[Funland] Bảo Đại (1913-1997)

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Dưới đây là quá trình Bảo Đại đòi "ĐỘC LẬP, THỐNG NHẤT", kéo dài gần hai năm
Ông kể:
Tôi đã quyết định. Những dữ kiện đã đủ, để tiến thêm một bước. Tôi báo cho các nhân viên thân tín của tôi, và đề cử hoàng tùng đệ Vĩnh Cẩn sửa soạn để theo tôi đi gặp Cao uỷ Pháp. Ngày 6 tháng 12 (1947), chúng tôi đi chiếc thủy phi cơ Catalina thuê của hãng hàng không dân dụng Úc, và mấy giờ sau, chúng tôi hạ cánh ở vịnh Hạ Long cạnh chiếc thủy đỉnh Duguay Trouin, dùng làm soái hạm cho ông Bollaert.
Ông này tiếp đón tôi ở đầu mũi tàu, có rất đông tùy viên bao quanh. Tướng Valluy, Đô đốc Battet và nhiều nhân viên cao cấp trong đó có Pierre Messmer đều có mặt. Thời tiết cuối thu thật êm ả, dịu dàng. Chúng tôi vào bàn tiệc trong một bầu không khí thoải mái vá tín nhiệm. Ai cũng có vẻ thân ái với tôi.
Sau bữa ăn sáng, trong buồng chỉ huy, ông Bollaert và tôi đối diện nhau, tay đôi. Cuộc nói chuyện bắt đầu. Ông Cao uỷ như đầy nhã nhặn. Ông dùng giọng thành thực nói về T.hủ tướng Henriot, là “quan thầy” của ông ta trước kia, mà tôi từng gặp ở Pháp, rồi nói về hoàn cảnh hiện tại, ông rất có cảm tình với dân chúng Việt Nam, và vô cùng cảm động về nguyện vọng của họ đối với nền độc lập và thống nhất đất nước…
Tôi giữ thái độ yên lặng và dè dặt.
Bất thình lình, ông Bollaert đứng lên, lấy một chiếc sơ-mi bằng da để ở trên bàn, rồi lôi ra hai tờ tài liệu mà ông đưa cho tôi. Tài liệu đầu, được trình bày như bản tuyên ngôn chung, mà tôi nhặt được một cách hài lòng hai chữ “độc lập” đã được nói đến. Và tài liệu thứ hai là một tờ lịch trình ghi chú có hình thức đặt căn bản cho những vấn đề sẽ bàn đến. Nó liên quan đến hình thức ngoại giao, quân sự, văn hóa, tài chính, chuyên môn… Sau khi xem qua, tôi trả lại cho ông ta.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Ông Bollaert liền để lên bàn. Sau cặp kính trắng, mắt ông bỗng sầng hẳn lên. Với một giọng niềm nở, ông đưa cho tôi chiếc bút máy và nói:
- Thưa Hoàng thượng, tôi đề nghị cụ thể hóa cuộc gặp gỡ ngày hôm nay của chúng ta, là mời Ngài ký vào hai văn kiện này…
- Thưa ông Cao uỷ, Ngài bảo muốn gặp tôi. Vậy đây là cuộc tiếp xúc mà tôi tới với Ngài. Mặc dù những lời kêu gọi mà tôi nhận được, tôi chỉ đại diện cho một mình tôi thôi, và tôi chỉ đến để nghe lập trường của Ngài. Như vậy, không có vấn đề ký kết bất cứ cái gì, bởi tôi không được ai ủy nhiệm làm như vậy cả.
- Thưa Hoàng thượng, tuy nhiên, hai bản này phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Chẳng cần nó bảo đảm gì cho tương lai, chữ ký của chúng ta chỉ có nghĩa là chứng nhận sự gặp gỡ này mà thôi.
- Nhưng, thưa Ngài Cao uỷ, nếu chỉ cốt để chứng minh sự gặp gỡ này, cần gì phải ký, chỉ một tấm ảnh cũng đủ.
Tôi nhìn mặt ông ta. Ông ta tái đi. Tôi làm ra bộ muốn rút lui, ông ta nhìn tôi chầm chập, cất bút và đột nhiên đỏ mặt. Tôi cảm thấy ông ta sẵn sàng nổi nóng, liền đứng dậy không nói một lời, và bước ra theo Vĩnh Cẩn đang đứng ở trên boong.
Các tùy viên của Cao uỷ đã đi hết. Buổi chiều, chúng tôi ăn cơm với viên hạm trưởng và các sĩ quan trên tàu. Sau bữa ăn, chúng tôi lui vào các buồng tàu dành cho chúng tôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Bản dự thảo về lời tuyên bố chung có thể coi như tạm được, nhưng về bản thể chế thực hiện đã mang tính chất hạn chế không thể chấp nhận được đối với chủ quyền của Việt Nam. Thật vậy, những hạn chế này chỉ là sản phẩm lệ thuộc vào cái gọi là Liên hiệp Pháp và một Liên bang Đông Dương, và không có gì để bàn cãi nữa. Mảnh giấy kia chỉ là sự trình bày vị trí của nước Pháp liên can đến nhiệm vụ của nước Pháp trong vấn đề phòng thủ, về ngoại giao, về trọng tài, về các cơ sở chung giữa ba nước Liên hiệp ở Đồng Dương. Nhưng nó cũng lại có nhiều khoản nói về qui chế cho các sắc dân thiểu số ở Việt Nam, qui chế cho ngoại kiều, vốn nằm trong chủ quyền riêng rẽ của Việt Nam. Tôi không thể chấp nhận các điều khoản ấy dưới bất cứ hình thức nào, và quyết định giữ vững lập trường của mình.
