[Funland] Chết thật. Còn bị theo dõi cái gì nữa???

Michael J

Xe điện
Biển số
OF-461498
Ngày cấp bằng
14/10/16
Số km
4,055
Động cơ
238,327 Mã lực
Ra số đt thì không bình thường đâu cụ.
Cụ có muốn e up lên đây vk cụ tên gì? Sinh năm nào? Hiện làm ở đâu? Quê quán? Không? Cho cụ choáng luôn thể.

Cứ chơi zalo, fb ...chém lắm vào.;))
 

xehoi.net.vn

Xe buýt
Biển số
OF-662406
Ngày cấp bằng
28/5/19
Số km
682
Động cơ
114,189 Mã lực
Tuổi
24
Thằng nhà mạng cụ ơi. Vì dụ cụ vào bằng Viettel nó có số ngay, có dịch vụ quảng cáo kiểu này nhưng bảo mật.
Sắp tới. 2 vợ chồng mà đang sài smartphone có tâm sự chuẩn bị mua sắm gì, nói bằng mồm... thì Ads nó cũng nhảy ra luôn :D
Với cụ thì sắp thôi...thực tế đã có rồi cụ nhé ;))
 

dongnat123

Xe container
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
8,319
Động cơ
275,498 Mã lực

Tueminh2626

Xe điện
Biển số
OF-481687
Ngày cấp bằng
3/1/17
Số km
2,513
Động cơ
230,634 Mã lực
Tuổi
48
Em vào face quảng cáo thôi mà đã bị ới ngay sau 30 phút
 

hnilqhuy

Xe tăng
Biển số
OF-384544
Ngày cấp bằng
28/9/15
Số km
1,583
Động cơ
257,166 Mã lực
Vào đâu nhậy cảm nên dùng trình duyệt ẩn danh

 

otootooto

Xe tăng
Biển số
OF-443721
Ngày cấp bằng
9/8/16
Số km
1,581
Động cơ
224,362 Mã lực
Chuẩn rồi. Vào bằng đt thì có số là đúng rồi. Bọn em trc còn trêu gọi lại mà hiển thị chính số của người dc gọi. Có lần gọi đúng ng trực ca đêm chỉ nghe thấy ú ớ rồi kêu ma rõ to.
 

Michael J

Xe điện
Biển số
OF-461498
Ngày cấp bằng
14/10/16
Số km
4,055
Động cơ
238,327 Mã lực
Ra số đt thì không bình thường đâu cụ.
Cụ có muốn e up lên đây vk cụ tên gì? Sinh năm nào? Hiện làm ở đâu? Quê quán? Không? Cho cụ choáng luôn thể.

Cứ chơi zalo, fb ...chém lắm vào.;))
 

tiennam

Xe tải
Biển số
OF-1997
Ngày cấp bằng
17/10/06
Số km
439
Động cơ
572,212 Mã lực
Cụ làm thẻ Vin ID để mua đồ siêu thị VinMart thì nó dò ra ngay chứ khó gì đâu
 

iPanda

Xe tải
Biển số
OF-421116
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
298
Động cơ
221,922 Mã lực
Dùng 3g 4g thì n lần ra sdt dc mà. Nên em là em cứ phải 2 sim 2 sóng.
1 sim chính, 1 sim 3g. Chả ai thèm gọi :)))
 

Vodka_Putinka

Xe điện
Biển số
OF-439919
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
2,378
Động cơ
314,988 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Biên Hòa
Mất chủ quyền quốc gia trên mạng
63 THANH NIÊN ONLINE
Hàng chục triệu người Việt Nam đang tự nguyện hiến dâng hầu hết thông tin cá nhân của mình cho các mạng xã hội. Điều này tạo ra những nguy cơ lớn về an ninh, về chủ quyền quốc gia. Đã đến lúc phải thay đổi.


Hàng chục triệu người Việt Nam đang tự nguyện hiến dâng hầu hết thông tin cá nhân của mình cho các mạng xã hội. Điều này tạo ra những nguy cơ lớn về an ninh, về chủ quyền quốc gia. Đã đến lúc phải thay đổi.

