[Funland] Áp lực trường điểm!

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
2,752
Động cơ
1,342,291 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Con em năm nay thì vào lớp 6, em ở tỉnh, để lấy kính nghiệm cbo cháu em cho dự thi cả thcs Ngoại ngữ Hn, và trường liên cấp newton. Cả 2 trường cháu đều đỗ, trường newton còn đạt học bổng 100%. Nhưng khi thi trường điểm của thành phố cháu làm ko tốt (cháu vẫn đỗ). Vk em quay ra nói cháu, rồi quay sang chỉ trích em, 2 vk em cãi nhau to, cô ấy còn đòi đường ai người ấy đi, các cụ có ai như em ko, em đang rất rối
Cụ không làm chủ được gia đình thì chịu rồi. Tối đến giao lưu mấy hiệp xem sao. :(
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
3,573
Động cơ
416,964 Mã lực
Lời nói 1 chiều từ 1 phía rất khó để có đánh giá chính xác. Còn rất nhiều yếu tố khác nữa, có khi người khác lại đánh giá chủ thớt may mắn vì có khi chẳng bao giờ để ý xem con học hành thế nào, giỏi dốt ra sao, kệ tất mà vẫn con ngoan học giỏi chưa biết chừng.
Chả biết tài giỏi thế nào? Việc đem tham vọng của mình áp đặt lên con và con chỉ vì chuyện nhỏ về học hành của con mà đòi chia tay, đường ai nấy đi thì quả thực khó chấp nhận.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,308 Mã lực
Chả biết tài giỏi thế nào? Việc đem tham vọng của mình áp đặt lên con và con chỉ vì chuyện nhỏ về học hành của con mà đòi chia tay, đường ai nấy đi thì quả thực khó chấp nhận.
Cái đấy là tùy quan điểm sống từng cá nhân, nhưng nếu đánh giá về kết quả, thì em thích cái đội "bị áp đặt" ấy nhiều hơn cái đội được thả rông được chăng hay chớ nhiều. Cá nhân em thấy rất nhiều trong số cái đội "bị áp đặt" toàn được thiên hạ gọi là có giáo dục thôi.

Đã giáo dục, đã dạy dỗ là phải áp đặt, dù ít dù nhiều, dưới hình thức này hay hình thức khác, đấy là ko thể tránh. Quan trọng là sự hợp lý.

