- Biển số
- OF-302917
- Ngày cấp bằng
- 26/12/13
- Số km
- 4,896
- Động cơ
- 556,547 Mã lực
- Nơi ở
- 234 khâm thiên hà nội
Bao nhiêu năm mà bộ Dục vẫn loay hoay đi tìm phương pháp đào tạo - giáo dục.
Nếu bỏ hết việc chấm thi, soạn giáo án, các hoạt động chuyên môn, các hoạt động ngoài chuyên môn thì thế là cao.Cụ xem vậy dự kiến tăng lên mức nào khi mà tuần đứng lớp khoảng 16 tiết mỗi tiết 50 phút, tháng làm có 56 giò, lương trung bình tầm 15tr. Vậy là đang trả khoảng 260k/1 giờ, công chức viên chức nào được hưởng mức đó hiện nay, trừ trường hợp đãi ngộ đặc biệt.
Đây chỉ là số ước tính tương đối.
Mỗi thời mỗi khác, trước thời của cụ không có chuyện dạy thêm hay học thêm đâu. Các thầy cô chỉ dạy đạo cho học sinh yếu, bồi dưỡng cho học sinh giỏi vì tâm chứ không đòi hỏi gì. Có lẽ cái thời bao cấp, kinh tế tt chưa len lỏi vào cuộc sống nội dung chương trình giảng dạy không nặng nề như bây giờ và phương pháp dạy học mang tính truyền thống. Các thế hệ học sinh vẫn ra trường lớn lên và vững vàng bước vào cuộc sống.Đề thi cuối kỳ, cuối cấp giờ còn tương đối sát chương trình, chứ như thời 7x,8x bọn em không học thêm đố thi đại học được. Toàn học 1 kiểu ra đề 1 kiểu
Bản thân cháu đã trải nghiệm và thấy chương trình giáo dục ở Việt Nam rất nặng về lý thuyết và khó, bây giờ ai không đi học thêm các môn tự nhiên như toán thì hầu như không thể đạt được điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (không tin các cm có thể đi hỏi). Hơn nữa, học sinh do còn nhỏ chưa có khả năng tự học tốt nên nếu không học thêm thì rất khó để theo kịp đặc biệt là ở cấp 2, 3.....
Thứ nhất, do đồng lương quá thấp, các thầy cô giáo xem việc dạy thêm là nguồn thu nhập cần thiết, và đáng tiếc là đã có một số trường hợp "ép" học sinh mình học thêm bằng cách này hay cách khác, mất đi hình ảnh cao quý của người thầy, ảnh hưởng xấu đến quan hệ thầy trò và đạo đức xã hội.
Thứ hai, học sinh phải luôn bận rộn trong việc học, không có thì giờ cho thể thao, văn hóa, đọc sách hay giao lưu với bè bạn, v.v…, những hoạt động kích thích sáng tạo và ảnh hưởng tốt đến hình thành nhân cách.
Thứ ba, học thêm trở thành khoản chi phí đáng kể, gây khó khăn cho những gia đình có thu nhập thấp, nhất là ở các bậc tiểu học hay trung học cơ sở là những bậc học phải được miễn phí hoàn toàn...
....
Theo tôi, với 3 hệ lụy như nêu trên của việc dạy thêm, thì nên có kế hoạch chấm dứt, chứ không nên tiếp cận theo hướng tìm cách quản lý chặt hơn để duy trì hiện trạng. Hay nói cách khác là không nên duy trì việc cho phép thầy cô giáo đang dạy chính khóa ở các trường công lập được dạy ngoài giờ cho học sinh của mình. Dĩ nhiên song song với quy định này phải có biện pháp tăng lương giáo viên.
