[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

ate1987

Xe điện
Biển số
OF-468744
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
2,197
Động cơ
704,619 Mã lực
Nãy em vừa đọc bài phỏng vấn ông Vũ Đức Giáng, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam . Chủ tịch May Việt Tiến và một số công ty Dệt may tên tuổi khác

Theo lời ông Giang:

- nếu thuế suất áp cho dệt may VN là 46%, thì sẽ không thể tiếp tục xuất hàng sang Mỹ

- nhưng khả năng cao là Vn sẽ không phải chịu mức thuế đó. Chắc sẽ chịu 10-20% thôi

- Ngành dệt may VN đã đang chuẩn bị đối phó với tình huống xấu nhất

- vấn đề / khó khăn / thách thức mà ngành dệt may VN đang phải đối mặt. Đó là nhân công cho ngành Dệt may! Chứ không phải tác động bởi Mỹ áp thuế! Hiện việc tuyển dụng đủ nhân công cho ngành dệt may là rất khó khăn. Không dễ tuyển. Lúc nào cũng thiếu nhân công. Do chi phí sinh hoạt tăng cao. Nhiều công nhân bỏ về quê sống không muốn đi làm công nhân vv

Nên như em đã nói. Cho dù ở VN có doanh nghiệp/ nhà máy bị ảnh hưởng bởi thuế suất Mỹ áp vào VN đi nữa. Thì không lo vụ nhân công thất nghiệp đâu. Các ngành nghề khác sẽ hấp thụ hết số công nhân đâu đó lấy off.

Chưa kể, VN có đặc thù là : thất nghiệp hay khó khăn thì về quê rau cháo nuôi nhau hay về nhà ăn cơm mẹ nấu. Chứ không phải như Âu như Mỹ hễ thất nghiệp là ra vỉa hè, thành vô gia cư vv
Quê em giờ còn tuyển chị em 4x đi làm công nhân kìa.
Ngày xưa thì 4x là bị thải loại rồi ý chứ .
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
11,854
Động cơ
323,805 Mã lực
Quê em giờ còn tuyển chị em 4x đi làm công nhân kìa.
Ngày xưa thì 4x là bị thải loại rồi ý chứ .
đọc phỏng vấn thì thấy toàn nêu lý do lý trấu mà không có giải pháp, ví dụ mang nhà máy về quê hay sang Ấn Độ... :D

 

losedow

Xe buýt
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
708
Động cơ
792,282 Mã lực
Điều đặc biệt và giá trị ở lá bài dân số này, mà đúng là không nước nào có, dù dân số nước đó có thể đông hơn.

Đó là:

- tính đồng nhất về Văn hóa / Tín ngưỡng / Tôn giáo
- sự ổn định về Chính trị / xã hội
- truyền thống chăm chỉ cần cù lao động + khả năng nhẫn nhịn và chịu đựng cao của người dân
- khả năng đoàn kết dân tộc cực cao khi cần phải đối đầu với kẻ thù bên ngoài, dù là về quân sự hay kinh tế
- năng lực tiêu dùng rất cao.

Chứ Ân Độ … giờ dân số hình như gần 1,5 tỷ . Dân số Ấn Độ đã vượt TQ. Nhưng sẽ không bao giờ so sánh được với TQ hay bằng được TQ chứ chưa nói là có thể vượt qua được TQ về mặt sản xuất và nhiều mặt khác. Kể cả mặt tiêu dùng / thị trường tiêu thụ hàng hóa. Không bao giờ Ấn Độ có thể quan trọng bằng TQ dù dân số có đông hơn

Một số tập đoàn đang xem xét việc dịch chuyển sản xuất sang Ấn Độ. Là họ xem xét để có phương án dự phòng thôi! Kiểu phòng trước rủi ro. Không đặt hết trứng vào.một giỏ vv..

Chứ mà Ấn Độ được như TQ . Thì mấy ông lớn đó đã nhảy vào Ấn Độ từ lâu rồi!

Sắp tới mà xung đột Ấn Độ Pakistan leo thang khéo các ông lớn lại té vội …
Năm 1947, khi Anh rút khỏi Ấn Độ, dân số người Hồi giáo (Muslim) tại khu vực Kashmir (vùng do Ấn Độ kiểm soát) chiếm 77%. Theo lý lẽ, vùng này đáng lẽ nên gia nhập Pakistan. Tuy nhiên, vị vương công cai trị khu vực này lại theo đạo Hindu và cuối cùng chọn sáp nhập vào Ấn Độ. Để đổi lại, Ấn Độ cam kết giữ cho khu vực này quyền tự trị cao và đưa vào luật pháp Ấn Độ điều khoản số 370, quy định rằng bang Kashmir được hưởng vị thế đặc biệt, với mức độ tự trị rất cao. Từ đó, Kashmir trở thành bang duy nhất trong Ấn Độ có quyền lập pháp riêng; không chỉ giáo dục và kinh tế, mà ngay cả quốc phòng và ngoại giao cũng có quyền độc lập. Quy chế này đã được thực thi liên tục hơn 70 năm.

Nhưng mọi chuyện thay đổi khi Modi lên làm Thủ tướng Ấn Độ. Bởi vì Modi là một trong những lãnh đạo dân túy lớn nhất thế giới, cực kỳ giỏi khuấy động mâu thuẫn dân tộc – vượt xa cả Trump về khoản này.

