[Funland] Tên lửa tầm xa và tên lửa đạn đạo của Việt Nam, cùng thảo luận

vdtours

Xì hơi lốp
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
8,718
Động cơ
498,309 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Chả chém được gì vào hóng thôi. Chỉ sợ gặp bão của các cụ cuốn em đi mất
 

viphl

Xe tải
Biển số
OF-160320
Ngày cấp bằng
11/10/12
Số km
244
Động cơ
351,710 Mã lực
vịt nhà mình sao ko đứa s300 ra đảo nhỉ các cụ?
 

tn09

Xe máy
Biển số
OF-123118
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
73
Động cơ
381,171 Mã lực
quả này mà bắn sang trung quốc thì sướng nhỉ.
 

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,307
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
K phải séc mà là ra da lớp vostok E 2 của Bê la rút cụ ạ. Đc gọi là mắt thần của các mắt thần
Cho em hỏi hơi ngu tí ạ ...Có phải cái hệ thống này ngày trước Nam Tư dùng để đốt chết cái thằng tàng hình F117 của mẽo phải không ạ ..???
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,782
Động cơ
369,006 Mã lực
QĐ nhà mềnh đã mua mấy lô Iskalder để thay thế đám Scub lạc hậu rồi, các cụ yên tâm công tác nhá.:-$
 

vdtours

Xì hơi lốp
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
8,718
Động cơ
498,309 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com

hanoi beer

Xe điện
Biển số
OF-34364
Ngày cấp bằng
30/4/09
Số km
2,307
Động cơ
497,504 Mã lực
Nơi ở
Cạnh nhà máy bia
Chính là nó cụ ạ
Em còn nhớ lúc đó báo chí Nam Tư đá đểu không lực Mẽo bằng một câu rất hài hước : ' ...Xin lỗi nhé , chúng tôi không biết là nó tàng hình...'
 

viphl

Xe tải
Biển số
OF-160320
Ngày cấp bằng
11/10/12
Số km
244
Động cơ
351,710 Mã lực
e tin chắc là nhà mềnh chưa có Ikander vì đây là tên lửa đạn đạo cấp chiến dịch, là linh hồn của nước Nga với công nghệ tàng hình plasma bí mật( và đây cũng là tên lửa mạnh nhất của Nga để áp chế cả Tàu khựa- và a Ngố không có tên lửa tầm trung do hiệp định kí kết với Mẽo từ thời Liên xô) nên Nga chưa thể xuất khẩu cho ai được, mà nếu có sẽ ưu tiên các nước đông âu cũ như belarus hay Ucrai...để chống lại lá chắn tên lửa NMD của Mẽo.
Nên việc Vit dc trang bị Ikander là vô lý và ko thực tế, có lẽ chúng ta sẽ có tên lửa đạn đạo mới trong tương lai nhưng người dẫn đường có lẽ là anh ẤN...hiện nay anh ẤN là rất mạnh ở tên lửa tầm trung nên Vịt có lẽ theo chân anh Ấn là chuẩn!
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Cho em hỏi hơi ngu tí ạ ...Có phải cái hệ thống này ngày trước Nam Tư dùng để đốt chết cái thằng tàng hình F117 của mẽo phải không ạ ..???
Hềnh như là chính nó cụ ạ :D
Em còn nhớ lúc đó báo chí Nam Tư đá đểu không lực Mẽo bằng một câu rất hài hước : ' ...Xin lỗi nhé , chúng tôi không biết là nó tàng hình...'
Vâng đúng nó, chuyên săn máy bay tàng hình. TQ đưa vào sử dụng máy bay tàng hình J-20 nên chúng ta sử dụng cái này để khắc chế, từ khi Nam Tư đến giờ Vostok E 2 đã được nâng cấp, hiện đại nhiều rồi. Vấn đề hiện đại của ra da này nữa là tầm bao quát xa vượt đường chân trời, bao phủ hết được vùng biển đông nữa.
Trước khi Không quân Trung Quốc sử dụng chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên J-20, Việt Nam sẽ mua hệ thống radar giám sát Vostok E 2 của Belarus để canh Biển Đông, tạp chí Phân tích quân sự (Military Analysis) đặt trụ sở tại Mát-xcơ-va cho biết.

Hệ thống radar phòng không Vostok E Được công ty KB Radar tại Belarus phát triển, radar Vostok E phát sóng trên dải tần VHF là lựa chọn thay thế hoàn hảo cho hệ thống radar P-18 của Liên Xô cũ, với khả năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công từ máy bay tàng hình,

Theo KB Radar, radar Vostok E có thể phát hiện các loại chiến đấu cơ tàng hình như F-117A Nighthawk của Mỹ từ khoảng cách 74 km trong môi trường nhiễu loạn. Đặc biệt, trong môi trường quang đãng, khoảng cách phát hiện mục tiêu sẽ tăng lên thành 350 km.

Radar Vostok E được thiết kế để cải thiện độ nhạy tần số chống lại các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ mới nhất. Thậm chí, ngay cả khi đối mặt với loại máy bay tàng hình tiên tiến hơn như F-22, Vostok E vẫn có thể phát hiện các mục tiêu từ khoảng cách 57 km và hạ thủ đối tượng bằng tên lửa đất đối không S-300. Do đó, đây là một thiết kế mới thách thức sự thống trị bầu trời bấy lâu nay của máy bay tàng hình Mỹ.

Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đầu tiên sử dụng hệ thống radar Vostok E nhằm ngăn chặn các chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc bao gồm J-20 và J-31 hoạt động trên Biển Đông.

