[Funland] Xưng hô với sư Thầy trong chùa ?

Colza

Xe hơi
Biển số
OF-825417
Ngày cấp bằng
25/1/23
Số km
156
Động cơ
5,459 Mã lực
cụ bình giải thế là cụ không hiểu gì về nhân cách của cụ Hồ rồi ạ, cụ nghĩ cụ Hồ dùng thủ pháp chính trị ca ngợi Phật giáo là giả tạo chăng ?

Hình thành được nhân cách, tư tưởng vĩ đại Hồ Chí Minh, dựa trên 4 nền tảng cơ bản:
1. Văn hiến tốt đẹp truyền đời của người Việt;
2. Phật giáo thấm đẫm trong mọi làng xã đất Việt;
3. Nho giáo mà cụ Hồ được các thế hệ thầy và cha mình truyền giảng;
4. Lý tưởng csản giải phóng con người lao khổ (trùng với tư tưởng vị tha, bình đẳng, vì nhân sinh của Phật giáo, Nho giáo, "thiên hạ vi công, thế giới đại đồng").
Nên cụ Hồ là người thấm đẫm văn hoá Việt Nam nhất, vừa là Phật tử, vừa là nhà Nho, vừa là người csản. Có tiền đề này, thí lý giải được mọi tư tưởng, hành động của Người.
Em không hề có suy nghĩ hay bất cứ suy diễn gì đối với các bậc tiền nhân cả. Những gì cụ nghĩ thì cụ viết ra cả rồi.

Em xin phép ngừng tranh luận vấn đề này ở đây. Chúc cụ vui :)
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
6,979
Động cơ
298,533 Mã lực
Không dám có ý báng bổ . Nhưng lúc tn . Có 1 giao thừa lũ bạn rủ đi hái lộc. Đi vào 1 ngôi chùa thì chùa đã cài then cổng. Bên trong sau giao thừa đèn vẫn le lói. Em nhìn thấy 1 sư nữ bên hiên .đoán rằng nhà sư ít hơn mình đôi 3 tuổi. Cũng cảm thấy cần có 1 lễ nghi xưng hô cho kính cẩn nhưng nghĩ mãi ko biết gọi là gì. Mà chậm thì sợ nhà sư đi vào trong mất. Thế là em bạo miệng gọi :
Em ơi..cho anh đc vào xin 1 cành lộc .
Nhà sư ra mở cổng và nói chung chung : mời anh vào.
Có mình em trông chùa a ?
Thưa . Còn các thày và sư cụ ..đại loại vậy.
Chẳng đc 1 nén nhang thắp hương lên Phật..ko đc 1 xu mừng tuổi ai , Em cám ơn rồi xin 1 nhánh mầm cây.
Sau 1 thời gian ngắn. Hôm đó đi đâu đến bắc ninh và muốn hỏi đến nhà máy kính.. lại hỏi đường , vẫn 1 nhà sư nữ trẻ như vậy đang đạp xe cùng chiều. Em lại :
Em ơi cho anh hỏi....
A đi tiếp sẽ đến Dốc Hoa..
Sau này. Cảm giác ko ổn nên em hỏi . Người lớn mới nói cho biết cách xưng hô cho tôn trọng và phải phép với nhà tu hành .
 

buihai

Xe buýt
Biển số
OF-13711
Ngày cấp bằng
4/3/08
Số km
824
Động cơ
527,732 Mã lực
Sư thầy trẻ vẫn gọi mình là anh ... chả sao cả ..

