[CCCĐ] Con đường đi mười năm

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
3,221
Động cơ
378,044 Mã lực
Tuổi
62
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Chào các Cụ, đầu tiên là xin lỗi các Cụ lâu nay em không hồi âm gì vì cứ nghĩ thớt này đã đủ nhàm chán rồi cho một con đường quá ngắn, cho một cuộc sống cứ bình bình không điểm nhấn. Thấy có Cụ còn muốn nghe vậy em lai xin phép kể lễ về con đường này vậy.
20200519_095651.jpg

Dù có dịch hay không thì con đường em đi vẫn...vắng lặng nhưng nhìn hoài không chán qua sự thay đổi của mỗi mùa mưa nắng, hay xuân hạ thu đông.
Nhân dịp nói dịch vũ hán thì em nói sơ qua cách gia đình em nói riêng và người Úc nói chung về cách chống dịch các Cụ nhé.
20200515_122148.jpg

Về vệ sinh thì theo công thức chung là rửa tay, giữ khoảng cách...thì người Úc họ khác người Việt Nam mình hay người Á Châu là họ không có thói quen đeo khẩu trang. Chắc do diện tích đất nước rộng rãi nên họ xem nhẹ vấn đề đeo, nhưng thay vào đó là cách họ tiệt trùng. Ví dụ như bây giờ khi em giao một kiện hàng nào đó thì đầu tiên là bấm chuông, đặt kiên hàng xuống trước cửa và lùi xa hơn 1m5 rồi chờ đợi. Tùy vào từng kiện hàng mà xử lý, nếu kiện nào cần chủ nhà ký nhận thì phải chờ chủ nhà, chủ không ở nhà thì viết giấy để lại cho họ ra bưu điện lãnh. Hàng không cần ký tên thì để hàng ngay trước cửa chụp hình là xong
20200515_121227.jpg

Nhìn hình này thì đến 90 là người Á Châu vì đôi dép trước cửa nhà. Thông thường thì trong cách giáo dục của người Úc, thì đôi giày hay dép ngoài chức năng thời trang nó còn là vật dụng che đậy những chỗ nhạy cảm của cơ thể. Trong cách người Việt thì chỉ có chỉ có quần lót, áo lót mới che đậy những nơi nhạy cảm thì người Úc họ cho rằng bàn chân cũng là nơi nhạy cảm. Khi em mời người Úc đến chơi, em muốn tạo cho họ bớt bối rối em thường đi giày hay dép trong nhà luôn dù bình thường em đi chân không. Sau này khi quen biêt thân thì ông bạn hàng xóm cho biết rất nhiều người Úc họ bi...hôi chân, chẳng đặng đừng thì họ cởi giày thì còn đôi vớ che bớt...mùi.
20200519_095642.jpg

Đến giờ em đi cày rồi, đi cày trên những con đường như vậy cũng hạnh phúc các Cụ nhỉ?
20200519_093123.jpg
Cụ xe zom trở lại rồi, chào cụ!
 

Leutrong

Đi bộ
Biển số
OF-712539
Ngày cấp bằng
7/1/20
Số km
8
Động cơ
84,972 Mã lực
Tuổi
48
Chào các Cụ, đầu tiên là xin lỗi các Cụ lâu nay em không hồi âm gì vì cứ nghĩ thớt này đã đủ nhàm chán rồi cho một con đường quá ngắn, cho một cuộc sống cứ bình bình không điểm nhấn. Thấy có Cụ còn muốn nghe vậy em lai xin phép kể lễ về con đường này vậy.
20200519_095651.jpg

Dù có dịch hay không thì con đường em đi vẫn...vắng lặng nhưng nhìn hoài không chán qua sự thay đổi của mỗi mùa mưa nắng, hay xuân hạ thu đông.
Nhân dịp nói dịch vũ hán thì em nói sơ qua cách gia đình em nói riêng và người Úc nói chung về cách chống dịch các Cụ nhé.
20200515_122148.jpg