Theo tạp chí Military Analysis, Belarus đã đồng ý bán khoảng 20 hệ thống radar Vostok E cho Việt Nam đồng thời cử các cố vấn viên sang đào tạo cho quân đội Việt Nam sử dụng loại vũ khí tối tân này.
 
Chỉnh sửa cuối:

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Sapsan là loại tên lửa đạn đạo chiến dịch - chiến thuật đa năng thế hệ mới, một "hậu duệ" lý tưởng cho tên lửa Scud có trong biên chế của quân đội Việt Nam sức mạnh tương đương ISKANDER


Tên lửa ngày càng cho thấy giá trị chiến lược của nó trong việc tạo nên thế trận răn đe hiệu quả và đảm bảo an ninh quốc gia. Thực tế những quốc gia sở hữu kho tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa liên lục địa luôn tạo được thế áp đảo về sức mạnh quân sự.
Từng là một phần của tổ hợp công nghiệp quốc phòng đồ sộ trước đây của Liên Xô, Ukraine nắm giữ nhiều công nghệ quan trọng để cho ra đời các hệ thống vũ khí đẳng cấp. Trong đó Viện thiết kế (KB) Yuzhnoie đã nhiều lần đề xuất chế tạo các hệ thống vũ khí chính xác cao có chức năng khác nhau là dự án Borisfen và hệ thống Grom.
Hệ thống tên lửa chiến dịch - chiến thuật Sapsan là ứng viên lý tưởng để thay thể tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud của Việt Nam. Đặc biệt trong năm 2013 này dự án phát triển tên lửa đạn đạo chiến dịch-chiến thuật đa năng Sapsan đã bước vào giai đoạn thực hiện. Hiện nay đã hoàn thành giai đoạn công việc đặc biệt quan trọng nhằm chế tạo hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Sapsan như: Đã đưa ra bản vẽ phác thảo, xác định diện mạo kỹ thuật của các hệ thống, hình thành cơ cấu hợp tác, tính toán các tính năng của hệ thống, thông qua chương trình cấp nhà nước, thời hạn và quy mô tài trợ kinh phí.
Bộ Quốc phòng Ukraine dự định mua gần 100 hệ thống Sapsan để thay thế các hệ thống Tochka-U đã lạc hậu. Sapsan dự kiến được trang bị cho quân đội Ukraine vào năm 2016. Mặc dù thiếu kinh phí trong năm 2009-2012, KB Yuzhnoe đã phát triển các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các tính năng kỹ thuật của Sapsan chủ yếu cho biến thể xuất khẩu.
Tên lửa Sapsan có chiều dài 7,2 mét, đường kính ống phóng 1 mét, đường kính tên lửa 80cm, trọng lượng tổng thể gồm tên lửa, ống phóng, xe mang ống phóng nặng 21 tấn, trọng lượng phóng 3,5 tấn, trọng lượng tên lửa 2,5 tấn.
Đầu đạn của tên lửa nặng 480kg, tầm bắn hiệu quả từ 50-280km, tên lửa Sapsan có độ chính xác khá cao, bán kính lệch mục tiêu của tên lửa dao động từ 2-200 mét tùy vào điều kiện cụ thể của mục tiêu. Thời gian sẵn sàng phóng chỉ từ 2-20 phút, tốc độ của tên lửa đạt tới 1.300 mét/giây. Hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải KRAZ 8x8 bánh nên có khả năng cơ động cao.
Dự án Sapsan đang được xúc tiến cho xuất khẩu đây là cơ hội tốt để Việt Nam có thể sớm sở hữu loại tên lửa này. Dự kiến tên lửa Sapsan đang được xúc tiến xuất khẩu ra nước ngoài nhằm thu ngoại tệ phục vụ cho quá trình phát triển và hoàn thiện tên lửa. Mặc dù tên lửa vẫn đang trong quá trình phát triển nhưng với nền tảng công nghệ vững chắc của Ukraine chắc chắn đây sẽ là một hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đẳng cấp hoàn toàn có thể so sánh được với hệ thống 9K720 Iskander của Nga.
Trong bối cảnh hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Việt Nam và Ukraine đang phát triển tốt đẹp, phía bạn lại đang cần hợp đồng để hoàn thiện hệ thống. Việt Nam hoàn toàn có thể tính đến khả năng nhập khẩu hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật này để bổ sung và thay thế cho loại tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud đã có phần lạc hậu.
Cũng không loại trừ khả năng thông qua sự hợp tác mua bán hệ thống tên lửa Sapsan từ Ukraine sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển công nghệ tên lửa của Việt Nam. Trong bối cảnh nền khoa học kỹ thuật và tiềm lực tài chính của đất nước chưa đủ khả năng để tự phát triển các hệ thống tên lửa riêng thì việc nhập khẩu từ nước ngoài và cải tiến chúng là một giải pháp khả thi để đảm bảo an ninh quốc gia.
Việt Nam từng nhập khẩu tên lửa Scud từ Liên Xô và nâng tầm bắn cho tên lửa thì việc làm tương tự đối với hệ thống Sapsan hoàn toàn có thể xảy ra. Chúng ta sẽ không bao giờ tạo được thế trận răn đe hiệu quả nếu không có các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật đủ mạnh.
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Tên lửa Việt Nam đã có "cặp đôi hoàn hảo"

Bản in

Biến thể tên lửa hàng không chiến thuật Kh-31 Mod2 cho tiêm kích thế hệ thứ năm PAK FA sẽ được Nga xuất khẩu trong năm 2012.