Có thể nhiều người cho rằng việc tăng lương cho giáo viên là không khả thi, vì tăng lương phải tăng đồng loạt nhiều ngành khác. Và vừa qua đã tăng rồi, nếu tăng nữa thì ngân sách không đáp ứng được. Nhưng ta cần đặt câu hỏi nghiêm túc: Bao giờ chấm dứt tình trạng thầy cô giáo phải sống bằng thu nhập ngoài lương? Cần có lộ trình sớm giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn trong 5-6 năm tới, cải cách hệ thống thuế để tăng nguồn thu, thắt chặt quản lý để tránh thất thoát trong đầu tư công, cắt giảm hoặc trì hoãn những hạng mục đầu tư, chi tiêu chưa cần thiết, v.v.
Nên chăng có một ủy ban cấp nhà nước nghiên cứu thực trạng chi thu ngân sách trung ương và địa phương, nghiên cứu hệ thống thuế và đề ra lộ trình tăng lương cho công chức, viên chức, bao gồm giáo viên.
Nếu xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, và xét đến các hệ lụy trong việc dạy thêm, việc cải cách tiền lương nên bắt đầu từ lĩnh vực giáo dục rồi dần dần chuyển sang các lĩnh vực khác. Chẳng hạn đặt mục tiêu hai hay ba năm tới thầy cô giáo sẽ sống bằng tiền lương chính thức và từ đó không được dạy thêm nữa.
Còn việc học thêm thì nên để thị trường quyết định như kinh nghiệm Nhật Bản nêu trên.
![]()
Học thêm và dạy thêm
(Dân trí) - Việc dạy thêm kéo dài hàng chục năm nay, được dư luận nói đến nhiều, là một vấn đề nổi cộm trong xã hội.dantri.com.vn
Chương trình nặng nề, nội dung hàn lâm khả năng ứng dụng xa rời thực tiễn bao năm rồi vẫn vậy.Bản thân cháu đã trải nghiệm và thấy chương trình giáo dục ở Việt Nam rất nặng về lý thuyết và khó, bây giờ ai không đi học thêm các môn tự nhiên như toán thì hầu như không thể đạt được điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT (không tin các cm có thể đi hỏi). Hơn nữa, học sinh do còn nhỏ chưa có khả năng tự học tốt nên nếu không học thêm thì rất khó để theo kịp đặc biệt là ở cấp 2, 3.
Phát biểu kiểu này chính là điển hình của cái gọi là "chém gió", phán như rồng nhưng chả có giải pháp gì thiết thực, khả thi cả!
1. Nhu cầu học thêm là có thật, cần được đáp ứng. Vì vậy, hoạt động dậy thêm sai chỗ nào, méo mó chỗ nào thì tìm cách hạn chế, quản lý chỗ đó, ko thể vì thế mà cấm hẳn dạy/học thêm.
2. Ngành nào mà chả cần lương đủ sống. Nhưng lương thế nào mới là đủ sống, và lấy đâu ra ngân sách để đáp ứng mức lương đó?
Thế ạ, cháu không rõ thời các cô/chú có học thêm nhiều không, cháu nghe kể rằng ngày xưa, việc đỗ đại học là nhà mở cỗ ăn mừng mời cả làng; bây giờ, việc đỗ đại học là điều rất bình thường ạ.Chương trình nặng nề, nội dung hàn lâm khả năng ứng dụng xa rời thực tiễn bao năm rồi vẫn vậy.
Với mục tiêu phân luồng phấn đấu 2025 40% học tư thì cấp thcs vô cùng khốc liệt. Không đi học thêm, không chăm chỉ, không có tố chất... thì chỉ có tư/nghề/bổ túc thẳng tiến thôi. Em đầu hàng luôn và xác định cho con C3 trường tư. Con mình kém thôi méo có thêm nếm nhiều làm gì. Nhịn ăn nhịn mặc tí cho con đỡ khổ.Em thấy bậc tiểu học và THCS giờ nhu cầu học thêm là có thực, do áp lực thi vào lớp 10 không nhỏ + cha mẹ không kèm cặp được con vì công việc mưu sinh. Lớp THPT thì nhu cầu học thêm giảm do học sinh phân luồng và đa số chỉ cần tốt nghiệp là đủ.
Ngay bậc THCS và THPT thì chỉ một số giáo viên dạy thêm được, còn đầy môn không có học sinh học thêm.