Đặc trưng của Ấn Độ là mâu thuẫn gay gắt giữa người Hindu và người Hồi giáo, tranh chấp bạo lực xảy ra thường xuyên chỉ vì một lời bất hòa. Các chính phủ trước đây của Ấn Độ, dù có xu hướng nghiêng về người Hindu, vẫn cố giữ vẻ bề ngoài công bằng tối thiểu. Nhưng Modi nhận ra một bí mật: người Hindu chiếm gần 80% dân số toàn quốc – một đa số tuyệt đối. Vậy thì tại sao phải chiều lòng người Hồi giáo? Chỉ cần được người Hindu ủng hộ là ông ta có thể chiến thắng trong các cuộc bầu cử.

Hiểu được điều đó, Modi bắt đầu công khai ủng hộ người Hindu, hoàn toàn không che đậy. Một ví dụ kinh điển là cuộc bạo loạn năm 2002 tại bang Gujarat – nơi Modi vừa mới nhậm chức Thủ hiến được 4 tháng. Xung đột giữa Hindu và Muslim bùng nổ, kéo dài một tháng, làm gần 300 người chết. Theo lẽ thường, chính quyền địa phương phải dập tắt bạo loạn. Nhưng Modi lại chọn cách ngó lơ. Kết quả: cộng đồng Muslim thiệt hại nặng nề, hàng ngàn người bị sát hại.

Modi thản nhiên ngồi xem, thậm chí cảnh sát cũng làm ngơ hoặc tham gia. Đám đông Hindu coi đó là cơ hội trả thù, xông vào giết chóc, hãm hiếp và đốt phá. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và truyền thông phương Tây đồng loạt chỉ trích Modi dữ dội. Nhưng Modi lại trở thành anh hùng trong mắt cộng đồng Hindu.

Nhờ vậy, năm 2014, Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) thắng lớn, và Modi trở thành Thủ tướng. Sau đó, ông ta rút ra một nguyên tắc: chỉ cần giữ vững cơ sở Hindu, những người khác không cần quan tâm.

Ví dụ, trước cuộc bầu cử năm 2019, chính phủ Modi công khai thông qua Đạo luật sửa đổi quyền công dân, cho phép người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh, Afghanistan, Pakistan trở thành công dân Ấn Độ – trừ người Hồi giáo. Sự phân biệt trắng trợn này được ghi thẳng vào luật.

Chiêu bài dân túy này trở thành vũ khí đắc lực cho Modi.

Quay lại Kashmir: theo Điều 370, bang này có quyền tự trị cao, người Hồi giáo chiếm đa số và giữ quyền lãnh đạo. Người Hindu chỉ chiếm 23% rất bất mãn, nhưng họ đã chờ được Modi. Modi cáo buộc Điều 370 cản trở sự thống nhất quốc gia và khuyến khích ly khai. Năm 2019, Modi đơn phương bãi bỏ Điều 370, xóa bỏ quyền tự trị của Kashmir, điều quân kiểm soát hoàn toàn, cắt đứt Internet và truyền thông, bắt giữ hàng ngàn người bất đồng chính kiến.

Hành động này khiến cộng đồng Hindu hoan hô Modi như anh hùng. Modi tiếp tục ra lệnh đánh dấu người Hồi giáo ở Kashmir là "cư dân thường trú" thay vì "công dân Ấn Độ", tức là họ mất quyền bầu cử nhưng vẫn phải chịu sự cai trị. Kashmir bị đặt dưới tình trạng quân quản, binh lính có quyền bắn chết người mà không cần xét xử.

Từ đó, nơi đây bùng phát liên tục các cuộc biểu tình, kháng nghị. Chỉ riêng năm 2023, hơn 150 người biểu tình bị bắn chết. Nền kinh tế Kashmir sụp đổ, tỷ lệ thất nghiệp vượt 30%.

Cộng đồng Hồi giáo bất mãn, đối đầu ngày càng gay gắt, dẫn đến việc Kashmir trở thành "vùng đất màu mỡ" cho các tổ chức khủng bố. Theo số liệu, từ 2021 đến 2023, khu vực này xảy ra 327 vụ tấn công khủng bố, gây khoảng 1200 thương vong.

Modi tuyên bố: "Các người không phục, ta đánh cho phục." Đồng thời, ông ta khuyến khích người Hindu di cư ồ ạt vào Kashmir. Từ năm 2022, hơn 80.000 người Hindu đã chuyển đến đây sinh sống.

Ngày 22/4 vừa rồi xảy ra một vụ khủng bố: khoảng 8 phần tử vũ trang tấn công các khu vực du lịch, rà soát giấy tờ và bắn chết người Hindu. Khác với các vụ trước thường nhắm vào quân đội, lần này họ nhắm thẳng vào thường dân Hindu. Vụ việc khiến Modi vô cùng tức giận, nhất là khi ông đang ra sức quảng bá Kashmir là "nơi an toàn cho đầu tư" trong chuyến tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Vance.

Sau vụ việc, nhiều tổ chức khủng bố nhận trách nhiệm. Ấn Độ cáo buộc nhóm "Mặt trận Kháng chiến" (Resistance Front) được Pakistan hậu thuẫn đứng sau, trong khi Pakistan phủ nhận, bảo tao có làm gì đâu. Ấn Độ bảo, mày làm hay không không quan trọng, quan trọng là tao bảo mày làm. Chốt thế nhé!

