[Funland] Bàn về DI CHÚC

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
807
Động cơ
182,057 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tào lao, trừ khi di sản đó dùng vào việc tthờ cúng .
Các trường hợp còn lại ai đứng tên trên sổ là người đó có quyền định đoạt.
Cụ chưa biết đó thôi, đừng nói là tào lao. Nếu thực hiện giao dịch bảo đảm thì cơ chế nó giống hệt với thế chấp tài sản tại ngân hàng. Cụ cứ thử bán nhà mà sổ đỏ đứng tên cụ mà đã thế chấp với ngân hàng xem có bán nổi không mà cụ nói là ai đứng tên trên sổ là có quyền định đoạt.

Khi thực hiện giao dịch bảo đảm phải ra công chứng họ sẽ ghi thông tin giao dịch vào hệ thống cơ sở dữ liệu. Bất cứ giao dịch nào sau đó ví dụ mua, bán thì ra công chứng họ đều kiểm tra trên hệ thống cơ sở dữ liệu. Nếu đã có giao dịch bảo đảm bằng tài sản đó rồi thì công chứng sẽ từ chối thực hiện công chứng mua bán.

Thế chấp tài sản là 1 loại giao dịch bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Giao dịch bảo đảm có thể áp dụng cho các loại nghĩa vụ dân sự khác ví dụ nghĩa vụ trong trường hợp này là cam kết để bố mẹ sử dụng ngôi nhà đến khi qua đời. Khi nào các bậc thân sinh qua đời thì mang giấy chứng tử đến công chứng mới giải chấp ra được.
 

Dream22015

Xe tăng
Biển số
OF-379581
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
1,048
Động cơ
226,984 Mã lực
Phét thôi cụ ạ, thằng nào chả thèm tiền chẳng thằng nào đem tiền bố mẹ chắt bóp cả đời đi cho thiên hạ cả đâu.
Tiêu xài thoải mái cho bản thân bố mẹ thì Ok chứ "cho tặng thoải mái" với thiên hạ thì hơi khó. Nhưng mà "cho tặng con cháu trong nhà thoải mái" thì là OK cụ nhé.
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực
Thế chấp tài sản là 1 loại giao dịch bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Giao dịch bảo đảm có thể áp dụng cho các loại nghĩa vụ dân sự khác ví dụ nghĩa vụ trong trường hợp này là cam kết để bố mẹ sử dụng ngôi nhà đến khi qua đời. Khi nào các bậc thân sinh qua đời thì mang giấy chứng tử đến công chứng mới giải chấp ra được.
Điều bao nhiêu của Luật thừa kế, điều bao nhiêu của Luật công chứng, điều bao nhiêu của Luật dân sự vậy cụ?
Ở đây ta đang bàn đến việc sau khi nhận di sản thừa kế không dùng vào việc thờ cúng thì người đứng tên trong sổ đỏ có quyền được giao dịch mua bán hay không chứ không bàn đến chuyện bất động sản đó đang thế chấp để vay tiền ngân hàng cụ nhé.
cam kết để bố mẹ sử dụng ngôi nhà đến khi qua đời.
Còn bố mẹ chưa chết thì di chúc đã có hiệu lực đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dream22015

Xe tăng
Biển số
OF-379581
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
1,048
Động cơ
226,984 Mã lực
Nhà nào e ko rõ chứ nội bộ nhà em 2 đời nay hòa thuận, ko ai cần làm di chúc cả. Sau thì chịu :)
E chúc mừng cụ nhưng quoanh em nhìn thấy nhiều gương lắm rồi. Bố mẹ, anh em không chuẩn mực rõ ràng dẫn đến phát sinh càng sau càng phức tạp.
Trường hợp thực tế đang gặp nhà 1 anh: Khi đất cát giá trị thấp thì anh chị em ruột đều du di rất yêu thương đùm bọc nhau. Điển hình về sự gương mẫu và yêu thương nhau.
Bố mẹ cũng chỉ để lại đất thôi, nhưng nhiều chỗ, mỗi người ở 1 chỗ khác nhau và giá trị tài sản đất ở các vị trí khác nhau. Khi bố mẹ mất không phân chia rõ ràng.
Nhưng đến khi đất cát nó đắt đỏ tỉ nọ tỉ kia thì bắt đầu thắc mắc, người ở chỗ giá trị thấp, người ở chỗ giá trị cao,.... và mấy anh em không thống nhất đc giải pháp. Dẫn đến hiện giờ tất cả không ai đứng tên được sổ đỏ nào cả.
Ngày xưa thì lễ tết anh em xum họp rất vui vẻ nhưng giờ bắt đầu có sự gượng gạo vì chỉ cần có 1 người bắn tin là mong muốn chia thế nọ, chia lại thế kia cho công bằng là lại xì xèo to nhỉ.
Vậy nên kinh nghiệm của em: Có ít cho ít, có nhiều cho nhiều nhưng phải thật rõ ràng. Không có chuyện anh em sở hữu tài sản chung.
Anh em có thể chung đc nhưng đến dâu rể, đến cháu,... nó không chung đc. Mình dưới lỗ nó vẫn réo tên mình chứ không thoát đc đâu cụ ạ.
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực
Ngày xưa thì lễ tết anh em xum họp rất vui vẻ nhưng giờ bắt đầu có sự gượng gạo vì chỉ cần có 1 người bắn tin là mong muốn chia thế nọ, chia lại thế kia cho công bằng là lại xì xèo to nhỉ.
Vậy nên kinh nghiệm của em: Có ít cho ít, có nhiều cho nhiều nhưng phải thật rõ ràng. Không có chuyện anh em sở hữu tài sản chung.
Anh em có thể chung đc nhưng đến dâu rể, đến cháu,... nó không chung đc. Mình dưới lỗ nó vẫn réo tên mình chứ không thoát đc đâu cụ ạ.
Đúng rồi cụ, mỗi người một trình độ, mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau cộng với áp lực cuộc sống nữa, không tránh được và cũng không trách được họ.
 

