[Funland] Chiến tranh bảo vệ BGPB 1979- 1989 theo lời kể của người trong cuộc ( phần 3)

beomap2

Xe container
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
8,812
Động cơ
448,042 Mã lực
Có 1 nhóm phi công BTT sang, còn lính Tầu đóng quân gần đến Bắc Giang thì phải, có cả trận địa phòng không....

Số lượng lính TQ ở VN những năm 196X không biết bao nhiêu nhưng có thể nói là rất đông, tràn ngập, nhiều cầu phà do lính TQ làm, nói đúng hơn là nâng cấp, như cầu Hàm Rồng, cầu Đuống, cầu Việt Trì... hồi những năm 1969 , 1970 đi đường gặp lính TQ nhiều, mũ mềm sao đỏ đằng trước mũ, ngực áo đeo huy hiệu Mao và ở túi áo thập thò quyền Trước Tác đỏ chót, chào nhau thì cứ giơ tay rồi nói Mao xủ xỉ oan xuây (Chẳng hiểu là cái gì). Đến năm 1977, 1978 TQ còn đang xây giở cầu Thăng Long, nhà Bưu điện Hà Nội (Cái đồng hồ) thì bỏ lửng.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hì hì, chào các bác tay lái lụa, em có ông anh nhắn sang đây chơi. Ừ thì ném vài bài cho thích, các bác "ném đá" nhè nhẹ tay cho không em lại phải chạy thì chết ạ.

------------------------------------

Sắp đến ngày 17/2, một dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử dân tộc và ký ức biết bao người về truyền thống và quá khứ hào hùng đầy bi tráng.
Vậy mà, cứ mỗi dịp này, các luận điệu lại có dịp rộn ràng, tuyên truyền xuyên tạc, bịa đặt và vu khống quyết liệt. Nào là "công tác tình báo kém cỏi,..... hoàn toàn bất ngờ khi chiến tranh xảy ra, .... không có sự chuẩn bị tác chiến,..... để mặc cho quân Trung Quốc tàn phá đất nước....." - vân vân và vân vân.

Để có cái nhìn rõ ràng về tình hình thời cuộc, chống hiểu sai, đoán bừa và làm sáng tỏ một số vấn đề, góc khuất của cuộc chiến mà không phải ai cũng nhìn thấy được. Xin có vài bài viết tổng hợp để làm rõ và minh chứng.

A. Lực lượng CAVT/ Công an vũ trang (Biên phòng hiện nay) tại thời điểm trước và gần 17/2/1979:

Em nhận định chém hoặc đơn vị của bác đại tá kia tại thời điểm có thể là phân đội hoặc đội công tác CAVT/ BP xuống địa bàn thôi. Cả đồn có ngần đấy súng với mấy chục con người thì có mà điên (trích nguồn thông tin : "Một Đại tá Biên phòng-Cựu binh 1979 kể: Không thể ngờ là nó đánh mình, cả Đồn Công an Vũ trang chỉ có 2 khẩu AK và 5 khẩu K50 cũ, bắn xa... 25 mét. Anh em thay nhau bắn, cầm cự 30 phút thì hết nhẵn đạn. Phải cõng thương binh-tử sĩ rút trong uất ức...") Đến ngay cả các lâm, nông trường đều được phát súng để chuẩn bị rồi cơ mà. Kinh nghiệm này cũng là thực tế từ chiến tranh BGTN đấy anh Hải ạ. Khi Pốt tràn sang, dân không nói, biết bao nhiêu TNXP, tự vệ các nông lâm trường tay không tấc sắt. Thế mới có giai thoại bác Tư quyết phá kho phát súng. Còn về chuyện chuẩn bị cho BGPB em xin nêu cụ thể một số điểm chính dưới đâu để có thể đánh bật câu nói "chơi" của vị đại tá nọ.


1. Qua tổng kết, chỉ riêng trong hai năm 1977-1978 đã có tổng cộng 1500 vụ lấn chiếm biên giới, khiêu khích vũ trang, làm ta bị thương 307 người, 14 người bị phía Trung Quốc bắt cóc. Nếu số vụ lấn chiếm lãnh thổ, khiêu khích vũ trang do phía TQ gây ra năm 1975 là 234 vụ thì đến hết năm 1978 tăng lên 2175 vụ, gấp 10 lần.

2. Về lực lượng: Tháng 4/1978, trung đoàn 12 CAVT – một trong số ít các trung đoàn biên phòng cơ động của Bộ được điều động lên tuyến biên giới phía bắc để tăng cường công tác phòng thủ. Trung đoàn này được chính thức thành lập tháng 2/1978 trên cơ sở tiểu đoàn 12 CAVT. Tháng 8/1978, Trung đoàn 16 CAVT được thành lập và tháng 9/1978 Bộ điều lên tăng cường cho tuyến biên giới Tây Bắc.

3. Về công tác chuẩn bị và sẵn sàng chiến đấu:
Tháng 1/1978, Bộ ra mệnh lệnh chiến đấu số 05 cho toàn bộ các đơn vị trên tuyến biên giới Việt Trung, yêu cầu chủ động đối phó với mọi tình huống, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, chủ động phòng ngừa đánh địch bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,…. Ngày 31/1/1978, Cục tham mưu phổ biến kế hoạch bố phòng chiến đấu…. Quý 1/1978, BTL mở hội nghị chuyên đề về công tác bảo vệ, sẵn sàng chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Ngày 5/7/1978, thi hành Nghị quyết 33 của của Hội nghị công an, BTL ra chỉ thị 35 và chỉ rõ dự kiến có hai khả năng xảy ra:
- một là, đối phương liều lĩnh gây chiến
- hai là, đối phương tiếp tay cho bọn ********* Pôn Pốt, bằng cách gây bạo loạn, tạo phỉ ở nhiều nơi trên toàn tuyến biên giới.
Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của CAVT là “khi chiến tranh xảy ra, CAVT là lực lượng đầu tiên nổ sung, trực tiếp chiến đấu ngăn chặn, kiềm chế địch triển khai, báo động cho nhân dân sơ tán và phối hợp cùng quân đội tác chiến. Kiên cường phòng thủ giữ vững đồn, tác chiến trên tuyến biên phòng cơ động, linh hoạt nhằm diệt gián điệp, thám báo, trấn áp bọn ********* và phỉ”.

Ngoài ra, tháng 6/1978, BCT ra quyết định số 21 thành lập BCH QS thống nhất trên các địa bàn thuộc tuyến biên giới phía Bắc nhằm đảm bảo tính thống nhất, sẵn sàng và chủ động trong mọi tình huống, đảm bảo tất cả các LLVT đều có sự chỉ huy chung.

4. Báo động chiến đấu:
Ngày 27/12/1978, BTL ra mệnh lệnh báo động chiến đấu cấp 2. Hì hì, báo động chiến đấu cấp 2 thì các bác biết rồi, đâu phải chuyện chơi nhể. Một số mệnh lệnh cụ thể như sau:
- “1. Tất cả các đơn vị thuộc lực lượng CAVT phải nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh báo động sẵn sàng chiến đấu cấp 2, theo đúng quy định số 46 ngày 20/8/1978 của Bộ.

2. BCH các tỉnh phải ra lệnh cho các Đồn biên phòng, các trung đoàn, đơn vị cơ động khẩn trương triển khai sẵn sàng chiến đấu theo phương án tác chiến bảo vệ biên giới. Các cơ quan chỉ huy phải thường trực chặt chẽ.

3. Trung đoàn 12 và 16 phải chuẩn bị sẵn sàng cơ động theo lệnh của Bộ.

4. Tạm đình chỉ phép năm, phép tranh thủ cho đến khi có mệnh lệnh mới,…..”


Nếu bác nào còn nhớ thì sẽ thấy, ngày 10/2/1979, phía Trung Quốc đánh trước điểm cao 400 thuộc phần đất của ta trên hướng Lạng Sơn. Đây là đòn đánh, phép thử cần thiết thăm dò phản ứng của phía Việt Nam – đồng thời chuẩn bị bàn đạp trước trên những hướng quan trọng, ngoài ra đây còn là điểm cao chiến lược tại khu vực gần cửa khẩu biên giới. Thế cho nên, ngày 13/2/1979, ta đã vào cấp 1 sẵn sàng chiến đấu. Bốn ngày sau, ngày 17/2/1979, chiến tranh biên giới phía bắc mới bắt đầu ạ.

