[Funland] Ý tưởng xây dựng cầu Long Biên từng bị xem là điên rồ.

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,657
Động cơ
374,217 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con.
Cao su xanh tốt lạ đời,
Mỗi cây bón một xác người công nhân.
Có đi mới biết Mê Kông,
Có đi mới biết thân ông thế này.
Mê Kông chôn xác hàng ngày,
Có đi mới biết bàn tay xu Bào
Ta dùng chính hồi ký công nhân cao su để hình dung lương cao su nhé.

Trích Hồi ký Phú Riềng Đỏ (Trần Tử Bình): "Hễ ai đến chậm vài phút, chúng phạt một đồng mà lương chúng tôi chỉ có 4 hào 1 ngày công." Suy ra nếu 1 tháng làm 26 ngày công thì tiền lương là hơn 10 đồng.

Tham khảo trang web "Dân Sài gòn": "Năm 1934 gia tộc nhà ông Huyện Sỹ Lê Phát Đạt gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà Nguyễn. Cậu hai Lê Phát An tặng cho cháu gái 1 triệu đồng tiền mặt làm của hồi môn... một triệu đồng Đông Dương tương đương 22.000 cây vàng."

1 triệu đồng Đông dương trị giá 22 ngàn cây vàng, tức là 1 cây vàng giá khoảng 45 đồng. Suy ra lương trung bình của công nhân cao su là khoảng 1/4,3 cây vàng một tháng. Tính theo giá vàng trước khi phát sốt thì là khoảng 9-10 triệu.

Nếu "quy ra thóc" thì đầu những năm 1930 1 tạ gạo ngon giá khoảng 3-3,5 đồng. 10 đồng mua được hơn 3 tạ gạo, quy ra hiện nay khoảng 8-9 triệu, gấp khoảng 4-5 lần thu nhập nông dân Bắc/Trung Kỳ (lý do tại sao công nhân cao su chủ yếu là Bắc và Trung Kỳ, người Nam Kỳ không nhiều).
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,657
Động cơ
374,217 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ra là vậy, phá đổ tượng Nữ Thần Tự Do rồi đem về đâu cụ ơi? không biết giờ có còn không? Nếu còn thì là đem trưng bày sẽ là 1 địa điểm du lịch cực kỳ hút khách, phải nói như đặt cái dàn máy in dollar ở đó vậy. Trên thế giới chỉ có 3 bức duy nhất đó thôi.
Đây là một sự tích khá thú vị.

Tượng Nữ thần Tự do (thực ra theo tên Pháp là Nữ thần Công lý) phiên bản Đông Dương chỉ cao 2,85 m (tượng chính cao những 46m), đầu tiên đặt ở Vườn hoa Paul Bert (chỗ tượng Lý Thái Tổ ngày nay). Sau đó được dời lên tận nóc Tháp Rùa (Mie mấy thằng Pháp chứ), cuối cùng là Vường hoa Cửa Nam (Đầu Hàng bông - Điện Biên Phủ).

Tháng 8-1945 tượng này bị giật sập cùng với tượng Paul Bert và nằm lăn lóc suốt mấy năm, cả Pháp khi chiếm lại Hà nội cũng không có ý định dựng lại.

Và đây là đoạn kết: Năm 1952 làng đồng Ngũ Xã có ý định đúc một pho tượng Phật lớn cho chùa làng, đã đi tìm đồng khắp nơi. Cuối cùng họ đã thành công MUA LẠI BỨC TƯỢNG NỮ THẦN TỰ DO TỪ CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI, NẤU CHẢY RA ĐÚC THÀNH TƯỢNG PHẬT.
NguXa.gif

Tượng Phật A Di Đà chùa Ngũ Xã Hà nội, đúc từ tượng Bà Đầm Xòe ngày xưa.
 

