[Funland] Có ai thích "Tiếu ngạo Giang hồ" của Kim Dung ?!

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,190
Động cơ
162,321 Mã lực
Em thích đây. Thích Nguyên bộ truyện chứ không phải thích nhân vật. Nói xuất sắc nhất là bộ này, ỷ thiên và thiên long bb. Ah còn bộ Lộc đỉnh Ký nữa.
Nhìn chơi chơi chơi vầy chứ mấy bộ kiếm hiệp KD đều cài vào ý nghĩa tư tưởng văn hóa rất sâu sắc. Ngay cả bộ Lộc đỉnh Ký cũng kín đáo chỉ trích chế độ đương thời.
Đọc KD cũng giống như đọc 3 chàng ngự lâm của Dumas. Kiếm hiệp là vỏ bọc bên ngoài thoy.
Xưa em hay đọc mấy bài phân tích Kim Dung của của cụ VŨ ĐỨC SAO BIỂN trên báo KIẾN THỨC NGÀY NAY rất hay, phải gọi là nhà KD học của VN
 

duongthuy2019

Xe hơi
Biển số
OF-647399
Ngày cấp bằng
6/5/19
Số km
127
Động cơ
110,819 Mã lực
"Tiếu ngạo Giang hồ" em đọc tới lần này là thứ 3. Em rất yêu thích tác phẩm này.
Vô tình gặp bài viết thú vị này, xin chia sẻ với các cụ mợ cùng sở thích đọc truyện - xem phim TNGH.

“Tiếu Ngạo Giang Hồ” và Cách mạng Văn hóa
nghiencuulichsu
nghiencuulichsu




TNGH-thoi-sao-choi-dan.jpg

Chưởng môn phái Hành Sơn Lưu Chính Phong và trưởng lão Nhật Nguyệt thần giáo Khúc Dương cùng hợp tấu khúc “Tiếu ngạo giang hồ.” Vì tình bằng hữu mà Lưu Chính Phong bị thân bại danh liệt, tan cửa nát nhà.



I. Từ màu đỏ của mặt trời 8, 9 giờ sáng
Trần Mặc từng nhận xét tiểu thuyết Kim Dung có tính “nhã tục cộng hưởng,” nghĩa là ai cũng có thể đón nhận và say mê nó bất chấp khoảng cách về kiến thức. ”Kẻ hời hợt thì xem náo nhiệt, người sâu sắc thì tìm thấy đạo lý.” Bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ là một ví dụ xác đáng về vấn đề này.

Nói về sức cuốn hút thì Tiếu Ngạo Giang Hồ ăn khách chẳng hề thua kém Anh Hùng Xạ Điêu, Ỷ Thiên Đồ Long Ký, và hơn hẳn Uyên Ương Đao hay Việt Nữ kiếm (trường thiên tiểu thuyết của Kim Dung luôn được lòng đông đảo độc giả hơn những tác phẩm ngắn.) Trong cuốn Phế Đô của Giả Bình Ao, nhân vật Hồng Giang tính kế nhập một lô sách kiếm hiệp hạng hai về thay bìa, giả làm truyện Kim Dung để kiếm tiền (“Sách của Kim Dung bán chạy lắm, quyển sách ấy đương nhiên chẳng thể bằng Kim Dung, mình lấy tên Toàn Dung, viết thật láu, chợt nhìn một cái cũng là Kim Dung, nếu họ tra ra, thì cãi tôi viết là Toàn Dung cơ mà”). Nhưng Tiếu Ngạo Giang Hồ còn là một sản phẩm sinh ra từ cảm xúc nội tại của Kim Dung, và rộng hơn, của thời đại. Nếu không có những khía cạnh sâu sắc như vậy thì tác phẩm Kim Dung đã chẳng xứng đáng được lập riêng một ngành nghiên cứu gọi là Kim học (Jinology.)
Tiếu Ngạo Giang Hồ bắt đầu được Kim Dung viết vào năm 1967. Cách mạng Văn hóa được Mao Trạch Đông khởi xướng từ năm 1966. Đây đâu phải là sự trùng hợp. Các học giả cho rằng Tiếu Ngạo Giang Hồ ra đời chẳng những không ngẫu nhiên mà còn rất cố ý cố tình. Theo kết luận chung của giới Kim học, Tiếu Ngạo Giang Hồ không phải phản xạ nghệ thuật vô thức của Kim Dung mà chính là một vở kịch giễu nhại Mao Trạch Đông và Cách mạng Văn hóa. Có bốn luận cứ như sau:
Thứ nhất, tất cả các trường thiên tiểu thuyết của Kim Dung đều có bối cảnh rõ ràng – Thiên Long Bát Bộ diễn ra đời Bắc Tống, Thần Điêu Hiệp Lữ xảy ra vào cuối thời Nam Tống, Lộc Đỉnh Ký thời nhà Thanh, v.v,… Riêng Tiếu Ngạo Giang Hồ là một ngoại lệ. Theo Li Yijian, sự mơ hồ về thời gian thậm chí “phi thời gian” khiến Tiếu Ngạo Giang Hồ có thể đại diện cho bất cứ giai đoạn lịch sử nào. Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ ta thấy giới võ lâm tưởng chừng không chịu sự quản chế của triều đình song thực ra vẫn vận hành đúng như một xã hội thu nhỏ với đầy đủ tôn ti trật tự và thủ đoạn chính trị. Những sự kiện diễn ra từng giờ từng phút tại Trung Hoa đại lục chính là cảm hứng trực tiếp để Kim Dung viết Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Thứ hai là những yếu tố ám chỉ đến hình ảnh mặt trời. Mặt trời là biểu tượng của Mao Trạch Đông và Cách mạng Văn hoá. Khắp nơi là những khẩu hiệu tuyên truyền ví lớp trẻ “đang độ thăng hoa cuộc đời giống như mặt trời lúc tám, chín giờ sáng”. Mặt trời mang màu đỏ của dòng máu cuộn trào trong huyết quản quần chúng cách mạng. Mặt trời xuất hiện trên pano áp phích, trong những vở kịch, bài hát ca tụng công lao chủ tịch. Cuốn sách Mao Chủ tịch Ngữ lục có màu đỏ rực còn được gọi là Hồng bào thư. Hồng vệ binh đeo băng đỏ, cầm sách đỏ, miệng hát bài Đông phương hồng.

