[Funland] Đề xuất xem lại khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" ở trường tiểu học

xebobabanh17201

Xe điện
Biển số
OF-321319
Ngày cấp bằng
28/5/14
Số km
2,224
Động cơ
312,096 Mã lực
Nơi ở
Hanoipho
Dự là ý kiến này sẽ bị các bị chửi bới ghê gớm, hầu hết các ý kiến đạo lý sẽ là: "không học lễ thì..."
Theo e bỏ hết các loại khẩu hiệu đi cũng được, sáo rỗng lắm.
Hoặc nếu thích để thì e thấy ưng 2 câu:
1. Từ dân gian: Không học sau này bốc c*t
2. Từ trường L.T.Vinh: Có chí thì nên
Thằng nhà em thì" Không học cức ko có mà bốc nhá " :)
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
944
Động cơ
157,528 Mã lực
Sologan hay Khẩu Quyết dùng để đọc và nhớ trước, nghĩa hiểu sau. :D
 

--Lamborghini--

Xe lăn
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
14,701
Động cơ
572,993 Mã lực
Khẩu hiệu thôi mà.
Có khẩu hiệu mà tốt thì nước nhà hóa hổ hóa báo lâu rồi.
 

dhela

Xe tăng
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,517
Động cơ
94,352 Mã lực
chắc họ hiểu "Lễ" là biếu xén lễ lạt thầy cô chăng???
Trước thì cái chữ Lễ nó là Lễ nghĩa thì thấy ko sai. Nhưng giờ do hoàn cảnh và tình hình thực tế thì hầu hết đều hiểu sang là Lễ lạt. Nên là phải xấu hổ thoy ;;)
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,064
Động cơ
566,218 Mã lực
Cụ nói thật hay nói vui thế. Em thấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là chuẩn, ngắn gọn, súc tích, đơn giản dễ hiểu và cái chính là nó có ý nghĩa thực tế chứ cụ.
Tôi nói thật chứ.
Tôi quan niệm mọi thứ cần phải thực chất, không nên hô hẩu hiệu xuông.
Không phải những học sinh hô 5 điều Bác Hồ dậy mỗi ngày đều học tập tốt, đều yêu nước, đều thật thà...
Hay những kẻ tham nhũng, trộm cắp... là do hồi bé không đọc 5 điều Bác Hồ dậy
 

bimbim71

Xì hơi lốp
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
3,897
Động cơ
336,338 Mã lực
Em cho rằng vị dáo xư này chưa hiểu hết chữ"lễ".
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
682
Động cơ
91,355 Mã lực
Tuổi
63
quan trọng là hiểu câu đó như thế nào. nhiều khi "Hãy bỏ câu Tiên học lễ ..." cũng chỉ là một dạng khẩu hiệu. tôi thấy BGD chỉ chăm chăm sửa những cái bề ngoài mà không nhìn vào bản chất.
 

yevon1944

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-717536
Ngày cấp bằng
24/2/20
Số km
682
Động cơ
91,355 Mã lực
Tuổi
63
Nếu chỉ cần bỏ câu này mà chất lượng GD tốt lên thì em rất ủng hộ, còn buồn buồn đưa ra để tranh cãi thì đúng là bọn dở hơi.
cụ biết thực tế nó như nào rồi mà còn phải nếu ;))
 

Thanmen

Xe buýt
Biển số
OF-360798
Ngày cấp bằng
31/3/15
Số km
913
Động cơ
264,509 Mã lực
Cô giáo cấp 3 của e trong buổi sinh hoạt lớp không khí rất nặng nề đưa ra một câu hỏi mà k đứa nào trả lời đc, " chúng mày đi học để làm gì !Là để sau này chúng mày có cái mà đút vào mồm chính chúng mày."và trở thành slogan của lớp e sau này khi đã trưởng thành
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
7,941
Động cơ
3,004,584 Mã lực
Nơi ở
Internet
Tôi nói thật chứ.
Tôi quan niệm mọi thứ cần phải thực chất, không nên hô hẩu hiệu xuông.
Không phải những học sinh hô 5 điều Bác Hồ dậy mỗi ngày đều học tập tốt, đều yêu nước, đều thật thà...
Hay những kẻ tham nhũng, trộm cắp... là do hồi bé không đọc 5 điều Bác Hồ dậy
Hô khẩu hiệu xuông thì đương nhiên là nên bỏ, như vậy là bỏ hô khẩu hiệu xuông. Còn nếu phải chọn lọc một vài khẩu hiệu chất lượng (chỉ xét trong nội hàm của khẩu hiệu, không xét đến kết quả của việc áp dụng vì nó còn do cách áp dụng và quá nhiều yếu tố ảnh hưởng), thì em cho rằng 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng là một khẩu hiệu chất lượng.
 