Tất cả những điều em ghi trên cho thấy, ta không hề bị động, có kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng về phương thức, huấn luyện và chỉ đạo thống nhất trong chiến tranh BGPB. Bác nào kinh qua đánh nhau sẽ hiểu cần chuẩn bị những gì cho chiến tranh, nhể,
.
À, cụ quangcan cũng sang ném trợ chiến à? Gớm, sang từ năm ngoái mà không nhảy vào. Giới thiệu với các cụ. Là cụ quangcan, một cao thủ về lich sử quân sự bên VMH và cũng là người rất tâm huyết trong công việc hỗ trợ thông tin đi tìm Liệt sĩ.

Chào mừng quangcan!
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,483
Động cơ
354,379 Mã lực
Đợt chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân TQ xâm lực em có nghe loáng thoáng là có một số sỹ quan cấp tiểu đoàn pháo binh của VNCH đang học tập cải tạo xin tình nguyện ra chiến trường chiến đấu phía Bắc. Có cụ nào nghe nói về chuyện này không nhỉ? Em thì nghi ngờ chỉ là hình thức tuyên truyền?
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đợt chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chống quân TQ xâm lực em có nghe loáng thoáng là có một số sỹ quan cấp tiểu đoàn pháo binh của VNCH đang học tập cải tạo xin tình nguyện ra chiến trường chiến đấu phía Bắc. Có cụ nào nghe nói về chuyện này không nhỉ? Em thì nghi ngờ chỉ là hình thức tuyên truyền?
Xác nhận với cụ tin này. Riêng tại một trại cải tạo phía Bắc, một sĩ quan cao cấp nhất trong trại đã xin gặp chỉ huy trại và đề nghị cho anh em tái ngũ, một hướng khác khi ddajg vận chuyển về phía sau thì họ nói không cần phải trói, chúng tôi không chạy đâu nếu cần thì phát súng cho chúng tôi chiến đấu và họ di chuyển rất trật tự.
 

heroesdaubu

Xe điện
Biển số
OF-34649
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
4,577
Động cơ
519,574 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Thông tin đã đc các báo mạng đăng tải, chắc có sự cho phép từ bên trên
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
867
Động cơ
356,860 Mã lực
Phía Tây nam cũng có phải không cụ Pain, như phi công chẳng hạn?
 

quangcan

Xe đạp
Biển số
OF-186377
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
34
Động cơ
333,540 Mã lực
@pain: sợ bị ném đá lắm, chỉ đọc thôi, trình còi mà, =)).

xin tiếp:

Như vậy, về chiến lược và thế trận bố phòng ta gặp nhiều khó khăn khi quyết định tập trung binh lực giải quyết dứt điểm chiến trường biên giới Tây Nam. Trong khi đó, tình hình tại Lào vẫn vô cùng căng thẳng, sức ép không hề kém cạnh. Từ biên giới Thái Lan, phỉ Lào và các thế lực phản động tỏa khắp nước Lào, luôn trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" đối với chính quyền non trẻ. Chúng ta hẳn không thể quên những vụ bạo loạn/ nổi loạn trong năm 1976 - 1978 nhất là vào dịp Tết cổ truyền của lực lượng "Phù Cạt Phên Cang" hoặc những kế hoạch phong tỏa, vây chính quyền, chặt đứt và phục kích các giao lộ quan trọng. Ngày 7 tháng 12 năm 1978, chúng thành lập ban chỉ huy ở Trung Lào; ngày 20 tháng 12 thành lập ban chỉ huy ở Hạ Lào. Chúng ra sức khôi phục cơ sở đã bị tan vỡ, dụ dỗ lôi kéo thanh niên nhẹ dạ cả tin sang Thái Lan để lập các đơn vị tập trung, đưa các toán biệt kích thám báo từ Thái Lan về tiếp tục hoạt động khủng bố, đẩy mạnh hoạt động chiến tranh tâm lý, gián điệp, chia rẽ nội bộ, chia rẽ tình đoàn kết giữa Lào và Việt Nam. Ta và bạn Lào đã phối hợp bắt, diệt một số tên đầu sỏ ********* người Việt như: Lê Quốc Tuý, Võ Đại Tôn, Nguyễn Văn Hạnh... Để chỉ huy thống nhất các lực lượng tại Lào, ta thống nhất đầu mối về Binh đoàn 678 (gồm F324/ sư đoàn 324, F968/ sư đoàn 968, Lữ đoàn 176 , F337, F338, trung đoàn pháo binh,....- có đơn vị đóng quân trực tiếp trên đất bạn, có đơn vị ở sát biên giới hoặc trên địa bàn QK 4, tùy từng thời điểm/ giai đoạn mà sang bạn ). - Hì hì, chỗ này em viết rồi sẽ có bác thắc mắc cho coi,


Vậy mà, tình thế ngày càng cuộn trào dâng sóng, tháng 3/1979, ta phải mở/ thành lập thêm BTL mặt trận 379 tại Bắc Lào. Đ/c Nguyễn Ân, TMT Binh đoàn 678 kiêm Tư lệnh mặt trận - đ/c Bùi Huy Bổng, trưởng đoàn chuyên gia QS tại Bắc Lào làm Phó Tư lệnh về chính trị,.... Có bác nào biết tại sao ta phải mở mặt trận này không ạ?

Đến đây, lại nhớ đến câu nói kinh điển của Lê Nin: "giành được chính quyền... dễ - giữ được chính quyền... khó",
. Đất nước thống nhất, non sông thu về một mối có được vài năm lẻ, vậy mà lại trập trùng sóng dữ.

Vậy, ta đã chuẩn bị những gì cho biên giới phía bắc trong hoàn cảnh và diễn biến phức tạp như vậy.
 

quangcan

Xe đạp
Biển số
OF-186377
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
34
Động cơ
333,540 Mã lực
Quangcan tổng hợp hay đấy. Bắc Lào hôi đó có quân làm đường TQ. Binh lực TQ cũng tập trung áp sát biên giới Lào-TQ, có thể thành một mũi vu hồi như chơi. Khi chiến tranh 17 tháng 2 nổ ra thì một nguồn tin cho người Nga cũng từ viên cố vấn quân sự của họ tại Lào. Ông này (Gaponenko) sau về nước thành cục phó hay cục trưởng tác chiến BTTM Quân đội Liên Xô thời cuối chiến tranh Afghanistan.....
Đúng như cụ qdtc nói, ngày đó, trong khi ta cùng bạn đang bàn, đang lên kế hoạch phòng thủ tại nước Lào thì phía Trung Quốc đang giúp bạn làm con đường từ Bô Ten/ Botene thuộc tỉnh U-đôm-say (sát biên giới Lào - TQ), qua các tỉnh Bắc Lào xuống Mường Hiềm/ Muang Hiem, Bản Sẻ/ Ban Se thuộc Phong Sa Lỳ/ Phong Saly và Hủa Phăn/ Houa Phan cách biên giới Lào - Việt Nam vài chục km.

Mời các cụ cùng thưởng lãm ạ! ;)

 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
@pain: sợ bị ném đá lắm, chỉ đọc thôi, trình còi mà, =)).

xin tiếp:


Vậy mà, tình thế ngày càng cuộn trào dâng sóng, tháng 3/1979, ta phải mở/ thành lập thêm BTL mặt trận 379 tại Bắc Lào. Đ/c Nguyễn Ân, TMT Binh đoàn 678 kiêm Tư lệnh mặt trận - đ/c Bùi Huy Bổng, trưởng đoàn chuyên gia QS tại Bắc Lào làm Phó Tư lệnh về chính trị,.... Có bác nào biết tại sao ta phải mở mặt trận này không ạ?

Đến đây, lại nhớ đến câu nói kinh điển của Lê Nin: "giành được chính quyền... dễ - giữ được chính quyền... khó",
. Đất nước thống nhất, non sông thu về một mối có được vài năm lẻ, vậy mà lại trập trùng sóng dữ.

Vậy, ta đã chuẩn bị những gì cho biên giới phía bắc trong hoàn cảnh và diễn biến phức tạp như vậy.
Không đưa quân sang Lào mờ giữ, Tàu nó mượn đường nước Lào đánh cắt ngang Trung bộ chẻ Việt nam làm 2 có mờ toi :P
Hỏi chuyện đến vậy thời... chạy đi đâu ???
 
Biển số
OF-177267
Ngày cấp bằng
17/1/13
Số km
1,483
Động cơ
354,379 Mã lực
Không đưa quân sang Lào mờ giữ, Tàu nó mượn đường nước Lào đánh cắt ngang Trung bộ chẻ Việt nam làm 2 có mờ toi :P
Hỏi chuyện đến vậy thời... chạy đi đâu ???
Cụ lầm to!
Ngày xưa thời chống quân Nguyên, Tướng Toađô từ Thanh Hóa đánh ra phía sau lưng quân ta thế mà còn bị chặt bêu đầu :))
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,052
Động cơ
667,018 Mã lực
Đúng như cụ qdtc nói, ngày đó, trong khi ta cùng bạn đang bàn, đang lên kế hoạch phòng thủ tại nước Lào thì phía Trung Quốc đang giúp bạn làm con đường từ Bô Ten/ Botene thuộc tỉnh U-đôm-say (sát biên giới Lào - TQ), qua các tỉnh Bắc Lào xuống Mường Hiềm/ Muang Hiem, Bản Sẻ/ Ban Se thuộc Phong Sa Lỳ/ Phong Saly và Hủa Phăn/ Houa Phan cách biên giới Lào - Việt Nam vài chục km.