Trong cuộc phỏng vấn của RIA Novosti hôm 31/1, Tổng Giám đốc công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga, ông Boris Obonosov cho biết, 2 loại tên lửa hàng không chiến thuật mới nhất là Kh-31AD và Kh-31PD (biến thể hiện đại hóa sâu của Kh-31P) sẽ được xuất khẩu ra nước ngoài trong năm 2012.

Cũng theo ông này, Kh-31AD và Kh-31PD hay gọi chung là Kh-31 Mod2 là biến thể tên lửa chiến thuật hàng không mới độc nhất vô nhị trên thế giới. "Hai biến thể tên lửa mới đang được chuẩn bị bắt đầu xuất khẩu vào năm 2012 và chúng tôi tin rằng sẽ có những hợp đồng được ký kết trong những năm tới", ông Obonosov nói.
Giám đốc KTRV cũng cho biết, nhiều khách hàng nước ngoài đang quan tâm tới vũ khí mới này. "Chúng tôi đã nhận được một số lời đề nghị từ các đối tác nước ngoài để tiến tới đàm phán ký kết hợp đồng", tuy nhiên ông Obonosov không tiết lộ chi tiết về các đối tác của KTRV.
Kh-31 Mod2 và Su-30 sẽ là "cặp đôi hoàn hảo" trong các nhiệm vụ chế áp điện tử.

Nói về các đặc điểm của hai biến thể tên lửa mới, ông Obonosov nhấn mạnh tới sự vượt trội so với các sản phẩm tương tự của nước ngoài, về tầm bắn, tốc độ, trọng lượng đầu đạn, và các tham số khác.
Kh-31PD là tên lửa siêu thanh chống radar, dùng đêt tiêu diệt các đài radar tên lửa phòng không, tên lửa có chiều dài 5,34 m (dài hơn Kh-31P 0,64 m) với động cơ được thiết kế mới hoàn toàn. Nhờ đó, Kh-31PD có thể đạt vận tốc 1.100 m/giây và tầm bắn tới 250 km. Kh-31PD có 2 loại đầu đạn lớn hơn gồm đầu đạn chùm hoặc đầu đạn đa năng, đều nặng 110 kg.
Điểm cải tiến quan trọng nhất của Kh-31PD là tên lửa sử dụng đầu tìm đa băng tần mới có tên Avtomatika L-130 cùng với hệ dẫn quán tính tiên tiến giúp nâng độ chính xác của tên lửa và mở rộng khả năng tiêu diệt nhiều loại radar mới.
Hiện tại, Nga mới chỉ trang bị tên lửa này cho máy bay tiêm kích bom Su-34. Ngoài ra, Kh-31PD còn dự kiến sẽ được sử dụng trên tiêm kích thế hệ thứ năm PAK FA T-50. Theo công bố của Nga, có nhiều loại máy bay có thể mang Kh-31PD, trong đó có cả Su-30MK2 của Việt Nam.
Trong điều kiện tác chiến hiện đại ngày nay, với các hệ thống radar tiên tiến, đối phương gây nhiễu điện tử mạnh thì việc mua và trang bị các tên lửa chống radar Kh-31 Mod2 mới để có thể nhanh chóng vô hiệu hóa các hệ thống radar phòng không của đối phương sẽ là một phương khả thi đối với các chiến đấu cơ Su-30MK2 của Việt Nam.
 

kenvin_mec

Xe hơi
Biển số
OF-148402
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
189
Động cơ
360,790 Mã lực
Nghe nói có vụ mình bán Scud từ Hải Dương vào Huế, vụ này là như thế nào? cụ nào biết rõ kể cho em nghe đi.
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Nghe nói có vụ mình bán Scud từ Hải Dương vào Huế, vụ này là như thế nào? cụ nào biết rõ kể cho em nghe đi.
Cụ chịu khó đọc lại mấy page trước trong thớt nhá, các cụ cao nhân nói rõ hết rồi đấy ạ
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Tên lửa Moskit Việt Nam uy chấn Biển Đông

Tên lửa Moskit có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực. Theo một số nguồn tin quân sự nước ngoài, trong biên chế của hải quân Việt Nam đã có sự hiện diện của những loại vũ khí khí tài hiện đại, đáp ứng khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Tên lửa chống tàu P-270 Moskit là một trong những vũ khí khí tài đó. Tên lửa Moskit được lắp đặt trên tàu tên lửa 'tia chớp' Molnya 1241.8
Tên lửa hành trình chống tàu 3М-80 được đưa vào danh sách các tổ hợp tên lửa, được sử dụng nhằm tiêu diệt các chiến hạm mặt nước, các tàu vận tải trong lực lượng các cụm chiến hạm công kích chủ lực, các lực lượng đổ bộ đường biển và các đoàn congvoa quân sự, các tàu cánh ngầm và các tàu chạy trên đệm khí. Tên lửa có thể tiêu diệt tất cả các tàu có tốc độ tối đa nhỏ hơn 100 knots, trong điều kiện nhiễu xạ của trang thiết bị tác chiến điện tử đối phương và các vụ nổ, trong mọi điều kiện khí tượng và thời tiết, ngay cả trong trường hợp không gian tấn công chịu sự tác động của vụ nổ hạt nhân.
P-270 Moskit là tên lửa hành trình siêu âm sử dụng động cơ phản lực dòng khí thẳng. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Liên bang Nga (GRAU) đặt mã hiệu là 3M80. Tên lửa có thể mang đầu đạn nổ thường hoặc đầu đạn hạt nhân hạn chế. Định danh NATO của loại tên lửa này là SS-N-22. «Sunburn» (ASM-MSS). Qua quá trình cải tiến, tên lửa có các biến thể như 3M80, 3M80 phóng từ máy bay, 3M80E, 3M80MBE với đường bay thấp và đường bay phức hợp


Tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa 3M80 Moskit
Kích thước tên lửa:
- chiều dài 3М80, 3М80Е: 9385 mm
- chiều dài 3М80МВE 9745 mm
- Đường kính tối đa của thân 760 mm
- sải cánh (gấp vào/mở cánh) 1300/2100 mm
Khối lượng cất cánh, kg:
- Tên lửa 3М80: 3950
- Tên lửa 3М80E: 4150
- Tên lửa 3М80E1: 3970
- Tên lửa 3М80МВE: 4450
Khối lượng đầu đạn, kg 300-320
Khối lượng thuốc nổ, kg 150
Động cơ hành trình do đơn vị MKB "Soyuz" (tp .Turaeva) phát triển. Loại 3D83 ramjet
- Tốc độ phóng tên lửa, М 1.8-2.5
- Thời gian phóng, 0.5s Thời gian hoạt động của động cơ là 250s
Tầm bắn hiệu quả tối đa max, km:
- 3М80 – Phóng từ chiến hạm nổi (НК) 90km
- 3М80 – Phóng từ máy bay chiến đấu 250 km
- 3М80E (XK) – Phóng từ chiến hạm nổi 120 km
- 3М80МВE – Phóng từ chiến hạm nổi với quỹ đạo bay thấp 140 km
- 3М80МВE – Phóng từ chiến hạm nổi với quỹ đạo bay phức hợp 240 km
Tốc độ hành trình:
- Tối đa gần mục tiêu: 2,8M
- Hành trình 2,35M
Tầm bắn gần nhất: 10 – 12 km
Góc bẻ lái tên lửa sau khi phóng + 60o
Điều kiện phóng tên lửa:
- Nhiệt độ không khí –25 до +50°С
- Biển động cấp б (cấp 5 – với mục tiêu có kích thước nhỏ)
- Tốc độ gió trên mặt biển đến 20 m/s
Tên lửa có thể lắp cho máy bay chiến đấu Su–27 (Su-33) hoặc Su–32FH, mỗi máy bay mang được 1 tên lửa chống tàu Moskit. Tốc độ bay của máy bay khi phóng tên lửa: 200 – 470 m/s, máy bay có thể phóng tên lửa ở độ cao cực đại là 12 km so với mặt nước biển
Sự phát triển của tên lửa hành trình chống tàu Moskit ЗМ-80 được bắt đầu vào năm 1973 tại Trung tâm thiết kế “Raduga -Cầu vồng" (Dubna), dưới sự lãnh đạo của nhà thiết kế I.S. Seleznev. Hệ thống điều khiển trên tên lửa và trên tàu – phương tiện mang được phát triển bởi Viên nghiên cứu thiết kế điện tử "Altair" (Moscow) dưới sự lãnh đạo của Tổng công trình sư – kỹ sư trưởng S.A. Klimov. Thiết kế động cơ tên lửa đẩy dòng thẳng được phát triển bởi Trung tâm thiết kế thử nghiệm OKB-670 (Moscow) dưới sự lãnh đạo của chủ nhiệm, kỹ sư trưởng M.M.Bondaryuka. Sự phát triển cuối cùng được thực hiện tại Trung tâm thiết kế “Soyuz” thuộc thành phố Turaev, ngoại vi Moscow, chủ nhiệm thiết kế V.G. Stepanov.
Tên lửa đẩy tăng tốc được phát triển bởi Trung tâm thiết kế của nhà máy № 81 của Bộ phát triển công nghiệp hàng không - Minaviaproma (Moscow) Chủ nhiệm thiết kế, kỹ sư trưởng I.I. Kartunov. Hệ thống ống phóng tên lửa được phát triển bởi Trung tâm thiết kế thử nghiệm - Chế tạo máy (Moscow) "Союз" chủ nhiệm thiết kế, kỹ sư trưởng N.K.Tsikunov. Sản xuất hàng loạt theo dây truyền tên lửa 3M-80 được triển khai tại nhà máy thuộc Tập đoàn chế tạo máy “Progress” thuộc thành phố Arseniev, vùng Primorsky Krai.
Vào đầu những năm 1980-x tổ hợp tên lửa chống tàu 3М-80 "Моskit" được đưa vào biên chế cho các tàu khu trục lớp “Sovremennyi” dự an 956. Trên các tàu khu trục được lắp hệ thống phóng tên lửa 4 ống phóng containers КТ-190. Chiếc khu trục dự án 956 "Sovremennyi" (số hiệu nhà máy № 861) được đưa lên đà đóng tàu tại nhà máy đóng tàu mang tên Zhdanov (nay là "Severnaya Verf") tại thành phố Leningrad vào ngày 03.03.1976, chiến hạm được hạ thủy ngày 18.10.1978г. đến ngày 24.01.1981. được biên chế vào hạm đội Biển Bắc. Chiếc khu trục hạm thứ 2 "Otchayannyi"được đưa lên đà đóng tàu vào ngày 4 .04.1977, hạ thủy ngày 29.04.1980. Biên chế vào hạm đội Biển Bắc ngày 24.10.1982. Đến năm 1993 nhà máy đóng tàu "Severnaya Verf" đã đóng được 17 chiếc khu trục hạm dự án 956 và một số các tàu khác chưa hoàn thành do sự kiện tan vỡ của Liên bang Xô Viết. Hai chiếc tàu khu trục dự án 956 "Vazhnyi" và "Vdumchivyi" (sau được đổi tên thành "Ekaterinburg" và "Alexander Nevsky") do thiếu nguồn tài chính đã được bán cho Trung Quốc.