Lời bài hát Đông phương hồng:
Đông phương hồng, mặt trời lên
Trung Hoa chúng ta có Mao Trạch Đông
Với nhân dân Người là vị cứu tinh
Tính tang tình
Người hằng luôn quan tâm chỉ lối mọi dặm đường
************* như vầng dương
Ánh tươi chiếu rọi sáng ngời muôn phương
Khắp nơi nơi luôn có Đảng tiên phong


Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ thay vì Chủ nghĩa Mao Trạch Đông ta có Nhật Nguyệt thần giáo. Lúc đầu Kim Dung đặt tên cho giáo phái này là Triều Dương thần giáo (Triều Dương nghĩa là chầu mặt trời) nhưng sau vì e ngại động chạm nên ông đổi thành Nhật Nguyệt (mặt trăng và mặt trời). Vì điều này mà ông bị Nghê Khuông phê bình là thiếu chính kiến và “làm Tiếu Ngạo Giang Hồ kém hẳn đi”. Thế chỗ cho Mao chủ tịch ngữ lục là cuốn sách nhỏ quyền lực Quỳ hoa bảo điển (Quỳ hoa nghĩa là hoa hướng dương.) Và vị giáo chủ võ nghệ siêu phàm mà tất cả mọi người sợ sệt xen lẫn ngưỡng mộ chính là Đông Phương Bất Bại (kẻ bất bại ở phía Đông, hướng mặt trời mọc)
Luận cứ thứ ba không còn dừng lại ở những ẩn ý kín đáo. Khi nghĩ tới Cách mạng Văn hóa, thường ta nghĩ ngay tới hai điều: cảnh đấu tố và sự sùng bái cá nhân (ở đây là tôn thờ Mao Trạch Đông.) Cả hai sắc thái đó xuất hiện trong Tiếu Ngạo Giang Hồ và đều là những cảnh tượng gây chấn động.
Trước tiên là đấu tố ở danh môn chính phái. Khi Lưu Chính Phong mở tiệc rửa tay gác kiếm, toàn thể võ lâm đều tới tham dự. Nhưng bọn đệ tử Tung Sơn kiên quyết không cho ông hoàn thành ý nguyện. Chúng dùng vũ lực bức bách thê tử của ông, bắt ông phải khai ra có quan hệ với trưởng lão của Ma giáo là Khúc Dương, rồi lại ép ông đi ám sát người bạn tri kỷ của mình. Xin mời đọc đoạn sau từ hồi 38 “Bọn Tung Sơn uy hiếp Lưu gia:”

Đây là một trích đoạn táng đởm kinh hồn, không phải vì bạo lực máu me mà vì sức nặng tâm lý thật đáng sợ. Người đã đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ không dưới năm lần là tôi mà vẫn nín thở, tim đập chân run. Cơn ác mộng đó lại là một đặc trưng của Cách mạng Văn hóa, nó vẫn sống động trên từng trang viết, từng thước phim về thời kỳ này. Những cảnh tượng ép cung tàn nhẫn, dùng người nhà để đấu tố lẫn nhau, tru diệt cả gia tộc, … xảy ra với cường độ và tần suất chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc. Từ Hồng Kông đau đáu theo dõi tình hình quê hương chắc hẳn Kim Dung đã có nhiều đêm dài trăn trở, nhất là khi chính gia đình của ông trở thành nạn nhân. Như mọi nhà văn khác, ông hướng cảm xúc của mình vào ngòi bút. Tại Trung Quốc đang diễn ra một sự thật đáng sợ hơn bất cứ câu chuyện tưởng tượng nào. Và những người dân Hồng Kông khi đọc đến đoạn này ắt hiểu được ngay cảm hứng của Kim Dung đến từ đâu.

II . Cũng thanh trừng, cũng sùng bái cá nhân
Danh môn chính phái có đấu tố, thì yêu ma tà phái cũng không hề kém. Khi Lệnh Hồ Xung, Hướng Vấn Thiên, Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh cải trang vào Hắc Mộc Nhai, họ chứng kiến sự hắt hủi của một “quan đại thần” trong Nhật Nguyệt thần giáo:

Đoạn này được Kim Dung viết vào khoảng 1968, khi cuộc Cách mạng Văn hoá diễn ra đã được vài năm và tấn tuồng đang trở nên gay cấn hơn. Dân thường không phải là những người duy nhất bị bánh xe Cách mạng văn hóa nghiền nát. Trong số các nạn nhân còn có cả một số quan chức, tướng lĩnh trong nội bộ ************* Trung Quốc. Để phục vụ âm mưu thanh trừng đấu đá nhau, tất cả những lỗi lầm vặt vãnh trong quá khứ đều bị lôi ra bới móc, gia đình cũng bị đem làm vật thế mạng. Đứa cháu Đổng Bách Hùng hoàn toàn bị tẩy não, sẵn sàng bán đứng tổ phụ trong khi miệng đọc vanh vách mười giáo huấn của “giáo chủ,” thật chẳng khác nào một Hồng vệ binh nho nhỏ dõng dạc khẩu hiệu Mao Trạch Đông. Có lẽ cảnh tượng “đấu tố Đổng Bách Hùng” được Kim Dung lấy cảm hứng từ sự thất sủng của Lưu Thiếu Kỳ. Năm 1968, ông bị Giang Thanh và đồng bọn vu cáo tội phản bội, nội gián, bị khai trừ khỏi Đảng và giam giữ cho đến chết.


