- Biển số
- OF-354153
- Ngày cấp bằng
- 9/2/15
- Số km
- 4,260
- Động cơ
- -166,596 Mã lực
Em cũng như cụ. HicNgủ dậy cái mất sạch từ Xã- Huyện- Tỉnh. Còn mỗi nước VN.
Em cũng như cụ. HicNgủ dậy cái mất sạch từ Xã- Huyện- Tỉnh. Còn mỗi nước VN.
cụ ở Thuận Vi a em ở Tân Lập trước sang chỗ cụ toàn bị bắt nạt với phi xuống ao vì lắm ao quá. Đêm qua trằn trọc mãi ko ngủ được lần sau về quê ko còn biển Thái Bình kính chào nữa buồn kinhCũng nhiều người con TB khó ngủ giống em vì…. Oách cụ nhỉ
Nhìn quanh quanh thấy mấy cụ ở VT rồi nhỉ.cụ ở Thuận Vi a em ở Tân Lập trước sang chỗ cụ toàn bị bắt nạt với phi xuống ao vì lắm ao quá. Đêm qua trằn trọc mãi ko ngủ được lần sau về quê ko còn biển Thái Bình kính chào nữa buồn kinh
Đúng như cụ nói. Hà Tây vẫn Hà Tây nhập vào HN do thay đổi địa giới có quỹ đất mở rộng đô thị quy mô tp lớn hơn. Xây vành đai 3.5 - 4 - 5 cho thuận tiện. Nhiều nơi khác tư duy làng xã là mất tên rồi mất quê các kiểu. Nhà các ô vẫn ở đó có thay đổi gì đâu. Cũng ko nghèo đi 1 xu. Kiểu họ ghen tị nơi khác là trung tâm thì sợ người ta phát triển hơn.chia sẻ với các cụ, các mợ, em quê Hà Tây, từ khi nhập vào HN em thấy bt, ai hỏi em quê đâu em vẫn trả lời em ở Hà Tây, hoặc ngắn gọn hơn thì em ở Quốc Oai. HN bỏ sang một bên, chỉ có trong đơn từ, công văn
Em cũng tâm tư giống cụ, cả hai vợ chồng đều mất sạch.Ngủ dậy cái mất sạch từ Xã- Huyện- Tỉnh. Còn mỗi nước VN.
Em nghĩ trong dòng chảy lịch sử, treen toàn cõi Việt Nam, mỗi triều đại trị vì đều có những thay đổi về địa giới hành chính, về tên địa danh, điều đó là hoàn toàn bình thường, trên thế giới cũng vậy thôi. Tất nhiên là với mỗi người bình thường thì việc đổi tên quê hương mình đương nhiên là buồn rồi. Nhưng mà vị trí nó vẫn nằm đó, văn hóa vẫn còn, giọng nói vẫn còn, các cư xử theo lối cũ của từng nơi vẫn còn, các di tích lịch sử vẫn ở đó, có mất đi đâu. Nếu trong trường hợp VN mình mất đất, mất dân, mất văn hóa mới sợ, chính sách thay đổi tên tỉnh xã để phù hợp hơn trong quản lý hành chính và xã hội thì là cũng là để đất nước tiến lên thôi.Đúng như cụ nói. Hà Tây vẫn Hà Tây nhập vào HN do thay đổi địa giới có quỹ đất mở rộng đô thị quy mô tp lớn hơn. Xây vành đai 3.5 - 4 - 5 cho thuận tiện. Nhiều nơi khác tư duy làng xã là mất tên rồi mất quê các kiểu. Nhà các ô vẫn ở đó có thay đổi gì đâu. Cũng ko nghèo đi 1 xu. Kiểu họ ghen tị nơi khác là trung tâm thì sợ người ta phát triển hơn.
ngày xưa em nhớ ở Hòn gai mà về Thái Bình thì phải qua 5 phà : phà Bãi Cháy qua Cửa lục nối Hòn Gai với Bãi Cháy; phà Rừng qua sông Đá Bạch nối Yên Hưng với Thuỷ Nguyên ( có đặc sản nước vối và đẩy xe hộ xin tiền), phà Bính qua sông Cấm nối Thuỷ Nguyên với trung tâm Hải Phòng; phà Cựu qua sông Bắc Hưng Hải nối An Lão với Tiên Lãng và phà Quý Cao qua sông Luộc nối Tiên Lãng với Vĩnh Bảo.Giờ em nhớ một cái phà là phà Tân Đệ
À còn một cái phà nữa là phà Quí Cao
Cụ ơi thế hồi đấy qua sông Hóa (cầu Nghìn) bây giờ là phà nào hay cầu ạ?ngày xưa em nhớ ở Hòn gai mà về Thái Bình thì phải qua 5 phà : phà Bãi Cháy qua Cửa lục nối Hòn Gai với Bãi Cháy; phà Rừng qua sông Đá Bạch nối Yên Hưng với Thuỷ Nguyên ( có đặc sản nước vối và đẩy xe hộ xin tiền), phà Bính qua sông Cấm nối Thuỷ Nguyên với trung tâm Hải Phòng; phà Cựu qua sông Bắc Hưng Hải nối An Lão với Tiên Lãng và phà Quý Cao qua sông Luộc nối Tiên Lãng với Vĩnh Bảo.