Ấn Độ đe dọa sẽ trả đũa mạnh mẽ, thậm chí cắt nguồn nước sang Pakistan. Hai bên xảy ra vài cuộc đụng độ nhỏ ở đường kiểm soát.

Tuy nhiên, khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện là rất thấp. Vì từ trước đến nay, đụng độ lẻ tẻ ở Kashmir là chuyện bình thường, giống như ở nơi khác chỉ cần ẩu đả nhỏ cũng lên báo lớn, còn ở đây, hòa bình mới là chuyện lạ.

Hiện tại, cả Ấn Độ và Pakistan đều rối ren, nội bộ chia rẽ, kinh tế tệ hại, chưa sẵn sàng cho chiến tranh lớn.

Modi cũng giống Trump ở chỗ giỏi miệng lưỡi, dở hành động. Ví dụ, năm 2014, ông ta cam kết nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 16% lên 25% trong 5 năm. 10 năm trôi qua, không những không tăng mà còn giảm xuống 15%. Hoặc lời hứa tạo ra 100 triệu việc làm cũng thất bại, khi tỷ lệ thất nghiệp thanh niên hiện tại lên đến 25%.

Modi biết rõ mỗi khi tình hình xấu đi, chỉ cần kích động mâu thuẫn dân tộc là có thể chuyển hướng chú ý.

Về chuyện cắt nguồn nước Pakistan, thực ra Ấn Độ cũng đã từng làm. Ví dụ:

Năm 2016, sau vụ khủng bố ở Uri, Ấn Độ tạm dừng chuyển nước qua sông Ấn sang Pakistan.

Năm 2019, sử dụng đập Baglihar để hạn chế dòng chảy.


Tuy nhiên, khả năng phá hoại của Ấn Độ cũng rất có hạn vì cơ sở hạ tầng yếu kém. Ví dụ, đập Baglihar chỉ kiểm soát được 10% lưu lượng sông Ấn. Thêm nữa, chất lượng công trình tệ hại: đập được xây từ năm 1963 với tuổi thọ thiết kế chỉ 50 năm (trong khi các công trình tương tự ở Trung Quốc có thể dùng hàng ngàn năm). Hiện đập đã quá hạn, rò rỉ nghiêm trọng, năm 2022 thậm chí còn tự động xả lũ không kiểm soát.

Ấn Độ còn lo sợ Trung Quốc – quốc gia kiểm soát thượng nguồn sông Ấn thực sự. Khi Trung Quốc xây đập, truyền thông Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc có thể "chủ động lũ lụt" hoặc "chủ động hạn hán" để đối phó Ấn Độ. Trung Quốc chỉ trả lời rằng: "Chuyện khốn nạn như thế ai mà làm?" Ấn Độ bảo: "Ơ tao vẫn làm suốt mà. Hay để tao chỉ cách cho??"

Tóm lại, thế giới này ngoài Trung Quốc ra chỉ còn hai loại quốc gia: một là Mỹ, hai là những quốc gia muốn trở thành Mỹ. Ấn Độ vừa yếu kém, vừa trơ trẽn, nếu nó thực sự mạnh như Mỹ, thiệt hại cho thế giới sẽ còn lớn hơn.

Vụ việc hiện tại, một hai tuần nữa cũng sẽ chìm xuống. Ấn Độ và Pakistan sẽ không có chiến tranh lớn, chỉ vài trận đụng độ lẻ tẻ mà thôi. Dù có người thích gán ghép đây là "âm mưu đại cục" của Mỹ, nhưng thực tế, nước Mỹ giờ còn lo chưa xong thân mình, đâu còn sức bày binh bố trận như trước nữa.

Nguồn: Bad Potato.
 

hoangthuywalla

Xe buýt
Biển số
OF-303967
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
588
Động cơ
1,008,274 Mã lực
Mặt khác em đã từng dẫn chứng về việc hàng trung quốc chủ yếu cạnh tranh bằng giá rẽ. Lốp Bridgestone mĩ giá 100 thì Inou Nhật Bản hay Kumho Hàn Quốc chỉ 70. Nhưng lốp trung quốc lại chỉ 30 thôi. Chính vì vậy em mới nói hàng trung quốc vào mĩ chịu đựng được mức thuế suất nhập khẩu 50-100% mà giá bán vẫn rẻ hơn, khiến cho lạm phát có tăng nhưng không đáng kể so với mức thuế suất 65%. Tức phía trung quốc gánh chịu phần lớn khoản thuế tăng, còn ngân sách mĩ vớ bẫm
Đoạn này phân tích lủng củng nhỉ.
Trung Quốc làm được và bán 30 đồng do nguyên liệu có sẵn, nhân công rẻ, năng suất cao, lợi nhuận ít. Làm gì có nhà máy sản xuất nào có mức lợi nhuận trên doanh thu 15-20% đâu, trừ nhưng ngành độc quyền. Đa phần lợi nhuận các nhà máy thì tầm khoảng 10%. Lấy đâu ra chuyện nhà máy giảm giá 40%-50% để trừ đi phần thuế.
 

