[Funland] Xưng hô với sư Thầy trong chùa ?

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
833
Động cơ
471,076 Mã lực
một số cụ bỉ bôi chuyện Đức Phật là Thầy giáo (Đức Bổn sư) vĩ đại, cũng nên mở rộng cái vung trên đầu mình.

một chút ví dụ
* Một người csản vĩ đại, một anh hùng dân tộc vĩ đại nói về Đức Phật:
Đức Phật dạy tín đồ, con người thông hiểu, tu hành từ muôn vàn giáo lý, đặng kết đọng hướng tới sống theo đức hạnh cao nhất: “Hãy gấp làm điều thiện, ngăn tâm làm điều ác” - Lê Cường, Minh triết Hồ Chí Minh với Phật giáo, Tạp chí quê hương Online.
“Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm” - Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Tập IV, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1958 (Trang 39);
"Đức Phật phấn đấu suốt đời để: “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”
- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (Trang 50)
"Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi " -- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (Trang 225)

* Một nhà khoa học vĩ đại nói về Đạo Phật: "
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". (Albert Einstein).

* Hãy nhìn Phật giáo dưới các lăng kính (còn không đủ tri kiến và hứng thú nghiên cứu, thẩm thấu thì cũng đừng nên phỉ báng):
- Một triết học vĩ đại giải thích về vũ trụ và con người;
- Một hệ thống lý luận và phương pháp thực hành giáo dục về đạo đức;
- Một tôn giáo vị nhân sinh nhân bản nhất mà nhân loại từng có;
- Một khoa học trị liệu tâm lý vi tế nhất mà nhân loại từng phát minh ra
 

Bachsima

Tháo bánh
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,215
Động cơ
433,645 Mã lực
Điểm chung duy nhất mà chúng ta sẽ dễ công nhận là Triết học Mác Lê nin và Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Khi đã công nhận là thực hành và đạt được pháp vị khi thực hành đúng 2 công cụ trên thì mới dễ dàng chấp nhận đến bước thứ 2 là giáo lý của Phật giáo.

Phật giáo hiểu một cách hết sức cô đọng chính là phù hợp với tánh đức. Hễ học thuyết nào dạy con người bỏ ác làm thiện, cải tạo mình tốt hơn thì đó chính là Phật pháp. Suy rộng ra thì từ Nho giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo .... cũng đều dạy con người hướng thiện, nhưng ở các tầng bậc khác nhau, do căn cơ, do điều kiện xã hội khác nhau và do đó nó chính là Phật pháp, là các nấc thang để đi đến nấc thang cao hơn về mặt đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nó cũng là phương tiện để rèn luyện con người tiến bộ về mặt đạo đức, nên có thể coi nó là một cấp độ Phật pháp.

Còn việc gọi là gì thì sự tôn trọng nó từ sự hiểu biết và nhận thức mà phát sinh ra lòng kính trọng. Đó không phải là thứ có thể ép buộc được.

Nó cũng giống như khi ở U họ giật đổ tượng Lê nin, xóa bỏ tên các đường phố, nhưng ở ta thì lấy Chủ nghĩa Mác Lê nin là một trong 2 nội dung làm kim chỉ nam hành động, liên tục được ghi vào văn kiện các kỳ đại hội. Và nói thực ra 2 công cụ đó là xương sống quyết định sự tồn tại lâu dài của thể chế.

Vậy nó có giá trị hay không có giá trị phải căn cứ trên sự xem xét theo lý tính chứ không phải cảm tính.
Không thể trộn táo với cam rồi bảo đều là quả nên giống nhau tất được đâu cụ ơi.
Marx đã tuyên bố 'Hạnh phúc trong đấu tranh", Phật thì nói đến hỷ xả và xuất thế, như những gì còn ghi lại.
 

anhchien585

Đi bộ
Biển số
OF-860037
Ngày cấp bằng
26/5/24
Số km
3
Động cơ
103 Mã lực
Tào lao, dẫn dụ mê hoặc người khác. Để tôi phân tích từng ý cho cụ mợ nhé.
Đó là những thứ các ông bà xưng là phật tử tự nghĩ ra rồi áp đặt lên người khác. Ai công nhận trừ những người theo Phật? Chúng sinh bao gồm những ai? Có phải tất cả người và loài vật trên trái đất này phải không? Bản thân Đức Phật Thích ca có nói như vậy không hay các triều đại và sư sãi về sau nhét chữ vào mồm Phật để phục vụ cho mục đích cai trị, dẫn dắt của mình?