Chikamin

Xe tải
Biển số
OF-738514
Ngày cấp bằng
6/8/20
Số km
251
Động cơ
65,892 Mã lực
Ta dùng chính hồi ký công nhân cao su để hình dung lương cao su nhé.

Trích Hồi ký Phú Riềng Đỏ (Trần Tử Bình): "Hễ ai đến chậm vài phút, chúng phạt một đồng mà lương chúng tôi chỉ có 4 hào 1 ngày công." Suy ra nếu 1 tháng làm 26 ngày công thì tiền lương là hơn 10 đồng.

Tham khảo trang web "Dân Sài gòn": "Năm 1934 gia tộc nhà ông Huyện Sỹ Lê Phát Đạt gả Nguyễn Hữu Thị Lan về làm hoàng hậu nhà Nguyễn. Cậu hai Lê Phát An tặng cho cháu gái 1 triệu đồng tiền mặt làm của hồi môn... một triệu đồng Đông Dương tương đương 22.000 cây vàng."

1 triệu đồng Đông dương trị giá 22 ngàn cây vàng, tức là 1 cây vàng giá khoảng 45 đồng. Suy ra lương trung bình của công nhân cao su là khoảng 1/4,3 cây vàng một tháng. Tính theo giá vàng trước khi phát sốt thì là khoảng 9-10 triệu.

Nếu "quy ra thóc" thì đầu những năm 1930 1 tạ gạo ngon giá khoảng 3-3,5 đồng. 10 đồng mua được hơn 3 tạ gạo, quy ra hiện nay khoảng 8-9 triệu, gấp khoảng 4-5 lần thu nhập nông dân Bắc/Trung Kỳ (lý do tại sao công nhân cao su chủ yếu là Bắc và Trung Kỳ, người Nam Kỳ không nhiều).
Thời đó Bắc Trung khí hậu khắc nghiệt, nông nghiệp lạc hậu nên đói cụ nhỉ!
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,657
Động cơ
374,217 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thời đó Bắc Trung khí hậu khắc nghiệt, nông nghiệp lạc hậu nên đói cụ nhỉ!
Nông nghiệp ở M Bắc và M Trung thời đó rất lạc hậu, thậm chí khi so với các nước xung quanh.

Người Pháp không để ý gì để phát triển nông nghiệp bản địa, nông dân Bắc/Trung kỳ luôn trong tình trạng thiếu đói. Những năm 1930 năng suất lúa M Bắc chỉ khoảng 11-12 tạ/ha trong khi ngay tại Miến Điện năng suất lúa là 19 tạ/ha.
 

Chikamin

Xe tải
Biển số
OF-738514
Ngày cấp bằng
6/8/20
Số km
251
Động cơ
65,892 Mã lực
Nông nghiệp ở M Bắc và M Trung thời đó rất lạc hậu, thậm chí khi so với các nước xung quanh.

Người Pháp không để ý gì để phát triển nông nghiệp bản địa, nông dân Bắc/Trung kỳ luôn trong tình trạng thiếu đói. Những năm 1930 năng suất lúa M Bắc chỉ khoảng 11-12 tạ/ha trong khi ngay tại Miến Điện năng suất lúa là 19 tạ/ha.
Số liệu cụ hay quá, nguồn cụ kiếm ở đâu thế?

So thập niên 30 thì chỉ 35 năm sau Thái Bình đạt năng suất 5 tấn/ha phải nói là kỳ kỳ tích cụ nhỉ. Gấp 50 lần.
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,657
Động cơ
374,217 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Số liệu cụ hay quá, nguồn cụ kiếm ở đâu thế?

So thập niên 30 thì chỉ 35 năm sau Thái Bình đạt năng suất 5 tấn/ha phải nói là kỳ kỳ tích cụ nhỉ. Gấp 50 lần.
Gấp gần 5 lần cụ ơi. 12 tạ/ha so với 50 tạ/ha.

