Thảo luận Chống ồn xe hơi - dễ hay khó !!! Tùy thuộc vào bạn

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Chống ồn xe hơi - dễ hay khó !!! Tùy thuộc vào các bác ạ

Êm định gửi lên một loại kinh nghiệm của em về vấn đề này.
Các bác cho em ý kiến với ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

huytct

Xe tăng
Biển số
OF-2950
Ngày cấp bằng
2/1/07
Số km
1,094
Động cơ
570,045 Mã lực
Nơi ở
Bãi pháo An Dương
Bác gửi lên cho anh em xem với ạ! Em thì thấy nhiều người bảo hiện nay có làm cách âm cũng như không. Chỉ cần thay lốp tốt là khá nhất.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Chuyện bắt đầu từ việc sau một thời gian dành dụm, cáh đây vài năm em quyết định mua một chiếc xe hơi mới cứng cựa với nhãn hiệu của một hãng Châu Âu nổi tiếng nghe nói rất phù hợp với đường xá Việt Nam, lắp ráp trong nước – Fiat . “Hâm”- vợ em bảo thế. Mọi việc diễn ra hết sức suôn sẻ ngoại trừ một điều không ổn là em cảm chiếc thấy chiếc xe của mình có vẻ hơi ồn so với xe của các bạn em . Và thế là em quyết định đi làm chống ồn cho xe em câu chuyện rất dài em mà em kể sau đây.

Đầu tiên em đến hãng bán xe Đại lý Fiat Vitranimex hay đại loại gì đó (em không nhớ tên chính xác) ngày trước ở Láng Hạ và nhận được nhiều câu trả lời không đâu vào đâu đại loại như: “Tại anh mới đi xe nên không biết đi thôi” – cái gì !! em vừa được thầy dậy lái khen là khá nhất lớp đấy, biết lái hay không thì có liên quan tới độ ồn của xe- hay “anh làm lại nội thất đi, bọc da vào sẽ thấy êm hơn nhiều” – lại gạ gẫm thêm vv…

Không được rồi – em tự nhủ và đi đến một garage nổi tiếng ở đường Láng, ở mặt đường gần đại sứ quán Mỹ bầy giờ không biết có còn ở đấy không. Rất may cho em là một cậu thợ cả nói giọng Miền nam được cho là pờ-rồ nhất hội đang rỗi đã dành thời gian đi cùng và xem giúp hộ em. Sau một hồi vòng vèo qua một số đoạn đường xấu cậu ấy nhìn em ái ngại rồi phán “Cái xe của anh nó thiết kế như thế- đừng làm gì thêm mà tốn tiền uổng công” – thế là hết !!!!.

Vốn học điện tử, đã khởi nghiệp bằng việc đi làm thuê tại một công ty chuyên bán âm thanh, hiện nay đang làm việc với nhiều dự án liên quan tới âm thanh cộng với vốn tiếng Anh đủ dùng, trí tò mò và có thể là “hâm” thật như vợ em nói – em đã không chịu chấp nhận xe em (tài sản lớn nhất mà em có) như thế và bắt đầu bỏ biết bao đêm lang thang trên mạng nghiên cứu tài liệu.

Sau một thời gian nghiên cứu em bắt đầu hiểu về nguyên nhân của tiếng ồn trong xe là phần lớn do sự dung động của lốp và hệ thống truyền động, giảm sóc tạo thành. Tình cờ một lần em đã vào trang Web của hãng Cascade Audio của Mỹ và lập tức bị mê hoặc bởi tác dụng của loại vật liệu siêu giảm chấn là VB-2 với khả năng tốt gấp hai lần các loại áp-phan (nhựa đường) thông thường và hãng này có một đại lý tại Singapore là công ty điện tử Hock Hin.
Mail mãi mà chẳng thấy trả lời em liền nhờ ông xếp người Singapore đang về nước nghỉ liên hệ trực tiếp với Hock Hin và được biết họ chỉ nhận xe gửi tới làm chống ồn ở chỗ họ chứ không bán vật liệu. Họa mà có điên mới gửi xe em từ Việt nam sang Singapore để chỉ làm chống ồn với chi phí gửi đi gửi về và nguyên vật liệu có khi lại còn lớn hơn cả bản thân nó.

