[Funland] Đọc mà rùng mình

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,305
Động cơ
519,647 Mã lực
‘Con virus đáng sợ’ của Trung Quốc, bài viết cũ làm người Pháp lo ngại (ST)
« Một con virus đáng lo sợ được tạo ra tại Trung Quốc », đó là tựa đề một bài báo đăng trên tờ Le Parisien cách đây bảy năm, vào ngày 05/05/2013, được độc giả truy cập rất nhiều từ vài tuần qua và phổ biến cho nhau trên mạng xã hội, kể cả ở Việt Nam, đến nỗi tòa soạn cách đây mấy hôm phải cập nhật thêm phần giới thiệu vào, và viết hẳn một bài mới để nói rõ bối cảnh.

Nội dung bài viết mang tên tác giả Claudine Proust như sau :

Một con virus đáng sợ được tạo ra tại Trung Quốc
Các nhà khoa học cảnh báo về việc các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã lai tạo ra một con virus loại cúm gà rất nguy hại.

Hữu ích hay nguy hiểm ? Cộng đồng khoa học thế giới rúng động từ khi tạp chí Mỹ Science loan tin các nhà sinh học Trung Quốc lai tạo ra một con virus nguy hại. Trong lúc Trung Quốc phải chiến đấu với dịch cúm gà không biết đến lần thứ bao nhiêu, một nhóm nghiên cứu của trường đại học nông nghiệp Cam Túc lại cho ra đời một con virus mới, trộn lẫn gien H5N1 với H1N1.

Virus H5N1 đã lây nhiễm cho 628 người từ năm 2003 với tỉ lệ tử vong lên đến 60%, có thể lây từ loài chim sang người, nhưng không từ người sang người. Còn virus H1N1, xuất hiện ở Mêhicô năm 2009, không gây tử vong nhiều hơn cúm thường nhưng lây lan rất mạnh. Con virus này có thể đã khiến 1/5 dân số thế giới bị nhiễm trong đại dịch vào năm đó, giết chết 18.000 người.

Mục tiêu thí nghiệm không rõ ràng
Con virus lai tạo tại Trung Quốc mang tính chất tệ hại nhất của cả hai, với đặc điểm đáng ngại là có thể dễ dàng lây giữa hai con chuột lang với nhau, qua đường hô hấp, chẳng hạn qua một cái hắt hơi. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc kết luận : con virus H5N1 độc hại chỉ cần biến thể một chút là có thể lây lan giữa loài có vú.

« Có nên can thiệp vào thế giới tự nhiên chỉ để chứng minh điều đó hay không ? » - các chuyên gia tức giận. Đây là việc không đáng làm so với những rủi ro phải gánh lấy. Chỉ cần một thao tác sai, một sự rò rỉ, một ý đồ xấu là một con virus biến đổi gien loại này có thể dễ dàng « nhiễm độc cho con người, gây ra từ 100.000 đến 100 triệu cái chết » - theo ước tính của Simon Wain Hobson ở Viện Pasteur.

Tòa soạn Le Parisien ngày 13/04/2020 phải cho đăng một bài mới mang tựa đề « Virus đáng lo sợ tạo ra tại Trung Quốc : Năm câu hỏi về bài báo mà bạn đọc đang hoang mang ». Nội dung như sau :

Từ vài ngày qua, một trong số các bài báo của chúng tôi nói về một con virus được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc năm 2013, đã gây chú ý và lo ngại cho nhiều cư dân mạng.

‘’Đây có đúng là một bài viết của quý báo hay là fake ?’’, ‘’Bài này có từ năm 2013 ! Họ đã chế thêm những thứ khốn kiếp nào nữa ?’’, ‘’Có căn cứ để đặt câu hỏi, nếu thêm vào sự kiện các virus này được trữ trong phòng thí nghiệm P4 duy nhất của Trung Quốc ở Vũ Hán’’… »

Bài báo đã được đọc rất nhiều trong những ngày gần đây và đôi khi được những trang khác đăng lại. Thông tin này dù có thực, cũng cần đặt lại trong bối cảnh cụ thể, để không liên hệ với con virus corona chủng mới xuất hiện tại Trung Quốc cuối năm 2019.

Bài viết nói về điều gì ?
Bài báo đề ngày 05/05/2013 trong Le Parisien, nêu ra cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu. Nhiều nhà khoa học chia sẻ lo ngại về việc Trung Quốc tạo ra trong phòng thí nghiệm một con virus bao gồm các đặc tính của virus cúm A H1N1 (xuất xứ một phần từ loài vật, có thể lây từ người sang người) và virus H5N1 (xuất xứ loài vật, lây từ loài chim sang người, nhưng không từ người sang người).

Thông tin này là đúng, như cựu nhà báo Claudine Proust của chúng tôi chuyên viết về y tế đã xác nhận. « Đề tài này có thể từ một bản tin của AFP », có thêm giải thích của nhà vi trùng học Jean-Claude Manuguerra, nay là người chịu trách nhiệm đơn vị can thiệp sinh học khẩn cấp (CIBU) của Viện Pasteur.

Tuy nhiên Le Parisien không phải là tờ báo duy nhất đưa tin này, mà thông tin còn có trên trang web của France Info, Futura Sciences hay Le Quotidien du Médecin.

Việc lai tạo này liệu có liên quan đến virus corona chủng mới ?
Nhà sinh học Mỹ Richard H.Ebright, là người có tham gia trong số các nhà khoa học chỉ trích nghiên cứu trên, trả lời là không. « Không có quan hệ nào giữa con virus lai tạo H5N1-H1N1 và SARS-CoV-2 (tên khoa học của virus corona chủng mới). Hai con virus này thuộc những ngành (phyla) khác nhau. Chúng khác xa như trùng đất với con người » - giám đốc phòng thí nghiệm của Waksman Institute of Microbiology ở tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ bình luận.

Các cư dân mạng khác cho rằng, nếu có khả năng lai tạo ra con virus mới giữa hai chủng virus như thế, thì SARS-CoV-2 cũng có thể là virus do con người tạo ra.

Trên thực tế, tất cả cho thấy virus corona chủng mới có nguồn gốc tự nhiên. Một công trình đăng trên tạp chí Nature ngày 17/3 do các nhà nghiên cứu Mỹ, Anh, Úc tiến hành, kết luận rằng « SARS-CoV-2 không phải là sản phẩm của phòng thí nghiệm hay một con virus được cố ý tạo ra ».