Ngoài các tàu khu trục dự án 956 và các tàu chống ngầm lớn dự án 11556 "Admiral Lobov" , tên lửa chống tàu “Moskit” còn được lắp đặt cho các tàu tên lửa 'tia chớp' 1241.1. Tàu tên lửa đầu tiên của dự án 1241.1, được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu khoa học “Almaz”, lắp đặt hai tổ hợp phóng tên lửa “Moskit” КТ- 152М được hoàn thành vào năm 1981. Sau đó tập đoàn đóng tàu “Almaz” đã đóng hơn 20 chiếc khinh hạm trang bị tên lửa “Moskit” tại nhà máy Sredi - Nevsky và nhà máy Khabarovsk.
Tên lửa “Moskit” được biên chế cho các tàu phóng tên lửa hạng nhẹ chạy trên đệm không khí dự án 1239. Tàu chạy trên đệm khí dự án 1239 có lượng giãn nước 1050 tấn, thân tàu được chế tạo từ vật liệu hợp kim nhôm-magiê. Hệ thống động lực trạm nguồn tổ hợp đồng bộ hóa của hai động cơ tua – bin khí diesel có công suất 20 000 mã lực ( mỗi động cơ có công suất 10 000 mã lực) và hai động cơ diesel có công suất 3300 mã lực. Dưới hoạt động của động cơ tua-bin khí diesel tàu có thể đạt vận tốc đến 50 knots, nhưng nếu sử dụng động cơ diesel thông thường, tàu chạy ở tốc độ tiết kiệm là 12 knots. Tàu có hai tổ hợp phóng tên lửa 4 ống phóng Moskit, một tổ hợp tên lửa phòng không “Osa – M”, một ụ pháo hạm 176mm AK-176 và hai ụ súng tự động 6 nòng AK-630M.
Chiếc tàu đệm khí thứ nhất có uy lực khủng khiếp có tên là “Bora” được đóng tại Zelenodol'sk vào năm 1987 và được đưa vào khai thác sử dụng thử ngày 30.12.1989. Chiếc thứ 2 đã được đưa vào chế tạo vào năm 1991 – 1992. Với tốc độ hơn 50 knots và được trang bị 8 tên lửa Moskit, chiến hạm này là mối đe dọa nguy hiểm cho bất cứ loại tàu chiến nào trên thế giới, kể các các chiến hạm hiện đại nhất sử dụng công nghe Stealth và trang bị hệ thống Aegis.
Trên khinh hạm mang tên lửa hạng nhẹ MRK -5 dự án 1240 (tàu cánh ngầm)được lắp đặt hai ống phóng tên lửa Moskit, đồng thời trên thủy phi cơ thử nghiệm Luna cũng được lắp 6 ống phóng tên lửa Moskit. Đây là vũ khí chiến lược nhằm vào các mục tiêu lớn như tàu sân bay chạy bằng động cơ nguyên tử của Mỹ, chỉ có 1 nguyên mẫu được chế tạo, nhưng tính năng kỹ chiến thuật của nó với 6 ống phóng tên lửa Moskit, cho đến hiện nay, vẫn chưa có phương án nào khả thi để bảo toàn lực lượng trước tổ hợp vũ khí này.
2 loại máy bay Su–27 (Su -33) và Su–32FH của Không quân Hải quân có thể mang một tên lửa Moskit 3М80 với giá treo trên thân máy bay, nằm giữa hai ống hút khí của động cơ phản lực.

Tên lửa Moskit trên giá treo tiêm kích Su - 27.
Ngày 04.01.1981, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô Viết số № 17-5 đã chỉ thị về nhiệm vụ nâng cấp và hiện đại hóa tổ hợp tên lửa Moskit với yêu cầu tăng tầm bắn hiệu quả. Để thực hiện nhiệm vụ đó, tên lửa 3M80 đã được lắp đặt một động cơ hành trình mới với loại dầu kerosene mới có chất lượng cháy tốt hơn, đồng thời được thay thế ống phụt phản lực có chế độ điều chỉnh ổn định khí phản lực, giảm tiêu hao năng lượng.
Trong quá trình thử nghiệm đã phóng 10 tên lửa nâng cấp loại Moskit - M. Lần phóng đạn đầu tiên được thực hiện vào 06.08.1987, lần phóng thử thử nghiệm cuối cùng vào ngày 07.07.1989. Đạn được phóng từ tàu tên lửa Monlya 1241.1. Tầm bắn hiệu quả đat được là 153 km. Tên lửa tăng tầm Moskit được mang tên mới là 3M – 80E.