Mình thì vẫn gọi là thầy, vì từ thầy nó không mang ý nghĩa tuổi tác, chỉ mang ý nghĩa về mặt nghề nghiệp. Xưng là mình hoặc tôi qua chùa để .....
 

thich_j

Xe tải
Biển số
OF-813807
Ngày cấp bằng
8/6/22
Số km
344
Động cơ
7,472 Mã lực
Tuổi
109
Ghét nhất ra ra đường họ cũng mặc định gọi người khác là “con” dù éo cần biết người ta có đi chùa không! Mấy lần em gặp trong thang máy, mặt thì trẻ ranh, hỏi em:”con cho thầy hỏi..”; chả lẽ em bảo “con cái đb”! Văn hoá đầu tiên là biết xưng hô đúng chỗ, đúng môi trường, đúng tuổi tác và tôn trọng người đối diện!
Em cũng ghét mấy thằng sư lởm đấy! Chứ sư tử tế đa phần sẽ nói là "Bác cho Thầy hỏi..."

Còn mấy thằng sư lởm đấy thì em không thèm chửi, mà hỏi nhẹ là "Chú năm nay bao tuổi? Xuất gia được bao năm rồi?" ... Rồi giảng đạo đức + phật pháp cho các chú sư đó 1 chặp...
 

phohien035

Xe buýt
Biển số
OF-773528
Ngày cấp bằng
6/4/21
Số km
592
Động cơ
54,643 Mã lực
Tuổi
35
Đại đức thì kinh lắm rồi !
Cũng không kinh đâu cụ. Thầy này em quen sinh năm 1988, vào chùa từ khi 10 tuổi, đã thụ giới cụ túc (Tỳ kheo) rồi. Đến tuổi này thì gọi là Đại đức thôi

Một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chân nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (đối với nam) hay Sa di ni (đối với nữ). Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tập, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Đại đức (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ kheo (nam) hay Tỳ kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.
Giới cụ túc (Tỳ kheo hay Tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời, không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ Bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo Phật giáo Bắc tông (Phật giáo Nam tông không có giới này). Nhìn chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như sau: Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại đức; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo được 25 tuổi đạo, được gọi là Thượng tọa; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa thượng
 

Shadow381

Xe điện
Biển số
OF-425932
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
2,971
Động cơ
281,152 Mã lực
Thực ra đạo Phật là tôn giáo là nói theo cách nói thông thường cho cho thuận chứ thực ra đạo Phật không phải là tôn giáo các cụ ợ. Tôn giáo là giáo chủ có quyền sáng thế, mọi người lễ lạy phục tùng và sự phục tùng là tuyệt đối, giáo chủ là duy nhất mọi thành viên chỉ là thành viên.
Thực tế đạo Phật chính là giáo dục và khoa học. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người thầy giáo vĩ đại soi sáng gốc rễ nguyên nhân khổ đau của chúng sinh và chỉ dạy chúng sinh con đường thoát khổ thực sự. Ta đã Phật đã thành, chúng sinh nào cũng có Phật tánh (tính) và là Phật sẽ thành. Ngài dạy cho chúng sinh con đường thoát khỏi sinh tử luân hồi và mong mỏi chúng sinh ai cũng thành Phật như ngài. Ngoài Phật Thích Ca còn rất nhiều vị khác đã thành Phật.
Chúng sinh là cả khắp pháp giới chúng sinh và tất cả các loài chúng sinh hữu tình các cụ ợ. Không chỉ có chúng sinh ở cõi Ta Bà này và không chỉ có mỗi con người đâu. Dù các cụ mợ và em có theo đạo Phật hay không thì các cụ vẫn có Phật tính, vẫn chịu sinh tử luân hồi, vẫn bị luật nhân quả chi phối. Không phải là người theo đạo Phật mới bị luật nhân quả hoặc mới bị sinh tử luân hồi còn người không theo đạo Phật là không bị vậy.
Nếu các cụ chưa có cơ duyên theo sự giáo dục của người thầy soi sáng là Đức Phật Thích Ca thì em nghĩ các cụ vẫn nên xưng hô sao cho lịch sự, tôn trọng. Như em đây nếu em gặp một vị bên một tôn giáo nào đó em vẫn sẵn sàng xưng hô với họ giống như một giáo dân của họ.
Đạo phật là tôn giáo, đây ko phải nói theo cách thông thường mà là của các cơ quan quản lý, trong đó có các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về Phật và cả các vị chức sắc tôn giáo, chả lẽ ko bằng cụ? Mỗi mình cụ bảo ko phải?! Lịch sự, tôn trọng là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, người theo tôn giáo bình đẳng với người ko theo tôn giáo (ở đây nên hiểu là 2 bên đều tôn trọng và ko phân biệt, đối xử nhau; cả 2 đều có địa vị pháp lý như nhau ở ngoài xã hội) nên nếu 1 người theo tôn giáo ra ngoài xã hội cần xưng hô với người khác theo chuẩn mực quy định ngoài xã hội và ngược lại (theo tuổi tác, sự tôn trọng). Ví dụ 1 thầy giáo ra ngoài xã hội cũng ko nên gọi tất cả là “các trò ơi” mà cũng cần xưng hô theo tuổi tác, nếu gặp học trò hoặc người ta biết là thầy tự người ta sẽ chọn xưng hô phù hợp để bày tỏ sự tôn trọng.
 

