[Funland] Đảo chính Ngô Đình Diệm hôm 2/11/1963, cách đây 58 năm (MỚI)

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
Ngày 11-9-1963, Kennedy lại nói chưa thể cắt viện trợ chính phủ Diệm. Không được đảo chính. Kennedy muốn thuyết phục Diệm loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền.
17-9-1963, Hội đồng An ninh chỉ thị Đại sứ Lodge hoà hoãn với Diệm, nhưng bằng mọi cách thuyết phục Diệm loại bỏ ông Nhu.
Đại sứ Lodge rất bất mãn vì lệnh này, ông muốn đảo chính Diệm và cắt đứt viện trợ.
Đại sứ Lodge liên lạc với Tướng Dương Văn Minh bàn việc đảo chính.
Như đã nói ở trên, tháng 9-1963, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tướng Taylor, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ qua Việt Nam để nhìn tận mắt tình hình Phật giáo, và nếu cần thì phải áp lực Diệm.
Trước khi trở lại Washington, Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, Tướng Taylor và Tướng Harkins ghé thăm Diệm tại Dinh Gia Long.
Diệm hút thuốc liên miên và chỉ tay vào bản đồ để khoe thành tích tiến triển tốt đẹp.
McNamara nhắc Diệm về các xáo trộn chính trị và tình hình nguy ngập.
Diệm không đồng ý và bào chữa rằng đó là do báo chí xuyên tạc làm người Mỹ hiểu lầm và phàn nàn các học sinh nông nổi, thiếu giáo dục và không hiểu trách nhiệm nên gây rối trật tự, do đó không có giải pháp nào hơn là tống giam họ
Diệm thú nhận đã để xáo trộn là vì ông "quá nhẹ tay và đối xử quá tốt với Phật giáo".
Diệm lên án Mỹ ủng hộ đảo chính.
Vì trước khi đi, Kennedy đã ra lệnh hai ông này đừng có ý kiến gì về vấn đề này nên mọi người đều nín thinh.
McNamara hỏi tại sao chính phủ không cải chính những lời tuyên bố "ồn ào" của bà Nhu, và nhắc đến việc bà Tống Mỹ Linh (vợ Tưởng Giới Thạch) lạm quyền nên đẩy nước Tàu vào tay CS.
Diệm biện minh rằng "bà Nhu là một dân biểu, nên bà có quyền phát biểu theo ý của bà. Người Mỹ phải thông cảm cho bà vì bà bị báo chí truyền thông tấn công và xuyên tạc bà với đầy ác ý".
Phái đoàn không lấy làm thỏa mãn về thái độ của Tổng thống Diệm.
Ngày 2-10-1963, phái đoàn trở về Washington báo cáo tình hình với Kennedy: "Về lãnh vực quân sự tốt, nhưng sự tai tiếng chính trị của hai ông Diệm-Nhu sẽ làm xấu đi"
Người Mỹ thảo kế hoạch cắt viện trợ chương trình Commodity Import Program, đó là chương trình viện trợ kinh tế giúp Việt Nam 40% số lượng nhập cảng của quốc gia, và sinh ra một số ngân quỹ lớn cho quân đội.
Tổng thống Kennedy tuyên bố giờ phút này các cố vấn trong chính phủ ông không còn có những ý kiến khác biệt nữa.
 