Sự sùng bái cá nhân cũng diễn ra ở cả hai phía: chính giáo và tà giáo.
Trước tiên là chính giáo. Để đạt được chức Chưởng môn Ngũ Nhạc Kiếm Phái, Nhạc Bất Quần lên kế hoạch cẩn thận, dùng đủ mưu hèn kế bẩn: y dùng chính con gái làm mồi nhử Lâm Bình Chi, đổ tội đánh cắp Tịch Tà kiếm phổ cho đồ đệ Lệnh Hồ Xung, cố tình lừa Lao Đức Nặc mang kinh giả về dạy cho Tả Lãnh Thiền, thậm chí vung đao tự thiến để luyện kiếm,… Sau khi đâm mù mắt Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần đường hoàng lên nhận chức giữa tiếng hoan hô vang dậy của quần hào:
Con người lên lãnh chức chưởng môn Ngũ nhạc phái dĩ nhiên danh vọng cùng thanh thế nổi bật lên sáng chói. Trong võ lâm thiếu chi người cầu cạnh, trên chốn giang hồ thiếu chi kẻ hoan hô tâng bốc.

Thế nhưng chức vụ mà Nhạc Bất Quần dành được vẫn còn tương đối mới mẻ nên mức độ sùng bái vẫn chưa đạt đến đỉnh cao. Nhật Nguyệt thần giáo lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Một thời gian dài giáo chủ Đông Phương Bất Bại sống trong lớp vỏ mù mịt, càng xa vời lại càng huyền bí. Các giáo chúng phần bị ép buộc, phần cầu danh lợi, phần thật sự tin vào quyền năng vô thượng của giáo chủ, tất thảy đều uốn lưng dập đầu ca tụng công đức Đông Phương Bất Bại chẳng khác gì thần linh. Chính vì chán ghét cảnh tượng hèn hạ đấy mà Nhậm Doanh Doanh cùng Lục Trúc Ông xa rời Hắc Mộc Nhai. Về sau Nhậm Ngã Hành đánh bại Đông Phương Bất Bại, cướp lại ngôi nhưng cuộc chuyển giao quyền lực lại diễn ra vô cùng êm thấm. Những tên thuộc hạ mới phút trước còn nói những câu tâng bốc Đông Phương Bất Bại (“Thuộc hạ rất khao khát được ra mắt giáo chủ. Cứ mỗi lần được nhìn kim điện giáo chủ là lại cảm thấy tinh thần phấn khởi, làm việc rất hăng say. Toàn thân rạo rực, tưởng chừng công lực trong người tăng lên bằng mười năm tu luyện”) phút sau đã quay ra thoá mạ giáo chủ cũ, xu nịnh Nhậm Ngã Hành. Trong số hàng ngàn con người đó, không kẻ nào giơ một ngón tay phản kháng hay tỏ ý phục thù. Văn hoá của Nhật Nguyệt Thần Giáo là sùng bái lãnh tụ, nó không hề mất đi mà chỉ chuyển từ lãnh tụ này sang lãnh tụ khác.

