- Biển số
- OF-484668
- Ngày cấp bằng
- 17/1/17
- Số km
- 2,080
- Động cơ
- 375,132 Mã lực
- Tuổi
- 125
Để tính toán cụ thể, ta giả định như sau:Vụ nick huyen gì gì đó lý luận vụ TQ chịu thuế 55% hài không chịu nổiBạn ấy chơi chứng (có vẻ) có nghề mà bình luận ngây thơ (lại vẫn) không chịu nổi.
Nguyên tắc cơ bản của hàng hóa xuất khẩu là tôi (nhà sản xuất) bán cho anh hàng giá 100 đ ra khỏi VN ( thường xuất FOB đi cho dễ tính) là xong, hàng xuống tầu tôi mang bộ hồ sơ ra bank lấy tiền (trong trường hợp cũng đơn giản cho dễ tính toán là mua bán thanh toán qua L/C). Còn việc anh mang hàng về đâu đó (ở đây là Mỹ) bán với giá bao nhiêu kệ anh, nơi anh bán ( ở đây là Mỹ) họ tính giá thuế bao nhiêu là tính với anh, và anh PHẢI TRẢ, chả liên quan gì tới tôi.
Ví dụ cụ thể về VN ta, đánh thuế ô tô nhập là 200% thì đâu phải ông bán (TOYOTA đi cho thông dụng) bán con Prado 100K rồi ông nộp cho chính phủ VN 200K nữa. Còn ông Vn mua con Prado đó chỉ phải trả có 100K để lái con Prado đi ra hàm cá mập cua hot girl.
Còn anh Trump đánh thuế thêm 55% với hàng nhập từ TQ, thì nhà nhập khẩu hàng từ TQ về USA họ cân đối giá nhập + các loại thuế của USA + lãi dự kiến, mà giá cao hơn giá hàng đó nhập từ nước khác về bán (với giả định 2 mặt hàng giống nhau, ví dụ giấy chùi...miệng đi) ở USA thì họ KHÔNG NHẬP HÀNG TỪ TRUNG QUỐC NỮA (đơn giản vì nhập về không bán được hoặc bán lỗ thì điên à), chứ làm gì có chuyện ông bán hàng TQ (hoặc chính phủ TQ) chịu cái thuế 55% thêm kia của anh bí thư xứ ủy Bắc Mỹ, Đỗ Nam Trung (như nick huyền phân cmn tích)
+ Giá thành tiêu thụ (sau các loại thuế nội địa và thuế xuất khẩu phải nộp) của nhà sản xuất/xuất khẩu: 10 đ, không đổi trong bất kỳ trường hợp nào.
+ Cước vận tải & bảo hiểm: 1 đ, không đổi trong bất kỳ trường hợp nào.
+ Chi phí lưu thông và phân phối tại thị trường tiêu thụ Mỹ: 40 đ, không đổi trong bất kỳ trường hợp nào.
+ Lợi nhuận của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu: Đều bằng 10%.
+ Thuế nhập khẩu vào Mỹ: Cũ = 0%, Mới = 65%.
Như thế giá FOB xuất khẩu cũ = 10 đ * (1 + 10% lợi nhuận của SX/XK) = 11 đ.
Giá CIF nhập khẩu cũ: 11 đ + 1 đ vận tải/bảo hiểm = 12 đ.
Thuế nhập khẩu cũ = 12 đ * 0% = 0 đ.
Giá sau thuế nhập khẩu cũ = 12 đ + 0 đ = 12 đ.
Giá vốn lưu thông/phân phối = 12 đ + 40 đ = 52 đ.
Giá bán cũ cho người tiêu dùng = 52 đ * (1 + 10% lợi nhuận của NK/PP) = 57,2 đ.
a) Trường hợp đơn vị xuất khẩu không giảm giá, không hỗ trợ gì cho đơn vị nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu mới = 12 đ * 65% = 7,8 đ. Thuế này nhà nhập khẩu phải nộp.
Giá sau thuế nhập khẩu mới = 12 đ + 7,8 đ = 19,8 đ.
Giá vốn lưu thông/phân phối = 19,8 đ + 40 đ = 59,8 đ.
+ Trường hợp đơn vị phân phối giữ nguyên lợi nhuận 10%:
Giá bán mới cho người tiêu dùng = 59,8 đ * (1 + 10% lợi nhuận) = 65,78 đ, tăng 15,00% (65,78 đ : 57,2 đ) so với giá bán cũ.
+ Trường hợp đơn vị phân phối giảm lợi nhuận xuống 5%:
Giá bán mới cho người tiêu dùng = 59,8 đ * (1 + 5% lợi nhuận) = 62,79 đ, tăng 9,77% (62,79 đ : 57,2 đ) so với giá bán cũ.
b) Trường hợp đơn vị xuất khẩu hỗ trợ cho đơn vị nhập khẩu bằng việc giảm lợi nhuận của mình xuống 5%:
Giá FOB xuất khẩu mới = 10 đ * (1 + 5% lợi nhuận) = 10,5 đ.
Giá CIF nhập khẩu mới: 10,5 đ + 1 đ vận tải/bảo hiểm = 11,5 đ.
Thuế nhập khẩu mới = 11,5 đ * 65% = 6,975 đ. Thuế này nhà nhập khẩu phải nộp.
Giá sau thuế nhập khẩu mới = 11,5 đ + 6,975 đ = 18,975 đ.
Giá vốn lưu thông/phân phối = 18,975 đ + 40 đ = 58,975 đ.
+ Trường hợp đơn vị phân phối giữ nguyên lợi nhuận 10%:
Giá bán mới cho người tiêu dùng = 58,975 đ * (1 + 10% lợi nhuận) = 64,8725 đ, tăng 13,41% (64,8725 đ : 57,2 đ) so với giá bán cũ.
+ Trường hợp đơn vị phân phối giảm lợi nhuận xuống 5%:
Giá bán mới cho người tiêu dùng = 58,975 đ * (1 + 5% lợi nhuận) = 61,9238 đ, tăng 8,26% (61,9238 đ : 57,2 đ) so với giá bán cũ.
Tất nhiên chúng ta có thể thay đổi các con số trong giả định trên đây, nhưng về tổng thể thì yếu tố quyết định để ít tăng giá bán cho người tiêu dùng là sự giảm lợi nhuận của nhà phân phối, chứ các nhà sản xuất với biên lợi nhuận mỏng thì việc giảm giá của họ ít tác động tới sự thay đổi của giá bán cho người tiêu dùng.
Với các nhà xuất khẩu có tỷ lệ % XK vào Mỹ cao thì cần phải cân nhắc việc làm không lãi (lãi 0% hoặc thậm chí âm) trong một khoảng thời gian nhất định để duy trì hoạt động, nhưng điều này là không bền và sớm muộn họ cũng phải tìm cách để giảm dần, tiến tới loại bỏ thị trường Mỹ.
Với các nhà xuất khẩu có tỷ lệ % XK vào Mỹ thấp thì xin mời các nhà nhập khẩu Mỹ đi chỗ khác cho nhanh nếu muốn các đơn vị xuất khẩu làm không công cho họ.