Chuyện dạy con cũng thế, nhỏ hay lớn là quan điểm cá nhân, với cụ có thể là nhỏ, nhưng với những người khác, như em chẳng hạn, thì lại là lớn. Còn việc đường ai nấy đi đã xảy ra đâu, mới chỉ là lời nói, nhưng cũng thể hiện sự bức xúc rất lớn. Cái bức xúc này để đánh giá hợp lý hay ko như em đã nói phụ thuộc vào việc thớt có tận tâm trong việc dạy dỗ con hay ko. Hay cụ thể là 1 ngày thớt dành bao nhiêu giờ để dạy con? Nếu câu trả lời là 2h, 3h mỗi ngày, thì đúng là khó chấp nhận. Nhưng nếu chẳng bao giờ ngó tới, vậy thì ăn mắng là phải đạo, biết điều nhịn thì vợ nó còn thương còn giữ được gia đình. Còn thích làm anh hùng thì chỉ có chia tay, vì khi đấy trong mắt vợ sẽ chỉ là thằng chí phéo có gì mà tiếc
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,149
Động cơ
317,166 Mã lực
Website
woodsoft.vn
cụ nói đúng, em là mei cũng là dân toán và đang kemf con học vì con em gần như ko học thêm. rất hiêủ tâm lý vợ cụ kiểu đề có thế mà cũng sai. Con em cũng thi trường chuyên lớp chọn đỗ nhưng em cho học gần nhà. nó đỗ mà bố nó tự hào lăm nghĩ con mình giơỉ, còn em nhinf điểm của con thấy qúa bình thường vì đề đâu có quá khó mà điểm lai bình thường. Bố nó thì ko bao giờ kemf con học nên ko biết sức học của con thế nào và cũn g ko biết cái đề nó ra làm sao. Nhưng em khác vợ cụ, thi xong ko mắng con. trc khi thi chuẩn bị tâm lý cho con và cả minh là con làm baì ko như ý.
Học toán từ nhỏ nó bị ngấm cái kiểu hoặc đúng hoặc sai . sai mà nói đúng là ko chiụ đc bật luôn. mà đời ko lúc nào cũng chỉ có sai và đúng. Cái này gv dạy văn và ngoại ngữ tốt hơn. mềm mỏng linh hoạt. Em ko phải là gv nhưng tự nhận thấy điểm yếu của con gaí học toán.
Có một cái vợ chồng cụ chủ thớt không nhận ra là mang tiếng vợ GV nhưng lại không đánh giá được năng lực của con. Đánh giá con trong suốt quá trình hướng dẫn, đồng hành cùng con thì chính xác hơn nhiều so với 1 kỳ thi. Kể cả việc con có tính cẩu thả, bài dễ cũng làm sai cũng là nằm trong dự tính của mình rồi. Việc hiểu con khi kèm cặp nó thì em rất đồng ý với mợ. Kiểu như trong đội bóng đá có 1 tiền đạo phong độ không ổn định, có trận ghi hatrick, có trận toán sút trượt. Nhưng ông HLV hiểu cầu thủ đó sẽ chẳng mắng mỏ cậu ta sau mỗi trận cầu không thành công mà phải tự trách mình và tìm cách huấn luyện cho cậu ta có phong độ ổn định.
Em đồ rằng vợ cụ chủ chưa phải là 1 GV giỏi.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,149
Động cơ
317,166 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Không hẳn đã vì thành tích. Ngày xưa em cũng bị cô giáo rèn như đúng rồi, có khi cô còn nổi nóng với mình. Nếu bảo nguyên do vì thành tích thì chắc chắn ko phải, thành tích của cô rất tốt em chỉ là con tép nhiều thêm hay ít đi đều ko thành vấn đề. Ngày bé ko hiểu nhưng giờ nghĩ lại em cho đó là vì thái độ của mình với việc học khi đó là ko tốt. Trường hợp này em nghĩ cũng thế, nổi nóng chủ yếu vì thái độ thờ ơ của 2 bố con với việc học. Ngay kể cả con em giờ cũng vậy, 2vc em ko quá ép, học cái gì mà ko thích có thể nghỉ, nhưng cấm thái độ thờ ơ, chỉ có điều bé nhà em chưa rèn được nên học với bố mẹ toàn nước mắt ngắn nước mắt dài. Chỉ là, ko hề đặt ra thành tích nào hết. Thành tích tốt mà thái độ chưa tốt thì cũng vẫn bị mắng và ngược lại, kể cả thành tích ko tốt nhưng chỉ cần dụng tâm thì sẽ được khen.

Cho nên cuối cùng vẫn là 2 bố con thớt nhìn lại bản thân, đã toàn tâm hay chưa?
Cách dạy con học của em hơi khác 1 chút. Em chả ngồi kèm bọn nó nước mắt ngắn nước mắt dài gì cả. Bắt nó tự học, tự làm bài. Bài nào không làm được thì để đấy, đến cuối ra hỏi em một thể. Em giải thích cho nó cách tư duy, cách làm rồi nó tự làm vào vở. Em cũng chả kiểm tra lại xem các bài còn lại nó tự làm đúng hay sai. Lên lớp cô giáo chấm được bao nhiêu điểm thì ăn từng đó điểm.
Cách này nhàn cực, buổi tối em vẫn xem TV, làm việc của em bình thường. Chỉ mất vài phút giải thích. Mà con em cũng rèn được tính tự giác, tự làm bài tập, tự giải quyết vấn đề từ bé. Chỉ có điều tính cẩu thả thì vẫn còn :D
 

