Em vào thả haha cái rồi đi ra
))

Sau khi đọc bài này thì kết luận Bộ GTVT là nơi toàn thằng Ngu và tham tập trung làm việc ở đóCả Chủ đầu tư và bọn Tổng thầu chả coi ai ra gì
https://www.tienphong.vn/xa-hoi/duong-sat-cat-linh-ha-dong-thieu-ho-so-ky-thuat-mat-them-nua-nam-khac-phuc-1476193.tpo
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông thiếu hồ sơ kỹ thuật: Mất thêm nửa năm khắc phục
TP - Chỉ ra những vấn đề chưa đồng bộ của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, tư vấn Pháp cho rằng, hồ sơ thi công chưa đầy đủ, hồ sơ về hệ thống an toàn dự án cũng vậy. Tư vấn Pháp cho biết, phải mất nửa năm hoặc lâu hơn nữa tùy vào thái độ và trách nhiệm của chủ đầu tư và Tổng thầu thì tuyến đường mới vận hành thương mại được.
Tàu đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đang phải “nằm bờ” vì thiếu hồ sơ kỹ thuật. Ảnh: T.Đảng
Ðường sắt Cát Linh - Hà Ðông: Chưa thể khẳng định bao giờ tàu chạy
Vì sao chưa thể vận hành đường sắt Cát Linh – Hà Đông?
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Tổng thầu nói hoàn thành, Bộ bảo 'chưa'
Ðường sắt Cát Linh - Hà Ðông: Ðang xem xét trách nhiệm
Cảnh báo từ nhiều năm trước
Với trách nhiệm được Thủ tưởng Chính phủ giao trực tiếp kiểm tra, giám sát và đánh giá công tác thi công các dự án giao thông trọng điểm có sử dụng ngân sách trên địa bàn Hà Nội, từ khi dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được lập và phê duyệt năm 2008, Hội đồng Nghiệm thu nhà nước (NTNN) đã thẩm định hồ sơ, giám sát thi công về sau.
Với thiết kế hướng tuyến dự án, đại diện Hội đồng NTNN cho biết, Việt Nam là nước nhiệt đới nên quanh năm mưa ẩm, bụi bặm, do vậy để dự án phát huy hiệu quả cũng như tạo điều kiện để người dân, đặc biệt là đối tượng hành khách là học sinh, sinh viên, công sở dễ dàng tiếp cận, trong khu vực nội đô, thành viên Hội đồng NTNN và chuyên gia đã góp ý dự án nên đi ngầm, giống nhiều tuyến đường sắt đô thị ở các tuyến ở Nhật Bản, Pháp… Như vậy vừa không phải giải phóng mặt bằng nhiều vừa không ảnh hưởng đến cảnh quan, kiến trúc, mặt khác còn giúp người dân tiếp cận dự án trong mọi điều kiện thời tiết.
Tuy nhiên, đại diện chủ đầu tư khi đó cho rằng, các tuyến bên Đức, Ý, thậm chí Trung Quốc cũng làm nổi cả. Đây là suy nghĩ không còn phù hợp vì các tuyến đường sắt đô thị tại Đức, Ý đã xây dựng cả 100 năm, Trung Quốc mới nhưng cũng hàng chục năm, nay nhu cầu đi lại và sự phát triển đô thị đã khác nên việc thiết kế tuyến phải lựa chọn phương án phù hợp.
Tuy nhiên, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia và thành viên Hội đồng NTNN khi đó không được đại diện chủ đầu tư lắng nghe, đến nay toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông trải dài hơn 13 km đi trong và ngoại thành đều đi nổi, hứng chịu toàn bộ nắng mưa.
Ngoài phải giải phóng mặt bằng nhiều, kéo dài thời gian thi công, phát sinh chi phí lớn, việc tuyến đi trên cao cũng khiến các ga tàu cũng phải bố trí trên cao, ngoài trời. “Hà Nội là thành phố nhiệt đới, cùng với phố phường ồn ào, ô nhiễm, thời tiết thường xuyên mưa gió, nóng bức thất thường, việc các tuyến đi nổi và xây dựng cầu thang để hành khách tiếp cận tàu sẽ có những bất tiện”, đại diện Hội đồng NTNN đánh giá.