Thỏ vẩu

Xì hơi lốp
Biển số
OF-859106
Ngày cấp bằng
12/5/24
Số km
231
Động cơ
9,160 Mã lực
Tuổi
24
Khi lần đầu tiên đến với cửa chùa, em không quen với cách xưng hô và rất khó để nói lời xưng con với các sư ít tuổi hoặc nhiều hơn mình một xíu.

Nhưng khi gặp một vài sư thầy có cách xưng con ngay cả với người ít tuổi hơn em lấy làm ngạc nhiên vì rất nhiều người khoác chiếc áo cà sa mặc nhiên xưng thầy gọi Phật tử là con. Có những Quý thầy/cô mái tóc đã bạc âm thầm tu tập, hạn chế giao tiếp, gặp Phật tử chắp hai tay cúi gập đầu chào.

Sau này em hiểu cách xưng "con" có hai (02) lý do:

01. Tỏ lòng kính trọng với người tu tập.

02. Lý do thứ hai còn quan trọng hơn đó là hạ cái ngã mạn (cái tôi) của mình xuống.

Vì vậy, với bất kể nhà sư nào, em đều cung kính xưng con dù đạo hạnh của họ có như thế nào chăng nữa. Với bất kể Phật tử nào, em đều gọi huynh, tỉ xưng em ngay cả với đứa trẻ lên 10. Tất nhiên, điều đó chỉ được thực hiện trong phạm vi ngôi chùa.
Khi ta xưng Con và gọi Thày, ngoài 2 lý do rất chính đáng bác nêu thì còn 1 lý do nữa. PHẬT- PHÁP- TĂNG, Tam Bảo thường trú, khi ta đảnh lễ 1 vị Sa môn là Ta đảnh lễ Giáo pháp, khi ta xưng Con là ta cung kính khiêm nhường trước Phật và Đức Phật vốn đã nhập Niết Bàn chỉ còn Giáo Pháp của Ngài tồn tại và được chỉ dạy bới các vị Sa môn.

Y Pháp bất y Nhân, y Nghĩa bất y Ngữ!
 

chieubuon

Xe tăng
Biển số
OF-382725
Ngày cấp bằng
15/9/15
Số km
1,620
Động cơ
290,825 Mã lực
Thầy - Tôi: trẻ hay già, nam hay nữ đều vậy
 