Số liệu thì cụ có thể tham khảo

"Tại các đồn điền trồng lúa, các chủ người Pháp cũng như người Việt vẫn thực hiện phương thức canh tác và bóc lột theo kiểu phong kiến, nghĩa là vẫn giao ruộng đất về cho các gia đình nông dân sản xuất rồi thu tô thuế. Các biện pháp kĩ thuật trong các khâu làm đất, tưới nước, chăm bón, thu hoạch… hầu như không được áp dụng. Tình hình đó dẫn đến năng suất lúa ở Việt Nam đạt mức thấp nhất so với nhiều nước khác ở châu Á (khoảng từ 11-12 tạ/ha, trong khi đó ở Xiêm là 18 tạ/ha, ở Malaixia là 21 tạ/ha)."
 

Chikamin

Xe tải
Biển số
OF-738514
Ngày cấp bằng
6/8/20
Số km
251
Động cơ
65,892 Mã lực
Gấp gần 5 lần cụ ơi. 12 tạ/ha so với 50 tạ/ha.

Số liệu thì cụ có thể tham khảo

"Tại các đồn điền trồng lúa, các chủ người Pháp cũng như người Việt vẫn thực hiện phương thức canh tác và bóc lột theo kiểu phong kiến, nghĩa là vẫn giao ruộng đất về cho các gia đình nông dân sản xuất rồi thu tô thuế. Các biện pháp kĩ thuật trong các khâu làm đất, tưới nước, chăm bón, thu hoạch… hầu như không được áp dụng. Tình hình đó dẫn đến năng suất lúa ở Việt Nam đạt mức thấp nhất so với nhiều nước khác ở châu Á (khoảng từ 11-12 tạ/ha, trong khi đó ở Xiêm là 18 tạ/ha, ở Malaixia là 21 tạ/ha)."
Cảm ơn cụ! Cụ chả quy đổi về 1,1 - 1,2 tấn lại cứ tính bằng tạ làm em đã dốt toán thì chớ :))
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
10,153
Động cơ
572,131 Mã lực
Nếu "quy ra thóc" thì đầu những năm 1930 1 tạ gạo ngon giá khoảng 3-3,5 đồng. 10 đồng mua được hơn 3 tạ gạo, quy ra hiện nay khoảng 8-9 triệu, gấp khoảng 4-5 lần thu nhập nông dân Bắc/Trung Kỳ (lý do tại sao công nhân cao su chủ yếu là Bắc và Trung Kỳ, người Nam Kỳ không nhiều).
Tuyển công nhân đi xa cả 2000 cây số, cả chục năm không chắc về quê được 1 lần thì lương phải cao thôi. Đây toàn là trai tráng khỏe mạnh, tuyển đi làm xa mà lương gấp 4-5 lần bình quân ông bà già phụ nữ tại chổ thì cũng bình thường.

Có phải trả lương cao thì được quyền tha hồ phạt tiền, đánh roi, cho ăn cá ươn gạo mốc để giảm chi phí đâu!!:D
 

New open

Xe hơi
Biển số
OF-640485
Ngày cấp bằng
24/4/19
Số km
138
Động cơ
112,137 Mã lực
Ở Việt Nam dân ta hay gọi là tương Bà đầm xoè (chắc do trang phục). Tượng từng được đặt ở chỗ tượng đài Lý Thái Tổ bây giờ, rồi ngự trên Tháp Rùa trước khi yên vị tại Vườn hoa Cửa Nam. Ngày 1 tháng 8 năm 1945 tượng bị thị trưởng Hà Nội ra lệnh phá đổ cùng với một số bức tượng khác.
Giờ mà còn chắc là điểm tham quan du lịch rồi.
 

thaihana

Xe điện
Biển số
OF-375739
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
3,371
Động cơ
519,073 Mã lực
Đây là một sự tích khá thú vị.