6 tháng để khắc phục những tồn tại
Với quá trình thi công và hồ sơ kỹ thuật kèm theo, đại diện Hội đồng NTNN cho rằng, ban đầu Tổng thầu Trung Quốc thiết kế hồ sơ thi công tổng thể, tuy nhiên trong quá trình thực hiện do dự án nhiều lần điều chỉnh thiết kế, đặc biệt là hạng mục (gói thầu) các ga, đề-pô…, sau đó hồ sơ kỹ thuật lại không được quan tâm xử lý kịp thời dẫn đến bị chậm hoặc chưa có. Đây là nguyên nhân chính khiến dự án đến nay, tất cả các gói thầu đã xong nhưng hồ sơ hoàn công, hồ sơ an toàn kỹ thuật tổng thể thiếu hoặc không đầy đủ. Dẫn đến, Hội đồng NTNN không có đủ cơ sở để nghiệm thu, đưa dự án đi vào hoạt động.
Theo Hội đồng NTNN, sau khi phát hiện các thiếu sót này, trong các năm 2013 - 2015 đại diện Hội đồng NTNN đã yêu cầu chủ đầu tư và Tổng thầu khắc phục, sau đó mới tiếp tục thi công các phần việc khác, tuy nhiên đến nay thì mọi việc vẫn xảy ra như vậy (?!).
Báo cáo với lãnh đạo Chính phủ vừa qua, ông Phạm Minh Hà, đại diện Hội đồng NTNN cho biết, trong tuần này, Hội đồng NTNN sẽ làm việc với Bộ GTVT về nội dung trên để xem xét các vướng mắc, từ đó sẽ đưa ra các phương án tháo gỡ.
Nhằm điều chỉnh lại những bất cập của dự án trong đó có hồ sơ kỹ thuật, hiện dự án đang được tư vấn Pháp kiểm định lại toàn bộ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Từ đó có cơ sở để Hội đồng NTNN nghiệm thu, đưa dự án đi vào hoạt động.
Tuy nhiên qua một thời gian tiếp cận dự án, tư vấn Pháp cho rằng: có nhiều vấn đề không đồng bộ tại dự án, trong khi điều kiện để tầu vận hành là phải được kết nối đồng bộ. Chỉ ra những vấn đề chưa đồng bộ của dự án, tư vấn Pháp cho rằng, hiện hồ sơ thi công chưa đầy đủ, hồ sơ về hệ thống an toàn dự án cũng vậy. Từ việc phát hiện ra, đề nghị chủ đầu tư và Tổng thầu khắc phục, tư vấn Pháp cho biết, phải mất nửa năm hoặc lâu hơn nữa tùy vào thái độ và trách nhiệm của mỗi bên.
Dự án ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông có chiều dài hơn 13km được chủ đầu tư là Bộ GTVT khởi công tháng 10/2011. Dự án có tiến độ hoàn thành tháng 6/2015. Tuy nhiên đến nay mặc dù đã 8 lần lỡ hẹn và đội vốn từ hơn 8.000 tỷ lên 18.000 tỷ nhưng vẫn mịt mù ngày vận hành chính thức.
Cái hội đồng này cũng nên giải tán, cưỡi ngựa xem hoa thôi.
Tầu điện chạy 32km/h thì còn kém cái tầu chạy leng keng của Pháp ở Hà nội cách đây 100 năm, có cái mother gì mà tỏ ra nguy hiểm.
Mấy cái nhịp cầu cạn giản đơn, tải trọng cái tầu điện chở khách thì nhẹ (làm gì có quá tải), đường thì chạy 2 làn riêng biệt, có muốn tai nạn cũng khó... trừ khi không lắp phanh.
Nghe mấy thằng lều báo với các bên chơi nhau nên dự án cứ như sắp bỏ đi đến nơi. Nếu lôi nguyên tắc ra thì thiếu một tờ giấy nghiệm thu là cũng đếch được chạy.
Nói chung là cái Cát linh - Hà đông chả có cái công nghệ gì mới về cả kết cấu hạ tầng, đầu máy toa xe và thông tin tín hiệu. Nếu còn chơi nhau thì 10 năm nữa cũng không chạy được, còn cho phép thì ngày mai là chạy được rồi. Việc thất thoát, lãng phí thì em không bàn ở đây, nhưng chạy thì chắc không có vấn đề gì. Mà sớm muộn gì thì nó vẫn chạy, chả có thay đổi, thay thế hay nâng cấp gì hết... rồi các cụ xem có đúng không.
