Điều đặc biệt và giá trị ở lá bài dân số này, mà đúng là không nước nào có, dù dân số nước đó có thể đông hơn.
Đó là:
- tính đồng nhất về Văn hóa / Tín ngưỡng / Tôn giáo
- sự ổn định về Chính trị / xã hội
- truyền thống chăm chỉ cần cù lao động + khả năng nhẫn nhịn và chịu đựng cao của người dân
- khả năng đoàn kết dân tộc cực cao khi cần phải đối đầu với kẻ thù bên ngoài, dù là về quân sự hay kinh tế
- năng lực tiêu dùng rất cao.
Chứ Ân Độ … giờ dân số hình như gần 1,5 tỷ . Dân số Ấn Độ đã vượt TQ. Nhưng sẽ không bao giờ so sánh được với TQ hay bằng được TQ chứ chưa nói là có thể vượt qua được TQ về mặt sản xuất và nhiều mặt khác. Kể cả mặt tiêu dùng / thị trường tiêu thụ hàng hóa. Không bao giờ Ấn Độ có thể quan trọng bằng TQ dù dân số có đông hơn
Một số tập đoàn đang xem xét việc dịch chuyển sản xuất sang Ấn Độ. Là họ xem xét để có phương án dự phòng thôi! Kiểu phòng trước rủi ro. Không đặt hết trứng vào.một giỏ vv..
Chứ mà Ấn Độ được như TQ . Thì mấy ông lớn đó đã nhảy vào Ấn Độ từ lâu rồi!
Sắp tới mà xung đột Ấn Độ Pakistan leo thang khéo các ông lớn lại té vội …
Năm 1947, khi Anh rút khỏi Ấn Độ, dân số người Hồi giáo (Muslim) tại khu vực Kashmir (vùng do Ấn Độ kiểm soát) chiếm 77%. Theo lý lẽ, vùng này đáng lẽ nên gia nhập Pakistan. Tuy nhiên, vị vương công cai trị khu vực này lại theo đạo Hindu và cuối cùng chọn sáp nhập vào Ấn Độ. Để đổi lại, Ấn Độ cam kết giữ cho khu vực này quyền tự trị cao và đưa vào luật pháp Ấn Độ điều khoản số 370, quy định rằng bang Kashmir được hưởng vị thế đặc biệt, với mức độ tự trị rất cao. Từ đó, Kashmir trở thành bang duy nhất trong Ấn Độ có quyền lập pháp riêng; không chỉ giáo dục và kinh tế, mà ngay cả quốc phòng và ngoại giao cũng có quyền độc lập. Quy chế này đã được thực thi liên tục hơn 70 năm.
Nhưng mọi chuyện thay đổi khi Modi lên làm Thủ tướng Ấn Độ. Bởi vì Modi là một trong những lãnh đạo dân túy lớn nhất thế giới, cực kỳ giỏi khuấy động mâu thuẫn dân tộc – vượt xa cả Trump về khoản này.
Đặc trưng của Ấn Độ là mâu thuẫn gay gắt giữa người Hindu và người Hồi giáo, tranh chấp bạo lực xảy ra thường xuyên chỉ vì một lời bất hòa. Các chính phủ trước đây của Ấn Độ, dù có xu hướng nghiêng về người Hindu, vẫn cố giữ vẻ bề ngoài công bằng tối thiểu. Nhưng Modi nhận ra một bí mật: người Hindu chiếm gần 80% dân số toàn quốc – một đa số tuyệt đối. Vậy thì tại sao phải chiều lòng người Hồi giáo? Chỉ cần được người Hindu ủng hộ là ông ta có thể chiến thắng trong các cuộc bầu cử.
Hiểu được điều đó, Modi bắt đầu công khai ủng hộ người Hindu, hoàn toàn không che đậy. Một ví dụ kinh điển là cuộc bạo loạn năm 2002 tại bang Gujarat – nơi Modi vừa mới nhậm chức Thủ hiến được 4 tháng. Xung đột giữa Hindu và Muslim bùng nổ, kéo dài một tháng, làm gần 300 người chết. Theo lẽ thường, chính quyền địa phương phải dập tắt bạo loạn. Nhưng Modi lại chọn cách ngó lơ. Kết quả: cộng đồng Muslim thiệt hại nặng nề, hàng ngàn người bị sát hại.