Nói chung cụ cứ băm í ra làm gì, nếu cụ thấy giáo lý của Phật dậy có lý thì học theo. Còn chúng sinh là những ai cụ quan tâm làm gì. Cụ tin thì theo ko tin thì next vậy thôi :) Phật có bắt ép gì cụ đâu :) Còn nếu có người muốn tác động để cụ tin thì cụ tìm người đó mà tính toán, chứ Phật thì chắc chắn ko rảnh để đi mời mọc cụ rồi.


Thiện lương hay hung ác là một phần tính cách của con người và các loài vật. Cái đó tồn tại trước Phật hay sau Phật? Hay cụ/mợ cố tình gán tính thiện lương vào Phật tính rồi phát biểu rằng ai cũng có phật tính? Cái phật tính này áp dụng cho tất cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và những người không theo tôn giáo à? Vậy thì phật giáo (hoặc các phật tử như cụ/mợ muốn lợi dụng phật giáo) để cực đoan hóa và bao trùm, áp đảo tất cả các tôn giáo khác và những người không theo tôn giáo, bắt buộc phải thừa nhận vào nghe theo Phật?

Vẫn câu trên ko ai bắt cụ còn nếu có người bắt buộc cụ cụ tìm nó mà tính sổ đừng đổ thừa lên đầu Phật. Cụ đang phạm tội vu khống đấy :)

Thế ngược lại, tôi phát biểu lại là ai cũng có một phần Ác và có do đó Quỷ tính trong người, liệu có tính không? Tuân Tử còn cho rằng:
"Nhân chi sơ, tính bản ác".

Cụ phát biểu thế nào tùy cụ vì đúng củ hưởng chứ chắc gì cụ chia sẻ cho ai còn nếu sai cụ chịu phạt thì cũng chả ai rảnh mà đỡ đâu kể cả Phật

Còn mấy thể loại cạo trọc đầu, mặc được cái áo nâu áo vàng lên rồi xưng thầy gọi con với những người lạ tôi thấy buồn cười lắm.
 

Colza

Xe hơi
Biển số
OF-825417
Ngày cấp bằng
25/1/23
Số km
156
Động cơ
5,459 Mã lực
một số cụ bỉ bôi chuyện Đức Phật là Thầy giáo (Đức Bổn sư) vĩ đại, cũng nên mở rộng cái vung trên đầu mình.

một chút ví dụ
* Một người csản vĩ đại, một anh hùng dân tộc vĩ đại nói về Đức Phật:
Đức Phật dạy tín đồ, con người thông hiểu, tu hành từ muôn vàn giáo lý, đặng kết đọng hướng tới sống theo đức hạnh cao nhất: “Hãy gấp làm điều thiện, ngăn tâm làm điều ác” - Lê Cường, Minh triết Hồ Chí Minh với Phật giáo, Tạp chí quê hương Online.
“Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm” - Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Tập IV, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1958 (Trang 39);
"Đức Phật phấn đấu suốt đời để: “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”
- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (Trang 50)
"Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi " -- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (Trang 225)

* Một nhà khoa học vĩ đại nói về Đạo Phật: "
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". (Albert Einstein).

