng: Thân thể tôi chỉ chứa một thân thể duy nhất không có chỗ cho tâm thức khác gá vào. Khi nhận thức được điều này sẽ là một kháng thể cho người bệnh để tống bệnh rối loạn đa nhân cách ra ngoài ở trên bộ não và từ đó người bệnh sẽ không để cho bệnh rối loạn đa nhân cách xảy ra. Đó là điều vô cùng quan trọng. Để hướng dẫn người nhà bệnh nhân rối loạn đa nhân cách không được mang bệnh nhân đến thầy phong thủy, thầy địa lý, thầy bốc số, thầy pháp, thầy bùa, đồng bóng, ngoại cảm, .v.v… vì họ sẽ nói giống nhau. Ví dụ nếu bệnh nhân là nữ thì họ nói có ma nam theo quấy rối; từ nhận thức này sẽ làm cho bệnh nhân bị hoang tưởng rằng mình đang có một con ma tấn công. Thân nhân không nên hỏi người đang bị rối loạn đa nhân cách rằng chết ở đâu, ngày nào, có nguyện vọng gì trong giai đoạn rối loạn đa nhân cách diễn ra vì chỉ sơ hở nhỏ này mà đương sự sẽ chụp vào và ứng xử như một con ma, thay đổi giọng, thay đổi tính cách. Có một số người không thay đổi giọng và tính cách, họ tiếp tục sử dụng giọng của mình để đóng vai. Lúc này, người thân cần tiếp tục vỗ vào vai và kêu tên thật của người bệnh để kêu người bệnh quay trở về thế giới hiện thực và không tiếp tục nhập vai một người khác nữa. Đương sự lúc đó đang bị vô thức điều khiển và họ hoàn toàn mất sự tự chủ, do đó ta phải hỗ trợ. Trong trường hợp hỗ trợ đó không có kết quả, người thân nên dùng đèn tia hồng tử ngoại rọi vào vùng gáy cổ của người bệnh trong vòng 10 phút, thần kinh của người bệnh ổn định lại và hiện tượng rối loạn đa nhân cách sẽ tự kết thúc. Nếu như sự hỗ trợ này vẫn không mang đến kết quả, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác và hãy đưa người bệnh đến bệnh viện tâm thần để uống thuốc. Bệnh nhân sẽ uống liên tục trong vòng 2 – 3 tháng và người bệnh sẽ ổn định trở lại. Bệnh rối loạn đa nhân cách chưa phải là một bệnh tâm thần thường xuyên, cho nên cả người bệnh và người thân đều nghĩ rằng đó không phải là một bệnh tâm thần. Thông thường để giúp cho người bệnh hiểu rõ rằng họ đang bị bệnh, chúng tôi có một mẹo vặt và xin chia sẻ ra để giúp đỡ cho những người khác vì chúng tôi cũng không thể làm hết được vì một ngày chúng tôi giúp được nhiều nhất cũng khoảng 1 – 3 người thôi.

Quý vị cứ đánh đố đương sự rằng:
• Trong túi tôi có bao nhiêu tiền? Vì con ma không bị giới hạn bởi không gian và vật lý; và đương sự liếc qua liếc lại để tư duy, suy luận hoặc đoán là chúng ta biết đây là rối loạn đa nhân cách rồi.
• Căn nhà kế bên, chủ nhân là ai?
• Mộ huyệt kế bên mộ huyệt của ông hay bà là người thế nào?
.v.v…

Bằng những câu hỏi thế này, chúng ta chứng minh rằng ông/ bà đang bị rối loạn đa nhân cách và trong vòng khoảng 3 phút đầu, chúng tôi giúp đương sự nhận ra rằng họ đang bị bệnh và cần điều trị. Nếu chúng ta không có làm những điều đó thì việc điều trị rất khó khăn.

2) NGUYÊN NHÂN CỦA CHỨNG BỆNH RỐI LOẠN ĐA NHÂN CÁCH

Qua nghiên cứu và điều trị bệnh cho bệnh nhân mỗi ngày, chúng tôi liệt kê sau đây là những nguyên nhân chính của bệnh

1. Sử dụng các loại ma túy tổng hợp bao gồm thuốc lắc, đập đá, hít keo, .v.v… do đó đương sự có cảm giác bay bổng, lâng lâng như đang ở thiên đường hay cực lạc. Bị tác động của ma túy, rất nhiều người đã bị rối loạn đa nhân cách. Nếu sử dụng quá liều, quá liều sẽ bị rối loạn hoang tưởng. Đây là dạng khó điều trị vì nếu không ngưng được nguyên nhân của bệnh lý này thì người bệnh không thể nào vượt qua được.

2. Uống rượu quá nhiều và hay uống về khuya. Tình trạng này sẽ làm bệnh nhân tổn hại về thần kinh, mất sự kiểm soát, mất ngủ, mất nước và dẫn đến tình trạng rối loạn đa nhân cách rất nhanh. Phần lớn bệnh nhân loại này là người nam, thỉnh thoảng cũng có bệnh nhân là người nữ nhập cuộc và rơi vào tình trạng tương tự.

3. Mất ngủ lâu ngày. Sự mất ngủ đã làm cho con người trở nên không bình thường và nếu không điều trị được bệnh mất ngủ thì đại đa số người bị mất ngủ sẽ rơi vào tình trạng rối loạn đa nhân cách, nặng hơn là rối loạn hoang tưởng, nặng hơn nữa là rối loạn tâm thần. Cho nên phải truy tìm nguyên nhân để giúp bệnh nhân kết thúc căn bệnh lâu dài.

4. Bị phụ tình, bị cắm sừng, đổ vỡ hạnh phúc hôn nhân hoặc bị lợi dụng trong tình yêu dẫn đến mất khả năng chịu đựng về phương diện tâm lý, tự cho mình là nạn nhân và không chịu buông xả cảm xúc bị rối loạn đó làm nạn nhân bị rối loạn đa nhân cách. Trong quá trình điều trị bệnh này ta phải tìm được người chồng, người vợ, người tình của người bệnh để hướng dẫn cho họ rằng người bệnh đã lầm để người đó thấy rằng nguyên do sự thay đổi tâm sinh lý, lối sống, hành vi. Nếu không có sự hợp tác này thì sẽ rất khó thực hành.

5. Bị chà đạp nhân phẩm bao gồm chửi bới, mắng nhiếc, chì chiết, làm nhục, lợi dụng hoặc chịu đựng không nỗi các lời thị phi, phê bình chỉ trích, nói xấu, vu oan, xuyên tạc làm cho nhiều người rơi vào tình trạng này. Ta phải biết giúp cho họ thái độ bản lĩnh để biết thản nhiên trước những điều không lợi ích cho sức khỏe.

6. Bị khổ đau thường xuyên nhưng không có khả năng giải thoát, không nhờ người thân hỗ trợ, chịu đựng một mình và xa lánh mọi người ở trong phòng, dán mắt vào trong một ti-vi, ipad, smartphone. Đời sống thật thì không diễn ra hoặc rất ít, phần lớn sống trong thế giới ảo hoặc núp trong cái bóng của riêng mình thì sau một thời gian sẽ bị rối loạn đa nhân cách.

Đó là 6 nguyên nhân căn bản của bệnh rối loạn đa nhân cách. Từ đó, ta phải giúp cho đương sự tìm ra đâu là nguyên nhân chính của căn bệnh, chúng ta phải biết khai thác. Sau khoảng 10 phút nói chuyện, các bệnh nhân bị thuyết phục và chia sẻ ra nguyên nhân chính của họ mà lúc ở nhà họ không thể nói cho người thân. Có người hận cha, hận mẹ mà lúc đó có cha mẹ đang ở đó thì họ không chia sẻ được nên phải mời người thân ra ngoài để bệnh nhân đủ tự tin và không cảm thấy khó nói những chuyện mang tính tế nhị như vậy về người thân. Với người điều trị, ta phải kín đáo giữ thông tin này để người bệnh không cảm thấy khó chịu, khó xử khi chia sẻ thông tin này. Sau khi nghe thông tin về nguyên nhân về người thân rồi, chúng ta mời người thân quay trở lại để lắng nghe giải pháp để hỗ trợ giúp bệnh nhân.