Mời các cụ cùng thưởng lãm ạ! ;)

Cháu đọc ở đâu đó rằng có khỏang 10k lính TQ làm đường tahi Bắc Lào, năm 78 (có thể cháu nhớ không chính xác) Laò yêu cầu TQ phải rút toàn bộ lực lượng này về nước, nếu không sẽ không chịu trách nhiệm cho tính mạng của đám lính này.
 

quangcan

Xe đạp
Biển số
OF-186377
Ngày cấp bằng
21/3/13
Số km
34
Động cơ
333,540 Mã lực
Cháu đọc ở đâu đó rằng có khỏang 10k lính TQ làm đường tahi Bắc Lào, năm 78 (có thể cháu nhớ không chính xác) Laò yêu cầu TQ phải rút toàn bộ lực lượng này về nước, nếu không sẽ không chịu trách nhiệm cho tính mạng của đám lính này.
Kết quả của việc Bộ trưởng BQP Lào sang ta gần cuối 1978.

---------------------------
em tiếp nhá không lại không kịp tiến độ,


...Vậy, ta đã chuẩn bị những gì cho biên giới phía bắc trong hoàn cảnh và diễn biến phức tạp như vậy.

Kháng chiến chống Pháp rồi đánh Mỹ, ta hiểu quá rõ về cái giá phải trả cho chiến tranh, hao người tốn của, cái giá của Hòa Bình rất rất đắt. Làm thế nào để đất nước tránh được chiến tranh, để phục hồi kinh tế, để..... là câu hỏi hóc búa cho biết bao con người giai đoạn đó. Thế mà, "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng" - không còn cách nào khác, cuộc chiến tranh bắt buộc sẽ sớm bắt đầu.

Suốt trong giai đoạn 1977 - 1978, Trung Quốc liên tục quấy nhiễu biên cương phía bắc, gây ra hàng loạt các vụ xung đột vũ trang nhỏ lẻ, gây nguy cơ thổi bùng cuộc chiến sớm. Âm mưu và ý đồ nham hiểm khi lôi kéo, xúi giục các dân tộc thiểu số phía bắc đứng lên thành lập các Khu tự trị, Vùng tự do riêng.

Để tránh "lưỡng đầu thọ địch" và nguy cơ mũi vu hồi từ Lào, bằng mọi cách ta phải tránh xung đột sớm, giải quyết từng thằng một. Khi ta tung các sư đoàn thiện chiến đánh sâu vào đất Cambodia trong năm 1978 nhằm chuyển chiến tranh sang đất địch, phá hủy hàng loạt các kho tàng/ khí tài quân sự, đập nát của sư đoàn chủ lực của Pôn Pốt, dằn mặt và bẻ gẫy tham vọng của kẻ thù thì cũng là lúc hoạt động phá hoại biên giới tăng lên đáng kể. Đây cũng là phép thử tốt cho chiến dịch đầu năm 1979.

Để tránh những luận điệu và tuyên bố, phía Việt Nam tăng cường các hoạt động quân sự gần biên giới, "tiểu bá" gây chiến trước, ta chủ trương đưa các đơn vị mạnh ở tuyến hai, tập trung củng cố lực lượng địa phương và CAVT/ biên phòng trên tuyến một.

Để tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc, ngày 3 tháng 11 năm 1978, Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Cộng hòa xế hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết được ký kết. Theo đó, bạn sẽ viện trợ cho ta về vũ khí, trang bị kỹ thuật, cử các đoàn chuyên gia quân sự sang giúp ta huấn luyện và xây dựng quân đội.

Để tăng cường khả năng phòng thủ, ta tiến hành hàng loạt các biện pháp chính:
- một là, tổ chức cho Quân đoàn 1 diễn tập (mật danh ĐK-78) vào ngày 9 tháng 8 năm 1978 với nội dung: “Quân đoàn tiến công địch đổ bộ đường không, bảo vệ các địa bàn trọng yếu được phân công ở vùng trung du và đồng bằng phía tây Hà Nội". Lực lượng tham gia diễn tập gồm: Các sư đoàn bộ binh 308, 312, 320B; Lữ đoàn công binh 299, Lữ đoàn tăng - thiết giáp 202, Lữ đoàn pháo binh 45, Lữ đoàn phòng không 241 và Trung đoàn thông tin 140. Từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 7 tháng 10 năm 1978, tổ chức diễn tập (mật danh ĐK-4) cơ quan chỉ huy 1 bên 2 cấp có một phần thực binh với đề mục: “Quân đoàn tiến công địch đổ bộ đường không, tổ chức chiến đấu bảo vệ các địa bàn trọng yếu”, nhằm kiểm tra và hoàn chỉnh phương án tác chiến đánh địch đổ bộ đường không theo phương án tác chiến thực tế của các cấp từ Quân đoàn trở xuống ở địa bàn thủ đô Hà Nội và các khu vực phụ cận. Riêng trong tháng 6 năm 1978, Quân đoàn 1 đã cử hơn 100 cán bộ từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn, sư đoàn để tăng cường cán bộ cho các quân đoàn vừa thành lập và các đơn vị đang làm nhiệm vụ phòng thủ trên biên giới phía Bắc; thêm 6.500 chiến sĩ đã trải qua huấn luyện được lệnh lên đường bổ sung cho các Quân khu 5, 7, 9, Quân đoàn 3 và Quân đoàn 4. Đặc biệt là ngay từ đợt tháng 1/1979, Quân đoàn 1 đã bước vào cấp 1, sẵn sàng cơ động chiến đấu, trực chiến 24/24; một số phân đội trinh sát của D701 trinh sát Quân đoàn và trinh sát các sư đoàn trực thuộc đã lên cắm chốt tại biên giới phía bắc (Trinh sát F308 ở Đình Lập, Lạng Sơn; F320B tại thị xã Lào Cai và ga Tam Lung).

- hai là, hiệp đồng kế hoạch chi viện từ hậu phương chiến lược: các tỉnh phía sau chi viện lên phía trước. Ta đưa 8 vạn lao động ở đồng bằng sông Hồng lên các tỉnh biên giới, xây dựng dân quân tự vệ làm nòng cốt, tổ chức các khu vực sản xuất tại chỗ trên những địa bàn xung yếu kết hợp kinh tế với quốc phòng. Rút kinh nghiệm từ biên giới Tây Nam, ta đã tổ chức huấn luyện và trang bị vũ khí ngay từ đầu. Ta chỉ đạo khẩn trương xây dựng các công trình phòng ngự (công sự, hầm hào, vật cản, hệ thống đài quan sát - trinh sát... chủ yếu bằng gỗ đất) hình thành các điểm tựa trung đội, đại đội, cụm điểm tựa tiểu đoàn; khu vực phòng ngự trung đoàn và sư đoàn kết hợp với các chốt, các cụm bản - căn cứ liên hoàn của bộ đội địa phương và dân quân trên tuyến 1 và tuyến 2 (Về vật cản: Quân khu 1 rào được 217km/679km, có 27km kẽm gai, 5,6 triệu chông sắt/ 47.8 triệu chông, 3.468 mìn chống bộ binh, 433 mìn chống tăng. Quân khu 2 rào 180km/780km có 19km kẽm gai, 3.000 mìn chống bộ binh, 433 mìn chống tăng).

- ba là, hoàn chỉnh về cơ cấu tổ chức và biên chế lực lượng.
* Từ ngày 1/7/1978, Thiết lập sở chỉ huy các cấp của Quân khu 1, Quân khu 2 sau khi tách riêng (cũ là 1 quân khu) và bắt đầu chỉ huy các lực lượng thuộc quyền. Cơ quan chỉ huy cấp quân khu được tăng cường. Tổ chức bộ chỉ huy quân sự thống nhất ở từng tỉnh và ban chỉ huy thống nhất ở cấp huyện, trong đó có bí thư Huyện ủy và chủ tịch uỷ ban nhân dân huyện. Tăng cường ngay các học viên sỹ quan các trường chuẩn bị ra trường lên thẳng biên giới phía bắc để thực hành công tác chỉ huy, tham mưu hỗ trợ khi cần. Việc này đã phát huy hết sức hiệu quả khi xảy ra chiến tranh.