Modi thản nhiên ngồi xem, thậm chí cảnh sát cũng làm ngơ hoặc tham gia. Đám đông Hindu coi đó là cơ hội trả thù, xông vào giết chóc, hãm hiếp và đốt phá. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và truyền thông phương Tây đồng loạt chỉ trích Modi dữ dội. Nhưng Modi lại trở thành anh hùng trong mắt cộng đồng Hindu.
Nhờ vậy, năm 2014, Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) thắng lớn, và Modi trở thành Thủ tướng. Sau đó, ông ta rút ra một nguyên tắc: chỉ cần giữ vững cơ sở Hindu, những người khác không cần quan tâm.
Ví dụ, trước cuộc bầu cử năm 2019, chính phủ Modi công khai thông qua Đạo luật sửa đổi quyền công dân, cho phép người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh, Afghanistan, Pakistan trở thành công dân Ấn Độ – trừ người Hồi giáo. Sự phân biệt trắng trợn này được ghi thẳng vào luật.
Chiêu bài dân túy này trở thành vũ khí đắc lực cho Modi.
Quay lại Kashmir: theo Điều 370, bang này có quyền tự trị cao, người Hồi giáo chiếm đa số và giữ quyền lãnh đạo. Người Hindu chỉ chiếm 23% rất bất mãn, nhưng họ đã chờ được Modi. Modi cáo buộc Điều 370 cản trở sự thống nhất quốc gia và khuyến khích ly khai. Năm 2019, Modi đơn phương bãi bỏ Điều 370, xóa bỏ quyền tự trị của Kashmir, điều quân kiểm soát hoàn toàn, cắt đứt Internet và truyền thông, bắt giữ hàng ngàn người bất đồng chính kiến.
Hành động này khiến cộng đồng Hindu hoan hô Modi như anh hùng. Modi tiếp tục ra lệnh đánh dấu người Hồi giáo ở Kashmir là "cư dân thường trú" thay vì "công dân Ấn Độ", tức là họ mất quyền bầu cử nhưng vẫn phải chịu sự cai trị. Kashmir bị đặt dưới tình trạng quân quản, binh lính có quyền bắn chết người mà không cần xét xử.
Từ đó, nơi đây bùng phát liên tục các cuộc biểu tình, kháng nghị. Chỉ riêng năm 2023, hơn 150 người biểu tình bị bắn chết. Nền kinh tế Kashmir sụp đổ, tỷ lệ thất nghiệp vượt 30%.
Cộng đồng Hồi giáo bất mãn, đối đầu ngày càng gay gắt, dẫn đến việc Kashmir trở thành "vùng đất màu mỡ" cho các tổ chức khủng bố. Theo số liệu, từ 2021 đến 2023, khu vực này xảy ra 327 vụ tấn công khủng bố, gây khoảng 1200 thương vong.
Modi tuyên bố: "Các người không phục, ta đánh cho phục." Đồng thời, ông ta khuyến khích người Hindu di cư ồ ạt vào Kashmir. Từ năm 2022, hơn 80.000 người Hindu đã chuyển đến đây sinh sống.
Ngày 22/4 vừa rồi xảy ra một vụ khủng bố: khoảng 8 phần tử vũ trang tấn công các khu vực du lịch, rà soát giấy tờ và bắn chết người Hindu. Khác với các vụ trước thường nhắm vào quân đội, lần này họ nhắm thẳng vào thường dân Hindu. Vụ việc khiến Modi vô cùng tức giận, nhất là khi ông đang ra sức quảng bá Kashmir là "nơi an toàn cho đầu tư" trong chuyến tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Vance.