nuocnga173018

Xe tải
Biển số
OF-343064
Ngày cấp bằng
17/11/14
Số km
486
Động cơ
542,799 Mã lực
Cụ nói đúng thật em ko bảo đc vk lên mới có ngày hôm nay. Do em cả
Vợ cụ là giáo viên chuyên toán nên kỳ vọng vào con cũng không có gì là sai cả, hơn nữa khi cháu chỉ đạt được điểm trung bình thì vợ cụ điên là đúng. Tại vì, mọi ước vọng đều giành cho con, uy tín ngành giáo đè nặng lên vai vợ cụ- nó còn là cần câu cơm của cô ấy và gia đình cụ nữa- con chỉ đạt trung bình thì lượng học sinh học thêm sẽ giảm, uy tín trên bục giảng của cô ấy cũng giảm...
Thêm nữa, chuyện học hành của con cụ phó mặc cho vợ thì phải, nên nóc nhà điên lên cũng không lạ lắm.
Theo em, cụ nên ngọt nhạt động viên nóc nhà và khuyên giải dần dần kẻo già néo đứt dây đấy
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,308 Mã lực
Cách dạy con học của em hơi khác 1 chút. Em chả ngồi kèm bọn nó nước mắt ngắn nước mắt dài gì cả. Bắt nó tự học, tự làm bài. Bài nào không làm được thì để đấy, đến cuối ra hỏi em một thể. Em giải thích cho nó cách tư duy, cách làm rồi nó tự làm vào vở. Em cũng chả kiểm tra lại xem các bài còn lại nó tự làm đúng hay sai. Lên lớp cô giáo chấm được bao nhiêu điểm thì ăn từng đó điểm.
Cách này nhàn cực, buổi tối em vẫn xem TV, làm việc của em bình thường. Chỉ mất vài phút giải thích. Mà con em cũng rèn được tính tự giác, tự làm bài tập, tự giải quyết vấn đề từ bé. Chỉ có điều tính cẩu thả thì vẫn còn :D
Dạ cụ cho em học kinh nghiệm với, bắt nó học nó nhất quyết ko học thì làm thế nào ạ? Có con như cụ là ước mơ của nhiều người, chứ còn mấy bạn bé nhà em ấy ạ, riêng việc nhỏ như tự ăn uống, đánh răng rửa mặt thôi đã là màn đấu trí căng thẳng rồi chứ đừng nói học. Ko bao giờ nó chịu nghe lời hiểu theo nghĩa nó chỉ nghe có 1 tí tẹo, vậy mình phải làm sao? Muốn kết quả của con ra sao cũng được kệ thì cụ làm được chứ em làm ko được. Còn làm như cụ mà rèn được tính tự giác thật em chả tin, hiểu theo nghĩa ờ cứ cho là nó tự làm thật nhưng chỉ có làm quấy làm quá để đối phó cho qua, vì cụ có đòi hỏi gì ở nó đâu. Quan điểm giáo dục của em rất khác với cụ, em phải theo dõi từng bước tiến của con và luôn đòi hỏi những thứ trong khả năng của nó.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,149
Động cơ
317,166 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Dạ cụ cho em học kinh nghiệm với, bắt nó học nó nhất quyết ko học thì làm thế nào ạ? Có con như cụ là ước mơ của nhiều người, chứ còn mấy bạn bé nhà em ấy ạ, riêng việc nhỏ như tự ăn uống, đánh răng rửa mặt thôi đã là màn đấu trí căng thẳng rồi chứ đừng nói học. Ko bao giờ nó chịu nghe lời hiểu theo nghĩa nó chỉ nghe có 1 tí tẹo, vậy mình phải làm sao? Muốn kết quả của con ra sao cũng được kệ thì cụ làm được chứ em làm ko được. Còn làm như cụ mà rèn được tính tự giác thật em chả tin, hiểu theo nghĩa ờ cứ cho là nó tự làm thật nhưng chỉ có làm quấy làm quá để đối phó cho qua, vì cụ có đòi hỏi gì ở nó đâu. Quan điểm giáo dục của em rất khác với cụ, em phải theo dõi từng bước tiến của con và luôn đòi hỏi những thứ trong khả năng của nó.
Hì, cụ viết mấy câu nhưng khá nhiều ý. Em chia nhỏ ra 1 chút cho dễ chia sẻ nhé:
- Làm thế nào để trẻ nghe lời?
- Làm thế nào để trẻ tự giác?
- Làm thế nào để trẻ tự giác làm nhưng không làm quấy quá cho xong?
- Không giám sát chi tiết kết quả của con thì có phải mặc kệ con muốn ra sao thì ra?
- Làm thế nào để đặt ra mục đích để con phấn đấu?