Danny Archer

Xe hơi
Biển số
OF-325181
Ngày cấp bằng
28/6/14
Số km
111
Động cơ
287,050 Mã lực
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, 2 tay thằng Mỹ đưa ông Diệm lên bảo toạ mà không biết trên dưới thì nó ko để yên cho cũng không lạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
5-10-1963, Lucien Conein gặp Dương Văn Minh tại Sài Gòn, nói chuyện bằng tiếng Pháp. Tướng Minh đưa ra 3 điểm:
- Phải biết lập trường của Mỹ có ủng hộ chính phủ mới tương lai không?
- Không đòi hỏi Mỹ ủng hộ đảo chính, nhưng Mỹ đừng cản đường.
- Muốn Mỹ tái viện trợ kinh tế và quân sự cho chính phủ mới.
Dương Văn Minh đưa ra các kế hoạch giết ông Nhu và giết ông Ngô Đình Cẩn, bao vây Sài Gòn bằng lính, đánh thẳng vào phòng tuyến bảo vệ Phủ Tổng thống.
Lucien Conein không có ý kiến. Tướng Minh hẹn sẽ gặp lại sau.
****
Washington biết tin nên vừa háo hức mà vừa hồi hộp.
Kennedy nói với Đại sứ Lodge rằng chính phủ Mỹ không muốn giật dây cuộc đảo chính này, nhưng cũng không muốn bị hiểu lầm là cản trở đảo chính hay từ chối viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền mới.
Điều quan tâm lớn nhất của Washington là rủi cuộc đảo chính thất bại thì Mỹ sẽ bị cáo buộc là cấu kết với đám đảo chính chủ mưu phản loạn.
Nhà Trắng ra lệnh Đại sứ Lodge phải cẩn thận và làm sao để mà "có thể chối được".
Các báo cáo liên quan đến tình hình đảo chính phải báo cáo riêng, không được báo cáo chung với bản báo cáo thường nhật của Đại sứ quán.
Phải báo cáo riêng và báo cáo về Washington phải dùng qua ngả CIA, chứ đừng qua ngã lỏng lẻo Bộ Ngoại giao.
Hơn nữa, chỉ có Đại sứ Lodge mới được quyền chỉ thị CIA hành động và chỉ thị bằng khẩu lệnh mà thôi.
Đại sứ Lodge nói với Lucien Conein: "Nếu có gì trục trặc, tôi sẽ chối tuốt luốt".
Biết Dương Văn Minh chống Diệm, Mỹ tuyên bố cắt viện trợ Tổng thống Diệm, hứa ủng hộ tân chính phủ.
Muốn chứng tỏ Mỹ ủng hộ các tướng đảo chính, Mỹ triệu hồi ông Trưởng CIA Sài gòn Richardson về Mỹ vì cho rằng ông này thân thiện với Diệm.
5-10-1963, Giám Đốc CIA McCone phản đối kế hoạch giết ông Nhu và muốn đứng ngoài cuộc đảo chánh. Tuy nhiên vẫn muốn theo dõi kế hoạch đảo chánh.
Lucien Conein gặp Tướng Dương Văn Minh nói là Mỹ chống ám sát, do đó Tướng Minh nói: "Nếu quý vị không thích thì chúng tôi sẽ không đề cập đến nó nữa".
Tướng Minh muốn biết quan điểm của Mỹ nếu có cuộc đảo chính "sắp tới đây".
Lucien Conein liên lạc với Đại sứ Lodge và trả lời "bảo đảm ủng hộ chính phủ tương lai".
Từ lúc này, Lucien Conein biết là nhân vật mà ông cần liên lạc thường xuyên chính là Tướng Trần Văn Đôn. Có những cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa CIA và các tướng đảo chánh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
Ngày 17-10-1963, Mỹ báo cho chính phủ Diệm biết là viện trợ Lực lượng Đặc biệt của ông Nhu chỉ được tiếp tục nếu được chỉ huy bởi quân đội. Tướng Trần Văn Đôn gặp Đại sứ Lodge tại một buổi tiệc. Ông Lodge nói là không nhận được dấu hiệu đảo chính nào cả.
Ngày 25-10-1963, Lucien Conein hỏi Tướng Đôn bao giờ đảo chính?
Tướng Trần Văn Đôn trả lời là không biết và hỏi lại Lucien Conein có được phép của chính phủ Mỹ để thảo luận về cuộc đảo chính không?
Lucien Conein trả lời là Đại sứ Lodge ra lệnh. Sau đó Tướng Đôn được Đại sứ Lodge xác nhận tại phi trường.