Dream22015

Xe tăng
Biển số
OF-379581
Ngày cấp bằng
26/8/15
Số km
1,048
Động cơ
226,984 Mã lực
Đúng rồi cụ, mỗi người một trình độ, mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau cộng với áp lực cuộc sống nữa, không tránh được và cũng không trách được họ.
Trách mình không lường trc đc cụ ạ. Nghĩ đi thì là như vậy.
Nghĩ lại thì tao chết rồi chúng mày thích làm j thì làm, tao còn biết cái j nữa đâu :))
 

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
807
Động cơ
182,057 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đây các cụ ý đang nói bố mẹ còn sống khoẻ mạnh cho tặng con rồi làm giao dịch bảo đảm chứ không phải thừa kế cụ nhé. Cụ chả đọc gì. Người ta muốn tránh sự phức tạp khi áp dụng luật thừa kế về sau nên làm cho tặng luôn mà vẫn đảm bảo có nhà để sống đến cuối đời.

Bố mẹ thích cho tặng thì pháp luật hoàn toàn cho phép. Sau đó con cam kết giao dịch bảo đảm theo bộ luật dân sự bình thường không liên quan gì đến thừa kế cả cũng không cần làm di chúc nữa.

Cụ chưa biết thì tự tìm hiểu chứ tôi không cần phải chỉ cụ từng điều. Google “giao dịch bảo đảm” là ra hết đấy.


Điều bao nhiêu của Luật thừa kế, điều bao nhiêu của Luật công chứng, điều bao nhiêu của Luật dân sự vậy cụ?
Ở đây ta đang bàn đến việc sau khi nhận di sản thừa kế không dùng vào việc thờ cúng thì người đứng tên trong sổ đỏ có quyền được giao dịch mua bán hay không chứ không bàn đến chuyện bất động sản đó đang thế chấp để vay tiền ngân hàng cụ nhé.

Còn bố mẹ chưa chết thì di chúc đã có hiệu lực đâu.
 

thangskyline

Xe hơi
Biển số
OF-402432
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
129
Động cơ
230,117 Mã lực
Mình có tới 3 phương án
1 trong những phương án đầu tiên là
- nếu như mình mất trước, toàn bộ sẽ để lại cho vợ quyết định ( cái này mình tin tưởng vợ hơn vợ tin tưởng mình! )
-Tang lễ đơn giản nhất có thể , chuyện này nhỏ
-Vợ đã qua tuổi mê giai và chẳng muốn tái giá nữa 🤣🤣🤣
Mình có 1 trai 1 gái chúng đều lớn tuổi trai có vợ , Không con , gái chưa chịu lập gđ chúng loanh quanh 40t , của cải để lại không nhiều quá để phải thèm muốn
cụ chia cho trai và gái tỉ lệ có đều không ạ
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực
Cụ chưa biết thì tự tìm hiểu chứ tôi không cần phải chỉ cụ từng điều. Google “giao dịch bảo đảm” là ra hết đấy.
Tôi với cụ tranh luận để tìm hiểu, nâng cao khả năng nhận thức pháp luật, muốn chứng minh điều mình biết thì phải có căn cứ cụ thể chứ đừng cái gì cũng đổ cho Google cụ nhé, nếu cụ thực sự hiểu biết thì dẫn các điều luật tôi sẵn sàng tâm phục khẩu phục còn không dẫn được thì tôi cũng không chấp.
Bố mẹ thích cho tặng thì pháp luật hoàn toàn cho phép. Sau đó con cam kết giao dịch bảo đảm theo bộ luật dân sự bình thường không liên quan gì đến thừa kế cả cũng không cần làm di chúc nữa.
Nói xuông thì ai cũng nói được nhưng bảo dẫn Luật thì chịu....Đọc kỹ về giao dịch bảo đảm được dùng trong những trường hợp cụ thể thế nào rồi còm cũng chưa muộn đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
807
Động cơ
182,057 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi với cụ tranh luận để tìm hiểu, nâng cao khả năng nhận thức pháp luật, muốn chứng minh điều mình biết thì phải có căn cứ cụ thể chứ đừng cái gì cũng đổ cho Google cụ nhé, nếu cụ thực sự hiểu biết thì dẫn các điều luật tôi sẵn sàng tâm phục khẩu phục còn không dẫn được thì tôi cũng không chấp.
Bộ luật dân sự:

IMG_3791.jpeg


IMG_3792.jpeg


IMG_3793.jpeg

IMG_3794.png


Các loại nghĩa vụ hợp đồng dân sự đều có thể thực hiện giao dịch bảo đảm như quy định trên.

Sau khi công chứng hợp đồng bảo đảm xong đăng ký với cơ quan nhà nước theo hướng dẫn ở đây là chắc hơn gạch:

 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
7,260
Động cơ
1,083,123 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Cày như trâu, lao tâm khổ tứ kiếm tiền.
Giờ lại lo lắng, vắt óc cho việc chia tiền.
Ôi là đời !
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực
Bộ luật dân sự:

IMG_3791.jpeg


IMG_3792.jpeg


IMG_3793.jpeg

IMG_3794.png


Các loại nghĩa vụ hợp đồng dân sự đều có thể thực hiện giao dịch bảo đảm như quy định trên.

Sau khi công chứng hợp đồng bảo đảm xong đăng ký với cơ quan nhà nước theo hướng dẫn ở đây là chắc hơn gạch:

Giao dịch đảm bảo trong các trường hợp cụ thể không được trái với các điều luật khác cụ nhé, ví dụ như sau khi ký hợp đồng cho tặng người nhận xác lập quyền sở hữu với tài sản được nhận kể từ khi được các cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận hoặc đối với tài sản không cần cấp giấy chứng nhận thì quyền sở hữu được xác lập tại thời điểm ký hợp đồng cho tặng, người cho đến lúc này không còn bất cứ quyền gì đối với tài sản đã cho tặng. Chẳng cơ quan nào cầm cố cái tài sản đó để buộc bên nhận tài sản phải thực hiện nghĩa vụ với bên cho tặng tài sản trừ hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay vốn...
Tóm lại tôi muốn nói giao dịch đảm bảo chỉ được công nhận trong các giao dịch về kinh tế, vay vốn, thế chấp ngân hàng. Không phòng công chứng nào công chứng hợp đồng cho tặng mà trong đó có điều kiện phải cho ở đến hết đời cả.
 

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
3,720
Động cơ
314,022 Mã lực
Cụ caisua vào giải thích giúp vấn đề này với, 2 cụ zaiwaz123Haiau69 cũng đang phân tích mà có vẻ chưa thống nhất. Các cụ trao đổi bình tĩnh giúp bọn em sáng tỏ vấn đề với :)
 

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
807
Động cơ
182,057 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Phải làm 2 bước riêng. Cho tặng xong xuôi ra sổ tên con.

Sau đó ký riêng hợp đồng cam kết cho bố mẹ mượn nhà ở hoặc cho thuê với giá tượng trưng. Dùng tài sản là căn nhà đứng tên con để bảo đảm cho hợp đồng này, cụ thể là bảo đảm cho nghĩa vụ giao quyền sử dụng nhà cho bố mẹ. Đây là giao dịch dân sự hoàn toàn hợp pháp theo bộ luật dân sự để thực hiện bảo đảm. Không trái với điều luật nào cả.

Giao dịch đảm bảo trong các trường hợp cụ thể không được trái với các điều luật khác cụ nhé, ví dụ như sau khi ký hợp đồng cho tặng người nhận xác lập quyền sở hữu với tài sản được nhận kể từ khi được các cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận hoặc đối với tài sản không cần cấp giấy chứng nhận thì quyền sở hữu được xác lập tại thời điểm ký hợp đồng cho tặng, người cho đến lúc này không còn bất cứ quyền gì đối với tài sản đã cho tặng. Chẳng cơ quan nào cầm cố cái tài sản đó để buộc bên nhận tài sản phải thực hiện nghĩa vụ với bên cho tặng tài sản trừ hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay vốn...
Tóm lại tôi muốn nói giao dịch đảm bảo chỉ được công nhận trong các giao dịch về kinh tế, vay vốn, thế chấp ngân hàng. Không phòng công chứng nào công chứng hợp đồng cho tặng mà trong đó có điều kiện phải cho ở đến hết đời cả.
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực
Phải làm 2 bước riêng. Cho tặng xong xuôi ra sổ tên con.