* Hãy nhìn Phật giáo dưới các lăng kính (còn không đủ tri kiến và hứng thú nghiên cứu, thẩm thấu thì cũng đừng nên phỉ báng):
- Một triết học vĩ đại giải thích về vũ trụ và con người;
- Một hệ thống lý luận và phương pháp thực hành giáo dục về đạo đức;
- Một tôn giáo vị nhân sinh nhân bản nhất mà nhân loại từng có;
- Một khoa học trị liệu tâm lý vi tế nhất mà nhân loại từng phát minh ra
Đang tranh luận về tôn giáo, triết học mà cụ lôi cả chính trị vào làm bình phong thì em nhường cụ. Của cụ tất, cụ nói đúng hết :D

Cụ càng nói càng thấy cái nhìn thiên kiến của cụ về một phía và không chấp nhận các ý kiến trái chiều, đúng kiểu diện tích bầu trời là 3.14R² với R là bán kính nắp giếng.

Em không phỉ báng phật nhưng bọn trọc dựa hơi phật khinh mạt người khác là con này con nọ thì em khinh.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
833
Động cơ
471,076 Mã lực
Điểm chung duy nhất mà chúng ta sẽ dễ công nhận là Triết học Mác Lê nin và Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Khi đã công nhận là thực hành và đạt được pháp vị khi thực hành đúng 2 công cụ trên thì mới dễ dàng chấp nhận đến bước thứ 2 là giáo lý của Phật giáo.

Phật giáo hiểu một cách hết sức cô đọng chính là phù hợp với tánh đức. Hễ học thuyết nào dạy con người bỏ ác làm thiện, cải tạo mình tốt hơn thì đó chính là Phật pháp. Suy rộng ra thì từ Nho giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo .... cũng đều dạy con người hướng thiện, nhưng ở các tầng bậc khác nhau, do căn cơ, do điều kiện xã hội khác nhau và do đó nó chính là Phật pháp, là các nấc thang để đi đến nấc thang cao hơn về mặt đạo đức. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nó cũng là phương tiện để rèn luyện con người tiến bộ về mặt đạo đức, nên có thể coi nó là một cấp độ Phật pháp.

Còn việc gọi là gì thì sự tôn trọng nó từ sự hiểu biết và nhận thức mà phát sinh ra lòng kính trọng. Đó không phải là thứ có thể ép buộc được.

Nó cũng giống như khi ở U họ giật đổ tượng Lê nin, xóa bỏ tên các đường phố, nhưng ở ta thì lấy Chủ nghĩa Mác Lê nin là một trong 2 nội dung làm kim chỉ nam hành động, liên tục được ghi vào văn kiện các kỳ đại hội. Và nói thực ra 2 công cụ đó là xương sống quyết định sự tồn tại lâu dài của thể chế.

Vậy nó có giá trị hay không có giá trị phải căn cứ trên sự xem xét theo lý tính chứ không phải cảm tính.
cụ cũng nên hiểu được nội hàm các từ vựng "Phật tính", "Phật pháp" ... là gì đã...

gốc của từ Phật, là từ Buddha trong tiếng Phạn, khi xâm nhập vào Trung Nguyên thì phát âm là "Phật", vào Giao Châu thì phát âm là "Bụt".
Từ này trong tiếng Phạn nghĩa là "giác ngộ", sự giác ngộ này dựa trên hai nguyên liệu đầu vào là "từ bi" (Karunâ) và "trí tuệ" (Prajñā).
Khi nói ai cũng có Phật tính ý là mọi cá nhân sinh ra đều có thể tu tập tinh tấn mà đập vỡ sự vô minh (avijjā) trong bản năng để cho từ bi và trí tuệ hiện ra.
Mọi công dân mà đều có từ bi và trí tuệ thì còn sự lành nào hơn....
 

firstfriend

Xe tải
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
426
Động cơ
502,843 Mã lực
Đang tranh luận về tôn giáo, triết học mà cụ lôi cả chính trị vào làm bình phong thì em nhường cụ. Của cụ tất, cụ nói đúng hết :D

Cụ càng nói càng thấy cái nhìn thiên kiến của cụ về một phía và không chấp nhận các ý kiến trái chiều, đúng kiểu diện tích bầu trời là 3.14R² với R là bán kính nắp giếng.