Sục sạo tiếp, em đã vào trang Web của công ty Dynamic Control (Mỹ) – một công ty chuyên bán vật liệu chống ồn xe hơi với hướng dẫn sử dụng rất kỹ càng. Trong sự choáng ngợp bởi hàng loạt sản phẩm của hãng này em quyết định mua vật liệu giảm chấn thượng hạng Dynamat Extreme với hệ số giảm chấn được quảng cáo lên tới 0,41 (cài này em sẽ trình bầy ở sau phần vật liệu ạ) – thật không tưởng được.

May có cậu bạn từ Singapore sang, em nhờ cậu ta mang giúp. Anh chàng này dù rất nhiệt tình song cũng không khỏi lầu bầu về độ “hâm” của em - đến dân Singapore chính gốc đi xe hơi nhiều chục năm cũng chẳng biết nó là gì, có tác dụng thật không chứ đừng nói cái thằng cha quê mùa như em, và về cái túi nặng những hơn 20 Kg mà anh ta phải khệ nệ mang cho em. Sau khi dùng nó cho cửa và sàn em cảm nhận được sự khác biệt rất rõ ràng về độ ồn của xe tuy nhiên tiếng ‘bùm” khi đi vào đường xấu thì chỉ chắc hơn chứ chẳng giảm được là bao. Bài học nho nhỏ đầu tiên đốt túi em hết hơn 500 đô không kể đến phí quá cước máy bay và sự nhiệt tình của anh bạn em.

Tiếp theo em vào trang web của hãng B-quiet (Mỹ) và nhập một lô vật liệu giảm chấn kèm với V-com và L-com (loại vật liệu hỗn hợp giữa hấp âm và cản âm), vật liệu của hãng Stereo Type vốn là kỳ phùng địch thủ của Dynamic Control. V-com và L-com tỏ ra rất hữu hiệu khi được dùng ở sàn xe và phần nóc tuy nhiên em vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Tiếng máy, tiếng còi và tiếng “bùm” ở hai bánh trước xe em vẫn khá to mặc dù đã giảm đi nhiều.

Về sau em mới biết thì ra trong quá trình tháo lắp xe em ở một ga-ra đường Thái Thịnh, tốp thợ chỉ quen về máy và chăn dắt khách chứ chằng biết i tờ gì về chống ồn đã vứt mất của em những tấm vật liệu chống ồn nguyên thuỷ của xe khi xuất xưởng – một sai lầm nghiêm trọng. Nếu muốn hiểu vì sao xin các bác đọc kỹ lại phần vật liệu cản âm cũng như & ưu nhược điểm của nó. Bài học thứ hai khiến em “đi” hết gần một ngàn đô.

Điên tiết em đã mua một loạt sách, thiết bị đo, máy phun vật liệu, tiêu chuẩn, cách đo chuyên về chống ồn …… và nhập thêm hàng loạt vật liệu của ba hãng nữa một từ Hàn Quốc và hai từ Mỹ. Khỏi cần đề cập đến phần thiệt hại về tài chính (cỡ 20K) cũng như thời gian (nhiều ngày vã mồ hôi trong xe) nhưng đổi lại em cảm thấy rất thoả mãn sau khi thu lượm được rất nhiều kiến thức về lý thuyết cũng như thực tế về chống ồn xe hơi.