Về vệ sinh thì theo công thức chung là rửa tay, giữ khoảng cách...thì người Úc họ khác người Việt Nam mình hay người Á Châu là họ không có thói quen đeo khẩu trang. Chắc do diện tích đất nước rộng rãi nên họ xem nhẹ vấn đề đeo, nhưng thay vào đó là cách họ tiệt trùng. Ví dụ như bây giờ khi em giao một kiện hàng nào đó thì đầu tiên là bấm chuông, đặt kiên hàng xuống trước cửa và lùi xa hơn 1m5 rồi chờ đợi. Tùy vào từng kiện hàng mà xử lý, nếu kiện nào cần chủ nhà ký nhận thì phải chờ chủ nhà, chủ không ở nhà thì viết giấy để lại cho họ ra bưu điện lãnh. Hàng không cần ký tên thì để hàng ngay trước cửa chụp hình là xong
20200515_121227.jpg

Nhìn hình này thì đến 90 là người Á Châu vì đôi dép trước cửa nhà. Thông thường thì trong cách giáo dục của người Úc, thì đôi giày hay dép ngoài chức năng thời trang nó còn là vật dụng che đậy những chỗ nhạy cảm của cơ thể. Trong cách người Việt thì chỉ có chỉ có quần lót, áo lót mới che đậy những nơi nhạy cảm thì người Úc họ cho rằng bàn chân cũng là nơi dù
20200519_095642.jpg

Đến giờ em đi cày rồi, đi cày trên những con đường như vậy cũng hạnh phúc các Cụ nhỉ?
20200519_093123.jpg
Chào các Cụ, đầu tiên là xin lỗi các Cụ lâu nay em không hồi âm gì vì cứ nghĩ thớt này đã đủ nhàm chán rồi cho một con đường quá ngắn, cho một cuộc sống cứ bình bình không điểm nhấn. Thấy có Cụ còn muốn nghe vậy em lai xin phép kể lễ về con đường này vậy.
20200519_095651.jpg

Dù có dịch hay không thì con đường em đi vẫn...vắng lặng nhưng nhìn hoài không chán qua sự thay đổi của mỗi mùa mưa nắng, hay xuân hạ thu đông.
Nhân dịp nói dịch vũ hán thì em nói sơ qua cách gia đình em nói riêng và người Úc nói chung về cách chống dịch các Cụ nhé.
20200515_122148.jpg

Về vệ sinh thì theo công thức chung là rửa tay, giữ khoảng cách...thì người Úc họ khác người Việt Nam mình hay người Á Châu là họ không có thói quen đeo khẩu trang. Chắc do diện tích đất nước rộng rãi nên họ xem nhẹ vấn đề đeo, nhưng thay vào đó là cách họ tiệt trùng. Ví dụ như bây giờ khi em giao một kiện hàng nào đó thì đầu tiên là bấm chuông, đặt kiên hàng xuống trước cửa và lùi xa hơn 1m5 rồi chờ đợi. Tùy vào từng kiện hàng mà xử lý, nếu kiện nào cần chủ nhà ký nhận thì phải chờ chủ nhà, chủ không ở nhà thì viết giấy để lại cho họ ra bưu điện lãnh. Hàng không cần ký tên thì để hàng ngay trước cửa chụp hình là xong
20200515_121227.jpg

Nhìn hình này thì đến 90 là người Á Châu vì đôi dép trước cửa nhà. Thông thường thì trong cách giáo dục của người Úc, thì đôi giày hay dép ngoài chức năng thời trang nó còn là vật dụng che đậy những chỗ nhạy cảm của cơ thể. Trong cách người Việt thì chỉ có chỉ có quần lót, áo lót mới che đậy những nơi nhạy cảm thì người Úc họ cho rằng bàn chân cũng là nơi nhạy cảm. Khi em mời người Úc đến chơi, em muốn tạo cho họ bớt bối rối em thường đi giày hay dép trong nhà luôn dù bình thường em đi chân không. Sau này khi quen biêt thân thì ông bạn hàng xóm cho biết rất nhiều người Úc họ bi...hôi chân, chẳng đặng đừng thì họ cởi giày thì còn đôi vớ che bớt...mùi.
20200519_095642.jpg