Con người ngày càng bị chi phối trong 'ma trận' của mạng xã hội - Ảnh: AFP
Theo Facebook, hiện nay họ có 30 triệu người dùng tại Việt Nam (trong đó 27 triệu người dùng trên thiết bị di động).
Tính đến tháng 1.2015, lượng người Việt dùng Facebook mỗi ngày đã tăng 43% so với cùng kì năm ngoái. Về độ tuổi người dùng, có đến 3/4 người Việt dùng Facebook từ 18 - 34 tuổi. Ngoài ra, người Việt hiện dành khoảng 2 tiếng rưỡi mỗi ngày cho Facebook, gấp đôi thời gian dành để xem ti vi.
Ảnh hưởng của Facebook: từ lượng thành chất
Những con số thống kê này cho thấy ảnh hưởng ngày càng kinh khủng của Facebook nói riêng và các mạng xã hội nói chung lên cuộc sống người Việt hiện nay. Chúng ta đang bỏ những nguồn lực khổng lồ của cả dân tộc vào các hệ thống công nghệ của nước ngoài, và đóng góp đáng kể cho sự thành công của những tập đoàn trị giá hàng trăm tỉ đô la Mỹ.
Sự tự do gần như tuyệt đối cùng tính vô danh tương đối của xã hội Facebook đã tạo ra sự bình đẳng giả tạo về mặt thông tin. Người ta không còn phân biệt được sự khác nhau giữa các ý kiến chuyên môn của một giáo sư toán với một cậu sinh viên, giữa một chuyên gia danh tiếng trong ngành hàng không với một kỹ sư nông nghiệp về hưu nào đó.
Không phủ nhận những mặt tích cực của mạng xã hội lên đời sống từng cá nhân và cả xã hội, nhờ có nó mà chúng ta có thể giữ được quan hệ với bạn bè, tìm kiếm các mối quan hệ mới, gặp lại những người cũ, dù chỉ trên không gian ảo. Và cũng nhờ nó mà nhiều vấn đề đã được khơi lên trong cộng đồng để rồi tạo sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, chẳng hạn như chất lượng các bản dịch văn học tại Việt Nam. Sau khi cư dân Facebook lên tiếng về các thảm họa dịch thuật, thì giới chuyên môn và các nhà sách đã phải cẩn trọng hơn, phải thu hồi và sửa chữa các bản dịch lỗi.
Tuy nhiên, những mặt trái của mạng xã hội cũng làm chúng ta phải e ngại. Mới đây, một cô gái trẻ đã tự tử do không chịu nổi những lời đàm tiếu trên Facebook sau khi bị người yêu tung đoạn video quay cảnh nhạy cảm giữa hai người lên mạng. Một nhà khoa học đã phải mất nhiều ngày giải thích về bằng tiến sỹ khoa học của mình trước những tấn công vu cáo ông.
Những bài viết tràn ngập trên mạng hằng ngày đả kích các lãnh đạo đất nước, phỉ báng vĩ nhân, thậm chí là kích động hằn thù dân tộc. Rất nhiều thông tin không thể kiểm chứng và từ những nguồn không tin cậy đã làm cho thành viên Facebook hoang mang và nhiều khi dẫn đến các phản ứng tập thể mù quáng, mà những trường hợp điển hình nhất gần đây thuộc về dự án sân bay Long Thành, thay cây xanh và thiết kế đường tàu trên cao tại Hà Nội. Bất chấp các ý kiến chuyên gia và quan điểm của những người có trách nhiệm, vẫn có một phần đám đông trên Facebook không thôi hoài nghi về tính hợp lý cùng những mặt tích cực của các dự án này.
Sự tự do gần như tuyệt đối cùng tính vô danh tương đối của xã hội Facebook đã tạo ra sự bình đẳng giả tạo về mặt thông tin. Người ta không còn phân biệt được sự khác nhau giữa các ý kiến chuyên môn của một giáo sư toán với một cậu sinh viên, giữa một chuyên gia danh tiếng trong ngành hàng không với một kỹ sư nông nghiệp về hưu nào đó.
Chứng nghiện Facebook
Theo kết quả một thăm dò ý kiến trên một tờ báo lớn, có đến 47,9% người tham gia cho rằng “người dùng đã chia sẻ quá nhiều thứ không cần thiết trên Facebook”, 34,5% cho rằng “người dùng lãng phí thời gian trên Facebook”. Tại sao rất nhiều người bỏ thời gian quý báu của mình cho Facebook, mặc dù chính họ cũng phải công nhận rằng tuyệt đại đa số thời gian ấy là vô nghĩa, hoặc chí ít thì cũng không đem lại lợi ích vật chất hay tinh thần nào nhiều hơn so với khi họ dành chúng cho đời thực?