Dream 100

Xe ngựa
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
29,415
Động cơ
1,628,247 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hehe cũng đúng.
Trc em đi học cũng viết đơn xin học “lettre de motivation” hoặc xin việc nhưng bên xứ Phớp thì các văn bản thông dụng cũng ko yêu cầu viết câu “ Cộng hoà Pháp - Tự do, bình đẳng, bác ái”
Các cụ đảo lái kinh quá! Có cần phải thế không???
Theo em thì cũng bỏ 2 cái dòng trên cùng mà trừ thư tình ra thì văn bản nào cũng có ý
 

Business2018

Xe buýt
Biển số
OF-542985
Ngày cấp bằng
25/11/17
Số km
709
Động cơ
-247 Mã lực
Cứ khẩu hiệu là ngán rồi, nói thì dài , nói ngắn cho nhanh - Bỏ !
 

Cukhoai9

Xe buýt
Biển số
OF-724445
Ngày cấp bằng
8/4/20
Số km
789
Động cơ
82,836 Mã lực
Sao bảo là Tiên học PHÍ, hậu học THÊM
 

VladimirP

Xe tải
Biển số
OF-742113
Ngày cấp bằng
7/9/20
Số km
457
Động cơ
64,254 Mã lực
Tôn Sư Trọng Đạo; Uống Nước Nhớ Nguồn; Biết ơn có gì là không tốt? lễ nghĩa, lễ phép có gì sai? Em hỏi ông Giáo Sư là Dừ Làm sao?
Ông ấy có nói là "sai" đâu... Cụ đọc kỹ lại bài của ông ấy nhé... Haizzz!!!
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,175
Động cơ
534,576 Mã lực
Báo cáo các cụ, thời của em đi học tức là thời trước cải cách giáo dục, dưới mái trường XHCN hoàn toàn không có khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " này, mà chỉ có các khẩu hiệu như " Dạy thật tốt, Học thật tốt ", "Thi đua Dạy tốt - Học tốt", " Học , học nữa, học mãi ","Tất cả vì học sinh thân yêu ", " Tri thức là sức mạnh ", "Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ".....

Nói thẳng ra là khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " không được sử dụng, vì nó là tàn dư của thời phong kiến, không nhà trường phía Bắc nào sử dụng. Khẩu hiệu này chỉ các cụ học trong Nam thời trước giải phóng nhà trường mới dùng.

Khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn ", chữ Lễ ở đây chính là lễ nghĩa là cái khuôn mẫu phép tắc về hành xử, đề cao rằng người quân tử thì xem trọng trọng lễ nghĩa hơn tri thức , mà chuẩn mực của lễ nghĩa theo Nho Giáo chính là " Tam cương ngũ thường ", bao gồm: Tam Cương : , quân thần cương : bổn phận đối với Vua, phụ tử cương: bổn phận đối với Cha / đạo cha con., phu thê cương: bổn phận đối với vợ / đạo vợ chồng. Ngũ Thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nói một cách khác các cụ nhà Nho lấy tam cương ngũ thường làm gốc, lấy văn chương chữ nghĩa làm ngọn.

" Nếu không có lễ, lấy gì mà phân biệt nghĩa vua tôi, trên dưới cho có đạo lý?: “Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì lễ là to hơn cả. Không có lễ thì không phân biệt ngôi vua tôi, trên dưới , lớn bé; không có lễ thì không có thể phân biệt cái lòng thân của trai gái, cha con, anh em, sự giao tiếp về hôn nhân về người thân hay người sơ” ( Lễ ký: Ai công vấn, XXVII)

Tuy nhiên sau thời kỳ đổi mới, xã hội khá khẩm có của ăn của để, nói cách khác là " Phú quí sinh lễ nghĩa " thì tự dưng nó được áp dụng trở lại. và nghĩa của nó bị suy diễn lung tung như : học làm người trước khi học tri thức, hay : Học đạo dức trước khi hoặc văn hóa...bla, bla

Nếu như vẫn giữ lại khẩu hiệu này, thì em đề nghị thêm một vế " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư " cho nó cân. Để em vào ngày tết nhất, 20-11 đi lễ Tết thầy cô , mà không cảm thấy ngại.
 

Quagia21

Xe máy
Biển số
OF-793211
Ngày cấp bằng
12/10/21
Số km
65
Động cơ
21,250 Mã lực
Ko hợp lý thì nên đổi ngược lại cho hợp lý thôi "Tiên học văn, hậu học lễ"
Câu này sáng đấy cụ!
Hơn đứt kiểu như" Tiên học hậu, văn học lễ"; "lễ học văn, hậu học tiên" . . .

Em thật! No happy! những kiểu làm như vậy của bên gd.
Vì bản chất những bất cập, vướng mắc gd của ta nó không phải cái đó.
 

Saviah

Xe buýt
Người OF
Biển số
OF-535
Ngày cấp bằng
30/10/06
Số km
586
Động cơ
431,240 Mã lực
Nơi ở
24°23′0.24″N 121°13′54.48″E
Báo cáo các cụ, thời của em đi học tức là thời trước cải cách giáo dục, dưới mái trường XHCN hoàn toàn không có khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " này, mà chỉ có các khẩu hiệu như " Dạy thật tốt, Học thật tốt ", "Thi đua Dạy tốt - Học tốt", " Học , học nữa, học mãi ","Tất cả vì học sinh thân yêu ", " Tri thức là sức mạnh ", "Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người ".....