Dựa vào nguồn Kinh Chuyển Pháp Luân, mọi nỗi khổ niềm đau theo Đức Phật đều có các nguyên nhân hoặc tham ái, sân hận, si mê, cố chấp hoặc các nguyên nhân khác nữa; đến khi nào chúng ta truy tìm được nguyên nhân, chúng ta mới khắc phục được hậu quả để ngăn tình trạng tương tự nào đó xảy ra trong tương lai và sau đó là sự điều trị đúng cách. Đang các chùa không nghiên cứu và nắm vững về bệnh lý này, hễ ai mang người thân đến điều trị và nhà chùa cứ tưởng đó là ma nhập và điều trị theo phương pháp ma nhập và ma cũng không nhập vào con người được cho nên nhà chùa góp phần tiếp tay cho việc mê tín dị đoan đi ngược lại giáo lý của Đức Phật.
Ta phải tìm nguyên nhân của bệnh để điều trị bệnh, đó là phương pháp Tứ Diệu Đế.

3) NÂNG CAO SỨC KHOẺ VÀ THỂ LỰC.

Vì thể lực đóng vai trò rất quan trọng, nếu không duy trì được sức khỏe thì các nguyên nhân chỉ cần một duyên đã tạo ra rối loạn đa nhân cách. Sau đây là các duyên hỗ trợ cho bệnh rối loạn đa nhân cách xuất hiện:

a) Có mặt ở những nơi mê tín dị đoan là đương sự tưởng rằng mình là con ma, thần linh xuất hiện để cứu nhân độ thế hoặc để người khác cứu độ cho mình. Đó có thể là không gian của đình, đền, miếu hoặc nơi có khói hương nghi ngút.

b) Nơi có quá nhiều khí carbonic, lượng oxy cần thiết để đưa vào bộ não không đủ làm cho người bị rối loạn đa nhân cách dễ dàng xuất phát hành vi này chẳng hạn như khói, nhang, nơi đông người.

c) Mệt rã người, lao động quá sức, bị kiệt sức chẳng hạn như đi xe đường dài khiến ta mệt nhoài thì hiện tượng rối loạn cũng dễ dàng xuất hiện.

d) Các chị em phụ nữ trong giai đoạn bị bệnh hoặc thời kỳ kinh nguyệt, thể trạng yếu và nếu trước đây có 1 trong 6 nguyên nhân chính bị rối loạn thì nhân cái tình trạng đó thì bệnh lý sẽ xuất hiện.

e) Đi ngang qua một nghĩa trang hay chứng kiến một đám ma hoặc nghe kể về phim ma, truyện ma, người chết đều là những dữ liệu liên tưởng đến tình trạng sai lầm làm cho bệnh nhân đóng vai một con ma.

Đó là những tác động duyên của hiện tại khiến cho bệnh phát triển một cách nhanh chóng. Do đó, khi điều trị đương sự bị bệnh và thân nhân hỗ trợ người bệnh này không nên để người bệnh có mặt ở những nơi như thế và giữ thể trạng thật tốt để bệnh lý không xuất hiện. Cần hướng dẫn bệnh nhân tập thể dục, vận động toàn thân ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày bao gồm nhảy dây, chạy bộ, bơi lội và các bài thể thao phù hợp với giới tính và độ tuổi. Bệnh nhân cũng nên dùng lòng bàn tay xoa vùng gáy cổ của mình 9 lần, mỗi lần 3 – 5 phút vừa điều trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp và hỗ trợ cho việc lên tinh thần thoải mái, tích cực, lạc quan, yêu đời. Đó là những hỗ trợ cho thể trạng được nâng cao. Khi thể trạng được khoẻ thì mới làm được những việc phước thiện.
Là người thân, khi biết một người nào đó trong gia đình bị bệnh chúng ta cần phải khích lệ họ vì họ mắc căn bệnh này thể trạng lúc nào cũng mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng nên cần người khác khích lệ, hỗ trợ họ để họ có thể bắt chước theo. Nếu bệnh nhân là đứa con gái thì người mẹ chơi thể thao cùng với con của mình. Nếu bệnh nhân là đứa con trai thì người cha nên cùng tập thể thao cùng với con mình.

4) GIẢI PHÓNG NỖI KHỔ NIỀM ĐAU CỦA BẢN THÂN

Người sử dụng ma tuý hoặc bia rượu đều có gốc rễ khổ đau, bế tắc nên phải mượn bia rượu để giải sầu; còn các nguyên nhân còn lại như mất ngủ, thất bại trong hôn nhân hoặc tình yêu, tổn thất kinh tế, tài sản, phá sản, bị chà đạp nhân phẩm đều là những nguyên nhân tạo ra khổ đau. Đương sự đã không biết giải phóng nỗi khổ niềm đau ra khỏi thân thể của mình và sau một thời gian dẫn đến rối loạn. Do vậy trong quá trình hỗ trợ cho bệnh nhân, chúng ta phải hướng dẫn họ không để trong tâm nỗi lo lắng, sợ hãi, chấm dứt những hận thù, oan trái và buông xả những cảm xúc tiêu cực đó càng sớm càng tốt. Đó là những người cố chấp và những người bị bệnh dễ cảm thấy bị xúc phạm, nghĩ người khác xúc phạm nhân phẩm mình, con người mình như một ám ảnh. Do vậy ta phải hướng dẫn họ tập buông xả. Để buông xả có kết quả, thì bệnh nhân phải có sự rộng lượng, tha thứ, bao dung để không cố chấp vào những nguyên nhân gây ra tội lỗi, nỗi khổ niềm đau gây nên. Và đương sư phải liên hệ hình ảnh cái nắm tay, khi nắm chặt bàn tay thì không thể nắm được những vật quý giá như vàng, kim cương; phải mở nắm tay ra thì các vật sẽ rơi rớt. Nỗi khổ, niềm đau, bất hạnh, những nổi khổ, niềm đau như những dây kẽm gai đang bám vào tâm chúng ta, tấn công và hành hạ chúng ta; đương sự không có sự lựa chọn nào khác nếu muốn hạnh phúc thì phải buông những vấn đề này ra. Hoặc là liên tưởng đến việc gió thoảng mây bay, mây bay theo tác động của gió và ta cứ nghĩ nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời này như cơn gió bay ngang qua cuộc sống của chúng ta, sẽ trở thành quá khứ và rồi không có mây nào dừng lại lâu dài. Cho nên các nỗi khổ niềm đau sẽ trôi đi, sẽ không còn nữa. Nhưng chính sự ám ảnh và cảm xúc và thái độ sống đã hâm nóng thêm nhiều lần nữa và đây là lý do mà Đức Phật đã dạy rằng người tu học Phật phải phát sinh phước tuệ; phải kết thúc quá khứ, không vướng đến quá khứ dù là quá khứ vàng son hay quá khứ bất hạnh. Quá khứ vàng son khởi lên tâm lý nuối tiếc, quá khứ bất hạnh khởi lên làm hâm nóng nỗi khổ niềm đau thêm nhiều lần đang khi nỗi đau đã không còn nữa. Tinh thần vô ngã dễ giúp chúng ta buông xả nỗi đau. Khi nỗi đau tấn công mình, chúng ta quán niệm như sau: Cảm xúc này, tâm tư này không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi, không phải sở hữu của tôi nên tôi không bị kẹt vào các cảm xúc khổ đau này. Thân thể thể này không phải là của tôi, không phải sở hữu của tôi nên không thể tiếp tục tấn công tôi được. Phải quán tưởng vô ngã để li tâm hoá nỗi khổ ra khỏi tâm và nỗi đau ra khỏi thân. Đây là cách chúng ta thương mình và giúp chúng ta sống được hạnh phúc. Phần lớn rối loạn đa nhân cách thuộc về giới tính nữ vì phụ nữ sống về cảm xúc nhiều, khổ đau nhiều, ức chế nhiều, đè nén, chịu đựng tiêu cực nhiều, dễ tự ái, dễ bị cảm thấy bị xúc phạm, dễ bị thương tổn cho nên nỗi đau bị căng phồng giống như con đĩa bám vào thân con trâu dai dẳng và không chịu buông ra. Giữ tâm thanh thản trên nền tảng buông xả, ta sẽ hạnh phúc. Liên tưởng đến phần mềm máy vi tính bị lỗi thì ta nên xoá sạch tất cả phần mềm bị lỗi đừng nên giữ dữ liệu ở trên máy và nạp lại hệ thống điều hành mới lại thì máy chạy rất nhanh. Lâu lâu chúng ta cũng cần phải format lại bộ não, cảm xúc và thái độ sống của mình để nó tránh xa không vương vấn gì phiền não và quá khứ để tâm mình thư thái, buông xả.