Đấy một cục chữ đen đen của cụ ở trên của cụ mà chẻ ra thì nó từng đó ý. Kể ra thì có thể viết hẳn thành 1 cuốn sách. Em sẽ dần dần chia sẻ góc nhìn và cách làm của em. Ở đây cũng có rất nhiều CCCM đang nuôi dạy con có nhiều kinh nghiệm và thành công có thể cùng chia sẻ.
 

KoenigseggPigani

Xe tăng
Biển số
OF-790663
Ngày cấp bằng
17/9/21
Số km
1,186
Động cơ
45,841 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Quận Cầu Giấy
Gửi các cụ tham khảo quan điểm này
Tại sao trẻ Tây “học dốt” hơn trẻ Việt nhưng ra trường lại giỏi hơn, giàu hơn?
12 năm học phổ thông, trẻ Tây “dốt” hơn trẻ Việt. Nhưng ở các cấp học sau đó, chúng bứt phát kiểu gì mà đỉnh vô cùng. Xui nhất là gặp phải mấy đứa người Do Thái hoặc hội hàn lâm gốc Đông Âu.
Người Việt mình ra nước ngoài thường kháo nhau, đi học 12 năm phổ thông chung thì Tây dốt lắm. Vậy mà, các cấp bậc học sau đại học có khi không đủ sức đua với “chúng nó”, nhất là xui mà gặp giống Do Thái hay hội hàn lâm gốc Đông Âu.
Rồi đến lúc đi làm, thì trăm phần trăm là phục sát đất mấy ông sếp Tây, công lực thâm hậu mà liêm minh chính trực cũng vững vàng. Chưa xét tới quan điểm sống. Cũng chỉ nói về thành phần số đông thôi, bỏ bớt thành phần cá biệt, thiểu số, và các loại thần đồng.
Cái gì đã xảy ra trong một thời gian ngắn, từ sau 18 tuổi, khiến cho thành phần 12 năm học dốt mình hay nói tới, thành nhân và thành công hơn hội học sinh khá và giỏi của chúng ta?
Thật ra, không phải người ta vào đại học rồi cuồng học lên để bù đâu các bạn ạ. Họ dành 12 năm phổ thông, và nhiều năm sau đó học chuyên môn, chỉ để làm điều họ thích. Vì vậy mình sẽ thấy họ lựa chọn nghề nghiệp rất đa dạng. Nếu họ không còn thích nữa, họ sẵn sàng xé nháp, làm lại cuộc đời. Tính thích ứng và tự thân vận động rất cao.
Người Việt học dày đặc từ mẫu giáo, lên lớp 1 đã biết làm hết các phép toán cơ bản, viết thư, làm văn, thi vở sạch chữ đẹp, đến lớp 9 là đã học hết khoa học cơ bản của giáo trình 12 năm bên này. Dành 3 năm cấp ba để tụng kinh gõ mõ luyện thi bộ đề dành cho các giải thi Olympics quốc tế. Sau khi vào đại học, trước siêng bao nhiêu thì nay lười bấy nhiêu. Phần lớn vẫn trông cậy vào bài đọc giảng của giáo viên, các môn học khi thi toàn viết theo khuôn mẫu đã học, chữ nghĩa trả lại cho thầy. Không viết được thì chép, không chép được thì thuê người viết hộ. Cứ thế, đến khi đi làm thì ngừng luôn việc tự học. Phần lớn chọn an phận thủ thường, khi các bạn mới ở độ tuổi 24-25.
Nếu vẽ biểu đồ, thì người Việt mình học theo giáo trình của hình tháp. Khi nhỏ thì gánh khối kiến thức nặng nhất, càng lớn lại càng ít dần, đến tuổi vào đời thì gần như ngừng học.
