[CCCĐ] Con đường đi mười năm

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,084
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
Chào Cụ, Cụ tới Sydney có lâu không? Cụ có muốn đi tham quan Sydney thì em mời a.
 

kochino

Xe tăng
Biển số
OF-9221
Ngày cấp bằng
4/9/07
Số km
1,411
Động cơ
549,380 Mã lực
Nơi ở
Nơi Ấy Bình Yên
Chào Cụ, Cụ tới Sydney có lâu không? Cụ có muốn đi tham quan Sydney thì em mời a.
Dạ cụ em mới đi hôm 22 vừa rồi ạ, em từ Canberra đi lên sân bay để đón mẹ e qua chơi, em ở sydney 1 tối ở Hay strees, cảm nhận là Sydney náo nhiệt quá chắc e đang sống quen ở Canberra ( em mới sang được 1 tháng ạ) em còn ở đây ít nhất 2 năm nữa, nêú e lên Sydney e sẽ mời cụ đi cafe cụ nhé!
 

BAYFUN

Xe tăng
Biển số
OF-15493
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
1,950
Động cơ
531,680 Mã lực
Đẹp quá cụ ạ. Em ước được 1 lần :)
 

Vodka_Ngâmđá

Xe máy
Biển số
OF-359102
Ngày cấp bằng
19/3/15
Số km
58
Động cơ
260,980 Mã lực
@XE DOM : đầu tuần rồi em mới may mắn được đọc bài của cụ, một con người của dân tộc Vn , 1 người con xa quê hương, với góc nhìn nhận sâu sắc, nhân văn, chúc cụ và đại gia đình việt nam , cho dù ở đâu vẫn luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. em đã đọc hết , không bỏ 1 chi tiết. tuyệt vời từ thiên nhiên đến con người , trong bài ký sự gần 40 năm của cụ. 1 lần nữa chúc cụ luôn khỏe.
 