* Từ tháng 10/1978, sáu sư đoàn của Tổng cục Xây dựng kinh tế được điều lên làm đường số 6 và các tuyến đường ngang, bảo đảm cơ động về chiến lược và chiến dịch.

* Sau khi cân nhắc, BTTM quyết định điều động F3/ sư đoàn 3 Sao Vàng và F316/ sư đoàn 316 ra Bắc ngay trong năm 1976, đặt ở hai hướng quan trọng nhất. F3 về Hà Bắc, F316 về Yên Bái. Tháng 7/1978, F3 được lệnh về Quân khu 1 làm nhiệm vụ phòng thủ ở đông-nam tỉnh Cao Lạng, một địa bàn trọng yếu của quân khu và của Bộ. F316 cũng dâng lên Lào Cai. Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của Bộ, F3 và F316 điều động hàng trăm sỹ quan các cấp về BCH QS các tỉnh, huyện để làm nòng cốt huấn luyện và xây dựng LLVT địa phương; bố trí các LLVT này vào ngay đội hình tác chiến cấp trung đoàn và tiểu đoàn. Bắt tay ngay vào việc xây dựng dải trận địa phòng ngự thê đội 1/ tuyến 1 (F3 xây dựng với chiều dài 60km) và thê đội 2/ tuyến 2.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,387
Động cơ
659,828 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Như vậy, về chiến lược và thế trận bố phòng ta gặp nhiều khó khăn khi quyết định tập trung binh lực giải quyết dứt điểm chiến trường biên giới Tây Nam. Trong khi đó, tình hình tại Lào vẫn vô cùng căng thẳng, sức ép không hề kém cạnh. Từ biên giới Thái Lan, phỉ Lào và các thế lực phản động tỏa khắp nước Lào, luôn trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" đối với chính quyền non trẻ. Chúng ta hẳn không thể quên những vụ bạo loạn/ nổi loạn trong năm 1976 - 1978 nhất là vào dịp Tết cổ truyền của lực lượng "Phù Cạt Phên Cang" hoặc những kế hoạch phong tỏa, vây chính quyền, chặt đứt và phục kích các giao lộ quan trọng. Ngày 7 tháng 12 năm 1978, chúng thành lập ban chỉ huy ở Trung Lào; ngày 20 tháng 12 thành lập ban chỉ huy ở Hạ Lào. Chúng ra sức khôi phục cơ sở đã bị tan vỡ, dụ dỗ lôi kéo thanh niên nhẹ dạ cả tin sang Thái Lan để lập các đơn vị tập trung, đưa các toán biệt kích thám báo từ Thái Lan về tiếp tục hoạt động khủng bố, đẩy mạnh hoạt động chiến tranh tâm lý, gián điệp, chia rẽ nội bộ, chia rẽ tình đoàn kết giữa Lào và Việt Nam. Ta và bạn Lào đã phối hợp bắt, diệt một số tên đầu sỏ ********* người Việt như: Lê Quốc Tuý, Võ Đại Tôn, Nguyễn Văn Hạnh... Để chỉ huy thống nhất các lực lượng tại Lào, ta thống nhất đầu mối về Binh đoàn 678 (gồm F324/ sư đoàn 324, F968/ sư đoàn 968, Lữ đoàn 176 , F337, F338, trung đoàn pháo binh,....- có đơn vị đóng quân trực tiếp trên đất bạn, có đơn vị ở sát biên giới hoặc trên địa bàn QK 4, tùy từng thời điểm/ giai đoạn mà sang bạn ). - Hì hì, chỗ này em viết rồi sẽ có bác thắc mắc cho coi,


Thời đó bọn em nằm ở biên giới Việt-Laos (A Lưới - TT Huế). Nghe nói Tết 78 (em kg nhớ lắm) tụi ********* lên kế hoạch đêm 30 sẽ bạo loạn để lật đổ chính quyền tại Huế rồi lên đài phát thanh kêu gọi Mỹ đưa quân vào (????? :)) ) . Vụ này mấy anh bên An Ninh túm cả nghìn chú (kg một tiếng súng, dân cũng không biết. Tang vật là bom, mìn, súng cối ... có cả). Còn mấy vụ tụi nó định từ Laos về (điểm đến cũng là Huế) thì bọn em toàn đón hụt. Đơn giản là do mấy anh 678 hốt trọn từ bên đó nên bọn em phía bên này biên giới cũng không có đất diễn. Đêm 17/02 mới biết bọn Khựa oánh biên giới phía bắc. Sau đó đúng 10 ngày thì bọn em rời A Lưới lên đường ra bắc. Nhưng một lần nữa lại là người đến sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

hoangfthanhf

Xe đạp
Biển số
OF-302390
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
15
Động cơ
305,950 Mã lực
Hay quá, sắp sửa kỷ niệm 35 năm chiến thắng bè lũ bành trướng bá quyền Bắc Kinh. Đọc mà thấy rạo rực trong người. Kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn những liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,387
Động cơ
659,828 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
“Từng tấc đất của Tổ quốc là máu xương bao thế hệ đi trước”


(Dân trí) - Trong cuộc chiến đấu ngày 17/2/1979, cả đại đội 3 chỉ còn 7 người sống sót. Dù tương quan lực lượng quá chênh lệch nhưng họ - những chiến sỹ công an vũ trang Việt Nam - đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

Chúng tôi tìm đến nhà Đại tá Nguyễn Công Thuận (SN 1951, quê huyện Anh Sơn, hiện sống tại phường Hà Huy Tập, TP Vinh, Nghệ An) vào một ngày rét cắt da, cắt thịt. Trong cái lạnh thấu xương, ký ức về một cuộc chiến đấu nơi biên giới phía Bắc hơn 30 năm trước ùa về trong từng lời kể của người anh hùng.

Khi tình hình biên giới Việt - Trung bắt đầu căng thẳng, đơn vị đại đội 3, tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12 Công an nhân dân vũ trang (tức lực lượng bộ đội biên phòng ngày nay) do Nguyễn Công Thuận làm đại đội trưởng được lệnh về Lạng Sơn, đóng quân tại tuyến biên giới khu vực Đồng Đăng, từ cột mốc số 12 - 25 (Tân Thanh đến Bảo Lâm).

Dưới sự chỉ đạo của phía Trung Quốc, tình hình người Hoa tại khu vực biên giới rất căng thẳng. Chỉ tính từ tháng 4 đến tháng 8/1978, có khoảng 5.000 người Hoa tập trung tại Hữu Nghị quan (cửa khẩu Hữu Nghị), đoàn người kéo dài đến 200m, dựng lán trại để vượt biên sang Trung Quốc. Cùng với đó lính Trung Quốc luôn tìm cách gây hấn bằng đá, gậy gộc.

Đại đội 3 có nhiệm vụ vừa vận động người dân ở lại, vừa xây dựng lực lượng, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu nếu có tình huống chiến tranh xảy ra. “Ngày 25/8/1978, đoàn đại biểu phụ nữ tỉnh Lạng Sơn lên vận động, tuyên truyền người Hoa ở lại yên tâm làm ăn sinh sống. Một số cán bộ, chiến sỹ đại đội 3 được cử đi bảo vệ đoàn.

Lính biên phòng Trung Quốc đã dùng gậy, đá tấn công đoàn cán bộ và lực lượng bảo vệ khiến đồng chí Lê Đình Chinh hi sinh và một số đồng chí khác bị thương. Lợi dụng sự hỗn loạn, hàng nghìn người Hoa đã vượt biên sang Trung Quốc” - ông Thuận nhớ lại.

Công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu bảo vệ biên giới khi có nguy cơ chiến tranh được đẩy lên cao. Tuy nhiên, với quan điểm không để xảy ra tiếng súng, lực lượng vũ trang Việt Nam được lệnh hết sức kiềm chế. “Đơn vị chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ cao điểm Pò Pùn (Tân Thanh) và cột mốc 16 - là điểm tranh chấp giữa 2 bên. Việc canh gác, bảo vệ được thực hiện hết sức nghiêm ngặt nhưng vẫn đảm bảo tránh xung đột. Tối ngày 16/2/1979, khi đi kiểm tra khu vực biên giới nghe mấy tiếng mìn nổ lên chát chúa vang lên, công tác sẵn sàng chiến đấu được đẩy lên cao, dự liệu một cuộc chiến tranh vũ trang có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, Đại tá Thuận kể.


Đại tá Thuận bên tấm bằng ghi nhận chiến công bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc trong cuộc chiến đấu ngày 17/2/1979.