mocconghoa

Xe tải
Biển số
OF-174728
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
272
Động cơ
328,789 Mã lực
Website
www.mocconghoa.com
Em cũng ko hiểu cái logic bảo Mỹ áp thuế 65%, giá hàng hoá Mỹ tăng 10% thì Trung Quốc chịu 55% còn lại, là phương pháp tính thế nào.
Vụ nick huyen gì gì đó lý luận vụ TQ chịu thuế 55% hài không chịu nổi :)) Bạn ấy chơi chứng (có vẻ) có nghề mà bình luận ngây thơ (lại vẫn) không chịu nổi.
Nguyên tắc cơ bản của hàng hóa xuất khẩu là tôi (nhà sản xuất) bán cho anh hàng giá 100 đ ra khỏi VN ( thường xuất FOB đi cho dễ tính) là xong, hàng xuống tầu tôi mang bộ hồ sơ ra bank lấy tiền (trong trường hợp cũng đơn giản cho dễ tính toán là mua bán thanh toán qua L/C). Còn việc anh mang hàng về đâu đó (ở đây là Mỹ) bán với giá bao nhiêu kệ anh, nơi anh bán ( ở đây là Mỹ) họ tính giá thuế bao nhiêu là tính với anh, và anh PHẢI TRẢ, chả liên quan gì tới tôi.
Ví dụ cụ thể về VN ta, đánh thuế ô tô nhập là 200% thì đâu phải ông bán (TOYOTA đi cho thông dụng) bán con Prado 100K rồi ông nộp cho chính phủ VN 200K nữa. Còn ông Vn mua con Prado đó chỉ phải trả có 100K để lái con Prado đi ra hàm cá mập cua hot girl:)).
Còn anh Trump đánh thuế thêm 55% với hàng nhập từ TQ, thì nhà nhập khẩu hàng từ TQ về USA họ cân đối giá nhập + các loại thuế của USA + lãi dự kiến, mà giá cao hơn giá hàng đó nhập từ nước khác về bán (với giả định 2 mặt hàng giống nhau, ví dụ giấy chùi...miệng đi:))) ở USA thì họ KHÔNG NHẬP HÀNG TỪ TRUNG QUỐC NỮA (đơn giản vì nhập về không bán được hoặc bán lỗ thì điên à), chứ làm gì có chuyện ông bán hàng TQ (hoặc chính phủ TQ) chịu cái thuế 55% thêm kia của anh bí thư xứ ủy Bắc Mỹ, Đỗ Nam Trung (như nick huyền phân cmn tích)
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,313
Động cơ
142,214 Mã lực
E đồng ý là cuộc chiến còn dài, nhưng ko có the winner takes all đâu

Nhiều khi kết quả là hoà, hoặc 2 bên đều tuyên bố chiến thắng :)

E ví dụ như thương chiến Mỹ Nhật, Mỹ thắng, thì cũng chỉ có lợi thế, còn nhật vẫn là nên kte thư 3-4 thế giới

Nhật ko thể số 1 được, ko phải vì bị Mỹ đì, mà là dân số ít, ko có tài nguyên, KHKT kém Mỹ :(
Hai ông này đang cạnh tranh để làm siêu cường duy nhất trên thế giới (đặc biệt là ông đang ở vị trí số 1 chắc chắn không muốn chia sẻ còn ông số 2 đang “nói” là thế giới đủ cho cả hai _ theo nghĩa là cả hai cùng đứng số một được. Nhưng đấy chỉ là ông ấy đang nói, còn ông ấy nghĩ gì thì chịu, và nhất là phe ông số 1 không nghĩ như vậy). Nên ông nào sau đây (chắc 20 - 30 năm tới) mà là siêu cường duy nhất, đẩy ông số 2 ra ở vị trí rất xa, không còn cơ hội là cạnh tranh thì là người chiến thắng, takes all. Em không nghĩ có kết quả hoà trong cuộc chơi này.
P.s: 40 năm trước, Nhật chưa bao giờ có cơ sở để cạnh tranh siêu cường với Hoa Kỳ cả. Gần nhất có cuộc cạnh tranh như vậy là giữa Hoà Kỳ và Liên Xô (chiến tranh lạnh), trước đó nữa là giữa phe trục và phe đồng minh (Thế chiến II). Cả hai đều có thắng/thua rất rõ ràng.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vô-va

Xe tải
Biển số
OF-118025
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
335
Động cơ
388,633 Mã lực
Trình độ của bác thật cao siêu, lại còn chăm post. Nếu tôi nói bác ng* thì xúc phạm bác, nếu nói ko ng* thì xúc phạm cả thế giới còn lại nên tôi xin im lặng.
Lại một bác vui tính nữa. Khi giá thị trường biến động mà người ta gọi là dễ bay hơi thì phản ứng ban đầu của nhà bán buôn là nén nhịn đau mà giữ giá không đổi, điều đó đúng. Tuy nhiên thuế không phải là thứ dễ bay hơi mà nó ổn định trong nhiều năm, khi đó nhà bán buôn phải chia sẻ gánh nặng thuế cho ai đó. Cứ theo comment của bác thì tư bản mĩ rất có tính nhân văn và ý thức cộng đồng, họ gánh chịu phần lớn khoản thuế nhập khẩu tăng