Hoa Que 50

Xe hơi
Biển số
OF-640562
Ngày cấp bằng
24/4/19
Số km
107
Động cơ
112,822 Mã lực
Tuổi
53
Chào Cụ xe zom! Em vô tình lạc vào thớt của Cụ, đọc hết 111 trang và ngẫm nghĩ, xin có đôi lời chia sẻ cùng Cụ.
Đầu tiên,cảm ơn Cụ đã chia sẻ cùng diễn đàn,những thông tin Cụ chia sẻ rất có ích, cho em cùng nhiều cụ mợ khác được thêm nhiều hiểu biết. Em cũng mừng cho Cụ có cuộc sống hạnh phúc,bình an,có một đại gia đình đầm ấm. Cảm ơn Cụ nơi xa vẫn nhớ về đất Mẹ.
Có chuyện này,em muốn chia sẻ để Cụ bớt băn khoăn. Khi Cụ kể về chuyến đi thăm Sapa,khi Cụ kể về cảm giác hẫng hụt,lòng chùng xuống vì nhìn thấy những đôi chân trần của bà con miền núi trong giá lạnh. Em hiểu và trân trọng cảm xúc đó của Cụ. Nhưng Cụ ơi, không hẳn là như thế. Có một điều rất khó ở đây, không dễ giải quyết.
Ví dụ thế này, có lần em lên vùng núi du lịch, mang theo một tải đồ ấm,có áo quần, mũ len khăn len chúng em tự làm (lần này em đi riêng, đi du lịch chứ không phải đi làm chương trình từ thiện như mọi lần). Khi đến điểm tham quan, thấy rất nhiều em nhỏ chân trần,phong phanh trong gió rét, đi bán sản vật miền núi cho khách du lịch. Em mang hết đồ trong tải đó ra, tự tay mặc áo,quàng khăn, đi tất cho từng em bé. Một lúc sau,quay trở ra, thấy một số bé lại cởi áo ấm ra rồi. Em sững sờ, lại gần hỏi một bé học lớp 6,7 chi đó, bé trả lời là bé thích mặc áo của dân tộc mình!
Em đã đi lên vùng núi của phía Bắc rất nhiều lần,khi là chỉ riêng nhóm từ thiện của chúng em tổ chức, khi là kết hợp với các nhóm khác, làm các chương trình từ thiện. Chúng em có báo cáo địa phương đầy đủ và tiêu chí là đưa đến tận tay người cần nên chúng em lặn lội vào các bản làng rất xa xôi. Nhưng thật sự, nhiều khi những chuyện chúng em gặp đã làm em ngẫm nghĩ rất nhiều.
Em đã mỉm cười về hình tượng ông Dượng mà Cụ đề cập. Thực ra, với các tỉnh miền núi, đặc biệt là các tỉnh biên giới, ông Dượng cũng chăm lo đấy,chứ dượng không chỉ mải ăn như Cụ nghĩ đâu. Nhưng rất khó Cụ ạ, ngoài nguyên do thiên nhiên khắc nghiệt, còn là con người. Những phong tục tập quán bám rễ bao đời, thật khó để thay đổi. Có khi gạo được cấp, bà con đem tới chợ phiên, đổi lấy vài bữa rượu. Có khi áo quần, đồ đạc miền xuôi đem lên đấy, bà con nhận rồi chất đống trên dây vắt quần áo ở góc nhà, không mặc,cứ phong phanh thế thôi. Em đã lên đó và ngắm nhìn cách các bà mẹ miền núi chăm sóc con. Có áo quần, có đồ ấm, nhưng không mặc cho con,cả mẹ cả con cứ hồn nhiên như cây cỏ...Còn cầu thì mỗi khi lũ về lại cuốn trôi mất tiêu, có đoàn từ thiện làm đi làm lại một cây cầu...
Tất nhiên không phải người dân miền núi nào cũng thế, nhiều người cũng tiếp cận với cuộc sống hiện tại rất nhanh,sẵn sàng mặc đồ để ấm chứ không chỉ mặc đồ truyền thống của dân tộc mình., sống khoa học,văn minh,.... nhưng những người chồng say lử cò bợ mỗi phiên chợ vẫn còn,( thậm chí có ông uống xong, thích chí châm lửa đốt nhà, đốt luôn cả nửa bản làm chúng em vừa buồn cười vừa bực mình,bảo nhau đây là hỗ trợ mẹ con nhà đấy nhé, chứ lão nát rượu ấy thì...!), những người lười chỉ đợi trợ cấp từ chính phủ hay từ bà con vẫn còn,những hủ tục mông muội vẫn còn, đường xá khó khăn, đầu tư tốn kém gấp nhiều lần so với đồng bằng,dân tản mát, lực lượng cán bộ phải dàn trải, những lực lượng chống đối luôn rình rập quấy phá...Nhiều nhiều lắm những lý do để việc phát triển miền núi là không hề đơn giản.
Chia sẻ với Cụ đôi dòng về thực tế cuộc sống một góc nơi nhà Mẹ, để Cụ bớt (hay hết) băn khoăn về những đôi chân trần ở Sapa. Đầu tiên,em cũng đau lòng như Cụ, nhưng khi đã trải nghiệm nhiều rồi thì nhớ đến,có khi chợt mỉm cười " bà con mình cứ thích thế đấy, quen thế rồi!". Không, bà con không đến nỗi quá nghèo khổ đâu Cụ,chính phủ quan tâm, bà con miền xuôi giàu lòng nhân ái lắm, mỗi năm có bao nhiêu đoàn từ thiện lên với miền núi,nào tặng áo quần chăn gối gạo nước, nào xây trường xây cầu...nhưng miền núi cứ thế đấy,chầm chậm,hồn nhiên...(Em chợt nhớ đến châu Phi.Hầu như cả thế giới quan tâm đến châu Phi, nhưng bao nhiêu năm qua, kết quả đạt được có nhiều không?)
Em không bênh vực ông dượng hay có ý gì khác,chỉ giản đơn là chia sẻ thực tế để Cụ hiểu thêm. Em viết dài rồi, hẹn hàn huyên cùng Cụ dịp khác nhé. Chúc cụ cùng gia đình sức khỏe.
 

vudao119

Xe hơi
Biển số
OF-696242
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
139
Động cơ
99,590 Mã lực
Tuổi
24
Nơi ở
Hà Nội
cám ơn bài viết của cụ thật hay và ý nghĩa
 

