[Funland] Đề xuất xem lại khẩu hiệu "tiên học lễ, hậu học văn" ở trường tiểu học

Kuu

Xe lăn
Biển số
OF-128472
Ngày cấp bằng
26/1/12
Số km
10,852
Động cơ
1,231,439 Mã lực
Lễ phép như cụ phân tích ấy, phải được gia đình dạy trước khi trẻ đi học cụ ạ. Còn cái Lễ trong khẩu hiệu nó ám chỉ chính là lễ số trong Nho giáo: như qui định về tam cương, ngũ thường.
Lễ phép thì gia đình cũng phải dạy, nhà trường cũng phải dạy...
Cụ đã hiểu sai cái ý muốn truyền đạt của khẩu hiệu đó vì Cụ suy diễn quá cầu kỳ, tinh vi...
Nhiều khi cái đơn giản mới là cái đúng.

Cụ cứ nghĩ như vậy đi. Em khác, đa phần mn khác :D.
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,870
Động cơ
430,640 Mã lực
Nên đổi thành ' Học lễ đi kèm học văn" Hoặc Văn Lễ Song Hành; hoặc Lễ hay Văn em đều phải học.
 

matizvan2009

Xì hơi lốp
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
20,462
Động cơ
773,727 Mã lực
Nhiều cụ vẫn hiểu sai chữ Lễ, trong khẩu hiệu " Tiên học lễ hậu học Văn ", và cho rằng gán nó thành Đạo đức nhỉ, 2 từ hán việt này nghĩa khác hẳn nhau mà. Ngay kể cả cụ thứ trưởng bộ GD cũng hiểu sai luôn.
" Mới đây nhất, chia sẻ với Dân Trí, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho rằng, cá nhân ông không đồng ý với quan điểm bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Ông nhận định, cái gốc cơ bản ở trong mỗi người là “đức”. Ở đây, có thể hiểu “lễ” chính là đức hạnh. Người không có đức nghĩa là người không giữ được mối quan hệ tốt đẹp với xung quanh. "


Câu Hán Việt của khẩu hiệu " Tiên học Lễ, hậu học Văn" này là : "先學禮 , 後學文 "
Chữ Lễ : trong câu này là : nghĩa là : Nghi thức , Phép tắc , Vật biếu tặng ,Tế, cúng ,Tôn kính, hậu đãi
Chữ Đức trong Đạo Đức: . nghĩa là : Phẩm chất tốt đẹp , Thiện ,ân huệ, ơn đức .....

Tự dưng cụ thứ trưởng đi gán ghép chữ Lễ thành chữ Đức , em thấy không ổn. Bản thân cái khẩu hiệu này hoàn toàn không ổn, Dân gian có câu ca dao " Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy ", chính là một câu ám chỉ đến một phần nghĩa của chữ Lễ trong câu " Tiên học Lễ, hậu học văn " đấy ạ.



Cụ giúp em với: em đã đặt tên lót của con gái có chữ Thục, cụ luận giải giúp em chữ này với.
Cảm ơn cụ.
 

thanhsu

Xe tải
Biển số
OF-33078
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
351
Động cơ
481,000 Mã lực
“Lễ” tương đương câu” ở đời phải biết mình là ai” thời phong kiến để cho dễ cai trị chứ ko phải là “Đức”. Thời nay giáo dục hoà nhập thì đưa chủ thể là học sinh và tôn trọng sự sáng tạo cá nhân nên đội lế giáo cũ có phần choáng váng.
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
2,497
Động cơ
589,021 Mã lực
Em ủng hộ, nghề đào tạo nó cũng quá bình thường như bao nghề khác như thầy cãi, thầy thuốc, . . . có gì đâu mà phải đánh bóng lên thế, quá mệt. Anh làm nghề tốt, phục vụ khách hàng tốt, thì anh mới có thu nhập cao, nhiều khách, cớ gì cứ thích là bề trên mà đòi làm thầy theo nghĩa cổ hủ nho giáo mà đòi trên phân khách hàng trực tiếp hay gián tiếp của mình mà bắt họ phải kính trọng một cách cực tả như vậy. Nhiều thợ giảng họ cũng chán cái danh hão vô nghĩa này, họ cũng cần niềm hạnh phúc là những đồng tiền lương thiện mang về cho gia đinh, thay vì những cái danh hão xưng tụng là thầy giáo, làm cho họ phải chui vào cái vỏ kén quá ngột ngạt mà bụng đói, cuộc sống thì khuôn phép kiểu mô phạm mất tự nhiên. Cái danh của nghề thợ giảng vẫn có đấy, nhưng ko phải từ lễ thầy trò, mà từ uy tín, chất lượng, hiệu quả từ hoạt động thợ giảng; cụ nào làm giáo dục đại học thì biết học theo tín chỉ, dạy tốt nghiên cứu tốt viết sách báo tốt thì sinh viên tự tìm đến đăng ký học, nếu không thì đại học tự chủ họ xóa luôn, thì chỉ có mà ra đường. Quan hệ cung cầu của cơ chế thị trường làm những cái như lễ thế này trở nên vớ vẩn. Em đã có tư duy này từ gần 20 năm trước rồi, trước hết cùng với bỏ cái slogan này thì nên bỏ ngày hiến chương nhà giáo và câu gì của của bác Phạm Văn Đồng: Nghề giáo là nghề cao quý trong những nghề cao quý nhất, nó cổ hủ lắm lắm rồi.