Tiến sĩ Etienne Simon-Loriere của Viện Pasteur cho biết một trong những bằng chứng là « không có một dấu vết nào trong bộ gien của SARS-CoV-2 giống với một mã di truyền nhân tạo ». Cách thức mà con virus bám vào các thụ thể để xâm nhập vào tế bào, cũng khác hẳn với các virus SARS mà phòng thí nghiệm biết được.

Ông nói : « Nếu nó do con người tạo ra, thì họ đã cóp lại những virus SARS cũ. Người ta không thể sáng chế ra cách thức độc đáo này để bám vào thụ thể tế bào con người. Bộ gien thì tất cả đều có, người ta giải mã tại tất cả các nước, nhưng không có yếu tố nào cho thấy có dấu vết bàn tay con người. Không có dấu hiệu nhân bản vô tính hay tổng hợp ».

Cuộc thí nghiệm năm 2013 liên quan đến vấn đề gì ?
Nghiên cứu này trộn lẫn chất liệu di truyền của virus cúm gà H5N1 với virus gây đại dịch H1N1 để sản sinh ra một loại « virus tái tổ hợp ». Nó được tiến hành bởi một ê-kíp Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân (Harbin), trực thuộc Viện hàn lâm nông nghiệp Trung Quốc ở miền đông bắc (cách Vũ Hán hơn 2.200 km).

Nghiên cứu cho thấy con virus lai tạo lây nhiễm « rất dễ dàng giữa hai con chuột lang, thông qua đường hô hấp », « chẳng hạn chỉ cần một cái hắt hơi ». Các nhà nghiên cứu kết luận virus H5N1 (lây từ chim, gia cầm sang người) chỉ cần biến thể một chút là có thể lây lan giữa loài có vú với nhau. Điều đáng sợ là virus H5N1 gây chết người dữ dội hơn so với H1N1. Kết quả nghiên cứu này trước hết được tạp chí Nature đăng lên vào tháng 5/2013, vài tuần sau được tạp chí Science đưa lại.

Tác động của nghiên cứu này như thế nào ?
Tranh cãi đã nổ ra với các nhà khoa học khác, nhất là tại Viện Pasteur Pháp và trường đại học Queen Mary ở Luân Đôn, với nhận định một nghiên cứu như vậy chẳng giúp học hỏi được gì mới nhưng lại gây rủi ro rất lớn, và như vậy là vô dụng. Theo nhà nghiên cứu Simon Wain Hobson, Viện Pasteur thì chỉ cần một thao tác sai, một sự rò rỉ hay ý đồ xấu là con virus loại này có thể dễ dàng lây nhiễm cho con người, khiến 100.000 đến 100 triệu người tử vong.

Nhưng theo ông Etienne Simon-Loriere, rủi ro rất thấp do « được tiến hành trong một phòng thí nghiệm với các điều kiện khắt khe để tránh tối đa nguy cơ virus thoát ra bên ngoài ». Và từ đó đến nay, đã có những quy định mới tại một số phòng thí nghiệm, buộc phải được các hội đồng khoa học và chuyên gia bên ngoài chấp thuận trước khi tiến hành các thí nghiệm loại này.

Sau các tranh cãi, đa số chuyên gia Trung Quốc tiếp tục nghiên cứu các loại virus khác và các loài vật khác, chứ không nhất thiết với các « virus tái tổ hợp ». Một số nghiên cứu việc lây lan virus H7N9 thông qua giọt bắn giữa loài chồn, và lợi ích của vaccine chống H7N9 trên loài hữu nhũ.

Tạo ra virus là chuyện thường tình ?
Vâng, nhưng việc này luôn có rất nhiều quy định để bảo đảm an toàn. Việc xem xét virus, thay đổi thành phần… nằm trong phạm vi công việc của các nhà nghiên cứu. Ngược lại, ít có chuyện đi quá xa như thế, tạo ra những con virus nguy hiểm chết người. Ông Etienne Simon-Loriere nói rõ : « Tại Viện Pasteur, chúng tôi chưa bao giờ tiến hành những việc tương tự ».

Cần ghi nhận rằng việc lai tạo ra con virus H1N1-H5N1 nằm trong bối cảnh việc tạo ra trong phòng thí nghiệm một con virus giết người và có độ lây nhiễm rất cao, được mệnh danh là « Frankenvirus » (virus Frankenstein), gây tranh cãi dữ dội.

Bài viết trên đây của Le Parisien được đăng trước khi có thông tin của Fox News ngày 15/04/2020 về virus corona chủng mới lọt ra từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán do sơ xuất. Ngay sau đó tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết đang điều tra về nghi vấn này.
 
  • Vodka
Reactions: TPS

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,305
Động cơ
519,647 Mã lực
Trong xóm mà bị câu chó, mất gà đồ đạc lặt vặt không cánh mà bay thì nhất định là phải nghi thằng nghiện mới ra trại về đúng không các bác?. :-??
 

kiepdodenhp

Xe máy
Biển số
OF-716631
Ngày cấp bằng
18/2/20
Số km
96
Động cơ
81,800 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Biết ra sao ngày mai
 

RealMen9999

Xe tải
Biển số
OF-720617
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
453
Động cơ
82,510 Mã lực
Tuổi
35
Nếu trong tự nhiên thì khi một chủng loài nào phát triển quá mức gây mất cân bằng sinh thái, thì sẽ có một tác động tự nhiên làm giảm bớt số lượng loài đó. Con người chắc cũng không ngoại lệ....
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,305
Động cơ
519,647 Mã lực
1/ Trước kia Pháp có hỗ trợ TQ một số P3----->SARS-CoV xuất hiện và đại dịch bùng phát ở Quảng Đông 2003-------->cầy hương là tác giả theo phía TQ kết luận
2/ Pháp tiếp tục hỗ trợ TQ xây P4 ở Vũ Hán----SARS-CoV-2 xuất hiện và đại dịch bùng phát ở Vũ Hán 2019------->dơi và tê tê là tác giả theo phía TQ kết luận
3/ Nghiên cứu của ĐH Cambrige kết luận "rất nhiều khả năng siêu F0 xuất hiện ở miền Nam TQ từ tháng 9/2019 chứ không phải chờ đến tháng 11/2019
4/ TQ có tiền lệ ghép virus độc hại H1N1 và H5N1 tại Viện nghiên cứu thú y Cáp Nhĩ Tân (P3?) ở Đông Bắc TQ cách Vũ Hán 2200 km.
5/ (3)+(4) = Frankenvirus » (virus Frankenstein) = SARS-CoV-2? .
6/ Theo logic diễn tiến thì SARS-CoV-3 sẽ có tác giả là rái cá, SARS-CoV-4 sẽ có tác giả là loòng toong. Các bác tự rút ra kết luận
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,501
Động cơ
291,656 Mã lực
Dcm....em giờ chịch còn chả thấy rùng mình nữa kia....
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,305
Động cơ
519,647 Mã lực
« Batwoman » và những bí mật phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán (ST)
Liệu con virus corona chủng mới có bị bất cẩn để thoát ra khỏi một trong những phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch ? Bài điều tra của Le Monde ngày 27/04/2020 đi vào môi trường đặc thù này, cho thấy Pháp đã ngây thơ khi tin vào sự hợp tác với Trung Quốc.