Vậy các bác có thể hỏi em rằng liệu em có thể biến một chiếc xe dòng Corolla thành Lexus không – nếu chỉ làm chống ồn. Em sẽ là một thằng cha nói láo hạng xoàng nếu trả lời là “có” hoặc vòng vo tam quốc rồi reo vào đầu các bác ý nghĩ lấp lửng là khả quan. Như em sẽ trình bày, nguyên nhân chủ yếu của tiếng ồn trong xe hơi là do hệ thống truyền động, động cơ, hệ thống giảm chấn, lốp xe, hệ khung sườn. Vì vậy sẽ không bao giờ có một phép mầu nào đó có thể biến một xe hạng phổ thông thành hạng sang chỉ nhờ hệ thống chống ồn trừ khi các bác phải thay giảm xóc, kính xe…… nói tóm lại là gần như thay một xe mới. Khi các bác đi thử cái con xe của em sau khi làm chống ồn thì các bác sẽ nói ngay em là anh chàng chỉ biết ba hoa thôi vì đơn giản các bác đang so chiếc xe rẻ tiền của em với xe các bác hàng xịn. Tuy nhiên nếu các bác đã từng dùng những xe có model giống hệt như em thì chắc chắn các bác sẽ tặc lưỡi “thằng cha này cũng được đấy !!”.

Những gì em trình bày với các các bác dưới đây không phải là một quyển sách chuyên nghành về chống ồn cho xe hơi mà chính là kinh nghiệm của em đúc rút được sau nhiều lần phá xe mình và của bạn bè - những người đã rất tin tưởng đã đem gửi trứng cho ác để em thử nghề.

Chống ồn cho xe hơi (Noise Control for Automotive) là một lĩnh vực rất khó và mới không những ở ta mà cả ở trong khu vực ASEAN. Ngay chính cả các hãng sản xuât xe lứon như cũng ít khi trực tiếp làm mà thường thuê công ty khác dạng OEM thực hiện như hãng Rieter của Nhật làm chống ồn cho hầu như toàn bộ các hãng của Nhật. Chính vì vậy trong quá trình trình bầy với các các bác em sẽ loại trừ tất cả các công thức định lượng phức tạp, chỉ giữ lại ý nghĩa vật lý và các giải thích đơn giản nhất để các bác tiện nhập môn.

Trong trình bầy của em có sử dụng một số thuật ngữ về âm học dưới dạng tiếng Việt và tiếng Anh nguyên gốc bởi như các các bác đã biết em là cái anh a-ma-tơ ngoại đạo không phải dân chuyên nghiệp nên có nhiều thuật ngữ chỉ có thể dịch nôm na mà thôi, rất mong các các bác thông cảm.


Thôi em đi vào đề đây
Hiện tại trên thế giới tồn tại hai phương pháp chống ồn là chống ồn tích cực (Active Noise Control) và chống ồn thụ động (Passive Noise Control) với nguyên lý khác hẳn nhau.

Ở phương pháp tích cực người ta sẽ tạo ra một sóng âm thanh thứ cấp có cường độ bằng với sóng âm thanh đầu tiên (sơ cấp) nhưng lại có pha ngược lại và vì vậy triệt tiêu hoàn toàn tiếng ồn với hai công nghệ phổ biến là hồi tiếp (Feedback) và hồi trước (Feedforward).
Phương pháp này phù hợp với các nguồn ồn có biên độ dao động ổn định & phổ âm tương đối hẹp như máy bay, tầu hỏa …. biện pháp chủ yếu là người ta cung cấp tai nghe cống ồn cho phi công & hành khách.

Mọi việc diễn ra dễ dàng hơn ở phương pháp thứ hai là thụ động với việc sử dụng các loại vật liệu chống ồn (Noise Control Material) khác nhau như giảm chấn (Vibration Damping Material ), hấp âm (Absorption Material), cản âm (Barrier Material) hoặc hỗn hợp (Composite Material) . Tuy nhiên trong lĩnh vực chống ồn cho xe hơi, hiện tại các loại xe từ rẻ tiền cho đến thượng hạng hầu hết đều sử dụng phương pháp thụ động vì tính đơn giản, giá thành, công nghệ cho phép …. Vv.