juve99

Xe cút kít
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
18,039
Động cơ
219,740 Mã lực
Với em đi chùa là gác lòng trần bước qua của thiền môn với lòng thanh thản nhất có thể, nếu còn lăn tăn sân hận thằng nọ con kia thì ra quán bia cho nó tao nhã với đời. Nhưng đời và đạo cứ lẫn lẫn lộn lộn, nên dạo này em có vào chùa cũng chỉ vãn cảnh, lạy phật chứ không tiếp xúc với sư và ni, họ cũng là người, cũng hỉ nộ ái ố như ai, tiếp xúc chỉ làm mình áy náy thêm vì không như mình nghĩ. Trước cũng câu nệ chuyện thầy - con, giờ thì thấy nó vô nghĩa, già thì thầy xưng con, vừa vừa và trẻ hơn thì thầy xưng tôi. Còn các thầy ngang tầm hay trẻ hơn mà gọi em bằng con là em nhìn bằng cặp mắt trìu mến tỏ vẻ không ưa là đổi cách xưng hô ngay, ăn thua do mình. Em khoái nghe các ni, luôn nhẹ nhàng gọi em bằng chú, nghe êm tai lạ :) .
Ni cô gọi cụ bằng chú ý là chú tiểu đấy
 

Thỏ vẩu

Xì hơi lốp
Biển số
OF-859106
Ngày cấp bằng
12/5/24
Số km
231
Động cơ
9,160 Mã lực
Tuổi
24
Cảm ơn bác Thỏ.

Em nhớ ai đó nói rằng: "người ta tôn trọng tôi không phải vì tôi đáng được tôn trọng".

Câu chuyện vê cách xưng hô ở đây cũng có nét tương đồng.
Cám ơn Bác về sự khiêm nhường mà sâu sắc.
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,077
Động cơ
34,996 Mã lực
Tuổi
48
một số cụ bỉ bôi chuyện Đức Phật là Thầy giáo (Đức Bổn sư) vĩ đại, cũng nên mở rộng cái vung trên đầu mình.

một chút ví dụ
* Một người csản vĩ đại, một anh hùng dân tộc vĩ đại nói về Đức Phật:
Đức Phật dạy tín đồ, con người thông hiểu, tu hành từ muôn vàn giáo lý, đặng kết đọng hướng tới sống theo đức hạnh cao nhất: “Hãy gấp làm điều thiện, ngăn tâm làm điều ác” - Lê Cường, Minh triết Hồ Chí Minh với Phật giáo, Tạp chí quê hương Online.
“Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm” - Những lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch. Tập IV, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1958 (Trang 39);
"Đức Phật phấn đấu suốt đời để: “Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”
- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (Trang 50)
"Phật Thích Ca dạy: Đạo đức là từ bi " -- Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. (Trang 225)

* Một nhà khoa học vĩ đại nói về Đạo Phật: "
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó". (Albert Einstein).

* Hãy nhìn Phật giáo dưới các lăng kính (còn không đủ tri kiến và hứng thú nghiên cứu, thẩm thấu thì cũng đừng nên phỉ báng):
- Một triết học vĩ đại giải thích về vũ trụ và con người;
- Một hệ thống lý luận và phương pháp thực hành giáo dục về đạo đức;
- Một tôn giáo vị nhân sinh nhân bản nhất mà nhân loại từng có;
- Một khoa học trị liệu tâm lý vi tế nhất mà nhân loại từng phát minh ra

E thấy tranh cãi về tôn giáo là tranh cãi muôn thủa và ko có hồi kết nên các cụ đừng căng thẳng quá làm gì cho nó mệt người ra.
Những điều cụ nói thì các triết gia sau này đều công nhận, tuy nhiên "nhất" thì e ko rõ lắm vì chắc là do ai đó đánh giá "nhất" thôi.
Về đạo Phật thì có nhiều triết gia sau này nghiên cứu và đều thấy rằng có giá trị rất lớn về nhiều mặt. Tuy nhiên, cũng có những triết gia cho rằng tôn giáo nói chung gồm 2 phần chính là giá trị đạo đức và tâm linh. Sau khi khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, một thời gian có ông nêu ý kiến là tôn giáo nên duy trì ở mặt đạo đức thôi, bỏ tâm linh... Thế là chia 2 phe cãi nhau kịch liệt ko bên nào chịu bên nào vì bên nào cũng có lý lẽ của mình về tâm linh.
Bên bảo bỏ tâm linh vì nó bị lợi dụng để trục lợi, nhưng bên kia bảo ko bỏ được vì nó vừa là phương tiện vừa là nguyện vọng và nó chưa đc khoa học chứng minh là ko có tâm linh (ma, quỷ, linh hồn...)