Việt Nam 1963_10_26 (1).jpg

Ngày 26-10-1963, vài ngày trước khi bị giết, Ngô Đình Diệm dự lễ Quốc khánh VNCH
Việt Nam 1963_10_26 (2).jpg

Ngày 26-10-1963, vài ngày trước khi bị giết, Ngô Đình Diệm dự lễ Quốc khánh VNCH
Việt Nam 1963_10_26 (3).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
Ngày 27-10-1963, Tổng thống Diệm mời vợ chồng Đại sứ Lodge lên Đà Lạt dự lễ khánh thành lò phản ứng nguyên tử do Mỹ viện trợ
Sau nhiều lần thuyết phục nhưng Tổng thống Diệm không nghe, Đại sứ Lodge nói với Tổng thống Diệm: "Thưa Ngài, tất cả lời đề nghị rõ ràng của tôi đều bị Ngài từ chối hết. Theo Ngài nghĩ thì liệu Ngài có thể làm cái gì mà điều đó có thể đem lại cái nhìn thiện cảm nơi người Hoa Kỳ?".
Mỗi lần nhắc câu hỏi giống vậy thì Tổng thống Diệm lại đổi đề tài.
Việt Nam 1963_10_27 (1).jpg

Ngày 27-10-1963, Ngõ Đinh Diệm mời Đại sứ Henry Cabot Lodge đến Đà Lạt và hôm sau 28-10-1963, họ dự lễ khánh thành Ló phản ứng nguyên từ Đà Lạt, bốn ngày trước khi đảo chinh. Số phận anh em họ Ngô đã được quyết định trong một chĩ thị Washington gửi Cabot Lodge hôm 24-8-1963
 

745Lii

Xe điện
Người OF
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,241
Động cơ
619,915 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Ảnh này phía sau ông Diệm là tướng Lê Văn Tỵ thì đúng hơn. Tướng Big Minh trẻ hơn nhiều và cao to.
DE325D79-E104-45BA-84C7-B12C6EA0C7D9.png
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
Ngày 28-10-1963, Tướng Trần Văn Đôn gặp Lucien Conein tại Bộ Tổng tham mưu. Tướng Đôn không cho biết chắc chắn ngày đảo chính, nhưng nói là rất gần.
Tướng Đôn nói sẽ thông báo cho Đại sứ quán biết vài giờ trước khi bắt đầu đảo chính.
Tuy nhiên Tướng Đôn muốn Đại sứ Lodge đừng dừng chuyến bay về Washington đã định vào ngày 31-10-1963.
Tướng Đôn cho biết nhiệm vụ Dương Văn Minh lo quân đội, Tướng Lê Văn Kim lo chính trị, và Tướng Đôn lo liên lạc với Mỹ.
Hỏi về nhiệm vụ Tướng Tôn Thất Đính, Tướng Đôn nói Tướng Đính vì từng trung thành với Tổng thống Diệm, nên do đó không dám giao trọng trách vì e ngại bị phản.
Ngày 29-10-1963, Đại sứ Lodge thông báo cho Washington sắp có đảo chính, nói rằng không thể trì hoãn được
Ngày 30-10-1963, Mc George Bundy gửi điện nói là Tổng thống Kennedy vẫn còn ý muốn đảo chính.
Kennedy chỉ thị Đại sứ Lodge "nên can thiệp nếu cảm thấy kế hoạch đảo chính nguy hiểm, chúng ta ủng hộ nếu thấy diễn tiến đảo chính tốt, nhưng nếu thấy tình hình không thuận tiện thì trì hoãn lại để khỏi làm ảnh hưởng đến chỗ đứng của Mỹ tại Đông Nam Á".
Bản điện văn thứ hai của Nhà Trắng thì bày tỏ sự bất mãn và nói rằng "chúng ta không thể chấp nhận cái luận điệu cho rằng chúng ta không có đủ tư cách để trì hoãn hay ngăn cản cuộc đảo chính".
Đại sứ Lodge nghĩ là chính phủ Mỹ muốn ngăn cản đảo chính, do đó ông gửi một điện văn về Washington: "Đừng có nghĩ là chúng ta có quyền trì hoãn hay ngăn cản đảo chính. Không thể thông báo cho Tổng thống Diệm được vì làm như vậy là chúng ta phản bội các tướng lãnh đảo chính".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
Ảnh này phía sau ông Diệm là tướng Lê Văn Tỵ thì đúng hơn. Tướng Big Minh trẻ hơn nhiều và cao to.
DE325D79-E104-45BA-84C7-B12C6EA0C7D9.png
Lê Văn Tỵ lúc đó đang dương bệnh tại Mỹ, Trần Văn Đôn thay Lê Văn Tỵ giữ chức vụ Quyền Tổng tư lệnh quân đội VNCH. Dương Văn Minh lúc đó đang là cố vấn quân sự của Ngô Đình Diệm. Một chức danh không có quân và để anh em Diệm-Nhu dễ khống chế Minh
 