Sáng ngày hôm sau, tôi không thấy viên Cao uỷ tới. Trời rất đẹp. Vịnh Hạ Long êm ả vô cùng. Cạnh chiến hạm, chiếc thủy phi cơ nhẹ nhàng rập rềnh theo sóng lững lờ. Tôi phải trở về vào buổi chiều, vì máy bay chỉ thuê có hai ngày. Bữa ăn sáng rất sớm. Ông Bollaert như đã lấy lại được bình tĩnh. Câu chuyện kéo dài, nhưng tôi cảm thấy ít nhiều gay cấn. Khi ăn xong, Cao uỷ kéo tôi sang buồng hạm trưởng.
Khi chỉ còn hai người, ông ta trở lại cuộc tấn công:
- Thưa Hoàng thượng, chúng ta không thể chia tay như thế này được.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Ông ta mở hai bản văn kiện ra bàn, và trước mặt tôi, ông ta ký trước. Tôi nhìn ông ta. Tôi chẳng mất mát gì lớn cả. Khi ký bản tuyên ngôn chung, tôi chỉ đưa đến sự công nhận điều mong muốn của chính phủ Pháp, coi tôi là người duy nhất để đàm phán thế thôi. Không một câu, tôi đặt bút ký hai chữ Vĩnh Thụy bên cạnh chữ ký của ông ta.
Ông Cao uỷ không giấu được nụ cười đắc thắng. Ông ta lại định tiếp tục tiến tới, và để vào trước mặt tôi, bản văn kiện thứ hai nói về thể chế. Tôi bỏ bút xuống và đứng lên.
- Thưa Hoàng thượng, tôi xin Ngài ký luôn vào bản nói về thể chế này.
- Dạ không, thưa Ngài Cao uỷ. Ngài muốn có một chữ ký, thì tôi đã ký rồi. Sự đó chứng tỏ thiện chí của tôi rồi.
Cuộc thảo luận lại trở lại. Viên Cao uỷ nài nỉ. Tôi nhắc lại cho ông ta rằng, với văn kiện này, với lý do hạn chế mà nó bổ túc cho bản tuyên ngôn, thì không thể chấp nhận cho dân chúng Việt Nam được. Mặt ông Bollaert lại đỏ lên. Tôi thấy rõ ràng, với ông ta, hai bản này chỉ là một, và khi tôi chỉ ký một bản đầu, thì tôi đã vô hiệu hóa tác phẩm của ông ta.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Trước sự từ chối cương quyết của tôi, ông ta thay đổi thái độ, và trở thành cầu khẩn. Ông ta kêu lên:
- Nhưng tôi sẽ nói với chính phủ ra sao bây giờ?
Tôi giữ lặng im. Bên ngoài đã nghe tiếng gầm rú của thủy phi cơ, mà viên phi công đang hâm cho máy đứng yên.
- Thưa Hoàng thượng, đây chỉ là một tài liệu được giữ kín. Chữ ký của Hoàng thượng chỉ có nghĩa là Ngài đã biết nội dung, và một bản sao đã được đệ trình Ngài.
Nghe lý lẽ tầm thường ấy, tôi không khỏi cảm thấy thương hại cho người này, đang bị tàn tạ, hoảng hồn trước ý nghĩ thất bại của minh. Thời giờ thôi thúc. Giờ lên tàu của tôi đã qua rồi. Vì vậy, để cắt ngắn tôi bảo ông ta:
- Nếu cái này có thể giúp cho cá nhân ông, tôi sẵn sàng duyệt được.
Và cũng chẳng cần ngồi, tôi viết tắt ở phía dưới hai chữ: V.T. rồi đi ra.
Vĩnh Cẩn đợi tôi ở đầu tầu, hơi sốt ruột. Viên Cao uỷ chạy theo tôi, và đưa cho người em họ tôi mấy tờ giấy và ông này nhét vội vào cặp.
Ít lâu sau, trước lúc mặt trời lặn, chúng tôi đã về đến vùng Hong Kong. Sau lần gặp gỡ ấy, tôi thấy một cảm giác nặng nề, có tư tưởng rằng, người Pháp không thành thực. “Cho tay này, giữ tay kia” hình như là một kế hoạch hơn là một thói quen của họ. Có lẽ họ cần phải nhở câu nguyên tắc về tư hữu cổ xưa này: Cho rồi giữ lại, chỉ đáng…
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Bảo Đại kể tiếp