E thì thấy đạo Phật gần gũi, dù kinh Phật đọc dài và nhiều đoạn khó hiểu vì viết theo lối xưa (liệt kê chứ ko tổng kết theo kiểu nội hàm như giờ), nhưng có nhiều lợi ích trong giáo dục đạo đức.
Ngoài ra, các nhà quản lý về tôn giáo nên có cơ chế loại bỏ trục lợi tôn giáo ra khỏi đời sống nhân dân.
 

firstfriend

Xe tải
Biển số
OF-25306
Ngày cấp bằng
6/12/08
Số km
426
Động cơ
502,843 Mã lực
E thấy tranh cãi về tôn giáo là tranh cãi muôn thủa và ko có hồi kết nên các cụ đừng căng thẳng quá làm gì cho nó mệt người ra.
Những điều cụ nói thì các triết gia sau này đều công nhận, tuy nhiên "nhất" thì e ko rõ lắm vì chắc là do ai đó đánh giá "nhất" thôi.
Về đạo Phật thì có nhiều triết gia sau này nghiên cứu và đều thấy rằng có giá trị rất lớn về nhiều mặt. Tuy nhiên, cũng có những triết gia cho rằng tôn giáo nói chung gồm 2 phần chính là giá trị đạo đức và tâm linh. Sau khi khoa học kỹ thuật phát triển nhanh, một thời gian có ông nêu ý kiến là tôn giáo nên duy trì ở mặt đạo đức thôi, bỏ tâm linh... Thế là chia 2 phe cãi nhau kịch liệt ko bên nào chịu bên nào vì bên nào cũng có lý lẽ của mình về tâm linh.
Bên bảo bỏ tâm linh vì nó bị lợi dụng để trục lợi, nhưng bên kia bảo ko bỏ được vì nó vừa là phương tiện vừa là nguyện vọng và nó chưa đc khoa học chứng minh là ko có tâm linh (ma, quỷ, linh hồn...)

E thì thấy đạo Phật gần gũi, dù kinh Phật đọc dài và nhiều đoạn khó hiểu vì viết theo lối xưa (liệt kê chứ ko tổng kết theo kiểu nội hàm như giờ), nhưng có nhiều lợi ích trong giáo dục đạo đức.
Ngoài ra, các nhà quản lý về tôn giáo nên có cơ chế loại bỏ trục lợi tôn giáo ra khỏi đời sống nhân dân.
Tổng kết như thế em cho là chưa đủ sâu sắc.
Bất cứ hệ thống lý luận nào nó tồn tại được nó cũng có cơ chế và khả năng tự sửa chữa khắc phục điểm yếu của nó. Đó là lý do nó tồn tại được lâu dài.

Vấn đề là rút kinh nghiệm bài học đó ta sẽ giải quyết vấn đề gần nhất cho chính chúng ta là:

Làm thế nào để 2 công cụ kim chỉ nam của chúng ta (Triết học Mác Lê nin và Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh) được hào hứng chào đón học tập, nghiên cứu và thực hành bởi thế hệ trẻ nói riêng và đại bộ phân người dân nói chung?

Chứ không phải nhìn nó như thứ xa lạ từ trên trời rơi xuống hoặc chỉ tung hô bằng lời nói nhưng không thực hành nổi trong hành động và việc làm
 