Khi nạn dịch khởi đầu tại thành phố, bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), chuyên gia về virus corona của Viện Vi trùng học Vũ Hán không thể ngủ được trong nhiều ngày, với câu hỏi dai dẳng « Liệu có phải con virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Trung Quốc ? ».
« Batwoman » của P4 Vũ Hán
Người phụ nữ 55 tuổi được báo chí Hoa lục đặt biệt danh là « Batwoman », do bà chuyên nghiên cứu loài dơi ở Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam, các khu vực thực sự là « nhà máy sản xuất virus ». Năm 2005, chính từ một con dơi mà bà đã nhận diện được hai loại virus gần giống với SARS-CoV, virus đã gây ra dịch SARS năm 2003. Thế nên ngay từ khi những bệnh nhân đầu tiên nhập viện ở Vũ Hán, Thạch Chính Lệ đã thổ lộ với Jane Qiu, nhà báo của nguyệt san Scientific American về nỗi lo con virus thoát ra từ Trung tâm bệnh nhiễm của Viện Vi trùng học Vũ Hán.
Thạch Chính Lệ làm việc trong hai môi trường : những hang động tối tăm ẩm ướt ở tỉnh xa mà bà phải lặn lội vào trong trang phục bảo hộ để bắt dơi, và phòng thí nghiệm. Bà là phó giám đốc phòng thí nghiệm P4 mới, chuyên nghiên cứu virus loại 4 có tỉ lệ lây nhiễm và làm chết người cao nhất, như Ebola đã giết hại 90% người bị nhiễm.
« P4 », tức National Biosafety Laboratory của Vũ Hán, được xây dựng trong khuôn khổ một thỏa thuận hợp tác Pháp-Trung, theo mô hình P4 Jean-Mérieux ở Lyon. Phòng thí nghiệm mang tính chiến lược cao này mất 15 năm mới hoàn thành, bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2019 sau hai năm thử nghiệm, nằm ở ngoại ô cách Vũ Hán 30 km về phía tây nam. Tuy nằm ở một khu vực cô lập, nhưng cách đây hai năm, mọc lên một khu đại học xá dành cho các nhà nghiên cứu và sinh viên ở sát cạnh.
Ngày 14/04/2020, Washington Post đăng bài viết khẳng định các nhà ngoại giao Mỹ ngay từ tháng 3/2018 đã cảnh báo việc thiếu thốn « các kỹ thuật viên và điều tra viên được đào tạo đúng đắn để vận hành phòng thí nghiệm phải giữ an ninh cao độ này ». Nhưng trước đó, mối nghi ngờ về một sự cố khiến con virus thoát ra đã lan truyền ngay tại Hoa lục.
Mạng xã hội Trung Quốc sôi sục với các giả thiết
Từ cuối tháng Giêng, phòng thí nghiệm P4 và « Batwowan » đã làm sôi sục mạng xã hội Trung Quốc. Cư dân mạng còn quan tâm đến một phòng thí nghiệm khác, trực thuộc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, nằm cách chợ thịt rừng Hoa Nam có 280 mét, ngôi chợ ở trung tâm Vũ Hán, ổ dịch SARS-CoV-2 đầu tiên.
Có thể dễ dàng tìm lại trên YouTube phóng sự của một kênh truyền hình Thượng Hải ngày 11/12/2019 về Điền Tuấn Hoa (Tian Junhua), một kỹ thuật viên của phòng thí nghiệm này, đang leo vào những hang động tối tăm khủng khiếp của Hồ Bắc, trong bộ đồ bảo hộ trắng với lưới bắt dơi. Phóng sự ca ngợi : « Gần 2.000 loại virus đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện trong 12 năm qua, trong khi thế giới chỉ tìm thấy 284 loại trong 200 năm. Trung Quốc giờ đây dẫn đầu thế giới về nghiên cứu virus ».
Vài tuần sau, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng ở Vũ Hán, đoạn phim ngắn này lại mang một âm hưởng khác trên mạng xã hội Hoa lục. Bỗng dưng người ta nhận ra bộ đồ bảo hộ và đôi găng cao su của nhà nghiên cứu khá mong manh. Bản thân Điền Tuấn Hoa cũng nhìn nhận : « Chỉ cần da trần chạm phải phân dơi là bị nhiễm virus ». Ông cũng đã từng tự nguyện cách ly sau khi bị vài giọt nước tiểu dơi rơi trúng. Liệu một sự cố tương tự đã xảy ra ở phòng thí nghiệm ?
Lo sợ, đồn đãi…Hàng ngàn kịch bản được đưa ra trên mạng. Dù chính quyền bác bỏ, người ta vẫn đặt dấu hỏi về số phận của một cựu sinh viên Viện Vi trùng học là Hoàng Diễm Linh (Huang Yanling), mà một phần lý lịch đã bị xóa trên trang web của viện. Ngay cả tờ báo dân tộc chủ nghĩa nhất là Hoàn Cầu Thời Báo trong bài điều tra dài ngày 18/2 cũng cho rằng việc chất vấn khả năng Viện Vi trùng học Vũ Hán chế ra virus là chính đáng, và tự hỏi liệu thí nghiệm này có diễn ra với loài linh trường hay không.
Mười ngày sau, khi nhà bình luận nổi tiếng Thôi Vĩnh Nguyên (Cui Yongyuan) đưa ra thăm dò về xuất xứ của virus, 51% trong số 10.000 người trả lời tin rằng đó là « một con virus nhân tạo thoát ra do sơ sót », 24% cho rằng virus bị gieo rắc với dụng ý xấu. Chỉ có 12% nghĩ là có nguồn gốc tự nhiên.
Tủ đông lạnh virus ẩn chứa nhiều bí mật
« Nữ người dơi » bèn mở lại mọi hồ sơ. Liệu bà và ê-kíp có sai sót nào đó ? Khoảng sáu người của viện những năm trước đó đã được huấn luyện tại phòng thí nghiệm Jean-Mérieux ở Lyon về quy trình an toàn của P4. Không chỉ cung cấp công nghệ cao cấp cho Vũ Hán, Pháp còn huấn luyện cho người Trung Quốc cách thức sử dụng và tuân thủ các biện pháp an ninh vô cùng nghiêm ngặt.
Branka Horvat, nhà vi trùng học người Croatia, từng được huấn luyện chung với Thạch Chính Lệ cho biết : « Ba tuần để tập hoạt động với nón bảo hộ, lặp lại cả ngàn lần các thủ thuật, rồi nhiều tuần lễ thử nghiệm trước khi được quyền đụng đến tủ đông lạnh chứa virus ». Ngay cả những đôi găng cũng cần phải làm quen vì dày hơn so với phòng thí nghiệm P2, P3, vô số lớp khóa bảo vệ, tắm tẩy độc khi ra khỏi…
Ngày 31/1 thiếu tướng Trần Vi (Chen Wei), thuộc đơn vị chuyên về nguy cơ chiến tranh vi trùng của quân đội đến P4, với lý do chính thức là tìm cách chế vaccine chống Covid-19. Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh cũng tin rằng virus đã thoát khỏi phòng thí nghiệm Vũ Hán ?
Đó là vì những sự cố này đã từng xảy ra, và không chỉ ở Trung Quốc. Năm 2014, Viện Pasteur đã làm lạc mất 2.349 mẫu SARS được trữ trong các phòng thí nghiệm P3, tuy nhiên các mẫu này chỉ là một phần không hoàn chỉnh của virus nên không gây hại. Năm 2015, ba mẫu virus MERS được đưa đến Viện Pasteur trên một chuyến bay Seoul-Paris, bị để quên trên bàn của một nhà nghiên cứu suốt một tuần. Tại Hoa Kỳ, một cuộc điều tra năm 2014 cho thấy có những mẫu virus bệnh than chưa kích hoạt bị gởi nhầm đến nhiều nơi…