5) TƯƠNG TÁC VỚI XÃ HỘI.

Trước khi mắc bệnh rối loạn đa nhân cách, các bệnh nhân thường mắc bệnh trầm cảm nhẹ: chán chường, tuyệt vọng, bi quan, yếm thế, mất niềm tin vào cuộc đời, tha nhân và chính mình, không tiếp xúc và chia sẻ với ai và kiềm nén tất cả mọi thứ với xung quanh. Sức chịu đựng có giới hạn và chính sự kiềm nén đó đã làm nỗi đau bộc phát tấn công dẫn đến bệnh. Cho nên người thân chúng ta không nên nói nặng nhẹ, nói chì chiết, nói nhiều vì sức chịu đựng của họ đã hết làm họ nghe đến là nhức đầu và muốn xa lánh tất cả mọi thứ và mọi người. Do vậy chúng ta phải khích lệ, đặt câu hỏi cho họ nói, khích lệ chia sẻ tiếp xúc với mọi người, chia sẻ với người thân, giao tiếp với bạn bè, dẫn họ đến giao lưu tập thể tạo điều kiện cho họ phải nói, phải phát ngôn để người bệnh không sống trong ốc đảo và cái tôi của mình nữa. Và lúc đó nỗi khổ niềm đau dễ được tháo mở. Nếu bệnh nhân có niềm tin tôn giáo thì trong giai đoạn điều trị này cần phải ngưng các hoạt động tôn giáo đó vì sẽ dễ dàng liên tưởng đến các hoạt động mê tín dị đoan làm cho bệnh lý này không xác định được. Ví dụ như một Phật tử bị rối loạn đa nhân cách thì trong giai đoạn điều trị nên giảm đi việc niệm Phật, ngồi thiền, tụng Kinh mà thay thế vào đó là các hoạt động hướng ngoại, tương tác với xã hội nhằm mục đích kéo tâm của người bệnh thay vì giam nhốt trong cơ thể của mình ra bên ngoài xã hội để sống trong một xã hội thật chứ không sống trong một xã hội lồng kiếng, xã hội tưởng tượng thì bệnh mới có thể hết được. Nếu mà suốt ngày ngồi thiền, niệm Phật, tụng Kinh thì bệnh chỉ có nặng thêm thôi vì đó là không gian tĩnh. Người bị trầm cảm, khổ đau đang có xu hướng hướng nội, các hoạt động đó làm cho việc hướng nội sâu hơn và bệnh sẽ bị rối loạn nặng hơn. Do đó phải hướng dẫn người bệnh các hoạt động thể thao, lao động tay chân, đừng cho họ ở không dù công việc lương rất thấp nhưng phải khích lệ họ làm rằng cuộc sống của mình có giá trị, mình có thể tạo ra đồng tiền được và mình sống bằng chính đồng tiền của mình. Các bổ trợ đó rất là cần thiết.

6) CÁC BỖ TRỢ ĐỂ TẠO NIỀM VUI

Nguyên nhân rối loạn đa nhân cách đều xuất phát từ nỗi buồn. Để đối trị với nỗi buồn ta phải tạo ra các nụ cười bổ trợ, chúng ta khích lệ nạn nhân xem phim hài, đĩa hài và cùng ngồi chung với họ để họ không có cái cớ giam nhốt mình trong góc nhà nữa, bắt buộc họ phải ngồi chung vì tính lịch sự. Và khi chúng ta cười phá lên, sẽ làm cho họ cảm thấy hưng phấn lên và bằng cách này các nỗi buồn hằn sâu trong tâm thức sẽ được giải phóng ra. Mỗi một nụ cười sẽ mang lại một phản ứng tốt hơn, quá trình trao đổi tốt hơn, kháng thể mạnh hơn, não phản ứng tốt và máu điều hoà tốt hơn gây phản ứng tốt cho cơ thể. Đồng thời hướng dẫn nạn nhân không được nghe nhạc buồn, nhạc thất tình, phim buồn, phim uỷ mị của Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc vì bao nhiêu nỗ lực chống lại nỗi buồn của chúng ta như nước đổ ra sông biển hết. Nguyên nhân của người bệnh là khổ về cảm xúc mà lại dán nhãn vào những vấn đề đó thì làm sao hết bệnh được.
Con người ta hay nghiện về các chất gây khổ đau như rượu thì cay, cà phê thì đắng, thuốc lá thì hôi mà gây nghiện thì nhạc, phim cũng vậy. Cái gì có tố chất quằn quại khổ đau, bế tắc thì người ta hay nhớ nhiều đến; còn tố chất tích cực thì người ta ít quan tâm đến. Do vậy người bệnh không nên xem và nghe những bộ phim, loại nhạc đó. Ta hãy hướng dẫn họ cười một ngày vài ba lần, một lần vài ba giây cho đến một phút để giải phóng nỗi khổ niềm đau.
Dù cho bệnh nặng hay nhẹ thì các bệnh nhân rối loạn đa nhân cách đều phải được điều trị về tâm thần. Các bác sĩ về y khoa tâm thần có quá nhiều người bệnh tâm thần nên họ không thể hỏi hết từng người mà họ sẽ có bài hỏi và đáp để hỏi từng người và dùng thêm các phương pháp hỗ trợ để chẩn đoán bệnh; sau đó họ sẽ cho uống thuốc. Ngoài việc uống thuốc điều trị chúng ta cần phải hỗ trợ những phương pháp mà chúng tôi đã chia sẻ tức là điều chỉnh lại những vấn đề nhận thức sai, hỗ trợ tâm lý, tăng cường sức khoẻ, tương tác với xã hội, .v.v… thì bệnh này mới có thể được chữa. Trong hơn 20 năm qua điều trị thì chúng tôi thấy hiệu quả rất cao. Không nên để cho bệnh nhân không uống thuốc mà bệnh nhân phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đó là hỗ trợ tích cực. Vì uống thuốc không thì cũng sẽ không hết, mà không uống thuốc lại càng không hết bệnh. Nếu bệnh nhân đã lâu năm thì điều trị sẽ rất khó; còn nếu bệnh vài tháng hoặc vài ba năm thì khả năng điều trị bệnh rất cao.
Để điều trị chúng tôi không để bệnh nhân đến một mình mà phải có người thân đi theo để người thân cần hợp tác và hỗ trợ. Hiểu biết về Phật pháp và quan trọng là hiểu về tiến trình tái sinh thì chúng ta hiểu rằng: Ma không thể nhập vào con người được, Ma không thể ảnh hưởng đến quá khứ khổ đau của con người được và Ma không thể tồn tại quá 49 ngày theo như Kinh Địa Tạng được hoặc quá vài ba phút theo Kinh điển truyền thống. Vì vậy hương linh chỉ tồn tại tạm thời trong quá trình tái sinh thôi.

Địa ngục không có thật.

Mấy trăm năm sau khi Đức Phật qua đời, địa ngục được mang vào để giáo dục những thành phần cùi không sợ lở, điếc không sợ súng.
Rối loạn đa nhân cách mà không điều trị sẽ dẫn đến 2 tình trạng rối loạn hoang tưởng: Rối loạn do thính giác nghĩa là nghe điều gì đó từ trong lỗ tai và hoang tưởng thị giác nghĩa là thấy người khác xuất hiện. Người bệnh nặng sẽ bị luôn cả 2 loại vừa rối loạn thính giác và cả thị giác nên có khuynh hướng nói năng một mình, lý sự một mình như có ai đó đang đối thoại nhưng thực tế chỉ có mình họ thôi. Người rối loạn thính giác thì nghe có 2 loại âm thanh: âm thanh ám ảnh và âm thanh ấn tượng. Âm thanh ám ảnh như là: tiếng chửi bới, tiếng súng ống, tiếng chó tru, .v.v… Âm thanh ấn tượng, ví dụ như người tu theo niệm Phật thì suốt ngày 24/ 24 đều nghe tiếng niệm Phật A Di Đà hoặc Bồ Tát Quán Thế Âm rồi nghĩ rằng mình đang được nhất tâm bất loạn thực ra mình đang bị rối loạn đa nhân cách theo dạng hoang tưởng. Đối người bên đạo Chúa thì nghe những câu Kinh Thánh, hoặc nghe danh hiệu của đức Mẹ Maria, Đức Chúa Jesu. Mỗi một tôn giáo sẽ có một đối tượng vĩ đại thì người rối loạn đa nhân cách thính giác sẽ nghe âm thanh những người đó.