Chứng nghiện facebook khiến người ta không bỏ lỡ một thời khắc nào để được vào mạng - Ảnh: Shutterstock
Câu trả lời có thể tìm thấy qua bản chất của chiến lược kinh doanh mà các chuyên gia gọi là tiếp thị Skinner, lấy theo tên nhà khoa học nổi tiếng trong ngành tâm lý học hành vi. Trong thí nghiệm của mình, Burrhus Frederic Skinner đã cho một con chuột vào chiếc lồng có một cái đĩa không, một cần gạt, bóng đèn và loa; mỗi khi loa phát âm thanh hay bóng đèn bật sáng, thì chuột có thể nhận được thức ăn trên đĩa nếu nhấn vào cần gạt. Thực tế cho thấy chuột học được ngay cách gạt cần để nhận thức ăn theo các tín hiệu âm thanh và ánh sáng của chủ.
Có những người có 5.000 bạn trên Facebook và hàng chục ngàn follower (người theo dõi), nhưng đám tang họ thì lạnh lẽo ở quê với vài ba bạn học từ thời thơ ấu, khi chưa ai biết máy tính cá nhân là gì.
Hầu hết các mạng xã hội thành công đều xây dựng đế chế của mình dựa theo phát hiện này của Skinner: các icon trên Facebook sẽ đổi màu, nhấp nháy, máy tính sẽ phát tín hiệu âm thanh quen thuộc khi có tin nhắn mới, khi có feed mới, khi có email mới, khi có tin tức mới; và khi người dùng mở trang web lên sẽ nhận được “phần thưởng”, dù cho họ có thích hay không cái gọi là “phần thưởng” ấy. Đó cũng là nguyên nhân làm cho các cô bé cập nhật ảnh mới liên tục, các cậu bé ngồi lì hàng ngày trên Facebook, các ông già về hưu viết hàng chục status hằng ngày để nhận được like của những người xa lạ. Không khó hình dung sự liên hệ giữa các dụng cụ thí nghiệm với các công cụ trên trang web của Facebook.
Sau một thời gian nhất định gia nhập vào cộng đồng mạng, con người bị rơi vào ảo giác rằng họ sẽ phải thường xuyên mở trang web lên nếu không muốn bỏ lỡ điều gì đó, và thời gian họ dành cho mạng xã hội ngày càng tăng, tới mức họ không còn phân biệt được cuộc sống thật và ảo nữa. Có những người có 5.000 bạn trên Facebook và hàng chục ngàn follower (người theo dõi), nhưng đám tang họ thì lạnh lẽo ở quê với vài ba bạn học từ thời thơ ấu, khi chưa ai biết máy tính cá nhân là gì.
Nói cách khác, ngày nay máy tính đã là chiếc lồng Skinner hiện đại, và mạng xã hội, trên phương diện nào đó, là một nhà máy khổng lồ với hàng tỉ chiếc lồng như thế.
Có phải Facebook được chào đón ở mọi nơi?
Thực ra Facebook không hiền lành vô tội như nụ cười của ông chủ tỷ phú của nó. Không ngẫu nhiên mà một số quốc gia cấm sử dụng mạng xã hội nước ngoài. Việc người dùng dành quá nhiều thời gian cho mạng, lưu trữ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng, và thậm chí trao đổi các thông tin nhạy cảm trên mạng, có thể làm cho ông chủ của kho dữ liệu khổng lồ ấy có được quyền lực khổng lồ với đời sống hàng tỉ công dân nước khác.
Ngày nay, việc mất quyền kiểm soát với dữ liệu cá nhân của công dân cũng là mất một phần chủ quyền quốc gia. Có thể nói rằng, phần lớn người dân hiện nay sợ mất kết nối với Facebook và Google còn hơn là mất nước, mất điện, kẹt xe hay thiếu thức ăn. Kết nối với internet đã trở thành nhu cầu cơ bản nhất, thấp nhất, và cũng là quan trọng nhất của tháp nhu cầu Maslow.