Đúng như lời dự đoán, 4h sáng ngày 17/2/1979, một tiếng mìn nổ ngay sân đơn vị, tiếp đó hỏa lực địch các loại cấp tập tấn công khiến chỉ trong một thời gian ngắn toàn bộ doanh trại, kho tàng của đại đội 3 bị thiêu hủy.

7h30 phút sáng ngày 17/2/1979, địch tấn công doanh trại từ bản Cốc Nam xuống và từ bản Khơ Đa sang. Đơn vị được lệnh triển khai đội hình chiến đấu. Toàn bộ hệ thống giao thông hào, hầm trú ẩn của đại đội 3 bị phá hủy hoàn toàn sau đợt pháo của địch, một số anh em hi sinh, một số khác bị thương nặng. Lúc này, toàn bộ thông tin liên lạc với tuyến sau đều bị cắt đứt. Việc liên lạc với trung đội tăng cường lên bảo vệ Pò Pùn cũng không thực hiện được (sau này mới biết, 27/30 cán bộ, chiến sỹ tăng cường lên Pò Pún đã hi sinh trong cuộc tấn công của địch). Toàn bộ cán bộ, chiến sỹ đại đội 3 phải chiến đấu trong thế bị cô lập.


Báo Nhân dân số ra ngày 20/3/1979

Ngay trong loạt đạn đầu tiên, đại đội trưởng Nguyễn Công Thuận đã dính đạn xuyên đùi. Băng bó sơ qua, Nguyễn Công Thuận lao vào chiến đấu. “Lên đến gần chốt thì đồng chí Hùng - phụ trách khẩu trung liên báo cáo phía trước có địch. Đồng chí Hùng dính đạn, hi sinh. Tôi phát hiện phía trước là 3 tên địch và một khẩu ĐK57 đang chuẩn bị tấn công về phía ta. Chẳng kịp suy nghĩ, vớ lấy khẩu trung liên, tôi nã một loạt đạn vào 3 tên địch, tiêu diệt tại chỗ 2 tên.

Có những lúc, khẩu cối 60 không kịp dựng chân đế, cứ kê trên đùi, nhắm về phía địch mà nã đạn. Chiến sỹ ta số bị thương, số hi sinh, lực lượng ít ỏi còn lại phải căng mình chiến đấu trước sự tấn công cả bằng xe tăng của địch. Đến 9h sáng ngày 17/2/1979, phía đường 4B xuất hiện 4 chiếc xe tăng hướng thẳng tới nơi đơn vị chúng tôi đóng quân. Tôi nhảy đến khẩu B40, nhắm thẳng chiếc xe tăng đang quay ngang và siết cò. Chiếc xe khựng lại, bốc cháy.

Cuộc chiến đấu không cân sức trong thế giằng co kéo dài đến 11h trưa. Lúc này đạn dược hết, anh em bị thương và hi sinh gần hết, chúng tôi buộc phải lùi về tuyến sau, ẩn mình dưới dòng suối hoặc tản vào các nhà dân. Các cao điểm bị địch khống chế, một lực lượng lớn địch tràn qua đơn vị tiến sâu hơn vào phía trong. Trên đường rút lui, vừa tải thương, vừa đưa tử sỹ ra, chúng tôi tiếp tục bị địch phục kích, truy bắt. Chiều ngày 18/2/1979, khi đến khu vực an toàn, cả đại đội chỉ còn vỏn vẹn 7 người trong tình trạng bị thương gần hết”, đôi mắt vị đại tá già chùng xuống, ngấn nước.


"Từng tấc đất của Tố quốc là máu xương của bao thế hệ đi trước. Bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc là nhiệm vụ của những người lính như chúng tôi".

Sau thời gian điều trị vết thương, đơn vị ông Thuận được củng cố. Tháng 4/1979, toàn đơn vị được lệnh hành quân lên Bảo Lạc (Cao Bằng) tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tuyến biên giới Việt - Trung. Chiến tranh biên giới kết thúc, đơn vị của ông sáp nhập tham gia bảo vệ thủ đô.

Với thành tích chiến đấu trong trận chiến ngày 17/2/1979, tiêu diệt 30 tên địch và 1 chiếc xe tăng, tháng 12/1979, thiếu úy Nguyễn Công Thuận được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh nhân dân, phong vượt cấp lên thượng úy.

Nói về trận chiến đấu ngày 17/2/1979, vị đại tá già nắm chặt tay: “Từng tấc đất của Tổ quốc là máu xương, là nước mắt của bao thế hệ đi trước. Là đất của mình, chỗ đứng của mình, nhà của mình thì nhiệm vụ của những người lính như chúng tôi là phải giữ lấy từng tấc đất của Tổ quốc”.

Hoàng Lam

link http://dantri.com.vn/xa-hoi/tung-tac-dat-cua-to-quoc-la-mau-xuong-bao-the-he-di-truoc-838543.htm
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,325
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Biên phòng bị nặng nhất. Có đồn bị xóa sổ luôn. Các anh là người hiểu kẻ thù nhất và không bao giờ bỏ chạy.
 

Xe đạp ViHa

Xe tăng
Biển số
OF-159708
Ngày cấp bằng
7/10/12
Số km
1,004
Động cơ
360,417 Mã lực
CÂU CHUYỆN TÌM NHÀ ĐỒNG ĐỘI LIỆT SĨ SĨ SAU 35 NĂM

Sáng 26/1/2014. Em nhận được cú điện thoại của anh Nguyễn Ngọc Hà, một CCB BGPB, quê Tuyên quang nhưng hiện đang sinh sống, làm việc tại Hà Nội : " Đúng ba giờ chiều nay anh qua nhà đón chú, cả mấy anh em đồng đội cũ của anh, cùng chiến đấu trên Lao chải - Vị Xuyên năm 1979 đi cùng nữa, chú chuẩn bị đi nhé ! ". Áng chừng đây là một công việc quan trọng, các bác mới gọi mình như thế, vội sắp xếp công việc xong buổi sáng, chiều nghỉ ngồi chờ các bác !

Đúng hẹn, một chiếc xe 7 chỗ biển Hà nội đỗ xịch trước cửa, không kịp ngồi uống nước, mọi người giục rối rít đi luôn. Lên xe mới biết, đây là chuyến đi của các bác tìm đến nhà một người đồng đội liệt sĩ, tên bác ấy là NGUYỄN ĐỨC XIÊM, hy sinh trong trận đánh ngày 11/3/1979 tại cao điểm 1558b - Lao Chải - Vị Xuyên - Hà giang.

Đây là những CCB, nhập ngũ đa số những năm 76, 77, lính của C 12, D3, E 122, tỉnh đội Hà Tuyên ( cũ ), là đơn vị trực tiếp chiến đấu tại Hà giang năm 1979.

Tóm tắt câu chuyện như sau :

Năm đó, khi Trung Quốc tấn công toàn tuyến BGPB, thì Hà Giang, họ chỉ mở một mặt trận duy nhất : Đó là từ bên phía công xã Múng Tủng, thuộc Tỉnh Vân Nam , đánh sang các cao điểm thuộc xã Lao Chải, huyện Vị Xuyên. Còn ngã ba Thanh Thủy, 1509, Nậm ngặt... nơi mà ký ức của các CCB Hà Giang tả về nỗi khủng khiếp phải chịu đựng từ năm 84 trở đi thì hoàn toàn yên ắng, không có một tiếng súng pháo, mặc dù hơi thở chiến tranh đã rõ nét phía bên kia biên giới.

Ngày 17/2. Tại Lao Chải, các điểm chốt lần lượt hứng chịu những làn đạn pháo dữ dội, sau các đợt pháo, bộ binh tràn lên tấn công. Vẫn theo đúng bài bản " tiền pháo, hậu xung ", "biển người" từ trước. Hai dãy cao điểm là 1800 và 1785 mất ngay trong buổi sáng hôm đó, phía sau là các cao điểm 1588a, 1588b còn nguyên vẹn.

Sáng 11/3. Bộ đội được lệnh đào một số chiến hào phụ, theo kiểu râu tôm cạnh sườn 1588b, vừa kịp xong thì bị tấn công. Có người còn chưa kịp mặc quần áo ( do đào đất nóng quá cởi hết ra, mặc mỗi bộ lót ) vớ vội chiếc áo bông, khoác vũ khí ra công sự chiến đấu ngay. Bác Xiêm và đưa một đồng đội bị thương vào hầm, quay ra kê súng vào thành hào thì một quả đạn cối nổ trúng người, bay mất đầu và một cánh tay.

Trận chiến mỗi lúc diễn biến thêm ác liệt, quân địch lên quá đông, cứ lớp này gục ngã lại lớp kia xông lên, gần trưa tràn được vào công sự, hai bên đánh nhau theo kiểu trộn trấu, xáp lá cà. Còn một số người, đạn hết, sức cùng lực kiệt, đành rút xuống, không mang theo hết được tử sĩ, trong đó có bác Xiêm...