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,084
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
Chào Cụ xe zom! Em vô tình lạc vào thớt của Cụ, đọc hết 111 trang và ngẫm nghĩ, xin có đôi lời chia sẻ cùng Cụ.
Đầu tiên,cảm ơn Cụ đã chia sẻ cùng diễn
đàn,những thông tin Cụ chia sẻ rất có ích, cho em cùng nhiều cụ mợ khác được thêm nhiều hiểu biết. Em cũng mừng cho Cụ có cuộc sống hạnh phúc,bình an,có một đại gia đình đầm ấm. Cảm ơn Cụ nơi xa vẫn nhớ về đất Mẹ.
Có chuyện này,em muốn chia sẻ để Cụ bớt băn khoăn. Khi Cụ kể về chuyến đi thăm Sapa,khi Cụ kể về cảm giác hẫng hụt,lòng chùng xuống vì nhìn thấy những đôi chân trần của bà con miền núi trong giá lạnh. Em hiểu và trân trọng cảm xúc đó của Cụ. Nhưng Cụ ơi, không hẳn là như thế. Có một điều rất khó ở đây, không dễ giải quyết.
Ví dụ thế này, có lần em lên vùng núi du lịch, mang theo một tải đồ ấm,có áo quần, mũ len khăn len chúng em tự làm (lần này em đi riêng, đi du lịch chứ không phải đi làm chương trình từ thiện như mọi lần). Khi đến điểm tham quan, thấy rất nhiều em nhỏ chân trần,phong phanh trong gió rét, đi bán sản vật miền núi cho khách du lịch. Em mang hết đồ trong tải đó ra, tự tay mặc áo,quàng khăn, đi tất cho từng em bé. Một lúc sau,quay trở ra, thấy một số bé lại cởi áo ấm ra rồi. Em sững sờ, lại gần hỏi một bé học lớp 6,7 chi đó, bé trả lời là bé thích mặc áo của dân tộc mình!
Em đã đi lên vùng núi của phía Bắc rất nhiều lần,khi là chỉ riêng nhóm từ thiện của chúng em tổ chức, khi là kết hợp với các nhóm khác, làm các chương trình từ thiện. Chúng em có báo cáo địa phương đầy đủ và tiêu chí là đưa đến tận tay người cần nên chúng em lặn lội vào các bản làng rất xa xôi. Nhưng thật sự, nhiều khi những chuyện chúng em gặp đã làm em ngẫm nghĩ rất nhiều.
Em đã mỉm cười về hình tượng ông Dượng mà Cụ đề cập. Thực ra, với các tỉnh miền núi, đặc biệt là các tỉnh biên giới, ông Dượng cũng chăm lo đấy,chứ dượng không chỉ mải ăn như Cụ nghĩ đâu. Nhưng rất khó Cụ ạ, ngoài nguyên do thiên nhiên khắc nghiệt, còn là con người. Những phong tục tập quán bám rễ bao đời, thật khó để thay đổi. Có khi gạo được cấp, bà con đem tới chợ phiên, đổi lấy vài bữa rượu. Có khi áo quần, đồ đạc miền xuôi đem lên đấy, bà con nhận rồi chất đống trên dây vắt quần áo ở góc nhà, không mặc,cứ phong phanh thế thôi. Em đã lên đó và ngắm nhìn cách các bà mẹ miền núi chăm sóc con. Có áo quần, có đồ ấm, nhưng không mặc cho con,cả mẹ cả con cứ hồn nhiên như cây cỏ...Còn cầu thì mỗi khi lũ về lại cuốn trôi mất tiêu, có đoàn từ thiện làm đi làm lại một cây cầu...
Tất nhiên không phải người dân miền núi nào cũng thế, nhiều người cũng tiếp cận với cuộc sống hiện tại rất nhanh,sẵn sàng mặc đồ để ấm chứ không chỉ mặc đồ truyền thống của dân tộc mình., sống khoa học,văn minh,.... nhưng những người chồng say lử cò bợ mỗi phiên chợ vẫn còn,( thậm chí có ông uống xong, thích chí châm lửa đốt nhà, đốt luôn cả nửa bản làm chúng em vừa buồn cười vừa bực mình,bảo nhau đây là hỗ trợ mẹ con nhà đấy nhé, chứ lão nát rượu ấy thì...!), những người lười chỉ đợi trợ cấp từ chính phủ hay từ bà con vẫn còn,những hủ tục mông muội vẫn còn, đường xá khó khăn, đầu tư tốn kém gấp nhiều lần so với đồng bằng,dân tản mát, lực lượng cán bộ phải dàn trải, những lực lượng chống đối luôn rình rập quấy phá...Nhiều nhiều lắm những lý do để việc phát triển miền núi là