Tiếng ồn chính là âm thanh mà ta không mong muốn nên ở Phần 1 em sẽ trình bầy về các kiến thức cơ bản âm thanh như âm thanh được tạo ra làm sao, tai người cảm nhận nó như thế nào, sự thay đổi về âm thanh, các đường truyền âm ….. lằng nhằng dây điện ạ. https://www.otofun.net/threads/chong-on-xe-hoi-de-hay-kho-tuy-thuoc-vao-ban.9053/

Phần 2 sẽ trình bầy về các loại vật liệu chống ồn mà từ trước tới ở ta vẫn quen gọi là vật liệu “cách âm” – thực ra về bản chất không hoàn toàn hẳn là như vậy. https://www.otofun.net/threads/chong-on-xe-hoi-de-hay-kho-tuy-thuoc-vao-ban.9053/page-4

Phần 3 sẽ đề cập tới hệ thống tiếng ồn trong xe hơi nguyên nhân cũng như cách giảm thiểu nó. Ngoài ra trong phần này em cũng xin đưa ra một số gợi ý cho các các bác nếu các bác muốn làm chống ồn cho xe mình. https://www.otofun.net/threads/chong-on-xe-hoi-de-hay-kho-tuy-thuoc-vao-ban.9053/page-6

Thôi em buồn ngủ rồi, lại muốn câu vo-te nên hẹn các bác sang đầu tuần lại pót tiếp ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

vili

Xe tải
Biển số
OF-2988
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
448
Động cơ
564,370 Mã lực
Vấn đề bác mèo không bẩn nếu ra rất hay, rất cám ơn bác đã bỏ công tổng hợp như thế này, thực sự cảm phục đam mê của bác, xin nợ bác vote (Vì hết tiêu chuẩn - bị máy mắng), nhưng xin mời bác votka thiệt một thời điểm gần nhất có thể
Cá nhân em, xe không ồn quá là OK, chứ em hầu như không động gì đến cái xe cả, nó mang đúng chức năng con lừa già mà thôi
Một lần nữa mong bác bớt chút thời gian hoàn thành các bài viết, biết đâu sau đợt này typing nhiều tay bác lại thêm phần xì po
 

xebo

Xe bò ! ©
Biển số
OF-44
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
2,748
Động cơ
606,947 Mã lực
phanvili nói:
Vấn đề bác mèo không bẩn nếu ra rất hay, rất cám ơn bác đã bỏ công tổng hợp như thế này, thực sự cảm phục đam mê của bác, xin nợ bác vote (Vì hết tiêu chuẩn - bị máy mắng), nhưng xin mời bác votka thiệt một thời điểm gần nhất có thể
Cá nhân em, xe không ồn quá là OK, chứ em hầu như không động gì đến cái xe cả, nó mang đúng chức năng con lừa già mà thôi
Một lần nữa mong bác bớt chút thời gian hoàn thành các bài viết, biết đâu sau đợt này typing nhiều tay bác lại thêm phần xì po
Để em giúp bác nhé, đã vote cho bác Mèo rồi.
Waiting for part 2, 3, 4... (b)
Em cũng có cách chống ồn của riêng em, hiệu quả gấp đôi so với gara bên ngoài làm mà chi phí chỉ bằng một nửa. Đề nghị bác Nhựa ra confirm cái nào (vừa bị em lôi ra làm chuột bạch):D
 

Ruabo

Xe buýt
Biển số
OF-3150
Ngày cấp bằng
18/1/07
Số km
907
Động cơ
559,286 Mã lực
Nơi ở
Thái Hà Nội
Hoan hô, đề tài chống ồn em rất quan tâm, xe em từ trước đến nay trải qua các đời chưa bao giờ hết phàn nàn về tiếng ồn:D :D . Tuy nhiên không chịu khó lo mọ được như bác mèo nên tiêng ồn lúc mua về làm sao thì bây giờ vẫn vậy. Các chuyên gia đều khuyên em chịu khó cày cuốc, lúc nào đủ tiền thì chống ồn luôn từ hãng:D , bác viết tiếp các phần còn lại đi nhé, em mời bác ly voodka;)
 

Huỳnh Bảo

Xe hơi
Biển số
OF-1224
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
144
Động cơ
576,270 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Quê vợ của Vua Bảo Đại
Nghe Bác Mèo trình bày hấp dẫn quá - Tiếp đi Bác - vote ủng hộ Bác nhé !
 