Mặt khác em đã từng dẫn chứng về việc hàng trung quốc chủ yếu cạnh tranh bằng giá rẽ. Lốp Bridgestone mĩ giá 100 thì Inou Nhật Bản hay Kumho Hàn Quốc chỉ 70. Nhưng lốp trung quốc lại chỉ 30 thôi. Chính vì vậy em mới nói hàng trung quốc vào mĩ chịu đựng được mức thuế suất nhập khẩu 50-100% mà giá bán vẫn rẻ hơn, khiến cho lạm phát có tăng nhưng không đáng kể so với mức thuế suất 65%. Tức phía trung quốc gánh chịu phần lớn khoản thuế tăng, còn ngân sách mĩ vớ bẫm

Túm váy lại: a Chum có lo thuế tăng làm CPI lên nhưng không sợ hãi vì có thể đạp giá dầu xuống để đè lạm phát, trong khi ấy ngân sách vớ bẫm từ thuế áp lên hàng trung quốc
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
4,967
Động cơ
525,870 Mã lực
Hai ông này đang cạnh tranh để làm siêu cường duy nhất trên thế giới (đặc biệt là ông đang ở vị trí số 1 chắc chắn không muốn chia sẻ còn ông số 2 đang “nói” là thế giới đủ cho cả hai _ theo nghĩa là cả hai cùng đứng số một được. Nhưng đấy chỉ là ông ấy đang nói, còn ông ấy nghĩ gì thì chịu, và nhất là phe ông số 1 không nghĩ như vậy). Nên ông nào sau đây (chắc 20 - 30 năm tới) mà là siêu cường duy nhất, đẩy ông số 2 ra ở vị trí rất xa, không còn cơ hội là cạnh tranh thì là người chiến thắng, takes all. Em không nghĩ có kết quả hoà trong cuộc chơi này.
P.s: 40 năm trước, Nhật chưa bao giờ có cơ sở để cạnh tranh siêu cường với Hoa Kỳ cả. Gần nhất có cuộc cạnh tranh như vậy là giữa Hoà Kỳ và Liên Xô (chiến tranh lạnh), trước đó nữa là giữa phe trục và phe đồng minh (Thế chiến II).
Phe trục và phe đồng minh thì sau 10 năm, 2 ông thua cuộc ĐỨC, JP vươn lên số 2,3 thế giới

Nên qtrong vẫn là nội lực thôi cụ, nhìn 1 cách tích cực thì số 20 thế giới vẫn tốt mà, nhất là với những nước ko có tài nguyên, đất đai màu mỡ, dân thích chơi hơn làm :)
 
Biển số
OF-874529
Ngày cấp bằng
13/1/25
Số km
85
Động cơ
19,841 Mã lực
Tuổi
114
Năm 1947, khi Anh rút khỏi Ấn Độ, dân số người Hồi giáo (Muslim) tại khu vực Kashmir (vùng do Ấn Độ kiểm soát) chiếm 77%. Theo lý lẽ, vùng này đáng lẽ nên gia nhập Pakistan. Tuy nhiên, vị vương công cai trị khu vực này lại theo đạo Hindu và cuối cùng chọn sáp nhập vào Ấn Độ. Để đổi lại, Ấn Độ cam kết giữ cho khu vực này quyền tự trị cao và đưa vào luật pháp Ấn Độ điều khoản số 370, quy định rằng bang Kashmir được hưởng vị thế đặc biệt, với mức độ tự trị rất cao. Từ đó, Kashmir trở thành bang duy nhất trong Ấn Độ có quyền lập pháp riêng; không chỉ giáo dục và kinh tế, mà ngay cả quốc phòng và ngoại giao cũng có quyền độc lập. Quy chế này đã được thực thi liên tục hơn 70 năm.

Nhưng mọi chuyện thay đổi khi Modi lên làm Thủ tướng Ấn Độ. Bởi vì Modi là một trong những lãnh đạo dân túy lớn nhất thế giới, cực kỳ giỏi khuấy động mâu thuẫn dân tộc – vượt xa cả Trump về khoản này.

Đặc trưng của Ấn Độ là mâu thuẫn gay gắt giữa người Hindu và người Hồi giáo, tranh chấp bạo lực xảy ra thường xuyên chỉ vì một lời bất hòa. Các chính phủ trước đây của Ấn Độ, dù có xu hướng nghiêng về người Hindu, vẫn cố giữ vẻ bề ngoài công bằng tối thiểu. Nhưng Modi nhận ra một bí mật: người Hindu chiếm gần 80% dân số toàn quốc – một đa số tuyệt đối. Vậy thì tại sao phải chiều lòng người Hồi giáo? Chỉ cần được người Hindu ủng hộ là ông ta có thể chiến thắng trong các cuộc bầu cử.

Hiểu được điều đó, Modi bắt đầu công khai ủng hộ người Hindu, hoàn toàn không che đậy. Một ví dụ kinh điển là cuộc bạo loạn năm 2002 tại bang Gujarat – nơi Modi vừa mới nhậm chức Thủ hiến được 4 tháng. Xung đột giữa Hindu và Muslim bùng nổ, kéo dài một tháng, làm gần 300 người chết. Theo lẽ thường, chính quyền địa phương phải dập tắt bạo loạn. Nhưng Modi lại chọn cách ngó lơ. Kết quả: cộng đồng Muslim thiệt hại nặng nề, hàng ngàn người bị sát hại.