không hề đơn giản.
Chia sẻ với Cụ đôi dòng về thực tế cuộc sống một góc nơi nhà Mẹ, để Cụ bớt (hay hết) băn khoăn về những đôi chân trần ở Sapa. Đầu tiên,em cũng đau lòng như Cụ, nhưng khi đã trải nghiệm nhiều rồi thì nhớ đến,có khi chợt mỉm cười " bà con mình cứ thích thế đấy, quen thế rồi!". Không, bà con không đến nỗi quá nghèo khổ đâu Cụ,chính phủ quan tâm, bà con miền xuôi giàu lòng nhân ái lắm, mỗi năm có bao nhiêu đoàn từ thiện lên với miền núi,nào tặng áo quần chăn gối gạo nước, nào xây trường xây cầu...nhưng miền núi cứ thế đấy,chầm chậm,hồn nhiên...(Em chợt nhớ đến châu Phi.Hầu như cả thế giới quan tâm đến châu Phi, nhưng bao nhiêu năm qua, kết quả đạt được có nhiều không?)
Em không bênh vực ông dượng hay có ý gì khác,chỉ giản đơn là chia sẻ thực tế để Cụ hiểu thêm. Em viết dài rồi, hẹn hàn huyên cùng Cụ dịp khác nhé. Chúc cụ cùng gia đình sức khỏe.
Chào Cụ, vì em tính ngừng không gởi bài nữa nên em không hồi âm ngay sau khi đọc tâm sự của Cụ, nhưng do chia sẻ của Cụ cùng những tin thời sự trong nước ngày nay em xin quay lại kể lể những điều mắt thấy tai nghe ở " Miệt dưới" cho các Cụ nghe.



Nghề của em là đứa thư các Cụ ạ, sáng nay có một bao thư của một người bạn khi em giáo tới nhà thì người bạn không ở nhà mà đã vào bịnh viện rồi. Giữ lại bảo thư này chiều đi làm về em mang vào bịnh viện giáo thư vào thăm ông bạn luôn. Trước tiên cho em giải thích tại sao lại có hình ở trên, có nhiều cách chính phủ giúp đỡ những người khuyết tật tại Úc, ví dụ như người bạn này năm nay 78 tuổi, ông ta bị giảm thị lực chỉ còn nhìn thấy 10_15 %. Ông bạn này rất thích đọc sách vì không tiện đi đến thư viện cứ 2_3 ngày ông ta lại gọi điện thoại cho thư viện để mượn sách. Sách hay bất cứ tài liệu gì phục vụ cho người khuyết tật sẽ được miễn phí, nên các Cụ sẽ thấy ngoài bao bì có hàng chữ " gởi miễn phí".