Bốn ngày sau bài viết của Washington Post hôm 14/4, Viên Chí Minh (Yuan Zhiming), giám đốc P4 và là cấp trên của Thạch Chính Lệ khẳng định : « Không thể có chuyện con virus xuất xứ từ đây, chúng tôi có các quy định nghiêm ngặt. Không có sinh viên hoặc nhà nghiên cứu nào bị nhiễm virus ». Ông ta biết rõ những tai tiếng về các phòng thí nghiệm trong nước, và về số lượng sinh viên tham gia. Branka Horvat cho biết « đôi khi một nhà nghiên cứu phải quản lý 20 sinh viên trong khi tại Pháp không đến 3 người ».
Tuy vậy các nghiên cứu về virus corona lại rất nhiều tại phòng thí nghiệm này. Thạch Chính Lệ và ê-kíp nhiều lần tái cấu trúc lại con virus để làm nó dễ lây hơn, sau đó nhận diện những điểm yếu để tìm cách xử lý. Hôm 20/1 khi công bố bảng mã của virus corona chủng mới, bà chứng tỏ nó giống đến 96% một con virus từ loài dơi là RaTG13 mà chưa ai biết đến, được phát hiện cùng ngày ! Thế nên tủ đông lạnh của Viện còn ẩn chứa nhiều bí mật.
Coi thường an toàn sinh học nơi phòng thí nghiệm
Tháng Hai, trên Hoàn Cầu Thời Báo, ông Dương Chiêm Thu (Yang Zhanqiu), phó giám đốc khoa sinh học trường đại học Vũ Hán đã mở ra một hướng mới. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc có tiếng là ít quan tâm đến việc xử lý rác thải và xác động vật, tuy lẽ ra phải theo các quy trình xử lý nghiêm ngặt về bao bì, vận chuyển và thiêu hủy. Ông Dương nhìn nhận « nhiều nhà nghiên cứu đã đổ vật liệu vào ống cống sau khi thí nghiệm mà chưa loại đi độc chất ». Các chất thải này « có thể chứa virus, vi khuẩn có thể gây chết người, giết chết động vật và thực vật ».
Phải chăng quy định tăng cường an toàn sinh học các phòng thí nghiệm mà chính quyền Trung Quốc mới đưa ra chứng tỏ sự cố đã được phát hiện tại Vũ Hán ?
Giáo sư Pháp Alexis Génin cho biết : « Tại Trung Quốc, việc nghiên cứu trước hết là công cụ phục vụ cho sức mạnh quốc gia, rất thiếu tính minh bạch và ít khi tôn trọng đạo đức khoa học. Thế nên những biến tướng rất dễ xảy ra ». Trong bối cảnh « thi đua nghiên cứu » với rất nhiều người trẻ tham gia, rủi ro sơ sót và nhiễm độc càng tăng.
Các nghi vấn về phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán đã bộc lộ những khó khăn trong việc hợp tác với Trung Quốc. Cho dù một đoàn các nhà ngoại giao Pháp có đến thăm vào tháng 3/2019, ảnh được đăng trên trang web của Viện, nhưng trên thực tế Pháp đã nhanh chóng bị đặt ra ngoài cuộc chơi.
Hồi năm 2004, tổng thống Pháp Jacques Chirac thỏa thuận với Hồ Cẩm Đào sẽ giúp xây dựng P4, trong bối cảnh dịch SARS. Vào thời đó, đã có nhiều nhà ngoại giao và nhà vi trùng học Pháp e ngại Trung Quốc sẽ lợi dụng cho chương trình vũ khí sinh học. Nhưng trong bối cảnh Pháp phản đối can thiệp vào Irak năm 2003, Paris muốn xích lại gần với Matxcơva và Bắc Kinh để tránh bị cô lập. Đồng thời cho rằng việc hợp tác khoa học sẽ giúp tránh được sử dụng phòng thí nghiệm vào mục đích khác.
Bắc Kinh biến hợp tác song phương thành đơn phương
Pháp đã quá lạc quan về khả năng hợp tác bình đẳng với Trung Quốc ? Ngày 23/02/2017 t hủ tướng Pháp Bernard Cazeneuve cùng với thị trưởng và b í thư thành ủy Vũ Hán chủ trì lễ chứng nhận P4. Paris hứa cung cấp mỗi năm 1 triệu euro cho P4 Vũ Hán, còn Bắc Kinh hứa hẹn sẽ trao đổi thông tin.
Mãi đến cuối năm 2017, ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian giao cho đại sứ Pháp ở Bắc Kinh nhiệm vụ thảo báo cáo tổng kết về hợp tác khoa học, mới ngã ngửa ra là chẳng có gì ! Tranh cãi đã nổ ra dữ dội trong cuộc họp với với INSERM (Viện nghiên cứu Y học) và bộ Nghiên Cứu ở Paris.
Bà Thạch Chính Lệ và các đồng nghiệp đã được đón tiếp tận tình tại P4 Lyon, nhưng chiều ngược lại hoàn toàn không có. Nhà kỹ nghệ Alain Mérieux từng trực tiếp tham gia việc xây dựng P4 Vũ Hán, ngay sau khi bàn giao cho chính quyền Trung Quốc, không còn được đến phòng thí nghiệm. Sau khi được Pháp chứng nhận đạt chuẩn, dự kiến phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán hoạt động không virus trong 18 tháng, trong thời gian đó một nhà vi trùng học Pháp đến kiểm tra xem có tuân thủ quy trình hay không. Bác sĩ René Courcol, người được giao nhiệm vụ này từ chối trả lời câu hỏi của Le Monde về việc có thực sự được vào nơi cần kiểm tra hay không.
Thực tế thì phía Pháp hoàn toàn không biết được những gì diễn ra sau các bức tường của phòng thí nghiệm mà mình đã giúp xây dựng. Không có nhà nghiên cứu Pháp nào được vào P4 Vũ Hán. Quan hệ song phương mà ông Chirac hình dung năm 2004 đã trở thành đơn phương. Một nhà tư vấn nhận xét, luôn có một khoảng cách vô cùng lớn giữa mong đợi và hiện thực khi giao dịch với Trung Quốc.
Một sự cố đã diễn ra không chỉ tại P4 Vũ Hán, mà có thể ở phòng thí nghiệm Viện Vi trùng học Vũ Hán, hay Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh lây nhiễm trong phóng sự truyền hình đã nêu hay chăng ? Tóm lại, bí mật vẫn bao trùm.
Năm 2016, đại sứ Pháp ở Bắc Kinh đã đến Vũ Hán trao tặng cho Viên Chí Minh và Thạch Chính Lệ Bắc Đẩu bội tinh vì hợp tác về bệnh nhiễm. Khi con virus tấn công, những nghiên cứu của « Batwowan » và các nhà khoa học Trung Quốc không hề giúp Paris hiểu thêm cũng như chuẩn bị đối phó với đại dịch, trong khi Pháp là đối tác ưu tiên.
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,305
Động cơ
519,647 Mã lực
Covid-19: Ca nhiễm tăng trở lại, Trung Quốc phong tỏa cả một thành phố 700.000 dân (ST)
Việc dỡ bỏ phong tỏa đang gây lo ngại về một làn sóng dịch bệnh thứ hai tại Trung Quốc. Vào hôm nay 11/05/2020, giới chức y tế nước này ghi nhận thêm 17 ca nhiễm mới, với 10 trường hợp lây lan trong cộng đồng. Đây là ngày thứ hai liên tiếp số ca nhiễm mới vượt mức 10 ca, sau 14 trường hợp ghi nhận vào hôm qua.