***

- Và....thế là liệt sĩ Xiêm cuối cùng không lấy được xác ạ ? - Em hỏi anh Nguyễn Ngọc Hà.

- Có ! ngay sáng hôm sau, đơn vị tái chiếm lại được chốt, bọn anh đã đưa anh ấy ra ngoài nghĩa trang Cầu Phỉ, sau đó tiếp tục các trận chiến liên miên, rồi bọn anh được xuất ngũ. Người về quê làm ruộng, người đi lao động xuất khẩu sang Tây, lăn lộn mưu sinh...Hơn ba mươi năm trôi qua, vô tình đọc trên diễn đàn CCB, thấy các bác F 313 về thăm chiến trường xưa đưa lên một tấm hình mộ liệt sĩ ở nghĩa trang quốc gia Vị Xuyên,thấy tên anh ấy, mới biết được anh đã được quy tập về ở đó...

Nói đến đây, gần như tất cả các gương mặt của những CCB trên xe chùng hẳn lại, có một cảm giác gì đó day dứt, băn khoăn hiện lên những nét mặt khắc khổ, già nua, không ai nói gì thêm nữa.

Đường vào nhà liệt sĩ Xiêm tính từ trung tâm thành phố Tuyên Quang khoảng hai chục cây số, ngày xưa là xã Tân Hồng, huyện Yên Sơn, nay đổi thành xã Tân Tiến. Đây là một xã vùng sâu, vùng xa, thuộc diện địa bàn đang hưởng các chế độ theo chương trình 135 của Chính Phủ. Con đường nhựa mới làm nhưng vẫn gập ghềnh, lên xuống dốc, ngày trước trong này chưa có những cầu tràn thì gần như chuyện xe ô tô gầm thấp vào đến đây là không thể, chỉ tới đầu xã là phải bỏ xe xuống cuốc bộ tiếp.

Loanh quanh hỏi thăm mãi mới tới nơi, gia cảnh của liệt sĩ cũng thật ** le. Do cha mẹ đã khuất hết,hy sinh lúc còn trẻ cho nên người thờ phụng bác ấy hiện nay là bà chị gái, một gia đình thuộc diện nghèo ở nông thôn. Khi vào trong ngôi nhà xây tuềnh toàng, mọi người nhận ra ngay bức ảnh liệt sĩ nằm cạnh bảng Tổ quốc ghi công, mặc dù vẽ không giống lắm. Người trong gia đình gần như òa khóc lên hết khi biết các đồng đội cũ về thăm, thắp nén hương cho người thân của mình.

Câu chuyện về bác Xiêm được người chị kể trong nỗi xúc động nghẹn ngào, khiến các CCB cũng không cầm được nước mắt. Ngày trước nhà bác rất nghèo, trước khi nhập ngũ, bác còn lên đồi lấy rất nhiều củi chất quanh nhà để giúp bố mẹ, có đôi dép bác cũng nhường nốt cho người em trai : " Lo gì, anh đi lính quân đội sẽ phát cho đủ.." rồi đi chân đất ra ngoài huyện đội tòng quân. Đến khi gia đình nhận được tin hy sinh, ba mươi lăm năm trôi qua mà vẫn chưa đủ điều kiện để đi tìm thăm nơi người thân của mình an nghỉ, vì điều kiện quá khó khăn. Các CCB hứa năm tới sẽ lên và đưa họ tới nghĩa trang Vị Xuyên...

Các CCB C 12 - D3- E 122 chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình.




...- Còn một điều này nữa, anh kể nốt cho em biết, đó là nỗi niềm đè nặng tâm tư các anh hơn ba mươi năm qua - Anh Hà nói tiếp lúc đang ngồi xe ra về :

- Đúng ra thì anh Xiêm sẽ được nguyên vẹn thân thể. Hai ngày sau, bọn anh tìm thấy nốt phần còn lại của anh ấy, lúc đó đơn vị chuẩn bị tấn công, chiếm lại hai điểm cao 1800 và 1785, cho nên không có thời gian đưa ra tiếp, đành chôn phần thân thể đó ở một góc rừng, hứa với nhau là ai còn sống, khi quay lại sẽ mang ra, nhưng...- Giọng anh nghẹn lại : ....không ai làm được việc ấy !


HẾT.

 

pajero79

Xe hơi
Biển số
OF-165072
Ngày cấp bằng
3/11/12
Số km
160
Động cơ
348,616 Mã lực
Trong chiến tranh biên giới phía Bắc 1979, sư đoàn 3 sao vàng với nhiệm vụ chiến đấu phòng ngự bảo vệ thị xã Lạng Sơn là một trong những đơn vị có hiệu suất chiến đấu cao nhất, đánh nhiều trận làm cho quân giải phóng Trung Quốc thiệt hại nặng. Sau này khi tổng kết lại chiến tranh biên giới, đối phương đã đánh giá cao sư đoàn và cả nể trọng tinh thần chiến đấu của binh sĩ.
Sau đây là hồi ức chiến đấu của tiểu đội trưởng tiểu đội bộ binh 6 - trung đoàn 12 - sư đoàn 3 ngày ấy:

CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC SAU 35 NĂM !

(KỶ NIỆM 35 NĂM (17/2/1979 - 17/2/2014) CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG
QUÂN BÀNH TRƯỚNG BÁ QUYỀN BẮC KINH)

Nhận rõ bộ mặt bẩn thỉu, gian ác, thâm độc... của ông "bạn lớn, láng giềng", là thây ma của chế độ độc tài, toàn trị, siêu lừa... đó chính là tập đoàn bành trướng, bá quyền, sô vanh nước lớn Bắc Kinh. Năm 1975, kết thúc chiến tranh, Sư đoàn 3 bộ binh chúng tôi chưa được hưởng một ngày hoà bình. Tháng 7 năm 1976, từ Nha trang, tỉnh Khánh Hoà, toàn Sư đoàn nhận lệnh chuyển quân ra Bắc có nhiệm vụ chống kẻ thù K (kẻ thù K là tập đoàn bành trướng, bá quyền Bắc Kinh). Sau một năm ổn định biên chế, toàn đơn vị tập trung huấn luyện, rèn quân. Tháng 7-1978, từ vị trí đóng quân chúng tôi được lệnh chuyển lên xây dựng trận địa trên toàn tuyến biên giới tỉnh Lạng Sơn. Đến vị trí đóng quân mới, nhiệm vụ chính của chúng tôi là: đào hầm, đào hào, gần 8 tháng vừa tập trung xây dựng trận địa, vừa củng cố doanh trại, ổn định nơi ăn ở, vừa tổ chức huấn luyện thuần thục với các phương án theo địa hình được phân công và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao. Những tháng, năm trên biên giới Lạng Sơn, cuộc sống đầy gian nan, vất vả, đói rét,.... Song, tinh thần bộ đội rất hăng hái, căm thù tập đoàn bành trướng, bá quyền Bắc Kinh. Vì nó, mà chúng tôi chưa được hưởng một ngày hoà bình.