Cụ này là một nhân chứng sống cho một vết nhơ của lịch sử nước Úc và cũng là một mình chứng sống cho sự thành công và thất bại của vết nhơ này. Cụ là một người thổ dân chính gốc của Úc, năm Cụ lên 4 Cụ chính thức bị cách ly khỏi cha mẹ, anh chị em làng xóm để bắt về sống trong một gia đình người Úc đã trắng. Vậy vết nhơ mà em đề cập ở trên là gì ? Thưa đó là chương trình " Ánh sáng văn minh" mà sau này được định nghĩa lại là " Một thế hệ bị đánh cắp".
Từ khi quân đội Anh đặt chân đến nước Úc này , những bước chân đầu tiên đặt lên đất liền là một vùng đất hoang vắng, không bóng người nên họ cho rằng đây là vùng đất vô chủ và họ đã tuyên bố chủ quyền đất nước này, năm 1788. Nhưng sau đó càng đi sâu vào luc địa thì họ mới khám phá ra nơi đây đã có người ở, vì lạc hậu và không có sự liên kết chặt chẽ nên người Anh chẳng mấy chốc khổng chế hết những bộ tộc này, và dùng sức mạnh để bắt ép họ làm việc cho mình cùng với việc đẩy những bộ tộc này ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn của họ.
Khi văn mình hơn, khi có những sự lên tiếng ủng hộ thổ dân từ chính mẫu quốc Anh, chính quyền Úc quyết định đưa ra một kế hoạch thay đổi lối sống thổ dân mà họ cho rằng không văn minh, bằng chính sách cưỡng bức những đứa trẻ thổ dân ra khỏi bàn tay của bố mẹ chúng và gởi chúng vào sống trong những giá đình người da trắng. Chương trình này kéo dài đúng 60 năm từ năm 1909 đến 1969.






Không nói ra các Cụ cũng hình dung ra được cái đã man , vô nhân đạo của chính sách này là sự tách biệt giữa tình mẫu tử, tình làng xóm. Đơn cử như ông bạn của em tâm sự, đến nay đã 75 tuổi mà ông vẫn còn những cơn ác mộng trong đêm. Dù bị tách ra khỏi tay cha mẹ từ rất nhỏ nhưng ông vẫn nhớ mãi ngày bị bể thốc đi khi đang ngồi trong sân nhà. Sau này ông có về nơi ông sinh ra , mẹ thì mất còn ông và cha mình trao đổi với nhau bằng mắt và tay vì ông không biết nói tiếng thổ dân và cha ông lại không nói được tiếng Anh.
Luật Mabo, năm 1974 tình cờ sau một buổi làm công, ông Eddi Mabo là một người thổ dân chợt nghĩ sao mình sinh ra và lớn lên từ mảnh đất này và hơn nữa cả tổ tiên bao nhiêu đời của ông ở mảnh đất này mà lại không được công nhận là chủ nhân đất nước này vậy. Thể là từ một anh làm vườn, anh Mabo đệ đơn lên kiện chính phủ để đòi cho quyền chủ nhân cho chính mình và bộ tộc mình. Đến năm 1988, ngày 26 tháng 5 vị thủ tướng đương thời Kevin Rudd chính thức đưa ra lời xin lỗi cho " Một thế hệ bị đánh cắp _ Stolen Generation). Đây cũng chính là điều hãnh diện cho em khi đang sinh sống trên đất Úc này, có phải lời xin lỗi làm hạ thấp giá trị của mình không các Cụ?
Đến nay đã có 15% điện tích lãnh thổ Úc công nhận quyền chủ nhân ông của các bộ tộc thổ dân Úc. Em sẽ có bài nói riêng về quyền lợi của người thổ dân trước và sau ngày xin lỗi của Thủ tướng Úc cho các Cụ nghe sau. Trở lại chuyện ông bạn thổ dân có liên quan gì với các em bé vùng cao ở VN mà Cụ Hoa Quê 50 nói đến, thì bất chợt em chợt nhớ tới có lần trong lúc trà dư tửu hậu em có hỏi về cảm nghĩ của Cụ, Cụ nói " Tuổi thơ là sự đơn côi bất lực, tuổi trẻ thì thật sự mất định hướng, tuổi trung niên là sự bắt đầu nhận định đúng hay sai và tuổi già thì lại muốn về cội. Tóm lại Cụ vẫn cho mất một thế hệ để một bộ tộc trường tồn là đúng, nhưng mấy ai chịu mình là thế hệ bị mất cắp"

 

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,084
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
@XE DOM : đầu tuần rồi em mới may mắn được đọc bài của cụ, một con người của dân tộc Vn , 1 người con xa quê hương, với góc nhìn nhận sâu sắc, nhân văn, chúc cụ và đại gia đình việt nam , cho dù ở đâu vẫn luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. em đã đọc hết , không bỏ 1 chi tiết. tuyệt vời từ thiên nhiên đến con người , trong bài ký sự gần 40 năm của cụ. 1 lần nữa chúc cụ luôn khỏe.