Ông ta (tức Bollaert) mãnh liệt chống lại việc sử dụng danh từ “độc lập”, e ngại rằng sẽ đưa đến hậu quả tai hại ở Bắc Phi. Hơn nữa, ông ta cũng không chấp nhận mở rộng cửa cho nền ngoại giao của Việt Nam được tách rời ra khỏi nền ngoại giao của Pháp. Tất nhiên, sự chênh lệch đã quá xa, y như người ta nói ở Việt Nam, mà nghĩ ở Paris. Tôi tự thấy khôn khéo đã đến Thụy Sĩ, vì vừa có chỗ quan sát tốt vừa đủ ra thoát nanh vuốt của viên Cao uỷ, để khỏi bị tù túng nhào nặn. Nhưng ông ta vẫn chưa chịu bỏ cuộc.
Im lặng như tờ, ông ta lấy máy bay đi Paris, nghỉ 48 giờ ở kinh thành hoa lệ và ngày 7 tháng 1 năm 1948, sang Genève và xin gặp tôi.
Chúng tôi hội ở khách sạn Hôtel des Bergues.
Ông ta không cần phải bóng gió gì và cũng không ngừng ngập gì, bảo tôi ngay:
- Thưa Hoàng thượng, tôi đến để mời Ngài trở về Việt Nam để áp dụng những điều khoản đã tuyên bố trong bản thông cáo chung và trong bản thể chế ngày 7 tháng chạp.
- Thưa Ngài Cao uỷ, chắc hẳn Ngài cho phép tôi được ngạc nhiên về sự thôi thúc của Ngài. Tôi xin nhắc lại rằng, tôi đến vịnh Hậ Long thể theo lời mời của Ngài, với tư cách tư, và tôi không nhân danh chức vụ gì, ủy nhiệm gì, để hoàn tất bất cứ công tác nào. Sau nữa, Ngài đã có tại chỗ, Tướng Xuân, hiện đang là T.hủ tướng Chính phủ Lâm thời miền Nam Việt Nam, rất có khả năng điều đình với Pháp.
- Nhưng thưa Hoàng thượng, chính là Hoàng thượng mà chúng tôi muốn, mà nước Pháp muốn điều đình.
- Như vậy thì thưa Ngài Cao uỷ, nước Pháp hãy phục lại cho tôi danh hiệu Hoàng đế. Vua nước Việt Nam độc lập, bao gồm cả ba kỳ thống nhất, bao gồm thêm đầy đủ các dân tộc thiểu số miền Bắc, miền Trung và miền Nam, có như vậy, vấn đề mới có thể giải quyết và mọi việc mới thực hiện được.
Hơi ngạc nhiên và bối rối trước sự đòi hỏi của tôi, ông ta rút lui và nói rằng sẽ xin chỉ thị của chính phủ. Rời Genève về Paris ngay, hôm sau lại trở lại Genève.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Trong khi ông về Paris, tôi liền xác nhận lại lập trường của tôi, qua lời tuyên bố đối với phóng thanh đài AFP: Tôi không thể điều đình bất cứ dướỉ hình thức nào về Việt Nam, và hơn nữa, những đề nghị mà tôi được biết dưới hình thức tư, trong dịp gặp ông Bollaert ở vịnh Hạ Long trong những ngày 6 và 7 tháng chạp, không cho phép kết hợp nổi mọi xu hướng quần chúng Việt Nam, và như vậy, sẽ không tạo được ảnh hưởng gì trong việc tái lập hòa bình.
Đến lần gặp gỡ thứ hai - có tất cả năm lần - tôi tiếp ông Bollaert có ba cố vấn cạnh ông ta là Phan Huy Đán, Đinh Xuân Quảng và Nghiêm Vàn Trí. Tất cả ba đều là nhà luật pháp, xuất thân từ nền học vấn Pháp. Viên Cao uỷ lần này đến với tư cách mạnh. Mới vào đề, tôi hỏi ông ta ngay:
- Thưa Ngài Cao uỷ, tôi còn là Hoàng đế nữa không?
- Không thể được nữa rồi, thưa Ngài. Ông ta đáp và không giấu nỗi thất vọng, vì thấy cuộc đổi thoại bắt đầu bằng lời lẽ ấy.
Dự đoán của tôi đứng. Thái tử Sihanouk đã được trả về ngôi do chính phủ Pháp khi ông ta có thái độ như tôi vào năm 1945… Người Pháp muốn “xỏ mũi tôi”. Tôi quả đã không bảo được.