Masayuki85

Xe đạp
Biển số
OF-860017
Ngày cấp bằng
26/5/24
Số km
46
Động cơ
180 Mã lực
Tuổi
43
Em theo quan điểm khoa học, chả có ông Phật, ông Thánh với Thần nào cả. Tất cả đều từ trí tưởng tượng vô cùng mà ra…
Cụ phát biểu này là kiểu chưa tìm hiểu về tôn giáo rồi.
Trí tuệ của tôn giáo bao trùm cả khoa học. Khoa học là sự hiểu biết của con người- hiện tại đang ở mức hữu hạn và mãi sẽ là hữu hạn. Còn tôn giáo đứng đầu là các Giáo chủ- họ là bậc Giác Ngộ- trí tuệ vượt ra khỏi sự hiểu biết tầm thường của con người.
K thể dùng trí tuệ con người để bàn luận hoặc hiểu về trí tuệ của các vị ấy.
Thậm chí các giáo lý các vị ấy dạy con người chưa chắc đã hiểu được.
Ví dụ Thiền- ai chứng được mấy bậc thiền sẽ thấy ngoài cảnh giới này có nhg cái gì?
Có những thứ k nhìn thấy bằng mắt thường không có nghĩa nó không tồn tại. Ví dụ gió từ trường…
 

maximax903

Xe điện
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
2,834
Động cơ
125,747 Mã lực
Sáng nay là lần thứ 2 em ăn sáng ở 2 nơi khác nhau gặp phải trường hợp này. Đang ngồi ăn sáng, mải gắp bát bánh đa em nghe thấy tiếng coong coong. Ngửng mặt lên thấy 1 vị mặc áo nâu sòng, đầu cạo trọc đưa cái chuông đồng giống như cái bát về phía em, ý là xin ít gì đó. Cả 2 lần em đều lắc đầu.
 

Masayuki85

Xe đạp
Biển số
OF-860017
Ngày cấp bằng
26/5/24
Số km
46
Động cơ
180 Mã lực
Tuổi
43
Sáng nay là lần thứ 2 em ăn sáng ở 2 nơi khác nhau gặp phải trường hợp này. Đang ngồi ăn sáng, mải gắp bát bánh đa em nghe thấy tiếng coong coong. Ngửng mặt lên thấy 1 vị mặc áo nâu sòng, đầu cạo trọc đưa cái chuông đồng giống như cái bát về phía em, ý là xin ít gì đó. Cả 2 lần em đều lắc đầu.
Cụ làm vậy là đúng. Đây là giả danh sư đi xin. Nhìn béo tốt phương phi đi khắp HN
 

lotus23

Xe hơi
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
191
Động cơ
6,240 Mã lực
Tào lao, dẫn dụ mê hoặc người khác. Để tôi phân tích từng ý cho cụ mợ nhé.


Đó là những thứ các ông bà xưng là phật tử tự nghĩ ra rồi áp đặt lên người khác. Ai công nhận trừ những người theo Phật? Chúng sinh bao gồm những ai? Có phải tất cả người và loài vật trên trái đất này phải không? Bản thân Đức Phật Thích ca có nói như vậy không hay các triều đại và sư sãi về sau nhét chữ vào mồm Phật để phục vụ cho mục đích cai trị, dẫn dắt của mình?


Thiện lương hay hung ác là một phần tính cách của con người và các loài vật. Cái đó tồn tại trước Phật hay sau Phật? Hay cụ/mợ cố tình gán tính thiện lương vào Phật tính rồi phát biểu rằng ai cũng có phật tính? Cái phật tính này áp dụng cho tất cả các tôn giáo khác như Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và những người không theo tôn giáo à? Vậy thì phật giáo (hoặc các phật tử như cụ/mợ muốn lợi dụng phật giáo) để cực đoan hóa và bao trùm, áp đảo tất cả các tôn giáo khác và những người không theo tôn giáo, bắt buộc phải thừa nhận vào nghe theo Phật?

Thế ngược lại, tôi phát biểu lại là ai cũng có một phần Ác và có do đó Quỷ tính trong người, liệu có tính không? Tuân Tử còn cho rằng:
"Nhân chi sơ, tính bản ác".