Chào Cụ, quay đi quay lại em đã gần 40 năm xứ người rồi Cụ ạ, mới ngày nào đây nơi em ở để kiếm khoảng 5_6 gia đình người Việt là khó rồi vậy mà bây giờ thị trấn Hornsby này đã có 1889 người mang họ Việt. Cứ tính một gia đình là 4 người thì nơi đây cũng tập trung trên dưới 500 gia đình. Nhớ nhất tuần lễ đầu tiên em đi bỏ sữa cho từng nhà, 1 chai sữa bò tươi 1 lít là 30¢ thì công em trong đó là 5¢. Cố gắng chạy thật mau từ 5h30 sáng đến 8h30 để giao được nhiều rồi còn về đi học, thì mỗi ngày em có được 6_7$ tiền công. 1 ổ bánh mì sandwich bấy giờ là 30¢, 1 con gà nướng 1,20$.





Sáng nay vào làm thấy trên bàn làm việc có lá thư thông báo 14 năm làm bưu điện thì tiền hưu trí của em được khoảng 132 ngàn. Cộng với số tiền hưu trí của các công ty trước kia em làm thì em nếu đủ tuổi về hưu ngày bây giờ em có thể lãnh trọn gói là 310.000$. Thêm vào tiền hưu của vợ em thì hiện tại 2 vợ chồng cũng được khoảng 500.000$, theo cách tính của chính phủ thì để một người cao tuổi sinh hoạt, ăn uống, du lịch... thì mức tối thiểu là 17.800$/năm/người. Tuổi nghỉ hưu của nam bên này là 67 , thôi thì ráng cày thêm 15 năm nữa các Cụ ạ.
 

HKCat

Xe buýt
Biển số
OF-343734
Ngày cấp bằng
21/11/14
Số km
564
Động cơ
273,733 Mã lực
Nơi ở
Quận Nam Từ Liêm

Chào Cụ, quay đi quay lại em đã gần 40 năm xứ người rồi Cụ ạ, mới ngày nào đây nơi em ở để kiếm khoảng 5_6 gia đình người Việt là khó rồi vậy mà bây giờ thị trấn Hornsby này đã có 1889 người mang họ Việt. Cứ tính một gia đình là 4 người thì nơi đây cũng tập trung trên dưới 500 gia đình. Nhớ nhất tuần lễ đầu tiên em đi bỏ sữa cho từng nhà, 1 chai sữa bò tươi 1 lít là 30¢ thì công em trong đó là 5¢. Cố gắng chạy thật mau từ 5h30 sáng đến 8h30 để giao được nhiều rồi còn về đi học, thì mỗi ngày em có được 6_7$ tiền công. 1 ổ bánh mì sandwich bấy giờ là 30¢, 1 con gà nướng 1,20$.





Sáng nay vào làm thấy trên bàn làm việc có lá thư thông báo 14 năm làm bưu điện thì tiền hưu trí của em được khoảng 132 ngàn. Cộng với số tiền hưu trí của các công ty trước kia em làm thì em nếu đủ tuổi về hưu ngày bây giờ em có thể lãnh trọn gói là 310.000$. Thêm vào tiền hưu của vợ em thì hiện tại 2 vợ chồng cũng được khoảng 500.000$, theo cách tính của chính phủ thì để một người cao tuổi sinh hoạt, ăn uống, du lịch... thì mức tối thiểu là 17.800$/năm/người. Tuổi nghỉ hưu của nam bên này là 67 , thôi thì ráng cày thêm 15 năm nữa các Cụ ạ.
Thanks cụ Xe Zom đã quay lại thớt !
 