Sau đó ký riêng hợp đồng cam kết cho bố mẹ mượn nhà ở hoặc cho thuê với giá tượng trưng. Dùng tài sản là căn nhà đứng tên con để bảo đảm cho hợp đồng này, cụ thể là bảo đảm cho nghĩa vụ giao quyền sử dụng nhà cho bố mẹ. Đây là giao dịch dân sự hoàn toàn hợp pháp theo bộ luật dân sự để thực hiện bảo đảm. Không trái với điều luật nào cả.
À tôi hiểu rồi có nghĩa là bố mẹ và con cái không tin nhau phải giở võ ra. Ồ mà đã không tin nhau thì đời nào bố mẹ cho tặng lúc còn khỏe cứ viết di chúc đích danh cho nó là xong, lúc nào cả hai ông bà chết hết thì tài sản thuộc về con chứ việc gì phải giữ miếng với nhau.
Giữ miếng với nhau như vậy thì khác gì người ngoài, vì vậy tôi tin rằng nếu bố mẹ con cái không tin nhau thì không bao giờ có chuyện cho tặng cả.
 

Haiau69

Xe buýt
Biển số
OF-593147
Ngày cấp bằng
3/10/18
Số km
807
Động cơ
182,057 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đây là nói về pháp lý có làm được hay không.

Còn chuyện tin hay không tuỳ vào từng gia đình. Thực tế như trên có cụ nói là có người làm rồi. Đúng hay sai là việc nội bộ của gia đình họ thôi.

À tôi hiểu rồi có nghĩa là bố mẹ và con cái không tin nhau phải giở võ ra. Ồ mà đã không tin nhau thì đời nào bố mẹ cho tặng lúc còn khỏe cứ viết di chúc đích danh cho nó là xong, lúc nào cả hai ông bà chết hết thì tài sản thuộc về con chứ việc gì phải giữ miếng với nhau.
Giữ miếng với nhau như vậy thì khác gì người ngoài, vì vậy tôi tin rằng nếu bố mẹ con cái không tin nhau thì không bao giờ có chuyện cho tặng cả.
 

Bulma555

Xe buýt
Biển số
OF-841264
Ngày cấp bằng
6/10/23
Số km
737
Động cơ
16,136 Mã lực
À tôi hiểu rồi có nghĩa là bố mẹ và con cái không tin nhau phải giở võ ra. Ồ mà đã không tin nhau thì đời nào bố mẹ cho tặng lúc còn khỏe cứ viết di chúc đích danh cho nó là xong, lúc nào cả hai ông bà chết hết thì tài sản thuộc về con chứ việc gì phải giữ miếng với nhau.
Giữ miếng với nhau như vậy thì khác gì người ngoài, vì vậy tôi tin rằng nếu bố mẹ con cái không tin nhau thì không bao giờ có chuyện cho tặng cả.
Ngược lại mới đúng. Tin nhau nên mới làm 2 bước.

Còn làm di chúc có thể có sự thay đổi. K thiếu trường hợp có di chúc rồi mà vẫn bị tranh chấp, người thân khác đòi giám định chữ kí vv...
Ngoài ra còn 1 số TH sang tên trước hay hơn di chúc nhưng thôi e tạm dừng ở đây thôi.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
14,183
Động cơ
1,191,827 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
.....
Vậy nên kinh nghiệm của em: Có ít cho ít, có nhiều cho nhiều nhưng phải thật rõ ràng. Không có chuyện anh em sở hữu tài sản chung.
Anh em có thể chung đc nhưng đến dâu rể, đến cháu,... nó không chung đc. Mình dưới lỗ nó vẫn réo tên mình chứ không thoát đc đâu cụ ạ.
Cụ cực kỳ tỉnh và đẹp trai
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực
Ngược lại mới đúng. Tin nhau nên mới làm 2 bước.

Còn làm di chúc có thể có sự thay đổi. K thiếu trường hợp có di chúc rồi mà vẫn bị tranh chấp, người thân khác đòi giám định chữ kí vv...
Ngoài ra còn 1 số TH sang tên trước hay hơn di chúc nhưng thôi e tạm dừng ở đây thôi.
Bên nhận thế chấp là hai cụ già vậy trường hợp một trong hai cụ chết trước thì hợp đồng có giao dịch đảm bảo xử lý thế nào? Cả hai cụ chết thì xử lý thế nào để giải chấp căn nhà đó?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top