III . Ba lý do của một người khôn ngoan
Có thể nói Nhật Nguyệt thần giáo đã nuôi dưỡng một “echo chamber” điển hình – một thứ cộng đồng khép kín tuân theo quy ước riêng, nơi mọi hành động lời nói thậm chí suy nghĩ đều bị kiểm soát chặt chẽ. Tất cả thông tin đều là âm vang dội lại từ hệ tư tưởng của nhà độc tài. Mọi bất đồng chính kiến đều bị dập tắt, ý chí cá nhân hoàn toàn tiêu tan. Được thần phục ở môi trường như vậy thì ngay người bình thường cũng không tránh khỏi bệnh vĩ cuồng. Nhưng khi sóng lật thì kẻ chuyên quyền hôm nay cũng có thể bị nuốt chửng trong vòng xoáy chính trị, tự biến mình thành một con tốt của lịch sử. Nếu giáo chủ là trung tâm của Nhật Nguyệt thần giáo thì Mao Trạch Đông chính là trung tâm của Cách mạng Văn hóa. Ở Trung Quốc Mao được tôn sùng chẳng khác nào một vị chúa cứu thế, nhân dân thêu dệt những câu chuyện huyền thoại về ông, treo ảnh ông, miệng không ngớt ca tụng ông.
Sự tương đồng giữa Nhật Nguyệt thần giáo và giáo phái Mao Trạch Đông là không thể bàn cãi. Nhưng với Tiếu Ngạo Giang Hồ, Kim Dung cố tình làm mờ ranh giới giữa chính phái và tà phái. Cả chính phái và tà phái đều có đấu tố, cả chính phái và tà phái đều tôn thờ lãnh tụ. Vì sao lại như vậy? Có ba lý do:
Lý do thứ nhất, Kim Dung phô bày sự xấu xa của các đoàn thể, chế độ hay vỗ ngực tự xưng là quang minh chính đại. Khi mọi việc được phô bày ta thấy Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần còn gian xảo hơn Nhậm Ngã Hành, Dư Thương Hải còn tàn ác hơn Hướng Vấn Thiên. Hai cao thủ xuất chúng nhất hai phe chính-tà là Nhạc Bất Quần và Đông Phương Bất Bại hóa ra luyện chung một bộ kiếm pháp, đều trở thành kẻ bán nam bán nữ, không còn tính người. Bài học ở đây: bất kỳ tổ chức nào cũng có khả năng biến tướng thành chuyên quyền dù thông điệp ban đầu có tích cực bao nhiêu. Tương tự, mọi nhà lãnh đạo đều có khả năng trở thành một kẻ độc tài nếu được giao cho quá nhiều quyền lực.
Lý do thứ hai, Kim Dung muốn chỉ ra rằng: dưới lớp vỏ của đấu tố (chỉ trích) và xu nịnh (tung hô) đều là mục đích cá nhân. Đương nhiên luôn có những cá nhân ngây thơ tin vào chế độ vô điều kiện, nhưng đa số những kẻ thực hiện việc đấu tố và xu nịnh chỉ muốn tốt cho bản thân: hoặc bảo vệ gia đình, hoặc vơ vét tài sản, hoặc trả thù riêng tư, hoặc thăng quan tiến chức. Khi xã hội cho phép thậm chí khuyến khích điều đó thì các giá trị nhân văn hoàn toàn bị đảo lộn và tình người không còn chỗ sống, nhường chỗ cho tinh thần trên đội dưới đạp. Đây là một bài học cảnh giác vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay. Cuối truyện Tiếu Ngạo, tất cả những kẻ chuyên quyền và tay sai của chúng (Nhậm Ngã Hành, Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần, Lao Đức Nặc,…) đều bị Kim Dung trừng phạt, nhưng cuộc đời thực chưa chắc đã có may mắn đó.
Lý do thứ ba, Kim Dung mượn sự đấu đá giữa hai phe chính-tà để ám chỉ sự tranh giành quyền lực giữa Trung Hoa đại lục và Đài Loan. Điều nực cười là Trung Hoa đại lục cấm Tiếu Ngạo Giang Hồ vì cho rằng nó chế nhạo Mao Trạch Đông và Cách mạng Văn hóa, còn chính quyền Đài Loan thì cấm vì cho rằng Kim Dung ủng hộ ************* Trung Quốc. Từ tuổi thiếu niên Kim Dung đã dám viết truyện giễu thầy hiệu trưởng đến mức bị đuổi học. Tinh thần quật cường, không sợ giới cầm quyền của Kim Dung rõ ràng không hề bị phai nhạt khi ông tới tuổi trưởng thành.
Luận cứ thứ tư chứng tỏ Tiếu Ngạo Giang Hồ chính là Trung Quốc thời Cách mạng Văn hóa thu nhỏ nằm ở nhân vật Đông Phương Bất Bại. Theo John Christopher Hamm trong cuốn Paper Swordsmen, vị giáo chủ Nhật Nguyệt Thần Giáo chính là tổng hợp của Mao Trạch Đông và “Phó thống soái” Lâm Bưu. Người này được phong nguyên soái nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyền thế nghiêng trời, là cánh tay phải luôn xuất hiện bên Mao Trạch Đông. Lâm Bưu thăng tiến rất nhanh, được phong làm Phó chủ tịch Đảng duy nhất, cũng là người được chọn kế vị Mao. Thế nhưng khi quan hệ giữa hai người dần xấu đi, Lâm Bưu trở nên nôn nóng. Với mục tiêu nắm quyền làm chủ đất nước, Lâm Bưu cùng vây cánh lên kế hoạch ám sát Mao Trạch Đông. Toàn bộ chương trình đảo chính đã được Lâm Bưu và bộ sậu bàn thảo chi tiết, nhưng vẫn thất bại. Các chi tiết mờ ám xung quanh sự tử nạn của Lâm Bưu vẫn chưa được làm sáng tỏ. Sau khi chết, Lâm Bưu đã bị khai trừ khỏi ************* và kết tội phản bội.
Tước hiệu và quyền lực của Đông Phương Bất Bại có hàm ý ám chỉ Mao Trạch Đông, nhưng sự nghiệp của y có thể nói là gần như giống hệt Lâm Bưu. Điều đáng nói là Kim Dung viết xong Tiếu Ngạo Giang Hồ năm 1969, tức là 2 năm trước khi Lâm Bưu tìm cách lật đổ Mao Trạch Đông. Bằng trực quan của mình, Kim Dung đã tiên đoán được ý đồ và vận mệnh của “tên phản loạn” Lâm Bưu.

Khi quá nhiều người chỉ ra sự trùng hợp giữa Tiếu Ngạo Giang Hồ và Cách mạng Văn hóa, Kim Dung đã có đôi lời.
“Trong những năm tôi viết Tiếu Ngạo Giang Hồ, cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Hoa bùng lên như ngọn lửa hoang thiêu đốt tất cả. Để giành được quyền lực, các bên đấu đá nhau đã không từ thủ đoạn nào và bản chất xấu xa của con người được bộc lộ theo những cách đáng ghê tởm nhất. Mỗi ngày khi tôi viết cho Minh Báo, cảm xúc phẫn nộ của tôi đi vào những câu chữ một cách tự nhiên, chứ tôi không cố tình dùng Tiếu Ngạo Giang Hồ để miêu tả Cách mạng Văn hóa.”
Tại sao Kim Dung đã thừa nhận ảnh hưởng của Cách mạng Văn hóa rồi lại chối bỏ, đồng thời còn dành nhiều năm sau đấy hiệu đính Tiếu Ngạo Giang Hồ để bỏ đi những chi tiết quá “nhạy cảm?” Là một con người khôn ngoan kín đáo, từng là sinh viên tại Học viện chính trị trung ương tại Trùng Khánh, có lẽ Kim Dung hiểu hơn ai hết sự cân bằng giữa tự do nghệ thuật và lợi ích cá nhân. Nhờ vị trí trung lập của mình mà ngày nay các tác phẩm của Kim Dung đã không còn bị cấm tại Trung Hoa đại lục và Đài Loan, bản thân Kim Dung cũng trở thành một nhân vật được tất cả các phe phái trọng vọng, mà thông điệp của Tiếu Ngạo Giang Hồ vẫn còn nguyên giá trị.
Liên tưởng khiên cưỡng. Ngay từ đầu nói Lưu Chính Phong là Chưởng môn phái Hành Sơn là sai rồi, không biết có đọc tiểu thuyết này không mà "trảm phong" ác quá. Nhảm!=))=))=))
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
18,823
Động cơ
596,414 Mã lực
Liên tưởng khiên cưỡng. Ngay từ đầu nói Lưu Chính Phong là Chưởng môn phái Hành Sơn là sai rồi, không biết có đọc tiểu thuyết này không mà "trảm phong" ác quá. Nhảm!=))=))=))
Nhảm nhất ở chỗ dự đoán được cả vai trò của Lâm Bưu :))
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
18,823
Động cơ
596,414 Mã lực
Thời đó méo hiểu đại hiệp làm ăn kinh tế kiểu gì mà tiền bạc phong lưu đầy túi
vào quán quăng một đĩnh bạc hô tiểu nhị, cho ta hai vò rượu lớn vài đĩa thịt bò, không cần trả tiền thừa
Chắc cả đám đều làm bảo kê buôn mai thúy nên mới lắm tiền thế. Oánh nhau nhằm tranh giành địa bàn thoy :D
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,786
Động cơ
321,920 Mã lực
Kim Dung là tội đồ của cả dân tộc Trung Hoa
Gây ngáo tập thể gần 100 năm.
May mà có Từ Hiểu Đông, một tay MMA vô danh tiểu tốt giúp thuốc giải mấy năm nay, bắt đầu có hiệu quả.
 