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,084
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
@XE DOM : đầu tuần rồi em mới may mắn được đọc bài của cụ, một con người của dân tộc Vn , 1 người con xa quê hương, với góc nhìn nhận sâu sắc, nhân văn,
chúc cụ và đại gia đình việt nam , cho dù ở đâu vẫn luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. em đã đọc hết , không bỏ 1 chi tiết. tuyệt vời từ thiên nhiên đến con người , trong bài ký sự gần 40 năm của cụ. 1 lần nữa chúc cụ luôn khỏe.
Chào Cụ, cũng không ngờ quay đi quay lại mà hơn 30 năm ở nước ngoài rồi Cụ ạ. Trước kia ai hỏi thăm em vẫn hay nói là mấy chục năm em "lưu lạc" xứ người, nhưng càng ngày em lại cảm giác lăn tăn về từ "lưu lạc", chắc dùng từ"ở nước ngoài" thì hay hơn Cụ nhỉ


Vào cuối thập niên 1940 thì những căn nhà như vậy là tiêu biểu cho sự cách mạng trên nghành xây dựng tại Úc. Trước đó nếu một người công nhân làm việc trong hãng xưởng thì mức lương tối thiểu được $275/năm ( cùng một công việc đó người nữ chỉ được chủ trả cho $135/năm). Với mảnh đất gần 1000m2 thường thì người ta dành ra trên dưới 150m2 để xây nhà, với căn nhà gỗ 2 phòng ngủ thì chi phí xây dựng vào khoảng 18-20.000$, nhà gạch thì không dưới $30.000. Cuối thập niên 1940 người ta phát mình ra Abestos, đây là một chất trộn vào xi măng sẽ tạo ra độ dẻo dai hơn cho tấm xi măng. Thời gian xây dựng giảm xuống, giá thành cho một tấm xi măng giảm. 1 m2 gạch thì tương đương 2-3 m2 gỗ và 5m2 tấm xi măng.


Đời không phải như mơ các Cụ ạ, năm 1987 bắt đầu có bịnh nhân đầu tiên chứng thực chết là do chất Abestos, dù trước đó đã có những chứng cứ xác định phân tử Abestos với hình dạng rất nhỏ, các phân tử này đều có lông hình móc. Chính vì trọng lượng nhỏ và nhẹ mà những phân tử này dễ đi vào cơ thể con người qua con đường hô hấp, một số lớn đi qua rồi đi ra ngoài theo đường bài tiết. Còn số ít còn lại bị những phân tử hình móc này bám vào thanh quản hay phối lâu ngày làm đường hô hấp bị tổn thương và có thể dẫn đến ung thư.


Từ khi công nhận Abestos là chất độc hại chính phủ buộc những công ty sản xuất phải chấm dứt sản xuất và bồi thường cho những ai bị ảnh hưởng sức khỏe từ sản phẩm này. Người đầu tiên được bồi thường là công nhân làm trong nhà máy sản xuất tấm này, mức bồi thường cho người này là hơn 2 triệu đô vì chứng ung thư phổi sau 24 năm làm việc trong công ty sản xuất tấm Abestos và ông ta đã qua đời sau phán quyết của tòa án 4 tháng sau đó. Theo khuyến cáo của chính phủ thì những tấm Abestos này sẽ vô hại nếu ta không đục,khoang hay làm vỡ ra. Chỉ những công ty dọn và đỡ nhà chuyên nghiệp của giấy phép của chính phủ mới được tháo gỡ những tấm này, các Cụ nhìn kỹ trong hình sẽ thấy người tháo dỡ phải mặc quần áo liền thân và khẩu trang chống độc. Những tấm đỡ ra phải được bọc kín trong tấm nylon sau đó chuyển đến bãi rác và loại này không được chôn mà phải đốt hoàn toàn. Trung bình tiền' phá bỏ những tấm này từ $25 -$40 m2 tùy vào độ khó của công việc.


Sau 1990 những tấm Abestos đã được thay bằng tấm fibro ciment , hình dáng không có gì thay đổi chỉ có điều là chất Abestos không còn được sử dụng.


Để có dịp em sẽ kể cho các Cụ nghe về các tái chế và sử dụng lại những đồ phế thải ở Úc này, nhiều điều rất lý thú thậm chí em bỏ hẳn cả ngày cuối tuần theo những người bạn hay mấy đứa cháu làm trong nghề này dẫn đi cho xem.