Tên lửa Moskit trên tàu Molnya 'Tia chớp' 1241.
Tổ hợp tên lửa Moskit tiếp tục được hiên đại hóa và đã được hoàn thiệt với định danh là "Моskit-МВЕ" với tên lửa chống tàu loại 3М-80МВЕ được tăng cường đáng kể tầm bắn hiệu quả. Tổ hợp “Moskit – MBE” được phép xuất khẩu cùng với các tàu khu trục thuộc dự án 956EМ, khinh hạm tên lửa Molnya dự án 12421 và các tàu thuộc các dự án khác, được chế tạo và sản xuất từ các nhà máy đóng tàu của Nga. Đồng thời Nga cũng sản xuất các tổ hợp này theo đơn đặt hàng để lắp đặt cho các phương tiện mang khác nhau theo yêu cầu khách hàng, đồng thời đảm bảo điều kiện khai thác sử dụng theo yêu cầu tác chiến của tổ hợp.
Như vậy có nghĩa với yêu cầu của khách hàng, tổ hợp có thể được lắp đặt trên các phương tiện mang như xe cơ giới, các chiến hạm khác chủng loại và lắp đặt trên các máy bay có nguồn gốc sản xuất không phải của Nga. Tổ hợp "Моskit-МВЕ" hoàn toàn có thể lắp đặt trên các xe cơ động cho các đơn vị tên lửa chống tàu cơ động bảo vệ bờ biển, hải đảo theo yêu cầu của khách hàng.

1- Tổ hợp radar chủ động và thụ động của đầu tự dẫn tên lửa, 2- Hệ thống đạo hàng quán tính và điều hướng tự động, 3- bình ắc quy, 4- đầu đạn xuyên phá khối lượng 300kg, 4- Bình nhiên liệu và hệ thống lưới lọc, 5- động cơ phản lực tăng tốc, 6- Động cơ phản lực hành trình dòng khí thẳng 7- đường dẫn điều khiển lái, 8- cảm biến đo độ cao..
Cấu tạo chung của tên lửa:
Các thành phần của tổ hợp tên lửa Moskit P-270 bao gồm có:

3D model tên lửa 3M80.
Tên lửa hành trình 3М-80
Ống phóng tên lửa dạng containers КТ-152М hàn cứng, đóng kín – có khả năng lưu trữ tên lửa trong khoảng thời gian dài trên tàu (18 tháng), phóng tên lửa theo mệnh lệnh thiết bị điều khiển bắn từ đài chỉ huy và loại bỏ tên lửa trong trường hợp khẩn cấp.
Hệ thống điều khiển tên lửa 3S-80, hệ thống có chức năng kiểm tra và chuẩn bị kỹ thuật phóng tên lửa, xử lý các thông số kỹ thuật, tiếp nhận từ khí tài chỉ thị mục tiêu và dẫn bắn. Trong cùng một lúc có thể đưa thông số của 4 mục tiêu cùng một lúc, nạp thông số mục tiêu vào hệ thống dẫn đường của đầu đạn, tiến hành phóng đạn (có thể phóng từng tên lửa hoặc phóng loạt tên lửa) cho đến khi hết cơ số biên chế tên lửa trên tàu;
Khí tài nạp đạn, dùng để nạp tên lửa vào trong ống phóng tên lửa dạng containers và vận chuyển tên lửa ra khỏi ống phóng.

Nạp đạn tên lửa Moskit.
Tổ hợp trang thiết bị mặt đất KNO 3F80, có chức năng vận chuyển, duy trì, kiểm tra, bảo dưỡng bảo trì tên lửa trên các khu kỹ thuật. KNO đảm bảo chế độ vận chuyển tên lửa, bảo niêm tên lửa trong khu khí tài đơn vị sẵn sàng chiến đấu và trong kho lưu trữ lâu dài, bộ khí tài KNO còn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tên lửa thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, chuẩn bị tên lửa để đưa xuống tàu vào các ống phóng đạn containers.
Tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu âm 3М-80 "Моskit" được thiết kế theo mô hình khí động học tối ưu dành cho vật thể bay tốc độ siêu âm. Thân tên lửa quay quanh trục của nó, mũi tên lửa hình oval nhọn đầu với 4 cánh ổn định và 4 cánh đuôi. Các cánh ổn định và cánh đuôi có thể gấp lại được khi đặt trong ống phóng containers, được chế tạo từ thép titan mack ОТ4 và ОТ4-1, trục quay của cánh từ thép không rỉ ВКL-3. Trên thân tên lửa lắp 4 ống hút không khí và dẫn các luồng khí. Đầu chụp phía trước của tên lửa cho phép sóng radar xuyên thấu không tạo nhiệt năng (đầu chụp 3 lớp sợi thủy tinh SKAN-E được dán bằng keo trong suốt К-9-70). Vàng đai kết nối các bộ phận và khoang trung gian được làm từ thép ВТ-5, khoang nhiên liệu được chế tạo từ thép không gỉ, ống dẫn không khí cũng được làm từ titan ОТ4-1, ОТ4.
Động cơ tên lửa là tổ hợp động cơ, bao gồm động cơ hành trình phản lực dòng khí thẳng ЗD83 và động cơ tăng tốc phản lực. Động cơ đẩy tăng tốc được lắp vào bên trong ống phụt phản lực của động cơ hành trình. Sau 3 – 4 s, nhiêu liệu của động cơ tăng tốc sẽ cháy hết và động cơ tăng tốc sẽ bị đẩy ra ngoài bằng khí phụt từ động cơ hành trình tên lửa.
Thời gian chuẩn bị cho tổ hợp tên lửa có thể phóng đạn khi tên lửa đang nằm trong containers là 50s, ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất là 11s. Giãn cách phóng tên lửa theo loạt là 5s.
Hệ thống điều khiển tên lửa kết hợp hệ thống điều khiển đạo hàng quán tính và hệ thống dẫn đường chỉ thị mục tiêu bằng radar hai chế độ chủ động và thụ động của đầu dẫn tự động tên lửa. xác suất tấn công tiêu diệt mục tiêu rất cao ngay cả trong trường hợp đối phương sử dụng hệ thống tác chiến điện tử gây nhiễu radar mạnh. Đối với cụm tàu khinh hạm và các cụm tàu hải quân công kích chủ lực, xác suất trúng mục tiêu là 0.99, đối với đoàn tàu congvoa quân sự và tàu đổ bộ là 0,94.
Với tốc độ bay gấp 3 lần tốc độ của tên lửa chống tàu NATO Harpoon của Mỹ hay Exocet của Pháp, cộng với trần bay rất thấp – 7m so với mặt nước biển, từ khi phát hiện được mục tiêu cho đến khi va chạm, các hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ có từ 3 – 4s để xạ kích trong trần bay rất thấp, điều đó không thể thực hiện được ngay cả với súng tự động 6 nòng Vulcan do tốc độ quá cao. Do đó, xác suất tiêu diệt mục tiêu của P-270 Moskit rất lớn. Sự sống còn của mục tiêu một phần phụ thuộc vào các thông số kỹ thuật của tên lửa, vốn đã khá hoàn hảo.