Tình hình có dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng ở tỉnh Cát Lâm, miền đông bắc Trung Quốc, buộc chính quyền địa phương phải ra lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố Thư Lan (Shulan). Gần 700.000 dân bị cấm ra khỏi nhà.
Stéphane Lagarde phụ trách khu vực ghi nhận:
« Sau Vũ Hán, đến lượt Thư Lan. Kể từ hôm qua Chủ Nhật, toàn bộ hệ thống chuyên chở công cộng của thành phố thuộc tỉnh Cát Lâm đã bị đình chỉ hoạt động, không còn ai được phép ra vào thành phố, mọi loại xe cộ đều bị chặn lại ở lối vào thành phố, xe lửa phải đậu ở ga cho đến ngày 31/05.
Quyết định phong tỏa nghiêm ngặt được ban hành sau khi chính quyền phát hiện một trường hợp giống như một ổ dịch mới. Các ủy ban khu phố được lệnh phong tỏa toàn bộ các khu dân cư và làng xã trong địa phương của mình. 700.000 cư dân Thư Lan phải ở trong nhà. Tương tự như những gì diễn ra tại các thành phố lớn ở Hồ Bắc và Chiết Giang hồi đầu mùa dịch ở Trung Quốc, mỗi hộ chỉ có một người được quyền đi ra ngoài để mua hàng cần thiết.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, đầu mối gây lây nhiễm mới tại nơi này dường như là một phụ nữ 45 tuổi, nhân viên giặt ủi làm việc ở sở Công An thành phố. Bà đã lây bệnh cho người chồng, 3 chị em trong nhà và nhiều người thân khác. Giới y tế lo ngại trước sự kiện bệnh nhân này không hề đi đâu xa và cũng không hề tiếp xúc với người nhiễm virus.Để đề phòng lây lan, các trung tâm thể thao và tụ điểm giải trí như rạp chiếu bóng, quán karaoke đều bị đóng cửa, học sinh các lớp 9 và 12 vừa trở lại trường cũng phải nghỉ tiếp.
Không chỉ ở Thư Lan, mà tại Vũ Hán, nơi xuất phát của dịch Covid-19, nỗi lo ngại cũng tăng cao vì thành phố ghi nhận thêm 5 ca nhiễm mới vào hôm nay, 11/05, sau khi có một người được xác nhận nhiễm bệnh ngày hôm qua. Tình hình đặc biệt gây lo ngại vì từ hơn một tháng nay, địa phương này không ghi nhận một trường hợp lây nhiễm mới nào. »
 