745Lii

Xe điện
Người OF
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,241
Động cơ
619,915 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Lê Văn Tỵ lúc đó đang dương bệnh tại Mỹ, Trần Văn Đôn thay Lê Văn Tỵ giữ chức vụ Quyền Tổng tư lệnh quân đội VNCH. Dương Văn Minh lúc đó đang là cố vấn quân sự của Ngô Đình Diệm. Một chức danh không có quân và để anh em Diệm-Nhu dễ khống chế Minh
Nhưng trong ảnh rõ ràng là ông Tỵ mà cụ. :)):))
cầu vai ông ta đeo 4* đó, Big Minh 3* thôi.
F952FC6B-CF66-49B3-B695-A22039C0B1BE.jpeg

32FF70EE-1E9E-459E-996A-807CB88C4867.png
 

745Lii

Xe điện
Người OF
Biển số
OF-969
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
3,241
Động cơ
619,915 Mã lực
Nơi ở
Chuồng bò
Lê Văn Tỵ lúc đó đang dương bệnh tại Mỹ, Trần Văn Đôn thay Lê Văn Tỵ giữ chức vụ Quyền Tổng tư lệnh quân đội VNCH. Dương Văn Minh lúc đó đang là cố vấn quân sự của Ngô Đình Diệm. Một chức danh không có quân và để anh em Diệm-Nhu dễ khống chế Minh
Ông Tỵ chỉ nghỉ dưỡng bệnh thôi, vẫn có mặt ở Việt Nam lúc đảo chính. Cuối tháng 7/63 sang Mỹ chữa bệnh, cuối tháng 9/63 lại về nước rồi ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
Giám đốc CIA Colby thì nhận định lại khác: "Bây giờ đảo chính thì nói là do người Việt Nam làm, nhưng theo tôi nghĩ thì trên thực tế quyết định này đã được Nhà Trắng quyết định từ vài tuần trước, lúc mà trong cuộc họp báo công khai tuyên bố là cần có một bộ mặt mới trong chính phủ Việt Nam, ám chỉ muốn thay đổi hai anh em Diệm-Nhu. Chúng ta cắt ngân khoản CIA viện trợ Lực lượng Đặc biệt của ông Nhu, điều đó có nghĩa là khi chúng ta không đồng ý với họ chỗ nào thì chúng ta cắt chỗ đó. Mỹ đã bật đèn xanh để các tướng đảo chính ra tay".
Paul Harkins (Tư lệnh Mỹ tại Việt Nam) không tin tưởng Đại sứ Lodge và cũng không tin tưởng các tướng lãnh đảo chính, nói: "Tướng Đôn nói dối, ông ta nói với Lucien Conein là có đảo chính trước ngày 2-11, nhưng lại nói với tôi là không có đảo chính".
Tướng Harkins ra lệnh Thuỷ quân lục chiến lên bờ Việt Nam. Tướng Harkins gửi điện cho Tướng Taylor ở Mỹ bày tỏ sự chống đối âm mưu đảo chính Diệm: "Chúng ta ủng hộ Diệm trong suốt 8 năm khó khăn. Thật sai lầm nếu hạ ông xuống, đá ông lăn lóc và truất phế ông ta".
Chống lại ý kiến ủng hộ đảo chính của Đại sứ Lodge, Tướng Harkins gửi điện văn cho ông Lodge: "Chúng ta phải cần thu thập thêm tin tức. Mặc dù Tướng Đôn tuyên bố là đảo chính là do chính người Việt Nam thực hiện. Tuy nhiên trong ngày gần đây rồi Mỹ cũng phải nhào vô dù có muốn hay không. Chúng ta cần phải tiếp tục ủng hộ Tổng thống Diệm cho đến khi nào chịu đựng hết nổi".