Sau vụ việc, nhiều tổ chức khủng bố nhận trách nhiệm. Ấn Độ cáo buộc nhóm "Mặt trận Kháng chiến" (Resistance Front) được Pakistan hậu thuẫn đứng sau, trong khi Pakistan phủ nhận, bảo tao có làm gì đâu. Ấn Độ bảo, mày làm hay không không quan trọng, quan trọng là tao bảo mày làm. Chốt thế nhé!
Ấn Độ đe dọa sẽ trả đũa mạnh mẽ, thậm chí cắt nguồn nước sang Pakistan. Hai bên xảy ra vài cuộc đụng độ nhỏ ở đường kiểm soát.
Tuy nhiên, khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện là rất thấp. Vì từ trước đến nay, đụng độ lẻ tẻ ở Kashmir là chuyện bình thường, giống như ở nơi khác chỉ cần ẩu đả nhỏ cũng lên báo lớn, còn ở đây, hòa bình mới là chuyện lạ.
Hiện tại, cả Ấn Độ và Pakistan đều rối ren, nội bộ chia rẽ, kinh tế tệ hại, chưa sẵn sàng cho chiến tranh lớn.
Modi cũng giống Trump ở chỗ giỏi miệng lưỡi, dở hành động. Ví dụ, năm 2014, ông ta cam kết nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 16% lên 25% trong 5 năm. 10 năm trôi qua, không những không tăng mà còn giảm xuống 15%. Hoặc lời hứa tạo ra 100 triệu việc làm cũng thất bại, khi tỷ lệ thất nghiệp thanh niên hiện tại lên đến 25%.
Modi biết rõ mỗi khi tình hình xấu đi, chỉ cần kích động mâu thuẫn dân tộc là có thể chuyển hướng chú ý.
Về chuyện cắt nguồn nước Pakistan, thực ra Ấn Độ cũng đã từng làm. Ví dụ:
Năm 2016, sau vụ khủng bố ở Uri, Ấn Độ tạm dừng chuyển nước qua sông Ấn sang Pakistan.
Năm 2019, sử dụng đập Baglihar để hạn chế dòng chảy.
Tuy nhiên, khả năng phá hoại của Ấn Độ cũng rất có hạn vì cơ sở hạ tầng yếu kém. Ví dụ, đập Baglihar chỉ kiểm soát được 10% lưu lượng sông Ấn. Thêm nữa, chất lượng công trình tệ hại: đập được xây từ năm 1963 với tuổi thọ thiết kế chỉ 50 năm (trong khi các công trình tương tự ở Trung Quốc có thể dùng hàng ngàn năm). Hiện đập đã quá hạn, rò rỉ nghiêm trọng, năm 2022 thậm chí còn tự động xả lũ không kiểm soát.
Ấn Độ còn lo sợ Trung Quốc – quốc gia kiểm soát thượng nguồn sông Ấn thực sự. Khi Trung Quốc xây đập, truyền thông Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc có thể "chủ động lũ lụt" hoặc "chủ động hạn hán" để đối phó Ấn Độ. Trung Quốc chỉ trả lời rằng: "Chuyện khốn nạn như thế ai mà làm?" Ấn Độ bảo: "Ơ tao vẫn làm suốt mà. Hay để tao chỉ cách cho??"
Tóm lại, thế giới này ngoài Trung Quốc ra chỉ còn hai loại quốc gia: một là Mỹ, hai là những quốc gia muốn trở thành Mỹ. Ấn Độ vừa yếu kém, vừa trơ trẽn, nếu nó thực sự mạnh như Mỹ, thiệt hại cho thế giới sẽ còn lớn hơn.
Vụ việc hiện tại, một hai tuần nữa cũng sẽ chìm xuống. Ấn Độ và Pakistan sẽ không có chiến tranh lớn, chỉ vài trận đụng độ lẻ tẻ mà thôi. Dù có người thích gán ghép đây là "âm mưu đại cục" của Mỹ, nhưng thực tế, nước Mỹ giờ còn lo chưa xong thân mình, đâu còn sức bày binh bố trận như trước nữa.
Nguồn: Bad Potato.