Saukhoai2019

Xe tải
Biển số
OF-725058
Ngày cấp bằng
11/4/20
Số km
264
Động cơ
78,111 Mã lực
Tuổi
36
hic, e chả biết cụ thể tình hình nó dư lào nhưng nếu thật thế thì đnág sọ quá
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,281
Động cơ
539,869 Mã lực
Rùng mình vì hơn 100 năm sau nó lặp lại y hệt. Chẳng hạn:

- Ban đầu truyền thông không được phép nói đến, kiểm duyệt rất chặt tương tự như Vũ Hán.
- Mỹ là ổ dịch cúm đầu tiên. (Liên tưởng đến sự kiện thể thao quân đội có sự góp mặt của bộ đội Mỹ cũng tại Vũ Hán)
- Tại Philadelphia, vào thời điểm cao trào dịch bệnh, dịch vụ mai táng gần như quá tải tương tự như ở Ý hiện tại.
- Trận dịch và cuộc chiến đã tạo thành một dạng « sát thủ hỗn hợp » nguy hiểm tương tự như ở các điểm nóng khắp nơi trên TG hiện tại như Idlib, Yemen, Mali, Nigeria, Somali.
- Đủ loại « thần dược » như cách gọi lúc bấy giờ được quảng bá ầm ĩ nhưng không đem lại kết quả. Tương ứng là vắc xin do thầy bùa chế ở VN, nước đái bò ở Ấn Độ.
- Đại dịch là tác nhân của đệ Nhất, đệ Nhị thế chiến. Giờ anh Lọ hắt hơi xua quân oánh Đài Loan, tẩn Hương Cảng. Anh Trung vốn là đương kim F1 nóng máu xua quân tẩn lại. Vậy là đệ Tam thế chiến bắt đầu?. Khả năng WW3 là cao nếu nhìn lại hơn 100 năm trước "Ví dụ, người ta cho rằng tổng thống Mỹ Thomas Wilson bị ốm đau, thần kinh yếu kém. Người ta nghĩ là dịch cúm làm cho tổng thống Mỹ bị tai biến mạch máu não nhẹ, làm thay đổi suy nghĩ, tính cách của ông và do vậy, ông không có khả năng đàm phán tốt để có được hòa bình. »
Lại một chiến dịch đánh nạc hướng hả cụ? =))
 

Anhnv3

Xe buýt
Biển số
OF-719593
Ngày cấp bằng
10/3/20
Số km
628
Động cơ
84,973 Mã lực
Tuổi
44
Để tránh một cái oan như thế chắc phải đổi tên covid-19 thành Cúm Vũ hán Trung Quốc hả cụ?
 

tony tí

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-587202
Ngày cấp bằng
28/8/18
Số km
4,210
Động cơ
178,817 Mã lực
Nơi ở
Phía Đông nước Lào
Trump chắc biết được điều gì đó về con covid này với khựa nhưng k thể nói ra nên thấy cay cú suốt. cơ mà địa cầu này ai đủ sức cản trump nói ra được ????
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,305
Động cơ
519,647 Mã lực
Lại một chiến dịch đánh nạc hướng hả cụ? =))
Để tránh một cái oan như thế chắc phải đổi tên covid-19 thành Cúm Vũ hán Trung Quốc hả cụ?
...
Vì sao TQ ngại điều tra độc lập về COVID-19?

Nhận định với tờ The Korea Times ngày 17-5, chuyên gia về châu Á Angela Stanzel thuộc Viện Nghiên cứu an ninh và quốc tế (Đức) cho rằng hiện TQ muốn duy trì một trạng thái mơ hồ về nguồn gốc của COVID-19 vì nếu có bằng chứng rõ ràng TQ là nguồn gốc của đại dịch thì đây sẽ là “thảm họa” cho hình ảnh mà Bắc Kinh cố công gầy dựng.

“Việc đại dịch COVID-19 có liên quan tới TQ đã đủ khiến cho hình ảnh của nước này xấu đi, do vậy bất kỳ bằng chứng nào (chứng minh TQ là nguồn gốc của dịch bệnh) cũng sẽ gây tổn hại tương tự cho TQ. Những bằng chứng như vậy sẽ mâu thuẫn với nỗ lực của TQ trong việc xây dựng một câu chuyện khác về nguồn gốc của virus, đặc biệt càng khiến cho Mỹ có động lực để đổ lỗi cho TQ” - bà Stanzel nhận định.

Nguồn
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,305
Động cơ
519,647 Mã lực
Cô Vịt -19 : Những điều bí ẩn về Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán (ST)
Nhiều vận động viên quân đội của các nước châu Âu đã nhiễm virus corona trong Đại hội thể thao quân đội thế giới được tổ chức tại Vũ Hán hồi tháng 10/2019 ? Giả thuyết này đang đặt ra một vấn đề nan giải cho quân đội Pháp vì có thể hỗ trợ chiến dịch làm sai lệch thông tin từ chính quyền Trung Quốc. Trên đây là nhận định của báo Pháp Le Monde ngày 13/05/2020 trong bài viết « Những điều bí ẩn về Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán ».
Tất cả bắt nguồn từ tin nhắn Twitter của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) ngày 12/03/2020 : « Có thể là quân đội Mỹ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán. Quý vị hãy rõ ràng, minh bạch. Nước Mỹ nợ chúng tôi một lời giải thích ». Báo chí Nhà nước Trung Quốc lập tức dẫn lời quan chức ngoại giao này. Trong bài viết « Quân đội Hoa Kỳ, nạn nhân hay người truyền virus ? », Hoàn Cầu thời báo giải thích : « Ông Triệu Lập Kiên đề cập đến Đại hội thể thao quân đội thế giới tại Vũ Hán ».

Le Monde ngày 12/05/2020, nhận định đây là « nỗ lực thô thiển » của Trung Quốc để đáp trả việc chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump gọi virus corona là « virus Trung Quốc ». Bắc Kinh cũng bị Washington tố cáo là đã « bịt miệng » những bác sĩ cố gắng báo động về dịch bệnh, và sau đó là trì hoãn thông báo với thế giới là virus corona có thể lây truyền từ người sang người. Mưu đồ của ngành ngoại giao Trung Quốc không phải là không có tác dụng : ở Trung Quốc, tin nhắn Twitter của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc lan truyền rộng rãi. Không ít công dân Trung Quốc tự hỏi liệu virus corona có phải là nỗ lực của Mỹ để gây bất ổn cho đất nước Trung Quốc hay không.

Trong cuộc chiến thông tin này, theo Le Monde, mọi điều đều đáng lưu ý. Ngay trong tháng Hai, các báo cáo về năm lần nhập viện của các vận động viên nước ngoài trong thời gian họ lưu lại Vũ Hán đã được đưa ra. Bác sĩ Trương Định Vũ (Zhang Dingyu), giám đốc một bệnh viện lớn ở thành phố Vũ Hán khi đó đã phải nói rằng các vận động viên bị sốt rét. Từ đó trở đi, có nhiều chuyện được các vận động viên nước ngoài kể lại. Một số vận động viên đó tự hỏi liệu có phải họ đã bị nhiễm bệnh trong thời gian ở thủ phủ tỉnh Hồ Bắc hay không. Le Monde cho rằng điều này không phải là không thể xảy ra ! Bởi vì Trung Quốc đã xác định là có một ca nhiễm virus từ ngày 17/11/2019, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy đó là ca bệnh đầu tiên.