Kính thưa quý vị, khi chia sẻ đến đề tài này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: Hiện tượng ma nhập là không có thật và các điều trị theo hướng ma nhập là không cần thiết mà phải điều trị theo hướng bệnh rối loạn đa nhân cách. Mặc dù đạo Phật có thừa nhận có thời gian cho hương linh nhưng tối đa chỉ 49 ngày nên ai đó nghĩ rằng hương linh đó vẫn còn sống, vẫn về hiện hồn nói vanh vách thì không đúng sự thật. Là Phật tử chúng ta không nên tin những thông tin mê tín đó.
 

nala000

Xe hơi
Biển số
OF-298693
Ngày cấp bằng
15/11/13
Số km
191
Động cơ
311,363 Mã lực
Em 76. Chả thấy thằng nào trong phố tự kỷ.
Chị gái e làm giáo viên, bố e từng làm hiệu trưởng và trường có 1 lớp tự kỷ do Hà Lan tài trợ, và đều là trường trong phố (không phải trường điểm hay trường xịn)
Sao cụ biết trên phố ko có. Tăng động cũng là 1 loại tự kỷ đó, nhiều khi nó ở mức độ nặng hay chỉ chút ít thôi ạ.
 

nvui0118

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-734442
Ngày cấp bằng
30/6/20
Số km
1,900
Động cơ
-2,275 Mã lực
Vi sao lại như vậy cụ nhỉ
Có gì lạ đâu mợ. Từ trong bụng mẹ đã tiếp xúc với môi trường ngày càng ô nhiễm, lớn tí thì bố mẹ chăm chăm kiếm tiền ít chăm con, cả xã hội quay cuồng xem ai kiếm nhiều tiền hơn, con chăm chăm xem tivi vv.. tự kỷ nhiều lên thì có gì lạ đâu.
 

bubu08

Xe tăng
Biển số
OF-88401
Ngày cấp bằng
14/3/11
Số km
1,626
Động cơ
406,372 Mã lực
Cảm ơn cụ, mình biết những bạn hoà nhập tốt như con mình ít lắm
Chúc mừng cụ! Tuy nhiên e nghĩ con cụ chỉ là chậm pt 1 chút so với trẻ con tuổi mầm non, hoặc là trục trặc nhẹ 1 chút. Những cháu kiểu này đều sẽ phát triển nhanh sau khi vượt qua dc ngưỡng và hòa nhập khá tốt với xh. Ý em là cháu nó không có bệnh, tuy nhiên để cháu nó bình thường dc thì công sức của bố mẹ cũng phải bằng hàng chục lần các bố mẹ khác.
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
805
Động cơ
73,552 Mã lực
Bài này thì nó hơi thiên về tôn giáo, nội dung chính cũng hơi khác một chút cho cụ mợ đọc

Mod thấy có gì không phải thì cảnh báo nhà cháu nhá


Bệnh ma nhập, bệnh mắc đằng trên, bệnh mắc đằng dưới, rối loạn đa nhân cách là gì và có thật không? Phương pháp điều trị bệnh rối loạn đa nhân cách

VƯỢT QUA RỐI LOẠN ĐA NHÂN CÁCH

1) HÌNH TƯỚNG

Trong nhân gian có khái niệm bệnh ma nhập, bệnh mắc đằng trên, bệnh mắc đằng dưới là 3 khái niệm mà theo khái niệm y khoa hiện đại được định nghĩa là “Rối loạn đa nhân cách”, tiếng Anh gọi là “Multiple personality disorder” ( MPD). Người vướng kẹt vào rối loạn đa nhân cách, dù chưa đủ dữ liệu để xem đó là một bệnh nhân tâm thần nhưng về bản chất là những rối loạn tâm thần mà người vướng phải xử sự như nhiều nhân cách khác nhau trong cùng một con người của chính mình.Từ cảm xúc, ý thức, thái độ, lối sống; người rối loạn đa nhân cách tối thiểu đóng vai 2 người khác nhau. Vai chính là chính họ trong trạng thái tâm lý chưa rối loạn đa nhân cách. Vai 1 người khác mà đương sự ko biết đến đó là ai. Nhập rất chuẩn xác hoặc na ná bao gồm thói quen, lối sống của người khác. Vì rối loạn đa nhân cách xuất hiện trong không gian, thời gian nhất định, bệnh nhân thường không thừa nhận mình bị tâm thần, khước từ y khoa, không chịu uống thuốc. Nếu ai nói mình bị tâm thần và cần điều trị tâm thần sẽ nổi giận đùng đùng, đạp đổ nhằm mục đích chứng minh rằng mình bình thường.

Có 2 dạng đa nhân cách:

1. Tính lực: tích cực

Đóng vai một người khác, một nhân cách khác theo chiều hướng có năng lực hơn bình thường chẳng hạn người tài xế xe hơi hoàn toàn ko có kiến thức về các lĩnh vực khác khi rối loạn đa nhân cách xuất hiện, anh tài xế có thể đóng vai họa sĩ họa vẽ như một họa sĩ chuyên nghiệp. Hoặc đóng vai một nhà thơ, người rối loạn đa nhân cách sẽ xuất khẩu thành thơ, đúng vần, đúng điệu mà bình thường sẽ không nói ra những danh ngôn đó. Từ đó nhiều người nghĩ rằng ông trên nào đó, bà trên nào đó chi phối vào để truyền đạt một thông tin, thông điệp hoặc muốn gửi thông tin đến cho con người. Tạm mượn vào năng lực đặc biệt đang lúc rối loạn đa nhân cách sẽ dẫn đến tình trạng người rối loạn đa nhân cách rơi vào tình trạng tâm thần về sau vì liên tưởng, đóng vai, khai thác năng lực hoạt động không có. Đó là tình trạng về bệnh lý. Nhận thức, thái độ ứng xử của người đó trở nên khác thường lý giải cho hoạt động của con người dưới hình thức của con người đó qua nhiều kiếp sống; mỗi kiếp sống tập trung biết bao nhiêu là nghiệp chung, nghiệp riêng. Sau khi con người chết và tái sinh vẫn không mất đi và tồn tại dưới hình thức năng lượng. Bộ não của con người có khoảng 7 triệu tế bào trong đó có nhiều chức năng, mỗi chức năng như một cửa sở chứa nhiều kiến thức và dữ liệu khác nhau. Các bác học, khoa học gia hàng đầu trên toàn thế giới chỉ sử dụng nhiều nhất là 1% chức năng của bộ não mà thôi, người thường sử dụng chất xám còn ít hơn nữa 0,0...% hoặc 0,00…% mà thôi. cho nên hạt giống nhân cách không hề bị mất đi, cho nên người rối loạn đa nhân cách sử dụng dữ liệu của kiếp trước nào đó mà họ đã từng làm. Làm cho người ta ngộ nhận rằng có ai đó nhập vào mà trên thực tế là không

2. Rối loạn đa nhân cách thứ 2: tiêu cực.

Có khi đóng vai thần thánh, ông này bà nọ thậm chí là Thượng Đế, Bồ tát Quan Âm, Đức mẹ Maria, những nhân vật Phật giáo, anh hùng dân tộc, kiệt xuất, nhân vật vĩ đại trong lịch sử tư tưởng của kẻ đó hoặc của nhân loại nói chung. Đương sự rối loạn đa nhân cách trong tình trạng rối loạn đa nhân cách và nhiều tiếp xúc về tình thức này hoàn toàn chứa đựng lại nhiều cảm xúc của nhân cách đó thường rối loạn tâm thần nhẹ nên họ đóng vai một nhân cách nào và ngộ nhận rằng mình chính là người đó. Dạng này nói rất khó nghe, điều trị những người như thế rất lâu chính vì họ nghĩ rằng mình cao hơn, nhận thức đặc biệt hơn, tu hành xuất sắc hơn, năng lực và kiến thức, giai cấp vĩ đại hơn. Các bác sĩ, tu sĩ được yêu cầu điều trị cho họ về điều trị những hướng dẫn cho những cảm xúc, ý thức, hành vi trong điều kiện đó sẽ mất đi tính áp phê do đương sự không còn tin nữa do vậy mà chìm sâu trong bệnh lý rối loạn đa nhân cách.