Đến giờ em đi cày rồi, đi cày trên những con đường như vậy cũng hạnh phúc các Cụ nhỉ?
20200519_093123.jpg
- Bác Zoom đã trở lại và đang đi làm công việc đáng quý của bác, lại rất khỏe mạnh, rất yêu đời thế là em mừng lắm. Đặc biệt vui hơn vì dịch Cúm Tàu không tới gần bác và gia đình bác được. Em nói thật người Việt mình "đắng cay đã trải, gió sương đã từng" nên coi cúm Tàu có nghĩa lí gì đâu. Em nói thế nhưng bác đừng chủ quan đấy, chớ để thằng Tàu mon men bám vào mình. Chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe. Em lại kê dép tổ ong ngồi hóng bác kể chuyện.
 

matiz99

Xe tải
Biển số
OF-34928
Ngày cấp bằng
9/5/09
Số km
433
Động cơ
478,770 Mã lực
Chào mừng bác trở lại!Chúc bác cùng gia đình luôn bình an!
 

cọ lốp

Xe buýt
Biển số
OF-491180
Ngày cấp bằng
24/2/17
Số km
579
Động cơ
195,427 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Colopmart.com
Chào cụ zooom. Lâu lắm mới vào. Yêu con đường 10 năm của cụ
 

toanbm

Xe tải
Biển số
OF-99940
Ngày cấp bằng
13/6/11
Số km
326
Động cơ
401,297 Mã lực
Nước Úc đẹp quá, nơi cụ chủ thớt ở rất tĩnh lặng, yên bình.Lại lên sóng đi cụ chủ
 

ctq

Xe đạp
Biển số
OF-716891
Ngày cấp bằng
20/2/20
Số km
19
Động cơ
80,789 Mã lực
Tuổi
47
Chào bác xe zom đã trở lại với các câu chuyện thường ngày bên Úc.
Hóng các câu chuyện của bác để hiểu thêm về cs của những như bác bên đó ạ.
 

Hỏi Đáng

Xe hơi
Biển số
OF-352000
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
133
Động cơ
267,330 Mã lực
Lâu không vào diễn đàn, cứ vào lại hóng bác Xe Zom! Đọc của bác chả thấy cũ gì cả, mãi chả chán!
 

Ennho88

Xe tăng
Biển số
OF-717378
Ngày cấp bằng
23/2/20
Số km
1,118
Động cơ
43,712 Mã lực
Cháu mới đọc được vài bài của bác và rất thích. Bác năng vào đây cập nhật nhé!
 

Ennho88

Xe tăng
Biển số
OF-717378
Ngày cấp bằng
23/2/20
Số km
1,118
Động cơ
43,712 Mã lực
Cảm ơn Cụ, Cụ tin tưởng hôi ý của em làm em cũng cảm thấy chút bối rối, thôi thì một vài chia sẽ với Cụ xem sao a.