“Bọn Tây” thì ngược lại, họ học theo hình tháp ngược. Khoảng thời gian đầu đời khi đi học chỉ toàn chơi. Các bậc phụ huynh người Việt tha hồ sốt ruột. Học đã không xếp thứ hạng, mà đứa nào cũng được lên lớp.
Gặp đứa chịu học thì không sao, mấy đứa lười lười thì vẫn được tạo điều kiện để… vừa lười vừa học mà vẫn không bị hổng kiến thức. Họ xây dựng giáo trình như những viên gạch xây nhà. Mỗi năm trẻ vẫn học lại kiến thức cũ, nhưng cách áp dụng mới. Một concept toán cơ bản, loanh quanh suốt 9 năm chỉ có cộng trừ nhân chia.
Vậy mà khi làm bài kiểm tra, có ngồi trước Google và máy tính cũng không nhờ máy giải hộ được, vì toán của họ là toán tư duy, không phải loại giải hay tính nhẩm ào ào như mưa rào.
Ai cũng biết trẻ con ở nước ngoài được khuyến khích tranh thủ cái tháp ngược, học rất ít thì chơi rất nhiều. Giờ hoạt động thể chất của tụi nó, bao gồm tắm nắng và chạy nhảy ngoài trời ít nhất 1h mỗi ngày là bắt buộc, bất luận thời tiết quá nóng hay quá lạnh.
Một trẻ quên không làm bài tập về nhà, thì tự dành thời gian nghỉ giữa các tiết học để cho kịp trước khi vào bài mới. Trong tuần có ít nhất vài tiết học bỏ trống, để mấy ông lười làm nốt các bài tập, còn các bạn đã làm xong bài dùng thời gian đó để làm cái mình thích.
Khi giải bài, tụi nó thường giải trong nhóm, bàn cãi chán chê, không có câu trả lời nào là sai cả. Nếu chúng nó cần thêm thời gian để cãi nhau, cô giáo cũng đào đâu ra thời gian để đợi, có khi cả tuần tụi nhỏ mới giải xong. Vấn đề là ở chỗ, người Việt mình sẽ rất nóng vội. Người lớn sẽ lao vào giải cứu. Sẽ dùng hết sinh lực để giải càng nhanh, càng khó, càng nhiều càng tốt.
Còn bên này, không một bài toán nào của cô có lời giải. Trước và sau, toàn bọn học trò tự giải thích và chỉ nhau thôi. Khi nộp bài, cô cũng không vội chấm điểm. Mỗi đứa tự dò lại bài theo tiêu chí chấm điểm công khai. Xong rồi giao bài cho đứa khác trong lớp nó chấm và sửa cho. Sau đó, tuỳ đứa trẻ ấy có muốn sửa lại theo hướng dẫn của bạn không, rồi nộp cho cô bản final.
Điểm số không có tính định kiến hay may rủi ở đây. Nó hoàn toàn là kết quả của việc tư duy, tự học, học ở bạn và học theo kì vọng cá nhân đã được đặt ra. Từ nhỏ đến lớn, học theo hình xoáy ốc, càng lớn thì năng lực tự học và học ở người khác ngày càng dồi dào. Họ học trong một thế giới mở. Ai cũng có quyền có sai lầm, và được tạo điều kiện để được góp ý, chỉnh sửa trước khi hoàn thiện.
12 năm phổ thông để rèn luyện phẩm chất đó, chứ không phải chinh phục bộ đề toán cao cấp nhanh nhất có thể. Các vị phụ huynh người Việt ở đây sẽ có hai lựa chọn, tiếp tục sốt ruột và nóng vội gửi con đi học các lớp kèm thêm, hay … để cho lũ trẻ cãi nhau vì một bài toán nhỏ suốt cả tuần, thời gian còn lại ngoài lớp học chỉ thấy chúng nó say sưa cào cát ở ven sông.