Ở góc độ khác, rối loạn đa nhân cách đóng vai ma hoặc người thân trong gia tộc mới chết, hoặc chết đã lâu hoặc người dưng không có mối quan hệ gì. Phần lớn rối loạn đa nhân cách nhờ các chùa điều trị thuộc dạng này. Cũng cần nói thêm rằng các chùa, các thầy, các cô phần lớn đều không nghiên cứu qua bệnh rối loạn đa nhân cách cho nên người thân của các Phật tử dẫn đến chùa thường điều trị bằng các cách: trì chú, niệm Phật, tụng kinh.

Thứ 2 là thỉnh chuông, cho người bệnh ngồi kế bên đại hồng chuông để lắng nghe âm thanh trầm bổng du dương nhẹ nhàng thư thái của tiếng chuông mang lại, đương sự có tác dụng tâm lý tích cực trung bình 10 – 30 phút thì hiện tượng rối loạn đa nhân cách đó được tiêu diệt.

Thứ 3, đối thoại trực tiếp với người bệnh nhằm hướng dẫn, tư vấn giúp cho người bệnh nhận thức rằng mình đang bị bệnh và cần phải được điều trị và không được tiếp tục nhập vai, đóng vai một con ma, con quỷ nào đó.

Từ 1984, khi còn Phật sự tại chùa Đại Giác, hằng ngày chúng tôi thấy được rất nhiều người rối loạn đa nhân cách đến nhờ hòa thượng trụ trì điều trị. Năm 1992, chính thức làm trụ trì chùa Giác Ngộ, những người bị bệnh như thế đến, chúng tôi thấy rất rõ họ không bị ma nhập, mà chỉ là bệnh rối loạn đa nhân cách thôi. Chúng tôi điều trị bệnh cho họ bằng đối thoại. Thỉnh thoảng trong khi đối thoại, họ sử dụng một vài kỹ năng tôn giáo. Ví dụ như họ là một tín đồ của Phật giáo nguyên thủy, họ có thể đọc vài câu danh hiệu bằng tiếng Pali. Hoặc họ là tín đồ của Phật giáo Đại thừa, thường danh hiệu niệm Phật A Di Đà thì họ thỉnh thoảng niệm danh hiệu của Phật A Di Đà. Sau đó người trị bệnh có thể tụng Kinh, niệm Phật hoặc gõ mõ cho người bệnh biết rằng con ma đã thoát ra khỏi người bệnh và đương sự cũng nghĩ rằng như thế. Sau khi kết thúc bệnh nhất thời như vậy, đương sự thường té ngã xuống hoặc mặt mày tái mét. Sau khi hỏi đương sự về những gì trước đó xảy ra khoảng 30 hoặc 60 giây trước đó, đương sự hoàn toàn không biết gì hết. Vì thiếu kiến thức về y khoa và kiến thức Phật pháp, rất nhiều người đã nghĩ rằng người thân của mình bị ma nhập. Do vậy, việc điều trị cho bệnh nhân rối loạn đa nhân cách thường bị thất bại. Nhận thức sai lầm về bản chất của bệnh, sử dụng phương pháp sai lầm, nghĩa là trị bệnh không đúng cách và người bệnh không có cơ hội hết bệnh được. Trong 22 năm qua ngoại trừ mấy năm du học tại Ấn Độ, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 – 3 người đưa người thân của mình đến chùa Giác Ngộ để điều trị. Lúc đầu họ và người thân đều không thừa nhận rằng họ và người thân bị rối loạn đa nhân cách, nhưng sau 10 phút đối thoại cùng chúng tôi thì họ cũng thừa nhận rằng họ bị rối loạn đa nhân cách và điều trị mới có thể có kết quả.

Ngộ nhận mình bị ma nhập, đương sự sẽ có niềm tin vào năng lực điều trị của một nhà sư ở một ngôi chùa nào đó. Tác động tâm lý không thể kéo dài được nhiều thời gian, trung bình khoảng 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng; có người thì chỉ 3 ngày thì tái phát lại vì nguyên nhân của nó còn nguyên và không điều trị được gốc rễ của bệnh trạng nên đương sự không thể nào hết bệnh được. Chúng tôi có cơ hội tiếp xúc được cả 3 loại đối tượng rối loạn đa nhân cách và để giúp cho người thân vượt qua rối loạn đa nhân cách, chúng ta cần phải chú ý đến những điều sau đây:

1/ MA NHẬP LÀ KHÔNG CÓ THẬT.

Đây là một nhận thức vô cùng quan trọng và nếu không hiểu được điều này thì không thể điều trị dứt điểm được bệnh rối loạn đa nhân cách được. Theo triết lý của đạo Phật thì con người sau khi tắt hơi thở thì sau vài giây thân thể trả về với Tứ đại và tâm thức thì tiếp tục tái sinh vào một bào thai của một người mẹ hoặc một giống cái tùy theo nghiệp thiện hoặc nghiệp ác. Trong các Kinh, Đức Phật nói đến 4 loại hình tái sinh: sinh ra từ một bào thai phần lớn là con người, sinh ra từ trứng một số loài động vật 4 chân hoặc là một số loài động vật có cánh, hoặc từ một số loài thủy tộc, sinh ra từ ẩm thấp tức là các côn trùng vi tế, và sinh ra từ sự chuyển hóa tức là một số loài động vật bị tuyệt chủng, rồi tác động của hóa thạch ở trong không gian và môi trường sống để tạo ra một chủng loại mới. Là một người sinh ra từ bào thai như chúng ta, tất cả đều phải tái sinh sau cái chết. Thời gian chậm nhất cho việc tái sinh được nói đến trong Kinh Địa Tạng tối đa là 49 ngày. Theo quan điểm truyền thống của Đức Phật, phần lớn sau khi chết sẽ tái sinh theo nghiệp dẫn. Vì theo truyền thống Đại thừa nên chúng ta hiểu thời gian tối đa sẽ là 49 ngày và đương sự thường chấp vào tình yêu, gia tài sự nghiệp, oan ức nhưng không ai có thể tồn tại quá 49 ngày. Cho nên khái niệm tồn tại dưới dạng ma, quỷ tồn tại ở nhà này hoặc khu vực kia để nhát, phá phách hoặc lấy mạng người này người kia sau một năm, 2 năm đều là sự mê tín. Sự hiểu sâu vấn đề này, chúng ta biết rằng không thể có một thần thức của một hương linh nào đó để nhập vào và cùng tồn tại với tâm thức của chúng ta trong cùng 1 cơ thể. Trong 1 cơ thể chỉ có 1 tâm thức duy nhất, không tồn tại tâm thức thứ 2. Do vậy, ta phải hướng dẫn bệnh nhân tự kỷ ám thị rằng: Thân thể tôi chỉ chứa một thân thể duy nhất không có chỗ cho tâm thức khác gá vào. Khi nhận thức được điều này sẽ là một kháng thể cho người bệnh để tống bệnh rối loạn đa nhân cách ra ngoài ở trên bộ não và từ đó người bệnh sẽ không để cho bệnh rối loạn đa nhân cách xảy ra. Đó là điều vô cùng quan trọng. Để hướng dẫn người nhà bệnh nhân rối loạn đa nhân cách không được mang bệnh nhân đến thầy phong thủy, thầy địa lý, thầy bốc số, thầy pháp, thầy bùa, đồng bóng, ngoại cảm, .v.v… vì họ sẽ nói giống nhau. Ví dụ nếu bệnh nhân là nữ thì họ nói có ma nam theo quấy rối; từ nhận thức này sẽ làm cho bệnh nhân bị hoang tưởng rằng mình đang có một con ma tấn công. Thân nhân không nên hỏi người đang bị rối loạn đa nhân cách rằng chết ở đâu, ngày nào, có nguyện vọng gì trong giai đoạn rối loạn đa nhân cách diễn ra vì chỉ sơ hở nhỏ này mà đương sự sẽ chụp vào và ứng xử như một con ma, thay đổi giọng, thay đổi tính cách. Có một số người không thay đổi giọng và tính cách, họ tiếp tục sử dụng giọng của mình để đóng vai. Lúc này, người thân cần tiếp tục vỗ vào vai và kêu tên thật của người bệnh để kêu người bệnh quay trở về thế giới hiện thực và không tiếp tục nhập vai một người khác nữa. Đương sự lúc đó đang bị vô thức điều khiển và họ hoàn toàn mất sự tự chủ, do đó ta phải hỗ trợ. Trong trường hợp hỗ trợ đó không có kết quả, người thân nên dùng đèn tia hồng tử ngoại rọi vào vùng gáy cổ của người bệnh trong vòng 10 phút, thần kinh của người bệnh ổn định lại và hiện tượng rối loạn đa nhân cách sẽ tự kết thúc. Nếu như sự hỗ trợ này vẫn không mang đến kết quả, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác và hãy đưa người bệnh đến bệnh viện tâm thần để uống thuốc. Bệnh nhân sẽ uống liên tục trong vòng 2 – 3 tháng và người bệnh sẽ ổn định trở lại. Bệnh rối loạn đa nhân cách chưa phải là một bệnh tâm thần thường xuyên, cho nên cả người bệnh và người thân đều nghĩ rằng đó không phải là một bệnh tâm thần. Thông thường để giúp cho người bệnh hiểu rõ rằng họ đang bị bệnh, chúng tôi có một mẹo vặt và xin chia sẻ ra để giúp đỡ cho những người khác vì chúng tôi cũng không thể làm hết được vì một ngày chúng tôi giúp được nhiều nhất cũng khoảng 1 – 3 người thôi.