Chuyện ép học sinh đi học thêm thì vẫn có, nhưng khu vực em ở thì chủ quan đánh giá là không nhiều.
Tăng lương bất kì ai trong hệ thống NN đều là gánh nặng của NS và suy cho cùng là.từ dân và DN đóng thuế. Giáp viên dạy thêm cũng coi như là XHH giáo dục cho các thày cô, như XHH khác mà NN hay làm thôiSống bằng đồng lương chính thức. Khái niệm này rất mơ hồ.
Bây giờ xã hội phát triển kiến thức khoa học nhân loại tăng theo cấp số nhân. Nên cả thầy và trò đều phải cố gắng nếu không muốn bị lạc hậu. Hồi xưa mình học ở vùng nông thôn tài liệu học tập không ngoài mấy cuốn sách giáo khoa. Học thêm không hề có khái niệm ngoài việc nhà trường có tổ chức ôn tập chung trong chương trình. Ngoài ra còn tiếp cận một số đề thi bài làm đại học các khoá trước được in lại. Học sinh cả trường vào đai học đếm không đủ đầu ngón tay. Ở thành phố thì học sinh đậu đại học có khá hơn. Khi về HN học sinh viên cũng lớp đủ các tỉnh thành. Ra trường tốt nghiệp chả lo thất nghiệp vì đều được phân công công tác. Bây giờ đại học thì phổ cập luôn. Nhưng việc làm thì cả là một vấn đề.Thế ạ, cháu không rõ thời các cô/chú có học thêm nhiều không, cháu nghe kể rằng ngày xưa, việc đỗ đại học là nhà mở cỗ ăn mừng mời cả làng; bây giờ, việc đỗ đại học là điều rất bình thường ạ.
Hiện nay có những thầy cô giỏi xuất hiện trên các nền tảng học trực tuyến, sáng tạo ra nhiều dạng bài tập rất khó và độc đáo. Vậy nên phần lớn những bạn đạt thủ khoa hiện nay đều học online từ các thầy cô trên mạng đó ạ, trường cháu có bạn nữ được 28,5 khối B00 top 1 trường cũng học thầy cô trên mạng hết.
Vâng bác.Cụ nói rất chính xác.
Mấy chục năm trước có trường chuyên, có "đúp" tới10 %, nếu cứ đi theo mô hình đó để phân tuyến hs thì giờ ổn rồi. Nhưng bộ dục lại cào bằng : 100% lên lớp, mở toang cửa vào ĐH, đẻ thêm bọn tại chức liên thông để nhét hết vào một rọ thế nên ai cũng có thể thành tiến sĩ, chuyên khoa 1,2...Gây nên ảo tưởng cho mọi người là cứ đi học thật nhiều là được, chưa học giỏi thì học thêm,chưa học ĐH thì đi cao đẳng rồi học mãi cũng thành ts!!
Toàn đội có quyền chức phá rào cụ.Cụ nói rất chính xác.
Mấy chục năm trước có trường chuyên, có "đúp" tới10 %, nếu cứ đi theo mô hình đó để phân tuyến hs thì giờ ổn rồi. Nhưng bộ dục lại cào bằng : 100% lên lớp, mở toang cửa vào ĐH, đẻ thêm bọn tại chức liên thông để nhét hết vào một rọ thế nên ai cũng có thể thành tiến sĩ, chuyên khoa 1,2...Gây nên ảo tưởng cho mọi người là cứ đi học thật nhiều là được, chưa học giỏi thì học thêm,chưa học ĐH thì đi cao đẳng rồi học mãi cũng thành ts!!
Việc đó chỉ là hỗ trợ nhất là giáo án chỉ copy sửa tý là xong. Nhưng kê giờ làm việc vống lên gấp nhiều lần giờ đứng lớp để hưởng thu nhập. Đặc biệt là các môn phụ... Đãi ngộ như hiện nay đối với giáo viên so với các ngành khác là cao.Nếu bỏ hết việc chấm thi, soạn giáo án, các hoạt động chuyên môn, các hoạt động ngoài chuyên môn thì thế là cao.