 

batitus

Xe hơi
Biển số
OF-515057
Ngày cấp bằng
9/6/17
Số km
125
Động cơ
184,924 Mã lực
Tuổi
39
Cảm ơn cccm đã chia sẻ và động viên!
 

Tamsach

Xe tăng
Biển số
OF-151494
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
1,623
Động cơ
939,074 Mã lực
Đổi vk ngay và luôn không nói nhiều
 

starsn

Xe điện
Biển số
OF-742409
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
3,459
Động cơ
111,789 Mã lực
Dạ cụ cho em học kinh nghiệm với, bắt nó học nó nhất quyết ko học thì làm thế nào ạ? Có con như cụ là ước mơ của nhiều người, chứ còn mấy bạn bé nhà em ấy ạ, riêng việc nhỏ như tự ăn uống, đánh răng rửa mặt thôi đã là màn đấu trí căng thẳng rồi chứ đừng nói học. Ko bao giờ nó chịu nghe lời hiểu theo nghĩa nó chỉ nghe có 1 tí tẹo, vậy mình phải làm sao? Muốn kết quả của con ra sao cũng được kệ thì cụ làm được chứ em làm ko được. Còn làm như cụ mà rèn được tính tự giác thật em chả tin, hiểu theo nghĩa ờ cứ cho là nó tự làm thật nhưng chỉ có làm quấy làm quá để đối phó cho qua, vì cụ có đòi hỏi gì ở nó đâu. Quan điểm giáo dục của em rất khác với cụ, em phải theo dõi từng bước tiến của con và luôn đòi hỏi những thứ trong khả năng của nó.
Hì, cụ viết mấy câu nhưng khá nhiều ý. Em chia nhỏ ra 1 chút cho dễ chia sẻ nhé:
- Làm thế nào để trẻ nghe lời?
- Làm thế nào để trẻ tự giác?
- Làm thế nào để trẻ tự giác làm nhưng không làm quấy quá cho xong?
- Không giám sát chi tiết kết quả của con thì có phải mặc kệ con muốn ra sao thì ra?
- Làm thế nào để đặt ra mục đích để con phấn đấu?

Đấy một cục chữ đen đen của cụ ở trên của cụ mà chẻ ra thì nó từng đó ý. Kể ra thì có thể viết hẳn thành 1 cuốn sách. Em sẽ dần dần chia sẻ góc nhìn và cách làm của em. Ở đây cũng có rất nhiều CCCM đang nuôi dạy con có nhiều kinh nghiệm và thành công có thể cùng chia sẻ.
Em nghĩ đơn giản là trẻ con thường xuyên nhắc nhở & set clear expectation thì đến một tuổi nào đó nó sẽ hiểu & quen thôi. Rồi phụ thuộc tính cách, khả năng từng đứa và mức kỳ vọng của bố mẹ nữa.

Em đã đi qua thời gian như cụ Arabia nên em hiểu, làm sao tự nhiên một hôm nó tự giác luôn được, trên con đường đi có lúc khóc lóc cũng là bình thường :D Thằng lớn nhà em hồi 2-3t còn chỉ có đánh răng mà hôm nào cũng khóc trong mấy tháng luôn :D
 

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
2,523
Động cơ
230,880 Mã lực
Tuổi
48
Nhà bạn thân em con gái thi vào 10 nó cứ thích Chuyên CVA may đến phút chót thuyết phục Kim
Liên gần nhà cuối cùng trượt vỏ chuối chuyên Anh CVA đỗ Kim Liên. Vừa Nộp hồ sơ Nhập học Kim Liên xong.
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,149
Động cơ
317,166 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Hì, cụ viết mấy câu nhưng khá nhiều ý. Em chia nhỏ ra 1 chút cho dễ chia sẻ nhé:
- Làm thế nào để trẻ nghe lời?
- Làm thế nào để trẻ tự giác?
- Làm thế nào để trẻ tự giác làm nhưng không làm quấy quá cho xong?
- Không giám sát chi tiết kết quả của con thì có phải mặc kệ con muốn ra sao thì ra?
- Làm thế nào để đặt ra mục đích để con phấn đấu?

Đấy một cục chữ đen đen của cụ ở trên của cụ mà chẻ ra thì nó từng đó ý. Kể ra thì có thể viết hẳn thành 1 cuốn sách. Em sẽ dần dần chia sẻ góc nhìn và cách làm của em. Ở đây cũng có rất nhiều CCCM đang nuôi dạy con có nhiều kinh nghiệm và thành công có thể cùng chia sẻ.
Làm thế nào để trẻ nghe lời?

Món này là món em tự tin nhất :D Tại vì đến hiện tại không những 2 đứa nhà em, đám cháu đều nghe lời em răm rắp. Thậm chí hôm trước đi chơi mấy gia đình với nhau. Lúc chụp ảnh tập thể, bọn trẻ con cứ láo nháo không tập trung chụp ảnh, em quát phát là ngon luôn :D

Triết lý của em là kết hợp cách chỉ huy của con đầu đàn trong các đàn thú hoang dã và nghệ thuật cây gậy và củ cà rốt của bọn tư bản thối nát.