Quý vị cứ đánh đố đương sự rằng:
• Trong túi tôi có bao nhiêu tiền? Vì con ma không bị giới hạn bởi không gian và vật lý; và đương sự liếc qua liếc lại để tư duy, suy luận hoặc đoán là chúng ta biết đây là rối loạn đa nhân cách rồi.
• Căn nhà kế bên, chủ nhân là ai?
• Mộ huyệt kế bên mộ huyệt của ông hay bà là người thế nào?
.v.v…

Bằng những câu hỏi thế này, chúng ta chứng minh rằng ông/ bà đang bị rối loạn đa nhân cách và trong vòng khoảng 3 phút đầu, chúng tôi giúp đương sự nhận ra rằng họ đang bị bệnh và cần điều trị. Nếu chúng ta không có làm những điều đó thì việc điều trị rất khó khăn.

2) NGUYÊN NHÂN CỦA CHỨNG BỆNH RỐI LOẠN ĐA NHÂN CÁCH

Qua nghiên cứu và điều trị bệnh cho bệnh nhân mỗi ngày, chúng tôi liệt kê sau đây là những nguyên nhân chính của bệnh

1. Sử dụng các loại ma túy tổng hợp bao gồm thuốc lắc, đập đá, hít keo, .v.v… do đó đương sự có cảm giác bay bổng, lâng lâng như đang ở thiên đường hay cực lạc. Bị tác động của ma túy, rất nhiều người đã bị rối loạn đa nhân cách. Nếu sử dụng quá liều, quá liều sẽ bị rối loạn hoang tưởng. Đây là dạng khó điều trị vì nếu không ngưng được nguyên nhân của bệnh lý này thì người bệnh không thể nào vượt qua được.

2. Uống rượu quá nhiều và hay uống về khuya. Tình trạng này sẽ làm bệnh nhân tổn hại về thần kinh, mất sự kiểm soát, mất ngủ, mất nước và dẫn đến tình trạng rối loạn đa nhân cách rất nhanh. Phần lớn bệnh nhân loại này là người nam, thỉnh thoảng cũng có bệnh nhân là người nữ nhập cuộc và rơi vào tình trạng tương tự.

3. Mất ngủ lâu ngày. Sự mất ngủ đã làm cho con người trở nên không bình thường và nếu không điều trị được bệnh mất ngủ thì đại đa số người bị mất ngủ sẽ rơi vào tình trạng rối loạn đa nhân cách, nặng hơn là rối loạn hoang tưởng, nặng hơn nữa là rối loạn tâm thần. Cho nên phải truy tìm nguyên nhân để giúp bệnh nhân kết thúc căn bệnh lâu dài.

4. Bị phụ tình, bị cắm sừng, đổ vỡ hạnh phúc hôn nhân hoặc bị lợi dụng trong tình yêu dẫn đến mất khả năng chịu đựng về phương diện tâm lý, tự cho mình là nạn nhân và không chịu buông xả cảm xúc bị rối loạn đó làm nạn nhân bị rối loạn đa nhân cách. Trong quá trình điều trị bệnh này ta phải tìm được người chồng, người vợ, người tình của người bệnh để hướng dẫn cho họ rằng người bệnh đã lầm để người đó thấy rằng nguyên do sự thay đổi tâm sinh lý, lối sống, hành vi. Nếu không có sự hợp tác này thì sẽ rất khó thực hành.

5. Bị chà đạp nhân phẩm bao gồm chửi bới, mắng nhiếc, chì chiết, làm nhục, lợi dụng hoặc chịu đựng không nỗi các lời thị phi, phê bình chỉ trích, nói xấu, vu oan, xuyên tạc làm cho nhiều người rơi vào tình trạng này. Ta phải biết giúp cho họ thái độ bản lĩnh để biết thản nhiên trước những điều không lợi ích cho sức khỏe.

6. Bị khổ đau thường xuyên nhưng không có khả năng giải thoát, không nhờ người thân hỗ trợ, chịu đựng một mình và xa lánh mọi người ở trong phòng, dán mắt vào trong một ti-vi, ipad, smartphone. Đời sống thật thì không diễn ra hoặc rất ít, phần lớn sống trong thế giới ảo hoặc núp trong cái bóng của riêng mình thì sau một thời gian sẽ bị rối loạn đa nhân cách.

Đó là 6 nguyên nhân căn bản của bệnh rối loạn đa nhân cách. Từ đó, ta phải giúp cho đương sự tìm ra đâu là nguyên nhân chính của căn bệnh, chúng ta phải biết khai thác. Sau khoảng 10 phút nói chuyện, các bệnh nhân bị thuyết phục và chia sẻ ra nguyên nhân chính của họ mà lúc ở nhà họ không thể nói cho người thân. Có người hận cha, hận mẹ mà lúc đó có cha mẹ đang ở đó thì họ không chia sẻ được nên phải mời người thân ra ngoài để bệnh nhân đủ tự tin và không cảm thấy khó nói những chuyện mang tính tế nhị như vậy về người thân. Với người điều trị, ta phải kín đáo giữ thông tin này để người bệnh không cảm thấy khó chịu, khó xử khi chia sẻ thông tin này. Sau khi nghe thông tin về nguyên nhân về người thân rồi, chúng ta mời người thân quay trở lại để lắng nghe giải pháp để hỗ trợ giúp bệnh nhân.

Dựa vào nguồn Kinh Chuyển Pháp Luân, mọi nỗi khổ niềm đau theo Đức Phật đều có các nguyên nhân hoặc tham ái, sân hận, si mê, cố chấp hoặc các nguyên nhân khác nữa; đến khi nào chúng ta truy tìm được nguyên nhân, chúng ta mới khắc phục được hậu quả để ngăn tình trạng tương tự nào đó xảy ra trong tương lai và sau đó là sự điều trị đúng cách. Đang các chùa không nghiên cứu và nắm vững về bệnh lý này, hễ ai mang người thân đến điều trị và nhà chùa cứ tưởng đó là ma nhập và điều trị theo phương pháp ma nhập và ma cũng không nhập vào con người được cho nên nhà chùa góp phần tiếp tay cho việc mê tín dị đoan đi ngược lại giáo lý của Đức Phật.
Ta phải tìm nguyên nhân của bệnh để điều trị bệnh, đó là phương pháp Tứ Diệu Đế.

3) NÂNG CAO SỨC KHOẺ VÀ THỂ LỰC.