Ngày 31-10-1963, Washington gửi cho Đại sứ Lodge một điện văn được coi là điện văn cuối cùng.

Nội dung là chính phủ Mỹ ra lệnh: "Không được đứng về phe nào. Nếu tình thế xảy ra không rõ ràng, thì Mỹ phải đứng hoà hoàn giữa hai bên. Nếu đảo chính bị thất bại, Đại sứ quán nên cho phép họ tỵ nạn tùy theo sự quyết định của Đại sứ Lodge. Nhưng cố gắng khuyến khích họ nên đi nơi khác tỵ nạn. Dù vậy, nếu có cuộc đảo chính xảy ra thì Mỹ vẫn mong là nó thành công".
Đại sứ Lodge dừng chuyến bay về Hoa Kỳ trong ngày này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
DIẾN BIẾN CHI TIẾT CUỘC ĐẢO CHÍNH

7:30 AM ngày 1-11-1963 (6 tiếng đồng hồ trước khi đảo chính) Tướng Trần Văn Đôn đến Bộ Tổng tham mưu
Tướng Đôn chuẩn bị gặp Tướng Harkins và Đô đốc Harry D. Felt (Tư lệnh Thái Bình Dương) lúc 9 giờ 15 sáng.
Đô đốc Felt muốn gặp Tướng Đôn tại Bộ Tổng tham mưu nhưng Tướng Đôn lại muốn gặp tại MACV (Bộ chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, lúc đó nằm trên đường Trần Hưng Đạo, nay là trụ sở PC-14 Công an thành phố Hồ Chí Minh).
Tướng Đôn nói chuyện bình thường. Ông nói nếu đảo chính thành công thì sẽ thắng CS.
Trong khi nói chuyện, Đô đốc Felt chỉ lên bản đồ hỏi rằng có 2 Tiểu đoàn Dù chưa đồng ý gia nhập đảo chính. Tướng Đôn bảo đảm là các lực lượng này trên đường đến Tây Ninh, tây bắc của Sài Gòn, sẽ kéo về thủ đô và chủ động cuộc đảo chính.
9:45 AM, Đô đốc Felt rời MACV để đến thăm Tổng thống Diệm.
Tướng Đôn sợ Tổng thống Diệm rời Sài Gòn nên nhờ Đô đốc Felt cầm chân Tổng thống Diệm.
Đại sứ Lodge cũng tham dự.
Gặp nhau tại Dinh, Tổng thống Diệm nói: "Mỗi lần Đại sứ Mỹ đi Washington là có tin đồn đảo chính. Tôi biết là đang có sửa soạn đảo chính, nhưng tôi không biết ai chủ mưu vì họ giữ bí mật kỹ quá".
Khi Đại sứ Lodge sắp đi thì Tổng thống Diệm kéo qua một bên và nói là ông sẳn sàng thực hiện những điều chính phủ Mỹ muốn ông ta làm.

Nhưng đã quá trễ, lúc Đại sứ Lodge và Đô đốc Felt từ biệt Diệm thì binh sĩ đảo chính đã bao vây thủ đô Sài Gòn.