Con người thường nghĩ rằng mình đang làm chủ mạng internet, nhưng kỳ thực đang bị chính nó điều khiển - Ảnh: Shutterstock
EU gần đây liên tục lên tiếng yêu cầu các mạng xã hội phải đảm bảo tính riêng tư của người sử dụng, phải cho phép họ xóa vĩnh viễn các dữ liệu cá nhân. Điều nguy hiểm hơn nữa là, thông qua việc sử dụng các cookie, Facebook theo dõi các hoạt động duyệt web của người dùng ngay cả khi họ không có tài khoản Facebook, hay đã hủy tài khoản, đăng xuất ra khỏi trang hoặc tắt chức năng quảng cáo trực tuyến. Điều này vi phạm luật pháp EU. Người dùng bị Facebook theo dõi khi họ sử dụng nút "like" được đặt trên hơn hàng triệu trang web bao gồm cả các trang của chính quyền và ngành y.
Những quan ngại của EU không phải là cá biệt. Các nhà chính trị đã thấy rằng rất nhiều điều luật cần phải sửa đổi để phù hợp với phát triển vũ bão của công nghệ. Và đã có nhiều chuyên gia cảnh báo về viễn cảnh khủng khiếp - khi thế giới bị hủy diệt bởi một hệ thống mạng xã hội biết tự tiến hóa và vượt ra khỏi tầm kiểm soát của chính con người, như trong phim Terminator Genysis. Mặc dù hiện nay chuyện đó chỉ có thể xảy ra trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nhưng thực ra cũng mới chỉ chừng 10 năm trước đây, không ai trong chúng ta có thể hình dung về việc con người sẽ tiêu tốn hầu hết thời gian của mình trên mạng, và lưu trữ hầu hết cuộc đời mình trên mạng như hiện nay. Vậy nên, rất nhiều thứ khó tưởng tượng nổi cũng có thể đến trong vòng 10 năm tới.
Hành động nào của chúng ta?
Có lẽ đã quá muộn để bàn về một mạng xã hội của riêng Việt Nam. Vả lại, trình độ công nghệ cũng chưa bao giờ cho phép chúng ta làm được điều ấy. Việc xử lý khối lượng thông tin khổng lồ trong thời gian thực đòi hỏi những công nghệ phức tạp hơn rất nhiều so với chúng ta hình dung qua gương mặt hiền lành và đơn sơ của Google hoặc Facebook.
Thực ra Facebook không hiền lành vô tội như nụ cười của ông chủ tỷ phú của nó. Không ngẫu nhiên mà một số quốc gia cấm sử dụng mạng xã hội nước ngoài. Việc người dùng dành quá nhiều thời gian cho mạng, lưu trữ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng, và thậm chí trao đổi các thông tin nhạy cảm trên mạng, có thể làm cho ông chủ của kho dữ liệu khổng lồ ấy có được quyền lực khổng lồ với đời sống hàng tỉ công dân nước khác.
Tuy nhiên, nếu cứ phát triển nhanh như hiện nay, thì rất có thể sẽ đến lúc có cả trăm triệu người Việt dành trung bình mỗi ngày 8 tiếng để vào Facebook. Và viễn cảnh ấy thực sự đáng lo ngại. Để người dân không lãng phí thời gian của mình trên mạng vào việc đào bới thông tin làm giàu cho các ông chủ bên kia bờ đại dương, và không bị kích động định kỳ theo tâm lý đám đông bằng những hình ảnh cực đoan trên mạng, có lẽ cần đến những thay đổi căn bản về luật và cách tiếp cận vấn đề.
TIN LIÊN QUAN
Nếu chỉ nghĩ đến việc kiểm soát các tài khoản Facebook cá nhân và nghiêm trị các hành vi phạm pháp trên mạng thì rất khó giải quyết vấn đề. Bởi lẽ kẻ nắm quyền sinh sát với hàng triệu tài khoản Facebook Việt Nam lại không chịu kiểm soát của pháp luật Việt Nam. Và do mạng xã hội không có biên giới, cho nên rất khó có cơ sở pháp lý để xử lý những tài khoản mạng mặc dù được viết bằng tiếng Việt và chỉ hướng đến khách hàng người Việt, nhưng lại được đăng ký và sử dụng hoàn toàn ở nước ngoài. Về lâu dài thì không thể kiểm soát những thứ mà chúng ta hoàn toàn không có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu.
Có lẽ chúng ta nên tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác, và tìm ra mô hình hợp tác hai bên cùng có lợi với các mạng xã hội. Và nên yêu cầu họ, ngoài việc kiếm lợi cho mình, phải có những hợp tác tích cực về mặt an ninh thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, và kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam trên hệ thống của họ. Chủ quyền trên không gian mạng không còn là chuyện gì đó xa xôi, huyễn tưởng nữa, mà đã là yêu cầu cấp thiết, trước khi quá trễ. Vì có lẽ chúng ta sẽ chẳng có cơ hội cử ai đó quay lại quá khứ để thay đổi cái ngày mà mạng xã hội được cho phép hoạt động tự do tại Việt Nam.
*Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, là một dịch giả tự do sống và làm việc tại TP.HCM.
 