Chỉ thị « giữ im lặng »
Trong một cuộc phỏng vấn ban đầu không được mấy người chú ý và được phát trên kênh truyền hình địa phương Télévision Loire 7 của Pháp hồi cuối tháng 3, vận động viên năm môn phối hợp Elodie Clouvel của quân đội Pháp kể lại rằng cô bị ốm sau Đại hội thể thao quân đội thế giới diễn ra từ ngày 18 đến ngày 27/10/2019 tại Vũ Hán, với những triệu chứng bệnh mà trước đó cô chưa từng thấy. Bạn đời của cô, nhà vô địch thế giới năm môn phối hợp, Valentin Belaud, cũng cảm thấy sức khỏe rất tệ trong giai đoạn này. Vận động viên Elodie Clouvel phát biểu : « Có rất nhiều vận động viên ở Đại hội thể thao quân đội thế giới đã bị ốm rất nặng. Gần đây, chúng tôi đã liên lạc với bác sĩ quân đội và bác sĩ nói với chúng tôi : ‘‘Tôi nghĩ rằng anh chị đã nhiễm virus, bởi vì có nhiều người trong đội này đã bị ốm.’’ »

Sau đó, vận động viên giữ im lặng và đài Television Loire 7 cũng gỡ bỏ bài phỏng vấn trên trang web, với lý do « để lưu trữ ». Báo Le Monde đã tìm cách liên lạc với các vận động viên Pháp tham gia Đại hội thể thao quân đội thế giới nhưng tất cả đều cho biết họ đã nhận được chỉ thị giữ im lặng. Các vận động viên này nói là báo chí nên liên lạc với cơ quan truyền thông của quân đội và khẳng định là họ không bị ốm trong hoặc sau thời gian thi đấu.

Quay trở lại với Đại hội thể thao quân đội thế giới 2019, lần đầu tiên trong lịch sử Đại hội kể từ khi được tổ chức vào năm 1995, 10.000 vận động viên tham gia Đại hội được ở trong khu phức hợp kiểu làng Olympic, bao gồm khoảng mười lăm tòa nhà với các khu tập luyện và ăn uống. Đoàn thể thao quân đội Pháp, với khoảng 400 vận động viên, chiếm hai trong số các tòa nhà này. Một số vận động viên đã tranh thủ đi thăm quan thành phố Vũ Hán. Một số người khác chỉ đơn giản đến nơi thi đấu xong rồi về.

Alexis Bodiot, người đoạt huy chương đồng trong môn đạp xe đạp, nhớ lại là đã đến thăm thành phố và đi tàu điện ngầm. Anh ấy nói không mắc bệnh ở đó, cũng như những người khác trong đội đua xe đạp của Pháp. Sau đó, anh trở về căn cứ quân đội ở Creil ... nơi Covid-19 lây lan vào tháng 02/2020. Cựu tay đua xe đạp chuyên nghiệp nói với Le Monde : « Chính ở chỗ tôi làm việc có nhiều trường hợp nhiễm bệnh nhất. Tôi đang chờ kết quả xét nghiệm huyết thanh học. Tôi đã không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nếu chẳng may tôi bị nhiễm bệnh, thì đó là ở Creil, chứ không phải ở Vũ Hán vào tháng Mười (năm ngoái). »

Tại nước Ý, chỉ thị không nói chuyện với báo chí cũng được đưa ra cho các vận động viên tham dự Đại hội thể thao quân đội thế giới. Nhưng trước đó, vận động viên đấu kiếm Fencer Matteo Tagliariol đã khẳng định với nhật báo Ý Gazzetta dello Sport rằng đội tuyển quốc gia « gần như tất cả đều ngã bệnh (…) Dùng thuốc kháng sinh không có tác dụng, phải mất 3 tuần tôi mới khỏi bệnh nhưng tình trạng mệt mỏi sau đó vẫn kéo dài ». Theo cựu vô địch Olympic, bệnh xá tại Đại hội thể thao quân đội thế giới ở Vũ Hán khi đó « không phát thuốc aspirine nữa. Trong kho không còn thuốc trong khi có quá nhiều người cần ». Hôm thứ Năm (07/05), cơ quan phụ trách thể thao của quân đội Ý lại cho biết trong số những vận động viên trở về từ Trung Quốc không có trường hợp nghi nhiễm virus corona nào. Do đó, các xét nghiệm huyết thanh học đã không được thực hiện.

Tại Thụy Điển, cảnh báo được đưa ra sớm nhất là vào giữa tháng 4 từ căn cứ Boden. Một bác sĩ quân đội nói với báo chí địa phương rằng một số vận động viên bị sốt, mệt mỏi và không thể tập luyện trong suốt nhiều tuần sau khi trở về từ Vũ Hán. Các căn cứ khác của Thụy Điển báo cáo hiện tượng tương tự. Năm vận động viên sau đó được xét nghiệm huyết thanh học. Chỉ có một người có kết quả dương tính với virus corona. Anders Nystedt, chuyên gia về truyền nhiễm đặc trách dịch Covid-19 ở miền bắc Thụy Điển, nói rằng ông thận trọng vì những kết quả xét nghiệm này có nhiều điều không chắc chắn, kết quả xét nghiệm cho biết một người đã nhiễm bệnh, nhưng không xác định được họ bị nhiễm virus trong giai đoạn nào.

Những lời chứng này được sử dụng rộng rãi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Một cư dân mạng viết trên Weibo (còn được gọi là mạng xã hội Twitter của Trung Quốc) là nếu nước Pháp nghĩ rằng mọi chuyện bắt đầu từ Đại hội thể thao quân đội thế giới, thì virus corona thực sự có thể đã được quân đội Mỹ mang đến.

Thế khó của quân đội Pháp
Hôm 06/05, quân đội Pháp cho biết là các vận động viên của đoàn thể thao quân đội Pháp đã không và cũng sẽ không được xét nghiệm. Bộ Quân Lực Pháp cho biết Cơ quan y tế liên quân (SSA) không xác nhận có vận động viên trong đoàn Pháp mắc bệnh cúm hoặc phải nhập viện trong thời gian diễn ra Đại hội cũng như sau Đại hội và có thể là có liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Vấn đề khó đặt ra cho quân đội Pháp là thực hiện các xét nghiệm huyết thanh học cho tất cả các vận động viên của đoàn sẽ chỉ cho phép biết liệu một số người có bị nhiễm bệnh hay không, nhưng lại không thể xác định ngày họ nhiễm virus, trong khi virus corona đã lây lan rộng rãi ở Pháp trong những tháng gần đây. Vì vậy, rất có thể là trong số bốn trăm vận động viên trong đoàn thi đấu, có một số người đã bị nhiễm bệnh ở Pháp sau chuyến đi đến Vũ Hán chứ không phải họ nhiễm bệnh ở Vũ Hán.