Modi thản nhiên ngồi xem, thậm chí cảnh sát cũng làm ngơ hoặc tham gia. Đám đông Hindu coi đó là cơ hội trả thù, xông vào giết chóc, hãm hiếp và đốt phá. Các tổ chức nhân quyền quốc tế và truyền thông phương Tây đồng loạt chỉ trích Modi dữ dội. Nhưng Modi lại trở thành anh hùng trong mắt cộng đồng Hindu.

Nhờ vậy, năm 2014, Đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) thắng lớn, và Modi trở thành Thủ tướng. Sau đó, ông ta rút ra một nguyên tắc: chỉ cần giữ vững cơ sở Hindu, những người khác không cần quan tâm.

Ví dụ, trước cuộc bầu cử năm 2019, chính phủ Modi công khai thông qua Đạo luật sửa đổi quyền công dân, cho phép người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh, Afghanistan, Pakistan trở thành công dân Ấn Độ – trừ người Hồi giáo. Sự phân biệt trắng trợn này được ghi thẳng vào luật.

Chiêu bài dân túy này trở thành vũ khí đắc lực cho Modi.

Quay lại Kashmir: theo Điều 370, bang này có quyền tự trị cao, người Hồi giáo chiếm đa số và giữ quyền lãnh đạo. Người Hindu chỉ chiếm 23% rất bất mãn, nhưng họ đã chờ được Modi. Modi cáo buộc Điều 370 cản trở sự thống nhất quốc gia và khuyến khích ly khai. Năm 2019, Modi đơn phương bãi bỏ Điều 370, xóa bỏ quyền tự trị của Kashmir, điều quân kiểm soát hoàn toàn, cắt đứt Internet và truyền thông, bắt giữ hàng ngàn người bất đồng chính kiến.

Hành động này khiến cộng đồng Hindu hoan hô Modi như anh hùng. Modi tiếp tục ra lệnh đánh dấu người Hồi giáo ở Kashmir là "cư dân thường trú" thay vì "công dân Ấn Độ", tức là họ mất quyền bầu cử nhưng vẫn phải chịu sự cai trị. Kashmir bị đặt dưới tình trạng quân quản, binh lính có quyền bắn chết người mà không cần xét xử.

Từ đó, nơi đây bùng phát liên tục các cuộc biểu tình, kháng nghị. Chỉ riêng năm 2023, hơn 150 người biểu tình bị bắn chết. Nền kinh tế Kashmir sụp đổ, tỷ lệ thất nghiệp vượt 30%.

Cộng đồng Hồi giáo bất mãn, đối đầu ngày càng gay gắt, dẫn đến việc Kashmir trở thành "vùng đất màu mỡ" cho các tổ chức khủng bố. Theo số liệu, từ 2021 đến 2023, khu vực này xảy ra 327 vụ tấn công khủng bố, gây khoảng 1200 thương vong.

Modi tuyên bố: "Các người không phục, ta đánh cho phục." Đồng thời, ông ta khuyến khích người Hindu di cư ồ ạt vào Kashmir. Từ năm 2022, hơn 80.000 người Hindu đã chuyển đến đây sinh sống.

Ngày 22/4 vừa rồi xảy ra một vụ khủng bố: khoảng 8 phần tử vũ trang tấn công các khu vực du lịch, rà soát giấy tờ và bắn chết người Hindu. Khác với các vụ trước thường nhắm vào quân đội, lần này họ nhắm thẳng vào thường dân Hindu. Vụ việc khiến Modi vô cùng tức giận, nhất là khi ông đang ra sức quảng bá Kashmir là "nơi an toàn cho đầu tư" trong chuyến tiếp đón Ngoại trưởng Mỹ Vance.

Sau vụ việc, nhiều tổ chức khủng bố nhận trách nhiệm. Ấn Độ cáo buộc nhóm "Mặt trận Kháng chiến" (Resistance Front) được Pakistan hậu thuẫn đứng sau, trong khi Pakistan phủ nhận, bảo tao có làm gì đâu. Ấn Độ bảo, mày làm hay không không quan trọng, quan trọng là tao bảo mày làm. Chốt thế nhé!

Ấn Độ đe dọa sẽ trả đũa mạnh mẽ, thậm chí cắt nguồn nước sang Pakistan. Hai bên xảy ra vài cuộc đụng độ nhỏ ở đường kiểm soát.

Tuy nhiên, khả năng xảy ra chiến tranh toàn diện là rất thấp. Vì từ trước đến nay, đụng độ lẻ tẻ ở Kashmir là chuyện bình thường, giống như ở nơi khác chỉ cần ẩu đả nhỏ cũng lên báo lớn, còn ở đây, hòa bình mới là chuyện lạ.

Hiện tại, cả Ấn Độ và Pakistan đều rối ren, nội bộ chia rẽ, kinh tế tệ hại, chưa sẵn sàng cho chiến tranh lớn.

Modi cũng giống Trump ở chỗ giỏi miệng lưỡi, dở hành động. Ví dụ, năm 2014, ông ta cam kết nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 16% lên 25% trong 5 năm. 10 năm trôi qua, không những không tăng mà còn giảm xuống 15%. Hoặc lời hứa tạo ra 100 triệu việc làm cũng thất bại, khi tỷ lệ thất nghiệp thanh niên hiện tại lên đến 25%.