- Như vậy, thưa Ngài Cao uỷ, thật vô ích khi tiếp tục cuộc đối thoại này.
Thế là ông Bollaert để lộ ngay cái mặt thật của ông ta:
- Nhưng mà thưa Hoàng thượng, ngày 7 tháng 9, Ngài đã ký bản thông cáo chung rồi. Đây là một thực tế đã xong rồi. Không còn ai có thể thay đổi được gì nữa, kể cả đến nét phẩy vào các bản văn kiện, mà Ngài đã chấp nhận rồi.
Tôi thật đã thất vọng, đau buồn hơn là tức giận trước sự bất tín như vậy. Thành ra, vị đại diện của nước Pháp bất chấp cả đến chuyện lọc lừa, ăn nói sai ngoa ngày hôm nay, vớỉ một sự trơ tráo lạ lùng đối với những lời hứa hẹn dỗ dành, mà ông ta đã không ngớt nhắc nhở tôi, hầu xin cho bằng được chữ ký của tôi. Tự dưng, ông Cao uỷ của nước Pháp bỗng trở thành nhỏ bé, trước mắt tôi.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Thế nhưng, vẫn chưa hết. Ngày hôm sau, vẫn với luận điệu phi liêm trơ tráo ấy, ông Cao uỷ lại còn hạ thấp hơn nữa để mà cả thực sự:
- Thưa Hoàng thượng, cần phải xúc tiến mau hơn nữa nền hòa bình, dân tộc Việt Nam đã đau khổ quá độ rồi. Để giúp Ngài có thể về nước sớm, chúng tôi sẽ mở cuộc đại nghị gồm các nhân sĩ của cả ba kỳ. Các đại diện này sẽ trao cho Hoàng thượng sứ mạng để điều đình với nước Pháp, và thành lập một Chính phủ Quốc gia hầu thực hiện các bản văn kiện mà Ngài đã ký kết. Tôi được ủy quyền để thưa với Ngài rằng về phần liên can đến bản thực hiện thể chế, chính phủ Pháp đã quyết định sẽ áp dụng một cách thật là dân chủ và tự do…
Chính vì hạnh phúc của nhân dân tôi, đã giữ tôi lại, mà không muốn làm cho tan vỡ hẳn. Tôi không còn nghi ngờ gì về giá trị của những điều hứa hẹn của nước Pháp. Tôi nhìn ba đồng bào của tôi (cố vấn của Bollaert). Như tôi, họ cũng giữ yên lặng.
Khi từ giã tôi, như một tên lái trâu đã hả hê bán xong con vật thổ tả, viên Cao uỷ nói như giao hẹn:
- Thưa Hoàng thượng, trong một tháng, chúng ta gặp lại nhau ở vịnh Hạ Long, vào ngày rằm tháng hai.
Tôi không đến Hạ Long, chẳng những tháng sau, mà cả về sau nữa. Tôi không trở về nước, khi mà nước Pháp không thỏa mãn các nguyện vọng chính đáng của dân tộc Việt Nam. Tôi không muốn bị làm trò cười lần thứ hai nữa.
Tám ngày sau, tôi đi Cannes, ở đó Hoàng hậu Nam Phương và các con tôi đã về ở trong tòa nhà của chúng tôi ở Thorene rồi.
Càng ngày tôi càng tin tưởng là mình đã đi đúng dường lối.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
T.hủ tướng Robert Schuman mời tôi dự tiệc ở điện Matignon. Tại đây, tôi thấy có hơn một chục bộ trưởng, trong đó có George Bidault và Paul Coste Floret là hai người đang không mấy thiện cảm với tôi, nhất là ông Coste Floret đã tuyên bố rằng “hiện nay, chỉ có những hiệp ước ký kết từ ngày xưa với triều đình An Nam là có giá trị mà thôi…” lời tuyên bố ấy tự miệng viên bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại tung ra, nên đã đưa dư luận vào một trận hỏa mù hoàn toàn dày đặc.