Em không phỉ báng phật nhưng bọn trọc dựa hơi phật khinh mạt người khác là con này con nọ thì em khinh.
bình phong gì, nó là công cụ nhận biết quy luật khách quan và phương tiện để rèn luyện con người thực hiện và hành động theo quy luật khách quan.

về cơ bản nó giống nhau, 6 cặp phạm trù trong triết học Mác Lê nin nếu gióng ngang sang thì nó cũng có công cụ tương đương trong Phật giáo. Tên gọi khác nhau nhưng sử dụng như nhau.

Em sử dụng công cụ nào chả được, nhưng để làm cầu nối dễ hiểu thì em dùng cái phổ thông hơn. Cũng tương tự như vậy em khi em sử dụng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
 

Colza

Xe hơi
Biển số
OF-825417
Ngày cấp bằng
25/1/23
Số km
156
Động cơ
5,459 Mã lực
bình phong gì, nó là công cụ nhận biết quy luật khách quan và phương tiện để rèn luyện con người thực hiện và hành động theo quy luật khách quan.

về cơ bản nó giống nhau, 6 cặp phạm trù trong triết học Mác Lê nin nếu gióng ngang sang thì nó cũng có công cụ tương đương trong Phật giáo. Tên gọi khác nhau nhưng sử dụng như nhau.

Em sử dụng công cụ nào chả được, nhưng để làm cầu nối dễ hiểu thì em dùng cái phổ thông hơn.
Cám ơn cụ. Em xin phép không tranh luận tiếp về vấn đề này trong khuôn khổ diễn đàn :D
 

firstfriend

Xe tải
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
426
Động cơ
502,843 Mã lực
Cám ơn cụ. Em xin phép không tranh luận tiếp về vấn đề này trong khuôn khổ diễn đàn :D
em dự cảm là con đường đi tới chân lý của bác nó mờ mịt lắm :D
bản thân trong Phât giáo, trong các kinh điển, đức Phật cũng dùng nhiều tên gọi để chỉ một sự vật hiện tượng để pháp chấp của người nghe pháp.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,135
Động cơ
484,522 Mã lực
Nơi ở
rừng
Xin hỏi các cụ/mợ hay đi chùa về cách xưng hô với sư Thầy trong chùa thế nào cho thích hợp ?
Sư Thầy năm nay gần 40, có chức danh Đại đức. Bình thường em thấy mọi người hay nói: Thưa Thầy hay Thưa Đại Đức, con xin hỏi ...... ?
Nhưng với người trẻ thì thấy cũng OK, nhưng với các Cụ mà tuổi khá cao so với Thầy (U 70, U80) và không đi tu (tại gia) hay chỉ là người vào vãn cảnh chùa thì xưng Con như trên có thể thay bằng cách nào cho tiện ?
Ngoài ra khi nào nên nói Mô Phật hay A di đà Phật trong khi nói chuyện với Thầy ?
Đại đức thì kinh lắm rồi !
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,135
Động cơ
484,522 Mã lực
Nơi ở
rừng
Không thể trộn táo với cam rồi bảo đều là quả nên giống nhau tất được đâu cụ ơi.
Marx đã tuyên bố 'Hạnh phúc trong đấu tranh", Phật thì nói đến hỷ xả và xuất thế, như những gì còn ghi lại.
Haiz ! Cả 2 đều là bánh vẽ, chưa thấy tay nào đi tu thoát chết cả, cũng chưa thấy chỗ nào được ăn chơi như ý mà làm việc như đi dạo cả ?
 

firstfriend

Xe tải
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
426
Động cơ
502,843 Mã lực
Ví dụ thế này:
Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước là tuyển dụng người có tài và đức, thế nên để đào tạo người có đức phù hợp với vị trí được giao, các bác muốn làm quan phải vào học trường lý luận chính trị từ sơ cấp đến cao cấp học Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, và do đó, các bác gọi các giáo sư trong đó là thầy. Họ đào tạo các bác có bản lĩnh đạo đức để hoạt động ở chốn quan trường. Và do đó họ là thầy của các bác, các bác gọi họ là thầy.