Còn mấy thể loại cạo trọc đầu, mặc được cái áo nâu áo vàng lên rồi xưng thầy gọi con với những người lạ tôi thấy buồn cười lắm.
Tùy cụ ở mức nào cụ sẽ thấy ở mức đó. Em lấy vài ví dụ nhé.
Trẻ con: Những điều ý nghĩa và chúng hiểu được là đồ ăn, trò chơi, tham gia những hoạt động lớp, bạn bè. Chúng cho đây là những niềm vui lớn nhất với chúng.
Người trưởng thành: Những điều ý nghĩa và họ hiểu là về chuyện làm ăn, chuyện dựng vợ gả chồng, chuyện thiết lập quan hệ xã hội, xây nhà cửa, phấn đấu trong công việc. Đây là những điều họ quan tâm nhất và cho rằng là thành công nhất phỏng cụ?
Người sống thiên về yếu tố tình cảm, tinh thần: Ngoài những yếu tố vật chất, họ cho rằng những yếu tố khác mới là những điều ý nghĩa với họ như sáng tác một bản nhạc, đọc một cuốn sách, đi tham gia những chuyến thiện nguyện, sống gần với thiên nhiên... Thành công với nhóm người này là cân bằng được cuộc sống và những yếu tố tinh thần là quan trọng với họ.
Người sống thiên về vật chất:
Nhóm này luôn đề cao những giá trị vật chất quá mức. Dĩ nhiên là đã là cuộc sống thì ai cũng cần kiếm tiền như cụ và em vì đó là phương tiện của cuộc sống để lo cho vợ con, bố mẹ và làm những chuyện khác. Tuy nhiên với nhóm sống thiên về vật chất thì với họ con xe hàng hiệu, biệt thự sang cảnh, du lịch Âu Mỹ... với họ mới có ý nghĩa. Có thể họ vãn quan tâm tới yếu tố tinh thần nhưng cái đó là phần phụ. Đối với họ cuộc sống là hưởng thụ, hay như cách họ nghĩ chết là hết nên phải tranh thủ hưởng thụ. Hưởng thụ những giá trị vật chất và tiêu xài là điều quan trọng nhất với họ. Cơ bản là vậy phải không cụ?
Những bậc thánh nhân, những vị giác ngộ:
Khi các vị ấy đạt tới cảnh giới này thì họ hiểu rằng mọi thứ ở cuộc đời này là giả tạm (tức là có tướng nhưng không tồn tại mãi), ngay cả thân xác này của mình cũng không thật. Đối với các vị ấy điều quan trọng nhất là sự sống chết. Sau khi xả bỏ xác thân đầy đau khổ này thì linh hồn sẽ đi về đâu. Làm sao để tái sinh về cõi lành nói chung và cõi Phật nói riêng để giải thoát được nỗi khổ sinh tử luân hồi.
Tùy vào các cụ và em ở cảnh giới nào sẽ thấy điều gì là ý nghĩa, điều gì là quan trọng.
Khi cụ hiểu rằng Đức Phật ra đời để cứu giúp chúng sinh giải thoát khỏi sự ràng buộc của các nỗi khổ trong hiện đời và sau này được giải thoát sau khi xả bỏ thân đời này đi về cõi an lành, thì cụ sẽ thấy đây là điều vĩ đại, cao cả gấp ngàn vạn lần những điều khác trong thế giới hiện tại cụ và em đang sống.
Để hiểu được những cái trên, cụ phải có trí tuệ thì mới hiểu được. Lưu ý trí tuệ không đồng nghĩa với trí thông minh. Trí thông minh được hiểu là sự nhanh nhẹn, khôn ngoan trong đời thường, làm ăn kinh doanh giỏi, kiến thức học hành thế gian. Còn trí tuệ là khả năng thấy được nhân quả, thiện ác, đúng sai, khả năng thấy được chân tướng của sự việc. Mấy cái thông minh thế gian của mình là thế trí biện thông, tức là cái thấy cái biết si mê điên đảo.
Phật tính hay cách gọi khác là chân tâm (phân biệt với vọng tâm). Cái này bất cứ chúng sinh hữu tình nào cũng có. Không phải là theo đạo Phật thì mới có. Cũng như sinh tử luân hồi thì bất cứ ai cũng trải qua chứ không phải dù màu da gì, tôn giáo nào, sống ở đâu. Nếu cụ chỉ cần đọc những báo chính thống có nhiều câu chuyện về chuyển kiếp luân hồi của rất nhiều trường hợp ở Châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Trung Đông, Trung quốc, Việt Nam...
Cũng như Phật đưa những "bài thuốc" trị tham sân si để cứu độ chúng sinh thì tham sân si không phụ thuộc vào người đó sống ở đâu, đang làm việc gì, theo tôn giáo nào, thuộc chủng tộc nào... Đã là người phàm thì đều có tham sân si và bị tam độc này chi phối, phỏng cụ?
Do đó không nên nói rằng điều đó chỉ áp dụng với người hướng Phật còn tôi chưa thì không liên quan tới tôi, ví dụ vậy. Đức Phật là bậc toàn giác, từ bi vô lượng, ngài cứu độ tất cả chúng sinh.
Chúng sinh là gì em đã nói ở bài trước rồi. Là không chỉ loài người mà tất cả chúng sinh hữu tình. Mà cũng không chỉ ở trái đất này mà ở tất cả các pháp giới (hiểu đơn giản là ở các chiều không gian khác nữa và hành tinh khác nữa trong vũ trụ này).


