- Biển số
- OF-350823
- Ngày cấp bằng
- 15/1/15
- Số km
- 219
- Động cơ
- 272,945 Mã lực
Cám ơn cụ đã có ý kiến. Em thì nghĩ ý kiến của cụ hơi bị nâng cao quan điểm quá, dùng nhiều khái niệm hơi to lớn so với câu chuyện này.Quan điểm của cụ vừa sai, vừa nguy hiểm.
- Thứ nhất, khái niệm ‘nguồn gen tốt’ dựa trên học thức và kinh tế là một lối tư duy ưu sinh lỗi thời từng dẫn đến thảm họa trong lịch sử nhân loại. Gen không phân biệt giàu nghèo, và sự tiến hóa của con người không chỉ dựa vào vài đặc điểm mà cụ cho là ‘ưu tú’.
- Thứ hai, việc người học thức cao sinh ít con là lựa chọn mang tính trách nhiệm: họ chú trọng chất lượng hơn số lượng, đầu tư cho con cái tốt hơn, và đóng góp nhiều hơn vào xã hội bằng tri thức, công nghệ, chính sách.
- Thứ ba, tỉ lệ sinh cao ở nhóm khó khăn không phải là ‘bảo tồn gen kém’ mà phản ánh bất bình đẳng về giáo dục và y tế. Thay vì phán xét, giải pháp là nâng cao dân trí và điều kiện sống để mọi người đều có quyền tự quyết sinh sản. Viễn cảnh ‘loài người tự hủy diệt nguồn gen tốt’ chỉ tồn tại trong đầu những kẻ thích nhân danh khoa học để biện hộ cho thành kiến và sự kiêu ngạo.
Khi cụ nói về "thuyết ưu sinh lỗi thời" làm em nhớ đến một quyển sách kinh điển em rất thích, là cuốn Guns, Germs, and Steel Jared Diamond đã giải thích và phản biện thuyết da trắng thượng đẳng (white supremacy), cho rằng mức độ phát triển của một cộng đồng là tổng hòa rất nhiều các yếu tố phức tạp như địa lý, lịch sử, hoặc những yếu tố mang tính ngẫu nhiên khác, như là vi khuẩn chẳng hạn. Em là người đọc tất cả cả cuốn của Jared Diamond và hoàn toàn ủng hộ quan điểm này. Nên là chắc chắn em không theo trường phái ưu sinh cụ ạ.
Thứ hai khi em nói đến nguồn gen tốt, ít nhất trong bối cảnh của một diễn đàn tại Việt Nam thì chúng ta đều là người Đông Á, máu đỏ da vàng, nên không thể chụp cho em là "kiêu ngạo" và "thành kiến" được cụ ạ. Không chỉ về di truyền mà nó còn là các giá trị khác như văn hóa, mức độ coi trọng trí thức. Bản thân cụ cũng đã sống và quan sát được, con cái có xu hướng học tập theo bố mẹ rất nhiều. Bố mẹ có thói quen đọc sách, chơi đàn, đi du lịch, v.v.. nó đều sẽ ảnh hướng đến việc hình thành lối sống của con sau này.
Thứ ba là khi cụ nói là những người học thức cao sinh ít con để có "trách nhiệm". Thế nhưng ở góc độ vĩ mô, thì nhìn toàn cảnh xã hội ngày càng ít những đứa trẻ trong các gia đình có trí thức cao, có khả năng gây ảnh hưởng đễn xã hội, có điều kiện tiếp cận với thế giới, v.v.. thì liệu có phải là điều tốt không? Tư tưởng bình đẳng cào bằng trong xã hội như ý cụ nói chưa chắc là không gây nên thảm họa cho một cộng đồng đâu cụ. Em hay lấy ví dụ Brexit để minh chứng cho trường hợp này.
Thứ tư là, em không hiểu ý cụ là gì khi nói "tỉ lệ sinh cao ở nhóm khó khăn không phải là ‘bảo tồn gen kém’ mà phản ánh bất bình đẳng về giáo dục và y tế". Cụ đang phản biện vấn đề gì ở đây ạ? Ý kiến này ở đâu ra hở cụ?
Thứ năm, không biết cụ có con chưa, nhưng chắc chắn tâm lý của gia đình bình thường sẽ là tập trung hết sức có thể để con cái có điều kiện phát triển tốt nhất. Thế thì thử hỏi những gia đình không có điều kiện, ngày ngày còn đi bới rác nay đây mai đó thì tương lai những đứa trẻ sẽ thế nào? Cụ nói đúng là vai trò của quản lý nhà nước quan trọng trong việc đảm bảo bình đẳng trong xã hội, làm cho cơ hội tiếp cận y tế, giáo dục là như nhau cho tất cả mọi đối tượng. Thế nhưng đấy còn là quãng đường dài lắm, nhất là với một nước thuộc dạng thu nhập trung bình như Việt Nam.
Thứ sáu, quan điểm của em đơn giản là gia đình sẽ ảnh hướng rất lớn đến định hình tương lai của con cái. Cái đó thì cũng chẳng cần phải khoa học gì mới thể hiểu được. Nhưng vì cụ nói em "nhân danh khoa học" thì em cũng xin phép viện dẫn ra một vài nghiên cứu để cụ được tỏ tường. Mời cụ đọc nghiên cứu này, nghiên cứu này, hay nghiên cứu này. Tất cả các nghiên cứu đều chỉ ra mức độ liên quan giữa học vấn, trình độ, thu nhập của bố mẹ và thành tựu của con cái.
Cuối cùng để kết luận lại, vấn đề đơn giản là chúng ta đang đơn giản quan sát một thực trạng của xã hội. Ở Việt Nam khi chúng ta có mức độ đồng nhất về chủng tộc rất cao thì câu chuyện chỉ là người giàu người nghèo có tỷ lệ sinh khác nhau. Nhưng ở các xã hội phát triển, nó còn là câu chuyện của các sắc tộc nhập cư, của định nghĩa về bản sắc, và ty tỷ các yếu tố khác nữa. Chúng ta cứ hãy tập trung vào vấn đề nhãn tiền của đất nước ta cái đã.