Modi biết rõ mỗi khi tình hình xấu đi, chỉ cần kích động mâu thuẫn dân tộc là có thể chuyển hướng chú ý.

Về chuyện cắt nguồn nước Pakistan, thực ra Ấn Độ cũng đã từng làm. Ví dụ:

Năm 2016, sau vụ khủng bố ở Uri, Ấn Độ tạm dừng chuyển nước qua sông Ấn sang Pakistan.

Năm 2019, sử dụng đập Baglihar để hạn chế dòng chảy.


Tuy nhiên, khả năng phá hoại của Ấn Độ cũng rất có hạn vì cơ sở hạ tầng yếu kém. Ví dụ, đập Baglihar chỉ kiểm soát được 10% lưu lượng sông Ấn. Thêm nữa, chất lượng công trình tệ hại: đập được xây từ năm 1963 với tuổi thọ thiết kế chỉ 50 năm (trong khi các công trình tương tự ở Trung Quốc có thể dùng hàng ngàn năm). Hiện đập đã quá hạn, rò rỉ nghiêm trọng, năm 2022 thậm chí còn tự động xả lũ không kiểm soát.

Ấn Độ còn lo sợ Trung Quốc – quốc gia kiểm soát thượng nguồn sông Ấn thực sự. Khi Trung Quốc xây đập, truyền thông Ấn Độ cáo buộc Trung Quốc có thể "chủ động lũ lụt" hoặc "chủ động hạn hán" để đối phó Ấn Độ. Trung Quốc chỉ trả lời rằng: "Chuyện khốn nạn như thế ai mà làm?" Ấn Độ bảo: "Ơ tao vẫn làm suốt mà. Hay để tao chỉ cách cho??"

Tóm lại, thế giới này ngoài Trung Quốc ra chỉ còn hai loại quốc gia: một là Mỹ, hai là những quốc gia muốn trở thành Mỹ. Ấn Độ vừa yếu kém, vừa trơ trẽn, nếu nó thực sự mạnh như Mỹ, thiệt hại cho thế giới sẽ còn lớn hơn.

Vụ việc hiện tại, một hai tuần nữa cũng sẽ chìm xuống. Ấn Độ và Pakistan sẽ không có chiến tranh lớn, chỉ vài trận đụng độ lẻ tẻ mà thôi. Dù có người thích gán ghép đây là "âm mưu đại cục" của Mỹ, nhưng thực tế, nước Mỹ giờ còn lo chưa xong thân mình, đâu còn sức bày binh bố trận như trước nữa.

Nguồn: Bad Potato.
Một chút riêng tư ngoài lề.

Bác và mợ Bông xương rồng có sự liên quan nào không? (Thành thật xin lỗi bác nếu có điều gì khiếm nhã trong câu hỏi).
 

Johnny Cupcakes

Xe điện
Biển số
OF-435046
Ngày cấp bằng
6/7/16
Số km
3,777
Động cơ
242,820 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hai ông này đang cạnh tranh để làm siêu cường duy nhất trên thế giới (đặc biệt là ông đang ở vị trí số 1 chắc chắn không muốn chia sẻ còn ông số 2 đang “nói” là thế giới đủ cho cả hai _ theo nghĩa là cả hai cùng đứng số một được. Nhưng đấy chỉ là ông ấy đang nói, còn ông ấy nghĩ gì thì chịu, và nhất là phe ông số 1 không nghĩ như vậy). Nên ông nào sau đây (chắc 20 - 30 năm tới) mà là siêu cường duy nhất, đẩy ông số 2 ra ở vị trí rất xa, không còn cơ hội là cạnh tranh thì là người chiến thắng, takes all. Em không nghĩ có kết quả hoà trong cuộc chơi này.
P.s: 40 năm trước, Nhật chưa bao giờ có cơ sở để cạnh tranh siêu cường với Hoa Kỳ cả. Gần nhất có cuộc cạnh tranh như vậy là giữa Hoà Kỳ và Liên Xô (chiến tranh lạnh), trước đó nữa là giữa phe trục và phe đồng minh (Thế chiến II). Cả hai đều có thắng/thua rất rõ ràng.
1980s là JP đe doạ về kinh tế có thật.

 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,313
Động cơ
142,214 Mã lực
Phe trục và phe đồng minh thì sau 10 năm, 2 ông thua cuộc ĐỨC, JP vươn lên số 2,3 thế giới

Nên qtrong vẫn là nội lực thôi cụ, nhìn 1 cách tích cực thì số 20 thế giới vẫn tốt mà, nhất là với những nước ko có tài nguyên, đất đai màu mỡ, dân thích chơi hơn làm :)
Trước thế chiến 2 (và thế chiến 1), mục tiêu của Đức là độc bá của châu Âu (và sau đó là toàn thế giới) đó cụ. Nghĩa là siêu cường toàn cầu. Còn số 2, số 3 nhưng cách rất xa ông số 1 (thậm chí chịu sự ảnh hưởng toàn bộ về quốc phòng như Đức, Nhật) thì không bàn nữa cụ. Nếu ông TQ bây giờ bảo là tôi chấp nhận như Đức, Nhật hiện nay (và Hoa Kỳ tin như vậy) thì sẽ không có chuyện gì xảy ra đâu. Chuyện này nó đã diễn ra trước năm 2012 rồi. Nhưng cuộc đời nó không diễn ra như vậy. Sau năm 2012, Hoa Kỳ không tin việc TQ chỉ là cường quốc chứ không phải là siêu cường thách thức HK nữa và hai nước bắt đầu vào vòng xoáy cạnh tranh khốc liệt.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,313
Động cơ
142,214 Mã lực
1980s là JP đe doạ về kinh tế có thật.