11:45 AM, Đô đốc Feelt chào Tổng thống Diệm để ra sân bay Tân Sơn Nhất trở về CINCPAC (Bộ chỉ huy Thái Bình Dương), có Tướng Đôn và Tướng Harkins đi cùng.
Đô đốc Felt họp báo tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau khi Đô đốc Felt đi, thì Tướng Đôn và Tướng Harkins ăn trưa với nhau.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
Sau khi máy bay chở Đô đốc Felt cất cánh, thì Tướng Đôn và Tướng Harkins ăn trưa với nhau.
Đại sứ Lodge ngồi lại nói chuyện với Tổng thống Diệm tại Dinh Gia Long.
Tổng thống Diệm nói là Mỹ giật dây xúi Phật giáo biểu tình và tung tin đảo chính.
Đại sứ Lodge trả lời: "Thưa Ngài, nếu một người Mỹ nào hứa hẹn một điều gì sai trái thì tôi sẽ tống cổ họ ra khỏi nước ngay".
Bào chữa cho ông cố vấn Nhu, Tổng thống Diệm khuyên ông Lodge nên gọi nói chuyện với Giám đốc CIA Colby và cựu Đại sứ Nolting để họ giải thích cho ông Lodge biết lý do tại sao Tổng thống Diệm cần đến ông Nhu nhiều như vậy.
Trước khi Đại sứ Lodge đứng ra về, Tổng thống Diệm nói: "Xin ông vui lòng nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là đồng minh tốt và thẳng thắn, tôi muốn là chúng ta nên thẳng thắn cùng giải quyết những vấn đề bây giờ hơn là nói về nó sau khi chúng ta đã mất tất cả".
Khi Đại sứ Lodge tiếp chuyện với Diệm thì có một vị tướng đến nhà Lucien Conein báo tin giờ đảo chính sắp bắt đầu.
Vị tướng này bảo Lucien Conein mang tất cả số tiền lên Bộ Tổng tham mưu.
Lucien Conein ôm 3 triệu đồng Việt Nam tương đương với 42.000 dollars ra đi.
Ông mang theo khẩu súng lục và mấy trái lựu đạn và một cái máy truyền tin đặc biệt để liên lạc với các viên chức CIA khác.
Theo Lucien Conein thì số tiền này được rút từ quỹ của CIA để dùng mua thực phẩm cho lính đảo chính và bồi thường các gia đình có lính chết vì đảo chính.
Trước khi đến Bộ Tổng tham mưu, Lucien Conein bấm mật mã 9,9...9,9...9,9 để thông báo đến các nhân viên CIA biết đảo chính bắt đầu.