vua_luoi

Xe điện
Biển số
OF-19523
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
2,824
Động cơ
498,878 Mã lực
Thời đó méo hiểu đại hiệp làm ăn kinh tế kiểu gì mà tiền bạc phong lưu đầy túi
vào quán quăng một đĩnh bạc hô tiểu nhị, cho ta hai vò rượu lớn vài đĩa thịt bò, không cần trả tiền thừa
Thời đó em còn chưa hiểu ị iếc, tắm rửa kiểu gì đi lang thang suốt ngày mỗi bộ qao
 

diboduoimua

Xe tăng
Biển số
OF-332356
Ngày cấp bằng
22/8/14
Số km
1,265
Động cơ
385,500 Mã lực
Kim Dung là tội đồ của cả dân tộc Trung Hoa
Gây ngáo tập thể gần 100 năm.
May mà có Từ Hiểu Đông, một tay MMA vô danh tiểu tốt giúp thuốc giải mấy năm nay, bắt đầu có hiệu quả.
Từ dạo biết Từ Hiểu Đông em ngó qua phim chưởng Tàu thấy như diễn hài, hết cả hứng xem.
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
33,278
Động cơ
658,655 Mã lực
Giờ đọc lại KD thì tốn time lắm.
 

bloodheartvn

Xe điện
Biển số
OF-106298
Ngày cấp bằng
20/7/11
Số km
4,369
Động cơ
428,805 Mã lực
Trước có thích giờ ko thích. Mà bài bình này cũng mượn lời chứ chưa hẳn KD mục đích khi viết đã như vậy, có tính nhét chứ vào mồm khá cao.
Giờ xem võ chực chiến nó đập cho võ cổ truyền bố mẹ nhận ko ra thì bắt đầu thấy ghét tư tưởng thủ dâm tinh thần. Tư tưởng đã vật thì cũng quên khẩn trương cái mục đích chính trị kia.
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
579
Động cơ
442,069 Mã lực
Bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ em cho là hay chỉ sau mỗi Lộc Đĩnh Ký 😜... Tất nhiên các nhân vật trong TNGH đều có những điểm đặc sắc nhưng vừa đọc vừa cười thi thoảng vừa tức thì chỉ có Đào Cốc Lục Tiên!!!
 

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,786
Động cơ
258,352 Mã lực
Bộ Tiếu Ngạo Giang Hồ em cho là hay chỉ sau mỗi Lộc Đĩnh Ký 😜... Tất nhiên các nhân vật trong TNGH đều có những điểm đặc sắc nhưng vừa đọc vừa cười thi thoảng vừa tức thì chỉ có Đào Cốc Lục Tiên!!!
Cho em hỏi, Cụ có biết Đào cốc Lục tiên do ai phái đến gặp Lệnh Hồ Xung ko ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,786
Động cơ
258,352 Mã lực
Liên tưởng khiên cưỡng. Ngay từ đầu nói Lưu Chính Phong là Chưởng môn phái Hành Sơn là sai rồi, không biết có đọc tiểu thuyết này không mà "trảm phong" ác quá. Nhảm!=))=))=))
Cụ nói phải, Lưu Chính Phong ko phải chưởng môn phái Hành Sơn.
Chỗ này là lời ng chú cho bức tranh thêm vào. Có lẽ ng chú quên mất Mạc Đại tiên sinh vì một là nhân vật này xuất hiện ít quá, hai là trong truyện thì ông ấy cũng đi chơi hoài trên giang hồ.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,315
Động cơ
448,909 Mã lực
Cho em hỏi, Cụ có biết Đào cốc Lục tiên độ ái phái đến gặp Lệnh Hồ Xung ko ạ?
Do Bất giới hòa thượng nhờ đến.
Còn làm sao mà Lão hòa thượng ấy sai khiến được 6 con quỷ ấy thì chịu.
Đến như Bành nhất chỉ mà còn bó tay với 6 ông kễnh ấy thì chắc giang hồ bó tay.
Dĩ nhiên là trừ Thánh cô và....Đông phương bất bại ra
 