Vì thể lực đóng vai trò rất quan trọng, nếu không duy trì được sức khỏe thì các nguyên nhân chỉ cần một duyên đã tạo ra rối loạn đa nhân cách. Sau đây là các duyên hỗ trợ cho bệnh rối loạn đa nhân cách xuất hiện:

a) Có mặt ở những nơi mê tín dị đoan là đương sự tưởng rằng mình là con ma, thần linh xuất hiện để cứu nhân độ thế hoặc để người khác cứu độ cho mình. Đó có thể là không gian của đình, đền, miếu hoặc nơi có khói hương nghi ngút.

b) Nơi có quá nhiều khí carbonic, lượng oxy cần thiết để đưa vào bộ não không đủ làm cho người bị rối loạn đa nhân cách dễ dàng xuất phát hành vi này chẳng hạn như khói, nhang, nơi đông người.

c) Mệt rã người, lao động quá sức, bị kiệt sức chẳng hạn như đi xe đường dài khiến ta mệt nhoài thì hiện tượng rối loạn cũng dễ dàng xuất hiện.

d) Các chị em phụ nữ trong giai đoạn bị bệnh hoặc thời kỳ kinh nguyệt, thể trạng yếu và nếu trước đây có 1 trong 6 nguyên nhân chính bị rối loạn thì nhân cái tình trạng đó thì bệnh lý sẽ xuất hiện.

e) Đi ngang qua một nghĩa trang hay chứng kiến một đám ma hoặc nghe kể về phim ma, truyện ma, người chết đều là những dữ liệu liên tưởng đến tình trạng sai lầm làm cho bệnh nhân đóng vai một con ma.

Đó là những tác động duyên của hiện tại khiến cho bệnh phát triển một cách nhanh chóng. Do đó, khi điều trị đương sự bị bệnh và thân nhân hỗ trợ người bệnh này không nên để người bệnh có mặt ở những nơi như thế và giữ thể trạng thật tốt để bệnh lý không xuất hiện. Cần hướng dẫn bệnh nhân tập thể dục, vận động toàn thân ít nhất 20 – 30 phút mỗi ngày bao gồm nhảy dây, chạy bộ, bơi lội và các bài thể thao phù hợp với giới tính và độ tuổi. Bệnh nhân cũng nên dùng lòng bàn tay xoa vùng gáy cổ của mình 9 lần, mỗi lần 3 – 5 phút vừa điều trị các chứng bệnh đau nhức xương khớp và hỗ trợ cho việc lên tinh thần thoải mái, tích cực, lạc quan, yêu đời. Đó là những hỗ trợ cho thể trạng được nâng cao. Khi thể trạng được khoẻ thì mới làm được những việc phước thiện.
Là người thân, khi biết một người nào đó trong gia đình bị bệnh chúng ta cần phải khích lệ họ vì họ mắc căn bệnh này thể trạng lúc nào cũng mệt mỏi, chán chường, tuyệt vọng nên cần người khác khích lệ, hỗ trợ họ để họ có thể bắt chước theo. Nếu bệnh nhân là đứa con gái thì người mẹ chơi thể thao cùng với con của mình. Nếu bệnh nhân là đứa con trai thì người cha nên cùng tập thể thao cùng với con mình.

4) GIẢI PHÓNG NỖI KHỔ NIỀM ĐAU CỦA BẢN THÂN

Người sử dụng ma tuý hoặc bia rượu đều có gốc rễ khổ đau, bế tắc nên phải mượn bia rượu để giải sầu; còn các nguyên nhân còn lại như mất ngủ, thất bại trong hôn nhân hoặc tình yêu, tổn thất kinh tế, tài sản, phá sản, bị chà đạp nhân phẩm đều là những nguyên nhân tạo ra khổ đau. Đương sự đã không biết giải phóng nỗi khổ niềm đau ra khỏi thân thể của mình và sau một thời gian dẫn đến rối loạn. Do vậy trong quá trình hỗ trợ cho bệnh nhân, chúng ta phải hướng dẫn họ không để trong tâm nỗi lo lắng, sợ hãi, chấm dứt những hận thù, oan trái và buông xả những cảm xúc tiêu cực đó càng sớm càng tốt. Đó là những người cố chấp và những người bị bệnh dễ cảm thấy bị xúc phạm, nghĩ người khác xúc phạm nhân phẩm mình, con người mình như một ám ảnh. Do vậy ta phải hướng dẫn họ tập buông xả. Để buông xả có kết quả, thì bệnh nhân phải có sự rộng lượng, tha thứ, bao dung để không cố chấp vào những nguyên nhân gây ra tội lỗi, nỗi khổ niềm đau gây nên. Và đương sư phải liên hệ hình ảnh cái nắm tay, khi nắm chặt bàn tay thì không thể nắm được những vật quý giá như vàng, kim cương; phải mở nắm tay ra thì các vật sẽ rơi rớt. Nỗi khổ, niềm đau, bất hạnh, những nổi khổ, niềm đau như những dây kẽm gai đang bám vào tâm chúng ta, tấn công và hành hạ chúng ta; đương sự không có sự lựa chọn nào khác nếu muốn hạnh phúc thì phải buông những vấn đề này ra. Hoặc là liên tưởng đến việc gió thoảng mây bay, mây bay theo tác động của gió và ta cứ nghĩ nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời này như cơn gió bay ngang qua cuộc sống của chúng ta, sẽ trở thành quá khứ và rồi không có mây nào dừng lại lâu dài. Cho nên các nỗi khổ niềm đau sẽ trôi đi, sẽ không còn nữa. Nhưng chính sự ám ảnh và cảm xúc và thái độ sống đã hâm nóng thêm nhiều lần nữa và đây là lý do mà Đức Phật đã dạy rằng người tu học Phật phải phát sinh phước tuệ; phải kết thúc quá khứ, không vướng đến quá khứ dù là quá khứ vàng son hay quá khứ bất hạnh. Quá khứ vàng son khởi lên tâm lý nuối tiếc, quá khứ bất hạnh khởi lên làm hâm nóng nỗi khổ niềm đau thêm nhiều lần đang khi nỗi đau đã không còn nữa. Tinh thần vô ngã dễ giúp chúng ta buông xả nỗi đau. Khi nỗi đau tấn công mình, chúng ta quán niệm như sau: Cảm xúc này, tâm tư này không phải là tôi, không phải tự ngã của tôi, không phải sở hữu của tôi nên tôi không bị kẹt vào các cảm xúc khổ đau này. Thân thể thể này không phải là của tôi, không phải sở hữu của tôi nên không thể tiếp tục tấn công tôi được. Phải quán tưởng vô ngã để li tâm hoá nỗi khổ ra khỏi tâm và nỗi đau ra khỏi thân. Đây là cách chúng ta thương mình và giúp chúng ta sống được hạnh phúc. Phần lớn rối loạn đa nhân cách thuộc về giới tính nữ vì phụ nữ sống về cảm xúc nhiều, khổ đau nhiều, ức chế nhiều, đè nén, chịu đựng tiêu cực nhiều, dễ tự ái, dễ bị cảm thấy bị xúc phạm, dễ bị thương tổn cho nên nỗi đau bị căng phồng giống như con đĩa bám vào thân con trâu dai dẳng và không chịu buông ra. Giữ tâm thanh thản trên nền tảng buông xả, ta sẽ hạnh phúc. Liên tưởng đến phần mềm máy vi tính bị lỗi thì ta nên xoá sạch tất cả phần mềm bị lỗi đừng nên giữ dữ liệu ở trên máy và nạp lại hệ thống điều hành mới lại thì máy chạy rất nhanh. Lâu lâu chúng ta cũng cần phải format lại bộ não, cảm xúc và thái độ sống của mình để nó tránh xa không vương vấn gì phiền não và quá khứ để tâm mình thư thái, buông xả.

5) TƯƠNG TÁC VỚI XÃ HỘI.