Quạt

Xe điện
Biển số
OF-1427
Ngày cấp bằng
21/8/06
Số km
2,052
Động cơ
594,080 Mã lực
Tuổi
51
:P :P :P Thật can đảm khi bỏ ra tiền con xe để chống ồn cho con xe của Bác M(y) (y)
 

Khoai

Xe hơi
Biển số
OF-2835
Ngày cấp bằng
20/12/06
Số km
165
Động cơ
563,245 Mã lực
Tuổi
49
Em cũng chẳng quan tâm đến tiếng ồn của xe em nhiều lắm vì em nghĩ đơn giản là khi bất kỳ hãng nào sản xuất ra 1 sảm phẩm chắc họ cũng tính toán tối ưu hóa vấn đề này rồi nhưng cũng có thể họ vẫn còn đâu đấy những nhược điểm mà chưa thể có cách khắc phục được. Cho nên 1 người như bác Mèo nhà ta bỏ rất nhiều công sức ra để tìm cách chống ồn cho xe là 1 điều rất đáng được trân trọng. Vote bác Mèo 1 ly
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Cảm ơn các bác đã động viện
Em đang cố gắng chau chuốt Phần 1 âm thanh để cho nó dễ đoc.
Các bác cố đợi em đến đầu tuần sau nhá...
 
A

Awake

[Đang chờ cấp bằng]
bác Mèo rất cool, em đã vốt bác 1 lần, khi nào có dịp em sẽ lại vốt tiếp cho bác. Nếu bác có ảnh khi làm cách âm thì post luôn lên bác nhé.
 

cvn

Xe buýt
Biển số
OF-2
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
599
Động cơ
588,885 Mã lực
Tuổi
52
Em quá choáng khi biết bác bỏ ra những tận 20,000 USD để thử nghiệm việc làm chống ồn cho con xe (cũng từng ấy tiền) của bác!
Bác có định coi đó như một bước thử nghiệm cho một công việc kinh doanh mới không?
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
cvn nói:
Em quá choáng khi biết bác bỏ ra những tận 20,000 USD để thử nghiệm việc làm chống ồn cho con xe (cũng từng ấy tiền) của bác!
Bác có định coi đó như một bước thử nghiệm cho một công việc kinh doanh mới không?
Dạ không ạ, lúc đầu em chỉ đốt có 1-2K thôi nhưng toàn thất bại :) :) :) , điên lên em mới đốt tiếp, càng làm càng ham bác ạ, như con nghiện ấy.
Có mấy thằng bạn đang gạ em chung với chúng nó em chưa thích, đó chỉ là hobby của em thôi.
 

cvn

Xe buýt
Biển số
OF-2
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
599
Động cơ
588,885 Mã lực
Tuổi
52
lúc đầu em chỉ đốt có 1-2K thôi nhưng toàn thất bại , điên lên em mới đốt tiếp, càng làm càng ham bác ạ, như con nghiện ấy.
Thế thì em nghĩ bác tuyệt đối không nên thử đánh bạc hay chơi cổ phiếu :D (j/k)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
cvn nói:
Thế thì em nghĩ bác tuyệt đối không nên thử đánh bạc hay chơi cổ phiếu :D (j/k)
Cảm ơn bác, em cũng chả khoái mấy món đó lắm
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,244
Động cơ
594,594 Mã lực
Bác mèo ơi, bác viết truyện gửi báo Văn nghệ đi. Nghe giọng văn của bác hấp dẫn quá, giống hệt quá trình chống ồn của bác: vui buồn lẫn lộn, gợi trí tò mò mà cuối cùng kết quả chống ồn ra sao, bác vẫn giấu biệt, mới tài.

Em thì chẳng có ý định chống ồn làm gì vì iem biết cái nguồn gây ồn rất rõ mà không làm gì được. Vợ cả em, nói bằng đủ thứ giọng, chẳng biết tần số nào mà active control cả.