Năm 1987 , Bő Mẹ em từ bö mọi thứ dẫn đàn con vượt biên, chọn nước Úc là điểm đến, dù có hiểu mấy về đất nước này đâu. Lúc bẩy giờ Bő em đã 57 tuổi còn Mẹ em 54 tuổi, dù lớn tuổi 2 Cụ qua đây vẫn làm Cụ a, người thì may, người thì làm nông trại ( Bő em trước kia là sī quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, 12 năm tù, ra tù 2 tháng sau là vượt biên luôn, trước 75 có đồn điền trái cây kéo dài từ dốc 47 đến ngã ba Đại Hàn_ Long Thành. Có Bác sẽ không vui khi em nhắc đến điêu này, ở đây em chỉ muốn được tôn trọng Bő em nói riêng và người lính 2 miền Nam Bắc nói chung, ngoài những ngày dành cho người lính miền Nam, em cùng các cháu du học sinh hàng năm vẫn thắp hương cho các Liệt sī biên giới phía Bắc, đảo Gạc Ma và phía Tây Nam Tổ Quốc. Em thiệt tình em không thích đảng nhưng những người nằm xuống cho Việt Nam là em Tôn Trọng ( em lại lạc đề nữa rồi )
Mẹ em may ngày ngồi có thể đến 16 tiếng, Bő em lái máy cày cho nông trại ngày làm 10 tiếng. Em nhớ không lầm thì năm 1992 Bő em được trả lương 1 ngày là $85, còn Mẹ em là khoảng $80/ngày ( vì làm tính sản phẩm nên lương có thể lên xuống). Còn ace của em thì đã có trợ cấp Chính Phủ Úc, em còn nhớ trong những giờ phút linh thiêng của đất trời giao, Bő em thường nói " Bên này Bő Mẹ chỉ có công dạy mấy đứa, Chính Phủ Úc nuôi mấy đứa tụi con phải nhớ ơn người ta " Bő em chỉ nhắc điều này duy nhất 1 lần trong năm cho đến lúc Người mất.
Những năm sau này khi khi ace em đã trưởng thành và ổn định, trong lúc rà dư tửu hậu thì rút ra 1 điều " Nước Úc với mọi nguời thì đều có cơ hội, tiền thì có ở trên đường cái quan trọng là người ta có nắm lấy cơ hội và cúi xuống lượm tiền hay thôi." Một vài nhận xét và gợi ý của bản thân và gđ em, còn lại là quyết định của Cụ nhá( rất nhiều người bên này không giàu bằng người Việt mình bây giờ, nhưng đồng tiền không có mùi hối lộ hoặc ăn hổi lộ_ nói vậy các Cụ ném đá thì em chịu phạt vậy)
Em đang đọc thớt của cụ!
Thật là ngưỡng mộ hai Cụ thân sinh của cụ. Cho em gửi những tình cảm kính trọng nhất đến hương hồn cụ Ông và cụ Bà!
 

Ennho88

Xe tăng
Biển số
OF-717378
Ngày cấp bằng
23/2/20
Số km
1,118
Động cơ
43,712 Mã lực
Cụ buonnon ơi, em có coi lại thấy CỤ có gởi ý cho em ở trang 54, 42,36, em không hiểu tại sao em lại không trả lời cho Cụ, thôi thì Cụ thông cảm cho em vậy. À, em nhớ rồi, lúc Cụ gởi cho em là em đang ở Việt Nam, em đang gặp rắc rối ngoài sân bay nên em không trả lời câu hỏi mà " mấy anh công an" làm việc với em cho là nhạy cảm. Đến hôm nay tuy trễ em cũng xin trả lời Cụ nhá, ở đây các cháu du học sinh nói chẳng bao giờ thấy mấy ông ở tòa đại Việt Nam nhắc nhở gì đến, chứ nói gì đến giúp đỡ, ngoại trừ những trường hợp có mấy ông to ở Việt Nam sang đây thì mới liên lạc cần người cầm cờ thôi. Chính vì vậy mà những người Việt ở nước ngoài như em thì làm gì có chuyện liên lạc hay giúp đỡ nếu có. Còn cần cái bằng" việt kiều yêu nước " thì em chưa bao giờ nghĩ đến, mà có nghĩ đến cũng chẳng làm gì, những người có làm ăn hay có liên quan đến quyền lợi thì mới cần thôi Cụ a. Cách đây hơn năm về truớc có một em du học sinh đã học ở đây 4 năm, rồi ra trường đi làm gần 2 năm, trong thời gian đó cháu có quen và có con với một cô bé người New Zealand ( người New Zealand sống ở Úc cũng có quyền lợi như công dân Úc ) được khoảng 1 tuổi thì cô bé người New Zealand bị bịnh trầm cảm rồi bõ đi đâu mất, cậu du học sinh vừa đi làm vừa nuôi con, cậu có lên sử quản Việt Nam nhớ giúp đỡ tìm cô bé New Zealand thông qua sử quản 2 nước nhưng sứ quán từ chối với lý do không có đủ người làm. Em được mấy người Bạn cő vấn đưa người bạn trẻ này cùng đứa con tới văn phòng ông Philips Rudock ( cựu bộ trưởng Ngoại Giao, tất cả các vị bộ trưởng khi không còn chức vụ đều được mở văn phòng riêng nếu muốn, thường là làm thiên nguyên ).
Cậu du học sinh gọi dt lấy hẹn và được hẹn gặp 2 ngày sau, hôm đi gặp ông Philips em không đi nhưng được kể lại. Sau khi thấy Bő bế đứa con nhỏ vào là đã lấy được điểm rồi, nghe trình bày hoàn cảnh là ông ta hứa sẽ giúp cho. Cái mà cậu du học sinh không ngờ tới là bất chợt ông Philips hỏi còn có muốn gì không? Cậu ta buộc miệng nói luôn là muốn được ở lại Úc đi làm nuôi con và kiểm lại mẹ em bé. Ông Philips không hứa nhưng sẽ để ý chuyện này, 1 tháng sau cậu nhận tin cô bé kia đang ở New Zealand, 4 tháng sau được yêu cầu bố túc hő sơ thường trú Úc, không biết đến 26/1 ,này cậu ta có được tuyên thề nhận quốc tịch không ?
Em trào cả nước mắt khi đọc câu chuyện này của cụ!
Tình người thật là ý nghĩa. Xin cảm ơn cụ đã cho em nghe nhưng câu chuyện hay thế!
 

