- Biển số
- OF-709574
- Ngày cấp bằng
- 5/12/19
- Số km
- 4,123
- Động cơ
- 266,587 Mã lực
- Tuổi
- 49
Doanh nhân TQ công nhận là rất nhanh nhạy.. những ngành hàng có tỷ trọng xuất khẩu đi Mỹ lớn đã nhảy sang Mỹ mở nhà máy luôn rồi
Nói sai người ta chỉ cho thì “vâng em sai” là được rồi. Như thế nó mới tiến bộ.Vâng cụ hơn, em xấu hổ, có sao đâu. Giữa người Việt hơn thua với nhau, mà vẫn giữa ngưỡng GDP trung bình thấp thì hơn thua giữa những người Việt để làm gì?
AI đấy phe Mỹ (bias) rồiEm mới hỏi thằng ChatGPT mới có 9 câu mà thấy nó trả lời lọ xọ rồi. Trong đó em đặt điều kiện là EU, Ấn độ, Nhật, Hàn, ... đang ở vị trí trung lập.![]()
![]()
Hiện này thì Ấn độ hầu như đã ngã về Mỹ, còn EU, Nhật, Hàn thì cũng khó gọi là không theo Mỹ. Cho nên, có thể cuộc chiến thương mại này kéo dài được thời gian nhưng kết quả thì chắc ai cũng rõ.![]()
Để tính toán cụ thể, ta giả định như sau:Vụ nick huyen gì gì đó lý luận vụ TQ chịu thuế 55% hài không chịu nổiBạn ấy chơi chứng (có vẻ) có nghề mà bình luận ngây thơ (lại vẫn) không chịu nổi.
Nguyên tắc cơ bản của hàng hóa xuất khẩu là tôi (nhà sản xuất) bán cho anh hàng giá 100 đ ra khỏi VN ( thường xuất FOB đi cho dễ tính) là xong, hàng xuống tầu tôi mang bộ hồ sơ ra bank lấy tiền (trong trường hợp cũng đơn giản cho dễ tính toán là mua bán thanh toán qua L/C). Còn việc anh mang hàng về đâu đó (ở đây là Mỹ) bán với giá bao nhiêu kệ anh, nơi anh bán ( ở đây là Mỹ) họ tính giá thuế bao nhiêu là tính với anh, và anh PHẢI TRẢ, chả liên quan gì tới tôi.
Ví dụ cụ thể về VN ta, đánh thuế ô tô nhập là 200% thì đâu phải ông bán (TOYOTA đi cho thông dụng) bán con Prado 100K rồi ông nộp cho chính phủ VN 200K nữa. Còn ông Vn mua con Prado đó chỉ phải trả có 100K để lái con Prado đi ra hàm cá mập cua hot girl.
Còn anh Trump đánh thuế thêm 55% với hàng nhập từ TQ, thì nhà nhập khẩu hàng từ TQ về USA họ cân đối giá nhập + các loại thuế của USA + lãi dự kiến, mà giá cao hơn giá hàng đó nhập từ nước khác về bán (với giả định 2 mặt hàng giống nhau, ví dụ giấy chùi...miệng đi) ở USA thì họ KHÔNG NHẬP HÀNG TỪ TRUNG QUỐC NỮA (đơn giản vì nhập về không bán được hoặc bán lỗ thì điên à), chứ làm gì có chuyện ông bán hàng TQ (hoặc chính phủ TQ) chịu cái thuế 55% thêm kia của anh bí thư xứ ủy Bắc Mỹ, Đỗ Nam Trung (như nick huyền phân cmn tích)
Để công chức tình nguyện làm việc đến 10h đêm thì phải có 2 điều kiện: 1 là được trả lương xứng đáng, và 2 là sức ép "không làm được thì nghỉ". Thiếu 1 trong 2 là không xong.P/s: với tư cách làm việc liên quan đến cơ quan đến nhà nước rất nhiều, có thể coi là hàng ngày, về thuế và luật, em cũng đồng quan điểm và trải nghiệm về việc than vãn điên đảo và làm đến 10h như này: Ở các Tỉnh thành bây giờ, công chức làm việc đến 10h đêm là chuyện ko hiếm. Chính họ cũng đang than vãn là họ đang thay đổi đến điên đảo, còn hơn cả doanh nghiệp start-up.