Vote động viên bác tý nhé. Chờ bài của bác. Em học vật lý, cũng máu nghiên cứu lắm, nhưng đam mê như bác thì em thua xa và rất xa.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Phần 1: Âm thanh

Các bác có thể nói em hâm :P :P :P , chống ồn thì liên quan quái gì đến âm thanh, Xin thưa tiếng ồn là âm thanh không mong muốn. Ai đó có thể cho rằng giọng nói thánh thót của các bác và em là tiếng ồn, điều đó có thể đúng hoặc không. Tuy nhiên em thì em thích gọi những tiếng động dạng như tiếng máy của xe em, tiếng lốp găm đường là tiếng ồn hơn.
Vì vậy để “Tri kỷ tri bỉ, Bách chiến bách thắng ” thì ta nên biết về nó ạ, biết rồi thì sẽ tìm cách khắc chế nó.
Chả có xe nào không ồn, em sang Sing được thằng bạn chở đi bằng Bi-em 730 êm ghê, nhưng về mặt chống ồn em không ấn tượng lắm, tiếng “bùm” mỗi khi đi qua vạch giảm chấn vẫn khá rõ. Tiếng ồn là một phần không thiếu được của xe hơi với công nghệ hiện nay, vậy không tránh được thì ta tìm cách “sống chung với lũ” vậy.
Trong phần này em sẽ cố gắng trình bầy với các các bác các khái niệm cơ bản nhất về âm thanh và các thuộc tính của nó liên quan trong lĩnh vực chống ồn cho xe hơi. Đây có lẽ sẽ là phần khô khan nhất vì phần lớn là lý thuyết xuông với rất nhiều thuật ngữ khó hiểu và lạ lẫm. Phần này bị mấy thằng bạn em chê là đọc chán ngấy tuy nhiên em cũng chẳng biết làm thế nào cho nó hay hơn – dân a-ma-tơ mà !!!. Chỉ mong các các bác kiên nhẫn đọc hết mà thôi.
Âm thanh được tạo ra bởi sự dao động (disturbance) của không khí, tạo ra hàng loạt sóng áp suất dao động trên và dưới áp suất trung bình của khí quyển, giống như là viên sỏi ném xuống mặt nước tạo nên nhiều gợn sóng lan toả. Tuy nhiên không như gợn sóng trên mặt nước, âm thanh được truyền đi theo mọi hướng từ nguồn âm.
Đến đây các bác chuyên nghành về âm thanh có thể lý luận rất nhiều vì có nhiều thiết bị chuyên dụng có thể chỉnh đươc búp sóng của âm thanh …. Các đó em xin miễn bàn ạ, em đang chỉ nói về bản chất thôi.
Tai chúng ta cảm nhận sự dao động này nhờ màng nhĩ rung động rồi chuyển nó thành các xung điện đi tới não, tại đây nó được “dịch” thành các âm thanh khác nhau. Thông thường tai người có thể nghe thấy các dung động từ 20 lần cho tới 20.000 lần trong một giây (20 Hz ~ 20 kHz) và được người ta gọi là dải âm tần.
Âm thanh được truyền dẫn một cách dễ dàng trong môi trường truyền âm đàn hồi như chất khí , chất lỏng, chất rắn như không khí , nước, thép , bê tông …. Không có môi trường truyền âm thì âm thanh không thể được truyền đi.
Khoảng không ngoài khí quyển là gần như hoàn toàn chân không; không một âm thanh nào có thể được truyền trừ một khoảng nhỏ có không khí (ô xy) trong con tàu vũ trụ hay trong bộ quần áo vũ trụ. Người ta đã làm một thí nghiệm với một cái chuông điện đặt trong một lọ thủy tinh, khi hút hết không khí ra thì không nghe thấy tiếng gì cả vì môi trường truyền âm là không khí đã bị loại bỏ.
Đến đây có lẽ các bác và em cũng có thể mơ đến mội môi trường tuyệt hảo như thế vào những ngày cuối tháng, cơ quan bị chậm lương mà vừa về đến nhà gặp ngay phải bà vợ nhiều nhời thì :)) :)) :))
Do không khí là một chất truyền âm thông dụng làm cho người ta rất dễ quên rằng các chất khí khác cũng như chất lỏng , chất rắn đều là chất truyền âm.
Khi còn là một đứa trẻ có thể các bác và em đã từng nghe thấy hai âm thanh cách xa nhau của một hòn đá mình nem chơi va vào đường ray ở xa chỗ đang đứng, một tới từ không khí, một đến từ đường ray. Âm thanh qua đường ray sẽ đến trước vì tốc độ truyền âm thanh trong thép đặc lớn hơn trong không khí loãng.
Ngoài ra người ta còn thấy rằng thép đặc là một trường truyền âm lý tưởng có độ suy hao âm thanh ít hơn nhiều so với không khí – thật là tai hại vì trong xe hơi xung quanh các bác toàn là thép cả !!!. Đến đây các bác có thấy không tại sao xe của ta nó ồn ạ, mặc dù đã đóng kín mít cửa …
Tuỳ theo môi trường truyền âm mà người có thể chia tiếng ồn làm hai loại là ồn thông thường (Airborne noise - đường truyền âm là không khí) hay ồn cơ học (Structure-borne Noise- đường truyền là môi trường chất rắt như khung dầm của xe hơi, tường nhà ….) mỗi một loại ồn phải có cách xử lý riêng. Điều này rất quan trọng em xin nhắc lại có hai loại ồn là Air-borne & Structure-Borne ạ
Như ở trên các bác đã biết âm thanh là sự dao động của áp suất không khí vậy thì liệu đơn vị đo âm thanh có giống như đơn vị đo áp suất không khí không – câu trả lời là không. áp suất không khí được đo bằng đơn vị Pascals (Pa) với mức áp suất thông thường của khí quyển là 100kPa.
Mức áp suất âm thanh (Sound Pressure Level - thanh áp) là sự giao động của áp suất không khí trên và dưới áp suất khí quyển và tai người cảm nhận là âm thanh, nói chung giao động này càng lớn âm thanh càng to. Mức dao động áp suất này nhỏ hơn rất nhiều so với mức áp suất của khí quyển tuy nhiên ngưỡng dao động của nó lại rất lớn.
Ngưỡng nghe của tai người từ 20 microPascals với một số người tai thính thì còn có thể hơn nữa. Mức “đau tai” xảy ra với những dao động áp suất ở khoảng 200 Pa – khoảng 10 triệu lần so với ngưỡng nghe được.

