Em ko nghĩ thế. Có vẻ các dự án chung cư giờ đều ghi miếng đất chung là đất ở lâu dài.
Nhưng công trình hạng mục ghi rõ là thương mại dịch vụ và sở hữu chung, khả năng hết 50 năm là cđt thu hồi của người mua. Nói chung người mua chả có căn cứ nào nói rõ là sở hữu riêng và lâu dài, cứ chung là khác riêng rồi.
Cụ vẫn ko hiểu nhỉ, cụ nhìn cái này xem
BĐS nào cũng gồm 2 phần là Đất (sử dụng) và Nhà (sở hữu).
Phần đất: sổ chung cư cụ xem cái phần đất xem có phải đều là “đất ở đô thị” và “sử dung chung” của tất cả ko?
Vậy so với cái sổ chân đế mới này thì có khác gì ko? Sổ này do nhà nước cấp chứ ko phải CĐT cấp, vậy CĐT to hơn hay nhà nước to hơn? CĐT dựa vào căn cứ nào to hơn giấy chứng nhận của nhà nc mà đòi thu lại? Và khi công trình xd xuống cấp phải phá dỡ cả toà chung cư, thì rõ ràng cái chân đế cũng có phần sử dụng chung giống như các căn hộ chung cư ở trên (theo giấy chứng nhận nhé).
Lưu ý: Đất nó có 2 loại, 1 loại của CĐT mua sở hữu lâu dài còn 1 loại là thuê của nhà nước. Loại CĐT thuê của nhà nước để xây chung cư thì rõ ràng là ko thể đổi thành lâu dài đc, kể cả căn hộ chung cư bên trên cũng là 50 năm. Cho nên nguồn gốc đất của chủ đầu tư nó mới quan trọng.
Phần nhà: Theo luật bđs mới thì khi có trên 2 ng sở hữu thì nó đổi thành sử dụng chung, cụ thử đứng tên 1 người xem nó có thành sử dụng riêng ko. Bản chất nó chính là riêng vì sử dụng chung cư ở trên đâu có quyền sử dụng chân đế (của ng khác) trừ phần chân đế công cộng phục vụ cư dân.