Cũng tùy ạ, cháu quen đội cán bộ thuế làm 8h-10h đêm nhiều, còn gọi luôn cho cháu.Để công chức tình nguyện làm việc đến 10h đêm thì phải có 2 điều kiện: 1 là được trả lương xứng đáng, và 2 là sức ép "không làm được thì nghỉ". Thiếu 1 trong 2 là không xong.
Hiện đang có những thay đổi khá lớn trong đãi ngộ đối với công chức làm việc. Và công chức sẵn sàng làm việc đến 10h như cụ thấy.
Cụ đặt câu hỏi cũng đã có sự thiên vị rồi, nên câu trả lợi vậy cũng ko có gì lạ. DN TQ ko SX thì sẽ chết và ... nhưng lại ko đả động gì đến DN Mỹ sẽ chết khi ko có hàng bán.Em mới hỏi thằng ChatGPT mới có 9 câu mà thấy nó trả lời lọ xọ rồi. Trong đó em đặt điều kiện là EU, Ấn độ, Nhật, Hàn, ... đang ở vị trí trung lập.![]()
![]()
Hiện nay thì Ấn độ hầu như đã ngã về Mỹ, còn EU, Nhật, Hàn thì cũng khó gọi là không theo Mỹ. Cho nên, có thể cuộc chiến thương mại này kéo dài được thời gian nhưng kết quả thì chắc ai cũng rõ.![]()
Cụ thấm nhuần học thuyết giá trị thặng dư rồi đấyThực ra em nghĩ khó vì muốn làm được cái đấy thì phải giàu đã, thì sau mới có thể có thời gian mà đóng góp được cái gì thay đổi về bản chất.
Em kể câu chuyện của mình thôi, năm 2018, là năm em 27 tuổi và đang là quản lý in-house về mảng thuế của 1 tập đoàn to to nhưng tư nhân và chị chủ quyết định bán 30% vốn đi để có người cùng làm, và do đó thuê một bên tư vấn, trong có gói làm định giá. Em cùng họ ngồi làm ra mô hình tầm hơn ngàn thông số (đúng nghĩa ngàn) trên excel để định giá theo 3 phương pháp FCFF, FCFE và một multiplier nữa. Lúc đó em lương cũng dư sống nhưng chưa tích lũy được nhiều (gấp 5 lần lúc mới ra trường), dù so với bây giờ thì em lại gấp 5 lần nữa, nhưng lần đầu em mới hiểu tại sao tài chính lại gọi là "rocket scientist" - tức khoa học tên lửa - tức nó giống hệt việc mô phỏng quỹ đạo tên lửa vậy.
Và em hiểu ra cái đáng buồn của Việt Nam mình lúc đó, nước mình nghèo quá, nên tổng thể có rất nhiều ngành không phát triển và không đảm bảo được cuộc sống. Đáng ra ở một nước giàu như Mỹ, nhiều người như em đã có thể chọn con đường khác là làm kinh tế (tức tài chính), ví dụ như học vật lý, rồi đi làm nhà khoa học tên lửa thật, dù không giàu khá giả nhưng cũng đủ sống phong lưu.
Còn về Việt Nam, em trích bài vừa đọc của một người trong ngành, anh Hiếu bên Vinacapital:
Thế chế vs Con người
Sân bay hỗn loạn, hàng nghìn người phẫn nộ vì máy bay liên tục hoãn/huỷ chuyến. Khách hàng chuyển từ chất vấn, chuyển sang rủa thả và buông tục với nhân viên hãng. Giữa đám đông đó, vẫn có 2 nhân viên của hãng bình tĩnh giải thích với thái độ cảm thông, thành khẩn và chuyên nghiệp. Họ là những ng duy nhất mang nước cho ng già và trẻ em đang ngồi bệt dưới đất.