Mới ngày nào, nay đã tròn 35 năm (17/2/1979 - 17/2/2014) cuộc chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía Bắc do tập đoàn bành trướng, bá quyền Bắc Kinh gây hấn, khởi xướng. 5 giờ ngày 17-2-1979, đơn vị chưa báo thức, tôi nhận được điện từ Trung đoàn thông báo: "Địch đánh lớn ở Cao Bằng". Điều khó khăn của chúng tôi lúc này là: Trước đó, cán bộ cấp trưởng quân sự từ đại đội trở lên về hết Sư đoàn tập huấn, số ở lại trực chiến đều là cán bộ chính trị. Chưa kịp thông báo cho các đại đội tin "Địch đánh lớn ở Cao Bằng" thì, khoảng 15 phút sau, pháo của quân Bành trướng Bắc Kinh dồn dập nã vào vị trí đóng quân toàn tiểu đoàn. Dưới làn hoả lực (gồm các loại pháo) của kẻ thù, các chiến sỹ chuyền đạt bất chấp gian nguy, bộ đội đã chuyền lệnh tiểu đoàn xuống từng đại đội. Chấp hành mệnh lệnh cấp trên, các đại đội khẩn trương cho bộ đội vận động chiếm lĩnh trận địa theo đúng phương án (trước đó đã được tập dượt nhiều lần rất nhuần nhuyễn) trước khi bộ binh địch xuất hiện. Các đại đội chiếm lĩnh trận địa chốt đúng ý định, đã trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cũng là lúc bộ binh địch xuất hiện.
Lên vị trí chỉ huy trên cao điểm 339, nhìn ra pháo đài Đồng Đăng, chúng tôi thấy: bộ binh địch đông như kiến cỏ, chúng la hét ầm ỹ, hô tả... tả..., xe tăng địch đang quần lộn trên pháo đài. Tôi ra lệnh hoả lực nổ súng diệt xe tăng, các lực lượng khác nổ súng tiêu diệt bộ binh địch. Phát hiện có sự chống trả quyết liệt của quân ta, quân bành trướng Bắc Kinh chùn lại, dè dặt không giám nghênh ngang như ban đầu. Cùng lúc, tôi nhận tin: "Ban chỉ huy tiền phương, Trung đoàn bộ - Trung đoàn 12, đang bị địch bao vây chặt trên cao điểm 438". Tình huống mới xuất hiện, chúng tôi vừa chỉ huy bộ đội nổ súng đánh bộ binh, xe tăng địch, vừa tranh thủ triệu tập cán bộ hội ý bàn phương án giải vậy cho sở chỉ huy tiền phương Trung đoàn. Hội ý xong, thay mặt Ban chỉ huy tiểu đoàn, tôi giao cho đồng chí Nguyễn Văn Biết - Chính trị viên đại đội 61 chỉ huy chung đội hình trên cao điểm 339 tiếp tục cho bộ đội nổ súng tiêu diệt địch, giữ chốt an toàn. Đại đội 63 và tiểu đoàn bộ dưới sự chỉ huy trực tiếp của tôi và đồng chí Nguyễn Xuân Phong (tiểu đoàn phó) quay lại cao điểm 438 giải vậy cho sở chỉ huy tiền phương Trung đoàn. Đội hình hướng cao điểm 438 thẳng tiến, đến nửa chừng lực lượng bị lộ, địch chống trả không lên được cao điểm. Tôi ra lệnh vòng hướng đại đội 63, bí mật chiếm cao điểm 438. Đội hình hành quân vừa chạm cánh đồng Song Áng, phát hiện lực lượng địch quá đông. Tôi thông báo cho bộ đội: Bộ binh địch đông hơn ta gấp nhiều lần, chúng rất chủ quan đang hành quân tràn ra cánh đồng Song Áng, đồng thời động viên anh em bình tĩnh, hết sức bí mật, lợi dụng địa hình, địa vật chiếm lĩnh trận địa, ém quân an toàn, khi có lệnh đồng loạt nổ súng tiêu diệt bộ binh địch. Tôi tranh thủ trao đổi chớp nhoáng với đồng chí Phong (tiểu đoàn phó): Ta dùng khẩu Đại Liên do đồng chí Hoàng Mạnh Vạn - khẩu đội trưởng làm hiệu lệnh nổ súng và hai chúng tôi thống nhất nhận định: Khả năng lực lượng địch bí mật chiếm đường 1B, từ đường 1B kết hợp với xe tăng chúng tiến về Đồng Mỏ. Vừa tiến quân, chúng vừa thăm dò lực lượng ta. Trên đường tiến quân thuận lợi, không gặp sự kháng cự của ta, chúng sẽ chuyển thành lực lượng chính cùng xe tăng tiến thẳng về Hà Nội. Lực lượng này mà trót lọt, bọn chúng như đi vào chỗ không người. Bởi, phía sau ngày hôm đó (17-2-1979) không có bất kỳ lực lượng nào của ta chốt giữ. Và chắc chắn chúng sẽ thực hiện được lời thề: "Ăn cơm sáng ở Lạng Sơn, ăn cơm trưa ở Hà Nội". Mặt khác, nếu không nhanh chóng bẻ gấy trung đoàn vu hồi của quân bành trướng Bắc Kinh. Trung đoàn bộ - Trung đoàn 12 (kể cả tiền phương và cơ bản) bị xoá sổ là cái chắc. Phán đoán được ý đồ của địch, chúng tôi bình tĩnh để địch tràn ra cánh đồng, khi nào đầu đội hình chạm hang Con Khoang là nổ súng. Khẩu Đại Liên của đồng chí Hoàng Mạnh Vạn là hiệu lệnh, cối 60 chặn đầu đội hình địch tại hang Con Khoang. Đúng ý định, Đại liên phát hoả, đội hình tiểu đoàn thiếu (c61; c62) vào trận. Bị đánh bất ngờ, địch toán loạn không biết đường chống đỡ chết như ngả rạ, những tên sống sót chạy dạt sang phía chân đồi bên kia. Trận phủ đầu thua đau song, chúng chưa từ bỏ âm mưu chiếm đường 1B. Ổn định đội hình, chúng lại tổ chức hành quân. Bí mật nhử chúng vào trận đúng ý định, chúng tôi tiếp tục nổ súng tiến công, xác định ngổn ngang trên cánh đồng Song Áng. Chiến sự xẩy ra trên cánh đồng Song Áng kéo dài 3 ngày. Đánh thắng ngay trận đầu, càng đánh, càng mạnh, càng khí thế, bộ đội rất hăng, từ chiến sỹ nuôi quân đến thủ trưởng tiểu đoàn 6 bộ binh (thiếu c61; c62) thi đua nhau nổ súng tiêu diệt địch. Những trận đánh diễn ra trên cánh đồng Song Áng không có trong phương án định trước. Song, chính những trận đánh này đã góp phần phá tan ý đồ chiến lược của tập đoàn bành trướng, bá quyền Bắc Kinh "Ăn cơm sáng ở Lạng Sơn, ăn cơm trưa ở Hà Nội". Tiểu đoàn 6 bộ binh (thiếu c61; c62), hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, hiệu suất chiến đấu rất cao chỉ một số đồng chí bị thương, không ai hy sinh. Song, điều hết sức ý nghĩa là: Chúng tôi đã chặn đứng được Trung đoàn vu hồi của địch, bảo vệ an toàn cả sở chỉ huy tiền phương, sở chỉ huy cơ bản Trung đoàn 12. Nhờ trận đánh trên, Trung đoàn bộ - Trung đoàn 12 an toàn tuyệt đối, giữ vững vị trí chỉ huy từ phút đầu đến phút chót !. Bẻ gẫy mũi vu hôi của Tàu, chúng tôi lui quân bổ sung vũ khí đạn dược. Trung đoàn điều Đại đội 63 tăng cường cho Trung đoàn 2, Ban chỉ huy tiểu đoàn (tôi và đồng chí Phong) tiếp tục về vị trí chỉ huy chiến đấu trên cao điểm 339.