Đồng ý nhen, gỡ khẩu hiệu trước tiên. Sau đó gỡ luôn danh xưng “thầy cô” vì nghe nó có vẻ kính trọng bề trên quá, hãy thay nó bằng “thợ dạy A- B-C” để nó thể hiện sự bình đẳng vai vế. Mặc khác ko được gọi học sinh là “em” mà phải gọi là “khách hàng thân mến” khi tới lớp gặp nhau thì “thợ dạy” phải cúi đầu chào khách và ngày 20/11 nên đổi thành ngày tri ân khách hàng. Các thợ dạy có nhiệm vụ tới từng nhà quí khách gửi quà/ thiệp mừng… làm hết mọi thứ như vậy thì mới tạo ra được môi trường phản biện, tranh luận, bình đẳng. Giáo dục mới phát triển như tây/ Mỹ
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,041
Động cơ
461,186 Mã lực
Bỏ cái " khẩu hiệu " gắn liền với thăng trầm của 1 dân tộc, ăn sâu vào ý thức hệ đâu có dễ:)). Cứ kệ mịa tự nó đào thải. Thực tế đang là vậy:))
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,238
Động cơ
533,677 Mã lực
Em ủng hộ, nghề đào tạo nó cũng quá bình thường như bao nghề khác như thầy cãi, thầy thuốc, . . . có gì đâu mà phải đánh bóng lên thế, quá mệt. Anh làm nghề tốt, phục vụ khách hàng tốt, thì anh mới có thu nhập cao, nhiều khách, cớ gì cứ thích là bề trên mà đòi làm thầy theo nghĩa cổ hủ nho giáo mà đòi trên phân khách hàng trực tiếp hay gián tiếp của mình mà bắt họ phải kính trọng một cách cực tả như vậy. Nhiều thợ giảng họ cũng chán cái danh hão vô nghĩa này, họ cũng cần niềm hạnh phúc là những đồng tiền lương thiện mang về cho gia đinh, thay vì những cái danh hão xưng tụng là thầy giáo, làm cho họ phải chui vào cái vỏ kén quá ngột ngạt mà bụng đói, cuộc sống thì khuôn phép kiểu mô phạm mất tự nhiên. Cái danh của nghề thợ giảng vẫn có đấy, nhưng ko phải từ lễ thầy trò, mà từ uy tín, chất lượng, hiệu quả từ hoạt động thợ giảng; cụ nào làm giáo dục đại học thì biết học theo tín chỉ, dạy tốt nghiên cứu tốt viết sách báo tốt thì sinh viên tự tìm đến đăng ký học, nếu không thì đại học tự chủ họ xóa luôn, thì chỉ có mà ra đường. Quan hệ cung cầu của cơ chế thị trường làm những cái như lễ thế này trở nên vớ vẩn. Em đã có tư duy này từ gần 20 năm trước rồi, trước hết cùng với bỏ cái slogan này thì nên bỏ ngày hiến chương nhà giáo và câu gì của của bác Phạm Văn Đồng: Nghề giáo là nghề cao quý trong những nghề cao quý nhất, nó cổ hủ lắm lắm rồi.
Cụ nhắc em.mới nhớ, hình như bên Tây, mỗi mùa khai giảng thầy cô lại vắt tay lên trán làm đủ mọi cách lôi kéo học sinh tham gia môn học mà mình giảng dạy.
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,583
Động cơ
562,450 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Em ủng hộ, nghề đào tạo nó cũng quá bình thường như bao nghề khác như thầy cãi, thầy thuốc, . . . có gì đâu mà phải đánh bóng lên thế, quá mệt. Anh làm nghề tốt, phục vụ khách hàng tốt, thì anh mới có thu nhập cao, nhiều khách, cớ gì cứ thích là bề trên mà đòi làm thầy theo nghĩa cổ hủ nho giáo mà đòi trên phân khách hàng trực tiếp hay gián tiếp của mình mà bắt họ phải kính trọng một cách cực tả như vậy. Nhiều thợ giảng họ cũng chán cái danh hão vô nghĩa này, họ cũng cần niềm hạnh phúc là những đồng tiền lương thiện mang về cho gia đinh, thay vì những cái danh hão xưng tụng là thầy giáo, làm cho họ phải chui vào cái vỏ kén quá ngột ngạt mà bụng đói, cuộc sống thì khuôn phép kiểu mô phạm mất tự nhiên. Cái danh của nghề thợ giảng vẫn có đấy, nhưng ko phải từ lễ thầy trò, mà từ uy tín, chất lượng, hiệu quả từ hoạt động thợ giảng; cụ nào làm giáo dục đại học thì biết học theo tín chỉ, dạy tốt nghiên cứu tốt viết sách báo tốt thì sinh viên tự tìm đến đăng ký học, nếu không thì đại học tự chủ họ xóa luôn, thì chỉ có mà ra đường. Quan hệ cung cầu của cơ chế thị trường làm những cái như lễ thế này trở nên vớ vẩn. Em đã có tư duy này từ gần 20 năm trước rồi, trước hết cùng với bỏ cái slogan này thì nên bỏ ngày hiến chương nhà giáo và câu gì của của bác Phạm Văn Đồng: Nghề giáo là nghề cao quý trong những nghề cao quý nhất, nó cổ hủ lắm lắm rồi.