Trải nghiệm hàng không ở Việt Nam khá khập khiễng, trong khi thái độ và phong cách trong cabin là rất tốt thì trải nghiệm mặt đất là rất lạnh lùng, quan liêu và cứng nhắc. Đó là vì họ thuộc 2-3 tổ chức khác nhau, với văn hoá và thể chế rất khác nhau. 1 hãng HK đang muốn thay đổi điều đó và phá vỡ thế độc quyền, song họ đứt gãy ngay từ khâu chuyển giao.
Quan điểm của tôi là kết quả của 1 hệ thống tuỳ thuộc vào con người (đặc biệt là lãnh đạo), ko thể đổ lỗi cho thể chế, là anh "Nhà Nước" hay "tư nhân". Tôi đã và đang mua dịch vụ rất nhiều "người Nhà Nước" như Viettel hay gần đây là EVN tôi thấy họ làm dịch vụ quá ổn, nếu ko muốn nói là rất chuyên nghiệp và rất đáng khen. Ở các Tỉnh thành bây giờ, công chức làm việc đến 10h đêm là chuyện ko hiếm. Chính họ cũng đang than vãn là họ đang thay đổi đến điên đảo, còn hơn cả doanh nghiệp start-up.
Ở bình diện quốc gia, cái nhìn của tôi cũng thế. Là con người quyết định chất lượng của hệ thống hơn là thể chế. Vì xét cho cùng, thể chế là do con người tạo ra. Nếu người lãnh đạo tài giỏi, và đc tập trung quyền lực, đất nước sẽ tiến rất nhanh và đoàn kết. Quan trong hơn hết, người có tài có đức thì sẽ tập trung được nhân tài xung quanh mình. Còn kẻ tiểu nhân gian trá thì sẽ chỉ thủ nạp đc những kẻ cơ hội mà thôi. "Ngưu tòng ngưu, mã tòng mã". Chứng kiến cảnh các nghĩ sỹ cãi vã như ngoài chợ thậm chí leo rào choảng nhau ở các nước Phương Tây, theo tôi đó chả phải là 1 hình mẫu tốt của quốc gia.
Tự hào và yêu lắm cảnh người dân chan hoà ra đường xem diễu binh dưới mưa đêm qua.\
P/s: với tư cách làm việc liên quan đến cơ quan đến nhà nước rất nhiều, có thể coi là hàng ngày, về thuế và luật, em cũng đồng quan điểm và trải nghiệm về việc than vãn điên đảo và làm đến 10h như này: Ở các Tỉnh thành bây giờ, công chức làm việc đến 10h đêm là chuyện ko hiếm. Chính họ cũng đang than vãn là họ đang thay đổi đến điên đảo, còn hơn cả doanh nghiệp start-up.
Cụ thấy thế giới hiện có mấy nước lớn? và lãnh đạo nước lớn nào hành động lời nói xứng tầm hơn TT Mỹ? Về bắt nạt tranh giành đất đai láng giềng thì nước lớn nào tử tế hơn Mỹ? Nếu loại đc Mỹ, đã chẳng cần phải đàm. Dẹp bớt cái sĩ diện hão, mang lại lợi ích lớn nhất cho người dân mới là hay.Nước lớn thì hành động tới lời nói của người lãnh đạo cũng phải xứng tầm...kiểu như trump thì lời nói của Mỹ ai còn tôn trọng nữa. Càng ngày càng thấy bộ mặt bắt nạt của Mỹ chứ chả có gì hơn.
Làm ăn thì làm đàm thì đàm nhưng nhà nào cũng dần dần loại bỏ yếu tố Mỹ ra thì cái nước lớn của Mỹ chắc vững được.
