Cụ chưa biết đó thôi, đừng nói là tào lao. Nếu thực hiện giao dịch bảo đảm thì cơ chế nó giống hệt với thế chấp tài sản tại ngân hàng. Cụ cứ thử bán nhà mà sổ đỏ đứng tên cụ mà đã thế chấp với ngân hàng xem có bán nổi không mà cụ nói là ai đứng tên trên sổ là có quyền định đoạt.Tào lao, trừ khi di sản đó dùng vào việc tthờ cúng .
Các trường hợp còn lại ai đứng tên trên sổ là người đó có quyền định đoạt.
Khi thực hiện giao dịch bảo đảm phải ra công chứng họ sẽ ghi thông tin giao dịch vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Bất cứ giao dịch nào sau đó ví dụ mua, bán thì ra công chứng họ đều kiểm tra trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Nếu đã có giao dịch bảo đảm bằng tài sản đó rồi thì công chứng sẽ từ chối thực hiện công chứng mua bán.
Thế chấp tài sản là 1 loại giao dịch bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Giao dịch bảo đảm có thể áp dụng cho các loại nghĩa vụ dân sự khác ví dụ nghĩa vụ trong trường hợp này là cam kết để bố mẹ sử dụng ngôi nhà đến khi qua đời. Khi nào các bậc thân sinh qua đời thì mang giấy chứng tử đến công chứng mới giải chấp ra được.