Ngày trước bác Khâu ngại nhất có đứa cãi, vì nếu tay bo cãi nhau bác Khâu có thể lòi ra chỗ dốt của mình. Bởi vậy bác đặt ra vấn đề là "quân sư phụ" tóm lại bố nói cấm cãi, nếu cãi thì coi như mày chết cmmr! Ý nghĩa của chữ 'Lễ" trong của câu khẩu hiệu là như thế.
 

uoat_LX

Xe điện
Biển số
OF-48886
Ngày cấp bằng
17/10/09
Số km
2,152
Động cơ
477,975 Mã lực
Chỉ cần định nghĩa cho đúng chữ " lễ " ,gắn nó với đúng thời đại đang sống về đạo đức,lối sống, cách nhìn, niềm tin, giới hạn quyền lực ....
Ý kiến cá nhân là câu này luôn bị hiểu một cách phiến diện hoặc không hiểu gì ,dẫn đến hành động sai lệch,độc đoán, sự tự đắc về quyền lực của người thầy,kẻ bề trên. Lạm dụng sự đề cao chữ lễ từ các chứng nhân từ lịch sử, của thời đại phong kiến .Sai lầm đó tồn tại và kéo dài cho đến hôm nay ,tạo nên sự bức xúc.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
332
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
“Lễ” tương đương câu” ở đời phải biết mình là ai” thời phong kiến để cho dễ cai trị chứ ko phải là “Đức”. Thời nay giáo dục hoà nhập thì đưa chủ thể là học sinhtôn trọng sự sáng tạo cá nhân nên đội lế giáo cũ có phần choáng váng.
Giáo dục hòa nhập: khái niệm vô nghĩa vì đã là giáo dục đều hướng đến đào tạo cái phổ quát của thời đại, phù hợp với một vùng lãnh thổ nhất định. Thơì phong kiến Tàu là đào tạo Nho giáo-văn minh nông nghiệp; thời TK19-20: đào tạo khoa giáo-văn minh công nghiệp
Chủ thể là học sinh: thời phong kiến giáo dục cũng lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động giáo dục, y như bây giờ. Đọc Nhà nho của Chu Thiên hay Lều chõng của Ngô Tất Tố cũng thấy ông thầy có nổi là nhờ đào tạo trò giỏi, trong khóa học thì anh trưởng tràng quản các khóa sinh chứ thầy chỉ ngồi giảng sách là chính.
Như vậy cái khác nhau thì ngày xưa chỉ rõ là học để thành ông quan, bây giờ học thành ông gì thì các nhà thiết kế chưa nói rõ.
Tôn trọng sự sáng tạo: Sai mục đích việc học, đã là học, tức là rèn theo, tập tành theo một lối nghĩ, lối làm của một bản thể khác, dù là học cái cụ thể như Pie đại đế học đóng thuyền hay học cái trừu tượng như Ngô Bảo Châu học toán lý thuyết. Sáng tạo là giai đoạn sau của sự học, cụ Châu nghĩ ra bổ đề phải sau khi đã thành thạo, hiểu rõ tư duy của Langland sau khi học về lý thuyết của Langland tại Pháp. Như vậy trong lúc học không có gì cần phải sáng tạo cả, thế thì tôn trọng là thừa.
 