Nói thẳng ra là khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn " không được sử dụng, vì nó là tàn dư của thời phong kiến, không nhà trường phía Bắc nào sử dụng. Khẩu hiệu này chỉ các cụ học trong Nam thời trước giải phóng nhà trường mới dùng.

Khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn ", chữ Lễ ở đây chính là lễ nghĩa là cái khuôn mẫu phép tắc về hành xử, đề cao rằng người quân tử thì xem trọng trọng lễ nghĩa hơn tri thức , mà chuẩn mực của lễ nghĩa theo Nho Giáo chính là " Tam cương ngũ thường ", bao gồm: Tam Cương : , quân thần cương : bổn phận đối với Vua, phụ tử cương: bổn phận đối với Cha / đạo cha con., phu thê cương: bổn phận đối với vợ / đạo vợ chồng. Ngũ Thường: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nói một cách khác các cụ nhà Nho lấy tam cương ngũ thường làm gốc, lấy văn chương chữ nghĩa làm ngọn.

" Nếu không có lễ, lấy gì mà phân biệt nghĩa vua tôi, trên dưới cho có đạo lý?: “Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì lễ là to hơn cả. Không có lễ thì không phân biệt ngôi vua tôi, trên dưới , lớn bé; không có lễ thì không có thể phân biệt cái lòng thân của trai gái, cha con, anh em, sự giao tiếp về hôn nhân về người thân hay người sơ” ( Lễ ký: Ai công vấn, XXVII)

Tuy nhiên sau thời kỳ đổi mới, xã hội khá khẩm có của ăn của để, nói cách khác là " Phú quí sinh lễ nghĩa " thì tự dưng nó được áp dụng trở lại. và nghĩa của nó bị suy diễn lung tung như : học làm người trước khi học tri thức, hay : Học đạo dức trước khi hoặc văn hóa...bla, bla

Nếu như vẫn giữ lại khẩu hiệu này, thì em đề nghị thêm một vế " Nhất tự vi sư, bán tự vi sư " cho nó cân. Để em vào ngày tết nhất, 20-11 đi lễ Tết thầy cô , mà không cảm thấy ngại.
Em thấy những khẩu hiệu cụ nói, khẩu hiệu nào cũng đúng, nhưng vì sao mỗi thời coi trọng 1 khẩu hiệu, theo lý thông thường, cái gì cần nhất thì đẩy lên cao nhất, ưu tiên nhất, mong muốn và đang thiếu cái gì nhất thì cái đó cũng được đẩy lên cao nhất. Thời 70, 80, những khẩu hiệu như Dạy tốt, học tốt, ... mà cụ nói, là những vấn đề đang được mong mỏi nhất, em nhớ lại thời đó, con người trong xã hội cơ bản là tự giác và gương mẫu hơn bây giờ rất nhiều, khả năng chịu đựng và vượt khó cũng tốt hơn, kỷ luật hơn. Nhưng thời kỳ đó là thời kỳ chiến tranh, bao vây, cấm vận, có quá nhiều thứ thiếu thốn khó khăn, nên việc học nó cũng bị ảnh hưởng, ảnh hưởng lớn đến nỗi người ta cần nhất là dạy tốt và học tốt được trong cái hoàn cảnh khổ sở đó. Nhưng bây giờ nói thật, ngoảnh nhìn xung quanh thì giá trị đạo đức suy đồi hơn ngày xưa nhiều lắm, từ khi đất nước mở cửa, đón nhiều thứ tốt cũng hứng nhiều thứ tệ hại, nên nhiều cái nó kinh khủng hơn ngày xưa, vấn đề đạo đức vì ngày càng báo động, nên khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn được đẩy lên cao hơn là vì thế. Ngày em còn bé đi học, học hư, học lười bị thầy cô giáo mắng, phạt, về mà lộ ra là bố mẹ phạt tiếp, giờ học hư, học lười, thầy cô giáo không dám mắng không dám phạt, ai nghiêm khắc thì bị chửi, cả học sinh lẫn phụ huynh chửi, đấy là đạo đức xuống cấp. Bên cạnh đó, có thể nhiều cụ sẽ nói nhiều giáo viên không ra gì, phản giáo dục, cái đó là hiện thực không thể chối cãi, nhưng nó phát sinh từ đâu, nó phát sinh từ khi những giáo viên đó còn nhỏ, họ đã không được quan tâm đến vấn đề như khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn, nên chính con người đó khi học xong những kiến thức để đi dạy học, chính họ lại không hiểu Tiên học lễ, hậu học văn, nên họ mới có những việc phản giáo dục như vậy. Như vậy, việc đẩy cao khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn cũng càng phải thực hiện, còn bỏ đi nghĩa là bỏ sự quan tâm trong giáo dục đạo đức, nếu không giáo dục đạo đức thì những chuyện vô lễ, phản giáo dục nó sẽ như cơm bữa. Còn câu Nhất tự vi sư, bán tự vi sư thì thời đầu những năm 90 bọn em còn làm bích báo vẫn thi thoảng dùng, cũng chả có gì là mới mẻ đâu ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top