Bữa ăn diễn ra bầu không khí cởi mở, câu chuyện đưa nhanh chóng đến vấn đề các “điều khoản thỏa hiệp” ở vịnh Hạ Long. Thủ tướng Schuman tỏ sự ngạc nhiên về thái độ của tôi đối với những lần gặp gỡ ở Genève với ông Bollaert.
Tôi trả lời ngay:
- Thưa Ngài T.hủ tướng, tôi không ký thỏa hiệp nào ở vịnh Hạ Long cả. Theo lời mời của ông Cao uỷ, tôi đến Hạ Long để nghe nói về lập trường của chính phủ Pháp. Các Ngài đã quyết định là không điều đình gì với Hồ Chí Minh nữa, nhưng các Ngài cũng không đưa ra một sự đề cử nào mới. Các Ngài có lập trường của các Ngài. Tôi cũng có lập trường của tôi. Tôi đã thưa với Ngài rằng chỉ sự thừa nhận nền độc lập và sự thống nhất của Việt Nam, mới có thể vãn hồi lại được hòa bình. Tôi không muốn đoạn tuyệt với nước Pháp, nhưng tôi vẫn giữ y nguyên lập trường của tôi.
Tất cả mọi người dự tiệc, ai cũng ngạc nhiên về thái độ cương quyết của tôi. Tôi có cảm tưởng rằng điều đó không đúng với tinh thần mà họ tô son điềm phấn vào tôi và vì vậy, họ mới quyết định chọn tôi là người duy nhất để đàm phán. Một người duy nhất ấy nay lại chứng tỏ còn bất trị và nặng ký hơn Hồ Chí Minh nhiều.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Rất nhiều lần, trong bữa ăn, đã có nhắc đến Lời tuyên bố (của De Gaulle) ngày 25 tháng 3 năm 1945. Trước đây, từ ngày tôi sang Paris, tôỉ đã nghe thấy nói đến, trong nhiều cuộc gặp gỡ. Tôi liền sai Vĩnh Cẩn đi sưu tầm cho tôi bản văn kiện nói về lời tuyên bố này. Trong thời gian có lời tuyên bố ẩy, thì nước chúng tôi bị cắt đứt mọi liên lạc với Pháp, và tôi cũng chưa từng nghe thấy nói đến bao giờ. Vì vậy, tôi ngạc nhiên biết bao, khi tôi thấy bản văn có lời tuyên bố này do chính phủ của T.hủ tướng De Gaulle tung ra, và vào lúc mà Việt Nam đã độc lập trước đó mười lăm ngày rồi.
Vậy thì bản tuyên bố này nói gì? Thành lập một Liên bang Đông Dương gồm năm xứ rõ rệt: Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ, Ai Lao và Cam Bốt, do viên Toàn quyền Pháp đại diện cho nước Pháp đứng đầu, gồm các bộ trưởng người Pháp và người bản xứ, chịu trách nhiệm dưới quyền điều khiển của Toàn quyền. Chính phủ sẽ có một Quốc hội mà dân chúng tất cả các xứ Đông Dương chiếm 50% số phiếu. Quyền hạn của Quốc hội này được hạn chế trong việc thông qua ngân sách và bàn cãi các đạo luật do Hội đồng Quốc gia soạn thảo.
Như vậy, sau hai tuần lễ mà tôi đã tuyên bố độc lập, lời tuyên bố này tưởng là rộng rãi lắm, thật sự lại còn kém xa những quyền hạn mà chúng tôi đạt được dưới thời của Đô đốc Decoux, vi Decoux còn dành một chỗ nhỏ cho các chính phủ bản xứ. Như vậy không phải là 15 ngày chậm chạp của bản tuyên ngôn, mà là 15 năm. Tuy nhiên, nay tôi mới hiểu vì sao đã có sự im lặng của Tướng De Gaulle, khi tôi gửi thông điệp cho ông ta vào tháng 8 năm 1945. Điều làm tôi buồn hơn nữa, là tôi có cảm tưởng là nhiều kẻ nay vẫn còn tin vào lời tuyên bố đó, dù có đã ba năm về trước. Quả nhiên, người Pháp rất mù tịt về các biến chuyển mới đã xảy ra trong mười năm gần đây ở Á châu, và nhất là ở vùng Viễn Đông.
 