Đạo phật là tôn giáo, đây ko phải nói theo cách thông thường mà là của các cơ quan quản lý, trong đó có các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về Phật và cả các vị chức sắc tôn giáo, chả lẽ ko bằng cụ? Mỗi mình cụ bảo ko phải?! Lịch sự, tôn trọng là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, người theo tôn giáo bình đẳng với người ko theo tôn giáo (ở đây nên hiểu là 2 bên đều tôn trọng và ko phân biệt, đối xử nhau; cả 2 đều có địa vị pháp lý như nhau ở ngoài xã hội) nên nếu 1 người theo tôn giáo ra ngoài xã hội cần xưng hô với người khác theo chuẩn mực quy định ngoài xã hội và ngược lại (theo tuổi tác, sự tôn trọng). Ví dụ 1 thầy giáo ra ngoài xã hội cũng ko nên gọi tất cả là “các trò ơi” mà cũng cần xưng hô theo tuổi tác, nếu gặp học trò hoặc người ta biết là thầy tự người ta sẽ chọn xưng hô phù hợp để bày tỏ sự tôn trọng.
Đạo Phật là tôn giáo là nói trên sự, tức là nói trên bề mặt, hình tướng. Cái này thì như cụ nói và các bên liên quan cũng nói vậy. Nói thế cũng đúng và ai chả biết vậy nhưng nếu hiểu sâu hơn về lý thì thực ra Phật Pháp là giáo dục và khoa học. Phật Pháp là giáo dục về nhân sinh, vũ trụ, đạo tâm và giải thoát. Không chỉ em mà nhiều người thấy vậy, chỉ là do cụ chưa biết thôi.
Em nói lại cụ thể hơn một chút thì theo nghĩa thường thấy thì một tôn giáo có nghĩa giáo chủ là bậc sáng thế, giáo chủ là duy nhất, là có sự phục tùng tuyệt đối của các thành viên... Đức Phật Thích Ca là khác, ngài là bậc đạo sư, là người chỉ đường giúp chúng sinh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, giải thoát khỏi đau khổ hiện đời và sau này khi mạng chung là giải thoát khỏi luân hồi sinh tử. Nói theo cách thông thường thì ngài là thầy giáo đó cụ. Đức Phật không bắt mình phải lễ lạy, phục tùng. Việc lễ lạy của Phật tử và người dân là thể hiện lòng thành kính và học theo hạnh của Phật, tức là chính những người đó hưởng những ích lợi đó. Phật cũng dạy chúng sinh rằng ai cũng có thể trở thành Phật. Ngài dạy ngài là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top