Làm ăn kiểu luồn cúi cầu xin thì nghỉ. Sĩ diện hão?Cụ thấy thế giới hiện có mấy nước lớn? và lãnh đạo nước lớn nào hành động lời nói xứng tầm hơn TT Mỹ? Về bắt nạt tranh giành đất đai láng giềng thì nước lớn nào tử tế hơn Mỹ? Nếu loại đc Mỹ, đã chẳng cần phải đàm. Dẹp bớt cái sĩ diện hão, mang lại lợi ích lớn nhất cho người dân mới là hay.
Chỉ cần đièu kiện 2 thôi, tất cả nền kinh tế năng động đều vậy. Làm gì có trả lương xứng đáng - làm gì có công bằng? ảo tưởngĐể công chức tình nguyện làm việc đến 10h đêm thì phải có 2 điều kiện: 1 là được trả lương xứng đáng, và 2 là sức ép "không làm được thì nghỉ". Thiếu 1 trong 2 là không xong.
Hiện đang có những thay đổi khá lớn trong đãi ngộ đối với công chức làm việc. Và công chức sẵn sàng làm việc đến 10h như cụ thấy.
Không có trả lương xứng đáng thì người ta sẵn sàng nghỉ cụ ợ, đặc biệt những người giỏi. "Xứng đáng" ở đây được hiểu là đủ để sinh hoạt và nuôi con với điều kiện bình thường.Chỉ cần đièu kiện 2 thôi, tất cả nền kinh tế năng động đều vậy. Làm gì có trả lương xứng đáng - làm gì có công bằng? ảo tưởng
Amazon nó bỏ niêm yết thuế quan rồi cụAmazon sẽ niêm yết phần giá thuế quan , bên cạnh phần giá gốc của các sản phẩm.
Nhà trắng đã bày tỏ sự phấn nộ về điều này, coi đây là hành động thù địch và mang động cơ chính trị.
DN Mỹ nếu ko có hàng TQ để bán thì sẽ bán hàng cùng loại của các nước khác hay của chính Mỹ chứ sao lại phá sản? Chẳng lẽ TQ ko nhập hàng vào Mỹ là Mỹ chịu chết ko tìm đc nguồn thay thế sao? Nếu cụ nói ko có hàng TQ thì giá cả hàng hóa tại Mỹ tăng do các SP cùng loại có giá thành cao hơn hang TQ thì em OK.Cụ đặt câu hỏi cũng đã có sự thiên vị rồi, nên câu trả lợi vậy cũng ko có gì lạ. DN TQ ko SX thì sẽ chết và ... nhưng lại ko đả động gì đến DN Mỹ sẽ chết khi ko có hàng bán.
Ngoài ra, việc DN phá sản, đóng cửa là chuyện cơm bữa, chả có gì là lạ. Anh ko thay đổi kịp với thời cuộc thì anh chết thôi.
Quan trọng là CP làm thế nào để giữ vững mục tiêu tăng trưởng. DN SX phải đóng cửa vì mất 10% XK sang thị trường Mỹ, thì CP sẽ tìm lại cái 10% XK ở các thị trường khác, bằng các sản phẩm khác phù hợp với họ. Chứ CP có thể ko cần thiết phải đi bán ắc quy, bán TV... bán sản phẩm thay cho các DN, nếu DN đó nó ko quá quan trọng đến an ninh QG.
Nói chung, CP TQ sẽ đi tìm thị trường cho các sản phẩm khác phát triển ở Châu Phi, Nam Mỹ, ĐNA... để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP, nhờ xu hướng toàn cầu hóa do Mỹ khởi xướng. Còn việc thích nghi và phát triển là việc của DN.
Mỹ khó làm được điều này vì muốn đánh thuế cả thế giới, từ chối thương mại toàn cầu, tự bắn vào chân mình với thuế khi tìm sản phẩm thay thế TQ.