Biển số
OF-567124
Ngày cấp bằng
3/5/18
Số km
193
Động cơ
148,228 Mã lực
Tuổi
39
dẫu sao cũng là một nhân vật của lịch sử và theo tôi ae nên tôn trọng lịch sử
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Đến đây, tôi nhận thấy báo chí ở Paris đã phát động một chiến dịch đầy ác cảm đối với tôi. Họ kết tội tôi là kẻ phản bội hiệp ước bảo hộ, phản bội nước Pháp, đã tiếp tay với phát xít Nhật. Nguyên nhân của sự xúi giục đó tôi thừa đoán ra được. Sự đòi hỏi của tôi trở thành khó chịu, và chẳng ai thực tâm mong muốn tôi đáp lời kêu gọi của viên Cao uỷ cả. Nhưng như tôi đã nói, tôi nhất định không để ai có thể muốn làm gì thì làm. Tôi liền tổ chức một buổi họp báo ở khách sạn Ritz, và trước các nhà báo Paris, tôi tuyên bố:
- Ngày 6 tháng 6 năm 1884, khi ông bác Kiến Phước tôi còn là ấu quân, quan phụ chính Vương quốc An Nam đã ký với nước Pháp, một hiệp ước bảo hộ. Theo điều 16 của hiệp ước này, để đổi lại những ưu quyền dành cho nước Pháp, nước Pháp long trọng cam kết che chở cho Vương quốc An Nam, bảo đảm an ninh cho Quân vương, Hoàng đế An Nam chống lại bất cứ nội loạn hay ngoại xâm nào. Thế mà năm 1945, trước sự xâm lăng của Nhật Bản, và trước cuộc nổi dậy của cách mạng Việt Minh, thì đâu là những lời cam kết của Pháp?… Vậy thì ai là người đầu tiên đã không làm tròn bổn phận đối với lời cam kết? Ai làm cho nó trở thành lỗi thời, mất hết hiệu lực? Ai đã vi phạm hiệp ước?
Làm sao mà tôi có thể phản bội nước Pháp, khi Pháp đã ruồng bỏ tôi rồi? Tôi có thể từ ngôi, bỏ chạy ra ngoại quốc, bỏ mặc dân chúng để chạy theo đuôi Đồng minh… Nhưng như vậy, nên nhớ rằng quân Nhật có thể dùng bọn tay sai bất lương, khuấy động loạn lạc để chống người Pháp và tàn sát họ.
Giờ đây, tại sao tôi còn sang Paris? Vì tôi mong muốn hòa bình lập lại ở nước tôi, làm ngưng để máu, vừa máu của nhân dân tôi lẫn máu của binh sĩ Pháp. Thế nhưng, điều kiện để tái lập hòa bình phải là sự công nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Đó chính là lý do mà tôi đến để xin nước Pháp thực hiện, và cũng để nói với nước Pháp rằng nước tôi, dân tộc tôi, một khi hòa bình được lập lại, vẫn cần đến mọi sự giúp đỡ để kiến thiết đất nước.
Sự giúp đỡ đó, sự tựa nương đó, chính vẫn là ở nước Pháp mà chúng tôi muốn yêu cầu, trong tinh thần bình đẳng giữa hai nước như trước kia tổ tiên tôi là Hoàng đế Gia Long, khai sáng triều đại, anh hùng thực hiện nền độc lập và thống nhất nước Việt Nam, là người sáng lập ra tình hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Pháp.
Không chờ đợi phản ứng, tôi trở về Cannes ngay. Tôi bỏ qua đi ngày 15 tháng 2 mà ông Bollaert đã hẹn để gặp tôi ở vịnh Hạ Long. Rồi cùng Hoàng hậu và năm con của chúng tôi, sau gần 30 tháng xa cách, chúng tôi làm một cuộc du hành trên khắp đất Pháp thời niên thiếu cũ. Chúng tôi giữ ẩn danh, đi bằng xe lửa, và tôi rất sung sướng chỉ cho con trai cả tôi, Hoàng thái tử Bảo Long, lúc đó gần mười hai tuổi, những phong cảnh mà tôi đã đi qua khi còn thơ ấu. Tất nhiên, chúng tôi đến Paris, để thăm bà Mémé Charles, lúc nào cũng hiền từ và tiếp đón chúng tôi rất ân cần, và chúng tôi đã đến mặc niệm trước mộ cụ Charles, cựu Toàn quyền Đông Pháp, đã mất trong thời gian chiến tranh. Chúng tôi cũng đến Lourdes mà Hoàng hậu muốn, để cầu nguyện cho hòa bình ở Việt Nam, và khấn vái Đức Mẹ Đồng trinh Massabielle che chở cho dân chúng Việt Nam.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
Lần gặp của Bảo Đại với ông Bollaert. Ông kể:

Sau đó ít lâu, tôi bị bệnh đau gan, nên phải về Paris chữa bệnh. Giữ kín danh tánh tôi kín đáo cư ngụ tại khách sạn California, phố Berly, rất gần phòng mạch của bác sĩ điều trị.
Tôi còn đang đau, thì ngày 17 tháng 10, vào buổi trưa, có người kêu điện thoại gọi tôi:
- Thưa Hoàng đế, có người muốn xin được gặp Hoàng đế.
- Xin trả lời là tôi đang đau, và không thể tiếp ai được. Tôi đáp, và tắt máy.
Lại chuông reo lần nữa.
- Thưa Hoàng thượng, vị quí khách năn nỉ xin gặp là ông Cao uỷ.
- Không, tôi không muốn gặp ai…
Chưa hết câu, thì có tiếng gõ cửa. Bực tức đến tột độ, tôi sẵn sàng nổi sung với kẻ vô ý thức đó.
- Vào.
Thì đó chính là ông Bollaert đã lao vào như gió. Mặt ông ta biến sắc. Ông ta tháo mục kỉnh ra rồi lại đeo vào mắt, chỉ đủ thời gian để thở. Tôi hơi buồn cười về sự xâm nhập của ông ta. Thế là ông Cao uỷ bảo tôi:
- Thưa Hoàng thượng, xin Ngài tha lỗi cho tôi đã bắt buộc phải đột nhập phòng Ngài trái phép, nhưng tôi cần phải gặp ngài ngay.
Tôi im lặng. Ông ta tiếp, gần như cầu khẩn:
- Thưa Hoàng thượng, tại sao Ngài lại không trở về Việt Nam?
- Thưa Ngài Cao uỷ, tôi tưởng đã nói với Ngài Cao uỷ rồi, là tôi không thể trở về nước tôi với hai bàn tay trắng được. Chẳng hay lần này, Ngài Cao uỷ có đem cho tôi tin tức mới lạ nào không?
- Thưa Hoàng thượng, tôi tin rằng Ngài từ chối không chịu vào đấu trường.
- Vâng, có lẽ lắm. Vậy thì tôi muốn biết ai là con bò mộng, và ai là tên đấu bò đây?
- Thưa Hoàng thượng, hẳn Ngài biết rằng hòa bình sẽ trở lại, với điều kiện là Ngài phải trở về Việt Nam.
- Thưa Ngài Cao uỷ, xin đừng ép tôi. Ngài đã có Tướng Xuân, xin hãy đàm phán với ông ta!
Lập tức, mặt ông ta tái nhợt, ông ta nói với tất cả sự tuyệt vọng vô cùng:
- Tôi tin rằng, tôi chỉ còn có cuốn gói là hết.
- Đó chính là điều tốt nhất cho Ngài vậy.
Tôi nhìn ông ta đi ra. Đây là người tuyệt vọng đã đi ra.
 