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,084
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
Chào các Cụ!
Điều em không nghĩ là con đường em đi nó bình thường lại là những điều mà vài Cụ muốn biết
20201118_080712.jpg

CHUYỆN CÔNG VIÊN
Sáng thường ngày em vẫn hay chạy bộ ngoài công viên này, đây là công viên nhỏ gần nhà em. Hôm nay em muốn nói chuyện với các Cụ về công viên này là có lý do như sau.
Thứ sáu tuần trước tòa án thị trấn Hornsby đã xử 1 vụ kiện dân sự liên quan đến công viên này. Công viên này vị trí nằm cạnh bệnh viện thị trấn, chức năng chính khi hình thành năm 1967 là sân chơi Criket ( đây là môn chơi rất phổ biến trong khối liên hiệp Anh bên Việt Nam mình theo em biết thì không có). Chiều dài công viên là 227m và rộng là 154m, khi gia đình em đến đây chính là lúc công viên này được chính phủ cho làm con đường xí măng cho người dân tập thể dục.
20201118_160447.jpg

Câu chuyện ngày hôm nay em muốn kể là về con đường xi măng này. Chiều dài con đường là 411m, cứ cách 100m người ta lại ịn số lên để cho mọi người biết được đoạn đường mình đã đi.
20201118_160534.jpg

Đã có lần em nói về tiện nghi của công viên này nó cũng giống như hầu hết các công viên ở nước Úc này. Vì vị trí nằm sát cạnh bệnh viện nên thường người nhà bệnh nhân cũng hay thường đẩy người bệnh sang đây đi dạo.
20201118_082042.jpg

4 tháng trước tại chổ này có một cô gái khi đẩy xe lăn cho Me thì bị vấp chổ này và làm người mẹ 82 tuổi ngã chuối về phía trước. Sau khi bác sĩ chuẩn đoán thì biết bà cụ bị bể xương bánh chè và người con gái làm đơn khiếu nại, lý do đưa ra là mấp cỏ mép xi măng quá cao cho mọi người. Theo đứa cháu làm trong hội đồng thị trấn kể lại sau 4 tháng kiện cáo thì người con gái được thắng kiện, tình tiết kiện tụng thì nhiều nhưng chốt lại quan tòa phán 2 điểm chính: bảng cấm không cấm người đi xe lăn vào công viên nên chuyện bảo vệ an toàn cho người sử dụng công viên là thuộc về hội đồng thị trấn. Thứ 2 là chi phí kiện tụng và y tế cũng phải chi trả cho người bị nạn.
20201118_080910.jpg