Sau khi tên lửa phóng ra khỏi ống phóng, động cơ phản lực tăng tốc đẩy tên lửa lấy độ cao, khi đạt độ cao hành trình, tên lửa sẽ xuống dốc và bay ở chế độ hành trình với độ cao từ 10 – 20 m so với mặt nước biển, khi tên lửa bay đến gần mục tiêu sẽ giảm độ cao xuống còn 7m, ngang với độ cao của đỉnh sóng biển, tên lửa trên khoảng cách 9 km đến mục tiêu cơ động tích cực tránh bị tiêu diêt với tải trọng lên đến 10g.
Với động năng rất lớn của vật thể bay siêu âm, tên lửa có thể xuyên thủng bất cứ vỏ tàu nào, kể cả vỏ bọc thép của tàu tuần dương và phá nổ ở phía bên trong. Với một đòn tấn công như vậy, tên lửa có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15 – 17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực
 

ThienAnh

Xe điện
Biển số
OF-47654
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
2,944
Động cơ
487,851 Mã lực
Các phương tiện thông tin đại chúng đều đưa tin Việt Nam sẽ hợp tác với Nga để chế tạo tên lửa hành trình hiện đại Kh-35. Nếu trở thành sự thực thì đây là một bước nhảy vọt của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Chúng ta thử phân tích thực hư vấn đề thông tin này như thế nào?

Các thông tin liên quan
Ngày 15 tháng 2 năm 2012, theo nguồn tin ITAR-TASS, Việt Nam dưới sự giúp đỡ của Liên bang Nga sẽ triển khai dây chuyền sản xuất tên lửa chống tàu Uran. Thông báo với các phóng viên tại cuộc họp báo, Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev nhận định, tổ hợp sản xuất tên lửa Uran sẽ được triển khai theo sơ đồ, tương tự như sơ đồ sản xuất, công nghệ hợp tác quân sự giữa Ấn Độ và Liên bang Nga theo dự án tên lửa chống tầu BraMos hiện đang rất thành công.
Bản tin ngày 15/2/2012 của hãng tin Ria Novosti dẫn lời Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FS MTC) Mikhail Dmitriev cho biết: "Chúng tôi đang có kế hoạch xây dựng cơ sở tại Việt Nam để sản xuất một phiên bản của Uran Nga [SS-N-25], trong một dự án tương tự như sản xuất tên lửa BrahMos của Nga-Ấn Độ".
Các cơ quan của Việt Nam chưa đưa ra một phát ngôn chính thức nào về thông tin này. Tuy nhiên, báo chí của Việt Nam đều đăng tải phát biểu của quan chức quốc phòng Nga.
Tham vọng và khả năng hiện thực hóa của Việt Nam?
Đối với bất kỳ nước nào, việc tự chủ trong sản xuất và trang bị vũ khí, đặc biệt là những vũ khí hiện đại, đều là mục tiêu cao nhất. Nắm trong tay khả năng tự chủ không chỉ tạo ra tiềm lực quân sự mạnh mà nó còn thể hiện sự phát triển về kinh tế, khoa học và vị thế chính trị của đất nước.
Hợp tác, chuyển giao công nghệ là bước đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển cao về khoa học công nghệ tương lai. Tiếp theo đấy có thể tự nghiên cứu ra nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại khác. Việt Nam cũng không nằm ngoài tham vọng này.
Vậy khả năng hiện thực hóa tham vọng này của Việt Nam như thế nào?
Trước hết là về kinh tế, sau những năm chiến tranh liên miên khiến kinh tế kiệt quê, năm 1986, Việt Nam tiến hành sự nghiệp Đổi Mới. Sự thay đổi về đường lối đã đưa Việt Nam phát triển nhanh và ngân sách đã có phần chi cho quốc phòng.
Việt Nam không chỉ dùng những vũ khí lạc hậu được viện trợ trước đây mà đã đầu tư mua sắm những vũ khí hiện đại: tàu ngầm Kilo 636, hệ thống phòng không S-300PMU1, tàu tên lửa lớp Gepard 3.9, tổ hợp phòng thủ bờ biển Bastion, máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V, tổ hợp tên lửa đối hạm Uran-E… Điều này thể hiện kinh tế Việt Nam có đủ khả năng hiện thực hóa tham vọng này.