Tượng Nữ thần Tự do (thực ra theo tên Pháp là Nữ thần Công lý) phiên bản Đông Dương chỉ cao 2,85 m (tượng chính cao những 46m), đầu tiên đặt ở Vườn hoa Paul Bert (chỗ tượng Lý Thái Tổ ngày nay). Sau đó được dời lên tận nóc Tháp Rùa (Mie mấy thằng Pháp chứ), cuối cùng là Vường hoa Cửa Nam (Đầu Hàng bông - Điện Biên Phủ).

Tháng 8-1945 tượng này bị giật sập cùng với tượng Paul Bert và nằm lăn lóc suốt mấy năm, cả Pháp khi chiếm lại Hà nội cũng không có ý định dựng lại.

Và đây là đoạn kết: Năm 1952 làng đồng Ngũ Xã có ý định đúc một pho tượng Phật lớn cho chùa làng, đã đi tìm đồng khắp nơi. Cuối cùng họ đã thành công MUA LẠI BỨC TƯỢNG NỮ THẦN TỰ DO TỪ CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI, NẤU CHẢY RA ĐÚC THÀNH TƯỢNG PHẬT.
NguXa.gif

Tượng Phật A Di Đà chùa Ngũ Xã Hà nội, đúc từ tượng Bà Đầm Xòe ngày xưa.
Thật thú vị, tks cụ.
 

chuonguyen

Xe máy
Biển số
OF-90855
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
91
Động cơ
405,810 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Những ý tưởng lớn vượt qua sự tưởng tượng của thời đại thường bị phản đối. Nhưng để những ý tưởng như vậy thành công cần sự tận tụy của người tạo ra ý tưởng và sự tính toán tỉ mỉ. Không phải dự án nào cũng thành công
 

nhomuathuhanoi

Xe buýt
Biển số
OF-314800
Ngày cấp bằng
6/4/14
Số km
747
Động cơ
302,754 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Xưa ít trượt giá ko như bây giờ :)
Nếu em không nhầm thì ngày nay khi lập dự toán, luôn có hạng mục dự phòng cho trượt giá nói riêng và các dự phòng phát sinh nói chung.
Em nghĩ đội vốn do cái khác :D
 

Thực Can

Xe đạp
Biển số
OF-666362
Ngày cấp bằng
4/6/19
Số km
19
Động cơ
106,884 Mã lực
Tuổi
32
Đây là một sự tích khá thú vị.

Tượng Nữ thần Tự do (thực ra theo tên Pháp là Nữ thần Công lý) phiên bản Đông Dương chỉ cao 2,85 m (tượng chính cao những 46m), đầu tiên đặt ở Vườn hoa Paul Bert (chỗ tượng Lý Thái Tổ ngày nay). Sau đó được dời lên tận nóc Tháp Rùa (Mie mấy thằng Pháp chứ), cuối cùng là Vường hoa Cửa Nam (Đầu Hàng bông - Điện Biên Phủ).

Tháng 8-1945 tượng này bị giật sập cùng với tượng Paul Bert và nằm lăn lóc suốt mấy năm, cả Pháp khi chiếm lại Hà nội cũng không có ý định dựng lại.

Và đây là đoạn kết: Năm 1952 làng đồng Ngũ Xã có ý định đúc một pho tượng Phật lớn cho chùa làng, đã đi tìm đồng khắp nơi. Cuối cùng họ đã thành công MUA LẠI BỨC TƯỢNG NỮ THẦN TỰ DO TỪ CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI, NẤU CHẢY RA ĐÚC THÀNH TƯỢNG PHẬT.
NguXa.gif