Nơi đây các Cụ chắc sẽ giống như em suy nghĩ vậy thì huề cả làng thôi cũng là lấy tiền công ra chi trả thì có chết thằng tây nào mà sợ. Không phải như vậy các Cụ ạ, ở đây khi bầu cử hội đồng địa phương là con dao cắt đứt" sợi giây rút kinh nghiệm " đó các Cụ. Người di dân khi đi bầu họ không chú ý đến chính sách, ngân sách hay uy tín những người được đề cử chứ dân bản xứ thì họ soi kỹ lắm.
20201118_081953.jpg

Theo kỹ thuật cắt cỏ những nơi công cộng thì người đầu tiên sẽ sử dụng máy cắt viền, máy này sử dụng lưỡi dao bằng thép cắt cỏ tràn vào mép xi măng và tạo một rảnh nhỏ ngăn cách cỏ và xí măng.
20201118_082014.jpg

Người thứ 2 cũng dùng máy cắt viền nhưng máy này sử dụng lưỡi là dây nylon phạt xiên mép cỏ, tác dụng là tạo độ nghiên thoai thoải không lầm vấp bước chân khách bộ hành.
20201118_081130.jpg

Cuối cùng là người lái xe cắt cỏ tạo độ bằng. Như đã nói khi gia đinh em dọn đến đây là gần 40 năm trước thì con đường chạy bộ này đang được làm. Cứ rảnh là ông Cụ nhà em lại ra xem người ta làm, thời đó chưa hiện đại như bây giờ nên ngoài xe trộn bê tông tự động còn lại em thấy thợ đều sử dụng dụng cụ cầm tay bò ra mà chà láng.
20201118_081214.jpg

Hồi đó không rành nên mấy bố con cứ ước chừng đầy của bê tông chắc là 1 tâc, sau này khi theo học thì em được biết nơi đi bộ dành cho khách bộ hành thì độ dày là 8cm không lót sắt, nơi xe nhà ra vào thì bê tông dày 10_12cm và bắt buộc lót sắt phi 0.6.
Suýt soát 40 năm trôi qua con đường này đã in dấu chân cả 4 thế hệ gia đình em mà vẫn còn trong tình trạng rất tốt các Cụ ạ. Phải chăng đất nước Úc này hoài cổ không chịu thay vào đây con đường đá hoa cương hay gỗ lim, gỗ đỏ các Cụ nhỉ...?????
 

Ennho88

Xe tăng
Biển số
OF-717378
Ngày cấp bằng
23/2/20
Số km
1,118
Động cơ
43,712 Mã lực
Những người cát cỏ kỹ lưỡng thế cụ xe zoom nhỉ.
 

volkswagen37

Xe hơi
Biển số
OF-325225
Ngày cấp bằng
28/6/14
Số km
113
Động cơ
287,398 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Cũng là nhân viên Bưu điện mà sao mức sống khác nhau quá. Cuộc sống bên ấy rất tuyệt vời, cảm ơn cụ chủ!
 

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,084
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
Những người cát cỏ kỹ lưỡng thế cụ xe zoom nhỉ.
Chào Cụ, chắc là do cuộc sống và tác phong làm việc ở các nước tư bản là vậy đó Cụ ạ. Gần 40 năm em cầm lái xe gắn máy vậy mà cứ 2 năm 1 lần bưu điện bắt buộc em phải đi học lý thuyết và thi về kỹ thuật lái xe máy. Ví dụ như khi thắng giám khảo họ bắt buộc phải thắng cả tay và chân, tay bóp thắng không đủ 4 ngón là bị trừ điểm. Khi chạy đổi làn hay tắp vào lề ngoài xi nhan và nhìn kính chiếu hậu thì còn bắt buộc mắt phải nhìn qua vai theo hướng quẹo.
20201123_191757.jpg