Cách của con thú đầu đàn thì áp dụng chính từ khi bọn nó khoảng 1 tuổi đến khoảng 4 tuổi, sau đó giảm dần. Ở độ tuổi này bọn trẻ con cũng giống các con thú non, chúng nó mà nhận dạng mình là con thú đầu đàn thì chúng nó sẽ tuân theo. Đại khái là em sẽ tỏ ra rất cứng rắn, thậm chí độc ác:

- Những mệnh lệnh mà mình ra lệnh mà chúng nó không làm sẽ bị trừng phạt bằng những cách mà chúng nó sợ nhất. Ví dụ nhẹ thì cách ly 1 mình, úp mặt vào tường, đuổi ra ngoài hành lang, nặng nhất của em là đét vào mông rồi nhốt vào phòng tối. Thời gian tùy vào tội trạng và lứa tuổi.
- Chúng nó ghê gớm thế nào thì mình phải ghê gớm hơn, chúng nó quát to thì mình quát to hơn, chúng nó gan lỳ thì mình gan lỳ hơn. Phạt đến khi nào chúng nó đầu hàng. Phải bẻ gãy ý chí phản kháng của chúng nó. Nói ra thì ghê gớm, nhưng ý chí của một đứa trẻ dưới 4 tuổi thì cũng chả có gì đâu. Bọn nó chỉ cứng được chừng 5-15 p thôi, thậm chí chỉ khùng lên trong khoảng 1-2 phút, sau đó là thút thít khóc khoảng 5-10p, sau đó là đầu hàng.
- Mấu chốt của việc trừng phạt này là trong lúc trừng phạt mình không được giận dữ, không được coi đây là cách giải tỏa tâm lý của mình. Nếu thấy mình đang giận dữ thì không trừng phạt, mà trừng phạt thì không giận dữ. Mà thực ra em cũng không hẳn coi đây là trừng phạt mà là một biện pháp huấn luyện. Không có lý do gì để giận dữ 1 đứa trẻ dưới 4 tuổi cả.
- Không trừng phạt bừa bãi, em chỉ có một danh sách rất ít các lỗi bị trừng phạt: ví dụ không chịu ăn, không chịu đi ngủ, không chịu dừng xem TV hay điện thoại khi hết giờ, ăn vạ. Danh sách này có cập nhật dần theo lứa tuổi nhưng được công bố trước rõ ràng. Ngoài các lỗi này ra thì em để bọn nó tự do, làm gì thì làm, ví dụ: vẽ bậy lên tường, bày đồ chơi bừa bãi (chỉ phải dọn trước khi đi ngủ) v.v... Nói chung cơ bản là em cho chúng nó tự do.
- Tuân thủ chặt chẽ nguyên lý chiếc nồi nóng (Hot Stove Rule https://www.whatishumanresource.com/hot-stove-rule), nôm na là trước khi trừng phạt có cảnh cáo 3 lần, hình phạt là cố định lần nào cũng như lần nào, hình phạt không vì cảm xúc cá nhân, hình phạt được thực hiện ngay lập tức bất kể ở đâu hay nhà đang có khách, đang có ông bà, bất kể mọi người xót xa, xin xỏ.

Thực tế tần suất trừng phạt càng về sau càng giảm vì chúng nó biết và sợ, cơ bản sau 4 tuôi thì không cần phạt nữa nhưng bọn nó vẫn biết em là con đầu đàn và sẵn sàng phạt ngay khi chúng nó vi phạm. Nhưng em không lạm dụng cái này. Khác với bà hay mẹ, suốt ngày xoi mói bọn nó những chuyện vụn vặt, còn em thì hầu như chỉ chơi bời với dạy dỗ học hành, chả càm ràm bọn nó bao giờ. Quá lắm thì cũng chỉ nhắc bọn nó đến giờ học, giờ ăn, giờ ngủ. Cùng lắm đếm đến 3 là thôi :D

