- Biển số
- OF-803182
- Ngày cấp bằng
- 24/1/22
- Số km
- 5,755
- Động cơ
- 77,196 Mã lực
- Tuổi
- 24
Tuyệt quá bác ạ.Em đọc lại phân tích của anh Bảo ĐC của FPT và copy hầu các cụ
ĐSCT có lợi nhuận một cách sòng phẳng chứ không nhờ ai giúp![]()
CaoBao Do
ĐSCT có lợi nhuận một cách sòng phẳng chứ không nhờ ai giúp Vâng, khi tôi đưa ra thông tin ĐSCT ở Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc có lãi chứ không lỗ, có một số bạn cho rằng chưa chặt chẽ, các bạn cho...www.facebook.com
Vâng, khi tôi đưa ra thông tin ĐSCT ở Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc có lãi chứ không lỗ, có một số bạn cho rằng chưa chặt chẽ, các bạn cho rằng có thể có nhiều yếu tố khác ngoài kinh doanh ĐSCT tác động làm cho kinh doanh ĐSCT có lãi, chẳng hạn:
1) Tiền đầu tư làm ĐSCT nhà nước chịu, công ty ĐSCT không phải trả khoản tiền đầu tư ban đầu
2) Nhà nước bù lỗ giá vé như nhà nước đã bù lỗ giá vé đường sắt đô thị và metro
3) Kinh doanh bất động sản, cho thuê mặt bằng kinh doanh, trực tiếp bán lẻ ở các nhà ga có lợi nhuận để bù cho kinh doanh vận chuyển
Đầu tiên tôi xin khẳng định rằng:
1) Các công ty ĐSCT khi hạch toán đều đã hạch toán đầy đủ chi phí đầu tư làm ĐSCT (bao gồm cả lãi vay);
2) Tất cả các quốc gia đều không bù lỗ cho kinh doanh ĐSCT (chỉ bù lỗ cho vận tải công cộng trong đô thị như đường sắt đô thị, metro và xe bus);
3) Riêng kinh doanh vận tải hành khách đã có lợi nhuận rồi, không cần kinh doanh BĐS, bán lẻ hoặc kinh doanh khác bù lỗ.
Và đây là bằng chứng:
Chi phí Vốn đầu tư làm ĐSCT:
Ở Pháp do SNCF đầu tư, ở Nhật do JR và các công ty con đầu tư. Mỗi công ty đường sắt sở hữu cả đường tàu lẫn nhà ga và tất cả đều được tính vào tài sản cố địch, khi hạch toán bắt buộc phải khấu hao tài sản và trả lãi vay hàng năm. Trường hợp tàu TGV của Pháp chạy sang Italy, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Luxemburg thì SNCF phải trả phí chạy và dừng đỗ cho các công ty sở hữu đường ray và nhà ga của các nước ấy.
Ở Trung Quốc, vốn đầu tư do Tập đoàn đường sắt Trung Quốc và các nhà đầu tư nhà nước và tư nhân đầu tư. Trung Quốc họ tách riêng việc kinh doanh các nhà ga và kinh doanh vận tải đường sắt (các công ty sở hữu và kinh doanh nhà ga và các công ty sở hữu đường ray, toa xe, kinh doanh vận tải hành khách). Các công ty kinh doanh vận tải đường sắt phải trả tiền sử dụng nhà ga giống như các hãng hàng không phải trả phí dịch vụ nhà ga cho các công ty cảng hàng không.
Bù lỗ giá vé
Tất cả các quốc gia đều không bù giá vé cho ĐSCT. Đường sắt đô thị, metro và xe Bus được bù giá vé là để giảm tải ùn tắc giao thông đô thị, thực hiện chính sách xã hội cho học sinh, sinh viên, người già, người lao động đi lại hàng ngày, còn ĐSCT là phương tiện giao thông bình đẳng và cạnh tranh với hàng không.
Kinh doanh BĐS và bán lẻ
Ở Nhật Bản, các công ty ĐSCT có kinh doanh BĐS, bán lẻ, nhưng doanh số, lợi nhuận từ BĐS, bán lẻ chiếm tỷ trọng rất thấp.
Đây là lợi nhuận năm 2019 của công ty JP West theo các lĩnh vực kinh doanh: Vận chuyển 136,2 tỷ Yên (69,17%), Bán lẻ 6,1 tỷ Yên (3,1%), BĐS 35,6 tỷ Yên (18,01%), khác 21,2 tỷ Yên (10,77%). Còn đây là lợi nhuận năm 2023: Vận chuyển 139,5 tỷ Yên (64,43%), Bán lẻ 10 tỷ Yên (4,76%), BĐS 41,5 tỷ Yên (19,76%), khác 23 tỷ Yên (10,95%). Các năm khác con số tương tự (trừ 2 năm đại dịch Covid-19).
Công ty ĐSCT Bắc Kinh - Thượng Hải, không sở hữu nhà ga nào, nên không có kinh doanh BĐS và bán lẻ, họ thuần tuý kinh doanh vận chuyển ĐSCT.
Số liệu trên đã chỉ ra rằng bản thân kinh doanh vận chuyển ĐSCT đã có lợi nhuận, không cần BĐS và bán lẻ bù, ngay cả khi kinh doanh thêm BĐS, bán lẻ và các kinh doanh khác, thì lợi nhuận từ kinh doanh vận chuyển vẫn chiếm trên 2/3 tổng lợi nhuận.
Hóa ra có lãi.
Còn hôm trước, 1 cậu lạnh lùng bẩu, dù là qua mồm cậu khác: "đờ cờ mờ, chắc chắn lỗ, nhưng phó của tau muốn cống hiến".
Cậu khác bẩu, khả năng rất cao là lỗ.
Cậu nữa bẩu, 98% ĐSCT là lỗ.
Tôi đoán mò, chắc giống cậu gì Sáng láng bên Bam bu thời Covid, kiên quyết Lãi khi cả thế giới Lỗ chỏng gọng.