Hàng ngày trước khi lên xe là em phải kiểm tra từng mục chiếc xe như thế này, nào là thắng, nào là đèn, nhớt...Mới đây nhất có một người Ấn Độ vào bưu điện làm ông đưa thư như em, trên đường đến chổ giao thư thì bị tai nạn theo như lời khai thì ông ta bị tai nạn vì trượt bánh. Bảo hiểm của công ty chi trả chi phí y tế sau đó ông ta làm đơn kiện đòi bồi thường thêm, nhưng luật sư của bưu điện ra tòa đã bác bỏ và được quan tòa chấp nhận với lý do gai bánh xe đã mòn quá giới hạn cho phép.
20201119_084851.jpg

Tiếp về những tiện nghi mà người dân được hưởng ở công viên nha Cụ.
BBQ là cách ăn đơn giản nhưng nếu muốn ngon thì món thịt phải được ăn nóng, nhưng Úc thi do nguy cơ cháy rừng cao nên chính phủ không khuyến khích người dân nướng thịt băng than ở những nơi công cộng nên họ lập nên những lò nướng bằng khí ga tự nhiên.
Đây là dịch vụ miễn phí và ăn toàn nên được nhiều người hưởng ứng. Theo quy đinh thì ai muốn sử dụng thì phải đăng ký trước, mỗi phiên chỉ được 75' nướng và 15' lau chùi.
20201119_084918.jpg

Nhiều cột nước uống được đặt trong công viên, vời nước bên trên dành cho người và ở dưới dành cho thú nuôi. Mở ngoặc ở đây em dùng từ thứ nuôi vì nơi đây đã có lần có người họ khiếu nại không cho dẫn...heo vào công viên. Cuối cùng chính quyền địa phương họ phải thông báo, người và vật đều có những quyền được quy đinh ở nơi công cộng. Họ không cấm những gì không phạm luật nên mang heo vào cũng được nhưng không kiểm soát được thì chủ phải chịu trách nhiệm. Ở đây sợi giây trách nhiệm không...kéo được các Cụ ạ.
20201119_084522.jpg

Phòng vệ sinh các Cụ có thấy họ chia ra 5 phòng không? Phòng dành cho người xe lăn, phòng dành cho người chống nặng và phòng dành cho người bình thường. Ăn uống thì địa phương ho không khuyến khích đĩa,muỗng, dao...dùng1 lần. Nếu đĩa, muỗng, dao dùng lại thì nên bỏ vào bao mang về nhà rửa.
20201119_084533.jpg

Nơi góc sân là nhà kho chứa lưới, khung thành, vôi, cờ...Khi đăng ký sân chơi nếu muốn sử dụng các vật dụng trong kho thì phải tới hội đồng thị trấn đóng tiền cọc. Sau khi đóng tiền cọc thì mình được quyền chon, nếu tự mình dựng lưới thì họ sẽ giao chìa khóa nhà kho luôn, khi trả chìa khóa thì họ sẽ trừ vào tiền cọc. Trường hợp không muốn mất thời gian thì nhờ người ta làm luôn đến giờ chỉ việc đến chơi rồi về thì tiền trả cao hơn.
20201119_084550.jpg
một góc khác là nơi đo nhiệt độ và môi trường không khí của thị trấn, em có hỏi về cách vận hành máy này nhưng họ xin lỗi họ không thể cho biết




20201104_093608.jpg


Một công dụng nữa của công viên này là bãi đáp trực thăng để chuyên chở bệnh nhân từ bệnh viện này đến các bệnh viện khác. 14 năm về trước ông Cụ nhà em được chuyên chở trên chuyến bay này đến bệnh viện chuyên khoa não ở city nhưng cũng vẫn quá trễ nên ông Cụ đã không trở lại công viên này lần nào nữa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top