Trước khi mắc bệnh rối loạn đa nhân cách, các bệnh nhân thường mắc bệnh trầm cảm nhẹ: chán chường, tuyệt vọng, bi quan, yếm thế, mất niềm tin vào cuộc đời, tha nhân và chính mình, không tiếp xúc và chia sẻ với ai và kiềm nén tất cả mọi thứ với xung quanh. Sức chịu đựng có giới hạn và chính sự kiềm nén đó đã làm nỗi đau bộc phát tấn công dẫn đến bệnh. Cho nên người thân chúng ta không nên nói nặng nhẹ, nói chì chiết, nói nhiều vì sức chịu đựng của họ đã hết làm họ nghe đến là nhức đầu và muốn xa lánh tất cả mọi thứ và mọi người. Do vậy chúng ta phải khích lệ, đặt câu hỏi cho họ nói, khích lệ chia sẻ tiếp xúc với mọi người, chia sẻ với người thân, giao tiếp với bạn bè, dẫn họ đến giao lưu tập thể tạo điều kiện cho họ phải nói, phải phát ngôn để người bệnh không sống trong ốc đảo và cái tôi của mình nữa. Và lúc đó nỗi khổ niềm đau dễ được tháo mở. Nếu bệnh nhân có niềm tin tôn giáo thì trong giai đoạn điều trị này cần phải ngưng các hoạt động tôn giáo đó vì sẽ dễ dàng liên tưởng đến các hoạt động mê tín dị đoan làm cho bệnh lý này không xác định được. Ví dụ như một Phật tử bị rối loạn đa nhân cách thì trong giai đoạn điều trị nên giảm đi việc niệm Phật, ngồi thiền, tụng Kinh mà thay thế vào đó là các hoạt động hướng ngoại, tương tác với xã hội nhằm mục đích kéo tâm của người bệnh thay vì giam nhốt trong cơ thể của mình ra bên ngoài xã hội để sống trong một xã hội thật chứ không sống trong một xã hội lồng kiếng, xã hội tưởng tượng thì bệnh mới có thể hết được. Nếu mà suốt ngày ngồi thiền, niệm Phật, tụng Kinh thì bệnh chỉ có nặng thêm thôi vì đó là không gian tĩnh. Người bị trầm cảm, khổ đau đang có xu hướng hướng nội, các hoạt động đó làm cho việc hướng nội sâu hơn và bệnh sẽ bị rối loạn nặng hơn. Do đó phải hướng dẫn người bệnh các hoạt động thể thao, lao động tay chân, đừng cho họ ở không dù công việc lương rất thấp nhưng phải khích lệ họ làm rằng cuộc sống của mình có giá trị, mình có thể tạo ra đồng tiền được và mình sống bằng chính đồng tiền của mình. Các bổ trợ đó rất là cần thiết.

6) CÁC BỖ TRỢ ĐỂ TẠO NIỀM VUI

Nguyên nhân rối loạn đa nhân cách đều xuất phát từ nỗi buồn. Để đối trị với nỗi buồn ta phải tạo ra các nụ cười bổ trợ, chúng ta khích lệ nạn nhân xem phim hài, đĩa hài và cùng ngồi chung với họ để họ không có cái cớ giam nhốt mình trong góc nhà nữa, bắt buộc họ phải ngồi chung vì tính lịch sự. Và khi chúng ta cười phá lên, sẽ làm cho họ cảm thấy hưng phấn lên và bằng cách này các nỗi buồn hằn sâu trong tâm thức sẽ được giải phóng ra. Mỗi một nụ cười sẽ mang lại một phản ứng tốt hơn, quá trình trao đổi tốt hơn, kháng thể mạnh hơn, não phản ứng tốt và máu điều hoà tốt hơn gây phản ứng tốt cho cơ thể. Đồng thời hướng dẫn nạn nhân không được nghe nhạc buồn, nhạc thất tình, phim buồn, phim uỷ mị của Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc vì bao nhiêu nỗ lực chống lại nỗi buồn của chúng ta như nước đổ ra sông biển hết. Nguyên nhân của người bệnh là khổ về cảm xúc mà lại dán nhãn vào những vấn đề đó thì làm sao hết bệnh được.
Con người ta hay nghiện về các chất gây khổ đau như rượu thì cay, cà phê thì đắng, thuốc lá thì hôi mà gây nghiện thì nhạc, phim cũng vậy. Cái gì có tố chất quằn quại khổ đau, bế tắc thì người ta hay nhớ nhiều đến; còn tố chất tích cực thì người ta ít quan tâm đến. Do vậy người bệnh không nên xem và nghe những bộ phim, loại nhạc đó. Ta hãy hướng dẫn họ cười một ngày vài ba lần, một lần vài ba giây cho đến một phút để giải phóng nỗi khổ niềm đau.
Dù cho bệnh nặng hay nhẹ thì các bệnh nhân rối loạn đa nhân cách đều phải được điều trị về tâm thần. Các bác sĩ về y khoa tâm thần có quá nhiều người bệnh tâm thần nên họ không thể hỏi hết từng người mà họ sẽ có bài hỏi và đáp để hỏi từng người và dùng thêm các phương pháp hỗ trợ để chẩn đoán bệnh; sau đó họ sẽ cho uống thuốc. Ngoài việc uống thuốc điều trị chúng ta cần phải hỗ trợ những phương pháp mà chúng tôi đã chia sẻ tức là điều chỉnh lại những vấn đề nhận thức sai, hỗ trợ tâm lý, tăng cường sức khoẻ, tương tác với xã hội, .v.v… thì bệnh này mới có thể được chữa. Trong hơn 20 năm qua điều trị thì chúng tôi thấy hiệu quả rất cao. Không nên để cho bệnh nhân không uống thuốc mà bệnh nhân phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đó là hỗ trợ tích cực. Vì uống thuốc không thì cũng sẽ không hết, mà không uống thuốc lại càng không hết bệnh. Nếu bệnh nhân đã lâu năm thì điều trị sẽ rất khó; còn nếu bệnh vài tháng hoặc vài ba năm thì khả năng điều trị bệnh rất cao.
Để điều trị chúng tôi không để bệnh nhân đến một mình mà phải có người thân đi theo để người thân cần hợp tác và hỗ trợ. Hiểu biết về Phật pháp và quan trọng là hiểu về tiến trình tái sinh thì chúng ta hiểu rằng: Ma không thể nhập vào con người được, Ma không thể ảnh hưởng đến quá khứ khổ đau của con người được và Ma không thể tồn tại quá 49 ngày theo như Kinh Địa Tạng được hoặc quá vài ba phút theo Kinh điển truyền thống. Vì vậy hương linh chỉ tồn tại tạm thời trong quá trình tái sinh thôi.

Địa ngục không có thật.

Mấy trăm năm sau khi Đức Phật qua đời, địa ngục được mang vào để giáo dục những thành phần cùi không sợ lở, điếc không sợ súng.
Rối loạn đa nhân cách mà không điều trị sẽ dẫn đến 2 tình trạng rối loạn hoang tưởng: Rối loạn do thính giác nghĩa là nghe điều gì đó từ trong lỗ tai và hoang tưởng thị giác nghĩa là thấy người khác xuất hiện. Người bệnh nặng sẽ bị luôn cả 2 loại vừa rối loạn thính giác và cả thị giác nên có khuynh hướng nói năng một mình, lý sự một mình như có ai đó đang đối thoại nhưng thực tế chỉ có mình họ thôi. Người rối loạn thính giác thì nghe có 2 loại âm thanh: âm thanh ám ảnh và âm thanh ấn tượng. Âm thanh ám ảnh như là: tiếng chửi bới, tiếng súng ống, tiếng chó tru, .v.v… Âm thanh ấn tượng, ví dụ như người tu theo niệm Phật thì suốt ngày 24/ 24 đều nghe tiếng niệm Phật A Di Đà hoặc Bồ Tát Quán Thế Âm rồi nghĩ rằng mình đang được nhất tâm bất loạn thực ra mình đang bị rối loạn đa nhân cách theo dạng hoang tưởng. Đối người bên đạo Chúa thì nghe những câu Kinh Thánh, hoặc nghe danh hiệu của đức Mẹ Maria, Đức Chúa Jesu. Mỗi một tôn giáo sẽ có một đối tượng vĩ đại thì người rối loạn đa nhân cách thính giác sẽ nghe âm thanh những người đó.

Kính thưa quý vị, khi chia sẻ đến đề tài này chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: Hiện tượng ma nhập là không có thật và các điều trị theo hướng ma nhập là không cần thiết mà phải điều trị theo hướng bệnh rối loạn đa nhân cách. Mặc dù đạo Phật có thừa nhận có thời gian cho hương linh nhưng tối đa chỉ 49 ngày nên ai đó nghĩ rằng hương linh đó vẫn còn sống, vẫn về hiện hồn nói vanh vách thì không đúng sự thật. Là Phật tử chúng ta không nên tin những thông tin mê tín đó.
Rốt cuộc lại Gọt chân cho vừa giày hay Chọn giày cho vừa chân ? Chân ở đây là thực tế cuộc sống, Giày ở đây là Đạo Phật.
Ông nào cũng giao giảng cũng nhân danh đạo Phật, đâu chắc thật giả ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top