Đe doạ kinh tế nhưng không có cơ hội để vươn lên cạnh tranh siêu cường đâu cụ. Thậm chí quốc phòng còn đang không có gì, phải nhờ Hoa Kỳ bảo hộ quân sự mà. Chưa kể dân số, tài nguyên… của Nhật năm 1980 không có cơ sở gì để cạnh tranh với Hoa Kỳ cả. Cụ không nghĩ là Hoa Kỳ, năm 1980 chỉ cần “ép nhẹ nhàng” thì Nhật lại quay lại số 2 ngay, KHÔNG có cơ sở gì để cạnh tranh với Hoà Kỳ cả.
 

losedow

Xe buýt
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
708
Động cơ
792,282 Mã lực
Một chút riêng tư ngoài lề.

Bác và mợ Bông xương rồng có sự liên quan nào không? (Thành thật xin lỗi bác nếu có điều gì khiếm nhã trong câu hỏi).
Không cụ ạ. Em hay đọc blog Tàu thấy có gì vui thì kéo về chia sẻ thôi ạ.
 
Biển số
OF-874529
Ngày cấp bằng
13/1/25
Số km
85
Động cơ
19,841 Mã lực
Tuổi
114
Không cụ ạ. Em hay đọc blog Tàu thấy có gì vui thì kéo về chia sẻ thôi ạ.
Cảm ơn bác.

Những bài bác kéo về có nhiều góc nhìn thú vị. Em thích những góc nhìn mở và thấy có phần giống mợ Bông một thời nên hỏi bác.
 
Biển số
OF-874529
Ngày cấp bằng
13/1/25
Số km
85
Động cơ
19,841 Mã lực
Tuổi
114
Chắc mợ ấy cũng đọc báo tàu giống em :))
Cảm ơn bác.

Bất cứ báo nào nếu có góc nhìn khác (dù đúng hay chưa được đúng lắm) đều đáng để tham khảo. Trong mỗi báo đều dựa trên cái lý nào đó giúp người đọc không bị câu thúc bởi cái khung định kiến đã được xây.

Hóng bác chia sẻ nhiều hơn nữa.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,578
Động cơ
459,931 Mã lực
Tuổi
44

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,264
Động cơ
122,955 Mã lực
Tuổi
32
Có vé bây giờ nhiều bác tin media mĩ quá, thậm chí mấy thuyết cho rằng thuế sẽ làm tăng lạm phát khiến xã hội mĩ hỗn loạn, trung quốc chỉ cần nghiến răng cầm cự một tháng là chiến thắng mà cũng tin được thì quả là hết nước chấm. Thậm chí em giễu cợt không biết ai phải gánh chịu thuế mà cũng bám vào đó để chém ró mới tài chứ. Đơn giản là mọi thứ cứ nhìn vào dữ liệu kinh tế sẽ rõ như ban ngày sao

Này nhé, nếu doanh nghiệp nhập khẩu chuyển thuế vào giá thì giá bán hàng phải tăng, điều đó dẫn tới lạm phát tăng và doanh số bán hàng tăng. Nếu doanh nghiệp gánh chịu khoản thuế không tăng giá bán để giữ thị phần thì lợi nhuận của nó giảm. Nhưng báo cáo tài chính mới nhất trong tháng này cho thấy doanh thu chỉ tăng 1% tức doanh nghiệp không chuyển thuế vào giá mấy, tức người tiêu dùng không phải gánh chịu thuế nhập khẩu kia. Cuối tuần này có dữ liệu CPE và đầu tháng năm có CPI, chắc chắn chúng đều giảm càng khẳng định điều đó. Mặt khác, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 3% cũng chứng tỏ doanh nghiệp nhập khẩu không gánh chịu khoản thuế nhập khẩu

Các dữ liệu đều báo cả doanh nghiệp nhập khẩu và người tiêu dùng mĩ đều không gánh chịu khoản thuế nhập khẩu tăng kia, nên em mới nói rằng em không biết ai phải gánh chịu. Thực tế thương chiến 1.0 năm 2018 cho thấy a Chum cứ việc áp thuế, lạm phát vẫn ở 1% . Nhìn dữ liệu là thấy, chứ các bác nghe media mĩ rồi nói theo thì trật lấc. Nhưng media mĩ cũng hù được ối người tiêu dùng khiến bọn họ đi mua hàng vi lo giá tăng. Vậy là số việc làm thu ngân và việc làm bán thời gian tăng. Chúng ta có thể dự đoán sắp tới lạm phát giảm, thời gian làm việc trung bình giảm và thu nhập theo giờ trung bình cũng giảm

Túm váy lại: bác nào tin vào media mĩ thì mất tiền cũng đừng đổ tại số. Giờ media mĩ tô màu thì đến tổng thống mĩ cũng đen kịt đới
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top