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,786
Động cơ
258,352 Mã lực
Do Bất giới hòa thượng nhờ đến.
Còn làm sao mà Lão hòa thượng ấy sai khiến được 6 con quỷ ấy thì chịu.
Đến như Bành nhất chỉ mà còn bó tay với 6 ông kễnh ấy thì chắc giang hồ bó tay.
Dĩ nhiên là trừ Thánh cô và....Đông phương bất bại ra
Em cũng hiểu như cụ. Có điều, khi mà Lão hòa thượng Bất Giới chữa thương cho LHX thì cũng chửi toáng lên và rất ngạc nhiên sao lại có 6 luồng chân khí quái dị trong người LHX. Nếu do lão Bất Giới cử 6 quái nhân thì hẳn lão cũng phải hoàn toàn hiểu đc 6 luồng chân khí dị dạng này chứ.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,000
Động cơ
319,520 Mã lực
Nhà cháu đọc bộ này ko biết bao nhiêu lần, khổ cái là mấy ông bạn vàng lôi đi mất (bộ đc xuất bản trước 1975)
Đến khi mua 1 bộ do NXB Phương Nam phát hành,đọc đc đúng 1 lần vì...dịch chán quá=> vất 1 góc. May sao có người cần, bán lại lỗ chút đỉnh.
Theo nhà cháu, Tiếu ngạo giang hồ có sự đặc sắc là Kim tiên sinh khắc họa nhiều nhân vật có ~ cá tính khác nhau rất đặc biệt, đi xa hơn các mô típ nhân vật ở 2 tuyến chính - tà ở các bô truyện khác của ông.
Mà xem truyện kiếm hiệp thì nên bỏ qua các logic của cuộc sống, hòa mình vào bối cảnh & tâm lý nhân vật.
Nhà cháu trước cũng có suy nghĩ: "Ko biết các vị từ đại hiệp đến đám cóc keng lấy tiền đâu xài quanh năm suốt thánh như thế nhỉ? Vì sao rất ít khi thấy họ vệ sinh cá nhân mà vẫn chịu đc?..." :D
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,705
Động cơ
1,476,688 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Thời đó méo hiểu đại hiệp làm ăn kinh tế kiểu gì mà tiền bạc phong lưu đầy túi
vào quán quăng một đĩnh bạc hô tiểu nhị, cho ta hai vò rượu lớn vài đĩa thịt bò, không cần trả tiền thừa
Đòi nợ thuê
Thu thuế hộ
Ăn trộm...
Nhiều nghề mà cụ
 

tamock

Xe buýt
Biển số
OF-196528
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
958
Động cơ
331,797 Mã lực
"Tiếu ngạo Giang hồ" em đọc tới lần này là thứ 3. Em rất yêu thích tác phẩm này.
Vô tình gặp bài viết thú vị này, xin chia sẻ với các cụ mợ cùng sở thích đọc truyện - xem phim TNGH.

“Tiếu Ngạo Giang Hồ” và Cách mạng Văn hóa
Cụ mới đọc có 3 lần thôi í à?
Em cũng thích truyện này, thích hơn hẳn các bộ khác của Kim Dung. Có điều các thể loại liên tưởng này nọ kiểu kia em chả thích, cũng chả thấy thú vị.
 

thanhgamo

Xe container
Biển số
OF-120503
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
6,315
Động cơ
448,909 Mã lực
Em cũng hiểu như cụ. Có điều, khi mà Lão hòa thượng Bất Giới chữa thương cho LHX thì cũng chửi toáng lên và rất ngạc nhiên sao lại có 6 luồng chân khí quái dị trong người LHX. Nếu do lão Bất Giới cử 6 quái nhân thì hẳn lão cũng phải hoàn toàn hiểu đc 6 luồng chân khí dị dạng này chứ.
Chắc cụ nhớ nhầm.
Em nhớ là khi Bất giới hòa thượng phát hiện ra 6 luồng chân khí thì chửi luôn là do 6 con lợn gây ra mà :D
Người ngạc nhiên là lão hòa thượng phó chùa Thiếu Lâm kia.
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,786
Động cơ
-91,516 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Kim Dung là tội đồ của cả dân tộc Trung Hoa
Gây ngáo tập thể gần 100 năm.
May mà có Từ Hiểu Đông, một tay MMA vô danh tiểu tốt giúp thuốc giải mấy năm nay, bắt đầu có hiệu quả.
Trước chưa có mạng mẽo, dân toàn đọc truyện chưởng nên cũng có nhiều thành phần bị ngáo chưởng như bây giờ ngáo face. Em có đọc vài mẩu giai thoại rất hài trên báo CA TP HCM hay CAND gì đó. Nhớ mãi mẩu: có ông chủ doanh nghiệp chuyên sản xuất gạch đi con xe 67 vô quán ăn đập bàn quát lớn: tiểu nhị mang cho ta một cân thịt béo, một vò rượu ngon. Rồi sau đó trợn mắt chỉ ra con 67 hét: nhớ cắt cỏ cho con tuấn mã của ta để ta ăn xong còn lên đường ngay. :)) Hồi đó nhiều cụ cũng phải vào nhà thương điên để chữa giống kiểu các thanh niên ngáo games hay ngáo face bây giờ. :D Rồi khi có mạng mẽo diễn đàn blog thì có cả một phong trào viết văn theo giọng chương hồi, hay kiếm hiệp nữa. Phải nói là cụ KD có quá nhiều ảnh hưởng.
 

Lucky-Driver

Xe tăng
Biển số
OF-384878
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
1,786
Động cơ
258,352 Mã lực
Chắc cụ nhớ nhầm.
Em nhớ là khi Bất giới hòa thượng phát hiện ra 6 luồng chân khí thì chửi luôn là do 6 con lợn gây ra mà :D
Người ngạc nhiên là lão hòa thượng phó chùa Thiếu Lâm kia.
Lệnh Hồ Xung đã nói ra tới mấy chữ là Đào Cốc lục, thì trong thâm tâm Bất Giới ko biết 6 người này nên mới gạt đi, tưởng LHX nói nhảm hoặc nói tên các huyệt đạo - kiến thức mà Bất Giới cho rằng mình giỏi hơn LHX.
Bất Giới rất bất ngờ với 6 luồng khí trong người LHX và cứ nghĩ rằng thằng lỏi này có 6 luồng khí chống lại lão.
Với lại đoạn hội thoại với Điền Bá Quang thì cho thấy Bất Giới chỉ nhờ mỗi ĐBQ đi tìm LHX mà thôi

Đây em chép đoạn đó ra cho cụ thẩm định:

"
Nghi Lâm rất nóng nảy la lên:
- Gia gia! Lệnh Hồ đại ca đã bị trọng thương, gia gia mau tìm cách chữa trị cho y đã. Còn ngoài ra có chuyện gì sẽ tính sau chưa vội. Bất Giới hòa thượng coi lời nói của cô con như một mệnh lệnh lập tức phải tuân theo.
Lão đáp:
- Được rồi! Muốn trị thương thì trị thương được ngay chứ có khó gì?
Tiện tay lão liệng Cỗ Ngang đi và từ từ đặt Lệnh Hồ Xung xuống, lớn tiếng hỏi:
- Ngươi bị thương thế nào?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Tại hạ bị người đánh trúng một chưởng vào trước ngực. Cái đó chẳng quan hệ mấy...
Bất Giới đã nóng tính lại lỗ mãng, lão không chờ chàng nói hết đã ngắt lời:
- Trước ngực trúng chưởng mà ngươi lại là người luyện võ thì nhất định bị thương ở Nhâm mạch....
Lệnh Hồ Xung vội nói ngay:
- Tại hạ bị Đào cốc ...
Bất Giới gạt đi:
- Trong Nhâm mạch chẳng có Đào Cốc Đào kiếc gì ráo. Phái Hoa Sơn ngươi không tinh thâm về nội công nên không hiểu rõ lý lẽ. Trong thân thể con người tuy có một huyệt đạo tên là Hợp Cốc thuộc về Dương minh đại trường kinh tức là quãng giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, nó không liên quan gì đến Nhâm mạch cả. Được rồi! Để ta trị thương ở Nhâm mạch cho ngươi.
Lệnh Hồ Xung vội nói:
- Không không! Bọn Đào cốc lục ....
Bất giới lại chặn lời:
- Cái gì mà Đào cốc lục với Đào cốc thất hoài? Các huyệt trong người chỉ có thủ tam giáng, túc tam lý, Dương cương tuyền, Ty không trúc, làm gì có Đào cốc lục với Đào cốc thất? Ngươi đừng nói nhăng nữa.