Sau 4 tuổi thì em thiên về dùng chính sách dụ dỗ mua chuộc bằng củ cà rốt. Mỗi thời điểm em biết bọn nó thích cái gì em dùng cái đó ra dụ dỗ. Một trong những cái em dùng được lâu nhất là khi bọn nó làm cho em cái gì, em cho 1 nó 1 star. Lúc đầu định chuyển star thành cái gì đó như kiểu đồ chơi nhưng hóa ra không cần. Bọn nó chỉ cần so xem đứa nào nhiều star hơn là thích rồi. Vì thế phải đến cả 2 năm em phát mệt vì khi ăn xong là bọn nó tranh nhau lấy tăm, lấy ghế, đấm lưng, bóp vai, bóp đầu hầu hạ em để em cho mỗi đứa vài star :D
Sau thì em dùng đồ chơi, dùng tiền, thậm chí chỉ cần được ngủ chung với em cũng là 1 quyền lợi để mua chuộc bọn nó, nói chung đủ cả các mánh khóe.
Vì thế ông bà nội ngoại và gấu nhà em rất ghen tị với em về việc làm thế nào mà em nói gì chúng nó cũng nghe, mà lại không phải chiều chuộng, quát mắng bọn nó gì cả :D
 
Chỉnh sửa cuối:

.Xukthal

Xe container
Biển số
OF-780651
Ngày cấp bằng
15/6/21
Số km
5,579
Động cơ
767,450 Mã lực

comiki

Xe lăn
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
14,018
Động cơ
1,924,662 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nói thật là em sợ các cô giáo dạy Toán (xuất thân từ chuyên lại càng sợ :(), vì họ có bộ não khá khác người, thêm nữa là đặc thù nghề nghiệp nên kỳ vọng (tham vọng) cao đôi khi dẫn đến cực đoan, thiếu linh hoạt.
Chia sẻ với cụ chủ, đây chỉ là góc nhìn của cá nhân em. Lấy vợ là cô giáo khá ok vì con cái sẽ được dạy dỗ, kèm cặp chỉn chu hơn nhưng nếu được chọn em thích cô Văn hoặc cô Ngoại ngữ hơn ;))
Hihi, may em ko làm cô giáo :D
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,526
Động cơ
111,377 Mã lực
Cái đấy là tùy quan điểm sống từng cá nhân, nhưng nếu đánh giá về kết quả, thì em thích cái đội "bị áp đặt" ấy nhiều hơn cái đội được thả rông được chăng hay chớ nhiều. Cá nhân em thấy rất nhiều trong số cái đội "bị áp đặt" toàn được thiên hạ gọi là có giáo dục thôi.

Đã giáo dục, đã dạy dỗ là phải áp đặt, dù ít dù nhiều, dưới hình thức này hay hình thức khác, đấy là ko thể tránh. Quan trọng là sự hợp lý.

Chuyện dạy con cũng thế, nhỏ hay lớn là quan điểm cá nhân, với cụ có thể là nhỏ, nhưng với những người khác, như em chẳng hạn, thì lại là lớn. Còn việc đường ai nấy đi đã xảy ra đâu, mới chỉ là lời nói, nhưng cũng thể hiện sự bức xúc rất lớn. Cái bức xúc này để đánh giá hợp lý hay ko như em đã nói phụ thuộc vào việc thớt có tận tâm trong việc dạy dỗ con hay ko. Hay cụ thể là 1 ngày thớt dành bao nhiêu giờ để dạy con? Nếu câu trả lời là 2h, 3h mỗi ngày, thì đúng là khó chấp nhận. Nhưng nếu chẳng bao giờ ngó tới, vậy thì ăn mắng là phải đạo, biết điều nhịn thì vợ nó còn thương còn giữ được gia đình. Còn thích làm anh hùng thì chỉ có chia tay, vì khi đấy trong mắt vợ sẽ chỉ là thằng chí phéo có gì mà tiếc
Nếu giáo dục mà áp đặt thì cũng chỉ sinh ra được những sp bằng hoặc kém hơn người áp đặt thôi. Cụ lấy cái j đảm bảo cách của cụ là đúng, là phù hợp cho những năm tiếp theo. Hồi xưa, em thấy đa số con ko được cãi cha mẹ, ko được cãi thầy cô khi không đồng tình và bị coi đó là hư, và chính vì thế mất đi khả năng tư duy độc lập, phản biện.. dẫn đến đi làm hay ra xh ko biết tự bảo vệ mình... có giáo dục hay ko thì ở trong môi trường có giáo dục thì tự khắc có giáo dục, chả cần phải áp j, đặt j.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top