Chỉnh sửa cuối:

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
332
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Ngày trước bác Khâu ngại nhất có đứa cãi, vì nếu tay bo cãi nhau bác Khâu có thể lòi ra chỗ dốt của mình. Bởi vậy bác đặt ra vấn đề là "quân sư phụ" tóm lại bố nói cấm cãi, nếu cãi thì coi như mày chết cmmr! Ý nghĩa của chữ 'Lễ" trong của câu khẩu hiệu là như thế.
Nếu dùng chữ Lễ đúng như cụ Khổng dạy "khắc kỷ phục lễ" thì cái Lễ phong kiến nó ngặt nghèo lắm, nên bỏ. Tuy nhiên lý do bỏ mà cụ giáo sư Thêm đưa ra là tạo sự hai chiều, sự sáng tạo thì nó kêu như chuông nhưng lại rỗng như đýt bụt. Lý do thì đã nói ở post #276
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
332
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Nhân tiện nói về sáng tạo, họa sĩ sáng tạo phái siêu thực Salvator Dali có nói đại ý: Rất nản với mấy ông thầy dạy mỹ thuật cho tôi, lúc nào cũng gào lên sáng tạo, phá bỏ khuôn mẫu, cái đó thì tôi có thừa, cái cần là dạy tôi cách thể hiện sự sáng tạo bằng các dụng cụ, vật liệu của họa sĩ như cách dùng chổi lông, phẩm màu cũng như các bước để thể hiện sự sáng tạo như lập bố cục, xác định tiêu điểm của bối cảnh... các vị thầy ấy chả nói gì.
 
Chỉnh sửa cuối:

thanhsu

Xe tải
Biển số
OF-33078
Ngày cấp bằng
6/4/09
Số km
351
Động cơ
481,000 Mã lực
Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, thế hệ trẻ có tư duy độc lập, có khả năng sáng tạo, dám tự chịu tránh nhiệm và có trái tim yêu thương đã là tự thoát khỏi “Lễ”.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
332
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Bỏ cái " khẩu hiệu " gắn liền với thăng trầm của 1 dân tộc, ăn sâu vào ý thức hệ đâu có dễ:)). Cứ kệ mịa tự nó đào thải. Thực tế đang là vậy:))
Khẩu hiệu này mới có được hơn chục năm nay, thời 1990 về trước chắc chắn chưa có. Như vậy khẩu hiệu này gắn với sự trầm của giáo dục do rối loạn về tiêu chuẩn đào tạo, không biết đào tạo sẽ ra con người hữu dụng nào cho xã hội, theo Marx-Lenin, đó là do hoàn cảnh kinh tế-xã hội tạo ra sự lúng túng ấy: Liên Xô đổ, nền kinh tế dựa trên bao cấp vừa xóa bỏ, hình thái kinh tế mới là gì chưa rõ, do vậy các nhà thiết kế giáo lấy một câu không có trong cổ văn Hán học ra làm mục tiêu giáo dục, nghĩa câu khẩu hiệu thì, hi hi, chưa thấy làm rõ ở đâu.
Như vậy, bây giờ hình thái kinh tế đã xác định là "kinh tế thị trường định hướng XHCN" rồi thì mục đích giáo dục tương đương phải đào tạo ra người như nào để phù hợp hình thái kinh tế đó, với mục đích rõ rồi thì khẩu hiệu hay các từ chốt mô tả mục đích là gì, đó là việc của mấy ông vẽ chữ.
Sự rối loạn trong bàn luận việc bỏ hay giữ khẩu hiệu "tiên..hậu.." chỉ thể hiện các nhà thiết kế giáo dục không nắm chắc lý luận về phép biện chứng của Marx-Lenin.
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,583
Động cơ
562,450 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Giáo dục hòa nhập: khái niệm vô nghĩa vì đã là giáo dục đều hướng đến đào tạo cái phổ quát của thời đại, phù hợp với một vùng lãnh thổ nhất định. Thơì phong kiến Tàu là đào tạo Nho giáo-văn minh nông nghiệp; thời TK19-20: đào tạo khoa giáo-văn minh công nghiệp
Chủ thể là học sinh: thời phong kiến giáo dục cũng lấy học sinh làm chủ thể của hoạt động giáo dục, y như bây giờ. Đọc Nhà nho của Chu Thiên hay Lều chõng của Ngô Tất Tố cũng thấy ông thầy có nổi là nhờ đào tạo trò giỏi, trong khóa học thì anh trưởng tràng quản các khóa sinh chứ thầy chỉ ngồi giảng sách là chính.
Như vậy cái khác nhau thì ngày xưa chỉ rõ là học để thành ông quan, bây giờ học thành ông gì thì các nhà thiết kế chưa nói rõ.
Tôn trọng sự sáng tạo: Sai mục đích việc học, đã là học, tức là rèn theo, tập tành theo một lối nghĩ, lối làm của một bản thể khác, dù là học cái cụ thể như Pie đại đế học đóng thuyền hay học cái trừu tượng như Ngô Bảo Châu học toán lý thuyết. Sáng tạo là giai đoạn sau của sự học, cụ Châu nghĩ ra bổ đề phải sau khi đã thành thạo, hiểu rõ tư duy của Langland sau khi học về lý thuyết của Langland tại Pháp. Như vậy trong lúc học không có gì cần phải sáng tạo cả, thế thì tôn trọng là thừa.

Em ủng hộ thầy Thêm ở khía cạnh canh tân cải tổ. Làm gì cũng có sai, quan trọng là ở định hướng.
Thầy Thêm có thể không phải là người khai phá nhưng là người dũng cảm. Giáo dục nước mình phải thay đổi, điều này &%^ đứa nào dám cãi dù là ở cương vị nào. Thay đổi thì phải chấp nhận rủi ro.


Còn bàn về sự học như ở còm #276, em chỉ dám thẽ thọt hỏi bác một câu rằng nếu như ý bác, liệu có mai cô sốp hay phây búc không? Sáng tạo thuộc về một phạm trù vượt lên trên giáo dục, sáng tạo là nền tảng của giáo dục và là sản phẩm của giáo dục. Sáng tạo thuộc về cá nhân, giáo dục thuộc về cộng đồng. Không có các cá nhân xuất chúng sẽ không có các thành tịu cộng đồng hùng vĩ.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
332
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, thế hệ trẻ có tư duy độc lập, có khả năng sáng tạo, dám tự chịu tránh nhiệm và có trái tim yêu thương đã là tự thoát khỏi “Lễ”.
Thế nhỡ thành thằng mất dạy có chữ thì sao cụ ơi ;))

P.S: Thử lấy hình tượng Chí Phèo: cũng tư duy độc lập nhé "...Hắn làm cái ông gì ở làng này? Không vây cánh, không họ hàng thân thích; anh em không có, đến bố mẹ cũng không... Ờ thế mà cũng dám độc lực chọi nhau với lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, Chánh Hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu, khét tiếng đến cả trong hàng huyện. Thử hỏi đã có mặt nào trong cái làng hơn hai nghìn suất đinh này làm được thế? Kể làm rồi có chết cũng là cam tâm "
Có khả năng sáng tạo: Để đòi nợ có thể rạch mặt hay đốt nhà, rất tùy thời nhé.
Dạm tự chịu trách nhiệm: Kêu làng ra chứng kiến khi hành xử nhé.
Có trái tim yêu thương: Thương thị Nở quá đi mà.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top