đạo sỹ chống gậy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580618
Ngày cấp bằng
22/7/18
Số km
735
Động cơ
145,807 Mã lực
Tuổi
56
Nếu phân tích theo kiểu "thiện ý" thì lý do sẽ là như sau: Cụ Nguyễn Sinh Sắc thật ra không phải dòng họ Nguyễn Sinh mà là con ngoài luồng của mẹ cụ và cụ đồ dạy trong nhà chủ, ông Hồ Sĩ Tạo (1841-1907).

Vì biết như thế nên cụ Sắc bị dòng họ Nguyễn Sinh hắt hủi không cho học hành gì, nên mới có chuyện cụ vừa chăn trâu vừa học lỏm rồi nhắc bài cho mấy chế trong lớp, được thầy giáo là thân sinh cụ Hoàng Thị Loan phát hiện, mến tài mới mang về nuôi và gả con gái cho.

Mãi đến khi cụ Sắc đỗ phó bảng, theo luật phải vinh quy bái tổ thì dòng họ Nguyễn SInh mới vội vàng cắt một miếng đất của bác cụ Sắc làm nhà cho gia đình, chứ thực ra cụ sinh ra và lớn lên tại quê ngoại Hoàng Trù.

SỰ lắt léo trong thân thế từ thế hệ trước khiến cụ Hồ ngại về quê vì đồn thổi trong vùng rất nhiều, và đó cũng chính là lý do cụ lấy họ Hồ, ý rằng trở về với nguồn gốc chính tông là ông nội Hồ Sĩ Tạo.
Cụ nói đúng.. Lịch sử sau này sẽ viết đúng như cụ nói..lịch sử sẽ ghi đúng là . nguyễn ái Q .. Là họ hồ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
2-12-1950 – Quốc trưởng Bảo Đại tới Hà Nội. Ảnh: Howard Sochurek
























 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực
3-1950 – Lễ đón Quốc trưởng Bảo Đại tại Toà Đốc lý (Toà Thị chính) Sài gòn. Ảnh: Carl Mydans
Toà Đốc lý (Toà Thị chính) Sài gòn nay là Trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh




3-1950 – Lễ đón Quốc trưởng Bảo Đại tại Toà Đốc lý (Toà Thị chính) Sài gòn. Ảnh: Carl Mydans


 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực

6-3-1950 – Quốc trưởng Bảo Đại thăm khu trục hạm Mỹ USS Stickell (DD-888) neo tại Sài gòn. Ảnh: Carl Mydans


6-3-1950 – Quốc trưởng Bảo Đại thăm khu trục hạm Mỹ USS Stickell (DD-888) neo tại Sài gòn. Ảnh: Carl Mydans


6-3-1950 – Quốc trưởng Bảo Đại thăm khu trục hạm Mỹ USS Stickell (DD-888) neo tại Sài gòn. Ảnh: Carl Mydans


6-3-1950 – Chuẩn Đô đốc Russel S. Berkey đón Quốc trưởng Bào Đại thăm chiến hạm USS Stickell. Ảnh: Carl Mydans

Trong chức vụ Hải quân Hoa Kỳ thì thứ tự là Chuẩn đô đốc (rear-Admiral), rồi Phó Đô đốc (vice-Admiral), rồi Đô đốc (Admiral)


6-3-1950 – Chuẩn Đô đốc Russel S. Berkey đón Quốc trưởng Bào Đại thăm chiến hạm USS Stickell. Ảnh: Carl Mydans


6-3-1950 – Chuẩn Đô đốc Russel S. Berkey đón Quốc trưởng Bảo Đại thăm chiến hạm USS Stickell. Ảnh: Carl Mydans
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,579 Mã lực










6-3-1950 – Chuẩn Đô đốc Russel S. Berkey đón Quốc trưởng Bào Đại thăm chiến hạm USS Stickell. Ảnh: Carl Mydans

 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,639
Động cơ
723,021 Mã lực
Thời điểm này cụ Bảo đại khôn khéo, mềm dẻo 1 chút thì có thể thống nhất đất nước mà k phải trải qua 2 cuộc trường kỳ kháng chiến đổ máu hàng triệu sinh mạng của ngườ dân Việt, đến làng xã nào thì cái đập vào mắt đầu tiên là nghĩa trang liệt sỹ rất to. Và bây giờ Vn sánh với Sing, Hàn chứ không phải đi so hơn kém với Lào, Cam
3-1950 – Lễ đón Quốc trưởng Bảo Đại tại Toà Đốc lý (Toà Thị chính) Sài gòn. Ảnh: Carl Mydans
Toà Đốc lý (Toà Thị chính) Sài gòn nay là Trụ sở Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh




3-1950 – Lễ đón Quốc trưởng Bảo Đại tại Toà Đốc lý (Toà Thị chính) Sài gòn. Ảnh: Carl Mydans


 

mê xe đẹp

Xe tăng
Biển số
OF-27552
Ngày cấp bằng
16/1/09
Số km
1,376
Động cơ
498,890 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Website
vn.360plus.yahoo.com
Thời điểm này cụ Bảo đại khôn khéo, mềm dẻo 1 chút thì có thể thống nhất đất nước mà k phải trải qua 2 cuộc trường kỳ kháng chiến đổ máu hàng triệu sinh mạng của ngườ dân Việt, đến làng xã nào thì cái đập vào mắt đầu tiên là nghĩa trang liệt sỹ rất to. Và bây giờ Vn sánh với Sing, Hàn chứ không phải đi so hơn kém với Lào, Cam
So với Sing, Hàn thì chả dám chắc. Nhưng chắc chắn xã hội ko nát như hiện tại
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top