Em không có nhu cầu làm quan, em không học các giáo sư đó, em có thể không gọi là thầy. Tuy nhiên, vì để tri ân việc giáo dục của những giáo sư đó đào tạo ra một lớp quan chức có ích cho xã hội, nếu gặp và biết họ, vì lòng cảm kích em vẫn có thể có 2 chọn lựa, hoặc tùy theo tuổi tác xưng hô hoặc vẫn gọi họ là thầy. Nhưng cách cư xử thứ 2 rõ ràng là văn minh hơn. Nên em chọn cách 2

Đó là một cách lý giải.
Con người họ bước vào chùa, học các giáo lý về đạo đức để tiến bước trên các bậc thang về đạo đức, làm lợi ích cho mình, gia đình và xã hội nên họ gọi các sư là thầy. Đơn giản vậy thôi. Và đôi khi cũng để tri ân vì họ đã đào tạo ra nhưng người làm lợi ích lớn cho xã hội, chúng ta vì thế mà chọn lựa cách cư xử văn minh hơn. Uống nước nhớ nguồn nó là rất bình thường
 
Chỉnh sửa cuối:

Colza

Xe hơi
Biển số
OF-825417
Ngày cấp bằng
25/1/23
Số km
156
Động cơ
5,459 Mã lực
Haiz ! Cả 2 đều là bánh vẽ, chưa thấy tay nào đi tu thoát chết cả, cũng chưa thấy chỗ nào được ăn chơi như ý mà làm việc như đi dạo cả ?
Trong một đám tang, em nghe các bà nói chết là về cõi Phật, ở đó sướng lắm, không phải làm lụng vất vả gì mà cũng có ăn, nghe đàn hát suốt ngày.

Em nghe vậy lại thấy thương. Với em thì làm việc nhiều lúc cực nhọc thật, nhưng công việc lại giống như một phần của cuộc sống, và em cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc. Nỗi sợ của em không phải là phải làm quá nhiều việc mà là một ngày trôi qua không có việc gì để làm. Vài ba ngày như vậy là em cảm thấy không chịu được.
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,135
Động cơ
484,522 Mã lực
Nơi ở
rừng
Trong một đám tang, em nghe các bà nói chết là về cõi Phật, ở đó sướng lắm, không phải làm lụng vất vả gì mà cũng có ăn, nghe đàn hát suốt ngày.

Em nghe vậy lại thấy thương. Với em thì làm việc nhiều lúc cực nhọc thật, nhưng công việc lại giống như một phần của cuộc sống, và em cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc. Nỗi sợ của em không phải là phải làm quá nhiều việc mà là một ngày trôi qua không có việc gì để làm. Vài ba ngày như vậy là em cảm thấy không chịu được.
Haiz ! Thân lừa ưa nặng !
 

Bachsima

Tháo bánh
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,215
Động cơ
433,645 Mã lực
Haiz ! Cả 2 đều là bánh vẽ, chưa thấy tay nào đi tu thoát chết cả, cũng chưa thấy chỗ nào được ăn chơi như ý mà làm việc như đi dạo cả ?
Một người tìm thấy đạo của mình trong trường văn trận bút, trong tiếng gầm như sấm của đám đông đòi quyền làm người mà ông tin nó vang khắp toàn cầu, và điều đó đã xảy ra. Một người tìm thấy đạo của mình trong sự lan tỏa cái tĩnh lặng và sáng suốt mà ông tìm thấy sau bao khổ đau và hỗ loạn của hồng trần.
Hai con đường ấy đều có người tin mà theo, thành tựu thì chẳng qua em với cụ số hơi đen nên không hưởng thôi chứ cụ Marx có các đồng chí đã hưởng ở Liên Xô thập niên 196x-197x, cụ Phật thì có các đệ tử đã được hưởng thời vua Ashoka.
 

Sứa.