Những ngày trên cao điểm 339, chiến sự xẩy ra rất quyết liệt, có trận bộ đội đánh giáp lá cà, quyết sống mái với quân bành trướng Bắc Kinh giữ chốt. Trung đội trưởng thiếu uý - Nguyễn Văn Xá hết đạn nhẩy thẳng váo đội hình địch dùng súng B40 đập vào đầu quân thù và Xá đã anh dũng hy sinh. Những hành động quả cảm ấy làm cho quân địch bát vía, kinh hồn. Cao điểm 339 được giữ vững đến 2 giờ ngày 24-2-1979, khi nhận được lệnh của Sư đoàn phó - Đới Ngọc Cầu, tôi mới làm thủ tục bàn giao trận địa cho đơn vị bạn. Đội hình tiểu đoàn 6 bộ binh (thiếu c63) lui quân về nhận nhiệm vụ mới. Ngày 24-2-1979 về Trung đoàn bộ, tìm vị trí đóng quân, ổn định nơi ăn, ở, bộ đội tạm nghỉ ngơi cho lại sức, săn sàng nhận nhiệm vụ mới.
Ngày 25-2-1979, đơn vị sắp xếp, ổn định biên chế, bỏ sung tiếp vũ khí, đạn dược, thực phẩm, thuốc men đúng cơ số. Cán bộ tiểu đoàn được triệu lên Ban chỉ huy Trung đoàn giao nhiệm vụ: "Tập trung 3 tiểu đoàn anh hùng, cất vó quân bành trướng Bắc Kinh tại ga Tam Lung, Lạng Sơn". Chiều 26-2-1979, tiểu đoàn lên Ôtô hành quân sang Kéo Càng, thị xã Lạng Sơn (Kéo càng cách thị xã Lạng Sơn khoảng 3 km).
Sáng 27-2-1979, chúng tôi nhận các vị trí chốt do Trung đoàn bộ binh 2 bàn giao. Tiểu đoàn 6 bộ binh (thiếu c63) vào vị trí, chúng tôi động viên bộ đội tích cực củng cố công sư, trận địa phù hợp với sở trường, cách đánh của mình. Chiều ngày 27-2-1979, Ban chỉ huy Trung đoàn 2 triệu tập cán bộ tiểu đoàn 6 lên hội ý. Đến nơi, đồng chí Trung đoàn trưởng, Trung đoàn 2 thông báo: "cao điểm 800 mới bị địch đánh chiếm, Bộ tư lệnh sư đoàn 3 giao cho tiểu đoàn 6 bộ binh đánh chiếm lại". Nhận nhiệm vụ, tôi sững sờ, rất khó hiểu song vẫn nghiêm chỉnh chấp hành. Đêm hôm đó trời tối đen như mực, mưa tầm tã, rét như cắt da, cắt thịt song, bộ đội vẫn hành quân chiếm lĩnh trận địa. Đúng 2 giờ ngày 28-2-1979, chúng tôi lại nhận lệnh quay về Kéo Càng lập trận địa chốt. Tới sáng, các đại đội bố trí trận địa chốt và làm công tác hợp đồng tác chiến xong. Cán bộ tiểu đoàn về vị trí chỉ huy, chưa hết nỗi mệt nhọc, căng thẳng, đầy gian nan, vất vả. trong đêm hành quân thì:
Đúng 8 giờ ngày 28-2-1979, các loại pháo của quân bành trướng Bắc Kinh dồn dập nã vào trận địa chốt của tiểu đoàn 6 bộ binh (thiếu c63). Chúng tôi nhận định: Chắc lần này Tàu sẽ tổ chức đánh chiếm thị xã Lạng Sơn. Khoảng 30 phút sau bộ binh địch xuất hiện, quan sát đội hình thấy: bọn chúng rất dè dặt, nhút nhát kiểu vừa tiến quân, vừa thăm dò không giám hung hăng, hô hoán ầm ỹ như mấy ngày đầu. Bộ đội ta nổ súng chống trả. Chúng tôi bị mất phương tiện thông tin, liên lạc, tình hình trở lên phức tạp hơn. Ban chỉ huy tiểu đoàn chuyển vị trí ra Lục Khoang. Vừa chạm cánh đồng Lục Khoang, tôi phát hiện xe tăng ta xuất kích. Gặp được xe tăng, nỗi vui mừng khôn xiết, tôi giới thiệu với các đồng chí xe tăng toàn bộ trận địa chốt của tiểu đoàn 6 bộ binh và của trung đoàn 2 rồi cùng nhau bàn phương án kết hợp với xe tăng tổ chức tiến công tiêu diệt địch gỡ thế cho các trận địa chốt phía trước. Rút kinh nghiệm từ các trận đánh ở cánh đồng Song Áng, tôi trao đổi với các đồng chí xe tăng: Chúng ta cứ bí mật chiếm lĩnh trận địa chờ địch lọt vào đúng trận địa phục kích của ta, lúc đó mới đồng loạt nổ súng tiêu diệt, quá trình phục kích là quá trình theo dõi từng động thái của địch.

11 giờ 30 ngày 28-2-1979, đội hình địch lọt vào đúng đội hình phục kích, tôi ra lệnh bộ binh kết hợp cùng xe tăng xuất kích. Thời cơ chín muồi, chắc ăn, xe tăng dồn dập nã pháo vào đội hình bộ binh địch, hiệu quả chiến đấu rất cao. Bị đòn bất ngờ, đội hình địch tán loạn, chúng quay đầu tháo chạy. Được thế, lực lượng bộ binh còn lại của tiểu đoàn 6 cùng xe tăng tiếp tục truy kích tiêu diệt địch. Trận đánh kéo dài đến 17 giờ ngày 28-2-1979, xác địch ngổn ngang ở cánh đồng. Chúng tôi quan sát trên cánh đồng Lục Khoang không còn một bóng quân Tàu mới thu quân.
Một lần nữa, tiểu đoàn 6 bộ binh anh hùng lập công xuất sắc, đặc biệt c61, c62 chốt trên khu vực đồi Kéo Càng chiến đấu hết sức dũng cảm, ngoan cường bẻ gẫy nhiều đợt tiến công của địch. Nhưng lực lượng của chúng đông gấp nhiều lần ta, hoả lực đi cùng yểm trợ tối đa. Mặc dù cuộc chiến không cân sức, rất ác liệt song, bộ đội ta vẫn kiên cường bám trụ, quyết chiến đấu đến người lính cuối cùng trên đồi Kéo Càng góp phần giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Trận đánh này, tiểu đoàn 6 bộ binh (thiếu c63) tổn thất khá nặng, c61 bộ đội hy sinh gần hết, c62 hy sinh 2/3 quân số. Bị tổn thất, song tiểu đoàn 6 bộ binh cùng xe tăng đã chặn đứng, kìm được bước tiến của kẻ thù không vào được thị xã Lạng Sơn đúng ngày 28-2-1979. Điều hết sức quan trọng là: Tiểu đoàn 6 bộ binh, trung đoàn 12, sư đoàn 3, được lệnh đi phối thuộc với c2, một lần nữa bảo vệ an toàn tuyệt đối sở chi huy Trung đoàn bộ binh 2 đủ điều kiện, thời gian lui về vị trí an toàn, không mất sức chiến đấu !. Và giải quyết đầy đủ, chu đáo chính sách thương binh, liệt sỹ đối với các sỹ quan, binh sỹ chiến đấu rất dũng cảm, đã phải nằm xuống vì mảnh đất thiêng liêng này.
Những ngày này cách đây 35 năm, trên các phương tiện thông tin đại chúng nhà cầm quyền Bắc Kính ra rả chửi chế độ Ba - Đồng - Chinh (Ba là: Lê Duẩn; Phạm Văn Đồng; Trường Chinh). Trên biên giới phía Bắc, băng những chiếc loa nén công suất cực lớn, nhà cầm quyền Bắc Kinh hết lời chửi rủa chế độ Ba - Đồng - Chinh và không ngày nào chúng không rêu rao: "Dậy cho Việt Nam một bài học". Nhà cầm quyền Việt Nam chửi lại bằng nhiều dọng điệu: "Trung Quốc nghèo rớt mồng tơi, dân húp cháo suốt ngày, túi lách cách mấy đồng xu làm được trò gì ?" v.v và v.v. Thực tế trên chiến trường, chính đơn vị chúng tôi đã dậy cho nhà cầm quyền Bắc Kinh một bài học không thể chối cãi. Trước nhiều ngày chưa nổ súng, chúng hùng hồn tuyên bố: Sẽ "Ăn cơm sáng ở Lạng Sơn, ăn cơm trưa ở Hà Nội". Song, từ biên giới vào thị xã Lạng Sơn vẻn vẹn trên vài chục cây số, với một đội quân "hùng mạnh" như vậy, chỉ quần nhau với một sư đoàn suốt từ ngày 17-2-1979 đến ngày 04-3-1979 mới vào được thị xã Lạng Sơn, nhờ một đêm ngủ trọ. Sáng ngày 05-3-1979 đã phải vội vàng tuyên bố rút quân vô điều kiện. Ai đã dậy cho ai bài học ?, Nhà cầm quyền Bắc Kinh hãy trả lời cho cả thế giới biết. Thực tiễn chứng minh rằng: Trên thế giới này, chưa quân đội nào tổ chức hành quân chậm như quân đội Trung Quốc, còn ỳ ạch hơn "lực sỹ Asin không đuổi kịp con rùa". Chúng ta thừa biết: Quân đội Trung Quốc chưa hề đánh thắng bất kỳ ai. Chắc nhà cầm quyền Bắc Kinh chưa quên bài học: Cả nước Trung Hoa rộng lớn, vẫn bị quân Nguyên thôn tính. Nhưng khi quân Nguyên sang Việt Nam đã bị Dân tộc Việt Nam 3 lần đánh tan không còn mảnh giáp.



Kết thúc chiến tranh biên giới phía Bắc, trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày ấy, nhà nước Việt Nam dành cả tháng trời tuyên truyền, hết lời ca ngợi những thành tích chiến đấu dũng cảm, ngoan cường của Sư đoàn 3 bộ binh (sư đoàn sao vàng) anh hùng. 5 năm sau (17/2/1979 - 17/2/1984), Nhà nước Việt Nam tổ chức kỷ niệm đánh Tàu. Ngày đó, Sư đoàn mời những chiến sỹ đánh giỏi kể lại các trận đánh tháng 2-1979, trong đó có tôi. Chiều ngày 17-2-1984, tại phòng chính trị Sư đoàn 3, tôi kể lại cho phóng viên Đài tiếng nói Việt Nam những trận đánh xuất sắc nhất của tiểu đoàn 6 bộ binh thuộc Trung đoàn 12, Sư đoàn 3 và khẳng định: Tiểu đoàn 6 bộ binh anh hùng đã dậy cho nhà cầm quyền Bắc Kinh một bài học nhớ đời.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top