Chính vì số lớn như vậy nên người ta mới áp dụng thuật toán lô-ga-rít đối với con số này. Đơn vị đo âm thanh được tính bằng đề-xi-ben (dB) với mức tương ứng thanh áp tương ứng như dưới đây :

Máy bay cất cánh 120 (dB) hoặc hơn
Ban nhạc Rock hoặc tiếng hát thính phòng ở mức cao 100 ~ 120
Xe tải, tiếng còi cảnh sát 80 ~ 120
Đài hoặc TV ở mức thông thường 70 ~ 90
Giọng nói người thông thường ở khảng cách 1m 55 ~ 60
Mức nền của văn phòng làm việc 35 ~ 40
Một ngôi nhà yên tĩnh 25 ~ 35
Ngưỡng người nghe 20

Đơn vị đề-xi-ben dB rất gần với sự cảm nhận âm thanh của tai người cũng như thuật toán lô-ga-rít của âm thanh. Người ta nhận thấy rằng sự cảm nhận độ lớn của âm thanh của tai người hoàn toàn không tăng tuyến tính theo như mức thanh áp tăng.
Khả năng nghe phụ thuộc vào mỗi người. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào âm lượng, thời gian và nội dung của câu chuyện, tâm lý của người nghe như ảm xúc, sự mong đợi và nếu say xỉn thì xe nào cũng êm như nhau cả … he he.
Dù sao, mức độ cảm nhận thông thường của tai người với sự thay đổi âm thanh được người ta xác định như ở dưới đây