 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
691
Động cơ
443,895 Mã lực
Mình giải thích thêm 1 it về cải tiêu để như sau : 10 năm về trước sau một thời gian làm tài xế xe Bus , một quyết định đổi nghề ra đời. Nhận thấy trình độ của mình có giới hạn, có đi học thêm nữa cũng ko tơi đâu ,thôi thì kon làm thầy thì đi làm thợ vậy. Trải qua 3 kỳ thi minh được chấp nhận và trở thành Bác đưa thư từ đó. 10 năm qua vẫn 1 tuyến đường 6.3 km hàng ngày di và về , mình thuộc từng con đường , từng con người. Nếu ai hỏi 10 năm trôi qua tốt hơn hay xấu hơn thì câu trả lời là xấu hơn bạn a
Để nhớ một thời ta đã yêu.
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
691
Động cơ
443,895 Mã lực




Để lấy được giấy phép tự xây nhà, em phải đọc hết xấp tài liệu 1267 trang này. Rồi phải trả lời hết 104 câu hỏi, rồi gởi lên cho trường cao đẳng dạy nghề, họ sẽ chấm bài kiểm tra nếu đúng trên 80% là họ sẽ cấp giấy phép tự xây nhà cho mình

Phí tài liệu và giấy phép là $460.
Thật tuyệt vời. Cái này hay quá.
 

xe zom

Xe tăng
Biển số
OF-115969
Ngày cấp bằng
8/10/11
Số km
1,084
Động cơ
397,439 Mã lực
Nơi ở
Australia
Đẹp quá cụ ạ. Em ước được 1 lần :)
Chào Cụ, em lại ước có một lần đặt vé máy bay nơi Cụ mà .. không phải trả tiền Cụ nhỉ.


Những hình thức mà người Úc tiết kiệm hay làm từ thiện thì thiên hình vạn trạng các Cụ ạ. Ví dụ như nơi bán dụng cụ, cây cối, ốc vít... có nghĩa là VN tất cả những đồ đạc để tạo nên một cái nhà, một khu vườn.... là Bunning store, họ sẽ nhận lại những hộp sơn dư, những hộp sơn mà khách hàng không thích ( về sơn nếu Cụ chưa khui hộp ra, và chưa trộn màu thì Cụ được hoàn trả lại lấy tiền) nếu Cụ nhằm không xài hết, xài nữa thì cứ mang đến Bunning store đưa cho người ta. Tại đây tùy vào số dư và màu sắc thì họ sẽ bán lại cho người dùng khác, ít nhất là bớt 50 phần trăm số với nguyên bản. Số tiền bán được Bunning store sẽ giữ trong tài khoảng từ thiện, như năm vừa rồi họ góp vào tổ chức giúp sửa nhà cho người lớn tuổi tại thị trấn em ở mà có em tham gia được $12.000. với số tiền này tổ chức từ thiện sẽ chỉ cho việc mua vật dụng sữa sang.



Những ngôi nhà cũ sau khi phá bỏ để xây nhà mới những phế liệu từ ngôi nhà cũ như gạch, cát, bê tông, sắt thép sẽ được nghiền nhỏ để tạo ra viên gạch mà xám này. Với việc tận dụng chất phế thải chính phủ sẽ giảm mức thuế xuống ( có người nói bằng 0, người thì nói 1_2% gì đó) để khuyến khích người dân sử dụng.




Viên gạch tái chế theo em thì chất lượng số với viên gạch nguyên chất không khác gì mấy, mà khác chăng là giá cả


Thế theo các Cụ mình chọn loại nào ạ ?
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
691
Động cơ
443,895 Mã lực
Càng đọc em càng thèm, và ám ảnh đến nỗi đi vào giấc mơ. Em mơ xã em mua được con xe cũ với hơn 100 củ, xe chỉ chạy có vài trăm cây số, rồi em mơ thấy tụi trẻ con nhà em được chơi đùa trên bãi cỏ và dưới những bóng cây râm mát. Ôi giấc mơ của em!:(
Mợ cố lên nhé. Giấc mơ có thật đấy.
 

dvc_hue

Xe buýt
Biển số
OF-63227
Ngày cấp bằng
3/5/10
Số km
691
Động cơ
443,895 Mã lực
Em nghe nói nơi nào có chim bố câu nhiều thì nơi đó bình yên, em đi Taxi ở VN các Bác tài lại rất ngán gặp...bổ câu lắm thì phải.
Muốn bình yên nên em nuôi nhiều chim bồ câu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top