Tượng Phật A Di Đà chùa Ngũ Xã Hà nội, đúc từ tượng Bà Đầm Xòe ngày xưa.
Tháp rùa ban đầu cũng chỉ là cái mả hụt của một lão nào đấy, nên em nghĩ cũng xứng đôi vừa lứa với cái tượng đấy ạ. Hơi chiếm chỗ ở vị trí ngay trung tâm thành phố thôi, hehe.
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,657
Động cơ
374,217 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tháp rùa ban đầu cũng chỉ là cái mả hụt của một lão nào đấy, nên em nghĩ cũng xứng đôi vừa lứa với cái tượng đấy ạ. Hơi chiếm chỗ ở vị trí ngay trung tâm thành phố thôi, hehe.
Vâng, Tây nó đồn Tháp rùa đầu tiên là một ông to to thời đó làm mộ cho bố ông ý.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,757
Động cơ
596,001 Mã lực
Pháp khai thác cái gì: ít nhất có than, khoáng sản, lâm sản, hải sản.
Giao đất làm đồn điền, chả cần tìm hiểu thì ai cũng biết sẽ ưu tiên giao đất cho các bạn da trắng rồi

Dân ta bị bóc lột cái gì: sưu cao thuế nặng, dân thì nộp cho quan ta nhưng quan ta lại nộp lên cho quan Pháp. Cụ đừng nghĩ trên răng dưới các tút thì không phải nộp thuế nhé, đọc Chị Dậu thì biết.

Ngoài ra, Pháp cũng như thực dân nói chung, chiếm thuộc địa làm thị trường tiêu thụ cho hàng hóa chính quốc, chưa kể nguồn nhân lực rẻ mạt có thể dễ dàng bóc lột mà ít chịu xoi mói như công nhân ở chính quốc. Các cụ cứ bảo thuận mua vừa bán nhưng có được tự do cạnh tranh đâu, ví dụ dân chỉ có lựa chọn mua hàng Pháp chứ không được mua Anh, Đức, etc. chẳng hạn. Chưa kể, chính sách, luật cũng phân biệt đối xử, ưu tiên dân da trắng hơn. Các cụ cứ so với điều kiện bây giờ là biết VN chịu thiệt thế nào.
Cụ thấm nhuần phết nhỉ! Thời nào chả phải đóng thuế, giờ mình cõng thuế chả nhẹ hơn thời Pháp đâu. Những trường hợp như chị Dậu thời nào chẳng có, thời nay ko viết thành sách mà thôi. Còn khi có tiền, thì các cụ ngày xưa vẫn mua máy móc nước ngoài bình thường. Cụ Bạch Thái Bưởi vẫn mua máy xay xát của Đức như thường.
 
Biển số
OF-732463
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
109
Động cơ
13,176 Mã lực
Họ còn rất nhiều tài liệu nghiên cứu về cây giống cây trồng ở Việt Nam nhưng rất tiếc đã bị tiêu hủy hoặc không chấp nhận khá nhiều sau chiến tranh. Phải công nhận một điều là các kỹ sư, kiến trúc sư và các nhà sinh vật học người Pháp khi đến Việt Nam họ nghiên cứu rất kỹ về thổ nhưỡng khí hậu để thí nghiệm rồi mới đưa và thực tế. Vườn bách thảo Ba đình ngày nay là ví dụ điển hình. Mặc dù các nghiên cứu này phục vụ cho mục đích bóc lột thuộc địa nhưng vẫn phải công nhận họ làm rất tốt
Cụ nói đúng, không xét về những khía cạnh khác .Nhưng họ đã nghiên cửu kỹ các vùng miền của ta để biết nuôi con gì, trồng cây gì cho phù hợp với khí hậu chứ ko phải như bọn cao su nhà mình đưa cây cao su trồng ở tây bắc với miền trung thì cũng lạy các bố ấy luôn. Hiệu quả kt thì đã thấy rõ và tiền đầu tư thì cũng ko phải ít, nếu bây giờ thanh tra, đánh giá các dự án ấy thì khối đ/c đái ra máu đấy ạ.
 

FeAuto

Xe buýt
Biển số
OF-515489
Ngày cấp bằng
12/6/17
Số km
525
Động cơ
183,340 Mã lực
Tuổi
36
Nhiều cụ ở đây có vẻ vẫn thích bị Pháp đô hộ nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top