Tiện tay lão điểm vào á huyệt Lệnh Hồ Xung và nói:
- Ta đem nội lực tinh thuần đả thông các huyệt Thừa trong, Thiên đột, Đản trung, Cửu Vỹ, Cự khuyết, Khí hải, Thạch môn, Quan nguyên, Trung cực thuộc Nhâm mạch ta cả quyết với ngươi là nội lực tới đâu sẽ hết thương tới đó. Ngươi chỉ nghỉ ngơi trong bảy tám ngày là sẽ biết thành con rồng thiên tha hồ mà vùng vẫy. Lão xòe hai bàn tay to tướng, tay mặt ấn vào huyệt Thừa tương ở hàm dưới còn tay trái đặt lên huyệt Trung cực trên bụng dưới rồi trút hai luồng chân khí qua hai huyệt mạch đó vào trong người Lệnh Hồ Xung.
Đột nhiên hai luồng chân khí của Bất giới đụng vào sáu luồng chân khí của Đào cốc lục tiên, suýt nữa hai tay lão bị hất ra. Bất giác lão cả kinh lớn tiếng la:
- Úi chà!
Nghi Lâm vội hỏi:
- Gia gia! Cái gì thế?
Bất giới đáp:
- Trong người gã có mấy luồng chân khí rất cổ quái. Một luồng hai luồng... ba luồng, bốn luồng, tất cả bốn luồng. Ồ không phải còn một luồng nữa là năm. úi chà! Lại thêm một luồng! Mẹ cha nó! Có đến sáu luồng ca thảy, không chừng còn nữa cũng nên. Ha ha! Vụ này thiệt đáo để! Hay tuyệt, hay tuyệt! Hai luồng chân khí của ta đấu với sáu luồng chân khí của con mẹ nó. Bất giới hòa thượng nầy đâu có ngán hạng chó đẻ như gã. Nguyên trước lão là một tên đồ tể ngoài đầu đường xó chợ rồi sau khi vào cửa Phật cũng chỉ biết nói mỗi câu "Nam mô a di đà phật", còn ngoài ra chẳng biết chữ nào, h mở miệng là nói nhăng nói tục, đến già vẫn không thay đổi tính nết.
Trong khi hai tay lão ấn vào hai huyệt đạo Lệnh Hồ Xung thì đầu óc lão dần dần bốc lên một luồng bạch khí. Ban đầu lão còn mồm loa mép giải, sau mỗi lúc phải vận kình lực thêm nhiều rồi không nói gì nữa.
Trời đã gần sáng. Luồng bạch khí trên đầu Bất giới hòa thượng mỗi lúc một dầy đặc trông tựa như làn mù vây bọc lấy đầu lão vào giữa.
Sau một lúc lâu nữa. Bất giới hòa thượng nhấc hai tay ra, lớn tiếng cười ha hả. Đột nhiên tiếng cười im bặt.
Huỵch một tiếng! Lão ngã xuống đất.
Nghi Lâm hốt hoảng la gọi:
- Gia gia! Gia gia!
Nàng vội lại nâng lão lên, nhưng người lão nặng quá đang nâng dậy dở dang thì cả hai người lại ngồi phệt xuống. áo quần toàn thân Bất giới ướt đẫm mồ hôi. Miệng lão vừa thở hồng hộc vừa la:
- Ta, ta... mẹ kiếp!... ta, ta... mẹ kiếp!...
Nghi Lâm nghe phụ thân lên tiếng thóa mạ, nàng đã hơi yên lòng liền hỏi:
- Gia gia! Gia gia làm sao thế? Gia gia mệt lắm phải không?
Bất giới hòa thượng lại thóa mạ:
- Mẹ cha nó! Trong mình thằng lỏi này có sáu luồng chân khí rất lợi hại muốn tỷ đấu... với lão gia. Mẹ kiếp! Lão gia phải huy động chân khí đến tột độ mới đàn áp được sáu luồng tà khí của gã. Hà hà! ngươi cứ yên tâm, thằng lỏi này không chết đâu.
Nghi Lâm bây giờ mới thật yên tâm. Nàng ngoảnh đầu nhìn lại quả nhiên Lệnh Hồ Xung đang từ từ đứng dậy.
Điền Bá Quang cười nói:
- Chân khí đại hòa thượng thiệt là ghê gớm! Mới trong khoảng khắc, đại sư đã chữa cho Lệnh Hồ huynh hết trọng thương.
Bất giới nghe Điền Bá Quang tán tụng mình, thích quá nói:
- Còn thằng lỏi nầy nữa! Ngươi đã gây nên lắm điều tội lỗi. Đáng lý bản hòa thượng bóp chết ngươi rồi, nhưng ngươi đã có công tìm được gã tiểu tử Lệnh Hồ Xung, vậy ta sinh phúc tha mạng cho. Biết điều thì cút sớm đi!
Điền Bá Quang tức quá mắng lại:
- Biết điều thì cút sớm đi là nghĩa làm sao? Mẹ cha nó! Đại hòa thượng đã nói gì bây giờ sao không nhớ? Lão bảo trong vòng một tháng mà tìm thấy Lệnh Hồ Xung sẽ cho ta thuốc giải độc. Sao bây giờ lại cãi lời? Cái mạng Điền Bá Quang nầy chẳng kể làm chi, nhưng lão mà không cho thuốc giải thì chỉ là một tên thầy chùa thối tha không bằng con chó, con heo...
Lạ thay! Điền Bá Quang thóa mạ nhà sư thậm tệ như vậy mà lão không hề tức giận, lại cười nói:
- Thằng lỏi con sợ chết kia thiệt chẳng ra trò gì. Ngươi chỉ lo Bất giới đại sư hứa lời rồi lại cãi phăng không cho thuốc giải. Mẹ cha quân chó đẻ! Ta cho thuốc giải đây. Lão thò tay vào bọc để lấy thuốc giải. Nhưng vừa rồi, lão dùng sức quá độ, tay lão còn tun bần bật, đã nắm vào chiếc bình sứ mấy lần rồi lại tuột đi. Nghi Lâm liền thò tay vào lấy bình ra. Nàng vừa mở nút thì Bất giới nói ngay:
- Lấy cho gã ba viên. Bây giờ bảo gã uống một viên. Sau ba ngày uống viên thứ hai. Rồi cách sáu ngày nữa hãy uống viên sau cùng. Trong chín ngày đó dù gã có bị ai giết chết cũng không can gì đến bản hòa thượng.
Điền Bá Quang cầm lấy một viên thuốc trong tay Nghi Lâm rồi nói:
- Đại hòa thượng! Lão bức bách tại hạ phải uống thuốc độc đến bây giờ mới cho thuốc giải. Tại hạ không mắng cho là tử tế lắm rồi chẳng việc gì phải tạ ơn. Lệnh Hồ huynh! Lệnh Hồ huynh nhất định còn có chuyện phải nói với tiểu sư phụ. Điền mỗ đi đây. Sau nầy sẽ có ngày tái hội.
Gã nói xong chắp tay thi lễ rồi trở gót xuống núi.
Lệnh Hồ Xung vội gọi lại:
- Điền huynh hãy khoan!
Điền Bá Quang hỏi:
- Còn gì nữa?
Lệnh Hồ Xung đáp:
- Điền huynh! Lệnh Hồ Xung nầy mấy phen được Điền huynh tha chết nên kết giao bằng hữu. Nhưng có một điều tiểu đệ cần nói thẳng để khuyên Điền huynh. Nếu Điền huynh không sửa đổi hành vi tội lỗi thì tình bằng hữu giữa chúng ta chẳng thể bền lâu được.
Điền Bá Quang cười nói:
- Lệnh Hồ huynh không nói thì Điền mỗ cũng biết rồi. Lệnh Hồ huynh khuyên Điền mỗ từ đây không nên gian dâm những phụ nữ nhà lương thiện. Được lắm! Điền mỗ xin nghe lời Lệnh Hồ huynh. Trong thiên hạ thiếu gì đàn bà con gái dâm đãng. Điền mỗ có tham hoa hiếu sắc bất tất phải dính vào lương gia phụ nữ hoặc giết hại mạng người. Ha ha! Lệnh Hồ huynh! Viện Quần Ngọc núi Hành sơn còn lắm vẻ phong lưu!
Lệnh Hồ Xung cùng Nghi Lâm nghe Điền Bá Quang nhắc nhở việc Quần Ngọc núi Hành sơn không khỏi thẹn đỏ mặt. Điền Bá Quang nổi lên tràng cười ha hả bước ra đi. Bất giác chân gã nhủn ra ngã lăn tròng trọc xuống sườn núi khá xa. Lúc dừng lại được, gã gắng gượng ngồi dậy lấy viên thuốc giải ra uống. Gã biết rằng nếu không trừ giải chất độc thì kiếp này đừng hòng rời khỏi núi Hoa Sơn. Vừa rồi Bất giới hòa thượng đem hai luồng chân khí rất mãnh liệt trút vào người Lệnh Hồ Xung để áp chế sáu luồng chân khí của Đào cốc lục tiên. Lệnh Hồ Xung cảm thấy bao nhiêu nỗi bức rứt khó chịu trong ngực đều tiêu tan hết. Luồng kình lực dưới chân ngấm ngầm phát sinh, hắn mừng rỡ vô cùng tiến lại trước mặt Bất giới hòa thượng, kính cẩn xá dài nói:
- Đa tạ đại sư cứu mạng cho vãn bối.
Bất giới cười hô hố nói:
- Cái gì phải tạ ơn. Rồi đây chúng ta là người cùng nhà. Ngươi là con rể, ta là bố vợ thì còn tạ tùng cóc gì?
Nghi Lâm đỏ mặt lên nói:
- Gia gia... gia gia lại nói nhăng rồi!
Bất giới lấy làm kỳ hỏi:
- Ô hay! Sao lại nói nhăng? Ngươi ngày đêm thương nhớ gã, chẳng lẽ không muốn lấy gã làm chồng ư? Dù cho không muốn lấy gã thì cũng mong cùng gã sinh được một tiểu ni cô sinh đẹp mới phải chứ?
Nghi Lâm bĩu môi nói:
- Già mà không đứng đắn. Ai lại... ai lại...

"
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top