Tuy nhiên, theo tờ Times of Vietnam (báo do Ngô Đình Nhu tài trợ) phát hành ngày 2-9-1963, trên trang nhất có tựa lớn "CIA tài trợ đảo chính" (CIA Financing Planned Coup d'Etat), có nói đến việc cơ quan CIA của Mỹ chi từ 10 triệu tới 24 triệu để tài trợ cho cuộc đảo chính Diệm. Số tiền này được ứng ra để trả lương và tưởng thưởng cho lính, cảnh sát, công chức. Và số tiền đó cũng được dùng để trả cho các tổ chức Phật giáo, phong trào thanh niên đấu tranh, các cơ sở tuyên truyền và cho các trường hợp bất khả kháng.
Đại sứ quán Mỹ từ chối nguồn tin này.
Khi được hỏi, Diệm nói: "Ông có nghĩ là tờ báo Times of Viet Nam lại đi in như vậy nếu đó không phải là sự thật?".
Sau đó Diệm có trưng dẫn một số bằng chứng để xác nhận điều đó là đúng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
Các tướng đảo chính đã nối đường dây điện thoại từ Bộ chỉ huy Đảo chính với Đại sứ quán Mỹ.
Một đường dây điện thoại khác được nối từ Bộ Tổng tham mưu đến nhà riêng của Lucien Conein với mục đích để Lucien Conein có thể liên lạc thường xuyên với 12 lính Biệt kích "A" Team đang bảo vệ vợ con ông. Nếu đảo chính bất thành, những người lính này sẽ tự động đưa vợ con ông ra khỏi nước.
Lucien Conein đến Bộ chỉ huy đảo chính khoảng 12:15 – 12:30 trưa.
Tướng Đôn vắng mặt vì tiễn Đô đốc Felt ra sân bay.
Dương Văn Minh nhìn thấy Lucien Conein thì hất hàm hỏi: "Ông làm gì đây?".
Lucien Conein trả lời là "Tôi được mời tới đây".
Tướng Minh dằn mặt: "Nếu đảo chính thất bại thì ông phải đi cùng với chúng tôi".
Hầu hết các tướng lãnh trung thành với Tổng thống Diệm hay theo đảo chính đều đến Bộ Tổng tham mưu do Tổng tham mưu trưởng Liên quân Trần Thiện Khiêm chiêu đãi.
Sau khi mọi người an tọa, Tướng Minh đứng dậy và tuyên bố đảo chính, vừa lúc đó Quân Cảnh tràn vào phòng với súng tiểu liên vây xung quanh.
Tướng Minh kêu gọi các tướng ủng hộ đảo chính. Họ được phép rời phòng Tổng tham mưu nhưng không được ra khỏi Bộ chỉ huy.
Những vị còn ngồi tại chỗ, trong đó có Đại tá Lê Quang Tung phản đối đảo chính bị tống giam ngay.
Tướng Minh sai đem máy ghi âm vào phòng, trong băng ông ghi lời tuyên bố đảo chính, lên án gia đình Tổng thống Diệm độc tài và hứa là quân đội có khả năng cai trị nước hơn. Tướng Minh đòi các tướng hiện diện ký vào bản tuyên bố ủng hộ quân đội đảo chính.
Dương Văn Minh phân phát cho các tướng những cuốn băng để gửi đến các đài phát thanh. Nếu đảo chính thất bại thì các tướng không thể chối được việc mình tình nguyện tham gia đảo chính.
13:30 quân đội phát động đảo chính.
Đảo chính thường vào ban đêm, nhưng lần này đảo chính ban ngày nên lính bảo vệ phủ Tổng thống không chuẩn bị ứng phó kịp thời.
Lính đảo chính mang khăn quàng đỏ, dấu hiệu đảo chính tại miền Nam Việt Nam.
Lực lượng đảo chính:
- Hai Tiểu đoàn Thuỷ quân lục chiến tiến vào từ Biên Hoà vào Sài gòn.
- Một Tiểu đoàn Dù, một Tiểu đoàn bộ binh từ Vũng Tàu.
- Hai Tiểu đoàn Dù từ Bình Dương.
- Sư đoàn 5 bộ binh của Nguyễn Văn Thiệu và Trường võ bị gần đó.
Đụng độ yếu ớt, quân đảo chính chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ chỉ huy Hải quân, Bộ Quốc phòng.
Khoảng 500 Thuỷ quân lục chiến bao vây Tổng Nha Cảnh sát vì nơi đó phe Tổng thống Diệm chứa rất nhiều vũ khí.
Lính đảo chính chiếm Sở Bưu Điện Trung tâm và Phòng Điện Tín.
Phe chính phủ Tổng thống Diệm tử thủ tại Đài Phát Thanh Sài Gòn và các đài phát thanh khác.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
15:00 PM, Tướng Đôn gọi cho Đại sứ quán để hỏi có kế hoạch nào để đưa Tổng thống Diệm và gia đình ra khỏi Việt Nam nếu họ đầu hàng, Đại sứ Lodge nói chắc chắn có máy bay vì chính Đại sứ Lodge đang có máy bay sẵn dự định để chở ông đi Mỹ, nhưng ông hoãn lại chuyến bay.
15:30, quân đảo chính chiếm Đài Phát Thanh.
Đụng độ nặng nề nhất là tại lô cốt Cộng Hoà của lực lượng Phòng Vệ Phủ Tổng thống gần Dinh Gia Long. Xe bọc thép của phe trung thành Tổng thống Diệm bắn tên lửa vào các những nhà cao tầng làm bể kính khiến dân chúng hốt hoảng di tản.
Khi nghe báo cáo là gặp sức kháng cự quá mạnh của phe Tổng thống Diệm tại lô cốt Cộng Hoà, Tướng Khiêm gọi Trung tá Nguyễn Cao Kỳ tại Bộ chỉ huy Không quân, nói: "Kỳ, lính phòng vệ ông Diệm chống cự mạnh quá và thì giờ không còn nhiều nữa. Ngay bây giờ hay không còn dịp khác nữa, ông có sẵn sàng giúp đỡ không?" Kỳ trả lời: "Dĩ nhiên, ngay lập tức".
Với tướng mạo màu mè, bộ râu kẽm, luôn choàng cái khăn cổ tím và mang bên mình cái súng lục cán mạ ngà voi, ông ra lệnh cho 2 phi công xuất trận. Khoảng 4 giờ chiều, hai chiếc máy bay A-1H xuất hiện trên bầu trời Sài Gòn, một chiếc từng dội bom Dinh Độc Lập năm 1962. Bom thả trượt mục tiêu, một quả bom thả rớt xướng hầm trống của Thuỷ quân lục chiến Mỹ bên kia Dinh Gia Long. Dù là bị oanh kích, nhưng trận đánh vẫn tiếp diễn tới tối.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,823
Động cơ
1,653,176 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Em ấn tượng nhất và thích nhất là Ổng đẹp trai :), vẻ điển trai chuẩn mực chứ không kiểu ngổ ngáo cao bồi hay Don Juan chơi bời như đa số tướng lĩnh VNCH thời đó