Sự suy giảm mức âm thanh (dB) Cảm nhận tai người

1dB Không thể nghe thấy
3dB Vừa đủ để nghe thấy
6dB Nghe rõ
10dB Nghe nhỏ hơn một nửa
20dB Nghe nhỏ chỉ còn một phần tư

Một điều rất quan trọng mà các các bác nên nhớ là dB có thuộc tính khác hẳn với các đơn vị thông thường.
Mức thanh áp không thể được cộng với nhau như là người ta cộng đơn vị trọng lượng (Kg) được, sự kết hợp hai nguồn âm có mức 60 dB không tạo ra mức thanh áp 120 dB mà chỉ là 63 dB.
Việc kết hợp nguồn âm 70 dB với nguồn khác là 80 dB sẽ không đem lại sự khác biệt nào.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là một số lượng lớn nguồn âm phụ khi kết hợp với một nguồn âm lớn không đem lại sự thay đổi nào cả. Nếu 10 nguồn ồn “bị quên lãng” có mức 70 dB khi kết hợp với nguồn ồn chính là 80 dB nó sẽ tạo ra một môi trường ồn lên tới 83 dB.
Ngược lại các bác thấy rằng giảm đi 10 nguồn ồn 70 dB chỉ có thể giảm đi được có 3dB mà thôi. Đến đây các bác có thể thấy rằng để giảm đi độ ồn của một môi trường nhất định như xe hơi chẳng hạn thì việc giảm đi được vài ba dB đã là một thành công rất lớn !!! khó thế đấy :'( :'( .

Dưới đây em xin gửi các bác biết kết quả chông ồn của hãng Dynmat chuyên nghiệp ở Mỹ về lĩnh vực chống ồn xe hơi với một loại xe
Em Chevrolete Corvetee


Các bác thấy với chi phí 20T, giảm được 12dB (hơn một nửa), có tác dụng ra phết đấy ạ.

Nhưng mà :^) :^)




Tác dụng của nó chủ yếu ở tần số trung thấp 500-1Kz, ở tần số thấp <500Hz hầu như có rất ít. Ở tần số này giống cái tiếng “bùm” khi đi qua vạch giảm chấn hay gây nên đấy ạ.
Tại sao lại như dậy ??? … Em sẽ trình bầy ở phần tiếp theo, he he … câu vo-te mà.

Thêm một ví dụ nữa nhá



Với chú Tacoma này chỉ cần mất có 16T mà đạt được tới 17dB - ồn giảm đi còn gần 1 phần tư đấy với dải phổ giảm đều ở tất cả các tần số … !!! em ứ tin vì các bác này dấu nhẹm tiêu chuẩn đo, môi trường đo, thiết bị đo ….. :P :P :P

Tóm lại trong phần này các các bác chỉ cần phải nhớ về bản chất của âm thanh, đơn vị đo lường của nó, môi trường truyền âm và cuối cùng là khả năng cảm nhận sự khác biệt âm thanh của tai người.
Em xin có một gợi ý nhỏ là các các bác nên hít một hơi thật sâu, thư giãn vài ba phút rồi đọc lại những phần vừa được trình bầy một lần nữa trước khi sang phần tiếp theo kẻo khỏi bị choáng giống như em khi mới mon men về lĩnh vực rối rắm này.
Bây dừ em nghĩ các bác đã là 1 chuyên gia về âm thanh rồi đó ạ, phần tiếp theo em sẽ trình bầy về các loại vật liệu chống ồn, ưu & nhược của từng chú.
Tuần sau các bác nhé, vo-te cho cháu nó lớn đê đê ….. he he :) :)
 
Chỉnh sửa cuối:

TungRau

Xe tăng
Biển số
OF-67
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,309
Động cơ
595,680 Mã lực
Bác Mèo cũng đi Đút lò màu đỏ phải không ạ ?
 

TungRau

Xe tăng
Biển số
OF-67
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
1,309
Động cơ
595,680 Mã lực
Làm chống ồn cho con Đút lò em e là hơi phí , xe bèo ấy mà.

Nhưng em phục bác Mèo thật , đam mê thế

Vote cho bác mà máy nó mắng , em khất nhé :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top