Vodka_Putinka

Xe điện
Biển số
OF-439919
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
2,378
Động cơ
314,988 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Biên Hòa
Thêm bất an vì sự 'biết tuốt' của Google
08/06/2019 14:40 GMT+7
Thu hàng trăm tỉ đồng từ Google, Facebook, Youtube mà không nộp thuế

Từ Chúa trời tới Google, biếm họa của The English Blog - Ảnh: The English Blog

Có thể ban đầu chính công ty công nghệ khổng lồ này cũng tự hào về điều đó, song khi nhận thức về quyền riêng tư dữ liệu ngày càng cao, người dùng có lý do để e ngại sự "biết tuốt" của Google.

Google cần phải biết thật nhiều về người dùng để có thể vừa mang đến trải nghiệm cá nhân hóa, phù hợp với họ nhất vừa bán quảng cáo “trúng đích”. Điều này cũng không mới.

Sau phút ban đầu xuýt xoa “vì sao Google hiểu mình thế”, người dùng sẽ cảm thấy lo sợ khi hiểu rằng để có được sự thấu hiểu và biết tuốt đó, Google không có cách nào là theo sát họ và lưu lại hết những gì họ đã làm trên thế giới ảo.

Cảm giác đó thật không dễ chịu gì, nhất là khi thỉnh thoảng các nhà nghiên cứu, phân tích lại chỉ ra những thứ Google biết về ta mà chính ta cũng không biết.

Đừng tưởng Google không biết

Bạn có nhớ được tất tần tật những thứ mình đã đặt mua trên mạng, những chuyến bay mình từng đi, khách sạn từng ở khi đi du lịch hay công tác hồi năm ngoái, năm kia hay cách đây 5-10 năm?

Rất ít người chịu khó ghi chép lại những thứ này, nhưng điều đó cũng không cần thiết nữa vì đã có Google “lo” giúp.

Theo phát hiện do Đài CNBC công bố hôm 17-5, Google đã âm thầm theo dõi và ghi lại toàn bộ khoản mua sắm online, đặt vé máy bay và phòng khách sạn cùng các khoản thuê bao (báo mạng, web nghe nhạc) của người dùng bằng cách đọc thông tin trên hóa đơn và vé điện tử gửi vào hộp thư Gmail của họ.

Điều bất ngờ hơn là Google tạo hẳn một trang riêng để người dùng xem lại danh sách các khoản nói trên. CNBC cho biết công cụ này đã có từ lâu nhưng ít người dùng biết. Và các thông tin này không công khai, mà mỗi tài khoản Google chỉ có thể thấy được lịch sử mua sắm online của chính họ mà thôi.

Duyệt qua danh sách này có thể khiến bạn vừa thích thú - vì thấy được những món ta đã mua từ thời xưa lắc và quên bẵng - vừa e ngại vì Google một lần nữa biết quá nhiều về ta, đã vậy còn phân loại kỹ lưỡng.

“Để giúp quý vị dễ dàng xem lại và theo dõi lịch sử mua sắm, đặt chỗ và mua gói thuê bao dịch vụ cùng một lúc, chúng tôi đã tạo ra trang này và chỉ có quý vị mới được thấy mà thôi” - Google nói với The Verge.

Lịch sử mua hàng hay đặt phòng khách sạn của ta có bị bán cho các nhà kinh doanh và cơ sở lưu trú? The Verge cũng đặt những câu hỏi này cho Google và được cam kết “chúng tôi không dùng thông tin từ Gmail của quý vị để phục vụ mục đích quảng cáo”.

Chuyện Google - công ty đang sở hữu Gmail, bản đồ Google Maps, máy tìm kiếm Google Search, mạng xem video lớn nhất thế giới YouTube và hệ điều hành di động 2,5 tỉ người dùng Android - nắm giữ lịch sử mua hàng, lưu trú và đi lại của người dùng chỉ thêm vào danh sách vốn đã rất dài gồm những thứ khác mà đại gia Internet này biết về người dùng.