Mợ chắc cũng same same tuổi em, em cũng quê TB, giống mợ là không sinh ra và lớn lên ở TB, và cũng có những kỷ niệm tương đối giống mợ mỗi mùa hè được về quê, quê em gần quê mợ, từ Thị xã đi qua quê em là đến quên mợ (em cuối Kiến Xương, giáp Tiền Hải). Thực sự là em có những kỷ niệm rất đẹp mỗi lần về quê (hồi nhỏ, cách đây cũng khoảng 40 năm), tình cảm họ hàng ấm áp, mùi rơm đốt để nấu nướng rất đặc biệt, mùi hương nén thơm vô cùng, những bữa cơm rất ngon (toàn các món ăn dân giã) ăn cùng với ánh đèn dầu, tắm sông, thả diều ... Nói chung là những kỷ niệm rất tuyệt vời.Cuối cùng thì chúng em cũng lử lả đáp xuống bến xe Thái Bình. Tóc tai em rối bời như quạ đánh. Người hôi rình mùi nôn. Quần áo tả tơi, tay chân cáu ghét. Nhưng mà chỉ cần bước xuống xe thôi là em tỉnh táo ngay vì một cái mùi quen thuộc ùa đến: Mùi bùn. Cái mùi không thể trộn lẫn vào đâu. Cái mùi ấy thân thương và gây nghiện. Em ngất ngây hít căng đầy lồng ngực cái mùi ấy trong khi các chú vây quanh: My đấy à? Nhớn bằng này rồi. Cháu tôi xinh quá. Đi đường có mệt không? Các chú cho em lên xe ngồi xạng hai bên. Các chú cẩn thận lấy rơm bện vào cái gác ba ga cho mềm không có tí đi đường nó xóc. Em bám vào hai cái giảm xóc rồi cứ thế các chú đưa về nhà. Dọc đường cả nhà nói chuyện như pháo rang. Từ thị xã Thái Bình về đến Tiền Hải cũng mấy chục cây. Chúng em đi cả trong. bóng tối. Lúc ấy Thái Bình vẫn chỉ có đèn dầu. Người đi cày về thấp thoáng trong ánh trăng nhàn nhạt, Em đi qua những cánh đồng thơm ngát, những luỹ tre rặng duối rậm rì, qua những gồ mả âm u đom đóm lập loè. Trên con đường toàn đá gộc ấy toàn mứt trâu. Ngày ấy dù không quen nhau nhưng gặp nhau ngoài đường là chào hỏi. Ôi nét văn hoá Thái Bình sao mà yêu đến thế. Chào bác, chào anh, bác đi làm đồng về ạ. Em rất thích đi về vào những đêm có trăng. Gió mát rượi, đường vắng vẻ, câu chuyện như rang, lòng em khấp khởi sắp về đến nhà ông bà nội rồi. Ông bà ơi cháu đang về đây rồi.
Bài hát của Hải Dương nhà em đâyXu thế vận động xã hội đã khiến những bản nhạc ấy dần phai mờ bởi ít khi được các nhà Đài chủ động phát. Khi còn là “tỉnh ca” thì cứ Tết lễ là vang lên…
1. Bóng chiếc thôi đưa ánh mắt Long lanh… trời đất Hà Tây quê em dệt lụa
2. Anh đến quê em một chiều nắng ấm..
3. Em ơi hãy đến thăm quê hương anh Thái Bình.
Tâm tư quá các cụ ạ… Em Thái Bình
Mai này, đi đâu gặp đồng hương, ta hỏi nhau bạn ở bên Hưng hay Bên Thái!
Đọc đến đoạn này của mợ lại nhớ đến trước bà em hay đi chợ Tiểu Hoàng và chợ Cổ Rồng (em không được đi bao giờ), không biết là có phải Tiểu Hoàng mà mợ nhắc đến không?Sáng sau ngủ dậy em sẽ theo chân bà đi chợ. Bố em sẽ cùng ông ra đồng. Mùa nào thức ấy ông bà giồng khoai tây, bầu, bí đỏ, khoai lang, thuốc lào... bố sẽ giúp ông thu hoạch và gánh về. Bà mang ra chợ bán hoặc mời người buôn cất đến mua. Bây giờ em thấy mọi người hay bảo ăn khoai lang mọc mầm thì có hại nhưng ngày ấy chúng em ăn suốt. Nhà nào cũng có cái kho rồi làm mấy cái giá bằng tre để khoai lên cho nó thoáng. Nhưng nếu không bán hết là mọc mầm. Nhà ông bà cứ chọn củ nào mọc mầm là đem nấu ăn. Cái kho của bà em là một kho báu. Trong í có đủ thứ dừa, mật mía, đỗ xanh, lạc, đỗ đen...Em toàn mò vào đấy xúc trộm mật mía của bà.
Cái thôn Tiểu Hoàng nơi ông bà nội em ở là thôn truyền thống làm bánh gai, bánh nếp. Những chiếc bánh gai làm từ lá gai, bột nếp trộn với mật mía giã trên cối cho nhuyễn. Em cực thích giã gạo và giã bánh gai. Em chen vào giữa các cô chú rồi lấy chân dậm theo. Nhiều lúc em phá nhịp làm các cô chú cười bò ra. Các cụ mợ có nhớ cái cối giã gạo đạp chân không? Người giã người vén để gạo rơi đều vào lòng cối. Thề luôn bây giờ tìm không ra cái cối ấy. Một kỷ vật mà làng quê nào cũng có các cụ mợ nhỉ? À còn cái cối xay lúa nữa. Em cũng hăm hở xay lắm. Cứ ù ù nghe vui tai đáo để.