Ngay cả Đại tá Phạm Ngọc Thảo là điệp viên của ta cài vào cũng có vẻ ngoài rất ngầu, dữ ạ
Cụng như em, trong các loài hoa, em ấn tượng và thích hoa mẫu đơn, một loại hoa rất đặc biệt ... ạ
 

TRINHNX72

Xe tải
Biển số
OF-745664
Ngày cấp bằng
8/10/20
Số km
489
Động cơ
63,856 Mã lực
Tuổi
40
Đảo chính phải bí mật, đây các bố cứ bô bô. Diêm Nhu số chết, có tin là bắt nhốt hết, còn lên kê hoạch phản đảo chính nữa >:D< >:D<
 

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
3,765
Động cơ
313,297 Mã lực
Trong "Ông cố vấn" cũng có kể lại là big Minh dùng mắt chỉ đạo Nhung theo xe đi đón anh em ông Diệm. Chả biết nhìn thấy thật hay tưởng tượng.
Thấy lão pain có nói ở còm nào đấy là Nhung giết xong về còn báo tin hoàn thành nhiệm vụ với Minh Nhớn cơ mà? Tầm Đại úy như Nhung tuổi gì mà dám giết người trong xe còn đầy sĩ quan cấp cao :D Lão pain có tin gì hay phọt vào xem nào? ;))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,343
Động cơ
1,064,480 Mã lực
Khi nhận được báo cáo đầu tiên về việc có quân đội tiến về Dinh Gia Long một cách bất thường, ông Nhu tỏ ra không mấy lo ngại. Ông nghĩ đó chính là nằm trong kế hoạch đảo chính giả của ông gồm 2 phần: nhận diện và tiêu diệt đám đối nghịch chế độ.
Lực lượng phòng vệ Phủ Tổng thống không hề được biết kế hoạch BRAVO I và BRAVO II của Ngô Đình Nhu. Thấy lực lượng đảo chính tấn công Phủ Tổng thống là họ bắn trả
Nghe tiếng súng, Diệm hỏi Nhu, thì Nhu trả lời rằng đây là nằm trong kế hoạch của ông.
Hai ông Diệm và Nhu bình tâm, còn hút thuốc, nhìn qua cửa kính để "hóng", vì lúc này tiếng súng còn xa
Theo kế hoạch này, ông Nhu tiên đoán là "chúng ta sẽ lừa bọn tay sai của Mỹ rúc hết vào một cái rọ trong thủ đô".
Nhưng thật rủi cho anh em Diệm-Nhu, ông Nhu vì quá tin nên giao kế hoạch làm đảo chính giả cho Tướng Tôn Thất Đính thực hiện.
Được khoảng hơn một giờ sau, thì tiếng súng chát chúa gần Phủ Tổng thống khiến cả hai ông lo ngại, theo kịch bản BRAVO I thì "phe đảo chính giả" không tấn công Phủ Tổng thống mạnh mẽ như thế.
Sau khi súng nổ một lúc lâu, cảm thấy khác thường, ông Nhu cố liên lạc với Tôn Thất Đính nhưng không gặp, ông Nhu liên lạc với các tướng trung thành chế độ nhưng cũng không gặp được, lúc đó thì ông Nhu mới nhận thức ra là đảo chính thật.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top