Hai tàu Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ


Tàu ngầm Kilo 636 Việt Nam đặt mua


Tổ hợp tên lửa bờ Bastion


Máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam

Thứ hai, vị thế chính trị của Việt Nam là đối tác chiến lược và bạn hàng truyền thống của Nga, do vậy, khả năng Nga chuyển giao cho Việt Nam công nghệ chế tạo Kh-35E là rất lớn, nhất là khi Nga đã nghiên cứu thành công biến thể nâng cấp Kh-35U hiện đại hơn nhiều so với Kh-35E. Vấn đề chỉ là Nga sẽ chuyển giao đến đâu, bao nhiêu % công nghệ.
Bên cạnh đó, những căng thẳng trên biển Đông gần đây khiến Việt Nam càng quyết tâm đầu tư cho quốc phòng để có thể bảo vệ được đất nước.
Thứ ba, về khoa học công nghệ, có thể nói đây là điều mà Việt Nam cần phải giải quyết nếu muốn hiện thực hóa tham vọng này. Việt Nam cần phải có một nền khoa học công nghệ hiện đại và đồng bộ, đội ngũ nhân lực đông và mạnh thì mới tiếp thu hiệu quả từ dự án. Tuy nhiên, nếu được phía Nga hỗ trợ vấn đề này có thể giải quyết được.
Tại sao Việt Nam lại lựa chọn Kh-35E?
Trong những năm gần đây, căng thẳng trên biển Đông khiến cho Việt Nam phải tập trung nguồn lực quân sự cho việc bảo vệ biển đảo. Trả lời phỏng vấn của báo chí vào ngày 3/8, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết phương hướng xây dựng quân đội sẽ theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó hải quân, phòng không không quân, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử… đi thẳng vào hiện đại để nâng cao bảo vệ đất nước. Các quân chủng kỹ thuật phải đi trước và xây dựng con người hiện đại: có khả năng làm chủ các vũ khí có hàm lượng công nghệ cao.
Do vậy, nếu hợp tác chế tạo về tên lửa thì chắc chắn một loại tên lửa đối hải sẽ được chọn. Vấn đề là tên lửa nào.
Ta thấy trong các loại tên lửa hải quân Nga đang sử dụng thì các loại tên lửa thế hệ cũ như P-15, P-21, P-22, P-28, P-35 đều đã lỗi thời. Chúng có kích thước to, khối lượng lớn, thời gian chuẩn bị chiến đấu lâu, quỹ đạo bay đơn giản, khả năng tác chiến điện tử kém. Do đó rất dễ bị đối phương tiêu diệt mà chi phí duy tu, bảo trì lớn. Vì vậy các loại tên lửa này bị loại khỏi khả năng hợp tác.

Tên lửa đối hạm đầu tiên của Việt Nam P-15U

Tiếp theo là các loại tên lửa hiện đại nhất của Nga hiện nay như Yakhont, Moskit. Những loại tên lửa này có 3 rào cản chính: một là quá hiện đại nên khả năng tiếp thu của Việt Nam rất khó để đáp ứng; hai là phía Nga chắc hẳn cũng chưa thể chuyển giao hoàn toàn trong khi chưa nghiên cứu ra các loại tiên tiến hơn, ba là chi phí cho mỗi quả tên lửa quá lớn.
Trong khi đó tên lửa Kh-35, lại có hiệu quả chiến đấu cao, khối lượng và kích thước nhỏ, khả năng bố trí đa dạng, giá thành lại không quá đắt. Phía Nga cũng sẵn sàng chuyển giao khi họ đã nghiên cứu thành công Kh-35U tính năng vượt trội.
Kh-35 cũng được trang bị rất nhiều trong Hải quân Việt Nam hiện nay. Các dự án như mua 4 tàu Gpard 3.9, đóng 12 tàu Molinya, tàu BPS 500, mua máy bay Su-30MK2 đều là những phương tiện trang bị Kh-35. Nếu được trang bị thêm tổ hợp Bal-E, phiên bản cho Su-30MK2, phiên bản ngụy trang Club-K thì Việt Nam sẽ có một lực lượng tên lửa diệt hạm đồng bộ và hùng hậu.
Vậy Việt Nam đã chuẩn bị được những gì?
Điều quan trọng đầu tiên đó là nguồn nhân lực. Trên trang wikipedia có giới thiệu về Học viện Kỹ thuật Quân sự, nơi đào tạo cán bộ kỹ thuật cho Quân đội hiện nay. Từ những năm 2009, các chuyên ngành Thiết kế chế tạo hệ thống điều khiển tên lửa, Thiết kế chế tạo Tên lửa, Thiết kế, chế tạo Radar lần lượt được bổ sung, có thể đây là bước chuẩn bị nhân lực cho tương lai.
Ngoài Học viện Kỹ thuật Quân sự, các tổ chức như Viện Tên lửa, Viện Radar… thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự; Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cũng là nơi sẽ cung cấp nhân lực cho dự án.
Về cơ sở vật chất, hiện nay Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng có hệ thống các nhà máy khá đồng bộ, nhiều nhà máy có dây chuyền sản xuất hiện đại như Z131, Z121, Z111, Z183… do vậy đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của dự án nếu được đầu tư mạnh.
Từ những nhận định trên chúng ta thấy, việc Việt Nam và Nga hợp tác sản xuất tên lửa Kh-35 là hoàn toàn có cơ sở. Hi vọng với sự quyết tâm cao kế hoạch “Kh-35E made in Vietnam” sớm trở thành hiện thực góp phần vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền đất nước.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top