Cụ có hiểu gì về xây dựng không mà phán vậy? Trong xây dựng nhất là những công trình trọng điểm mỗi loại NVl đưa vào công trình đều có giấy chứng nhận CL, tiếp đó là lấy mẫu đi kiểm định chỉ khi nào đạt chuẩn mới được đem thi công. Ngoài ra, nó phải nhiệm thu và kiểm định từng cấu kiện trước khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp. Thậm chí, từng mối hàn nối của cột trụ cũng phải siêu âm xem có đủ chất lượng không. Tất cả các cọc khoan nhồi cũng đều phải đặt ống kỹ thuật để sau khi hoàn thành TVGS sẽ siêu âm kiểm tra kết cấu đầu cọc thân cọc vì dù khi khoan tất cả đều sử dụng bentonite để gia cố vách cọc nhưng ai dám đảm bảo trong quá trình đổ be tôn đất xung quanh không lở xuống làm thối đầu cọc thân cọc.......Khi đảm bảo tiêu chuẩn được nghiệm thu mới tiếp tục làm đến đài cọc và thân trụ......Sự cố sập đường cao tốc trên cao mấy hôm trước tại TQ mà chưa sáng mắt sao? Tầu điện chạy mặt đất nó khác hoàn toàn chạy trên cao đó.
Những cái cụ nói thì thằng kỹ sư mới ra trường nào nó cũng biết. Không nghiệm thu làm sao lấy được tiền, công trình giữa thủ đô thời nay mà cụ nghĩ nó như thời tiền sử thế.Cụ có hiểu gì về xây dựng không mà phán vậy? Trong xây dựng nhất là những công trình trọng điểm mỗi loại NVl đưa vào công trình đều có giấy chứng nhận CL, tiếp đó là lấy mẫu đi kiểm định chỉ khi nào đạt chuẩn mới được đem thi công. Ngoài ra, nó phải nhiệm thu và kiểm định từng cấu kiện trước khi chuyển sang giai đoạn kế tiếp. Thậm chí, từng mối hàn nối của cột trụ cũng phải siêu âm xem có đủ chất lượng không. Tất cả các cộc khoan nhồi cũng đều phải đặt ống kỹ thuật để sau khi hoàn thành TVGS sẽ siêu âm kiểm tra kết cấu đầu cọc thân cọc vì dù khi khoan tất cả đều sử dụng bentonite để gia cố vách cọc nhưng ai dám đảm bảo trong quá trình đôt be tôn đất xung quanh không lở xuống làm thối đầu cọc thân cọc.......Khi đảm bảo tiêu chuẩn được nghiệm thu mới tiếp tục làm đến đài cọc và thân trụ......Sự cố sập đường cao tốc trên cao mấy hôm trước tại TQ mà chưa sáng mắt sao? Tầu điện chạy mặt đất nó khác hoàn toàn chạy trên cao đó.
Em đâu có xui, mà là em đề xuất thế. Ở phố toàn chuyện vui cụ nhỉ.Cụ không phải xui! Nó cấm tiệt phố đường tầu rồi mai này đứa nào ngứa nghề thì ra CL-HĐ.
Cụ ý đoán mò thế thôi, chứ không thằng Chủ đầu tư nào ngu thò bút vào ký thanh toán cho nhà thầu mà không có biên bản nghiệm thu cả. Cái này đều có trong quy định pháp luật cả rồi, bố bảo thằng nào dám làm sai... không thì đi đá cho Juve hết rồi.Nói quy trình như cụ thì chủ đầu tư chả làm gì cả nhỉ. Qua bao nhiêu giai đoạn rồi mà ko có hồ sơ là sao
Khong can OK hay ga den gi ca, cu cho chay khi nao tau roi tu do xuong duong luc do chung ta lai xem lai, anh huong gi dau. Cu cho chay roi cong bo rong rai cac su nguy hiem khi ngoi tren tau do lai day nghet khach du lich the gioi do xo ve Ha noi tim cam giac manh day, tien thu ve may dem khong kip.Tư vấn đưa ra chung chung thế bố ai biết đc nguyên nhân chính là thế nào. Tóm lại là công bố đánh giá: kết cấu móng trụ dầm bê tông cốt thép Ok ko? Hệ thống đường ray tàu Ok ko? Tàu ok ko? Quy trình vận hành an toàn và xử lý sự cố Ok ko? Thế nhân dân mới biết rõ ràng mà tham gia ý kiến. Đằng này bao năm cứ chung chung này kia *** ai biết
đuờng nào mà lần
Bị nó đúng chỗ sai nên nhảy tưng tưng lên thế hảNu thì ngậm mồm lại cho đỡ bốc mùi!