Những sản phẩm chủ đạo kể trên của Google ngày nay được truy cập mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị, đồng nghĩa với việc theo sát người dùng diễn ra gần như liên tục và Google không bỏ sót một mẩu dữ liệu nào dù là nhỏ nhất.

Google theo dõi lệnh tìm kiếm của ta, các video ta xem trên YouTube, các địa điểm ta dò tìm trên Google Maps, các câu lệnh ta nói với trợ lý ảo Google Assistant. Thậm chí việc ta đi đâu cũng được Google theo dõi qua smartphone.

Nếu một người đăng nhập tài khoản Google của mình vào smartphone và laptop cá nhân, cùng với máy tính ở cơ quan, thì không một hoạt động nào của họ từ lúc thức dậy đến khi đi ngủ lọt khỏi mắt Google.


Ảnh: The Herald

Trao niềm tin hay riêng tư là điều xa xỉ

Nếu chuyện Google biết quá nhiều về ta là chuyện “biết rồi khổ lắm” thì lý do vì sao Google lại làm thế cũng là chuyện đã cũ: Google cần thông tin người dùng để phục vụ tốt hơn, không chỉ mang đến quảng cáo phù hợp với người dùng mà còn đưa ra những gợi ý vừa hợp ý vừa hợp lý khi họ tìm kiếm hay xem YouTube.

Công bằng mà nói, ta không thể bắt một người trợ lý phục vụ ta tốt nhất mà không cho họ biết tí gì về ta. Như chuyện Google đọc mail để nắm tình hình chuyến bay, các hóa đơn sắp đến kỳ cũng là để Google Assistant có thể nhắc nhở người dùng đúng lúc.

Tuy nhiên, nhân chuyện công cụ của Google cho phép người dùng xem lại lịch sử mua sắm hay đặt vé máy bay, phòng khách sạn được “phanh phui”, tác giả Nick Statt của The Verge cho rằng dù Google khẳng định những thông tin này “của ai thì chỉ người ấy được xem”, nó cũng cho thấy có chút gì đó không thật sự minh bạch trong cách gã khổng lồ Internet này xử lý thông tin người dùng.

Tác giả có lý do để nghi ngại khi thông tin lịch sử mua sắm của mình được Google ghi nhận gồm cả các khoản chi offline - tức thanh toán tại cửa hàng trong đời thật, nhưng Google vẫn nắm được nhờ các hệ thống thanh toán có liên kết với Google.

Điều đáng nói là thông tin Google có một công cụ thu thập và lưu giữ một lượng lớn dữ liệu về hành vi cả online lẫn offline của người dùng lại mâu thuẫn với quan điểm gần đây của CEO Sundar Pichai.

Trong một bài viết đăng trên tờ New York Times thời điểm diễn ra hội nghị lập trình viên I/O của Google hồi cuối tháng 5, Pichai nhấn mạnh “quyền riêng tư dữ liệu không thể là thứ hàng xa xỉ” với người dùng.

Quyền riêng tư thật ra vẫn còn là điều xa xỉ, nhất là khi người dùng thỉnh thoảng lại ngạc nhiên biết được các công ty công nghệ biết được thêm thông tin gì về mình. Và đương nhiên Google không phải là kẻ thu thập dữ liệu duy nhất.

Hơn 2 tỉ người dùng Android khó tránh khỏi việc để Google thu thập dữ liệu, nhưng người dùng iPhone có thoát? Câu trả lời của cây bút Geoffrey A. Fowler trên tờ The Washington Post ngày 26-5 là không. Trong bài viết ngày 26-5, Fowler cho biết dù Apple hứa giữ quyền riêng tư dữ liệu, các ứng dụng iPhone lại chia sẻ dữ liệu với bên thứ ba.

Fowler đã dùng một phần mềm đặc biệt theo dõi các app cài trên iPhone của mình xem chúng có gửi dữ liệu đi đâu không. Kết quả, chỉ trong một tối thứ hai nọ, các dữ liệu cá nhân như số điện thoại, email, vị trí của tác giả... được gửi tự động cho hơn chục công ty tiếp thị, hãng nghiên cứu và các tay “buôn dữ liệu”. “Chỉ trong vòng một tuần, tôi phải đối mặt với hơn 5.400 kẻ theo dõi dữ liệu” - tác giả viết.