Xe tăng
Biển số
OF-792935
Ngày cấp bằng
10/10/21
Số km
1,532
Động cơ
203,258 Mã lực
Tuổi
29
Em cứ you/me cho nó nhã, áp dụng cả phân khúc giải rộng từ sơ sinh đến lâm sàng luôn :))
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,135
Động cơ
484,522 Mã lực
Nơi ở
rừng
Một người tìm thấy đạo của mình trong trường văn trận bút, trong tiếng gầm như sấm của đám đông đòi quyền làm người mà ông tin nó vang khắp toàn cầu, và điều đó đã xảy ra. Một người tìm thấy đạo của mình trong sự lan tỏa cái tĩnh lặng và sáng suốt mà ông tìm thấy sau bao khổ đau và hỗ loạn của hồng trần.
Hai con đường ấy đều có người tin mà theo, thành tựu thì chẳng qua em với cụ số hơi đen nên không hưởng thôi chứ cụ Marx có các đồng chí đã hưởng ở Liên Xô thập niên 196x-197x, cụ Phật thì có các đệ tử đã được hưởng thời vua Ashoka.
Thế phỏng cụ ? Kinh nhề ! Rồi sau đấy bị làm sao mà bây giờ không còn nữa ? Hay cụ lòe em đới ?Kk
 

Bachsima

Tháo bánh
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,215
Động cơ
433,645 Mã lực
Thế phỏng cụ ? Kinh nhề ! Rồi sau đấy bị làm sao mà bây giờ không còn nữa ? Kk
Cái gì không còn.
Nói chung về đạo và chánh trị bây giwo fgucs sẵn rồi, cụ hỏi cộc lốc thế thì đi hỏi chatgpt nó hót cho hay ngay.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
833
Động cơ
471,076 Mã lực
Đang tranh luận về tôn giáo, triết học mà cụ lôi cả chính trị vào làm bình phong thì em nhường cụ. Của cụ tất, cụ nói đúng hết :D

Cụ càng nói càng thấy cái nhìn thiên kiến của cụ về một phía và không chấp nhận các ý kiến trái chiều, đúng kiểu diện tích bầu trời là 3.14R² với R là bán kính nắp giếng.

Em không phỉ báng phật nhưng bọn trọc dựa hơi phật khinh mạt người khác là con này con nọ thì em khinh.
cụ bình giải thế là cụ không hiểu gì về nhân cách của cụ Hồ rồi ạ, cụ nghĩ cụ Hồ dùng thủ pháp chính trị ca ngợi Phật giáo là giả tạo chăng ?

Hình thành được nhân cách, tư tưởng vĩ đại Hồ Chí Minh, dựa trên 4 nền tảng cơ bản:
1. Văn hiến tốt đẹp truyền đời của người Việt;
2. Phật giáo thấm đẫm trong mọi làng xã đất Việt;
3. Nho giáo mà cụ Hồ được các thế hệ thầy và cha mình truyền giảng;
4. Lý tưởng csản giải phóng con người lao khổ (trùng với tư tưởng vị tha, bình đẳng, vì nhân sinh của Phật giáo, Nho giáo, "thiên hạ vi công, thế giới đại đồng").
Nên cụ Hồ là người thấm đẫm văn hoá Việt Nam nhất, vừa là Phật tử, vừa là nhà Nho, vừa là người csản. Có tiền đề này, thí lý giải được mọi tư tưởng, hành động của Người.
 
Chỉnh sửa cuối:

tomza

Xe tải
Biển số
OF-538143
Ngày cấp bằng
22/10/17
Số km
434
Động cơ
3,547 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xin hỏi các cụ/mợ hay đi chùa về cách xưng hô với sư Thầy trong chùa thế nào cho thích hợp ?
Sư Thầy năm nay gần 40, có chức danh Đại đức. Bình thường em thấy mọi người hay nói: Thưa Thầy hay Thưa Đại Đức, con xin hỏi ...... ?
Nhưng với người trẻ thì thấy cũng OK, nhưng với các Cụ mà tuổi khá cao so với Thầy (U 70, U80) và không đi tu (tại gia) hay chỉ là người vào vãn cảnh chùa thì xưng Con như trên có thể thay bằng cách nào cho tiện ?
Ngoài ra khi nào nên nói Mô Phật hay A di đà Phật trong khi nói chuyện với Thầy ?
– Anh ơi. Em mượn bao diêm.
– Mô Phật. Thí chủ vui lòng giữ Giới. Tôi là Hòa Thượng.
– Em xin lỗi. Vậy gọi anh là Hòa Thượng gì?
– Gọi Thầy.
– Thầy gì?
– Chị hỏi Pháp Danh của tôi à?
– Vầng.
– Thích Thanh Định.
– Tên hay lắm. Dưng em hỏi tên anh khi chưa ở Chùa cơ.
– Thầy.
– Ồ em quên. Tên Thầy khi chưa ở Chùa.
– Tôi hồi nhỏ tên Ngọc.
– Thầy Ngọc. A à, Tên đẹp người đẹp. Em thích.
– Cửa Chùa chị nên xưng tôi, nếu ít tuổi xưng con. Không xưng em.
– Em cứ em đấy.
– Con.
– Em nhớn rồi nhé Thầy nhé.
– Chị thắp hương đi. Đừng cắm hương lên xôi.
– Thầy nhìn thế, em cắm hương lên tay em đây này.
(2)
– Thầy ơi. Chào Thầy.
– Vầng. Chào chị.
– Em mượn cái khay.
(3)
– Thầy ơi. Chào Thầy.
– Vầng. Chào chị.
– Thứ Bẩy Thầy không xuống phố chơi?
– Xuất gia không nghỉ Thứ Bẩy.
– Không buồn?
– Không. Tu hành vui trong Giới.
– Em chả hiểu. Tu thì không được lấy vợ có phải?
– Phải.
– Dưng vẫn được yêu?
– Không.
– Vô lý. Thầy yêu Phật chứ? Yêu Giời chứ?
– Cái đó khác.
– Em ước người yêu em bảo em là, em là Giời Phật của anh. Ui thật đắm say.
– Báng bổ quá.
– Hì hì ước thôi mà. Giả dụ Thầy chưa tu, chưa người yêu. Thầy yêu em không?
– Không.
– Tại sao?
– Tại chị quá đẹp.
– Ui Thầy bảo gì?
– Tại chị quá đẹp.
– Quá đẹp, lại không yêu? Nói dối hả? Hay nịnh?
– Mô Phật. Thí chủ vui lòng giữ Giới.
– Em ước cắn phát môi Thầy.
(4)
– Thầy ơi. Chào Thầy.
– Vầng. Chào chị.
– Á à Thầy để tóc nhá.
– Tuần rồi chưa kịp cạo chị ạ.
– Chứ không phải Thầy thích em?
– Ồ không. Không đời nào.
– Thầy chả cần để tóc. Đóng quả quần Lì Vai, quả áo Cá Sấu. Đầu trọc phong trần càng quyến rũ. Ui em mê Thầy túi bụi.
(5)
– A lố Mi Mi à?
– Chị đây. Gì con kia?
– Này chị có giai mới.
– Khoe mãi. Sốt ruột. Đẹp giai không?
– Đẹp đau đớn luôn. Mày thấy không ghen chị làm con mày.
– Giầu không?
– Chả quan trọng.
– Ơ con dở hơi. Giầu không quan trọng gì quan trọng? Làm đâu?
– Mày không đoán nổi đâu.
– Đẹp giai, nghèo. Nghệ phỏng?
– Không. Đặc biệt hơn nhiều.
– Sinh viên?
– Ơ con dở hơi. *** ai yêu nhãi ranh.
– Chịu.
– Thầy chùa.
– Gì? Sư á?
– Sư. Hòa Thượng.
– Mày không dở hơi. Đồ chó. Mày khùng rồi.
– Mày chưa gặp. Miễn bàn.
– Con khùng. Mày yêu nó bỏ nó, nó yểm bùa cho mày sống như chết.
– Thật?
– Chị chán mày lắm.
(6)
– Thầy ơi.
– Lễ sớm thế?
– Sớm mới vắng. Thầy!
– Gì?
– Thầy ôm em đi.
– Không.
– Hèn.
(Kết)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top