Hiện giờ vẫn còn nhiều nghi ngờ, đồn đoán, nhưng Le Monde kết luận là ở Trung Quốc, những người chủ trương bóp méo thông tin chắc chắn sẽ không ngần ngại coi đây là một yếu tố mới cần khai thác để hỗ trợ giả thuyết của Bắc Kinh theo đó virus lây lan từ nước ngoài đến Trung Quốc. Ngược lại, việc quân đội Pháp từ chối cho tiến hành các xét nghiệm cho dù nhiều nghi vấn đang được các vận động viên trong đoàn công khai đặt ra lại có thể mang lại cảm giác quân đội Pháp không muốn đi đến tận cùng, và điều này càng có nguy cơ « nuôi dưỡng các thuyết âm mưu ».
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,305
Động cơ
519,647 Mã lực
Đại hội Thể thao quân sự thế giới lần thứ VII-2019:
Đoàn Việt Nam đăng ký dự thi 7 môn
QĐND Online - 14 giờ chiều 16-10 (theo giờ Vũ Hán-Trung Quốc), Ban tổ chức Đại hội Thể thao quân sự thế giới (ĐHTTQSTG) lần thứ VII-2019 đã tổ chức Lễ thượng cờ cho một số đoàn, trong đó có đoàn Việt Nam.
Trước đó, vào tối 15-10, Đoàn Thể thao quân sự Việt Nam đã đến Làng vận động viên ở Vũ Hán (Trung Quốc).
Đoàn Việt Nam được phía ban tổ chức bố trí ở tòa nhà cùng với một số đoàn như Venezuela, Colombia… Làng vận động viên được phía bạn xây mới hoàn toàn, phòng ngủ, làm việc khang trang, sạch sẽ.
Đoàn Việt Nam đăng ký dự thi 7 môn
Quốc kỳ Việt Nam tung bay trong Lễ thượng cờ ở ĐHTTQSTG năm 2019.
Khu nhà ăn trong Làng vận động viên rộng rãi, có thể phục vụ một lúc cho khoảng 3.000 người, với đủ các món ăn Âu, Á, Phi được chế biến bởi khoảng 100 đầu bếp. Từ ngày 18-10 (ngày diễn ra lễ khai mạc), nhà ăn sẽ phục vụ 24/24 giờ để thành viên các đoàn có thể vào ăn bất kỳ lúc nào.

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, Đại tá Bùi Hồng Quang, P hó c ục trưởng C ục Quân huấn (B ộ Tổng Tham mưu), Phó trưởng đoàn Việt Nam cho hay: “Sau khi làm thủ tục nhập Làng vận động viên, các đội đã ổn định nơi ăn chốn ở. Theo báo cáo của các đội, vận động viên (VĐV) ăn uống khá hợp khẩu vị do đồ ăn trong Làng vận động viên phong phú, đa dạng, sức khỏe bảo đảm”.
Khó khăn đối với không chỉ đoàn Việt Nam, đó là nơi tập luyện cho VĐV rất hạn chế về thời gian lẫn địa điểm. Số lượng VĐV đông, sân bãi hạn chế nên theo Thượng tá QNCN Nguyễn Quang Long, HLV trưởng đội vật quân đội: “Do ban tổ chức chỉ bố trí đội vật Việt Nam tập một buổi làm quen nhà thi đấu vào chiều 20-10, nên anh em trong đội phải chủ động tập luyện”.
Ngay trong sáng 16-10, không chỉ đội vật mà một số đội như điền kinh, boxing của đoàn Việt Nam đã cho VĐV khởi động, tập ngoài trời. Tuy nhiên đội vật chạy được khoảng 30 phút thì trời đổ mưa to. Do đó, các đội chủ yếu tập kỹ thuật, tập đối kháng nhẹ trong nhà.
Đoàn Việt Nam đăng ký dự thi 7 môn
Các đoàn đăng ký xong nội dung thi đấu với ban tổ chức.
Tại ĐHTTQSTG lần thứ VII-2019, đoàn Việt Nam cố gắng phấn đấu giành một Huy chương Bạc, một Huy chương Đồng. Thoạt tiên tưởng chỉ tiêu trên có phần khiêm tốn nhưng nhìn vào danh sách đăng ký thi đấu của các đoàn mới biết bạn cử toàn “cao thủ” sang Vũ Hán tranh tài. Trong số gần 4.000 VĐV của 110 đoàn sang Vũ Hán tranh tài, có nhiều VĐV đã từng đoạt huy chương ở Olympic, giải vô địch thế giới, châu Âu, châu Á… nên xem ra cửa đoạt huy chương của đoàn Việt Nam thực sự là khó khăn.

Trong cuộc họp đoàn vào lúc 15 giờ ngày 16-10, Đại tá Bùi Hồng Quang chỉ đạo các HLV trưởng trong tình hình sân bãi tập luyện hạn chế, thời tiết mưa gió, lạnh, cần bảo đảm sức khỏe cho VĐV, bên cạnh đó cũng cần chủ động, tích cực lên kế hoạch tập luyện phù hợp.
Tại ĐHTTQSTG kỳ này, có 31 môn thi đấu, đoàn Việt Nam đăng ký tham dự 7 môn, gồm: Điền kinh, thể dục dụng cụ, bắn súng, vật, quyền anh, quần vợt, bơi. Các đoàn đã đăng ký xong nội dung thi đấu với ban tổ chức.
Đến buổi họp kỹ thuật của từng môn, lãnh đội, HLV vẫn có thể thay đổi nội dung, hạng mục thi đấu cho VĐV. Theo kế hoạch ban đầu, kình ngư Ánh Viên sẽ thi đấu 7 nội dung nhưng sau đó, HLV Đặng Anh Tuấn đã rút xuống còn 5 nội dung. Ánh Viên sẽ thi lần lượt 400m hỗn hợp, 200m tự do, 100m ngửa, 200m hỗn hợp, 800m tự do từ ngày 19 đến 23-10.
Bài, ảnh: ĐÌNH HÙNG
(từ Vũ Hán - Trung Quốc)


Nguồn
 

GamCaoMayLanh

Xe container
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
9,305
Động cơ
519,647 Mã lực
Đại hội thể thao quân sự thế giới lần thứ VII-2019
Ánh Viên đoạt huy chương đầu tiên cho đoàn Việt Nam
QĐND - Tối 19-10, tại Cung thể thao dưới nước Vũ Hán (Trung Quốc), Ánh Viên đã kết thúc phần thi chung kết 400m hỗn hợp với thông số 4 phút 44 giây 62 để giành Huy chương Bạc-tấm huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao quân sự Việt Nam tại Đại hội thể thao Quân sự thế giới (ĐHTTQSTG) lần thứ VII-2019.



Tuyển thủ quân đội Ánh Viên (thứ hai, từ trái sang) trên bục nhận huy chương.

Nguồn
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top