Phần mềm Fowler dùng để nghiên cứu do công ty có tên Disconnect cung cấp. Giám đốc công nghệ của Disconnect là Patrick Jackson, nhà nghiên cứu từng làm việc cho Cơ quan An ninh quốc gia Hoa Kỳ. “Dữ liệu là của bạn, tại sao chúng lại rời khỏi điện thoại của bạn? Tại sao chúng lại được ai đó thu thập trong khi bạn không biết họ sẽ làm gì với chúng?” - Jackson đặt câu hỏi.

Cũng như nỗ lực không “xa xỉ hóa” quyền riêng tư dữ liệu người dùng của Google chỉ mới là lời nói, Apple dù xây dựng được hình tượng tốt, vì người dùng với khẩu hiệu “Thứ gì có trên iPhone thì ở yên trên iPhone” trong một chiến dịch quảng cáo gần đây, với ngụ ý không “bán” thông tin người dùng cho bên thứ ba, cũng không thật sự “thanh cao”.

Vấn đề ở đây là sự minh bạch. Các hãng công nghệ muốn người dùng tin tưởng, giao dữ liệu cho mình thì phải chứng minh được mình sẽ dùng chúng với trách nhiệm cao nhất.

Google đọc mail người dùng để theo dõi hóa đơn mà không cho người dùng biết, Apple để các app tuồn dữ liệu ra ngoài mà người dùng chẳng hay. Khó có thể gọi đó là minh bạch.

“Nếu chúng ta không biết dữ liệu của ta đi về đâu thì làm sao dám hi vọng có thể giữ chúng riêng tư?” - Jackson nói.

Khi đã online, không thể tránh khỏi chuyện để dữ liệu bị thu thập và người dùng có ba lựa chọn: tin tưởng Google sẽ sử dụng chỗ dữ liệu của ta “có trách nhiệm”, nói không với Google để khỏi bị theo sát, hoặc cách tốt nhất mà ta có thể làm: hạn chế thông tin mà Google có thể thu thập về mình.

Google cũng đã nỗ lực cung cấp thêm nhiều công cụ cho người dùng quản lý những gì mà Google đã biết về mình. Phần Activity Controls trên trang quản lý tài khoản Google Account cho phép người dùng bật tắt tính năng thu thập dữ liệu theo 6 mục, bao gồm hoạt động trên web và app, lịch sử vị trí, thông tin trên thiết bị di động, khẩu lệnh cho trợ lý ảo, loa thông minh, lịch sử YouTube.

Trong khi đó, người dùng iPhone có thể vào Settings -> Privacy (Cài đặt -> Quyền riêng tư) để quản lý quyền riêng tư, đặc biệt là bật tính năng hạn chế theo dõi để quảng cáo (Limit Ad Tracking). Một tùy chỉnh quan trọng là tắt tính năng “cập nhật ngầm” (background refresh) của các app (Settings -> General) vì đây là cơ chế để app gửi dữ liệu ra ngoài khi điện thoại ở chế độ nghỉ (chẳng hạn lúc người dùng đi ngủ).
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,421
Động cơ
727,954 Mã lực
Em bắt đền cụ đấy :(
Em vào trời đất chấm cơm như cụ nói, bây giờ máy nó toàn ra cái này. Cụ bắt đền em đi

Êm đền: Bác vô trang nào đấy, làm ơn share giùm!!
Thanh kiu.
 

dangkimai

Xe buýt
Biển số
OF-202031
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
726
Động cơ
338,628 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn- KĐT Định Công
Chưa kinh điển bằng pha em chat fb với gấu đang bàn xem hè có nên đi nha trang ko thì hôm sau có bên đại lý du lịch alo chào tour. Vcđ. Hy vọng chỉ là trùng hợp @@
 

mrxsg

Xe máy
Biển số
OF-642701
Ngày cấp bằng
26/4/19
Số km
56
Động cơ
111,060 Mã lực
Tuổi
35
hôm trước kiếm sim theo năm sinh, vô trang web bán sim e chỉ coi 1 lúc rồi thôi chứ ko có tạo tài khoản hay đăng nhập gì vậy mà 1 lúc sau có nhân viên nữ gọi điện hỏi có phải a đang có nhu cầu mua sim phải ko tư vấn các kiểu, thấy hoảng

Được gửi từ iPhone X - Otofun
 

mcv30

Xe điện
Biển số
OF-32555
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
4,611
Động cơ
524,408 Mã lực
Em vào qua wifi nó chịu chết :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top